Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh thịnh phát...

Tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh thịnh phát

.PDF
66
147
95

Mô tả:

Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Thịnh Phát MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU.............................................................. 11 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ........................................................... 11 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................. 12 1.2.1 Mục tiêu chung .....................................................................12 1.2.2 Mục tiêu cụ thể.......................................................................12 1.3 Phạm vi nghiên cứu ............................................................... 12 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................12 1.3.2 Phạm vi không gian ...............................................................13 1.3.3 Phạm vi thời gian ...................................................................13 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................. 14 2.1 Phương pháp luận .................................................................. 14 2.1.1 Khái niệm về TCDN ..............................................................14 2.1.2 Phân tích BCTC .....................................................................15 2.1.3 Các công thức và các tỷ số tài chính......................................20 2.2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................... 21 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.................................................21 2.2.2 Phương pháp phân tích ..........................................................21 2.3 Sơ lược các tỷ số tài chính ..................................................... 24 Chương 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY ...................................................................................... 27 3.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH Thịnh Phát.................... 27 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.....................27 3.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty ....................29 3.1.3 Đánh giá chung tình hình hoạt động của công ty .................30 3.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Thịnh Phát 31 3.2.1 Phân tích chung bảng CĐKT .................................................31 3.2.2 Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính ...50 GVHD: Th.S Tống Yên Đan Trang 5 SVTH: Trịnh Quốc Hưng Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Thịnh Phát 3.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn .............................................57 3.2.4 Phân tích các tỷ số phản ánh hiệu quả và khả năng sinh lời của hoạt động sản xuất kinh doanh..........................................................59 3.3 Nhận xét chung về tình hình tài chính của công ty ............... 60 Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VÀ TĂNG LỢI NHUẬN ............. 62 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................. 67 5.1 Kết luận.................................................................................. 67 5.2 Kiến nghị................................................................................ 67 GVHD: Th.S Tống Yên Đan Trang 6 SVTH: Trịnh Quốc Hưng Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Thịnh Phát DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1: Bảng cân đối kế toán ................................................................16 Bảng 2: Bảng kết cấu vốn.......................................................................18 Bảng 3: Bảng kết cấu nguồn vốn...........................................................19 Bảng 4: Đánh giá chung tình hình hoạt động tài chính của công ty ........... 30 Bảng 5: Bảng kết cấu tài sản ............................................................... 33 Bảng 6: Khái quát sự biến động của nguồn vốn năm 2006 ................35 Bảng 7: Khái quát sự biến động của nguồn vốn năm năm 2007 ........35 Bảng 8: Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn............. 37 Bảng 9: Sự chênh lệch giữa tài sản và nguồn vốn................................37 Bảng 10: Phân tích vốn chiếm dụng trong cơ cấu tài chính của doanh nghiệp năm 2006 .....................................................................................38 Bảng 11: Phân tích vốn chiếm dụng trong cơ cấu tài chính của doanh nghiệp năm 2007 .....................................................................................38 Bảng 12: Bảng phân tích kết cấu tài sản phần tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn........................................................................................... 40 Bảng 13: Bảng phân tích kết cấu tài sản phần TSCĐ và đầu tư dài hạn ............................................................................................................43 Bảng 14: Phân tích tỷ suất đầu tư .........................................................44 Bảng 15: Bảng phân tích kết cấu nguồn vốn phần nợ phải trả ..........46 Bảng 16: Bảng phân tích kết cấu nguồn vốn phần nguồn vốn chủ sở hữu ...........................................................................................................48 Bảng 17: Phân tích tỷ suất tự tài trợ.....................................................49 Bảng 18: Bảng phân tích các khỏan phải thu.......................................51 Bảng 19: Phân tích tỷ lệ giữa CKPT so với NV ...................................52 Bảng 20: Bảng phân tích các khỏan phải trả .......................................53 Bảng 21: Phân tích tỷ lệ nợ phải trả......................................................54 Bảng 22: Bảng phân tích tỷ lệ CKPT so với các khoản phải trả ........54 Bảng 23: Bảng phân tích các hệ số thanh toán nợ ngắn hạn..............55 Bảng 24: Bảng phân tích các hệ số hoạt động......................................56 GVHD: Th.S Tống Yên Đan Trang 7 SVTH: Trịnh Quốc Hưng Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Thịnh Phát Bảng 25: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tổng số vốn .....................57 Bảng 26: Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động .........................58 Bảng 27: Tổng hợp các tỷ số phản ánh hiệu quả và khả năng sinh lời ..............................................................................................................59 GVHD: Th.S Tống Yên Đan Trang 8 SVTH: Trịnh Quốc Hưng Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Thịnh Phát DANH MỤC CÁC CHỬ VIẾT TẮT CĐKT: Cân đối kế toán BCKQHĐKD: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh TCDN: Tài chính doanh nghiệp TNHH: Trách nhiệm hữu hạn HĐKD: Hoạt động kinh doanh HĐTC: Hoạt động tài chính BCTC: Báo cáo tài chính TSLĐ: Tài sản lưu động TSCĐ: Tài sản cố định HTK: Hành tồn kho XDGTTL: Xây dựng giao thông thủy lợi VSCS: Vệ sinh công sở HĐTV: Hội đồng thành viên GVHD: Th.S Tống Yên Đan Trang 9 SVTH: Trịnh Quốc Hưng Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Thịnh Phát CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu Ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước nhà từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang một nền kinh tế có tỷ trọng công nghiêp và dịch vụ cao, dựa trên nền tảng của kinh tế tri thức và xu hướng gắn với nền kinh tế toàn cầu. Chính sự chuyển dịch này đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển. Song cũng làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và thách thức mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự vận động, vươn lên để vượt qua những thử thách, tránh nguy cơ bị đào thải bởi quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường. Trong bối cảnh kinh tế như thế, các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường cần phải nhanh chóng đổi mới, trong đó đổi mới quản lý tài chính là một trong các vấn đề được quan tâm hang đầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn đối với nhiều doanh nghiệp việt nam. Bởi lẽ, để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần phải nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu của thị trường, xác định đúng nhu cầu về vốn, tìm kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kìp thời, sử dụng vốn hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được những nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở phân tích tài chính. Việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp nhà quản lý doannh nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, từ đó có thể nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp nhằm làm căn cứ để hoạch định phương án hành động phù hợp cho tương lai và đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính giúp nâng cao chất lượng doanh nghiệp. GVHD: Th.S Tống Yên Đan Trang 10 SVTH: Trịnh Quốc Hưng Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Thịnh Phát Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên nên em quyết định chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Thịnh Phát” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình tài chính nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của công ty trong một thời kỳ nhất định, tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến hoạt động tài chính có hiệu quả hay không có hiệu quả. Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả HĐKD. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Và để thực hiện được mục tiêu chung trên nên tôi đưa ra các mục tiêu cụ thể sau: Phân tích HĐTC của công ty qua 3 năm 2005 – 2007 thông qua bảng CĐKT & bảng báo cáo kết quả HĐKD. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của công ty. Phân tích các tỷ số tài chính kết hợp vớI phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty. Sau khi xem xét, đánh giá các mặt tài chính của công ty từ đó đưa ra những biện pháp đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả HĐTC & tăng lợI nhuận. 1.3 Phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp như: bảng CĐKT, bảng BCKQHĐKD, các báo biểu kế toán, sẽ tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu để đạt được mục tiêu nghiên cứu. GVHD: Th.S Tống Yên Đan Trang 11 SVTH: Trịnh Quốc Hưng Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Thịnh Phát 1.3.2 Phạm vi thời gian Về thời gian thực hiện đề tài thì đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian là 3 tháng. 1.3.3 Phạm vi không gian Phân tích BCTC của công ty trong 3 năm 2005, 2006, 2007 của công ty TNHH Thịnh Phát để đánh giá thực trạng tài chính hiện tại và xu hướng phát triển của công ty. GVHD: Th.S Tống Yên Đan Trang 12 SVTH: Trịnh Quốc Hưng Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Thịnh Phát CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp luận 2.1.1 Khái niệm về TCDN Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các mối quan hệ kinh tế gắn liền với việc hình thành và sử dụng các qũy tiền tệ tại doanh nghiệp để phục vụ cho sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Vì vậy, việc phân tích tình hình tài chính cho phép các doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn khả năng, sức mạnh cũng như hạn chế của doanh nghiệp. Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu chung với chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Phân tích tình hình tài chính còn là công việc quan trọng trong các chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho ra quyết định đúng đắn trong tổ chức quản lý nhất là chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh. Chính vì tầm quan trọng trên mà các doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chình là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điều hành tài chính ở doanh nghiệp được phản ánh trên các báo cáo tài chính đồng thời phản ánh những gì đã đạt được, dự kiến những gì sẽ xảy ra trên cơ sở đó kiến nghị những biện pháp để tận dụng triệt để những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu. Hay nói cách khác, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là làm cho các con số trên BCTC “biết nói” để người sử dụng chúng có thể hiểu rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp và các mục tiêu, các biện pháp hành động của những người quản lý doanh nghiệp đó. Phân tích tình hình tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra đối chiếu và so sánh số liệu về tình hình tài chính hiện hành và quá khứ. Tình hình tài chính của đơn vị với những chỉ tiêu trung bình của ngành, GVHD: Th.S Tống Yên Đan Trang 13 SVTH: Trịnh Quốc Hưng Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Thịnh Phát thông qua đó các nhà phân tích có thể thấy được thực trạng tài chình hiện tại và những dự đoán cho tương lai. 2.1.2 Phân tích BCTC 2.1.2.1 Tác dụng của phân tích BCTC Phân tích BCTC của công ty là việc sử dụng số liệu trong các BCTC đễ đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của công ty. Nhóm thứ nhất là nhóm quản lý công ty. Nhóm này sử dụng phân tích BCTC đễ qua đó có các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của công ty. Nhóm thứ hai là các đối tác kinh doanh và các nhà cung cấp tín dụng. Đối tượng này sử dụng phân tích BCTC đễ đánh giá tình hình tài chính và khả năng trả nợ của công ty. Nhóm thứ ba là các nhóm đầu tư. Nhóm này sử dụng BCTC để đánh giá hiệu quả, lợi nhuận, rủi ro và triển vọng phát triển của công ty trong tương lai. 2.1.2.2 Đánh giá khái quát tình hình tài chính thông qua bảng CĐKT Bảng cân đối kế toán là một báo cáo kế toán chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài liệu hiện có và nguồn vốn hình thành tài sản tại thời điểm lập báo cáo. Qua bảng cân đối kế toán ta sẽ thấy được toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp, kết cấu của tài sản, nguồn vốn hình thành tài sản cũng như kết cấu của nguồn vốn. Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính của doanh nghiệp vào một thời điểm nhất định. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ cung cấp một cách tổng quát nhất tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là khả quan hay không khả quan. Điều đó cho phép chủ doanh nghiệp thấy rỏ thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và dự đoán được khả năng phát triển hay chiều hướng suy thoái của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó doanh nghiệp có những giải pháp hữu hiệu để quản lý. GVHD: Th.S Tống Yên Đan Trang 14 SVTH: Trịnh Quốc Hưng Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Thịnh Phát Phân tích mối quan hệ cân đối giữa vốn và nguồn vốn: Đánh giá khái quát tình hình tài chính trước hết cần căn cứ vào số liệu đã phản ánh trên bảng cân đối kế toán để so sánh tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu kỳ để thấy được quy mô vốn mà đơn vị sử dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn từ các nguồn vốn khác nhau của doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào sự tăng hay giảm của tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp thì chưa thể thấy rỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy cần phải phân tích các mối quan hệ giữa các khoản, mục của bảng cân đối kế toán. Các loại khoản, mục trên bảng cân đối kế toán như sau: Bảng 1: Bảng cân đối kế toán Chỉ tiêu A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn I. Tiền II. Các khoản đầu tư ngắn hạn III. Các khoản phải thu IV. Hàng tồn kho V. Tài sản lưu động khác VI. Chi sự nghiệp B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn I. Tài sản cố định II. Đầu tư tài chính dài hạn III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn Tổng cộng tài sản A. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn III. Nợ khác B. Nguồn vốn chủ sở hữu Số tiền Phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn là xét mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn nhằm đánh giá khái quát tình hình phân bổ, huy động, sử dụng vốn và nguồn vốn đảm bảo cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Ta có mối quan hệ cân đối sau: TỔNG TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU = TỔNG TÀI SẢN – NỢ PHẢI TRẢ GVHD: Th.S Tống Yên Đan Trang 15 SVTH: Trịnh Quốc Hưng Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Thịnh Phát B nguồn vốn = (I + II + IV + V + VI) A tài sản + (I + II + III) B tài sản Cân đối trên chỉ mang tính lý thuyết. Tuy nhiên thực tế trong quá trình sản xuất kinh doanh thường có mối quan hệ kinh tế qua lại với nhau kéo theo những mối quan hệ về thanh toán nên việc chiếm dụng vốn lẫn nhau là phổ biến. Trường hợp 1: Nếu B nguồn vốn > (I + II + IV + V + VI) A tài sản + (I + II + III) B tài sản Trong trường hợp này, nguồn vốn chủ sở hữu không sử dụng hết nên bị các đơn vị khác chiếm dụng, nguồn vốn của doanh nghiệp không được đưa vào sử dụng hết trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trường hợp 2: B nguồn vốn < (I + II + IV + V + VI) A tài sản + (I + II + III) B tài sản Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không đủ để trang trải cho các hoạt động chủ yếu nên tất yếu doanh nghiệp phải vay vốn hoặc đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Để đánh giá chính xác cần xem xét số vốn đi chiếm dụng có hợp lý không? Vay vốn có quá hạn không? GVHD: Th.S Tống Yên Đan Trang 16 SVTH: Trịnh Quốc Hưng Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Thịnh Phát Phân tích kết cấu vốn: Bảng 2: Bảng kết cấu vốn Đầu kỳ Tỷ trọng Số tiền % Chỉ tiêu Cuối kỳ Tỷ trọng Số tiền % A. TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN 1. Tiền 2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 3. Các khoản phải thu 4. Hàng tồn kho 5. Tài sản lưu động B. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN 1. Tài sản cố định 2. Góp vốn liên doanh 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang Qua bảng kết cấu vốn có thể đánh giá quy mô về vốn của doanh nghiệp tăng hay giảm. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp có được tăng cường hay không thể hiện qua tình hình tăng thêm tài sản cố định. Khoản đầu tư dài hạn tăng sẽ tạo nguồn lợi tức lâu dài cho doanh nghiệp. Việc đầu tư chiều sâu, đầu tư mua sắm trang thiết bị được đánh giá thông qua tỷ suất đầu tư. Tỷ suất này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỷ thuật, thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Tỷ suất đầu tư xác định bằng công thức: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Tỷ suất đầu tư = x 100% Tổng tài sản Nhìn vào sự tăng lên của tỷ suất đầu tư, các chủ doanh nghiệp sẽ thấy năng lực sản xuất có xu hướng tăng. Nếu các tình hình khác không đổi (vẫn phát triển bình thường) thì đây là hiện tượng khả quan. Song, các chủ doanh nghiệp thuộc các ngành khác như thương mại, dịch vụ…thì phải thận trọng trong việc xem xét tỷ suất này. Các nhà quản lý GVHD: Th.S Tống Yên Đan Trang 17 SVTH: Trịnh Quốc Hưng Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Thịnh Phát thông qua bảng cân đối kế toán sẽ có những giải pháp tốt hơn trong việc sắp xếp, phân bổ vốn của doanh nghiệp mình hợp lý và tối ưu hơn. Phân tích kết cấu nguồn vốn: Ngoài việc xem xét tình hình phân bổ vốn, các chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư và các đối tượng quan tâm khác cần phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như tự chủ, chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu. Điều đó được thể hiện qua việc xác định tỷ suất tài trợ, tỷ suất này càng cao càng thể hiện khả năng độc lập cao về mặt tài chính hay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp càng tốt. Tỷ suất tự tài trợ được xác định: Vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ = x 100% Tổng nguồn vốn Bảng 3: Bảng kết cấu nguồn vốn Chỉ tiêu A.Nợ phải trả 1.Nợ ngắn hạn 2.Nợ dài hạn 3.Nợ khác 4.Nguồn vốn chủ sở hữu 5.Nguồn vốn – Quỹ 6.Nguồn vốn Số đầu kỳ Số cuối kỳ Nguồn vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh, do đó nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ. Các doanh nghiệp có quyền chủ động sử dụng các loại nguồn vốn và các quỹ hiện có theo chế độ hiện hành. Qua phân tích kết cấu nguồn vốn ngoài việc phản ánh tỷ lệ vốn theo từng đối tượng góp vốn, còn có ý nghĩa phản ánh tỷ lệ rủi ro mà chủ nợ phải chịu nếu doanh nghiệp thất bại. Tuy nhiên việc phân tích trên mới chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá khái quát, để kết luận chính xác cần phải đi sâu phân tích một số chỉ tiêu chủ yếu liên quan đén tình hình tài chính. GVHD: Th.S Tống Yên Đan Trang 18 SVTH: Trịnh Quốc Hưng Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Thịnh Phát 2.1.3 Các công thức và các tỷ số tài chính 2.1.3.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán Tỷ số thanh toán hiện thời (Current ratio) RC Tài sản lưu động = Các khoản nợ ngắn hạn Tỷ số thanh toán nhanh (Quick ratio) RQ Tài sản lưu động-Giá trị HTK = Các khoản nợ ngắn hạn 2.1.3.2 Các tỷ số quản trị nợ Tỷ số nợ trên tổng tài sản (Total debt to total assets) RD Tổng nợ phải trả = Tổng giá trị tài sản Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (Total debt to equity) RE Tổng nợ phải trả = Vốn chủ sở hữu Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay RP EBIT = Chi phí lãi vay 2.1.3.3 Các tỷ số về khả năng sinh lời Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (Return on sales–ROS) ROS = Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (Return to total assets-ROA) ROA = Lợi nhuận ròng Tổng tài sản Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return to equity-ROE) ROE = Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu bình quân 2.1.3.4 Các tỷ số hiệu quả hoạt động GVHD: Th.S Tống Yên Đan Trang 19 SVTH: Trịnh Quốc Hưng Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Thịnh Phát Tỷ số vòng quay hang tồn kho (inventory turnover) RI Giá vốn hàng bán = Hàng tồn kho bình quân HTK bình quân = HTK đầu năm-HTK cuối năm 2 Kỳ thu tiền bình quân (Receiable turnover) RT Các khoản phải thu bình quân = Doanh thu bình quân 1 ngày Doanh thu bình quân 1 ngày = Doanh thu hàng năm 365 Vòng quay tài sản cố định (Fixed assets turnover ratio) RF = Doanh thu thuần Tổng giá trị tài sản cố định ròng bình quân Vòng quay tổng tài sản (Total assets turnover ratio) RA = Doanh thu thuần Tổng giá trị tài sản bình quân 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu số liệu Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu qua các báo cáo và tài liệu của cơ quan thực tập. Phương pháp xử lý số liệu: Lý luận cơ bản là chủ yếu sau đó tiến hành phân tích các số liệu thực tế thông qua các báo cáo, tài liệu của cơ quan thực tập. So sánh, phân tích, tổng hợp các biến số biến động qua các năm, qua đó có thể thấy thực trạng doanh nghiệp trong những năm qua, trong hiện tại và cả những định hướng trong tương lai. 2.2.2 Phương pháp phân tích Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu được dùng khi phân tích tình hình tài chính. Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét GVHD: Th.S Tống Yên Đan Trang 20 SVTH: Trịnh Quốc Hưng Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Thịnh Phát một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc. Khi sử dụng phương pháp phải tôn trọng 3 nguyên tắc sau: Thứ nhất, lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh: Tiêu chuẩn so sánh là các chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh, được gọi là gốc so sánh. Tùy theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp, gốc so sánh có thể là: Tài liệu năm trước (kỳ trước) nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu. Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức) nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức. Các chỉ tiêu trung bình của ngành nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp so với các đơn vị khác trong ngành. Các chỉ tiêu của kỳ được so sánh với kỳ gốc (gốc so sánh) được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và là kết quả doanh nghiệp đạt được. Thứ hai, điều kiện so sánh được: Các chỉ tiêu kinh tế phải được hình thành trong cùng một khoản thời gian như nhau. Các chỉ tiêu kinh tế phải thống nhất về mặt nội dung và phương pháp tính toán. Các chỉ tiêu kinh tế phải cùng đơn vị đo lường. Thứ ba, kỷ thuật so sánh: So sánh bằng số tuyệt đối: Phản ánh tổng hợp số lượng, quy mô của các chỉ tiêu kinh tế, là căn cứ để tính các số khác. Y1: Trị số phân tích Y0: Trị số gốc Y: Trị số so sánh Y = Y1 – Y0 So sánh bằng số tương đối: Là trị số nói lên kết cấu mối quan hệ tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế. số tương đối có nhiều loại tùy thuộc vào nội dung phân tích mà sử dụng cho thích hợp. Số tương đối kế hoạch: Phản ánh bằng tỷ lệ % là chỉ tiêu mức độ mà xí nghiệp phải thực hiện. GVHD: Th.S Tống Yên Đan Trang 21 SVTH: Trịnh Quốc Hưng Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Thịnh Phát Số tương đối phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch: Có hai cách tính: Tính tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch, được xác định bằng: Chỉ tiêu thực hiện Chỉ tiêu kế hoạch × 100% Tính theo hệ số tính chuyển: Số tăng(+), giảm(-) tương đối = chỉ tiêu thực tế - (chỉ tiêu kế hoạch × hệ số tính chuyển) Số tương đối động thái: Biểu hiện sự biến động về mức độ của các chỉ tiêu kinh tế qua một thời gian nào đó. Có thể chọn số liệu ở một thời gian nào đó làm gốc, lấy số liệu của thời gian sau đó so với thời gốc. Số tương đối kết cấu: Phản ánh tỷ trọng từng bộ phận chiếm trong tổng số. Số tương đối hiệu xuất: Là kết quả so sánh giữa hai tổng thể khác nhau nhằm đánh giá tổng quát chất lượng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Số tương đối hiệu suất = Tổng thể chất lượng Tổng thể số lượng So sánh bình quân: Số bình quân là biểu hiện đặc trưng chung về mặt số lượng, san bằng mọi chênh lệch giữa các chỉ số của đơn vị để phản ánh đặc điểm tình hình của bộ phận hay tổng thể hiện có cùng tính chất, qua đó so sánh bình quân, đánh giá tình hình biến động chung về mặt số lượng, chất lượng, phương hướng phát triển và vị trí giữa các doanh nghiệp. khi sử dụng so sánh bằng số bình quân phải chú ý đến tính chặt chẻ của số bình quân. So sánh theo chiều dọc: Là so sánh để thấy được tỷ trọng của từng loại trong tổng thể của từng loại báo cáo. So sánh theo chiều ngang: là quá trình so sánh để thấy được sự biến đổi cả về tương đối và số tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các kỳ liên tiếp. GVHD: Th.S Tống Yên Đan Trang 22 SVTH: Trịnh Quốc Hưng Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Thịnh Phát 2.3 Sơ lược các tỷ số tài chính Phân tích các tỷ số tài chính là kỷ thuật phân tích căn bản và quan trọng nhất của BCTC. Phân tích các tỷ số tài chính là việc sử dụng các tỷ số tài chính đễ đo lường và đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Số liệu dùng đễ phân tích được thu thập trong bảng CĐKT và bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh. Các tỷ số tài chính có thể chia thành năm nhóm: các tỷ số thanh khoản, các tỷ số hiệu quả hoạt động, các tỷ số quản trị nợ, các tỷ số về khả năng sinh lợi và các tỷ số giá trị thị trường. a) Các tỷ số thanh khoản Các tỷ số thanh khoản đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng các TSLĐ. Nhóm tỷ số này bao gồm: tỷ số thanh toán hiện thời và tỷ số thanh toán nhanh. Số liệu đễ tính hai tỷ số này được lấy ra từ bảng CĐKT. Tỷ số thanh khoản có ý nghĩa rất quan trọng đối với các tổ chức tín dụng vì nó giúp các tổ chức này đánh giá được khả năng thanh toán các khoản tín dụng ngắn hạn của công ty. Tỷ số thanh toán hiện thời (Current ratio) – RC RC Tài sản lưu động = Các khoản nợ ngắn hạn Trong công thức trên, TSLĐ bao gồm: tiền mặt, các khoản phải thu, đầu tư chứng khoán ngắn hạn, hang tồn kho. Các khoản nợ ngắn hạn bao gồm: phải trả người bán, nợ ngắn hạn ngân hàng, nợ dài hạn đến hạn trả, phải trả thuế và các khoản chi phí phải trả ngắn hạn khác. Tỷ số thanh toán nhanh (Quiek ratio) - RQ RQ = Tài sản lưu động-Giá trị HTK Các khoản nợ ngắn hạn Tỷ số thanh toán nhanh là tỷ số đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạnbằng giá trị các loại TSLĐ có tính thanh khoản cao. Do HTK có tính thanh khoản thấp so với các loại TSLĐ khác nên giá trị của nó không được tính vào giá trị TSLĐ khi tính tỷ số thanh toán nhanh. GVHD: Th.S Tống Yên Đan Trang 23 SVTH: Trịnh Quốc Hưng Phân tích tình hình tài chính của công ty TNHH Thịnh Phát b) Các tỷ số hiệu quả hoạt động Các tỷ số hiệu quả hoạt động đo lường hiệu quả quản lý các loại tài sản của công ty. Nhóm tỷ số này bao gồm: tỷ số vòng quay HTK, kỳ thu tiền bình quân, vòng quay TSCĐ và vòng quay tổng tài sản. Tỷ số vòng quay HTK (Inventory turnover) – RI RI Giá vốn hàng bán = Hàng tồn kho bình quân HTK bình = quân HTK đầu năm-HTK cuối năm 2 Tỷ số vòng quay HTK phản ánh hiệu quả quản lý HTK của một công ty. Tỷ số này càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả quản lý HTK càng cao bởi vì HTK quay vòng nhanh sẽ giúp cho công ty giảm được chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn động ở HTK. Kỳ thu tiền bình quân (Receiable turnover) RT Các khoản phải thu bình quân = Doanh thu bình quân 1 ngày Doanh thu bình quân 1 ngày = Doanh thu hàng năm 365 Kỳ thu tiền bình quân đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu (các khoản bán chịu) của một công ty. Tỷ số này cho biết bình quân phải mất bao nhiêu ngày để thu hồi một khoản phải thu. Vòng quay tài sản cố định (Fixed assets turnover ratio) RF = Doanh thu thuần Tổng giá trị tài sản cố định ròng bình quân Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Về mặt ý nghĩa, tỷ số này cho biết bình quân trong năm một đồng giá trị tài sản cố định ròng tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Tỷ số này càng lớn điều đó có nghĩa là hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao. GVHD: Th.S Tống Yên Đan Trang 24 SVTH: Trịnh Quốc Hưng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan