Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp giảm tổn thất điện năng tại côn...

Tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp giảm tổn thất điện năng tại công ty điện lực long biên trong giai đoạn 2010 2020

.PDF
125
117
55

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Chu Thị Kim Oanh PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC LONG BIÊN TRONG GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN THỊ BÍCH NGỌC HÀ NỘI – 2013 Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa Kinh tế và quản lý LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập tại lớp Cao học Quản trị kinh doanh khóa 2011-2012, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, tôi đã được đào tạo và tích lũy nhiều kiến thức cho bản thân cũng như phục vụ công việc. Đặc biệt là khoảng thời gian thực hiện đề tài: “Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp giảm tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực Long Biên trong giai đoạn 2010 - 2020”. Tôi xin bày tỏ lòng tri ân tới các Thầy, Cô Khoa Kinh tế & Quản lý – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Ban Giám đốc cùng đồng nghiệp tại Công ty Điện lực Long Biên đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong học tập, nghiên cứu và làm luận văn. Đặc biệt xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS.Trần Thị Bích Ngọc, đã dành nhiều thời gian và công sức hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này. Mặc dù bản thân cũng đã cố gắng, song với kiến thức còn hạn chế và thời gian có hạn, luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo của Quý Thầy, Cô, sự góp ý của bạn bè và đồng nghiệp nhằm bổ sung hoàn thiện luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2013 Học viên Chu Thị Kim Oanh Chu Thị Kim Oanh Cao học QTKD 2011-2012 Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa Kinh tế và quản lý MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU Chương I CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG VÀ TẦM QUAN TRỌNG 3 QUẢN LÝ TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TRONG CÔNG TÁC KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC LONG BIÊN …………………………. 1.1. Đặc điểm và vai trò của ngành điện trong nền kinh tế quốc dân ……. 4 1.1.1. Đặc điểm của ngành điện hiện nay …………………………………... 4 1.1.2. Vai trò của ngành điện trong nền kinh tế quốc dân ………………… 6 1.2. Bản chất về kinh doanh điện năng ……………………………………... 7 1.2.1. Khái niệm về kinh doanh điện năng …………………………………. 7 1.2.2. Những yêu cầu cơ bản của kinh doanh điện năng ………………….. 7 1.3. Tổn thất điện năng ……………………………………………………… 8 1.3.1. Khái niệm tổn thất điện năng …………………………………………... 8 1.3.2. Phân loại tổn thất điện năng ……………………………………………. 9 1.3.2.1. Tổn thất điện năng kỹ thuật …………………………………………... 10 1.3.2.2. Tổn thất điện năng thương mại (phi kỹ thuật) ………………………... 12 1.4. Vai trò của việc giảm tổn thất điện năng ……………………………… 15 1.5. Một số phương pháp và nguyên tắc tính tổn thất điện năng …………. 17 1.5.1. Một số phương pháp tính tổn thất điện năng …………………………… 18 1.5.2. Phân tích tổn thất điện năng ……………………………………………. 20 1.6. Làm thế nào để giảm tổn thất điện năng ………………………………. 22 1.6.1. Giảm tổn thất kỹ thuật ………………………………………………….. 22 1.6.2. Giảm tổn thất thương mại ………………………………………………. 23 1.6.3. Xây dựng ý thức và sắp xếp nguồn nhân lực hợp lý …………………… 24 1.6.4. Nâng cao công tác phối hợp và tổ chức thực hiện trong Công ty ……… 24 Chu Thị Kim Oanh Cao học QTKD 2011-2012 Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa Kinh tế và quản lý TÓM TẮT CHƯƠNG I ……………………………………………………... 26 Chương II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN 27 NĂNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC LONG BIÊN ………………………… 2.1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu quản lý và một số kết quả hoạt động … 2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Điện lực Long Biên - Tổng Công ty Điện lực TP. Hà Nội …………………………………………………………... 27 27 2.1.2. Cơ cấu quản lý của Công ty Điện lực Long Biên ………………………. 28 2.1.3. Mô hình tổ chức quản lý ………………………………………………... 28 2.2. Quá trình hình thành và phát triển lưới điện phân phối Quận Long 30 Biên –TP. Hà Nội …………………………………………………………….. 2.2.1. Quá trình hình thành ……………………………………………………. 30 2.2.2. Địa hình và địa chất công trình ………………………………………… 31 2.2.3. Khí hậu …………………………………………………………………. 31 2.2.4. Sông hồ …………………………………………………………………. 32 2.2.5. Tài nguyên thiên nhiên …………………………………………………. 32 2.2.6. Dân số ………………………………………………………………….. 33 2.3. Khối lượng tài sản thuộc sở hữu của Công ty Điện lực Long Biên 34 đang quản lý vận hành ………………………………………………………. 2.4. Công nghệ ……………………………………………………………….. 41 2.4.1. Công nghệ trong quản lý, vận hành và sửa chữa hệ thống điện ………... 41 2.4.2. Công nghệ trong kinh doanh điện năng ………………………………... 42 2.4.3. Công nghệ trong quản lý ………………………………………………. 42 2.5. Phân tích thực trạng tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực Long 43 Biên …………………………………………………………………………… 2.5.1. Tình hình thực hiện tổn thất điện năng so với kế hoạch được giao của 43 Công ty Điện lực Long Biên trong những năm gần đây ……………………… Chu Thị Kim Oanh Cao học QTKD 2011-2012 Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa Kinh tế và quản lý 2.5.2. Phân tích tình hình tổn thất điện năng theo từng đội quản lý ………….. 2.6. Phân tích một số nguyên nhân ảnh hưởng đến tổn thất điện năng của Công ty Điện lực Long Biên …………………………………………………. 49 51 2.6.1. Nguyên nhân kỹ thuật ………………………………………………….. 51 2.6.1.1. Nguyên nhân do nguồn điện cung cấp ……………………………….. 57 2.6.1.2. Nguyên nhân do hệ thống lưới điện và quản lý vận hành ……………. 59 2.6.1.3. Nguyên nhân do phụ tải ……………………………………………… 64 2.6.2. Nguyên nhân thương mại ………………………………………………. 66 2.6.2.1. Nguyên nhân do thiết bị đo đếm điện năng ………………………….. 66 2.6.2.2. Nguyên nhân do khách hàng sử dụng điện …………………………… 67 2.6.2.3. Nguyên nhân do công tác quản lý kinh doanh ……………………….. 69 TÓM TẮT CHƯƠNG II …………………………………………………….. 74 Chương III MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG 75 TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC LONG BIÊN ………………………………… 3.1. Các mục tiêu định hướng của Công ty Điện lực Long Biên trong công tác giảm tổn thất điện năng …………………………………………………. 75 3.2. Các giải pháp giảm tổn thất điện năng ………………………………… 75 3.2.1. Giải pháp 1 - Đầu tư củng cố và phát triển lưới điện …………………... 75 3.2.2. Giải pháp 2 - Tăng cường quản lý thiết bị đo đếm …………………….. 79 3.2.3. Giải pháp 3 - Tăng cường quản lý khách hàng sử dụng điện và công tác quản lý kinh doanh ……………………………………………………………. 3.2.4. Giải pháp 4 - Chủ động phát triển nguồn nhân lực …………………….. 3.2.5. Giải pháp 5 - Nhóm giải pháp về nâng cao công tác phối hợp trao đổi thông tin giữa khách hàng sử dụng điện với Công ty ………………………… 85 90 93 TÓM TẮT CHƯƠNG III …………………………………………………… 99 KẾT LUẬN ………………………………………………………………….. 100 PHỤ LỤC ………………...…………………………………………………... 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………... 115 Chu Thị Kim Oanh Cao học QTKD 2011-2012 Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa Kinh tế và quản lý DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Diện tích các loại đất của quận Long Biên ………………………….. 33 Bảng 2.2: Dân số và mật độ dân số quận Long Biên …………………………… 33 Bảng 2.3: Thống kê mang tải các đường dây quận Long Biên ………………… 35 Bảng 2.4: Đường dây trung thế do Công ty Điện lực Long Biên quản lý ……… 36 Bảng 2.5: Bảng tổng hợp dung lượng MBA trung gian và phân phối ………….. 36 Bảng 2.6: Bảng tổng hợp khối lượng MBA theo gam và theo cách điện ………. 36 Bảng 2.7: Khối lượng đường dây trung thế đang quản lý vận hành ……………. 37 Bảng 2.8: Khối lượng đường dây hạ thế đang quản lý vận hành ……………….. 38 Bảng 2.9: Số lượng máy cắt đang quản lý vận hành ……………………………. 38 Bảng 2.10: Số lượng cầu dao cách ly thường đang quản lý vận hành ………….. 39 Bảng 2.11: Số lượng cầu dao phụ tải đang quản lý vận hành …………………... 39 Bảng 2.12: Số lượng tủ RMU đang quản lý vận hành ………………………….. 39 Bảng 2.13: Số lượng chống sét đang quản lý vận hành ………………………… 40 Bảng 2.14: Số lượng cầu chì tự rơi đang quản lý vận hành …………………….. 40 Bảng 2.15: Số lượng RECLOSER đang quản lý vận hành ……………………... 40 Bảng 2.16: Tình hình thực hiện sửa chữa duy tu lưới điện ……………………... 41 Bảng 2.17: Bảng tổng hợp tình hình thực hiện chương trình giảm tổn thất điện 44 năng tại Công ty Điện lực Long Biên …………………………………………….. Bảng 2.18: Tỷ lệ giảm tổn thất các trạm biến áp sau khi cải tạo lưới điện tại Đội 47 quản lý điện 1 …………………………………………………………………… Chu Thị Kim Oanh Cao học QTKD 2011-2012 Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa Kinh tế và quản lý Bảng 2.19: Khu vực quản lý điện của các Đội quản lý …………………………. 49 Bảng 2.20: Tình hình thực hiện chỉ tiêu tổn thất điện năng tại các Đội quản lý 49 điện ……………………………………………………………………………… Bảng 2.21: Danh mục các dự án SCL từ năm 2008 đến năm 2012 …………….. 53 Bảng 2.22: Chất lượng điện áp đường dây trung thế …………………………… 58 Bảng 2.23: Dòng điện giờ cao điểm và chiều dài đường dây trung thế ………… 60 Bảng 2.24: Đường trục hạ thế không đảm bảo vận hành cần thay thế …………. 62 Bảng 2.25: Một số vụ sự cố điển hình nguyên nhân do công tác QLVH ………. 64 Bảng 2.26: Số lượng TBA khách hàng sử dụng non tải từ 21 giờ đến 7 giờ sáng 65 hôm sau …………………………………………………………………………. Bảng 2.27: Số lượng công tơ quá niên hạn sử dụng cần thay thế ………………. 67 Bảng 2.28: Danh sách khách hàng vi phạm sử dụng điện năm 2011 ………….. 68 Bảng 3.1: Số lượng hòm chống tổn thất không đạt tiêu chuẩn chống tổn thất … 84 Bảng 3.2: So sánh về lợi ích trước và sau khi có giải pháp …………………….. 95 Chu Thị Kim Oanh Cao học QTKD 2011-2012 Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa Kinh tế và quản lý DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Các nguyên nhân gây ra tổn thất điện năng ………………………... 71 Hình 2.2: Sơ đồ hình cây về các nguyên nhân ảnh hưởng đến tổn thất thương mại ……………………………………………………………………………. Hình 2.3: Sơ đồ hình cây về các nguyên nhân ảnh hưởng đến tổn thất kỹ thuật Chu Thị Kim Oanh 72 73 Cao học QTKD 2011-2012 Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa Kinh tế và quản lý DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. Công ty: Công ty Điện lực Long Biên 2. Tổng Công ty: Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội 3. TTĐN: Tổn thất điện năng 4. P.KHVT&QLDA: Phòng kế hoạch vật tư & quản lý dự án 5. P.KT: Phòng kỹ thuật 6. P.TCKT: Phòng tài chính kế toán 7. MBA: Máy biến áp 8. TU: Máy biến điện áp 9. TI: Máy biến dòng điện 10. RMU: Tủ điện Ring Main Unit 11. SI: Cầu chì tự rơi 12. ĐDK: Đường dây không 13. CBCNV: Cán bộ công nhân viên 14. XHCN: Xã hội chủ nghĩa Chu Thị Kim Oanh Cao học QTKD 2011-2012 Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa Kinh tế và quản lý MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành điện là một ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn, có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn tập trung đầu tư, chỉ đạo một cách toàn diện đối với hoạt động của ngành điện. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, ngành điện đã luôn cố gắng hoàn thành một cách có hiệu quả nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội đã được Đảng và Nhà nước giao phó, đóng góp xứng đáng vào công cuộc đấu tranh bảo vệ và giải phóng đất nước trước đây cũng như công cuộc đổi mới xây dựng đất nước, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày nay. Từ khi chuyển đối nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngành điện nói chung và Công ty Điện lực Long Biên nói riêng đã phải cố gắng rất nhiều để thích nghi và tồn tại trong điều kiện mới. Khi Việt Nam hội nhập với thế giới, yêu cầu đổi mới ngành điện, thay đổi cơ chế vận hành thị trường điện năng càng trở nên cấp bách. Thị trường phát điện cạnh tranh đã dần được hình thành, cơ chế bao cấp cho ngành điện từ từ bị loại bỏ. Vị thế độc quyền của các Công ty Điện lực dần được xóa bỏ, môi trường kinh doanh càng ngày càng khó khăn, nguy cơ phải cạnh tranh với đối thủ trên thương trường đã hiện hữu. Là một cán bộ đã có gần mười năm làm việc trong ngành điện, tôi ý thức được rằng tỷ lệ tổn thất điện năng chính là thước đo chất lượng hạ tầng hệ thống điện và hiệu quả của việc cung ứng điện. Giảm được tỷ lệ tổn thất điện năng có ý nghĩa rất quan trọng cả về lợi ích kinh tế và chất lượng cung cấp điện. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp giảm tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực Long Biên trong giai đoạn 2010 - 2020”. 2. Mục đích của Luận văn Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác giảm tổn thất điện năng của Công ty Điện lực Long Biên, luận văn nghiên cứu các điểm mạnh, điểm yếu từ đó xây dựng cơ sở lý luận để đề xuất các giải pháp nhằm giảm tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực Long Biên đến năm 2020. Chu Thị Kim Oanh 1 Cao học QTKD 2011-2012 Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa Kinh tế và quản lý 3. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận văn, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là: thống kê, mô phỏng, so sánh tổng hợp, phân tích kinh tế. Dữ liệu được thu thập dựa trên 2 nguồn sơ cấp và thứ cấp: - Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc trao đổi với lãnh đạo của Tổng Công ty Điện lực TP. Hà Nội và Tập đoàn Điện lực Việt Nam. - Dữ liệu thứ cấp được thu thập trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, khảo sát của các tạp chí Điện lực và các báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực TP. Hà Nội, Công ty Điện lực Long Biên cũng như trên mạng Internet. 4. Phạm vi nghiên cứu Tác giả tập trung nghiên cứu công tác giảm tổn thất điện năng và các vấn đề liên quan đến tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực Long Biên. 5. Kết cấu của Luận văn Luận văn gồm 3 chương: Phần mở đầu Chương I: Cơ sở lý thuyết về tổn thất điện năng và tầm quan trọng quản lý tổn thất điện năng trong công tác kinh doanh của Công ty Điện lực Long Biên. Chương II: Phân tích thực trạng công tác giảm tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực Long Biên. Chương III: Một số giải pháp thực hiện giảm tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực Long Biên.. Chu Thị Kim Oanh 2 Cao học QTKD 2011-2012 Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa Kinh tế và quản lý Chương I CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG VÀ TẦM QUAN TRỌNG QUẢN LÝ TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TRONG CÔNG TÁC KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC LONG BIÊN Ngày nay mọi tổ chức năng động có qui mô lớn hay nhỏ, hoạt động mang tính địa phương hay toàn cầu đều đối mặt với những thách thức phải sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu các đối tượng tiêu dùng của mình. Nhu cầu của khách hàng đối với những sản phẩm và dịch vụ tốt có thể là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến những dự đoán trong tương lai. Chất lượng được xác định bằng việc một sản phẩm hay dịch vụ được tạo ra hay cung cấp phải tạo được sự tin cậy và gần gũi với khách hàng. Một trong những phổ biến của nền kinh tế thị trường là “cạnh tranh”. Có nhiều loại vũ khí cạnh tranh: chất lượng, giá cả, thời hạn giao hàng, các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng, các hoạt động xúc tiến bán hàng… Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp vận dụng các loại vũ khí trên ở mức độ khác nhau. Đứng trên quan điểm của khách hàng, các yếu tố tác động đến quyết định của khách hàng trong việc mua một sản phẩm hay dịch vụ chính là chất lượng sản phẩm, giá cả và thời gian giao hàng. Ở bất kỳ đối tượng khách hàng nào, chất lượng đều là mối quan tâm hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của họ. Trước đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng khi mà thị trường người tiêu dùng thay thế cho thị trường người sản xuất trước kia, các doanh nghiệp đang gặp một bài toán khó, vừa làm sao sản xuất ra những mặt hàng có chất lượng cao, giá thành rẻ để đảm bảo lợi nhuận, đồng thời luôn sẵn có với giá cả cạnh tranh, bên cạnh đó phải đáp ứng yêu cầu luật pháp. Vì thế để tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải đảm bảo được niềm tin cho khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình thông qua một môi trường sản xuất mà trong đó từng cá nhân ở mọi cấp độ đều tham gia và có ý thức về chất lượng. Chu Thị Kim Oanh 3 Cao học QTKD 2011-2012 Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa Kinh tế và quản lý 1.1. Đặc điểm và vai trò của ngành điện trong nền kinh tế quốc dân 1.1.1. Đặc điểm của ngành điện hiện nay Điện năng có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Điện là tư liệu đầu vào căn bản của nhiều ngành sản xuất. Ngành điện là ngành cơ sở hạ tầng, tạo động lực cho toàn bộ nền kinh tế xã hội. Tất cả những nước khi phát triển đều phải dựa trên cơ sở điện khí hoá và đặc biệt ngày nay khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì vai trò của điện khí hoá ngày càng rõ nét. Điện năng là một sản phẩm đặc biệt nó khác với các loại sản phẩm khác. Nếu như các loại sản phẩm khác có thể sản xuất ra và được dự trữ, cất vào kho sau đó có thể đem ra tiêu dùng nhưng điện năng thì lại không thể dự trữ, cất vào kho được. Quá trình sản xuất và tiêu dùng điện năng diễn ra đồng thời. Điện năng sau khi sản xuất ra được phân phối tới nơi tiêu dùng thông qua hệ thống truyền tải điện: cao thế, trung thế, hạ thế. Khi khách hàng tiêu dùng điện năng chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác như nhiệt năng, cơ năng, quang năng tùy theo mục đích của khách hàng tiêu dùng để thoả mãn nhu cầu của khách hàng tiêu dùng. Điện năng là một sản phẩm mang tính thông dụng trong tiêu dùng, đôi khi như là một sản phẩm công cộng của toàn xã hội, nó tác động đến mọi người, mọi gia đình, mọi hoạt động của xã hội. Khác với các loại hàng hoá thông thường, sản phẩm điện được khách hàng tiêu dùng trước, sau một thời gian mới ghi nhận tính toán lượng điện khách hàng đã tiêu dùng. Quá trình ghi nhận số liệu điện năng tiêu dùng cũng được chuyên biệt hoá thành công tác ghi chỉ số trên công tơ đếm điện giống như việc đọc trị số trên các phương tiện đo lường khác... vì vậy trong kinh doanh bán điện xuất hiện nhu cầu phải quản lý chặt chẽ quá trình ghi chỉ số trên công tơ đếm điện nhằm tránh tổn thất điện năng. Giá bán trong kinh doanh điện năng cũng khác với các loại hàng hoá khác. Nếu như với các loại hàng hoá khác thì giá mua và giá bán thường là do thị trường quyết định, còn trong kinh doanh điện năng thì vì điện năng là một loại vật tư kỹ thuật có tính chiến lược rất cần thiết trong đời sống xã hội, nó có ảnh hưởng lớn đến rất nhiều ngành Chu Thị Kim Oanh 4 Cao học QTKD 2011-2012 Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa Kinh tế và quản lý khác, nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước do đó Nhà nước phải có những điều tiết nhất định đối với ngành điện. Giá điện là do Nhà nước quy định, nó có ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh. Các đơn vị kinh doanh điện năng muốn kinh doanh có hiệu quả đòi hỏi phải giảm chi phí của đơn vị mình điều này phụ thuộc chủ yếu vào vai trò quản lý trong các đơn vị kinh doanh điện năng. Về phương diện đo đếm cũng mang tính chất đặc biệt, ở những ngành kinh doanh khác người bán có thể dùng phương tiện đo đếm chung để cân đo, đong, đếm hàng hoá cho khách hàng, còn trong kinh doanh điện, đồng hồ đo đếm điện là phương tiện đặc biệt dùng để đo lường sản lượng điện khách hàng đã tiêu dùng và mỗi khách hàng phải dùng một đồng hồ riêng do đó việc quản lý với số lượng lớn là rất khó khăn phức tạp, chất lượng và kỹ thuật đo đếm có ảnh hưởng lớn đến sản lượng điện năng bán ra. Điện có thể được sản xuất ra từ nhiều nguồn năng lượng khác nhau như: than đá, nước, năng lượng nguyên tử, dầu mỏ, khí đốt, năng lượng mặt trời, gió… Đặc điểm của hệ thống điện là ở thời điểm nào cũng cần có sự cân bằng giữa công suất phát ra và công suất tiêu thụ cộng tổn thất công suất, tuy nhiên hiện nay lượng điện sản xuất ra không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng vì vậy luôn đòi hỏi phải tăng công suất sản xuất và các biện pháp quản lý để tăng lượng điện cung ứng. Việc quản lý, vận hành một hệ thống điện để kinh doanh điện năng đòi hỏi phải theo quy trình, quy phạm nghiêm ngặt, mang tính hệ thống cao. Cũng chính vì vậy tổ chức sản xuất kinh doanh không hợp lý sẽ làm ảnh hưởng đến chi phí trong giá thành điện năng và sinh ra tổn thất điện năng trong các khâu từ sản xuất đến truyền tải và phân phối điện. Kinh doanh điện năng vừa có chức năng kinh doanh vừa có chức năng phục vụ. Một mặt kinh doanh điện năng phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng: cung ứng liên tục, đầy đủ, đảm bảo chất lượng điện năng vừa phải hạch toán sao cho kinh doanh hiệu quả và có lãi. Tuy nhiên, nếu kinh doanh điện năng có lãi nhưng không đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước thì không thể nói là kinh doanh có hiệu quả được. Ngược lại nếu cung ứng tốt mà kinh doanh không có lãi thì công ty không thể tồn tại và phát triển được. Tức là trong hoạt động kinh doanh của Chu Thị Kim Oanh 5 Cao học QTKD 2011-2012 Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa Kinh tế và quản lý Công ty Điện lực có những hoạt động kinh doanh có lợi nhuận, có những hoạt động kinh doanh chỉ có thể đạt được mức giảm thiểu bù lỗ và cũng có hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội. Điện năng vừa là tư liệu sản xuất, vừa là tư liệu tiêu dùng. Điện năng khi tiêu thụ tại các khối doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh phục vụ cho việc sản xuất ra các loại sản phẩm vật chất phục vụ cho mục đích kinh doanh thì điện năng đóng vai trò là tư liệu sản xuất. Mặt khác trong đời sống hàng ngày điện năng tiêu thụ dưới dạng phục vụ mục đích sinh hoạt hàng ngày của người dân thì điện năng đóng vai trò là tư liệu tiêu dùng. Từ tính chất đặc biệt của điện năng cho thấy việc kinh doanh điện năng là một lĩnh vực lớn và phức tạp, quan trọng vì vậy trong công tác truyền tải và phân phối điện năng phải phát huy hết khả năng nhằm nâng cao chất lượng điện năng. Đồng thời các đơn vị kinh doanh điện năng phải thực hiện những biện pháp hữu hiệu nhằm làm giảm tổn thất điện năng. 1.1.2. Vai trò của ngành điện trong nền kinh tế quốc dân Điện năng có vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn đến toàn bộ sự phát triển của nền kinh tế quốc dân nhất là đối với các nước đang tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá như Việt Nam. Bởi vì hiện đại hoá chỉ có thể được tiến hành trên cơ sở công nghiệp hoá, mà điện năng là một loại nhiên liệu đặc biệt không thể thiếu cho sự phát triển của một ngành công nghiệp. Nhờ có điện năng mà chúng ta mới có thể ứng dụng được những công nghệ kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất, mới có thể truyền đi hoặc nhận được thông tin giữa các quốc gia một cách nhanh chóng. Điện năng có vai trò to lớn phục vụ kinh tế, xã hội, đời sống con người trong một xã hội hiện đại. Trên một bình diện quốc gia điện năng còn giúp thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn mang lại những tiện lợi chung cho thế giới hiện đại. Điện năng tác động không chỉ đối với ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ mà còn tác động tới việc chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, việc làm, từ đó tác động đến mức sống, lối sống của người dân và của toàn xã hội: Điện năng không chỉ phục vụ cho đời sống của từng cá nhân, từng con người mà nó là Chu Thị Kim Oanh 6 Cao học QTKD 2011-2012 Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa Kinh tế và quản lý nhu cầu thiết yếu của sự phát triển, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của toàn xã hội. Điện năng có vai trò quan trọng là vì nó có nhiều tính ưu việt hơn so với các loại năng lượng khác. Một trong những tính quan trọng và quý giá nhất của điện năng là nó có thể truyền đi xa một cách nhanh chóng mà tổn hao lại ít so với các dạng năng lượng khác thông qua hệ thống truyền tải điện. Nó giải quyết được vấn đề sử dụng tài nguyên tại chỗ để biến thành dạng năng lượng điện phục vụ cho nhu cầu ở khắp mọi nơi cách xa hàng nghìn kilômét không chỉ cho một quốc gia mà có thể cho nhiều quốc gia. Từ đó cho thấy điện là nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế và đời sống xã hội. Công nghiệp điện là ngành công nghiệp được ưu tiên đặc biệt và ngành điện được coi như một ngành kinh tế hạ tầng cơ sở đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, giữ vị trí trung tâm trong nền kinh tế. 1.2. Bản chất về kinh doanh điện năng 1.2.1. Khái niệm về kinh doanh điện năng Công tác kinh doanh điện năng trong ngành điện bao gồm các nội dung sau: Truyền tải điện từ nhà máy sản xuất điện thông qua đường dây truyền tải điện đến các trạm biến áp trung gian hạ cấp điện áp, trạm biến áp, cuối cùng đến các hộ tiêu dùng. Các khâu cơ bản trong công tác kinh doanh điện: - Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu cấp điện của khách hàng; - Ký kết hợp đồng cung ứng điện cho khách hàng; - Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện hợp đồng; - Lắp đặt và quản lý công tơ; - Ghi chỉ số công tơ; - Làm hoá đơn; - Thu tiền điện; - Hạch toán kết quả kinh doanh điện năng. 1.2.2. Những yêu cầu cơ bản của kinh doanh điện năng Đối với bất kỳ ngành kinh doanh nào cũng đòi hỏi phải có những yêu cầu Chu Thị Kim Oanh 7 Cao học QTKD 2011-2012 Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa Kinh tế và quản lý nhất định. Đối với ngành điện thì yêu cầu trong công tác quản lý truyền tải và kinh doanh điện năng đòi hỏi phải được tuân thủ chặt chẽ nếu không nó không chỉ ảnh hưởng đến ngành điện mà nó còn ảnh hưởng đến các ngành khác và đến cả mọi người dân. Do đó việc truyền tải và phân phối điện năng đòi hỏi phải đảm bảo một số yêu cầu sau: Phải đảm bảo tính an toàn trong sản xuất và kinh doanh: đảm bảo an toàn cho con người, cho các thiết bị. Để an toàn cho các thiết bị đòi hỏi chất lượng điện năng phải đảm bảo, cung cấp điện ổn định, tần số dòng điện ổn định. Để an toàn cho con người, trong sản xuất và kinh doanh điện năng đòi hỏi việc sản xuất, kinh doanh điện năng phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy định hiện hành. Điện năng phải được cung cấp liên tục, vì điện năng là nhiên liệu đầu vào cho nhiều ngành sản xuất kinh doanh, do đó nếu mất điện thì sẽ làm cho sản xuất của các ngành khác sẽ bị đình trệ. Mất điện đột ngột có thể dẫn đến thiết bị và sản phẩm bị hư hỏng. Đối với người dân tiêu dùng điện trong sinh hoạt đòi hỏi điện phải cung cấp đủ công suất, chất lượng điện áp ổn định và thời gian cấp điện. Trong việc quản lý đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ vì điện năng là một loại sản phẩm đặc biệt không thể nhìn thấy hình dạng kích thước, việc đo đếm cũng rất khác với các loại sản phẩm khác, việc phát hiện ra sự hao hụt trong kinh doanh cũng như trong truyền tải là rất khó khăn. Do đó nếu không quản lý chặt chẽ sẽ làm cho tổn thất lớn, kinh doanh sẽ không hiệu quả. Nếu khâu quản lý tốt sẽ làm giảm được tổn thất, kinh doanh sẽ đạt hiệu quả cao không chỉ cho riêng ngành điện mà còn cho nhiều ngành kinh tế của đất nước vì nó làm giảm chi phí đầu vào, giảm lượng hàng phế phẩm cho các ngành kinh tế, cho mọi người dân khi sử dụng điện. 1.3. Tổn thất điện năng 1.3.1. Khái niệm tổn thất điện năng Trong kinh doanh điện năng khâu đầu tiên chính là khâu ghi chỉ số công tơ đếm điện tại đầu nguồn do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) bán ra và khâu cuối cùng là quá trình ghi chỉ số công tơ đếm điện từ các công tơ đo điện từng nhà hoặc hiện trường của khách hàng, tuy nhiên tổng sản lượng điện năng đo đếm ở khâu cuối cùng < tổng sản lượng điện năng đo đếm ở đầu nguồn. Chu Thị Kim Oanh 8 Cao học QTKD 2011-2012 Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa Kinh tế và quản lý Lượng điện nhỏ hơn ở khâu cuối cùng so với tổng sản lượng đo ở đầu nguồn người ta gọi là tổn thất điện năng. Một phần lượng điện năng tổn thất này tiêu hao cho quá trình truyền tải điện từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng đó là tiêu hao trên dây dẫn, các máy biến thế, thiết bị đo, đếm điện. Một phần lượng điện năng tổn thất này mất mát trong quá trình tổ chức quản lý, tổ chức bán điện. Vậy “tổn thất điện năng trên lưới điện là lượng điện năng tiêu hao cho quá trình truyền tải và phân phối điện khi tải điện từ ranh giới giao nhận với các nhà máy phát điện qua lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối đến các hộ tiêu thụ điện. Tổn thất điện năng còn được gọi là điện năng dùng để truyền tải và phân phối điện. Trong hệ thống điện, tổn thất điện năng phụ thuộc vào đặc tính mạch điện, lượng điện truyền tải, khả năng của hệ thống và vai trò của công tác quản lý”. [Nguồn tài liệu:Hướng dẫn các biện pháp cơ bản về quản lý kỹ thuật – vận hành và quản lý kinh doanh để giảm tổn thất điện năng - Tập đoàn điện lực Việt Nam] Mức độ tổn thất là khác nhau tại mỗi thời điểm khác nhau, mỗi vùng mỗi quốc gia khác nhau. Vì tổn thất phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, việc giảm tổn thất điện năng có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi quốc gia chính vì vậy mà hiện nay cần phải áp dụng các biện pháp để nhằm làm giảm tổn thất điện năng. 1.3.2. Phân loại tổn thất điện năng Phân loại tổn thất giúp ta hiểu rõ hơn có những loại tổn thất nào và ảnh hưởng của từng loại tổn thất trong quá trình sản xuất và kinh doanh điện năng. Mặt khác việc phân loại tổn thất còn giúp cho các nhà quản lý kinh doanh bán điện đánh giá mức tác động của tổn thất tới hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, xem xét những tổn thất nào là do yếu tố chủ quan, những yếu tố nào là do yếu tố khách quan để từ đó tác động nên yếu tố nào để có thể giảm được tổn thất điện năng và mang lại hiệu quả kinh doanh. Có rất nhiều loại tổn thất điện năng: Tổn thất điện năng kỹ thuật, tổn thất điện năng phi kỹ thuật (là tổn thất do trình độ quản lý sản xuất, tính nhịp nhàng Chu Thị Kim Oanh 9 Cao học QTKD 2011-2012 Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa Kinh tế và quản lý trong quá trình tổ chức sản xuất... và cả các nguyên nhân khác như thiên tai...), tổn thất điện năng thương mại. Tuy nhiên trong Luận văn tốt nghiệp tác giả chỉ tập chung hai loại tổn thất cơ bản là tổn thất điện năng kỹ thuật và tổn thất điện năng thương mại (phi kỹ thuật). 1.3.2.1. Tổn thất điện năng kỹ thuật Đó là trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng từ các nhà máy điện đến các hộ tiêu thụ điện, đã diễn ra một quá trình vật lý là dòng điện khi đi qua máy biến áp dây dẫn và các thiết bị điện trên hệ thống lưới điện đã làm phát nóng máy biến áp, dây dẫn đường dây và các thiết bị điện dẫn đến làm tiêu hao điện năng; đường dây dẫn điện cao áp từ 110kV trở lên còn có tổn thất vầng quang; dòng điện qua cáp ngầm, tụ điện còn có tổn thất do điện môi, đường dây điện đi song song với đường dây khác như dây chống sét, dây thông tin… có tổn hao điện năng do hỗ cảm. Tiêu hao điện năng tất yếu xảy ra trong quá trình này chính là tổn thất điện năng kỹ thuật. Trong đó bao gồm: Tổn thất điện năng để tải lượng điện năng trên lưới cao áp (110- 500kV) từ các nguồn điện đến các trạm biến áp cao, trung áp (500/220/110kV, 110/35/22kV) đây là phần tổn thất kỹ thuật trên lưới cao áp. Tổn thất điện năng trên lưới trung áp (35/10,6kV) là lượng điện năng cần thiết để tải từ các trạm trung gian (110/35/10,6kV) đến các trạm trung gian (35/10,6kV) và trên lưới (10,6kV) xuống hạ áp (35/0,4kV; 10/0,4kV; 6/0,4kV). Tuỳ theo kết cấu mạng lưới từng địa phương tổn thất này dao động từ 5 - 8%. Tổn thất điện năng trên lưới hạ áp (380-220kV), đây là phần tổn thất kỹ thuật hạ áp để tải lượng điện từ trạm biến áp (35/0,4kV; 22/0,4kV; 10/0,4kV; 6/0,4kV) đến tận hộ tiêu thụ (nơi lắp đặt công tơ đo đếm điện), lượng điện tổn thất này chiếm 8 - 10%. Việc tiêu hao điện năng này có thể bao gồm các loại như sau: a) Tổn thất điện năng cho việc truyền tải, phân phối điện năng trên đường dây và trong máy biến áp là do: Các nhà máy điện thường được xây dựng tại những nơi có nguồn năng lượng do đó để đến được với người tiêu dùng ở khắp mọi nơi đòi hỏi phải có hệ thống làm Chu Thị Kim Oanh 10 Cao học QTKD 2011-2012 Luận văn thạc sĩ khoa học Khoa Kinh tế và quản lý nhiệm vụ truyền tải phân phối điện năng. Hệ thống này phần lớn là nằm ở ngoài trời nên luôn phải chịu tác động lớn của môi trường tự nhiên, thiên tai do bão lũ gây ra, áp thấp nhiệt đới, lụt lội,… do đó dễ dẫn tới hư hỏng, đổ cột, đứt dây truyền tải, có khi còn bị phá huỷ hoàn toàn hoặc ngập chìm trong nước gây sự cố. Trong quá trình bị sự cố đó sẽ gây ra tổn thất điện năng. Đặc điểm của đường dây tải điện: đường dây tải điện thường được làm bằng kim loại phần lớn nằm ở ngoài trời do đó dễ bị oxi hoá, hiệu quả sử dụng giảm gây ra tổn thất. Mặt khác nó còn gây ra tổn thất do sự phát nóng của đường dây dẫn, tổn thất vầng quang điện (do cường độ điện trường lớn làm ion hoá không khí xung quanh dây dẫn. Điện áp truyền tải càng cao, độ ẩm không khí càng lớn thì tổn thất vầng quang càng lớn), tổn thất do rò rỉ điện trên các vật cách điện. Đường dây tải điện quá dài, tiết diện dây dẫn nhỏ dẫn đến quá tải đường dây điện, điều này cũng gây tổn thất điện năng, chất liệu làm đường dây cũng ảnh hưởng đến tổn thất nó có thể làm tăng hoặc giảm tổn thất. Chất lượng thi công lắp đặt cải tạo mạng lưới vận hành cũng tác động lớn đến tổn thất kỹ thuật. Do việc cải tạo lắp đặt các thiết bị không đúng tiêu chuẩn khiến cho thiết bị giảm tuổi thọ, lượng điện năng bị tiêu hao vô ích lớn. Sự đan xen giữa thiết bị mới và thiết bị cũ khiến cho việc vận hành nhiều khi không đồng bộ, khi thực hiện công việc truyền tải điện gặp nhiều khó khăn, cũng như không thể vận hành được tối đa công suất của máy móc thiết bị. Cấp điện áp truyền tải thấp hơn so với điện áp định mức do đó việc đo đếm điện năng không chuẩn xác gây ra tổn thất điện năng khi khách hàng sử dụng thiết bị. Công suất quá tải hoặc công suất non tải tại máy biến áp cũng gây ra tổn thất điện năng. Tổn thất điện năng trong mạng lưới truyền tải, phân phối và trong các máy biến áp của hệ thống thường chiếm từ 5- 15% điện năng phát của hệ thống điện, phụ thuộc vào trang thiết bị kĩ thuật và trình độ quản lý mạng lưới điện. b) Tổn thất điện năng cho các thiết bị đo đếm điện năng (công tơ, TU, TI) Các thiết bị đo đếm điện năng khi làm việc cũng phải tiêu thụ một lượng điện năng nhất định, đó chính là tổn thất kỹ thuật. Chu Thị Kim Oanh 11 Cao học QTKD 2011-2012
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan