Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường marketing vi mô đến hoạt động ...

Tài liệu Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường marketing vi mô đến hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm mì ăn liền hảo hảo của công ty cổ phần acecook việt nam

.DOCX
32
1
106

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI --------o0o-------- BÀI THẢO LUẬN ĐỀ TÀI : Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố môi trường marketing vi mô đến hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo của Công ty cổ phần Acecook Việt Nam Nhóm thực hiện : Nhóm 5 GVHD : Ths Nguyễn Thị Thanh Nhàn 1 IIIILỜI MỞ ĐẦU Mục tiêu cơ bản trong kinh doanh là thu lợi nhuận. Nhiệm vụ chính của hệ thống quản trị marketing nhằm đảm bảo sản xuất ra những mặt hàng hấp dẫn đối với khách hàng. Những thành công của sự chỉ đạo marketing còn phụ thuộc vào hoạt động của đối thủ cạnh tranh, sự tác động của những người môi giới và khách hàng mục tiêu. Các lực lượng tác dụng trong môi trường marketing ở cấp vi môi bao gồm: công ty, lực lượng cung ứng, các đối thủ cạnh tranh, trung gian marketing, khách hàng và công chúng mục tiêu. Nhà quản trị không chỉ coi trọng thị trường mục tiêu mà còn cần để ý đến các yếu tố khác trong môi trường marketing vi vô là một tính cấp thiết. Để hiểu hơn về điều này, nhóm 5 xin phân tích về sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo của công ty cổ phần Acecook Việt Nam. 2 DANH MỤC VIẾT TẮT KCN Khu công nghiệp MAL Hiệp hội mì ăn liền thế giới ACV Acecook Việt Nam CBCNV Cán bộ công nhân viên SCM Quản trị chuỗi cung ứng HACCP Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm CSR Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn PR Quảng cáo IFS International Food Standard ISO Tiêu chuẩn hóa quốc tế BRC Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm 3 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................3 DANH MỤC VIẾT TẮT......................................................................................................................4 PHẦN 1: LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG MARKETING VI MÔ....................................................8 I.Khái niệm, mô hình và sự cần thiết của việc nghiên cứu môi trường marketing vi mô.............8 1. Khái niệm môi trường marketing vi mô.........................................................................................8 2. Mô hình môi trường marketing vi mô...........................................................................................8 3. Sự cần thiết của việc nghiên cứu môi trường marketing vi mô....................................................8 II. Phân định các nhân tố trong môi trường marketing vi mô...................................................8 1. Các nhà nhân tố nội tại trong công ty...........................................................................................8 2. Các nhà cung cấp..........................................................................................................................9 3. Trung gian marketing....................................................................................................................9 4. Đối thủ cạnh tranh......................................................................................................................10 5. Khách hàng..................................................................................................................................10 6. Công chúng..................................................................................................................................10 PHẦN 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM, SẢN PHẨM MÌ ĂN LIỀN HẢO HẢO, KHÁCH HÀNG CỦA SẢN PHẨN MÌ ĂN LIỀN HẢO HẢO.........................11 I. Giới thiệu Công ty cổ phần ACECOOK Việt Nam..............................................................11 1. Tên, địa chỉ, quy mô hiện tại của doanh nghiệp.........................................................................11 2. Chức năng nhiệm vụ của công ty Acecook Việt Nam.................................................................11 2.1. Các chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp.........................................................................11 2.2. Các sản phẩm hiện tại..........................................................................................................11 3. Cơ cấu tổ chức của công ty Acecook Việt Nam...........................................................................12 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức............................................................................................................12 3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban..............................................................................12 4. Kết quả hoạt động 3 năm gần đây...............................................................................................13 II. Giới thiệu về sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo.........................................................................14 1. Thành phần..................................................................................................................................14 2. Công năng sử dụng......................................................................................................................14 3. Các loại sản phẩm trên thị trường..............................................................................................14 III. Khách hàng của sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo....................................................................15 1. Khách hàng mua tiêu dùng cá nhân...........................................................................................15 2. Khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp..................................................................................15 PHẦN 3: PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG MARKETING VI MÔ ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH SẢN PHẨN MÌ ĂN LIỀN HẢO HẢO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM......................................15 I. 4 Nội tại doanh nghiệp...............................................................................................................15 1. Ban lãnh đạo................................................................................................................................15 2. Bộ phận tài chính-kế toán...........................................................................................................16 3. Bộ phận cung ứng.......................................................................................................................17 4. Bộ phận sản xuất.........................................................................................................................17 5. Bộ phận R&D..............................................................................................................................17 II. Các nhà cung cấp....................................................................................................................18 1. Nhà cung ứng nguyên vật liệu....................................................................................................18 4. Nhà cung cấp nguồn lực.............................................................................................................19 5. Nhà cũng cấp thiết bị, công nghệ sản xuất.................................................................................19 6. Nhà cung cấp thông tin...............................................................................................................19 III. Đối thủ cạnh tranh..................................................................................................................20 1. Những nhãn hiệu cạnh tranh trực tiếp với mì ăn liền Hảo Hảo................................................20 2. Phân tích điểm mạnh yếu của đối thủ.........................................................................................20 IV. Trung gian marketing............................................................................................................23 1. Trung gian phân phối..................................................................................................................23 2. Trung gian vận chuyển................................................................................................................24 3. Trung gian tài chính....................................................................................................................24 4. Trung gian cung cấp các dịch vụ marketing...............................................................................25 4.1. Quảng cáo và truyền thông..................................................................................................25 4.2. Các chương trình khuyến mãi...............................................................................................26 4.3. Các hoạt động xã hội...........................................................................................................26 V. Khách hàng............................................................................................................................26 1. Khách hàng cá nhân....................................................................................................................26 2. Khách hàng tổ chức.....................................................................................................................28 VI. Công chúng.............................................................................................................................28 1. Công chúng nội bộ.......................................................................................................................28 2. Công chúng địa phương..............................................................................................................30 3. Công chúng truyền thông............................................................................................................31 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................34 5 PHẦN 1: LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG MARKETING VI MÔ I. Khái niệm, mô hình và sự cần thiết của việc nghiên cứu môi trường marketing vi mô. 1. Khái niệm môi trường marketing vi mô. Môi trường marketing vi mô là những lực lượng, những yếu tố có quan hệ trực tiếp với từng công ty và tác động đến khả năng phục vụ khách hàng của nó. 2. Mô hình môi trường marketing vi mô. 3. Sự cần thiết của việc nghiên cứu môi trường marketing vi mô. Các nhân tố trong môi trường marketing vi mô luôn có những sự biến động không ngừng đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có sự nhạy bén theo dõi, nghiên cứu và dự đoán xu hướng. Sự biến đổi của môi trường marketing tạo ra sự xung đột, kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp, nhưng nếu có sự chủ động theo dõi, phân tích, phán đoán hướng đi từ đó đưa ra những thay đổi, phản ứng cần thiết thì sẽ là động lực thúc đẩy dành cho doanh nghiệp. Chính vì vậy việc nghiên cứu môi trường marketing là vô cùng cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp và cụ thể là môi trường marketing vi mô. II. Phân định các nhân tố trong môi trường marketing vi mô. 1. Các nhà nhân tố nội tại trong công ty. Một công ty nêu được tổ chức các bộ phận bên trong theo mô hình chức năng thì trong kết cấu tổ chức của mình thường có các bộ phận định hình sau: Bộ phân tài chính- kế toán, bộ phân quản trị sản xuất, bộ phân quản trị nhân lực, bộ phận marketing, bộ phân nghiên cứu và phát triển (R&D), bộ phân cung ứng... Viê ̣c soạn thảo các kê hoạch và chương trình marketing được giao cho bộ phận marketing. Các 6 bộ phân trong công ty thường có những muc tiêu theo đuổi khác nhau do chức năng công viêc của họ chi phối. Ðiêu đáng nói là muc tiêu cúa mỗi bộ phận không phải bao giờ cũng thống nhất với bộ phân khác, mặc dù tất cả họ đều đặt dưới sự điều hành của Hệ thống quản trị và Ban giám đốc. Tình hình trên buộc bộ phận marketing trong công ty muốn các quyết định marketing của mình đưa ra giành được sự đồng thuân cao nhất họ phải quan tâm tới sự khác biêt trên. Trước hết, các quyết định marketing do bộ phận marketing trong công ty đưa ra phải chịu sự ràng buộc của mục tiêu, chiến lược, phương châm... Chúng phải trở thanh những hoat động có vai trò chính yếu trong viêc quyết định sự thành bại của các mục tiêu, chiến lược và kê hoạch kinh doanh do Ban lãnh đạo tối cao đưa ra. Chỉ có như vậy các quyết định marketing mới thu hút được sự chú ý, quan tâm và ủng hộ của Ban lãnh đạo tối cao của công ty. Bên cạnh dó, phòng marketing phải tranh thủ được sự ủng hộ cao nhất của các bộ phận khác trong công ty đối với các quyết định marketing của mình. Sự đồng tình ủng hộ của phòng Tài chính- kế toán sẽ đảm bảo cung ứng kip thời và đầy đủ vốn cho việc thực hiện thành công các kế hoạch marketing và theo dõi chu đáo tình hình thu chi, nhằm giúp bộ phận marketing đánh giá được thực trạng và triển vọng của viêc thực hiện những mục tiêu marketing đã đề ra. Phòng marketing cũng phải đảm bảo giành được sự ủng hộ chắc chắn cúa phòng quản trị nhân lực về đội ngũ triển khai thực hiện các kế hoạch marketing, dành được hứng khởi cúa phòng nghiên cứu và triển khai trong viêc giải quyết những vấn đề kĩ thuật thiết kế, chế tạo một cách có hiệu quả các sản phẩm theo đúng yêu cầu của thị trường mục tiêu và đáp ứng ý đồ định vị thị trường. Viêc giành được sự nhiêt tình của phòng vật tư sẽ giúp đảm bảo đủ về số lượng, đúng về chất lượng, cơ cấu, giá cả và tiến độ các yếu tố vật tư, Phụ tùng cho sản xuất, sao cho bộ phận sản xuất cũng tự nguyện hoà vào dòng chảy chung cúa toàn công ty trong việc đảm bảo đủ, kịp thời số lượng sản phẩm sản xuất ra theo yêu cầu của thị trường mục tiêu. Mỗi một trục trặc trong quan hệ giữa bộ phận marketing với các bộ phận trên của công ty đều có nguy cơ, đe dọa đến triển vọng thành công của các quyết định marketing. 2. Các nhà cung cấp. Các nhà cung cấp là những chủ thể đưa ra những yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến hoạt động marketing của doanh nghiệp.  Nguyên vật liệu.  Thành phẩm, bán thành phẩm.  Lao động.  Thông tin.  Máy móc, thiết bị. 7 3. Trung gian marketing. Các trung gian Marketing là những chủ thể kết nối doanh nghiệp và khách hàng, có ảnh hưởng đến hoạt động marketing của doanh nghiệp.  Trung gian phân phối: là trung gian giúp doanh nghiệp tìm được khách hàng.  Những công ty phương tiện phân phối là những cơ sở trợ giúp nhà sản xuất trong việc dự trữ và vận chuyển hàng hoá từ nới sản xuất đến nơi cần thiết.  Trung gian dịch vụ là các công ty điều nghiên tiếp thị, các cơ sở quảng cáo, cơ quan truyền thông.  Các trung gian tài chính là những tổ chức khác có góp phần trong những cuộc giao dịch về tài chính, hoặc bảo hiểm cho những rủi ro liên quan đến những công việc mua và bán hàng hoá. 4. Đối thủ cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh là những chủ thể cùng hướng tới một đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp đang hướng tới, nó tác động lớn đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp.  Đối thủ cạnh tranh mong muốn  Đối thủ cạnh tranh các loại sản phẩm thỏa mãn cùng một nhu cầu.  Đối thủ cạnh tranh trong cùng loại sản phẩm.  Đối thủ cạnh tranh nhãn hiệu. 5. Khách hàng. Doanh nghiệp cần phải nghiên cứu khách hàng một cách kỹ lưỡng. Doanh nghiệp có thể chia thành 2 loại khách hàng chính:  Khách hàng cá nhân: là những cá nhân và những hộ gia đình mua hàng hoá và dịch vụ để tiêu dùng cho chính họ.  Khách hàng tổ chức:  Khách hàng bán buôn, bán lẻ (mua đi bán lại cho người khác).  Khách hàng sản xuất.  Các cơ quan tổ chức Nhà nước.  Khách hàng quốc tế. 6. Công chúng. Công chúng là những chủ thể có mối liên kết nhất định với doanh nghiệp, tạo ra sự tác động đủ lớn đến hoạt động marketing của doanh nghiệp. Công chúng có thể chia nhỏ thành các thành phần như sau:  Công chúng tài chính.  Công chúng truyền thông.  Công chúng chính quyền.  Công chúng địa phương. 8  Công chúng nội bộ. PHẦN 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM, SẢN PHẨM MÌ ĂN LIỀN HẢO HẢO, KHÁCH HÀNG CỦA SẢN PHẨN MÌ ĂN LIỀN HẢO HẢO. I. Giới thiệu Công ty cổ phần ACECOOK Việt Nam. 1. Tên, địa chỉ, quy mô hiện tại của doanh nghiệp.  Tên công ty: Công ty cổ phần Vina Acecook Việt Nam.  Địa chỉ: Lô II-3 - Đường số 11 - KCN Tân Bình - Phường Tây Thạnh - Quận Tân Phú - Thành phố Hồ Chí Minh.  Tổng giám đốc: Ông Kariwara junichi  Quy mô hiện tại của công ty: Công ty cổ phần Vina Acecook Việt Nam là một trong những doanh nghiệp lớn của ngành mì ăn liền Việt Nam. Tại thị trường nội địa, công ty có quy mô gồm 10 nhà máy sản xuất từ Bắc vào Nam, 6000 nhân viên, với hơn 700 đại lý phân phối, chiếm 51,5% thị phần trong nước. Với thị trường xuất khẩu, sản phẩm Acecook Việt Nam hiện đã có mặt đến hơn 40 nước trên thế giới, trong đó có các nước thị phần xuất khẩu mạnh như Mỹ, Úc , Nga, Đức, Singapore, Cambodia, Lào, Canada,... 2. Chức năng nhiệm vụ của công ty Acecook Việt Nam. 2.1. Các chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp.  Chức năng: sản xuất và kinh doanh sản phẩm thực phẩm mì ăn liền an toàn, chất lượng cao aps ứng nhu cầu của người tiêu dùng.  Nhiệm vụ: “Trở thành doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hàng đầu Việt Nam, có đủ năng lực quản trị để thích ứng với quá trình toàn cầu hóa”. Đóng góp vào việc nâng cao đời sống ẩm thực của không chỉ riêng xã hội Việt Nam mà còn cả thế giới thông qua việc sản xuất và kinh doanh thực phẩm chất lượng cao. Thông qua việc sản xuất và kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu thời đại nhằm mang lại sự hài lòng cho người tiêu dùng, mang lại cuộc sống ổn định và sự phát triển của nhân viên và trở thành một doanh nghiệp có vị trí và sự ủng hộ trên toàn thế giới. 2.2. Các sản phẩm hiện tại.  Qua 21 năm không ngừng sáng tạo và phát triển, Acecook Việt Nam đã cung cấp ra thị trường trong nước hơn 50 sản phẩm với gần 200 hương vị khác nhau trong ngành hàng mì, bún, phở, miến, thịt hầm, cháo, dầu ăn, nước mắm.  Trong ngành hàng mì, Acecook Việt Nam cung nhì nổi tiếng như: Mì tôm Hảo Hảo, Mì Chíp Chíp, mì Hít Hà, mì Yummi, mì Lẩu Thái, mì Mikochi, mì 9 Udon, mì Táo Quân, mì Mibig, mì Modern, mìm Enjoy, mì Bốn Phương, mì Sao Sáng, phở Gà.  Trong ngành hàng bún phở có các sản phẩm như bún Giò Heo Hằng Nga, phở bò Đệ Nhất, phở gà Đệ Nhất, phở nghêu Đệ Nhất, phở bò Xưa Và Nay, miến Phú Hương.  Ngoài ra Acecook Việt Nam còn có các sản phẩm như cháo Hương Ngọc, dầu ăn Đệ Nhất, Nước mắm Đệ Nhất. 3. Cơ cấu tổ chức của công ty Acecook Việt Nam. 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức. 3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.  Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội cổ đông có quyền quyết định mọi vấn đề quan trọng của công ty, trong dó xem xét và phê duyệt các báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh, các phương án sản xuất kinh doanh, đầu tư và chiến lược phát triển của công ty, sửa đổi và bổ sung điều lệ, bầu Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và quyết định bộ máy tổ chức của công ty.  Hội đồng quản trị: Có chức năng quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, giám sát giám đốc điều hành và các cán bộ quản lý, quyết định các 10 kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh, xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các chiến lược Đại hội đồng Cổ đông đưa ra.  Ban kiểm soát: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra nhằm quản lý, kiểm tra và giám sát Hội đồng quản trị và ban giám đốc, kiểm tra thực hiện toàn bộ quy chế và kiểm soát hoạt động tài chính của công ty.  Ban giám đốc: Thực hiện các Nghị quyết, kế hoạch kinh doanh và chế hoạch đầu tư của Công ty đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua. Soạn thảo các quy chế hoạt động, quy chế quản lý tài chính.  Phòng hành chính: có nhiệm vụ quản lý chung về mặt nhân sự của công ty.  Phòng kỹ thuật: quản lý và giám sát kỹ thuật cho toàn bộ hệ thống sản xuất và thông tin liên lạc của công ty.  Phòng kế toán: lập kế hoạch thu chi, quản lý thu chi trong công ty. Kiểm soát các chi phí hoạt động của công ty, quản lý vốn, tài sản, tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong toàn công ty, thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.  Phòng cơ điện: giám sát, kiểm tra và sửa chữa toàn bộ hệ thống máy móc trong công ty.  Phòng xuất nhập khẩu: Quản lý điều hành thực hiện các hoạt động đối ngoại, phân tích, mở rộng thị trường và giới thiệu sản phẩm, khai thác trong và ngoài nước. Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.  Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm: thực hiện việc nghiên cứu, phát triển công nghệ, đưa ra các sản phẩm mì mới phục vụ nhu cầu của khách hàng.  Phòng kế hoạch: có chức năng xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty theo yêu cầu của ban giám đốc. Tổng hợp để tham mưu cho Giám đốc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển, chương trình, dự án.  Phòng Marketing: nghiên cứu và tiếp thị thông tin, xây dựng kế hoạch quảng cáo sản phẩm, khảo sát hành vi và thái độ của khách hàng đối với sản phẩm của công ty.  Phòng sản xuất: hoạch định kế hoạch sản xuất, khai thác và vận hành hiệu quả dây chuyền sản xuất của công ty, điều hành các nhà máy sản xuất đúng theo yêu cầu và đạt chất lượng.  Phòng kinh doanh: lập kế hoạch và quản lý thực hiện kế hoạch kinh doanh cho các chi nhánh, thiết lập, giao dịch với hệ thống phân phối. 4. Kết quả hoạt động 3 năm gần đây. Trải qua 26 năm “chinh chiến”, việc trở thành “nhà sản xuất mì ăn liền được chọn mua nhiều nhất” Việt Nam không chỉ là thành công lớn của Acecook Việt Nam trong cuộc chiến cạnh tranh thị phần khốc liệt giữa các “ông lớn” trong ngành, mà còn là phần thưởng lớn nhất người tiêu dùng dành cho công ty. 11 Tập đoàn Acecook Việt Nam xếp thứ 3 trong “Danh sách Top 10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2017” được công bố bởi Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report). Mì Hảo Hảo thuộc Tập đoàn Acecook Việt Nam tăng mạnh 18 hạng lên vị trí 636 so với năm 2016, đã cho thấy những nỗ lực không ngừng của một thương hiệu thuộc ngành hàng Thực phẩm (tạp chí Campaign Asia Paciffic). Ngày 12-9-2018 , Hội Kỷ lục gia Việt Nam – Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao bằng xác lập kỷ lục “Sản phẩm mì gói có số lượng tiêu thụ nhiều nhất Việt Nam trong 18 năm” (từ năm 2000 đến năm 2018) cho thương hiệu mì ăn liền Hảo Hảo, thuộc Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam. Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam sẽ cho khai trương nhà hàng Ringer Hut Trương Định ở số 54 đường Trương Định, Quận 1, TP. HCM. Năm 2019, Acecook Việt Nam tiếp tục ghi tên vào top 1 “Nhà sản xuất mì ăn liền được chọn mua nhiều nhất” tại Việt Nam. Thương hiệu “mũi nhọn” của công ty – mì Hảo Hảo cũng được vinh danh là “Thương hiệu thực phẩm được chọn mua nhiều nhất” Việt Nam (tính đến tháng 7/2019) tại khu vực thành thị. Ra mắt sản phẩm mì không chiên SAMƯRAI. 21 năm liền đạt giải thưởng hàng Việt Nam chất lượng cao (1999-2019). II. Giới thiệu về sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo. 1. Thành phần. Vắt mì: Bột mì, dầu shortening, tinh bột khoai mì, muối, dịch chiết xuất từ cá, pentasodium triphosphate (E451i), chất ổn định (E500i, E501i), màu tự nhiên: nghệ (E100), chất tạo ngọt tổng hợp (E950), chất chống oxi hóa (E320, E321). Súp: Dầu tinh luyện, muối, đường, bột ngọt (E621), bột tôm, gia vị (tiêu, ớt, tỏi, rau thơm), hành lá sấy, acid citric (E330), Disodium 5' - inosinate Disodium 5' - guanilate (E631, E627), màu tự nhiên: hạt điều (E160b), chất tạo ngọt tổng hợp (E951), chất chống oxy hóa (E320, E321)  Giá trị dinh dưỡng  Giá trị năng lượng:350kcal  Chất béo:13.0g  Carbohydrate:51.4g  Chất đạm:6.9g 2. Công năng sử dụng. Mì Hảo Hảo được sử dụng như là một loại thực phẩm ăn liền giá rẻ. 3. Các loại sản phẩm trên thị trường. 12 Phân loại theo vị: Hảo Hảo chua cay, mì xào khô, Hảo Hảo đậu xanh, Hảo Hảo tôm chua cay, Hảo Hảo mì gà vàng, Hảo Hảo sa tế hành tím, Hảo Hảo sườn heo tỏi phi, Hảo Hảo mì chay (rau nấm).  Phân loại : mì ly, mì bát, mì gói. III. Khách hàng của sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo. 1. Khách hàng mua tiêu dùng cá nhân. Khách hàng thường mua sản phẩm thường để phục vụ cho bữa ăn, tiết kiệm thời gian. Chủ yếu khách hàng tìm đến với Hảo Hảo do tính kinh tế, ngon, rẻ, tiện lợi và một phần là vì mua theo thói quen. Có nghĩa là vì những lần trước mua ăn thấy ngon nên lần sau mua tiếp. Những khách hàng đã và đang sử dụng mì Hảo Hảo và cả những khách hàng tiềm năng thường sử dụng mì Hảo Hảo với tần suất lớn, ít dao động. Đồng thời Hảo Hảo cũng có nhiều loại sản phẩm nhằm phục vụ cho nhiều sự thích nhu cầu khác nhau của từng khách hàng như: Hảo hảo chua cay, mì xào khô, mì hảo hảo hương nấm, mì hảo hảo đậu xanh. 2. Khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp. Để mì Hảo Hảo được phân phối rộng khắp thì cần có một hệ thống cung cấp dịch vụ sản phẩm phù hợp như siêu thị, đại lý, cơ sở sỉ và lẻ,... Trong đó, cơ sở bán lẻ là thích hợp và có số lượng đông đảo nhất. Ngooài ra, tr 3 năm gần đây hảo hảo được bán tại nhiều doanh nghiệp thương mại như: BigC, Vinmart, Circle-K, Co.op Mart,...  PHẦN 3: PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG MARKETING VI MÔ ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH SẢN PHẨN MÌ ĂN LIỀN HẢO HẢO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ACECOOK VIỆT NAM. I. Nội tại doanh nghiệp. 1. Ban lãnh đạo. Acecook Việt Nam luôn hướng đến phương châm “ Vina-Acecook : biểu tượng của chất lượng” và mang đến giá trị cốt lõi phương châm là “Cook happiness” với 3H: Người tiêu dùng hạnh phúc, người lao động hạnh phúc và xã hội hạnh phúc. Song song với đó là Chiến lược của Vina Acecook : sẽ trở thành nhà sản xuất thực phẩm tổng hợp, mở rộng thành một nơi xuất khẩu khắp thế giới và là một Vina Acecook mang tính toàn cầu, tích cực tham gia triển lãm, hội chợ trong và ngoài nước, tiến hành nhữnng hoạt động quảng cáo để người tiêu dùng trên thế giới tin dùng. Mì ăn liền “Hảo Hảo” trải qua 20 năm ra đời và không ngừng nâng cao chất lượng cho đến nay vẫn luôn là sản phẩm “mũi nhọn” được Ban lãnh đạo cũng như công ty vô cùng quan tâm và chú trọng phát triển. Điều này được thể hiện điển hình thông qua các chương trình marketing của công ty: 13 Tri ân sự đồng hành và yêu thương của người tiêu dùng Việt, trong 2 năm hai Chương trình khuyến mại lớn mang tên ĂN HẢO HẢO, DẠO ĐẢO MALDIVES (từ tháng 06 đến 09/2019) và ĂN HẢO HẢO GIÀU ĐIÊN ĐẢO (từ tháng 12/2019 đến 04/2020) trên toàn quốc.  Hảo Hảo còn được người tiêu dùng yêu mến nhờ các hoạt động tương tác mang nhiều ý nghĩa như Tiếp sức mùa thi, Tư vấn mùa thi, Chuyến xe mùa xuân (tặng vé xe cho sinh viên về quê đón tết), Khát vọng trẻ... Cùng với đó, Acecook VN cũng tham gia đồng hành cùng các chương trình truyền thông, giải trí lớn như Dấu ấn, Cặp đôi hoàn hảo, Vượt lên chính mình, Đấu trường 100, chương trình SV 2013, 2014 và Tài năng sinh viên 2014…  Các hoạt động marketing của mì hảo hảo đều hướng đến niềm vui và hạnh phúc của người tiêu dùng thông qua con đường “ẩm thực” và các hoạt động cộng đồng nhằm cống hiến cho xã hội Việt Nam ngày càng tốt đẹp hơn. Từ đó cho thấy, hoạt động marketing của mì hảo hảo đều hướng và tuân theo các mục tiêu, chiến lược, phương châm mà doanh nghiệp đề ra.  Bộ phận marketing của doanh nghiệp chịu sự chi phối trực tiếp và ràng buộc của mục tiêu, chiên lược, phương châm hoạt động và kế hoạch kinh doanh do Ban lãnh đạo đưa ra. 2. Bộ phận tài chính-kế toán. Hảo Hảo là sản phẩm chủ lực , có lượng tiêu thụ hơn 2 tỷ gói/ năm đóng góp 60% doanh số của Vina Acecook mỗi năm.., Để Hảo Hảo không ngừng được quảng bá đến người tiêu dùng và giữ ưu thế cạnh tranh thị trường, hằng năm Vina Acecook đã phải bỏ ra kinh phí rất lớn cho các hoạt động marketing Các TVC Hảo Hảo liên tục được phát sóng trên các kênh “hot” của VTV, quảng bá khắp trên các phương triện truyền thông, các chương trình tri ân khách hàng với giá trị lớn, tài trợ các hoạt động xã hội và các quỹ học bổng giá trị như : hai Chương trình khuyến mại lớn mang tên ĂN HẢO HẢO, DẠO ĐẢO MALDIVES (từ tháng 06 đến 09/2019) tổng giá trị giải thưởng 13,731 tỷ đồng và ĂN HẢO HẢO GIÀU ĐIÊN ĐẢO (từ tháng 12/2019 đến 04/2020) với tổng giá trị giải thưởng gần 16,5 tỷ đồng . “ TẾT ĂN HẢO HẢO, RINH XE LEXUS” từ ngày 03 tháng 12 năm 2018 tổng giá trị giải thưởng gần 12 tỷ đồng, tài trợ cho các chương trình truyền thông, giải trí lớn như Dấu ấn, Cặp đôi hoàn hảo, Vượt lên chính mình, Đấu trường 100, chương trình SV 2013, 2014 và Tài năng sinh viên 2014…  Các hoạt động marketing mì Hảo Hảo trên đều thành công vang dội và thu hút được rất nhiều sự quan tâm và ủng hộ của người tiêu dùng. Từ đó, nâng cao vị thế cạnh tranh của Hảo Hảo trên thị trường, giữ vững vị trí “Thương hiệu thực phẩm được chọn mua nhiều nhất” Việt Nam trong 2 năm liên tiếp 2018&2019.  14 Đó là nhờ kết quả của sự kết hợp ăn ý giữa 2 bộ phận marketing và bộ phận tài chính-kế toán.  Sự đồng tình ủng hộ của bộ phận tài chính- kế toán sẽ đảm bảo cung ứng kịp thời và đầy đủ vốn cho việc thực hiện thành công các kế hoạch marketing và theo dõi chu đáo tình hình thu chi, nhằm giúp bộ phận marketing đánh giá được triển vọng việc thực hiện các mục tiêu marketing đã đề ra. 3. Bộ phận cung ứng. Năm 2018, Hảo Hảo đã đạt kỷ lục là mì ăn liền được tiêu thụ nhiều nhất tại Việt Nam trong 18 năm (từ năm 2000 - 2018), với hơn 20 tỉ gói mì ăn liền được cung ứng phục vụ người tiêu dùng. Đến nay, sản phẩm này có lượng tiêu thụ lên đến hơn 2 tỷ gói mỗi năm. Doanh thu tháng 3/2020 của Acecook tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời tăng 10% so với tháng 2/2020. Ở thời điểm giãn cách xã hội, Acecook đã tăng cường sản xuất với mức tăng khoảng 30% để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Mỗi ngày, doanh nghiệp này có thể sản xuất 400.000-450.000 thùng sản phẩm, tương đương 12-13 triệu gói mì.  Bộ phận marketing của Acecook nghiên cứu và nắm bắt tình hình thị trường rất kịp thời và kết hợp ăn ý với bộ phận cung ứng trước sự thay đổi chóng mặt của thị trường. Điển hình trong tình hình dịch bệnh, lượng tiêu thụ tăng đột biến nhưng Acecook vẫn đáp ứng nhu cầu thị trường và thu được lợi nhuận rất lớn. 4. Bộ phận sản xuất. Sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn, công nghệ Nhật Bản với sự điều hành, hỗ trợ và giám sát chặt chẽ từ nguồn nhân lực Nhật bản và đội ngũ nhân sự người Việt Nam được đào tạo bài bản tại Acecook. Điểm nổi bật trong quá trình sản xuất mì ăn liền tại Acecook VN là sử dụng các trang thiết bị, máy móc hiện đại, tiên tiến, tự động hóa, với quy trình khép kín và đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008, tiêu chuẩn BRC Global Standard for Food Safety, hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004, hệ thống kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP và đặc biệt đặc biệt Acecook Việt Nam là công ty sản xuất mì ăn liền đầu tiên ở Việt Nam đạt được tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế dùng cho các nhà bán lẻ Châu Âu(IFS) .  Bộ phận marketing cũng chịu ảnh hưởng của bộ phận sản xuất. Bộ phận marketing phải nắm rõ nhu cầu của thị trường cũng như thị hiếu của người tiêu dùng sao cho bộ phận có thể dung nhập vào dòng chảy chung của công ty trong việc đảm bảo đủ, kịp thời số lượng sản phẩm sản xuất cho bộ phận cung ứng xuất ra thị trường. 5. Bộ phận R&D. 15 Trong những năm gần đây , Hảo Hảo tiếp tục thể hiện sự am hiểu thị trường của mình với nhiều hương vị mì đa dạng khác như mì gà, mì sa tế hành, tôm xào chua ngọt, mì xào tôm hành hay vị chay rau nấm… Tất cả tạo nên những sự lựa chọn đa dạng nhằm đáp ứng tất cả các khẩu vị ẩm thực của người Việt. Để có vị trí hàng đầu ngành thực phẩm tại khu vực thành thị, Hảo Hảo nỗ lực nâng cao chất lượng, mẫu mã, sáng tạo ra hương vị khác nhau đậm chất Việt và cách thức mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Ngon hơn,bổ dưỡng và đa dạng phù hợp với nhịp sống tương lai. Năm 2015, nhãn hàng Hảo Hảo cho ra mắt thêm 3 hương vị mới là sườn heo tỏi phi, sa tế hành cay, gà nấm kim châm... đến gà vàng và sa tế hành tím. Vào năm 2017, mì xào tôm hành, mì xào tôm xào chua ngọt lần lượt ra đời với mức giá chỉ 3.500 đồng, phù hợp với túi tiền và nhu cầu của mọi tầng lớp nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng tối thiểu cho người sử dụng.  Để có được sự thành công trên, bộ phận marketing và bộ phận nghiên cứu và phát triển phải đồng thời cùng nhau kết hợp trong việc giải quyết những vấn đề kỹ thuật thiết kế, chế tạo có hiệu các sản phẩm theo đúng yêu cầu của thị trường mục tiêu và đáp ứng ý đồ định vị thị trường, nắm bắt xu hướng thị trường. II. Các nhà cung cấp. Acecook Việt Nam luôn tìm kiếm các nhà cung ứng trên thị trường nhằm giảm mức tối thiểu nhất về chỉ phí để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác. Acecook VN là một trong những doanh nghiệp lớn tại Việt Nam có sức mạnh mặc cả với các nhà cũng ứng là rất cao. Riêng khối lượng bao bì và bột mì tiêu thụ hàng năm cũng là một con số đáng kể. 1. Nhà cung ứng nguyên vật liệu. Theo đó, công ty đang áp dụng quy trình kiểm soát chất lượng khép kín, tất cả nguồn nguyên liệu đầu vào đều phải qua nhiều bước kiểm tra, phân tích chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ, thành phần… Toàn bộ nguồn nguyên liệu, từ bột mì đến các gia vị, thành phần của bột súp, gói rau… đều được chọn lọc từ những nhà cung cấp có uy tín, có chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của công ty…  Công ty TNHH bảo bì nhựa Thái Dương: chuyên cung cấp các báo bì nhựa cho thực phẩm như cốc nhựa, lý nhựa, muỗng nhựa... dùng trong ngành mì ăn liền  Công tỷ cổ phần bao bì Tân Thần Đồng II: là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất bao bì carton.  Công ty bột mì Bình An: là một trong số những nhà cũng cấp bột mì hàng đầu tại VN, sản phẩm chính của công ty là các loại bột mì chất lượng cao dùng trong ngành chế biến lương thực, thực phẩm. 16 Công ty ý thức rằng, để có được sản phẩm chất lượng cần phải có nguồn nguyên liệu chất lượng. Để làm như vậy, công ty đã kiểm soát nguyên liệu đầu vào bằng cách thường xuyên đánh giá và hướng dẫn nhà cung cấp. Không chỉ là đánh giá lúc mua nguyên liệu mà còn phải xem họ sản xuất như thế nào, đảm bảo phải đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và các chỉ tiêu kiểm soát chất lượng như ISO 9001, HACCP, IFS, BRC… Việc đánh giá tiến hành rất nghiêm ngặt và tái thực hiện định kỳ hàng năm. 2. Nhà cung cấp nguồn lực. Sử dụng nguồn lao động tại địa phương cũng là chiến lược riêng mà công ty áp dụng nhằm tận dụng nguồn lao động tại chỗ, tạo nên môi trường làm việc “thuần Việt” để hoà nhập và gây dựng hình ảnh doanh nghiệp thân thiện với người dân Việt Nam. Khi có nhu cầu tuyển dụng, Acecook Việt Nam sẽ đăng tuyển qua Website tuyển dụng chính thức của công ty: acecookcareer.com hoặc các website tuyển dụng ưu tín tại Việt Nam: Vietnamwolk.com, careerbuilder.vn, jobstreet.com. 3. Nhà cũng cấp thiết bị, công nghệ sản xuất. Chất lượng là vấn đề được quan tâm hàng đầu tại Vina Acecook, không những chú trọng việc tạo ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu mà từng sản phẩm còn luôn luôn được cải tiến nâng cấp chất lượng, Vina Acecook đầu tư mạnh trang thiết bị, dây chuyền sản xuất tiên tiến từ Nhật Bản, một quốc gia hàng đầu về công nghệ và là quê hương của mì ăn liền. Dây chuyền sản xuất hiê ̣n đại đáp ứng hoàn toàn các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm mang tầm vóc quốc tế.Vì là công ty liên doanh Nhật Bản nên toàn bộ kỹ thuật, công nghệ sản xuất và quản lý chất lượng đều được chuyển giao hoàn toàn từ Nhật Bản. Vina Acecook còn đầu tư, xây dựng phòng nghiên cứu và kiểm tra chất lượng sản phẩm với những trang thiết bị, công nghê ̣ tiên tiến được nhập từ Nhâ ̣t Bản và các nước phát triển trên thế giới 4. Nhà cung cấp thông tin. Nhằm cải cách và nâng cao hệ thống điều phối hàng hóa tại Việt Nam, mới đây Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam (ACV) đã hợp tác cùng Công ty TNHH Fujitsu xây dựng hệ thống thông tin logistics về lưu thông vận chuyển hàng hóa và kho bãi. ACV là doanh nghiệp chiếm thị phần số 1 tại thị trường mì ăn liền Việt Nam. Trung bình mỗi năm có khoảng 3 tỷ gói mì ăn liền (hơn 50% thị phần trong nước) được lưu thông phân phối từ 7 chi nhánh trên khắp cả nước. Với số lượng xe giao hàng lên đến 400-500 chiếc/ngày, ACV cần tìm ra giải pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả điều phối hàng hóa, đồng thời tiết giảm được chi phí logistics. Bởi vậy, ACV đã đặt mục tiêu xây dựng hệ thống Supply Chain Management (SCM). Đây là giải pháp quản lý tối ưu hóa tổng thể trong điều phối thành phẩm, bán 17 thành phẩm, nguyên vật liệu thông qua quá trình chia sẻ thông tin về đặt hàng, tồn kho, bán hàng, kho vận giữa công ty và khách hàng. Từ tháng 4/2014, ACV đã đưa vào ứng dụng gói phần mềm SCM (L-Series) với tên gọi “Hệ thống hỗ trợ kinh doanh”, bao gồm hệ thống quản lý kho, quản lý đơn đặt hàng, hỗ trợ bán hàng cho nhà phân phối và nhân viên kinh doanh. Tiếp theo, hệ thống thông tin điều phối hàng hóa sẽ được đưa vào sử dụng để thu thập các thông tin về phương tiện vận tải, thông tin vận hành xe để làm cơ sở cải tiến hoạt động điều phối hàng hóa. Ngoài ra, việc nắm bắt được tình hình tiến độ công việc cũng như lập các kế hoạch điều xe hiệu quả sẽ giúp nâng cao hiệu quả chất xếp hàng hóa và giảm thời gian xe chạy không tải. Với hệ thống này, ACV đặt ra mục tiêu: Vận chuyển hàng hóa nhanh chóng và hiệu quả để luôn duy trì sự tươi mới của sản phẩm, mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đồng thời tiết giảm chi phí logistics. Ngoài ra, ACV còn muốn tạo sự thay đổi về tình hình giao thông và logistics tại Việt Nam thông qua hệ thống logistics liên kết. Do đó, dự án lần này không chỉ là một phương án giải quyết vấn đề các doanh nghiệp thực phẩm và logistics đang gặp phải, mà còn có thể trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp có ý định đầu tư vào Việt Nam. III. Đối thủ cạnh tranh. 1. Những nhãn hiệu cạnh tranh trực tiếp với mì ăn liền Hảo Hảo. Theo nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel thì mì ăn liền là một trong những thực phẩm thiết yếu có mặt hầu hết trong các hộ gia đình Việt, chiếm tỉ trọng lớn trong giỏ hàng tiêu dùng nhanh. Thị trường Việt Nam với sự góp mặt của hơn 50 doanh nghiệp sản xuất mì gói. Vậy nên mỗi công ty đều có rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau. Trên thị trường mì ăn liền của Việt Nam có rất nhiều hãng mì ăn liền như: Omachi, kokomi, 3 miền, cung đình,... Sự cạnh tranh giữa các hãng mì ăn liền khá là khốc liệt, vì mỗi hãng mì đều muốn chiếm thị trường cho riêng mình. Một trong các hãng mì ăn liền phát triển chiếm một lượng thị trường thì số còn lại sẽ mất đi lượng thị trường đó. 2. Phân tích điểm mạnh yếu của đối thủ. Công ty cổ phần Uniben – Mì 3 Miền Gold. Mì 3 Miền Gold của công ty Uniben: Là một thương hiệu mì ăn liền thuần Việt đến từ Công ty TNHH Công nghiệp thực phẩm Việt Hưng (từ năm 2014 đổi tên thành Công ty UNIBEN), mì 3 Miền đang ngày càng chứng tỏ vị thế lớn mạnh của mình trong thị trường mì ăn liền Việt Nam (Năm 2017 mì 3 Miền là cái tên đứng đầu trong thị phần mì ăn liền trong nước). Ban đầu, thương hiệu này chủ yếu sản xuất mì ăn liền 18 để xuất khẩu sang các nước như Mỹ, Phần Lan, các nước Đông Âu,... Với việc đầu tư các máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến và áp dụng một quy trình đảm bảo chất lượng nghiêm ngặt đã tạo ra các sản phẩm mì chất lượng, thơm ngon và “đậm đà hương vị Việt” đặc trưng. Ngay từ khâu đầu tiên là chuẩn bị nguyên liệu: các đối tác đều được công ty chọn lọc và đánh giá định kỳ để đảm bảo việc tuân thủ các quy trình đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế. Tất cả các nguyên liệu đều được chọn lọc và được kiểm tra theo quy trình nghiêm ngặt trước khi nhập kho, đưa vào sản xuất. Công ty đã thực hiện tương đối đều cả 4 yếu tố cơ bản của Marketing là 4P: Product (Sản phẩm), price (giá), promotion (xúc tiến thương mại hay truyền thông), place (kênh phân phối). Đặc biệt ở 2 chữ P đầu tiên, công ty đã đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hương vị khác nhau và đạt mức giá bình dân là 3.500đ/ gói. Tên đối thủ Điểm mạnh  Thường xuyên có những chương trình khuyến mại tri ân khách hàng.  Sản phẩm phân bố rộng khắp cả nước từ những cửa hàng tạp hóa nhỏ tới chuỗi hệ thống siêu thị lớn như BigC, Mì 3 Miền Vinmart, Co.opmart,… gold  Sản phẩm đa dạng, mẫu mã đẹp, nhiều hương vị mang lại trải nghiệm đa dạng cho khách hàng  Giá thành hợp lý hơn nhiều so với những sản phẩm khác trên thị trường. Điểm yếu Mặc dù mẫu mã sản phẩm đa dạng, nhiều hương vị nhưng chỉ số ít được người tiêu dùng có nhiều ấn tượng và yêu thích như: tôm chua cay đặc biệt nước cốt, bò hầm rau thơm nước cốt,… những sản phẩm còn lại hầu như không có nhiều ấn tượng với người tiêu dùng. Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan – Mì khoai tây Omachi. Đánh vào tâm lý ăn mì ăn liền gây nóng trong người, công ty Masan đã cho ra mắt sản phẩm mì ăn liền Omachi được làm từ khoai tây với khẩu hiệu: “Rất ngon mà không sợ nóng” – đây là sản phẩm mì ăn liền đầu tiên tại Việt Nam có sợi khoai tây. Có thể nói đây là chiến lược truyền thông vàng giúp mì Omachi chiếm lĩnh được lòng tin của khách hàng bởi đã giúp họ giải quyết được nỗi lo ăn mì ăn liền gây nóng trong người. Với thông điệp thiết thực đánh trúng vào mục tiêu của người tiêu dùng và ngôn ngữ rõ ràng, dễ đón nhận “Không sợ nóng”. Mặt khác Omachi đầu tư nhiều quảng cáo, bao bì đẹp, các kênh phân phối dày đặc ở các cửa hàng, siêu thị,... Ngoài ra, thương hiệu mì đến từ công ty Masan này cũng tạo ra dấu ấn vì là một trong những hãng mì đầu tiên sử dụng gia vị dạng sốt thay vì dạng bột cũng như cho ra mắt sản 19 phẩm mì xào (mì trộn, không pha nước). Thế nhưng giá thành của mì này cao hơn so với các loại mì ăn liền khác trong thị trường: từ 5.500 – 6.000 đồng với các hương vị: sườn hầm ngũ quả, lẩu tôm chua cay, bò hầm xốt vang,...và các hương vị mì trộn như: xốt Spaghetti, xốt tôm phô mai trứng muối,... Tên đối thủ Điểm mạnh   Mì khoai tây Omachi  (Công ty Masan)  Kênh phân phối rộng rãi từ đại lý  nhỏ lẻ tới các chuỗi siêu thị lớn. Chiến lược marketing tốt thu hút người tiêu dùng đặc biệt là những  người thích ăn mì mà sợ nóng trong người. Bao bì, mẫu mã đẹp, hương vị đa dạng đem tới nhiều trải nghiệm cho  người tiêu dùng. Đầu tư mạnh vào quảng cáo với các KOLs, người nổi tiếng, có gương mặt đại diện nhãn hàng,… Điểm yếu Giá thành cao so với các sản phẩm khác trên thị trường khá nhiều. Quảng cáo không sát với sản phẩm thực thế khiến người tiêu dùng mất niềm tin. Số lượng sản phẩm không đa dạng. Công ty cổ phần công nghệ thực phẩm Châu Á – Mì ăn liền Cung Đình. Mì Cung Đình là một sản phẩm nổi trội thuộc quyền quản lý của công ty Micoem. Được thành lập từ năm 1991, tính đến nay thương hiệu này đã không ngừng đổi mới và phát triển để cho ra đời những mặt hàng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng với nhiều mẫu mã cùng mùi hương đa dạng. Một trong số các mặt hàng nổi trội đến từ thương hiệu Micoem, mì Cung Đình là sản phẩm được nhiều khách hàng yêu thích. Với công nghệ dây chuyền hiện đại của Nhật Bản và Đài Loan cùng kỹ thuật chiên gián tiếp tiên tiến, sợi mì Cung Đình không chỉ an toàn cho sức khỏe mà còn mang đến hương vị khoai tây thơm ngon, đặc trưng với nước dùng đậm đà. Một ưu điểm nổi bật khác khiến mì này chiếm được nhiều cảm tình của khách hàng đó chính là hương vị đa dạng, cho người dùng thoải mái chọn mua theo sở thích của bản thân. Sở hữu đến 7 hương vị mì khoai tây khác nhau: Cua bể rau răm, lẩu tôm chua cay, sườn hầm ngũ quả, gà hầm, thịt hầm nấm, chay rau nấm chua cay,sườn heo; mì Cung Đình đem đến cho người tiêu dùng sự lựa chọn vô cùng đa dạng cho những bữa ăn gia đình, mỗi ngày có thể thay đổi một vị để không cảm thấy nhàm chán. Hơn nữa, với công nghệ sản xuất khép kín từ nước ngoài, ta có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng và hương vị sản phẩm. Trong thời gian qua mì Cung Đình đã có thay đổi bộ 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan