Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phân tích và đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trang thiết bị y tế...

Tài liệu Phân tích và đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trang thiết bị y tế tại công ty tnhh tiến đại phát

.PDF
104
120
86

Mô tả:

Luận văn thạc sĩ Viện Kinh tế và Quản lý LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân em, được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu tham khảo và qua liên hệ thực tế, tổng hợp số liệu từ Công ty nơi em làm việc dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm thị Thanh Hồng, không sao chép của bất kỳ luận văn nào trước đó. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của luận văn này. Tác giả luận văn Triệu Văn Duy Triệu Văn Duy 11AQTKD1-PTTT 1 Luận văn thạc sĩ Viện Kinh tế và Quản lý MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................1 MỤC LỤC...................................................................................................................2 DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ................................................................4 DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................5 DANH MỤC HÌNH VẼ..............................................................................................6 LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................7 CHƯƠNG 1 ................................................................................................................9 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH KINH DOANH TRANG THIẾT BỊ Y TẾ .....9 1.1. Tổng quan về phân tích kinh doanh .................................................................9 1.1.1. Khái niệm phân tích kinh doanh................................................................9 1.1.2. Đối tượng phân tích kinh doanh ..............................................................10 1.1.3. Nội dung phân tích kinh doanh................................................................11 1.2. Các chỉ tiêu đánh giá kinh doanh ...................................................................11 1.2.1. Doanh thu.................................................................................................11 1.2.2. Lợi nhuận .................................................................................................13 1.2.3. Thị Phần...................................................................................................13 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp...........14 1.3.1. Môi trường vĩ mô.....................................................................................14 1.3.2. Môi trường vi mô.....................................................................................19 1.3.3. Môi trường bên trong...............................................................................21 Kết luận Chương 1 ................................................................................................29 CHƯƠNG 2 ..............................................................................................................30 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THIẾT BỊ Y TẾ TẠI CÔNG TY TNHH TIẾN ĐẠI PHÁT. .........................................................................................30 2.1. Tổng quan về công ty TNHH Tiến Đại Phát.................................................30 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH Tiến Đại Phát .................................30 2.1.2. Các loại hàng, dịch vụ chủ yếu công ty đang kinh doanh .......................31 2.1.3. Cơ cấu tổ chức .........................................................................................32 2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh trang thiết bị y tế tại Công ty TNHH Tiến Đại Phát .................................................................................................................34 2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá kinh doanh.............................................................34 2.2.2. Môi trường bên ngoài ..............................................................................42 2.2.3. Môi trường bên trong...............................................................................63 2.3. Đánh giá chung hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Tiến Đại Phát....72 2.3.1. Ưu điểm ...................................................................................................72 2.3.2. Nhược điểm .............................................................................................72 2.3.3. Những nguyên nhân chủ yếu ...................................................................74 Kết luận Chương 2 ................................................................................................74 CHƯƠNG 3 ..............................................................................................................76 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI CÔNG TY TNHH TIẾN ĐẠI PHÁT .....................76 Triệu Văn Duy 11AQTKD1-PTTT 2 Luận văn thạc sĩ Viện Kinh tế và Quản lý 3.1. Định hướng phát triển của công ty TNHH Tiến Đại Phát..............................76 3.1.1. Nhận định cơ hội và thách thức ...............................................................76 3.1.2. Phương hướng hoạt động của công ty .....................................................77 3.1.3. Nhiệm vụ..................................................................................................78 3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Tiến Đại Phát .................................................................................................................79 3.2.1. Mở rộng thị trường trang thiết bị y tế ......................................................79 3.2.2. Đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng .......................................................93 3.2.3. Quy chế và chế độ tiền lương, tiền thưởng hoa hồng thỏa đáng .............95 3.2.4. Đề xuất khác về hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ...................98 Kết luận Chương 3 ................................................................................................99 KẾT LUẬN .............................................................................................................101 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................102 PHỤ LỤC................................................................................................................103  Triệu Văn Duy 11AQTKD1-PTTT 3 Luận văn thạc sĩ Viện Kinh tế và Quản lý DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TNHH: Trách nhiệm hữu hạn KH-CNTT: Khoa học công nghệ thông tin MRI: Magnetic resonance imaging CT: Computed Tomography TW: Trung ương TTBYT: Trang thiết bị y tế PET/CT: Positron emission tomography - computed tomography ECG: Electrocardiography EEG: Electroencephalography CNH-HĐH: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa XNK: Xuất nhập khẩu TMH, RHM: Tai mũi họng, rang hàm mặt BHYT: Bảo hiểm y tế KH&CN: Khoa học – công nghệ Lasik : Laser Insitu Kenatomileusis Triệu Văn Duy 11AQTKD1-PTTT 4 Luận văn thạc sĩ Viện Kinh tế và Quản lý DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2. 1: Bảng doanh thu theo thiết bị y tế và vật tư tiêu hao ................................35 Bảng 2. 2: Bảng doanh thu thiết bị y tế và vật tư tiêu hao theo thị trường ...............36 Bảng 2. 3: Bảng tỷ trọng thiết bị y tế và vật tư tiêu hao theo thị trường ..................36 Bảng 2. 4: Bảng doanh thu theo khách hàng từ năm 2010 đến năm 2012................37 Bảng 2. 5: Bảng doanh thu theo nhóm sản phẩm......................................................38 Bảng 2. 6: Bảng tỷ trọng doanh thu theo nhóm sản phẩm ........................................39 Bảng 2. 7: Bảng số lượng sản phẩm bán chạy trong qua ba năm .............................40 Bảng 2. 8: Bảng doanh thu theo kênh phân phối ......................................................41 Bảng 2. 9: Bảng lợi nhuận của thiết bị y tế từ năm 2010 đến năm 2012 ..................42 Bảng 2. 10: Bảng tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát từ năm 2008 đến 2012 ...42 Bảng 2. 11: Bảng danh mục hợp đồng ......................................................................51 Bảng 2. 12: Danh sách một số hãng mà công ty đã nhập thiết bị .............................55 Bảng 2. 13: Bảng danh mục tên các công ty kinh doanh thiết bị y tế.......................58 Bảng 2. 14: Bảng giá bán một số sản phẩm chiến lược ............................................65 Bảng 2. 15: Bảng số lượng nhân viên của bộ phận bán hàng ...................................67 Bảng 3. 1: Bảng mô tả thiết bị chi tiết mà khách hàng đang cần..............................80 Bảng 3. 2: Bảng ý kiến khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ..................80 Bảng 3. 3: Bảng mẫu để so sánh thông số kỹ thuật của một số hãng .......................81 Bảng 3. 4: Bảng mô tả đèn mổ treo trần 1 nhánh của một số hãng ..........................82 Bảng 3. 5: Bảng giá tại bệnh viện Bạch mai – Hà nội ..............................................84 Bảng 3. 6: Bảng giá tại bệnh viện chấn thương chỉnh hình Đã Nẵng.......................85 Bảng 3. 7: Bảng giá tại bệnh viện RHM Hồ Chí Minh.............................................85 Bảng 3. 8: Bảng giá Quảng cáo trên các Website.....................................................86 Bảng 3. 9: Bảng giá tham gia hội chợ triển lãm........................................................86 Bảng 3. 10: Bảng giá dự kiến khi mở văn phòng đại diện........................................88 Bảng 3. 11: Bảng giá dự kiến của các máy ...............................................................90 Bảng 3. 12: Bảng giá bán vật tư tiêu hao của các máy .............................................90 Bảng 3. 13: Bảng doanh thu theo thiết bị và vật tư tiêu hao.....................................91 Bảng 3. 14: Bảng giá vốn hàng bán theo thiết bị và vật tư tiêu hao .........................91 Bảng 3. 15: Bảng tổng hợp chi phí dự kiến của mở rộng thị trường ........................92 Bảng 3. 16: Bảng lợi nhuận dự kiến của công ty khi mở rộng thị trường ................93 Bảng 3. 17: Bảng chi phí dự kiến các khóa đào cho nhân viên ................................95 Bảng 3. 18: Bảng chiết khấu cho khách hàng ...........................................................97 Bảng 3. 19: Bảng chi phí dự kiến cho một số khóa đào tạo cho khách hàng ...........97 Triệu Văn Duy 11AQTKD1-PTTT 5 Luận văn thạc sĩ Viện Kinh tế và Quản lý DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2. 1: Sơ đồ tổ chức các phòng ban (Nguồn: Phòng nhân sự)...........................33 Hình 2. 2: Biểu đồ doanh thu – chi phi – lợi nhuận năm 2009 đến 2012 .................34 Hình 2. 3: Biểu đồ doanh thu theo thiết bị y tế và vật tư tiêu hao ............................35 Hình 2. 4: Biểu đồ doanh thu theo kênh phân phối...................................................41 Hình 2. 5: Đồ thị về tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát qua các năm ...............43 Hình 2. 6: Biểu đồ cơ cấu các trang thiết bị mua sắm hàng năm..............................49 Hình 2. 7: Biểu đồ thị phận các công ty cạnh tranh trong thị trường thiết bị y tế ....62 Hình 2. 8: Sơ đồ các tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn sản phẩm..............................63 Hình 2. 9: Sơ đồ mô tả kênh phân phối của công ty .................................................66 Hình 2. 10: Quy trình thực hiện quản lý dự án .........................................................70 Hình 3. 1: Cơ cấu tổ chức các ban của công ty.......................................................100 Triệu Văn Duy 11AQTKD1-PTTT 6 Luận văn thạc sĩ Viện Kinh tế và Quản lý LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, mỗi doanh nghiệp là một chủ thể sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân, có tính độc lập tương đối. Bối cảnh đó buộc các doanh nghiệp phải tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự quyết định và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện các quyết định hoạt động kinh doanh của mình. Mặc khác trong điều kiện mở cửa và xu thế khu vực hóa, quốc tế hóa trở thành xu thế tất yếu, vị thế của mỗi doanh nghiệp còn được xác định là một phần của hệ kinh tế mở trong nền kinh tế quốc dân và ngày hội nhập vào nền kinh tế khu vực và quốc tế. Điều này đòi hỏi trong khi quyết định hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp không những phải chú trọng đến thực trạng và xu thế biến động của môi trường kinh doanh trong nước mà buộc phải tính đến sự tác động của môi trường thế giới. Sự thành công trong kinh doanh phụ thuộc vào nỗ lực của chính doanh nghiệp đó, phụ thuộc vào sự thích ứng của doanh nghiệp vào môi trường bên ngoài từ đó các doanh nghiệp phải làm tốt tất cả các khâu của quá trình kinh doanh: từ nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu thị trường, tổ chức công tác bán hàng, thu tiền về cho tới quản lý hàng hóa, thực hiện dịch vụ, phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên kinh doanh thương mại không phải đơn giản, dễ dàng. Muốn đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp phải có sự đánh giá đúng tiềm lực của mình và có những giải pháp phát triển các hoạt động kinh doanh dựa trên chính tiềm lực của doanh nghiệp mình. Trước những vấn đề nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Phân tích và đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trang thiết bị y tế tại Công ty TNHH Tiến Đại Phát’’ là hết sức cần thiết có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động kinh doanh trang thiết bị y tế tại công ty TNHH Tiến Đại Phát. 2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Triệu Văn Duy 11AQTKD1-PTTT 7 Luận văn thạc sĩ Viện Kinh tế và Quản lý Mục đích nghiên cứu: Vận dụng các lý thuyết về phân tích kinh doanh, phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và công ty Tiến Đại Phát nói riêng, phân tích đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty Tiến Đại Phát trong những năm gần đây. Từ đó, nghiên cứu và tìm ra giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh về trang thiết bị y tế để công ty trở thành một doanh nghiệp hàng đầu về cung cấp thiết bị y tế. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung vào phân tích kinh doanh thiết bị y tế của công ty TNHH Tiến Đại Phát bao gồm các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh trang thiết bị y tế, từ đó đề xuất một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trang thiết bị y tế tại công ty TNHH Tiến Đại Phát. 3. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài Cơ sở lý luận về tình hình sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện và hoạt động tiêu thụ thiết bị y tế tại công ty TNHH Tiến Đại Phát từ đó đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh tại công ty để thấy được những hạn chế, tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty. 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Đề tài luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp tổng hợp – phân tích số liệu, phương pháp thực nghiệm như tổng kết kinh nghiệm trong hoạt động thực tế của công ty TNHH Tiến Đại Phát. 5. Nội dung của luận văn Luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích kinh doanh trang thiết bị y tế Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh thiết bị y tế tại công ty TNHH Tiến Đại Phát Chương 3: Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trang thiết bị tại công ty TNHH Tiến Đại Phát. Triệu Văn Duy 11AQTKD1-PTTT 8 Luận văn thạc sĩ Viện Kinh tế và Quản lý CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH KINH DOANH TRANG THIẾT BỊ Y TẾ 1.1. Tổng quan về phân tích kinh doanh 1.1.1. Khái niệm phân tích kinh doanh Trong xã hội tồn tại nhiều hoạt động như hoạt động chính trị, văn hóa, kinh doanh, quân sự…Hoạt động kinh tế là hoạt động chủ yếu, nó có vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của các hoạt động khác. Tiêu chí để phân biệt các hoạt động là căn cứ vào công dụng sản phẩm dịch vụ tạo ra và tính chất mục đích của hoạt động đó. Hoạt động kinh tế là những hoạt động có ý thức nhằm tạo ra những sản phẩm dịch vụ đem lại lợi ích kinh tế nhất định. Kinh doanh là hoạt động kinh tế nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Trong kinh doanh, con người luôn hướng tới mục tiêu đạt được kết quả và hiệu quả cao nhất. Muốn vậy, phải nhận thức đúng đắn, đầy đủ và toàn diện các hiện tượng, các quá trình và yếu tố xảy ra trong hoạt động. Để làm được những vấn đề đó không thể không sử dụng công cụ phân tích. Phân tích hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành của sự vật hiện tượng đó. Trong lĩnh vực tự nhiên, việc chia nhỏ này được tiến hành với những vật thể bằng các phương tiện cụ thể. Ví dụ: phân tích các chất hóa học bằng những phản ứng hóa học, phân tích các loại vi sinh vật bằng kính hiển vi...Trái lại, trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, các hiện tượng cần phân tích chỉ tồn tại bằng những khái niệm trừu tượng. Do đó, việc phân tích phải thực hiện bằng những phương pháp trừu tượng. Phân tích kinh doanh là việc phân chia các hiện tượng, các quá trình và các kết quả kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành, trên cơ sở đó dùng các phương pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra tính quy luật và xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu. Phân tích kinh doanh có đồng thời với các hoạt động kinh doanh của con người. Nhưng lúc ban đầu nó chỉ là những phép cộng trừ đơn giản và được tiến hành ngay trong công tác hạch toán. Khi kinh doanh phát triển, yêu cầu quản lý Triệu Văn Duy 11AQTKD1-PTTT 9 Luận văn thạc sĩ Viện Kinh tế và Quản lý kinh doanh ngày càng cao và phức tạp thì phân tích kinh doanh cũng ngày càng phát triển để đáp ứng yêu cầu đó. Từ chỗ đơn giản chỉ là phân tích lỗ lãi của từng thương vụ, sau phát triển phân tích các yếu tố kinh doanh và lỗ lãi của từng đơn vị, bộ phận kinh doanh, đến nay việc phân tích kinh doanh còn được thực hiện không chỉ phạm vi doanh nghiệp, mà đã mở rộng đến vùng kinh tế, toàn bộ nền kinh tế. Như vậy phân tích kinh doanh đã hình thành như một hoạt động độc lập với hệ thống lý luận độc lập và trở thành một môn khoa học độc lập. Kinh doanh luôn được tiến hành thường xuyên, liên tục rất phong phú và phức tạp. Muốn thấy được một cách đầy đủ sự phát triển các hiện tượng, quá trình kinh doanh, phải đi sâu nghiên cứu kết quả và mối quan hệ qua lại của các số liệu, tài liệu bằng những phương pháp khoa học. Đó là những phương pháp nhận biết các hoạt động thực tế, các hiện tượng, các quá trình trong mối liên hệ trực tiếp với nhận thức và sự tiếp nhận chủ động của con người trên cơ sở đó đánh giá tình hình kinh doanh, tìm nguyên nhân, đề ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2. Đối tượng phân tích kinh doanh Trong điều kiện kinh doanh chưa phát triển, thông tin cho quản lý chưa nhiều, chưa phức tạp nên công tác phân tích được tiến hành chỉ là các phép tính cộng trừ đơn giản. Nền kinh tế ngày càng phát triển, những đòi hỏi về quản lý kinh tế quốc dân không ngừng tăng lên, để đáp ứng nhu cầu của quản lý kinh doanh ngày càng cao, phức tạp thì phân tích kinh doanh được hình thành và ngày càng phát triển với hệ thống lý luận độc lập. Phân tích kinh doanh là quá trình kinh doanh được biểu hiện bằng các chỉ tiêu đánh giá kinh tế cụ thể như doanh thu, lợi nhuận với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng như môi trường bên trong doanh nghiệp, các nhân tố từ bên ngoài tác động như chính trị - pháp luật, kinh tế, công nghệ, văn hóa – xã hội... Kinh doanh thuộc đối tượng phân tích có thể là kết quả riêng biệt của từng khâu, từng giai đoạn của quá trình kinh doanh như: Kết quả của khâu chuẩn bị các yếu tố đầu vào, kết quả của việc tổ chức sản xuất, kết quả của khâu tiêu thụ sản phẩm,…hoặc có thể là kết quả tổng hợp của cả một quá trình kinh doanh. Triệu Văn Duy 11AQTKD1-PTTT 10 Luận văn thạc sĩ Viện Kinh tế và Quản lý 1.1.3. Nội dung phân tích kinh doanh Kinh doanh là một phạm trù rất rộng có liên quan đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội. Kinh doanh của các doanh nghiệp nước ta hiện nay thực hiện theo cơ chế hạch toán kinh doanh. Đây là một phạm trù kinh tế khách quan, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước với các tổ chức kinh tế, giữa các tổ chức kinh tế với nhau cũng như giữa các bộ phận trong tổ chức kinh tế. Do vậy, kinh doanh của doanh nghiệp có mối quan hệ với các tổ chức kinh tế khác nhau và với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nó được tiến hành trong sự độc lập tương đối và sự ràng buộc phụ thuộc với môi trường xung quanh. Mặc khác, hạch toán kinh doanh là một phương pháp quản lý kinh tế mà yêu cầu cơ bản là các doanh nghiệp được quyền tự chủ trong kinh doanh, tự trang trải chi phí và đảm bảo có lợi nhuận. Như vậy, nội dung chủ yếu của phân tích kinh doanh là các hiện tượng, các quá trình kinh doanh đã hoặc sẽ xảy ra trong các đơn vị, bộ phận và doanh nghiệp dưới sự tác động của các nhân tố chủ quan và khách quan. Các hiện tượng, các quá trình kinh doanh được thể hiện bằng một kết quả kinh doanh cụ thể được biểu hiện bằng các chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận,… Phân tích kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kết quả, mà còn phải đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh. Để thực hiện được các nội dung trên, phân tích kinh doanh cần phải xác định các đặc trưng về mặt định lượng của các giai đoạn, các quá trình kinh doanh (Số lượng, kết cấu, mối quan hệ, tỷ lệ…) nhằm xác định xu hướng và nhịp độ phát triển, xác định những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của quá trình kinh doanh, tính chất và mức độ chặt chẽ của mối liên hệ giữa kết quả kinh doanh với các yếu tố kinh doanh. 1.2. Các chỉ tiêu đánh giá kinh doanh 1.2.1. Doanh thu Đối với doanh nghiệp, hoạt động bán hàng – thu tiền là hoạt động mang lại lợi nhuận chính cho doanh nghiệp, là nguồn bổ sung lớn nhất vào vốn kinh doanh Triệu Văn Duy 11AQTKD1-PTTT 11 Luận văn thạc sĩ Viện Kinh tế và Quản lý và các loại quỹ của doanh nghiệp, để từ đó doanh nghiệp có thể tái sản xuất, mở rộng quy mô… “ Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong một kỳ phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu”. Doanh thu phát sinh từ những giao dịch được xác định bởi sự thỏa thuận giữa người bán và người mua. Có thể nói, doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh là toàn bộ số tiền thu được do bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp các dịch vụ cho khách hàng sau khi trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại được khách hàng chấp nhận thanh toán. Dựa vào các tiêu chí khác nhau mà doanh thu có thể phân loại như sau: Theo lĩnh vực hoạt động, doanh thu bao gồm: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu tiêu thụ nội bộ và doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác Theo tiêu chí thời gian, doanh thu bao gồm: Doanh thu thực hiện và doanh thu chưa thực hiện Tất cả các loại doanh thu trên có thế đến từ các nguồn khác nhau như: Doanh thu từ thị trường: Tùy vào từng mô hình hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp khác nhau mà lợi nhuận thu được từ thị trường cũng khác nhau, có thể là thị trường nội địa và thị trường nước ngoài, có thể là thị trường Bắc, Trung và Nam. Doanh thu từ khách hàng: Tùy vào đặc trưng của từng doanh nghiệp mà doanh thu từ khách hàng khác nhau, có các phân khúc thị trường khách hàng khác nhau. Doanh thu từ sản phẩm: Đó là doanh thu mà sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất hoặc là các phẩm phân phối của doanh nghiệp mang lại. Doanh thu từ kênh bán hàng: Có nhiều kênh bán hàng khác nhau sẽ thu về lợi nhuận và đặc trưng của từng kênh khác nhau như bán buôn, bán lẻ hoặc bán trực tiếp từ sản xuất đến người tiêu dùng. Triệu Văn Duy 11AQTKD1-PTTT 12 Luận văn thạc sĩ Viện Kinh tế và Quản lý 1.2.2. Lợi nhuận Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra trong kỳ, đây là chỉ tiêu mà hầu hết người sản xuất kinh doanh mong đợi. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tùy theo các lĩnh vực đầu tư khác nhau, lợi nhuận cũng được tạo ra từ nhiều hoạt động khác nhau: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kỳ báo cáo. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả của hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này. Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra. Những khoản lợi nhuận khác có thể do chủ quan của đơn vị hoặc do khách hàng đưa tới 1.2.3. Thị Phần Thị phần của doanh nghiệp là phần thị trường doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được. Thực chất nó là phần phân chia thị trường của doanh nghiệp đối với các đối thủ cạnh tranh trong ngành. - Phần phân chia thị trường tuyệt đối bằng tỷ lệ phần trăm doanh thu từ sản phẩm của doanh nghiệp so với doanh thu của sản phẩm cùng loại của tất cả các doanh nghiệp bán trên thị trường. Cách tính thị phần Cách 1 : (Thước đo hiện vật ) Qhv Thị phần của doanh nghiệp = Q Triệu Văn Duy 11AQTKD1-PTTT 13 Luận văn thạc sĩ Viện Kinh tế và Quản lý Trong đó : Qhv : Là khối lượng hàng hóa bằng hiện vật tiêu thụ được. Q : Là tổng khối lượng sản phẩm cùng loại tiêu thụ trên thị trường. Cách 2 : (Thước đo giá trị ) TRdn Thị phần của doanh nghiệp = TR Trong đó : TR dn : Doanh thu của doanh nghiệp thực hiện được. TR : Doanh thu của toàn ngành hiện có trên thị trường. - Phần phân chia thị trường tương đối là tỉ lệ giữa phần phân chia thị trường tuyệt đối của doanh nghiệp so với phần phân chia thị trường tuyệt đối của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trong ngành. Cách tính : Thị phần tương đối = TRdn TRdt Trong đó : TRđt : Doanh thu của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trong ngành TRdn: Doanh thu của doanh nghiệp thực hiện được. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 1.3.1. Môi trường vĩ mô 1.3.1.1. Môi trường kinh tế Trạng thái của môi trường kinh tế vĩ mô xác định sự lành mạnh, thịnh vượng của nền kinh tế, nó luôn gây ra những tác động đến các doanh nghiệp và các ngành. Vì thế, doanh nghiệp phải nghiên cứu môi trường kinh tế để nhận ra các thay đổi, các khuynh hướng và các hàm ý chiến lược của họ. Môi trường kinh tế chỉ bản chất và định hướng của nền kinh tế trong đó doanh nghiệp hoạt động. Các ảnh hưởng của nền kinh tế đến một công ty có thế làm thay đổi khả năng tạo giá trị và thu nhập của nó. Bốn nhân tố quan trọng trong môi trường kinh tế vĩ mô đó là tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ suất hối đoái và tỷ lệ lạm phát. Triệu Văn Duy 11AQTKD1-PTTT 14 Luận văn thạc sĩ Viện Kinh tế và Quản lý Tăng trưởng kinh tế dẫn đến một sự bùng nổ về chi tiêu của khách hàng, vì thế có thể đem lại khuynh hướng thoải mái hơn về sức ép cạnh tranh trong một ngành. Điều này có thể tạo cho các công ty cơ hội để bành trướng hoạt động và thu được lợi nhuận cao hơn. Ngược lại, suy giảm kinh tế sẽ dẫn đến sự giảm chi tiêu của người tiêu dùng và do đó làm tăng sức ép cạnh tranh. Nền kinh tế suy giảm thường gây ra các cuộc chiến tranh giá trong các ngành bão hòa. Mức lãi suất có thể tác động đến nhu cầu về sản phẩm của công ty. Lãi suất là một nhân tố quan trọng khi khách hàng phải vay mượn để mua sắm các hàng hóa này. Tỷ giá hối đoái xác định giá trị đồng tiền các quốc gia với nhau. Sự dịch chuyển của tỷ giá hối đoái có tác dụng trực tiếp lên tính cạnh tranh của các công ty trong thị trường toàn cầu. Lạm phát có thể làm giảm tính ổn định của nền kinh tế, làm cho nền kinh tế tăng trưởng chậm hơn, lãi suất cao hơn, các dịch chuyển hối đoái không ổn định. Nếu lạm phát tăng, việc lập kế hoạch đầu tư trở nên mạo hiểm. Đặc tính then chốt của lạm phát là nó gây ra khó khăn cho các dự báo về tương lai. Trong một môi trường lạm phát, khó có thể dự kiến một cách chính xác giá trị thực của thu nhập nhận được từ dự án 5 năm, sự không chắc chắn như vậy làm cho công ty không dám đầu tư. Tình trạng đầu tư cầm cự của các công ty trong trường hợp lạm phát tăng sẽ làm giảm các hoạt động kinh tế, cuối cùng đẩy nền kinh tế đến chỗ đình trệ, như vậy, lạm phát cao là đe dọa đối với công ty. 1.3.1.2. Môi trường công nghệ Với một không gian lan tỏa và đa dạng, các thay đổi công nghệ tác động lên nhiều bộ phận của xã hội. Các tác động này chủ yếu thông qua các sản phẩm, quá trình công nghệ và vật liệu mới. Phân đoạn công nghệ bao gồm các thể chế, các hoạt động liên quan đến việc sáng tạo ra các kiến thức mới, chuyển dịch các kiến thức đó đến các đầu ra, các sản phẩm, các quá trình và các vật liệu mới. Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, tốc độ thay đổi công nghệ đã tăng lên, mở ra một quá trình được gọi là “Sự bùng nổ liên tiếp, sự phá hủy và sáng tạo”. Thay Triệu Văn Duy 11AQTKD1-PTTT 15 Luận văn thạc sĩ Viện Kinh tế và Quản lý đổi công nghệ có thế làm cho các sản phẩm hiện có bị lạc hậu chỉ sau một đêm, đồng thời nó có thể tạo ra hàng loạt khả năng về sản phẩm mới. Như vậy, sự thay đổi công nghệ bao gồm cả sáng tạo và hủy diệt, cả cơ hội và đe dọa. Một trong những tác động quan trọng nhất của sự thay đổi công nghệ đó là nó có thể tác động lên chiều cao của rào cản và định hình lại cấu trúc ngành tận gốc rễ. Trên thực tế, Internet biểu hiện một thay đổi công nghệ chủ yếu và nó xuất hiện để mở đường cho quá trình hủy diệt sáng tạo trải rộng trong nhiều ngành. Bán lẻ trực tuyến xuất hiện, việc bán mọi thứ từ sạc và đĩa CD đến quần áo chỉ ra rằng Internet cũng đã hạ thấp rào cản trong ngành bán lẻ. Khả năng mua vé máy bay, sách hướng dẫn du lịch trực tuyến là một đe dọa đối với các đại lý du lịch hiện hành, ngược lại nó lại cung cấp một cơ hội cho các khởi sự trên cơ sở Internet muốn gia nhập vào ngành du lịch. Công nghệ truyền thông không dây được dự kiến là cơ hội về công nghệ cơ bản nhất tiếp theo. Các thiết bị cầm tay và các thiết bị truyền thông không dây có khả năng tác động đến hàng loạt các dịch vụ mạng khác nhau. Việc sử dụng các máy tính xách tay kết nối mạng không dây, điện thoại di động có thể truy cập Web và các thang bậc khác nữa đang phát sinh khiến người ta ngày càng kì vọng về một dạng thống trị của truyền thông và thương mại. Rõ ràng, với công nghệ Internet, công nghệ không dây, công nghệ sinh học và hàng loạt các phát minh mới đang hàng ngày, hàng giờ ra đời định hình lại cấu trúc cạnh tranh ở hầu hết các ngành và các quốc gia, nếu không muốn nói đến tất cả. Các kiến thức công nghệ là đặc biệt quan trọng, chắc chắn trên một không gian toàn cầu, các cơ hội và đe dọa về công nghệ trong môi trường vĩ mô có một tác động lên các doanh nghiệp kể cả bằng việc mua từ bên ngoài hay tự sáng tạo ra công nghệ mới. 1.3.1.3. Môi trường văn hóa xã hội Phân đoạn văn hóa xã hội liên quan đến các thái độ xã hội và các giá trị văn hóa bởi vì các giá trị văn hóa và thái độ xã hội tạo nên nền tảng của xã hội, nên nó Triệu Văn Duy 11AQTKD1-PTTT 16 Luận văn thạc sĩ Viện Kinh tế và Quản lý thường dẫn dắt các thay đổi và các điều kiện công nghệ, chính trị - luật pháp và kinh tế. Giống như những thay đổi công nghệ, các thay đổi xã hội cũng tạo ra các cơ hội và đe dọa. Một trong những dịch chuyển xã hội chính trong những năm 1970 và 1980 là khuynh hướng ý thức về sức khỏe. Tác động của nó rất rộng lớn và các công ty mà nhận thức các cơ hội sớm đã thu hoạch lợi nhuận to lớn. Ví dụ như Philip Moris đầu tư vào khuynh hướng ý thức sức khỏe với việc giới thiệu sản phẩm Bìa calo thấp. Tương tự pepsi Cola giành được một phần thị trường từ đối thủ cạnh tranh Coca Cola bằng việc giới thiệu một loại Cola và nước trái cây kiêng dựa trên cơ sở ban đầu là nước ngọt. Đồng thời khuynh hướng sức khỏe đã tạo ra đe dọa cho nhiều ngành. Một khuynh hướng quan trọng nữa trong nhiều quốc gia là sự tăng tính đa dạng của lực lượng lao động. Số lao động nữ tăng lên cũng là một dấu hiệu của điều này, phụ nữ đang là nguồn có giá trị về lao động năng suất cao. Một số ý kiến cho rằng ở nước Mỹ “Số lao động nữ được đào tạo đầy đủ làm việc chăm chỉ đang nhân đôi lực lượng lao động tài năng của nước Mỹ, cung cấp cho quốc gia họ một lợi thế cạnh tranh to lớn so với các nước cấm sự tham gia đầy đủ của nữ giới vào nền kinh tế”. Sự gia tăng tính đa dạng về văn hóa, dân tộc và giới tính đang đặt ra hàng loạt các cơ hội và thách thức liên quan đến các vấn đề như cách thức kết hợp tốt nhất các phong cách lãnh đạo truyền thống của nam giới và nữ giới để thúc đẩy sự đóng góp của họ có lợi cho doanh nghiệp. 1.3.1.4. Môi trường chính trị - luật pháp Các nhân tố chính trị và luật pháp cũng có tác động lớn đến mức độ của các cơ hội và đe dọa từ môi trường. Điều chủ yếu trong phân đoạn này là cách thức mà các doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến chính phủ và cách thức chính phủ ảnh hưởng đến họ. Thay đổi liên tục phân đoạn này sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến cạnh tranh. Các doanh nghiệp phải phân tích cẩn thận các triết lý, các chính sách liên quan mới của quản lý nhà nước. Luật chống độc quyền, luật thuế, các ngành lựa Triệu Văn Duy 11AQTKD1-PTTT 17 Luận văn thạc sĩ Viện Kinh tế và Quản lý chọn để điều chỉnh hay ưu tiên, luật lao động, là những lĩnh vực trong đó các chính sách quản lý nhà nước có thể tác động đến hoạt động và khả năng sinh lợi của ngành hay của các doanh nghiệp. Trên phạm vi toàn cầu các công ty cũng phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề đáng quan tâm về chính trị pháp luật. Ví dụ các chính sách thương mại, các rào cản bảo hộ có tính quốc gia. Ngoài ra, các ngành đặc biệt như dược phẩm, viễn thông và gần đây vấn đề thực phẩm cũng được các quốc gia chú ý nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, và an ninh vì vậy các quy định chặt chẽ đặt ra cũng là những tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh của các ngành và doanh nghiệp. 1.3.1.5. Môi trường toàn cầu Phân đoạn toàn cầu bao gồm các thị trường toàn cầu có liên quan, các thị trường hiện tại đang thay đổi, các sự kiện chính trị quốc tế quan trọng, các đặc tính thể chế và văn hóa cơ bản trên các thị trường toàn cầu. Toàn cầu hóa các thị trường kinh doanh tạo ra cả cơ hội lẫn đe dọa. Ví dụ, các doanh nghiệp có thể nhận diện và thâm nhập vào các thị trường toàn cầu mới đáng giá, Nhiều thị trường toàn cầu (như Nam mỹ, Hàn quốc, Đài loan) đang trở nên không biên giới đang hội nhập. Cùng với các cơ hội các doanh nghiệp cũng phải nhận ra các đe dọa tiềm ẩn trong các thị trường như vậy. Các công ty ở Bắc Mỹ và Châu Âu có thể bị thiệt hại bởi đe dọa khủng bố… Trung quốc hiện ra với nhiều cơ hội và không ít đe dọa với các công ty quốc tế. Điều tạo ra nhiều cơ hội chính là Trung Quốc tham gia vào tổ chức thương mại thế giới, làm cho đất nước này tham gia mạnh hơn vào nền kinh tế thế giới. Để vào được tổ chức này Trung Quốc phải chấp nhận giảm các rào cản thương mại trong nhiều ngành bao gồm viễn thông, ngân hàng, chế tạo ô tô, điện ảnh, các dịch vụ nghề nghiệp (tư vấn luật, kế toán…). Sự giảm rào cản này làm cho nhiều công ty có cơ hội thâm nhập thị trường rộng lớn đầy tiềm năng này. Nhưng cũng đưa đến nhiều đe dọa tiềm ẩn cho các công ty khác bởi đây là thị trường lao động rẻ và khả năng lao động dồi dào. Dịch chuyển vào thị trường quốc tế mở ra một tiềm năng và tầm nhìn với cho các doanh nghiệp. Toyota nhận được trên 50% tổng doanh số từ bên Triệu Văn Duy 11AQTKD1-PTTT 18 Luận văn thạc sĩ Viện Kinh tế và Quản lý ngoài Nhật Bản. McDonal’s có hơn 60% từ bên ngoài nước Mỹ. Nokia có đến 98% doanh số từ nước ngoài. Bởi vì đi cùng với sự gia tăng doanh số như vậy là sự không chắc chắn, các công ty thường xem sự thâm nhập vào thị trường quốc tế mới như là một dự án mạo hiểm. Các doanh nghiệp có thể tăng cơ hội để bán các cải tiến của họ bằng việc thâm nhập vào thị trường quốc tế mới. Thị trường càng lớn làm tăng khả năng có được thu nhập tốt cho các cải tiến của nó. Chắc chắn, doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường mới có thể khuếch tán những kiến thức mới mà họ đã sáng tạo ra cũng như học hỏi nhiều hơn thị trường mới. Các doanh nghiệp cần nhận thức về các đặc tính khác biệt văn hóa xã hội và thể chế của các thị trường toàn cầu. Các công ty cạnh tranh trong thị trường Hàn quốc phải hiểu về giá trị của mệnh lệnh trực tuyến, chính thức và tự kiểm soát cũng như bổn phận nhiều hơn là quyền hạn. Hơn nữa, hệ tư tưởng của người Hàn quốc giống như nhiều quốc gia châu Á khác nhấn mạnh vào cộng đồng. Mặc dù vậy, cách tiếp cận của Hàn quốc khác so với Nhật Bản và Trung quốc vì ở đó người ta nhấn mạnh vào sự hòa hợp. Sự hòa hợp dựa trên nền tảng của các quan hệ trực tuyến hay tuân thủ với quyền lực. Các hãng ở các quốc gia khác nhau cạnh tranh trên các thị trường này có thể học tập lẫn nhau. Nhưng dù sao vốn văn hóa vẫn là điều quan trọng cho sự thành công trong hầu hết các thị trường trên thế giới. 1.3.2. Môi trường vi mô 1.3.2.1. Khách hàng Khách hàng là cá nhân, nhóm người, doanh nghiệp có nhu cầu và có khả năng thanh toán về hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp mà chưa được đáp ứng và mong được thoả mãn. Khách hàng là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Thị trường của doanh nghiệp là tập hợp những khách hàng rất đa dạng và khác nhau về lứa tuổi, giới tính mức thu nhập, nơi cư trú, sở thích tiêu dùng và vị trí trong xã hội....Có thể chia khách hàng thành những nhóm khách hàng khác nhau, mỗi nhóm có đặc trưng riêng phản ánh quá trình mua sắm của họ. Do đó doanh nghiệp phải có chính sách đáp ứng nhu cầu từng nhóm cho phù hợp. Triệu Văn Duy 11AQTKD1-PTTT 19 Luận văn thạc sĩ Viện Kinh tế và Quản lý Trong kinh doanh, quyền lực của khách hàng được thể hiện thông qua các chỉ tiêu cơ bản sau: - Nhóm khách hàng tập trung mua sản phẩm của doanh nghiệp với khối lượng lớn trong khối lượng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp. - Những sản phẩm, hàng hóa mà khách hàng mua của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ quan trọng trong các chi phí hoặc trong số hàng hoá phải mua của khách hàng. - Những sản phẩm mà khách hàng mua là đúng theo tiêu chuẩn phổ biến không có gì khác biệt, lúc này khách hàng dễ tìm được người cung ứng cho mình. 1.3.2.2. Nhà cung cấp Là các tổ chức doanh nghiệp cung cấp hàng hoá, dịch vụ cần thiết cho doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp phải xác định số lượng, chủng loại mặt hàng, sự lớn mạnh và khả năng cung ứng của nguồn hàng trong hiện tại cũng như trong tương lai. Người cung ứng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không phải nhỏ để có quyết định mua hàng đúng đắn, doanh nghiệp phải xác định rõ đặc điểm của từng nguồn hàng trên cơ sở đó, lựa chọn đơn vị cung ứng tốt nhất về chất lượng, có uy tín giao hàng ; có độ tin cậy bảo đảm cao và giá thấp. Việc nghiên cứu người cung ứng là việc không thể thiếu khi nghiên cứu các nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Qua nghiên cứu doanh nghiệp sẽ hiểu rõ về người cung ứng và mối quan hệ của họ với doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Doanh nghiệp bây giờ lại giữ vai trò là khách hàng nên cần tận dụng những ưu thế của khách hàng để được hưởng chiết khấu, giảm giá và các dịch vụ kèm theo. 1.3.2.3. Đối thủ cạnh tranh Bao gồm các nhà sản xuất, kinh doanh cùng sản phẩm của doanh nghiệp hoặc kinh doanh sản phẩm có khả năng thay thế. Đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp. Đối thủ cạnh tranh có thể được phân chia : - Các doanh nghiệp khác đưa ra các sản phẩm, dịch vụ cho cùng một khách hàng ở mức giá tương tự. Triệu Văn Duy 11AQTKD1-PTTT 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan