Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phân tích tình hình xuất nhập khẩu việt nam 2015 và đề xuất các giải pháp phát t...

Tài liệu Phân tích tình hình xuất nhập khẩu việt nam 2015 và đề xuất các giải pháp phát triển

.DOCX
24
120
55

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM Bộ Môn: Quản trị xuất nhập khẩu ĐỀỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUÂẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2015 VÀ ĐỀỀ XUÂẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN Giáng viên hướng dẫẫn: GS.TS. Đoàn Thị Hồồng Vân Giảng đường: Ngoại Thương 3-4 Nhóm 2B: Võ Thị Thanh Hằằng Thái Thị Xuân Đang Nguyễễn Thị Tuyễết Hằằng Phạm Thị Liễn Hoàng An Diễễm Quỳnh FT04 FT04 FT04 FT04 FT03 Nhóm 2B-FT34 Mục lục I. TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM NĂM 2015..................3 A. Tổng quát tình hình.......................................................................................3 B. Tình hình xuất khẩu......................................................................................7 C. Nhập khẩu...................................................................................................10 D. Đánh giá chung...........................................................................................14 1. Điểm tích cực...........................................................................................15 2. Điểm tiêu cực...........................................................................................15 II. NGUYÊN NHÂN VÀ HỆ LỤY CỦA NHẬP SIÊU.......................................16 A. Nguyên nhân nhập siêu...............................................................................16 B. Các hệ lụy chính..........................................................................................18 III. GIẢI PHÁP....................................................................................................18 A. Giải pháp xuất khẩu Việt Nam....................................................................18 1. Các đặc điểm của chính sách xúc tiến xuất khẩu của một quốc gia........18 2. Các giải pháp đề xuất để cải thiện và phát triển tình hình xuất khẩu nước ta .................................................................................................................19 B. Giải pháp cho nhập khẩu Việt Nam............................................................22 1. Giải pháp ngắn hạn..................................................................................22 2. Các giải pháp trung và dài hạn................................................................22 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................24 2 Nhóm 2B-FT34 I. TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM NĂM 2015 A. Tổng quát tình hình. 2015 được xem là năm đầy khó khăn với hoạt động xuất khẩu khi nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực bị sụt giảm cả về giá và lượng. Tuy nhiên, với những nỗ lực điều hành của Chính phủ và chỉ đạo thực tiễn từ Bộ Công Thương, các con số, mục tiêu đề ra đã cơ bản hoàn thành mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu của năm 2015. Năm 2015, kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, thách thức, ảnh hưởng đến tăng trưởng xuất khẩu. Bức tranh kinh tế toàn cầu cho thấy đà phục hồi toàn cầu vẫn chưa đồng đều, các nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ, một số nước EU tiếp tục phục hồi chậm trong khi các nền kinh tế mới nổi từ Trung Quốc, Nga, Braxin suy giảm. Tổng cầu nhập khẩu hàng hóa trên thị trường thế giới vẫn ở mức thấp trong khi nguồn cung các nước xuất khẩu dồi dào, tạo sức ép cạnh tranh về giá đối với hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Ngoài ra, nhiều quốc gia có xu hướng sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để tạo rào cản, bảo hộ sản xuất trong nước. Thị trường tiền tệ có những diễn biến phức tạp trong năm 2015. Nhiều quốc gia, trong đó có nhiều nước là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam như Braxin, Ấn Độ, Indonesia,… đều hạ giá đồng nội tệ để thúc đẩy xuất khẩu, tạo ra khó khăn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Ngay từ cuối năm 2014, đầu năm 2015, Bộ Công Thương đã nhận định, đánh giá những khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu năm 2015 và đã tích cực chủ động phối hợp với các bộ, ngành để triển khai nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, khai thông thị trường xuất khẩu, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, tập trung vào các nhóm giải pháp chính: Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu; đẩy mạnh phát triển thị trường xuất khẩu; tuyên truyền, phổ biến việc tận dụng các FTA; tăng cường công tác thuận lợi hóa thương mại. Với sự nỗ lực của các bộ, ngành và cả cộng đồng doanh nghiệp, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng hoạt động xuất nhập khẩu vẫn đạt được những kết quả tích cực. Quy mô xuất khẩu không ngừng được mở rộng trong những năm gần đây với tốc độ tăng trưởng hàng năm khá cao. Tăng trưởng xuất khẩu đã góp phần quan trọng cải thiện cán cân thanh toán, tăng trưởng GDP, tạo việc làm, tiêu thụ hàng hóa cho nông dân. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chuyển biến tích cực theo đúng định hướng đã đề ra tại Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011- 2020, tầm nhìn đến 2030. Cụ thể, nhóm hàng nông- lâm- thủy sản hiện chiếm khoảng 12,6% tỷ trọng hàng xuất khẩu; nhóm hàng nhiên liệu- khoáng sản chiếm 3,1% và nhóm hàng công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tới 79%. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất cũng đang dịch chuyển mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 4 Nhóm 2B-FT34 Thị trường xuất khẩu tiếp tục được duy trì và mở rộng, thể hiện chủ trương đa dạng hóa thị trường xuất khẩu của Chính phủ mà Bộ Công Thương và các bộ, ngành tích cực phối hợp triển khai trong thời gian qua đã mang lại những hiệu quả nhất định. Trong năm 2015, xuất khẩu sang các thị trường và khu vực thị trường trọng điểm đều đạt tăng trưởng dương, đồng thời hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng đã bắt đầu vươn ra các thị trường tiềm năng, thị trường mới. Yếu tố tạo tiền đề rất tốt cho hoạt động xuất nhập khẩu trong năm 2015 là việc Việt Nam đã ký kết và kết thúc đàm phát một loạt hiệp định thương mại tự do, trong đó có những hiệp định rất quan trọng như Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam với EU, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Các hiệp định này sẽ tạo ra động lực tăng trưởng mới cho hoạt động đầu tư và đẩy mạnh xuất khẩu, là cú hích mạnh mẽ đối với tăng trưởng xuất khẩu cũng như tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong tháng 12/2015 đạt hơn 28 tỷ USD, tăng 1,8% so với tháng trước; trong đó trị giá xuất khẩu là 13,73 tỷ USD, giảm 1,1% và trị giá nhập khẩu là 14,4 tỷ USD, tăng 4,9%. Trong tháng 11/2015, cán cân thương mại hàng hóa nhập siêu 563 triệu USD. Năm 2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 327,76 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2014, trong đó xuất hàng hóa đạt 162,11 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước và nhập khẩu hàng hóa là 165,65 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa cả nước thâm hụt 3,54 tỷ USD (tương đương khoảng 2,2% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước) và ngược lại so với xu hướng thặng dư 2,37 tỷ của năm trước. Như vậy, so với năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm, kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng hơn 124 tỷ USD (từ 203,7 tỷ năm 2011 lên 327,76 tỷ USD năm 2015) nhưng xét về tốc độ tăng thì năm 2015 có tốc độ tăng thấp nhất cả giai đoạn và thấp hơn nhiều so với mức tăng bình quân 15,8%/năm giai đoạn 2011-2015. Biểu đồ 1: Diễn biến kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóavà cán cân thương mại giai đoạn 2006-2015 Nhóm 2B-FT34 Nguồn: Tổng cục Hải quan Trong năm 2015, Việt Nam có trao đổi hàng hóa với hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong số các thị trường trên, số thị trường đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD của xuất khẩu là 29 thị trường với tổng kim ngạch là 147,36 tỷ USD, chiếm gần 90,9% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của cả nước. Số thị trường đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD của nhập khẩu là 19 thị trường với tổng trị giá là 150,42 tỷ USD, chiếm 90,8% tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa của cả nước. Bảng1: Số lượng thị trường theo mức kim ngạch năm2015 Xuất khẩu Mức kim ngạch Số thị trường Từ 1 tỷ USD trở lên Trị giá (Tỷ USD) Nhập khẩu S ố thị trường Trị giá (Tỷ USD) 29 147,3 6 19 150,4 2 7 4,34 8 5,94 Từ 500 triệu USD- dưới 1 tỷ USD 5 Nhóm 2B-FT34 Từ 100- dưới 500 triệu USD 34 Từ dưới 100 triệu USD 162 7,37 28 6,93 3,04 15 5 2,40 Nguồn: Tổng cục Hải quan Tổng trị giá trao đổi hàng hóa của Việt Nam với châu Á năm 2015 đạt 214,9 tỷ USD, tăng 8,9% so với năm 2014 và là châu lục chiếm tỷ trọng cao nhất (65,6%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Tiếp theo là xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước châu Mỹ với kim ngạch 55,42 tỷ USD, tăng 18,6% so với năm trước và là châu lục đạt mức tăng trưởng xuất nhập khẩu cao nhất. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với châu Âu đạt 46,55 tỷ USD, tăng 9,4%; châu Phi là 5,11 tỷ USD, tăng 9,8%; riêng với châu Đại Dương chỉ đạt 5,79 tỷ USD, giảm tới 16,2% Biểu đồ 3: Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với các Châu lục năm 2015 Xuất khẩu Nhập khẩu Nguồn: Tổng cục Hải quan 6 Nhóm 2B-FT34 Trong năm 2015, Trung Quốc tiếp tục là thị trường dẫn đầu về cung cấp hàng hóa cho Việt Nam với trị giá nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này đạt 49,52 tỷ USD tăng 13.9% so với năm 2014. Các mặt hàng chính nhập khẩu từ Trung Quốc trong năm 2015 là: máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 9,03 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2014; điện thoại các loại và linh kiện: 6,9 tỷ USD, tăng 8,7%; vải các loại: 5,22 tỷ USD, tăng 12,1%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: 5,21 tỷ USD, tăng 13,9%... Năm 2015 hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Hàn Quốc vào Việt Nam là 27,63 tỷ USD, tăng 27% so với năm trước, cao hơn nhiều so với mức tăng 5,1% của năm 2014. Các mặt hàng chính nhập khẩu từ Hàn Quốc trong năm là: máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: 6,7 tỷ USD, tăng 33,5% so với năm 2014; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng: 5,11 tỷ USD, tăng 62,6%; điện thoại các loại và linh kiện: 3,02 tỷ USD, tăng 76%; sản phẩm từ chất dẻo: 1,07 tỷ USD, tăng 33,7%; sản phẩm từ sắt thép: 1,03 tỷ USD, tăng 28,8%... Tiếp theo là các thị trường: Nhật Bản với trị giá đạt 14,37 tỷ USD, tăng 11,15% so với năm 2014, Đài Loan với trị giá gần 11 tỷ USD giảm nhẹ 0,78%, Thái Lan với trị giá là 8,28 tỷ USD tăng 16,79%,… Ở chiều ngược lại, Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với 33,48 tỷ USD tăng 16,9% so với năm 2014, và là thị trường mà Việt Nam đạt thặng dư thương mại lớn nhất với 25,68 tỷ USD. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu sang Hoa Kỳ là hàng dệt may với trị giá gần 11 tỷ USD tăng 11,72% và chiếm 32,72% trị giá hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này, tiếp theo là giày dép các loại với trị giá trên 4 tỷ USD tăng 22,49%, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 2,83 tỷ USD tăng 33,68% so với năm 2014,… Xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc lần lượt là 16,6 tỷ, (tăng 11,2%) và 8,93 tỷ (tăng 25.03%) so với năm 2014. Bên cạnh đó xuất khẩu sang Nhật Bản giảm 3,8%, tương đương giảm 556 triệu USD so với năm 2014. B. Tình hình xuất khẩu. Theo số liệu thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu vừa được Tổng cục Hải quan công bố, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước năm 2015 đạt 327,76 tỷ USD, tăng 10% tương ứng tăng 19,69 tỷ USD năm 2014. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt gần 208 tỷ USD, tăng 16,7% tương ứng tăng 29,69 tỷ USD năm 2014 và chiếm 63,4% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 12 năm 2015 (từ 16-12-2015 đến 30-12-2015) đạt 14,57 tỷ USD, tăng 9,2% tương ứng tăng 1,23 tỷ USD so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 12-2015. Trong đó, xuất nhập khẩu 7 Nhóm 2B-FT34 của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt kim ngạch 8,62 tỷ USD, tăng 7,3% tương ứng tăng 588 triệu USD so với nửa đầu tháng 12-2015. Trong kỳ 2 tháng 12-2015 cán cân thương mại hàng hóa cả nước thặng dư 112 triệu USD, thu hẹp mức thâm hụt thương mại hàng hóa cả nước trong năm 2015 là 3,54 tỷ USD, bằng 2,2% kim ngạch xuất khẩu. Về xuất khẩu, tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 12-2015 đạt 7,34 tỷ USD, tăng 14,5% (tương ứng tăng 930 triệu USD về số tuyệt đối) so với kỳ 1 tháng 12-2015. Kim ngạch xuất khẩu kỳ 2 tháng 12-2015 tăng so với kỳ 1 tháng 12-2015, chủ yếu do tăng ở một số nhóm hàng sau: Điện thoại và linh kiện tăng 177 triệu USD; hàng dệt may tăng 319,3 triệu USD; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 121,1 triệu USD, giầy dép các loại tăng 66,4 triệu USD; hàng thủy sản tăng 62,8 triệu USD; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 62,1 triệu USD, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 57,6 triệu USD, máy anh, máy quay phim và linh kiện giảm 48,6 triệu USD, gạo giảm 43,6 triệu USD,… Như vậy, tính đến hết năm 2015, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 162,11 tỷ USD, tăng 7,9% tương ứng tăng 11,89 tỷ USD so với năm 2014. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ 2 tháng 12-2015 đạt 4,74 tỷ USD, tăng 9,8% tương ứng tăng 425 triệu USD so với kỳ 1 tháng 12-2015, qua đó nâng tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2015 của nhóm các doanh nghiệp này lên 110,59 tỷ USD, tăng 17,7% tương ứng tăng 16,64 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước và chiếm 68,2% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước. Một số mặt hàng xuất khẩu chính Điện thoại các loại & linh kiện: là nhóm hàng dẫn đầu về đóng góp vào tăng kim ngạch xuất khẩu năm 2015 (tăng 6,58 tỷ USD, chiếm 55,3% mức tăng xuất khẩu của cả nước). Trong tháng 12, xuất khẩu của mặt hàng này 1,73 tỷ USD giảm 38% so với tháng trước, đưa tổng trị giá xuất khẩu trong năm 2015 đạt 30,18 tỷ USD, tăng 27,9% so với năm 2014, tương đương tăng 6,58 tỷ USD. Những đối tác chính nhập khẩu điện thoại các loại & linh kiện của Việt Nam trong năm qua là EU với 10,11 tỷ USD, tăng 19,7 % và chiếm 33,5% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là: Tiểu Vương Quốc Ảrập thống nhất: 4,48 tỷ USD, tăng 23,3%; Hoa Kỳ: 2,77 tỷ USD, tăng 78,9%; Đức: 1,77 tỷ USD, tăng 30,4%…so với năm 2014. Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: xuất khẩu mặt hàng này trong tháng 12 đạt 1,31 tỷ USD giảm 13,2% so với tháng trước, nâng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2015 đạt 15,61 tỷ USD, tăng mạnh 36,5% so với năm trước. EU là đối tác lớn nhất nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam trong năm qua với 3,2 tỷ USD, tăng 8 Nhóm 2B-FT34 36,8%; tiếp theo là Hoa Kỳ đạt 2,83 tỷ USD, tăng 33,6%; sang Trung Quốc đạt 2,65 tỷ USD, tăng 20,8%; sang Hồng Kồng đạt 1,71 tỷ USD, tăng mạnh 84,2%... so với năm trước. Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng: trong tháng 12/2015, xuất khẩu đạt 758,53 triệu USD giảm 3,1% so với tháng trước, đưa tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 12 tháng/2015 lên 8,17 tỷ USD, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2014. Trong năm 2015, xuất khẩu nhóm hàng này sang Hoa Kỳ đạt 1,67 tỷ USD, tăng 30,1%; sang Nhật Bản: 1,41 tỷ USD, giảm nhẹ 1,5%; sang Trung Quốc đạt hơn 721 triệu USD, tăng 23,14% so với cùng kỳ năm trước. Hàng dệt may: trong tháng 12, xuất khẩu đạt 2,21 tỷ USD, tăng 29,1% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước trong năm 2015 lên 22,81 tỷ USD, tăng 9,1%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 16,4% của năm 2014. Các thị trường chính nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm qua là: Hoa Kỳ đạt 10,96 tỷ USD, tăng 11,7%; sang EU đạt 3,47 tỷ USD, tăng 4,2%; sang Nhật Bản đạt 2,79 tỷ USD, tăng 6,3%; sang Hàn Quốc đạt 2,13 tỷ USD, tăng nhẹ 2% so với năm 2014. Giày dép các loại: trong tháng 12 đạt 1,21 tỷ USD tăng 9,9% so với tháng trước. Xuất khẩu giày dép các loại của Việt Nam năm 2015 đạt 12,01 tỷ USD, tăng 16,3% so với năm 2014, giảm 6,6 điểm phần trăm so với tốc độ tăng 22,9% của năm 2014. Xuất khẩu giày dép các loại sang Hoa Kỳ (22,5%) cao hơn nhiều so với sang EU (12,3%) nên kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ năm 2015 đạt 4,077 tỷ USD, chỉ thấp hơn 3 triệu USD so với kim ngạch xuất khẩu sang EU. Tính chung kim ngạch xuất khẩu sang 2 thị trường này là gần 8,16 tỷ USD, chiếm 67,9% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của cả nước. Gạo: lượng gạo xuất khẩu của cả nước tháng 12 đạt gần 526 nghìn tấn với trị giá đạt 223,36 triệu USD giảm 26,1% về lượng và 26,3% về trị giá. Năm 2015 lượng xuất khẩu gạo là 6,59 triệu tấn, tăng 4% và trị giá đạt 2,8 tỷ USD, giảm 4,5% so với năm trước. Trong năm qua, Trung Quốc là đối tác lớn nhất nhập khẩu gạo của Việt Nam với 2,1 triệu tấn, tăng 4,8% so với năm 2014. Xuất khẩu sang Philippin là 1,14 triệu tấn, giảm 14,1%; sang Malaixia là 512 nghìn tấn, tăng 8,3%. Riêng xuất sang Inđônêxia cao đạt 673 nghìn tấn, gấp hơn 2 lần so với năm trước. Cà phê: lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 12/2015 là 152,5 nghìn tấn, trị giá đạt 279,2 triệu USD, tăng 6,2% về lượng và tăng 5% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết tháng 12/2015, lượng cà phê xuất khẩu của nước ta đạt 1,34 triệu tấn, trị giá đạt 2,67 tỷ USD, giảm 20,6% về lượng và giảm 24,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2014. Hàng thủy sản: kim ngạch xuất khẩu trong tháng 12/201 đạt 590,68 triệu USD, giảm 1,7% so với tháng 11/2015. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2015 đạt 6,57 tỷ 9 Nhóm 2B-FT34 USD, giảm 16%, tương ứng giảm 1,25 tỷ USD so với năm trước. Xuất khẩu hàng thủy sản trong năm qua giảm mạnh ở hầu hết các thị trường chính, cụ thể: sang Hoa Kỳ đạt 1,31 tỷ USD, giảm 23,4%; sang EU đạt 1,16 tỷ USD, giảm 17,1%; sang Nhật Bản 1,04 tỷ USD, giảm 13,4%; sang Hàn quốc đạt 572 triệu, giảm 12,2% C. Nhập khẩu. Về nhập khẩu, tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 122015 đạt 7,23 tỷ USD, tăng 4,3% (tương ứng tăng 297 triệu USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 tháng 12-2015. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 2 tháng 12-2015 tăng so với kỳ 1 tháng 12-2015 chủ yếu do tăng, giảm ở một số nhóm hàng sau: sắt thép các loại tăng 156,3 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 95,4 triệu USD; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 37,8 triệu USD,... Bên cạnh đó một số nhóm hàng có kim ngạch giảm như: phương tiện vận tải và phụ tùng giảm 68,3 triệu USD, chất dẻo nguyên liệu giảm 24,8 triệu USD, máy ảnh, máy quay phim giảm 24,4 triệu USD,… Như vậy, tính đến hết tháng 12-2015, tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước đạt gần 165,65 tỷ USD, tăng 12% (tương ứng tăng 17,8 tỷ USD) so với năm 2014. Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ này đạt 3,88 tỷ USD, tăng 4,4% tương ứng tăng 164 triệu USD so với kỳ 1 tháng 12-2015, qua đó nâng tổng kim ngạch nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp này năm 2015 đạt 97,26 tỷ USD, tăng 15,5% tương ứng tăng 13,0. Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng: trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng là 2,52 tỷ USD, tăng 14,8% so với tháng trước, nâng trị giá nhập khẩu trong năm 2015 lên 27,59 tỷ USD, tăng mạnh 23,1% so với năm 2014. Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam năm qua với trị giá là 9,03 tỷ USD, tăng 15,02%; tiếp theo là các thị trường: Hàn Quốc: 5,12 tỷ USD, tăng mạnh 62,6%; Nhật Bản: 4,51 tỷ USD, tăng 19,53%; Đài Loan: 1,46 tỷ USD, tăng 3,1%... so với cùng kỳ năm 2014. Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: trong tháng 12 nhập khẩu là 1,76 tỷ USD giảm 13,9% so với tháng trước, đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong năm 2015 của cả nước đạt 23,13 tỷ USD, tăng 23,4%; trong đó chiếm 92% kim ngạch nhập khẩu là của khu vực FDI với 21,19 tỷ USD, tăng 24,3%. Kể từ năm 2013 đến nay, Hàn Quốc chính thức vượt Trung Quốc trở thành đối tác lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam với trị giá nhập khẩu là 6,73 tỷ USD, tăng 33,5%; tiếp theo là các thị trường: Trung Quốc: 5,21 tỷ USD, tăng 13,9%; Nhật Bản: 10 Nhóm 2B-FT34 2,27 tỷ USD, tăng 18,2%; Đài Loan: 2,19 tỷ USD, tăng mạnh 55,2%; Singapo: 1,77 tỷ USD, giảm 26,7%;... so với năm 2014. Điện thoại các loại và linh kiện: trong tháng 12/2015, nhập khẩu nhóm hàng này đạt 647,5 triệu USD giảm 22% so với tháng trước. Trong năm 2015, cả nước nhập khẩu 10,6 tỷ USD nhóm hàng này, tăng 24,8%; trong đó chiếm 88% kim ngạch nhập khẩu là của khu vực FDI với 9,27 tỷ USD, tăng 28,3%. Trung Quốc và Hàn Quốc là hai thị trường chính cung cấp điện thoại các loại & linh kiện cho nước ta với trị giá nhập khẩu và tốc độ tăng lần lượt là 6,9 tỷ USD, tăng 9,7% và 3,02 tỷ USD, tăng 76%. Tính chung kim ngạch nhập khẩu từ 2 thị trường này chiếm tới 94% nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam. Sắt thép các loại: lượng nhập khẩu trong tháng 12 đạt 1,78 triệu USD với trị giá đạt 667,86 triệu USD, tăng 44,3% về lượng và 29,5% về trị giá so với tháng 11.2015. Tính đến hết tháng 12/2015, lượng sắt thép cả nước nhập về là 15,7triệu tấn, tăng 33,1% về lượng. Đơn giá nhập khẩu sắt thép các loại bình quân giảm 27,1% nên trị giá nhập khẩu là 7,49 tỷ USD, giảm nhẹ 2,9% so với /span> năm 2014.. Sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong năm qua từ Trung Quốc là 9,6 triệu tấn, tăng mạnh 54% và chiếm tới 61,3% tổng lượng nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước. Sản phẩm từ sắt thép: trong tháng 12/2015, cả nước nhập khẩu hơn 277 triệu USD, tăng 2,2% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 12/2015, tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước là 3,81 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2014. Trong năm 2015, Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này từ Trung Quốc với trị giá đạt 1,32 tỷ USD, tăng 28,57%; từ Hàn Quốc là hơn 1,02 tỷ USD tăng 28,82% so với cùng kỳ năm trước,… Xăng dầu các loại:lượng nhập khẩu trong tháng là 1,02 triệu tấn, tăng 6,7%, tuy nhiên do sự sụt giảm về đơn giá nên trị giá nhập khẩu nhóm hàng này là 430 triệu USD, giảm 4,3% so với tháng trước. Năm 2015, lượng nhập khẩu nhóm hàng này đạt gần 10,1 triệu tấn, tăng 19,3%, nhưng do đơn giá bình quân giảm tới 40,3% nên kim ngạch nhập khẩu chỉ đạt 5,36 tỷ USD, giảm 28,7%. Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong năm qua chủ yếu có xuất xứ từ: Singapore với 3,84 triệu tấn, tăng 48,2%; Thái Lan: 2,28 triệu tấn, gấp gần 3 11 Nhóm 2B-FT34 lần; Trung Quốc: 1,76 triệu tấn, tăng 4,6%; Đài Loan: 807 nghìn tấn, giảm 35,8%... so với năm 2014. Biểu đồ 4:Lượng,kim ngạch và đơn giánhập khẩuxăng dầucác loạigiai đoạn 2009-2015 Nguồn: Tổng cục Hải quan Chất dẻo nguyên liệu: lượng nhập khẩu trong tháng 12/2015 là hơn 370 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 521 triệu USD. Tính đến hết năm 2015, tổng lượng nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu của Việt Nam là 3,92 triệu tấn, tăng 13,7%, kim ngạch nhập khẩu là 5,96 tỷ USD, giảm 5,7% so với năm 2014. Trong nnăm 2015, Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này chủ yếu từ các thị trường: Hàn Quốc đạt gần 721 nghìn tấn, tăng 11,77%; Ả rập Xê út đạt 803 nghìn tấn, tăng 6,63%; Đài Loan đạt 579 nghìn tấn tăng 15,27%; Thái Lan đạt hơn 392nghìn tấn, tăng 25,55%… so với cùng kỳ năm 2014. Sản phẩm chất dẻo: trong tháng 12/2015 sản phẩm từ chất dẻo nhập khẩu ở mức 336,86 triệu USD tăng 5% so với tháng trước. Nhập khẩu mặt hàng này năm 2015 đạt hơn 3,76 tỷ USD tăng 19% so với năm trước. 12 Nhóm 2B-FT34 Việt Nam nhập khẩu mặt hàng sản phẩm chất dẻo từ Trung Quốc trong năm 2015 là 1,15 tỷ USD, tăng 32,31% so với năm 2014; Hàn Quốc là 1,07 tỷ USD, tăng 33,75%; Nhật Bản là hơn 635 triệu USD tăng nhẹ 1,54%,… Nhóm hàng nguyên, phụ liệu dệt may, da, giày: trong tháng 12/2015 nhập khẩu đạt gần 1,5 tỷ USD, giảm 2,2% so với tháng trước. Tính đến hết tháng 12/2015, cả nước nhập khẩu 18,3 tỷ USD nhóm hàng này, tăng 7% so với năm trước. Đây là năm có tốc độ tăng gần thấp nhất trong giai đoạn 2011-2015, chỉ cao hơn tốc độ tăng của năm 2012 (là 1,7%); trong khi đó năm 2011 là 14,8%, năm 2013 là 18,8% và năm 2014 là 15,4% Trong năm qua/span>,, Việt Nam nhập khẩu nhóm mặt hàng này chủ yếu từ Trung Quốc với 7,62 tỷ USD, tăng 12,5%; Hàn Quốc: 2,82 USD, giảm 0,6%; Đài Loan: 2,33 tỷ USD, tăng 3%; Hoa Kỳ: 1,08/span> USD, tăng 40,4%…… so với năm trước. Thức ăn gia súc và nguyên liệu: trong tháng 12/2015, kim ngạch nhập khẩu đạt 337 triệu USD, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này trong năm đạt 3,39 tỷ USD, tăng 4,2% so với năm 2014. Tính đến hết tháng 12/2015, nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ Ác-hentina đạt 1,44 tỷ USD, tăng 8,56%; từ Hoa Kỳ là gần 429 triệu USD, tăng 4,02%; từ Braxin là hơn 306 triệu USD, tăng 43,28% so với năm 2014. Ô tô nguyên chiếc: lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại trong năm đạt mức cao nhất từ trước tới nay với 125,6 nghìn chiếc, tăng 77,1%; trị giá nhập khẩu là 2,99 tỷ USD, tăng 88,8% so với năm trước. Trong đó, lượng nhập khẩu ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống đạt 51,46 nghìn chiếc, tăng 63%; ô tô tải đạt gần 49 nghìn chiếc, tăng 79,6%; ô tô loại khác đạt 23,94 nghìn chiếc, tăng 114%; ô tô trên 9 chỗ ngồi đạt 1,25 nghìn chiếc, tăng 34% so với năm 2014. Đặc biệt, lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu trong quý IV/2015 đạt gần 42 nghìn chiếc, cao hơn tới 12-16 nghìn chiếc so với quý I, II và III. Biểu đồ 5: Lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại theo quý giai đoạn 2012-2015 14 Nhóm 2B-FT34 Nguồn: Tổng cục Hải quan Trung Quốc là thị trường chính cung cấp ô tô nguyên chiếc cho Việt Nam trong năm với 26,74 nghìn chiếc, tăng mạnh 94,7%; tiếp theo là Hàn Quốc: 26,57 nghìn chiếc, tăng 58,2%; Ấn Độ: 25,15 nghìn chiếc, tăng 89,1%; Thái Lan: 25,14nghìn chiếc, tăng 74,4% ... so với cùng kỳ năm 2014. Đặc biệt, nhập khẩu ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống từ thị trường Ấn Độ đạt hơn 25 nghìn chiếc, chiếm tới 49% tổng lượng ô tô loại này nhập khẩu của cả nước và tăng 89% so với năm 2014. D. Đánh giá chung Trong những năm qua, xuất - nhập khẩu của Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước. Xuất - nhập khẩu tăng trưởng với nhịp độ bình quân khá cao về kim ngạch, đa dạng và phong phú về mặt hàng. Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, phía sau của thành công là một loạt những tồn tại cần sớm được giải quyết. 1 Nhóm 2B-FT34 1. Điểm tích cực Năm 2015, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của cả nước đạt 162,4 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2014, tương đương khoảng 12,2 tỷ USD. Năm 2015, cả nước có 23 nhóm hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Cơ cấu các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng có sự chuyển dịch tích cực, phù hợp với lộ trình thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển xuất, nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030. Tăng trưởng xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến tăng trưởng cao, đóng vai trò quan trọng, kéo theo xuất khẩu của cả nước tăng trưởng. Trong cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu năm 2015, tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản đạt khoảng 74 tỷ USD, tăng 11,9% so với năm 2014 và chiếm 45,5% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 33,5 tỷ USD, tăng 17% so với năm 2014; tiếp theo là thị trường EU với 30,9 tỷ USD, tăng 10,7% và chiếm 19% tổng kim ngạch xuất khẩu; thị trường Trung Quốc đạt khoảng 17 tỷ USD, tăng 13,7%; thị trường Nhật Bản đạt 14,1 tỷ USD và thị trường Hàn Quốc đạt 9 tỷ USD, tăng 25,2%... 2. Điểm tiêu cực Năm 2015 đã đánh dấu sự quay trở lại của nhập siêu. Mức chênh lệch không lớn (3.2 tỷ), nhưng nó lại là câu chuyện về sự biến động mạnh của các xu thế chủ đạo trong kinh tế Việt Nam. Vấn đề đặt ra trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng chịu thâm hụt thương mại với nhiều quốc gia hơn và mức thâm hụt thương mại đó ngày càng tăng lên với tốc độ rất cao theo từng năm; trong khi số quốc gia chịu thâm hụt thương mại với Việt Nam lại ít đi và mức thâm hụt đó thì lại tăng không đáng kể. Xu hướng này đang gia tăng trong vài năm gần đây, cho thấy những vấn đề cơ bản của nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa được giải quyết. Cụ thể như, Việt Nam vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nguyên vật liệu và hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Mức này không những không giảm mà còn ngày càng tăng, khi Việt Nam chỉ nhập siêu khoảng 29 tỷ USD trong năm 2014, thì con số này đã tăng lên 32,3 tỷ USD trong năm 2015. Sự phụ thuộc này lớn đến mức Việt Nam càng tăng cường xuất khẩu sang các thị trường khác để bù đắp khoản thâm hụt thương mại với Trung Quốc, thì mức độ phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc càng tăng lên thông qua việc tăng cường nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất... Về lâu dài, các hiệp định FTA sẽ đem lại những lợi ích lớn cho kinh tế Việt Nam; nhưng trong ngắn hạn nó sẽ khiến mức nhập siêu của Việt Nam từ các quốc gia này tăng lên đáng kể. Điển hình là Hàn Quốc. Việc hàng loạt tập đoàn lớn của Hàn Quốc đầu tư những dự án tỷ USD tại Việt Nam cũng đang khiến mức nhập siêu của Việt Nam từ Hàn Quốc tăng lên chóng mặt. Tuy tỉ trọng xuất khẩu ngành công nghiệp nặng tăng trưởng, nhưng chủ yếu là xuất khẩu những mặt hàng gia công, lắp ráp (chỉ tính riêng dệt may, giày dép, xơ sợi dệt các 15 Nhóm 2B-FT34 loại, nguyên phụ liệu dệt may, da giày, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện và một số loại khác có kim ngạch trên 33 tỷ USD, chiếm 29%). Chỉ với 3 nhóm trên đã chiếm trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu Việt Nam còn thấp. Mặc dù, xuất khẩu của Việt Nam đang dần xác lập được vị thế cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, Việt Nam lại chiếm lĩnh thị trường trên thế giới chủ yếu ở nhóm hàng hóa cơ bản, như: dầu mỏ và khoáng sản, nông sản, hàng dệt may, da giày, thủy sản, đồ gỗ và điện tử. Đây là những ngành thâm dụng lao động lớn, nhưng về xu thế không còn tăng trưởng nhanh trên thế giới, đồng thời rất dễ bị ảnh hưởng bởi việc hạ thấp chi phí từ các đối thủ mới, có chi phí lao động thấp. Khá nhiều các mặt hàng xuất khẩu, kể cả những mặt hàng có kim ngạch lớn chưa có thương hiệu riêng, xuất khẩu thường phải thông qua đối tác khác, nên giá bán thường thấp hơn sản phẩm cùng loại của các nước khác. Giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu thấp do chủ yếu dựa vào khai thác các yếu tố về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động rẻ. Chính sách phát triển xuất khẩu trong thời gian qua quá chú trọng đến chỉ tiêu về số lượng, chưa thật sự quan tâm đến chất lượng và hiệu quả xuất khẩu. Việt Nam chưa khai thác một cách hiệu quả lợi thế cạnh tranh xuất khẩu dựa vào công nghệ, trình độ lao động, quản lý… để tạo ra các nhóm hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao, tham gia vào khâu tạo ra giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu. Bên cạnh đó, mở rộng xuất khẩu đang có nguy cơ làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, suy giảm đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường. Tăng trưởng xuất khẩu Việt Nam hiện nay, ở chừng mực nào đó, chủ yếu dựa vào việc khuyến khích khai thác tài nguyên thiên nhiên và sử dụng ngày càng nhiều các yếu tố đầu vào gây ô nhiễm. II. NGUYÊN NHÂN VÀ HỆ LỤY CỦA NHẬP SIÊU A. Nguyên nhân nhập siêu Nguyên nhân trước hết của nhập siêu là do Việt Nam (cũng như hầu hết các nước khác trong giai đoạn công nghiệp hóa) phải nhập khẩu lớn máy móc thiết bị để phục vụ công nghiệp hóa – hiện đại hóa và nâng cấp cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Nguyên nhân thứ hai của nhập siêu, mà thoạt nghe có vẻ nghịch lý, là do xuất khẩu, song đó là một thực tế của nước ta. Việt Nam là nền kinh tế định hướng xuất khẩu, trong đó các sản phẩm công nghiệp chế biến –chế tạo hiện chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đó chủ yếu là các sản phẩm gia công xuất khẩu dựa trên nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu và linh phụ kiện, do vậy càng xuất khẩu nhiều thì càng cần nhập khẩu lớn đầu vào. Nguyên nhân trực tiếp của tình trạng này là do cho đến nay Việt Nam chưa xây dựng 16 Nhóm 2B-FT34 được ngành công nghiệp hỗ trợ đủ mạnh để cung cấp nguyên phụ liệu và linh phụ kiện cho các ngành công nghiệp xuất khẩu, do vậy các ngành này vẫn phải nhập khẩu lớn các đầu vào. Nguyên nhân thứ ba: nhập siêu của các doanh nghiệp trong nước quá lớn, khiến xuất siêu của các doanh nghiệp FDI không đủ bù đắp. Năm 2014 các doanh nghiệp trong nước đã nhập siêu 15 tỷ USD, song nhờ khối doanh nghiệp FDI xuất siêu 17 tỷ USD nên cả nước xuất siêu được 2 tỷ USD. 6 tháng đầu năm 2015, các doanh nghiệp trong nước nhập siêu 9,8 tỷ USD, trong khi khối doanh nghiệp FDI chỉ xuất siêu 6,1 tỷ USD, nên cả nước đã nhập siêu 3,75 tỷ USD. Như vậy cán cân thương mại của Việt Nam hiện phụ thuộc lớn vào mức xuất siêu của khối doanh nghiệp FDI so với nhập siêu của khối doanh nghiệp trong nước. Nếu xuất siêu của doanh nghiệp FDI vượt mức nhập siêu của doanh nghiệp trong nước thì nền kinh tế sẽ xuất siêu (như trong 3 năm 2012-2014). Còn nếu xuất siêu của doanh nghiệp FDI thấp hơn con số nhập siêu của doanh nghiệp trong nước là nền kinh tế quay về nhập siêu (như năm 2015). Nguyên nhân thứ tư: Việt Nam nhập siêu quá lớn từ một số thị trường (như Trung Quốc, Hàn Quốc) khiến xuất siêu sang các thị trường khác không đủ để cân bằng cán cân thương mại. Đáng lo ngại hơn là Việt Nam nhập siêu lớn với các thị trường không có công nghệ nguồn, trong khi xuất siêu với các thị trường có công nghệ nguồn. Chẳng hạn 6 tháng đầu năm 2015 Việt Nam đã nhập siêu lớn với các thị trường không có công nghệ nguồn, trong đó nhập siêu lớn nhất là từ Trung Quốc 16,7 tỷ USD, tiếp theo là Hàn Quốc 11,1 tỷ USD và ASEAN 2,7 tỷ USD. Trong khi đó nước ta lại xuất siêu với các thị trường có công nghệ nguồn, trong đó xuất siêu lớn nhất là sang Mỹ 11,9 tỷ USD, tiếp theo là EU 11,3 tỷ USD (xem Bảng 1). Bảng 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại 6 tháng đầu năm 2015 với các thị trường chủ chốt (tỷ USD) Nguồn: Tổng cục Thống kê Thị trường Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại Mỹ 15,7 3,8 + 11,9 EU 14,8 4,5 +11,3 Trung Quốc 7,7 24,4 -16,7 ASEAN 9,3 12,0 -2,7 Hàn Quốc 3,7 13,8 -11,1 Nhật Bản 6,7 7,3 -0,6 B. Các hệ lụy chính Tình trạng nhập siêu sẽ dẫn đến nhiều bất ổn kinh tế vĩ mô. Thứ nhất, nhập siêu (tức là thâm hụt cán cân thương mại) dẫn đến tình trạng thâm hụt cán 17 Nhóm 2B-FT34 cân thanh toán quốc gia. Thứ hai, nhập siêu khiến dự trữ ngoại hối quốc gia giảm. Dự trữ ngoại hối quốc gia của Việt Nam được tạo từ nhiều nguồn, bao gồm xuất khẩu, vốn FDI, vốn ODA, kiều hối. Giai đoạn từ 2011 về trước, tình trạng nhập siêu triền miên khiến khu vực xuất khẩu không có đóng góp cho dự trữ ngoại hối (thậm chí đóng góp âm), do vậy dự trữ ngoại hối quốc gia thấp, chỉ khoảng 10-12 tỷ USD. Trong 3 năm 2012-2014, việc xuất siêu đã giúp cải thiện tình hình, đưa dự trữ ngoại hối quốc gia lên mức kỷ lục 37 tỷ USD vào cuối năm 2014. Việc nhập siêu quay lại năm 2015, nhiều khả năng dự trữ ngoại hối quốc gia sẽ giảm xuống. Thứ ba, nhập siêu sẽ tạo áp lực lên tỷ giá, buộc Ngân hàng Nhà nước phải phá giá đồng nội tệ. Đồng nội tệ mất giá, đến lượt mình, sẽ làm tăng gánh nặng nợ nước ngoài của từng doanh nghiệp nói riêng và của toàn bộ quốc gia nói chung. Đồng nội tệ mất giá cũng sẽ tạo sức ép đẩy lạm phát trong nước tăng III. GIẢI PHÁP A. Giải pháp xuất khẩu Việt Nam 1. Các đặc điểm của chính sách xúc tiến xuất khẩu của một quốc gia Theo Serringhaus & Rosson (1990) "Xúc tiến xuất khẩu được hiểu là những công cụ của chính sách nhằm thúc đẩy trực tiếp hay gián tiếp đến các hoạt động xuất khẩu ở cấp độ doanh nghiệp, một ngành công nghiệp hay ở cấp độ quốc gia". Xúc tiến xuất khẩu theo đó bao gồm những biện pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về vai trò của xuất khẩu như một động lực của sự tăng trưởng, thông tin cho họ về những cơ hội để mở rộng thị trường; làm thuận lợi hoa quá trình xuất khẩu bỗng cách giảm thiểu cấc hàng rào cản trở quá trình này; đồng thời thiết lập và cung cấp các dịch vụ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu hay những nhà xuất khẩu "tiềm năng". Hiểu theo cách đó thì xúc tiến xuất khẩu có thể được chia thành 3 loại chính: (1) Các chính sách để nâng cao nhận thức và khích lệ các doanh nghiệp tham gia vào xuất khẩu (motivation). (2) Những biện pháp chính sách làm thuận lợi hoá chu trình tác nghiệp trong hoạt động sản xuất-xuất khẩu, marketing hàng xuất khẩu... (operation). (3) Các hỗ trợ và dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu (information). 18 Nhóm 2B-FT34 Chính sách xúc tiến xuất khẩu có những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, xúc tiến xuất khẩu là một bộ phận của chiến lược phát triển xuất khẩu, do vậy nó mang tính chiến lược. Xúc tiến xuất khẩu sẽ không thể có tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu nếu nó không được tiến hành một cách có hệ thống và có chiến lược cụ thể. Thứ hai, các hoạt động xúc tiến xuất khẩu gồm việc đào tạo và nâng cao nhận thức cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của sản phẩm cụ thể trên một thị trường cụ thể. Vì thế xúc tiến xuất khẩu phải cụ thể và phục vụ cho mục đích đó. Mục tiêu của các chương trình xúc tiến xuất khẩu là nâng cao năng lực của các doanh nghiệp, cung cấp cho họ những dịch vụ cần thiết, làm chất xúc tác, "thuận lợi hóa" cho các hoạt động xuất khẩu của họ, chứ không phải là thay doanh nghiệp làm những công tác đó. Thứ ba, xúc tiến xuất khẩu không chỉ đơn thuần là việc tìm kiếm và khuyếch trương sản phẩm ra thị trường nước ngoài, mà còn phải được xem xét trong mối quan hệ với sản xuất trong nước. Có như thế xúc tiến xuất khẩu mới thực sự làm được chức năng "xúc tác", và thúc đẩy được xuất khẩu. Thứ tư, xúc tiến xuất khẩu không phải là trách nhiệm của riêng Nhà Nước, mà đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa bộ máy chính quyền với khu vực kinh doanh và các doanh nghiệp. Cơ quan xúc tiến thương mại của Chính phủ có thể giữ vai trò chủ đạo để phát triển xuất khẩu của một quốc gia thông qua việc thiết lập quan hệ đối tác với các doanh nghiệp (của cả Nhà nước và tư nhân), hợp thành khu vực cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thương mại . Nói tóm lại, xúc tiến xuất khẩu được thừa nhận là một trong những hoạt động cẩn thiết và quan trọng trong thương mại quốc tế. Do vậy, Chính phủ Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế của mình phải coi trọng hoạt động xúc tiến xuất khẩu là một hoạt động trọng tâm để thúc đẩy xuất khẩu của quốc gia đó làm đòn bẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. 2. Các giải pháp đề xuất để cải thiện và phát triển tình hình xuất khẩu nước ta Để năm 2016 đạt được mục tiêu mà Quốc hội đã giao cho ngành Công Thương là tăng trưởng xuất khẩu ít nhất 10% thì phải thực thi tốt các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết và tận dụng được những ưu đãi mà Hiệp định này mang lại cho xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2015 là một năm hết sức khó khăn đối với xuất khẩu của Việt Nam. Nhiều hàng hóa, sản phẩm có lợi thế giá bị giảm nhiều, đặc biệt như dầu thô, giảm đến 70 % so với 19 Nhóm 2B-FT34 năm 2014. Một số hàng hóa nông sản, thủy sản giảm sâu. Đây là yếu tố khách quan. Nếu như những mặt hàng này, nhất là dầu thô không giảm giá sâu như vậy thì chắc chắn mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 2015 của Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện được, thậm chí là cao hơn. Các đề xuất để có thể cải thiện và phát triển tình hình xuất khẩu của nước ta trong tình hình hiện tại có thể kể đến một số giải pháp sau: Đầu tiên Việt Nam phải thực thi tốt các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết và tận dụng được những ưu đãi mà Hiệp định này mang lại cho xuất khẩu của Việt Nam. Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong xuất khẩu. Các thủ tục về hải quan, các thủ tục về cấp phép phải được thông thoáng hơn, phải được dễ dàng hơn. Qua đó, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí, từ đó làm cho hàng hóa Việt Nam có tính cạnh tranh hơn. Giải pháp thứ ba, đó là chúng ta phải tìm kiếm thêm những thị trường mới bên cạnh thị trường truyền thống. Lâu nay chúng ta vẫn tập trung vào Châu Âu, Hoa Kỳ, các nước Đông Bắc Á… nhưng thị trường Châu Phi hay thị trường Liên bang Nga, thị trường các nước thuộc khối SNG là những thị trường chúng ta cần phải coi trọng. Đồng thời thực hiện nguyên tắc có đi có lại trong thương mại quốc tế tạo nên mối quan hệ gắn bó giữa thị trường xuất khẩu và thị trường nhập khẩu. Thứ tư là, nếu như chúng ta thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành có liên quan đến kinh tế, trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu thì chắc chắn hiệu quả của công tác xuất nhập khẩu sẽ tốt hơn. Ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận với các nguồn tín dụng thuận lợi, tỷ giá sao cho linh hoạt phù hợp, khuyến khích được việc xuất khẩu. Các thủ tục liên quan đến hải quan, thuế, liên quan đến cấp phép cần được thông thoáng hơn theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ. Thứ năm, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng giảm tỉ trọng sản phẩm thô và sơ chế, tăng nhanh tỉ trọng của nhóm sản phẩm chế biến, chế tạo trong kim ngạch xuất khẩu. Ưu tiên ngành phát triển công nghiệp áp dụng công nghệ cao để tăng nguồn hàng xuất khẩu công nghệ cao có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Thứ sáu, xây dựng cơ cấu thị trường phát triển theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá trên cơ sở cân bằng lợi ích giữa các quốc gia. Tích cực chuyển dịch cơ cấu mặt hàng và 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan