Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích và dự báo bộ dữ liệu “banking marketing”...

Tài liệu Phân tích và dự báo bộ dữ liệu “banking marketing”

.DOCX
26
1
66

Mô tả:

Đại học Kinh Tế TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ ⁂⁂⁂ BỘ MÔN KHOA HỌC DỮ LIỆU ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO BỘ DỮ LIỆU “BANKING MARKETING” Giảng viên hướng dẫn: Trương Việt Phương Sinh viên thực hiện: Lớp: KHDL_S2 TP.HCM - Năm 2021 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tiểu luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Giảng viên bộ môn Khoa học dữ liệu - Thầy Trương Việt Phương đã giảng dạy tận tình, chi tiết để em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này. Ban giám hiệu trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh vì đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất với hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu thuận lợi cho việc tìm kiếm, nghiên cứu thông tin. Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc MỤC LỤC CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU........................................................................................................1 1.1. Chọn bộ dữ liệu:....................................................................................................1 1.2. Mô tả bộ dữ liệu:....................................................................................................1 1.2.1. Biến đầu vào (Input Variables):.......................................................................1 1.2.2. Biến đầu ra (Output Variable):.........................................................................6 1.3. Mục tiêu phân tích:...............................................................................................6 CHƯƠNG II: NỘI DUNG...................................................................................................6 2.1. Tiền xử lý bộ dữ liệu:................................................................................................6 2.1.1. “Role” của các thuộc tính:....................................................................................6 2.1.2. “Missing Value” trong bộ dữ liệu:........................................................................8 2.2. Khai thác bộ dữ liệu:...............................................................................................10 2.2.1. Phân cụm dữ liệu:...............................................................................................10 2.2.2. Trích xuất dữ liệu:...............................................................................................15 2.2.3. Phân lớp dữ liệu:.................................................................................................17 2.2.4. Dự báo:...............................................................................................................21 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................22 CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 1.1. Chọn bộ dữ liệu: Dữ liệu “ Banking Marketing “ này liên quan đến các chiến dịch tiếp thị trực tiếp của một tổ chức ngân hàng tại Bồ Đào Nha. Các chiến dịch tiếp thị này sẽ được tính toán dựa trên các cuộc gọi điện thoại đã thực hiện. Thông thường, với một khách hàng thì sẽ có rất nhiều liên hệ, để truy cập và tìm hiểu xem họ có đăng ký (‘yes’) hay không đăng ký (‘no’) sản phẩm của ngân hàng hay không – sản phẩm ở đây chính là việc đăng ký chính sách tiền gửi có kỳ hạn. 1.2. Mô tả bộ dữ liệu: 1.2.1. Biến đầu vào (Input Variables): 1.2.1.1. Thuộc tính dữ liệu khách hàng (Bank Client Data): a) Độ tuổi (Age): - Được định dạng “Numeric”. - Thuộc tính này nhằm xác định độ tuổi của các đối tượng được thực hiện khảo sát. b) Nghề nghiệp (Job): - Được định dạng “Categorical”. - Thuộc tính này nhằm xác định nghề nghiệp của các đối tượng được thực hiện khảo sát. Trong đó, các loại nghề nghiệp bao gồm:  Quản trị viên (Admin)  Dịch vụ (Services)  Công nhân phổ thông  Học sinh (Student) (Blue-collar)  Kỹ thuật viên   Chủ doanh nghiệp (Technician) (Entrepreneur)  Đã nghỉ hưu (Retired) Người giúp việc nhà  Thất nghiệp (Housemaid)  (Unemployed) Nhà quản lý  (Management)  Chưa xác định (Unknown) Tự do (Self-employed) 1 c) Tình trạng hôn nhân (Marital): - Được định dạng “Categorical”. - Thuộc tính này nhằm xác định tình trạng hôn nhân của các đối tượng được thực hiện khảo sát. Trong đó, các loại tình trạng bao gồm:  Đã kết hôn (Married)  Đã ly hôn (Divorced)  Độc thân (Single) d) Trình độ văn hóa (Education): - Được định dạng “Categorical”. - Thuộc tính này nhằm xác định trình độ văn hóa của các đối tượng được thực hiện khảo sát. Trong đó, các trình độ bao gồm:   4 năm tiểu học  Thất học (Illiterate) (Basic.4y)  Đào tạo nghiệp vụ 6 năm tiểu học (Professional Course) (Basic.6y)   Tốt nghiệp Trung học (University Degree) cơ sở (Basic.9y)  Tốt nghiệp đại học  Tốt ngiệp Trung học Chưa xác định (Unknown) phổ thông (High school) e) Tình trạng tín dụng bị vỡ nợ (Default): - Được định dạng “Categorical”. - Thuộc tính này nhằm xác định tình trạng tín dụng có bị vỡ nợ hay không của các đối tượng được thực hiện khảo sát. Trong đó, các tình trạng bao gồm:  Có (Yes)  Không (No)  Chưa xác định (Unknown) 2 f) Tình trạng nhà ở (Housing): - Được định dạng “Categorical”. - Thuộc tính này nhằm xác tình trạng có khoản vay nhà ở hay không của các đối tượng được thực hiện khảo sát. Trong đó, các tình trạng bao gồm:  Có (Yes)  Không (No)  Chưa xác định (Unknown) g) Tình trạng vay nợ (Loan): - Được định dạng “Categorical”. - Thuộc tính này nhằm xác tình trạng có vay nợ hay không của các đối tượng được thực hiện khảo sát. Trong đó, các tình trạng bao gồm:  Có (Yes)  Không (No)  Chưa xác định (Unknown) 1.2.1.2. Thuộc tính liên quan đến lần liên lạc gần nhất trong chiến dịch hiện tại: a) Liên lạc (Contact): - Được định dạng “Categorical”. - Thuộc tính này nhằm xác hình thức liên lạc với các đối tượng được thực hiện khảo sát. Trong đó, các hình thức bao gồm:  Điện thoại di động (Cellular)  Điện thoại dây (Telephone) b) Tháng liên lạc (Month): - Được định dạng “Categorical”. - Thuộc tính này nhằm xác định tháng liên lạc gần nhất trong năm của các đối tượng được thực hiện khảo sát. Trong đó, các tháng bao gồm:  Tháng 1 (Jan)  Tháng 6 (Jun)  Tháng 2 (Feb)  Tháng 7 (Jul)  Tháng 3 (Mar)  Tháng 8 (Aug)  Tháng 4 (Apr)  Tháng 9 (Sep)  Tháng 5 (May)  Tháng 10 (Oct) 3  Tháng 11 (Nov)  Tháng 12 (Dec) c) Thứ trong tuần (Day of Week): - Được định dạng “Categorical”. - Thuộc tính này nhằm xác định thứ liên lạc gần nhất trong tuần của các đối tượng được thực hiện khảo sát. Trong đó, các thứ bao gồm:  Thứ Hai (Mon)  Thứ năm (Thu)  Thứ Ba (Tue)  Thứ sáu (Fri)  Thứ tư (Wed) d) Khoảng thời gian (Duration): - Được định dạng “Numeric” - Thuộc tính này nhằm xác định khoảng thời gian liên lạc gần đây nhất của các đối tượng được thực hiện khảo sát.  Đơn vị của khoảng thời gian: Giây (s)  Thuộc tính này ảnh hưởng nhiều đến biến đầu ra ( Nếu ‘Duration’ mang giá trị là 0 thì biến đầu ra ‘y’=0). Khi cuộc gọi được thực hiện xong, ‘y’ sẽ được xác định.  Thuộc tính này chỉ nên được đưa vào cho mục đích kiểm chuẩn. Còn nếu như cho mục đích dự đoán thực tế thì thuộc tính này nên được loại bỏ. 1.2.1.3. Các thuộc tính khác (Other Attributes): a) Chiến dịch (Campaign): - Được định dạng “Numeric”. - Thuộc tính này nhằm xác định số liên hệ được thực hiện trong chiến dịch này của các đối tượng được thực hiện khảo sát. b) Số ngày chờ (Pdays): - Được định dạng “Numeric”. - Thuộc tính này nhằm xác định số ngày đã trôi qua kể từ lần liên hệ cuối được thực hiện trong chiến dịch trước của các đối tượng được thực hiện khảo sát. 4  Nếu thuộc tính này cho ra giá trị 999 nghĩa là đối tượng này chưa được liên hệ trước đây. c) Số liên hệ (Previous): - Được định dạng “Numeric”. - Thuộc tính này nhằm xác định số liên hệ được thực hiện trước chiến này của các đối tượng được thực hiện khảo sát. d) Kết quả chiến dịch (Poutcome): - Được định dạng “Categorical”. - Thuộc tính này nhằm xác định kết quả của chiến dịch tiếp thị trước đó của các đối tượng được thực hiện khảo sát. Các kết quả bao gồm:  Thành công (Success)  Thất bại (Failure)  Không tồn tại (Nonexistent) 1.2.1.4. Thuộc tính bối cảnh kinh tế, xã hội (Social and Economic Context Attributes): a) Tỷ lệ thay đổi việc làm (Emp.var.rate): - Được định dạng “Numeric”, giá trị này được chỉ báo hàng quý. - Thuộc tính này nhằm xác định tỷ lệ thay đổi việc làm của các đối tượng được thực hiện khảo sát. b) Chỉ số giá tiêu dùng (Cons.price.idx): - Được định dạng “Numeric”, giá trị này được chỉ báo hàng tháng. - Thuộc tính này nhằm xác định chỉ số giá tiêu dùng của các đối tượng được thực hiện khảo sát. c) Chỉ số niềm tin người tiêu dùng (Cons.conf.idx): - Được định dạng “Numeric”, giá trị này được chỉ báo hàng tháng. - Thuộc tính này nhằm xác định chỉ số niềm tin tiêu dùng của các đối tượng được thực hiện khảo sát. 5 d) Lãi suất 3 tháng Euribor (Euribor3m): - Được định dạng “Numeric”, giá trị này được chỉ báo hàng ngày. - Thuộc tính này nhằm xác định lãi suất 3 tháng Euribor của các đối tượng được thực hiện khảo sát e) Số lượng nhân công (Nr.employed): - Được định dạng “Numeric”, giá trị này được chỉ báo hàng quý. - Thuộc tính này nhằm xác định số lượng nhân công của các đối tượng được thực hiện khảo sát. 1.2.2. Biến đầu ra (Output Variable): - Biến ‘y’: Khách hàng có quyết định đăng ký gửi tiền lãi có kỳ hạn hay không? 1.3. Nhị phân: ‘Yes’, ‘No’ Mục tiêu phân tích: Từ bộ dữ liệu “Banking Marketing” ban đầu, ta sẽ có thể tiến hành dự đoán và phân loại xem liệu khách hàng sẽ đăng ký (‘yes’) hay không đăng ký (‘no’) gửi tiền lãi có kỳ hạn . CHƯƠNG II: NỘI DUNG 2.1. Tiền xử lý bộ dữ liệu: 2.1.1. “Role” của các thuộc tính: Từ bộ dữ liệu “Banking Marketing” ban đầu, ta có được “Type” và “Role” của 21 thuộc tính như sau (Hình 2.1.1.a,b): 6 2.1.1.b: Type vàcủa Rolecác của các thuộc Hình Hình 2.1.1.a: Type và Role thuộc tính tính Đến đây, ta thực hiện quá trình xử lý bằng cách điều chỉnh các thuộc tính sang “Type” và “Role” sao cho hợp lý. Cụ thể:  Vì ở đây ta thực hiện xử lý dữ liệu nhằm mục đích dự báo cho biến đầu ra là y, cho nên ta sẽ chuyển “Role” của thuộc tính y từ Feature => Target.  Những thuộc tính duration, campaign, pdays, previous không có yếu tố ảnh hưởng đến việc dự báo kết quả đầu ra y = có đồng ý đăng ký gửi tiền lãi có kỳ hạn hay không, cho nên những thuộc tính này ta sẽ chuyển “Role” của chúng từ Feature => Skip.  Đối với những thuộc tính có “Type” là Categorical như contact, month, day of week thì ta không cần phải chuyển đổi “Role” của chúng từ Feature => Skip. Bởi lẽ, khi tiến hành phân cụm phân cấp, chỉ những thuộc tính Numeric sẽ được sử dụng để tính khoảng cách giữa các cụm. Kết quả ta thu được: 7 Hình 2.1.1.c: Kết quả xử lý “Role” của các biến thuộc tính 2.1.2. “Missing Value” trong bộ dữ liệu: Hình 2.1.2.a: Chuỗi thực hiện tiền xử lý dữ liệu trên Orange 8 Hình 2.1.2.b: Qúa trình thực hiện Preprocess Để xử lý các mẫu có “Missing Value”, ta tiến hành thực hiện Preprocess, chọn Impute Missing Values, sau đó chọn Average/Most frequent nhằm mục đích điền những mẫu này bằng các giá trị trung bình hoặc các giá trị có tần số xuất hiện thường xuyên. Sau khi thực hiện, ta có kết quả như sau: Hình 2.1.2.c: Kết quả tiền xử lý dữ liệu 9 Kết quả thu được ta tiến hành lưu giữ ở định dạng Excel, để từ đó ta tiếp tục lấy dữ liệu kết quả này tiến hành phân cụm và phân lớp. 2.2. Khai thác bộ dữ liệu: 2.2.1. Phân cụm dữ liệu: Sau khi xử lý xong và định dạng ở excel, ta tiếp tục phân cụm dữ liệu từ dữ liệu đã được tiền xử lý trước đó, cụ thể: Hình 2.2.1.a: Chuỗi thực hiện quá trình phân cụm trên Orange 2.2.1.1. Phân cụm phân cấp (Hierarchical Clustering): Ta tiến hành phân cụm phân cấp dựa vào thuật toán Hierarchical Clustering. Sau khi chạy dữ liệu, ta có: 10 Hình 2.2.1.b: Kết quả phân cụm phân cấp trên Orange Ở đây, tính liên kết giữa các đối tượng (Linkage), ta sẽ sử dụng phương pháp tính toán khoảng cách trung bình (Average). Kết quả cho thấy được ta nên chia toàn bộ các mẫu trong bộ dữ liệu ra làm 2 phân cụm. 11 Hình 2.2.1.c,d,e: Bảng Silhouette Plot cho 2 phân cụm phân cấp Nguyên tắc: Gía trị Silhouette nằm ở trong khoảng từ -1 đến 1, nếu như giá trị này càng lớn (tức càng về gần 1) thì kết quả phân cụm sẽ càng tốt (càng đáng tin cậy). Ở đây ta có thể thấy khi phân ra là 2 cụm, với cụm 1 (màu xanh) các giá trị Silhouette của các mẫu sẽ nằm ở trong khoảng từ 0,65 cho đến 0,85. Còn đối với 12 cụm thứ 2 (màu đỏ) thì giá trị này sẽ chạy trong khoảng từ 0,45 cho đến 0,75. Những khoảng này đều nằm ở trong khoảng dương và dần về gần giá trị 1, vì vậy kết quả phân cụm như thế này là đáng tin cậy. 2.2.1.2. Phân cụm phân hoạch (Partitioning Clustering): Ta tiến hành phân cụm phân hoạch dựa vào thuật toán K-means. Sau khi chạy dữ liệu, ta có: Hình 2.2.1.f: Phân tích k-Means cho bộ dữ liệu Trong thuật toán k-Means, ta phân tích thử xem với bộ dữ liệu này ta nên lựa chọn phân ra làm bao nhiêu cụm là hợp lý nhất. Và để đánh giá xem phương án nào là tối ưu nhất thì ta sẽ dựa vào giá trị Silhouette. Cụ thể, ta có thể thấy nếu như ta phân bộ dữ liệu này ra làm 2,3,4,5,6,7 cụm thì giá trị Silhouette trung bình của các phân cụm đó lần lượt sẽ là 0,296 , 0,154 , 0,161 , 0,171 , 0,171 và 0,181. Gía trị Silhouette trung bình càng lớn thì phương án phân cụm sẽ càng đáng tin cậy.  Vì vậy ta sẽ lựa chọn phương án phân ra làm 2 cụm. Đồng thời phân tích kỹ hơn về giá trị Silhouette của từng cụm của phương án chia 2 cụm này, ta có: 13 Hình 2.2.1.g,h,i: Bảng Silhouette Plot cho 2 phân cụm phân hoạch 14 Ở đây ta có thể thấy khi phân ra là 2 cụm, với cụm 1 (màu xanh) các giá trị Silhouette của các mẫu sẽ nằm ở trong khoảng từ 0,7 cho đến 0,85. Còn đối với cụm thứ 2 (màu đỏ) thì giá trị này sẽ chạy trong khoảng từ 0,45 cho đến 0,7. Những khoảng này đều nằm ở trong khoảng dương (trừ ở cụm thứ 2 có một mẫu có giá trị âm) và dần về gần giá trị 1, vì vậy kết quả phân cụm như thế này là đáng tin cậy. Đồng thời, tham khảo dựa trên kinh nghiệm của các tác giả trong tài liệu “Data mining and Predictive analytics” của nhà xuất bản Wiley:  Nếu điểm trung bình Silhouette từ 0,5 trở lên chứng tỏ rằng những cụm được phân ra sát với thực tế.  Nếu điểm trung bình Silhouette từ 0,25 đến 0,5 chứng tỏ rằng cần thêm kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm để dánh giá thêm khả năng phân cụm có trong thực tế.  Nếu điểm trung bình Silhouette dưới 0,25 thì không nên tin tưởng cụm và cần phải đi tìm nhiều bằng chứng khác.  Khi phân tích đến đây, có thể thấy người thực hiện bộ dữ liệu này cần phải có thêm nhiều chuyên môn cũng như kinh nghiệm hơn nữa để giúp cho chất lượng của bộ dữ liệu này được bảo đảm, có độ tin cậy và thực tế cao hơn. 2.2.2. Trích xuất dữ liệu: Sau khi đã tiến hành phân cụm, ta bắt đầu tiến hành trích xuất dữ liệu ra bảng dưới định dạng excel để tiến hành phân lớp. Với mỗi đối tượng được phân cụm dựa trên 2 phương pháp phân cấp và phân hoạch này, ta đều sử dụng công thức của Euclidean để tính toán khoảng cách những điểm gần trung tâm nhất. Vì vậy khi trích xuất dữ liệu ra bảng Data Table, ta sẽ đưa 2 đầu vào phân cụm này vào để chạy ra kết quả, cụ thể ta có: 15 Hình 2.2.2.a: Trích xuất dữ liệu đã phân cụm Sau đó lưu ở định dạng excel để ta tiến hành chọn 1 trong 2 cụm, tiếp tục tiến Hình 2.2.2.b: Bảng dữ liệu excel khi đã phân cụm hành thực hiện phân lớp dữ liệu 1 trong 2 cụm đó, cụ thể hơn ta sẽ lựa chọn cụm 2. 16 2.2.3. Phân lớp dữ liệu: Sau khi tiến hành trích xuất dữ liệu ra làm 2 cụm C1 và C2, ta sử dụng dữ liệu mẫu C2 để tiến hành bắt đầu phân lớp dữ liệu Hình 2.2.3.a: Chuỗi quá trình thực hiện phân lớp trên Orange Ở đây ta sẽ thực hiện quá trình phân lớp dựa trên 3 phương pháp: Logistic Regression, SVM và Tree. Chúng ta sẽ đánh giá xem trong 3 phương pháp này, đâu là phương pháp tốt nhất để phân lớp dữ liệu bằng việc thông qua Text and Score. Ta có bảng sau đây: 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan