Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phân tích tác động của giá dầu đến giá cổ phiếu của 7 công ty logistics năm 2014...

Tài liệu Phân tích tác động của giá dầu đến giá cổ phiếu của 7 công ty logistics năm 2014

.DOCX
75
303
68

Mô tả:

i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn (Ký và ghi rõ họ tên) SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: CQ49/18.01 ii MỤC LỤC SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: CQ49/18.01 iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3PL 2PL CAGR : : : CNTT CTCP DN DVP EDI FTA GMD HNX MTO P/B PVT SFI SGDCK TMS TTCK TTP VIP VLA VN VSC XNK : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : Third-party Logistics Tow-party Logistics Compound Annual Growth Rate- Tốc độ tăng trưởng hàng năm kép Công nghệ thông tin Công ty cổ phần Doanh nghiệp Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử Hiệp định thương mại tự do CTCP Đại lý Liên hiệp Vận chuyển Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn Multimodal Transport Operator - Dịch vụ vận tải đa phương thức Price to book – Giá thị trường trên giá sổ sách Tổng công ty cổ phần vận tải dầu khí Công ty cổ phần vận tải SAFI Sở giao dịch chứng khoán Công ty Cổ phần Transimex- Saigon Thị trường chứng khoán Đàm phán đối tác xuyên Thái Bình Dương Công ty cổ phần vận tải xăng dầu VIPCO Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam Việt Nam Công ty cổ phần container Việt Nam Xuất nhập khẩu DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Bảng 1 Bảng 2 Bảng 3 Bảng 4 Tên bảng Một số cổ phiếu Logistics có vốn hóa lớn Chu kỳ của cổ phiếu vận tải biển Số liệu thu thập được Kết quả ước lượng mô hình SV: Nguyễn Thị Thanh Tran g 12 26 29 40 Lớp: CQ49/18.01 iv DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Hình 5 Hình 6 Hình 7 Hình 8 Hình 9 Hình 10 Hình 11 Tên hình Tốc độ tăng trưởng ngành Logistics Chỉ số giá cổ phiếu ngành Logistics (% tăng trưởng) Giá dầu thô thế giới 2010 – 2014 Giá dầu và cổ phiếu Logistisc Chu kỳ của biến động giá cổ phiếu vận tải biển Chỉ số giá Vn_Index và chỉ số giá vận tải biển Tăng trưởng giá dầu và giá cổ phiếu khai thác cảng so với Q1-2013 Tăng trưởng giá dầu và giá cổ phiếu vận tải biển-dầu khí so với Q1-2013 Tăng trưởng giá dầu và giá cổ phiếu vận tải hàng rờicontainer so với Q1-2013 Tăng trưởng giá dầu và giá cổ phiếu ngành dịch vụ so với Q1-2013 Chỉ số Vn_Index và giá cổ phiếu công ty Logistics SV: Nguyễn Thị Thanh Trang 10 11 14 24 27 28 32 34 36 37 38 Lớp: CQ49/18.01 v SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: CQ49/18.01 Luận văn tốt nghiệp 1 Học viện Tài chính LỜI MỞ ĐẦU Trong năm 2014 có rất nhiều chính sách vĩ mô trong, ngoài nước và diễn biến kinh tế quốc tế ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam, trong đó có cả những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực. Tôi muốn đề cập đến một diễn biến kinh tế quốc tế mà sức ảnh hưởng của nó là ở phạm vi toàn cầu, đó là việc giá dầu giảm mạnh trong năm 2014 vừa qua. Giá dầu giảm tác động 2 mặt đến nền kinh tế của Việt Nam và tác động lên thị trường chứng khoán. Có những tác động tích cực và có những tác động tiêu cực. Luận văn này muốn nói đến một ngành được hưởng lợi từ việc giá dầu giảm đó là ngành Logistics, đây là một ngành còn non trẻ nhưng có tiền năng phát triển rất lớn trong tương lai. Đề tài luận văn của tôi là: “Phân tích tác động của giá dầu đến giá cổ phiếu của 7 công ty Logistics năm 2014”. 1.Tính cấp thiết của đề tài luận văn Đề tài của luận văn là một vấn đề nóng và đang được quan tâm hiện nay, đây là một vấn đề mang tính thời sự khi có sự thay đổi hàng ngày, hàng giờ của giá giá dầu thô thế giới và giá cổ phiếu công ty trên sàn giao dịch. Ngành Logistics là một ngày còn non trẻ, tuy nhiên nó lại có vai trò khá quan trọng, bởi vì trên con đường hội nhập, Việt Nam nhất định phải phát triển ngành Logistics. Phân tích ảnh hưởng của giá dầu lên các công ty Logistics để đưa ra giải pháp trong phát triển ngành trong thời gian tới. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm ra mối quan hệ của giá dầu và giá cổ phiếu Logistics để đưa ra những giải pháp cho nhà đầu tư, cho các doanh nghiệp, cho Nhà nước trong việc tận dụng những cơ hội phát triển trước sự biến động của việc giá dầu trong năm 2015. SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: CQ49/18.01 Luận văn tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Thanh 2 Học viện Tài chính Lớp: CQ49/18.01 Luận văn tốt nghiệp 3 Học viện Tài chính 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn. Nghiên cứu tác động của giá dầu đến giá cổ ngành Logistics Việt Nam thông qua giá cổ phiếu của của bảy công ty trong ngành. Những công ty được lựa chọn là những công ty có vốn hóa lớn trên thị trường và đại diện cho những phân khúc chính trong ngành Logistics. 4. Phương pháp nghiên cứu Tôi thực hiện nghiên cứu theo phương pháp định tính và phương pháp định lượng + Phương pháp định tính: sử dụng phương pháp quan sát, giao tiếp và nghiên cứu tài liệu trong đánh giá bản chất của sự việc. + Phương pháp định lượng: dựa vào số liệu thống kê và mô hình để đánh giá tác động của giá dầu lên giá cổ phiếu ngành Logistics, tác động đó là tức thời hay trễ bao nhiêu thời kỳ, tác động đó có mạnh hay không? 5. Kết cấu của luận văn Bố cục của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung Chương 2: Nội dung và phương pháp phân tích Chương 3: Kiến nghị và giải pháp chính sách SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: CQ49/18.01 Luận văn tốt nghiệp 4 Học viện Tài chính CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1.Tổng quan ngành Logistics Việt Nam 1.1.1.Ngành Logistics là gì??? Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự hỗ trợ đắc lực của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới, khối lượng hàng hóa và sản phẩm vật chất được sản xuất ra ngày càng nhiều. Do khoảng cách trong các lĩnh vực cạnh tranh truyền thống như chất lượng hàng hóa hay giá cả ngày càng thu hẹp, các nhà sản xuất đã chuyển sang cạnh tranh về quản lý hàng tồn kho, tốc độ giao hàng, hợp lý hóa quá trình lưu chuyển nguyên nhiên vật liệu và bán thành phẩm, …trong cả hệ thống quản lý phân phối vật chất của doanh nghiệp. Trong quá trình đó, Logistics có cơ hội phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực kinh doanh. Trong thời gian đầu, Logistics chỉ đơn thuần được coi là một phương thức kinh doanh mới, mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp. Cùng với quá trình phát triển, Logistics đã được chuyên môn hóa và phát triển trở thành một ngành dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng quan trọng trong giao thương quốc tế. Theo thống kê của công ty Armstrong & Associates (Hoa Kỳ), tổng dung lượng thị trường logistics Bên thứ 3 (Third Party Logistics) của Hoa Kỳ tăng trưởng với tốc độ 18%/năm và đạt 77 tỷ USD trong năm 2003. Logistics là một trong những số ít thuật ngữ khó dịch nhất, giống như từ “Marketing”, từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt và thậm chí cả những ngôn ngữ khác. Bởi vì bao hàm nghĩa của từ này quá rộng nên không một từ đơn ngữ nào có thể truyền tải được hết ý nghĩa của nó. Nhưng rất nhiều công ty giao nhận vận tải lại được đăng ký là ví dụ như AB Logistics như vậy vô tình công SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: CQ49/18.01 Luận văn tốt nghiệp 5 Học viện Tài chính ty này có thể được hiểu là nhà cung cấp dịch vụ Logistics, mà không biết Logistics là gì? 1.1.1.1.Khái niệm ngành Logistics Có rất nhiều khái niệm về thuật ngữ này: Dưới góc độ doanh nghiệp, thuật ngữ “Logistics” thường được hiểu là hoạt động quản lý chuỗi cung ứng (supply chain management) hay quản lý hệ thống phân phối vật chất (physical distribution management) của doanh nghiệp đó. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về Logistics trên thế giới và được xây dựng căn cứ trên ngành nghề và mục đích nghiên cứu về dịch vụ Logistics, tuy nhiên, có thể nêu một số khái niệm chủ yếu sau: *Liên Hợp Quốc (Khóa đào tạo quốc tế về vận tải đa phương thức và quản lý Logistics, Đại học Ngoại Thương, tháng 10/2002): Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng *Ủy ban Quản lý Logistics của Hoa Kỳ: Logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng *Hội đồng quản trị Logistics Hoa Kỳ-1988: Logistics là quá trình liên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí của dòng lưu chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu, hàng tồn, thành phẩm và các thông tin liên quan từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ, nhằm mục đích thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng. SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: CQ49/18.01 Luận văn tốt nghiệp 6 Học viện Tài chính *Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233):Trong Luật Thương mại 2005, lần đầu tiên khái niệm về dịch vụ Logistics được pháp điển hóa. Luật quy định “Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”. Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng các khái niệm về dịch vụ logistics có thể chia làm hai nhóm: Nhóm định nghĩa hẹp mà tiêu biểu là định nghĩa của Luật Thương mại 2005 có nghĩa hẹp, coi Logistics gần như tương tự với hoạt động giao nhận hàng hóa. Tuy nhiên cũng cần chú ý là định nghĩa trong Luật Thương mại có tính mở, thể hiện trong đoạn in nghiêng “hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa”. Khái niệm Logistics trong một số lĩnh vực chuyên ngành cũng được coi là có nghĩa hẹp, tức là chỉ bó hẹp trong phạm vi, đối tượng của ngành đó (như ví dụ ở trên là trong lĩnh vực quân sự). Theo trường phái này, bản chất của dịch vụ Logistics là việc tập hợp các yếu tố hỗ trợ cho quá trình vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ. Theo họ, dịch vụ Logistics mang nhiều yếu tố vận tải, người cung cấp dịch vụ Logistics theo khái niệm này không có nhiều khác biệt so với người cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức (MTO) Nhóm định nghĩa thứ 2 về dịch vụ logistics có phạm vi rộng, có tác động từ giai đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa tới tay của người tiêu dùng cuối cùng. Theo nhóm định nghĩa này, dịch vụ Logistics gắn liền cả quá trình nhập nguyên, nhiên vật liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưu thông, phân phối để đến tay người tiêu SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: CQ49/18.01 Luận văn tốt nghiệp 7 Học viện Tài chính dùng cuối cùng. Nhóm định nghĩa này của dịch vụ Logistics góp phần phân định rõ ràng giữa các nhà cung cấp từng dịch vụ đơn lẻ như dịch vụ vận tải, giao nhận, khai thuế hải quan, phân phối, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tư vấn quản lý… Với một nhà cung cấp dịch vụ Logisitcs chuyên nghiệp, người sẽ đảm nhận toàn bộ các khâu trong quá trình hình thành và đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy, nhà chung cấp dịch vụ Logistics chuyên nghiệp đòi hỏi phải có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng để cung cấp dịch vụ mang tính “trọn gói” cho các nhà sản xuất. Đây là một công việc mang tính chuyên môn hóa cao. Ví dụ, khi một nhà cung cấp dịch vụ Logistics cho một nhà sản xuất thép, anh ta sẽ chịu trách nhiệm cân đối sản lượng của nhà máy và lượng hàng tồn kho để nhập phôi thép, tư vấn cho doanh nghiệp về chu trình sản xuất, kỹ năng quản lý và lập các kênh phân phối, các chương trình makerting, xúc tiến bán hàng để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. 1.1.1.2.Đặc điểm của ngành Logistics Các chuyên gia nghiên cứu về dịch vụ Logistics đã rút ra một số đặc điểm cơ bản của ngành dịch vụ này như sau: * Logistics là tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp trên 3 khía cạnh chính, đó là Logistics sinh tồn, Logistics hoạt động và Logistics hệ thống. -Logistics sinh tồn có liên quan tới các nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Logistics sinh tồn đúng như tên gọi của nói xuất phát từ bản năng sinh tồn của con người, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của con người: cần gì, cần bao nhiêu, khi nào cần và cần ở đâu. Logistics sinh tồn là bản chất và nền tảng của hoạt động Logistics nói chung. -Logistics hoạt động là bước phát triển mới của Logistics sinh tồn và gắn với toàn bộ quá trình và hệ thống sản xuất các sản phẩm của doanh nghiệp. Logistics hoạt động liên quan tới quá trình vận động và lưu kho của SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: CQ49/18.01 Luận văn tốt nghiệp 8 Học viện Tài chính nguyên liệu đầu vào vào trong, đi qua và đi ra khỏi doanh nghiệp, thâm nhập vào các kênh phân phối trước khi đi đến tay người tiêu dùng cuối cùng. -Logistics hệ thống giúp ích cho việc duy trì hệ thống hoạt động. Các yếu tố của Logistics hệ thống bao gồm các máy móc thiết bị, nguồn nhân lực, công nghệ, cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, … Logistics sinh tồn, hoạt động và hệ thống có mối liên hệ chặt chẽ, tạo cơ sở hình thành hệ thống Logistics hoàn chỉnh. * Logistics hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp: Logistics hỗ trợ toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp, ngay cả khi sản phẩm đã ra khỏi dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp và đến tay người tiêu dùng. Một doanh nghiệp có thể kết hợp bất cứ yếu tố nào của Logistics với nhau hay tất cả các yếu tố Logistics tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp mình. Logistics còn hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp thông qua quản lý di chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu đi vào doanh nghiệp và bán thành phẩm di chuyển trong doanh nghiệp. * Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải giao nhận, vận tải giao nhận gắn liền và nằm trong Logistics. Cùng với quá trình phát triển của mình, Logistics đã làm đa dạng khóa khái niệm vận tải giao nhận truyền thống. Từ chỗ chỉ thay mặt khách hàng để thực hiện các khâu rời rạc như thuê tàu, lưu cước, chuẩn bị hàng, đóng gói hàng, tái chế, làm thủ tục thông quan, … cho tới cung cấp dịch vụ trọn gói từ kho đến kho (Door to Door). Từ chỗ đóng vai trò đại lý, người được ủy thác trở thành một chủ thể chính trong các hoạt động vận tải giao nhận với khách hàng, chịu trách nhiệm trước các nguồn luật điều chỉnh. Ngày nay, để có thể thực hiện nghiệp vụ của mình, người giao nhận phải quản lý một hệ thống đồng bộ từ giao nhận tới vận tải, cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo quản SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: CQ49/18.01 Luận văn tốt nghiệp 9 Học viện Tài chính hàng hóa trong kho, phân phối hàng hóa đúng nơi, đúng lúc, sử dụng thông tin điện tử để theo dõi, kiểm tra, … Như vậy, người giao nhận vận tải trở thành người cung cấp dịch vụ Logistics. * Logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương thức: Trước đây, hàng hóa đi theo hình thức hàng lẻ từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu và trải qua nhiều phương tiện vận tải khác nhau, vì vậy xác suất rủi ro mất mát đối với hàng hóa là rất cao, và người gửi hàng phải ký nhiều hợp đồng với nhiều người vận tải khác nhau mà trách nhiệm của họ chỉ giới hạn trong chặng đường hay dịch vụ mà họ đảm nhiệm. Tới những năm 60-70 của thế kỷ XX, cách mạng container trong ngành vận tải đã đảm bảo an toàn và độ tin cậy trong vận chuyển hàng hóa, là tiền đề và cơ sở cho sự ra đời và phát triển vận tải đa phương thức. Khi vận tải đa phương thức ra đời, chủ hàng chỉ phải ký một hợp đồng duy nhất với người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO-Multimodal Transport Operator). MTO sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ việc vận chuyển hàng hóa từ khi nhận hàng cho tới khi giao hàng bằng một chứng từ vận tải duy nhất cho dù anh ta không phải là người chuyên chở thực tế. Như vậy, MTO ở đây chính là người cung cấp dịch vụ Logistics. 1.1.2. Quy mô ngành Mặc dù không có số liệu thống kê cụ thể về tỷ lệ chi phí kho vận ở Việt Nam trên tổng sản phẩm quốc gia, báo cáo “Kho vận hiệu quả” của Ngân hàng Thế giới, phát hành vào tháng 1 năm 2014, ước tính một cách tương đối chi phí kho vận chiếm khoảng 25% GDP của Việt Nam, tương ứng với 30 triệu USD trong năm 2013. Tỷ lệ này cao hơn hẳn so với các quốc gia cùng khu vực như Trung Quốc, Ma-lai-xi-a và Thái Lan, nơi mà tỷ lệ chi phí kho vận trên GDP chỉ từ 18% đến 20%. Thêm vào đó, chi phí kho vận ở Việt Nam SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: CQ49/18.01 Luận văn tốt nghiệp 10 Học viện Tài chính dường như cao hơn những quốc gia đang phát triển khác ở Châu Á, ngay cả khi có giá trị ngang bằng hay cạnh tranh hơn các quốc gia như Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) (tên cũ là Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt nam (VIFFAS), ước tính có khoảng hơn 1.200 doanh nghiệp trong ngành kho vận. Tuy nhiên, trừ những công ty quốc doanh, hầu hết các doanh nghiệp đều có quy mô nhỏ với số vốn góp từ 4 đến 6 tỷ đồng. Mặc dù chỉ có khoảng 25 công ty kho vận đa quốc gia đang hoạt động ở Việt Nam (ví dụ: DHL, UPS, FedEx, v.v.) nhưng lại chiếm tới 70% đến 80% thị phần kho vận. Trong khi đó, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chỉ đóng vai trò là nhà thầu phụ hay đại lý cho các công ty nước ngoài. Thực trạng cho thấy, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ Logistics của các công ty Việt Nam còn khá khiêm tốn ở mức 25% đến 30%, thấp hơn nhiều so với Trung Quốc (63%) và Nhật Bản (40%). Hiện tại, CTCP Đại lý Liên Hiệp Vận Chuyển (GMD-HSX) được xem là doanh nghiệp trong nước lớn nhất với các khách hàng đa quốc gia lớn như Unilever, Fonterra, v.v.Ngành kho vận ở Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020 đạt 27% với nhu cầu thuê ngoài dịch vụ 3PL tăng lên từ những công ty đa quốc gia đang và sẽ hoạt động ở Việt Nam. Ngành dịch vụ 3PL (các công ty tạo ra chuỗi hệ thống kho vận hoàn chỉnh, kết nối với khách hàng và nhà cung cấp. Sự tích hợp giữa hoạt động kinh doanh và phát triển cung ứng, sản xuất và phân phối được chú trọng), ở Việt Nam đang phát triển khá nhanh cả về mặt doanh thu lẫn số lượng doanh nghiệp, nhất là ở khu vực phía Nam. Năm 2020, doanh thu từ dịch vụ 3PL kỳ vọng ước đạt 11,8 triệu USD với tốc độ CAGR là 25,8% trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2020. Số lượng thành viên 3PL của VLA cũng đã tăng SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: CQ49/18.01 Luận văn tốt nghiệp 11 Học viện Tài chính trưởng ấn tượng từ con số bốn trong những năm 1994 đến năm 1997 lên 275 thành viên vào tháng 6 năm 2014. Nguồn: Business Monitor International, Euromonitor International, 2012 Hình 1: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG NGÀNH LOGISTICS Từ hình ta nhận thấy rằng thị phần của dịch vụ 3PL đang tăng lên, trong khi đó thị phần của dịch vụ 2PL có chiều hướng giảm đi. Dự đoán đến năm 2020 thị phần của dịch vụ 3PL sẽ vượt thị phần của dịch vụ 2PL (là hoạt động kinh doanh kho vận vào gồm cung ứng - mua hàng và quản lý sản xuất). Đây là bước phát triển mới của ngành Logistics Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. 1.1.3. Cổ phiếu ngành Logistics trên thị trường chứng khoán Hiện tại,có 39 công ty ngành kho vận niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, trong đó có 23 công ty trên sàn giao dịch TP.HCM (HSX), và 16 mã cổ phiếu trên sàn Hà Nội (HNX). Tại ngày 31 tháng 7 năm 2014, tổng giá trị vốn hóa của các mã này đạt 19,0 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,6% vốn hóa của các công ty niêm yết trên hai sàn chứng khoán. SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: CQ49/18.01 Luận văn tốt nghiệp 12 Học viện Tài chính Trong vòng 12 tháng, các nhà đầu tư vào cổ phiếu ngành kho vận đạt được lợi nhuận trung bình là 71%, cao hơn hẳn chỉ số VN-Index (20%) và HNX-Index (27%). Những mã tăng trưởng cao nhất là CTCP Hàng hải Hà Nội – MHC (283%), CTCP Dịch vụ Thương mại và Hàng hải – TJC (238%), và CTCP Tập đoàn Mai Linh miền Trung – MNC (201%). Biểu đồ 2 : CHỈ SỐ GIÁ CỔ PHIẾU NGÀNH LOGISTICS (% TĂNG TRƯỞNG) Ghi chú: Chỉ số ngành kho vận được xây dựng từ biến động giá của 39 mã cổ phiếu trong ngành với trọng số đều. (Nguồn: Bloomberg, dữ liệu tại ngày 31/7/2014). Từ đồ thị trên ta nhận thấy rằng chỉ số giá cổ phiếu ngành kho vận cùng chiều với giá HNX-Index và VN-Index, tuy nhiên mức tăng thì có sự khác nhau. Cụ thể mức tăng của cổ phiếu ngành Logistics cao hơn mức tăng của SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: CQ49/18.01 Luận văn tốt nghiệp 13 Học viện Tài chính HNX-Index và VN-Index, điều này cho thấy cổ phiếu ngành Logistics có mức tăng cao hơn trung bình toàn thị trường. SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: CQ49/18.01 Luận văn tốt nghiệp 14 Học viện Tài chính Bảng 1: MỘT SỐ CỔ PHIẾU LOGISTICS CÓ VÔN HÓA LỚN Nguồn: Blomberg, báo cáo tài chính công ty, dữ liệu ngày 23/12/2014 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Giá của cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. - Sự tiến triển của nền kinh tế quốc dân, tình hình kinh tế khu vực và thế giới: Thông thường, giá cổ phiếu có xu hướng tăng khi nền kinh tế phát triển (và có xu hướng giảm khi nền kinh tế yếu đi). Bởi khi đó, khả năng về kinh doanh có triển vọng tốt đẹp, nguồn lực tài chính tăng lên, nhu cầu cho đầu tư lớn hơn nhiều so với nhu cầu tích luỹ và như vậy, nhiều người sẽ đầu tư vào cổ phiếu. - Chính sách thuế của Nhà nước đối với thu nhập từ chứng khoán:Nếu khoản thuế đánh vào thu nhập từ chứng khoán cao (hoặc tăng lên) sẽ làm cho SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: CQ49/18.01 Luận văn tốt nghiệp 15 Học viện Tài chính số người đầu tư giảm xuống, từ đó làm cho giá chứng khoán giảm. - Những biến động về chính trị, xã hội, quân sự: Đây là những yếu tố phi kinh tế nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá cổ phiếu trên thị trường. Nếu những yếu tố này có khả năng ảnh hưởng tích cực tới tình hình kinh doanh của DN thì giá cổ phiếu của DN sẽ tăng lên. - Những yếu tố nội tại gắn liền với nhà phát hành biến động: Yếu tố về kỹ thuật sản xuất: trang thiết bị máy móc, công nghệ, tiềm năng nghiên cứu phát triển...; yếu tố về thị trường tiêu thụ: khả năng về cạnh tranh và mở rộng thị trường...; yếu tố về con người: chất lượng ban lãnh đạo, trình độ nghề nghiệp của công nhân; tình trạng tài chính của DN... - Tâm lý nhà đầu tư: Theo thuyết lòng tin về giá cổ phiếu, yếu tố căn bản trong biến động của giá cổ phiếu là sự tăng hay giảm lòng tin của nhà đầu tư đối với tương lai của giá cổ phiếu, của lợi nhuận DN và của lợi tức cổ phần. Vào bất cứ thời điểm nào, trên thị trường cũng xuất hiện 2 nhóm người: nhóm người lạc quan và nhóm người bi quan. Khi số tiền do người lạc quan đầu tư chiếm nhiều hơn, thị trường sẽ tăng giá và khi số tiền bán ra của người bi quan nhiều hơn, thị trường sẽ hạ giá. Tỷ lệ giữa 2 nhóm người này sẽ thay đổi tuỳ theo cách diễn giải của họ về thông tin, cả về chính trị lẫn kinh doanh, cũng như những đánh giá của họ về nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng. Chính vì thế, cùng một loại chứng khoán, có người cho rằng, xấu quá cần phải bán đi, nhưng ngược lại có người cho rằng, tương lai của nó rất xán lạn cần phải mua vào. Điều này cũng lý giải tại sao trên TTCK lúc nào cũng có người mua, người bán. Ngoài ra, các hành động lũng đoạn, tung tin đồn nhảm, các biện pháp kỹ thuật của nhà điều hành thị trường, ý kiến của các nhà phân tích... cũng có thể khiến thị giá cổ phiếu biến động. SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: CQ49/18.01
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan