Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học từ thực tiễn áp dung tại vườn quốc gia hoà...

Tài liệu Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học từ thực tiễn áp dung tại vườn quốc gia hoàng liên, tỉnh lào cai

.PDF
88
1
127

Mô tả:

NGUYỄN THỊ HỒNG OANH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ Ph¸p luËt LUẬT KINH TẾ vÒ b¶o tån ®a d¹ng sinh häc tõ thùc tiÔn ¸p dông t¹i V-ên quèc gia Hoµng Liªn, tØnh Lµo Cai NGUYỄN THỊ HỒNG OANH 2018 - 2020 HÀ NỘI - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ Ph¸p luËt vÒ b¶o tån ®a d¹ng sinh häc tõ thùc tiÔn ¸p dông t¹i V-ên quèc gia Hoµng Liªn, tØnh Lµo Cai NGUYỄN THỊ HỒNG OANH Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 8 38 01 07 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN PHƢƠNG HÀ NỘI - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Thị Hồng Oanh, học viên lớp Luật Kinh tế khóa 2018 2020 xin cam đoan đây là công trình độc lập của riêng tôi mà không sao chép từ bất kỳ nguồn tài liệu nào đã được công bố. Các tài liệu, số liệu sử dụng phân tích trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, có xác nhận của cơ quan cung cấp số liệu. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi được thực hiện một cách khoa học, trung thực, khách quan. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của các nguồn số liệu cũng như các thông tin sử dụng trong công trình nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2021 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Hồng Oanh LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của Khoa Sau đại học, Trường Đại học Mở Hà Nội và sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn TS. Nguyễn Văn Phương về đề tài luận văn: "Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học từ thực tiễn áp dụng tại Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai". Để hoàn thành được luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, động viên, giúp đỡ của quý thầy, cô giáo trong trường. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo của Trường Đại học Mở Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình tôi học tập, nghiên cứu tại Trường. Chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Văn Phương đã tận tình hướng dẫn tôi nghiên cứu thực hiện luận văn của mình. Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Khoa đào tạo sau đại học, Trường Đại học Mở Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để thực hiện luận văn một cách hoàn chỉnh nhất, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà tự bản thân không thể tự nhận thấy được. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy, cô giáo để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện luận văn, công trình nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2021 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thị Hồng Oanh MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: LÝ LUẬN VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ PHÁP LUẬT BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC 1.1. 7 Khái niệm bảo tồn đa dạng sinh học và các hình thức bảo tồn đa dạng sinh học 7 1.1.1. Khái niệm bảo tồn đa dạng sinh học 7 1.1.2. Các hình thức bảo tồn đa dạng sinh học 9 1.1.3. Ý nghĩa của đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học 10 1.1.4. Vai trò của khu bảo tồn thiên nhiên trong việc bảo tồn đa dạng sinh học 11 1.2. Pháp luật bảo tồn đa dạng sinh học 12 1.2.1. Khái niệm về pháp luật bảo tồn đa dạng sinh học 12 1.2.2. Ý nghĩa của pháp luật bảo tồn đa dạng sinh học 15 1.2.3. Tổng quan thỏa thuận quốc tế và sự tham gia của Việt Nam trong bảo tồn đa dạng sinh học Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT 15 VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ THỰC TIỄN THỰC THI PHÁP LUẬT TẠI VƢỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN, TỈNH LÀO CAI 2.1. Thực trạng các quy định pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học 19 19 2.1.1. Thực trạng các quy định pháp luật về quy hoạch và quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên 2.1.2. Thực trạng các quy định pháp luật về bảo tồn đa dạng hệ sinh thái 2.1.3. Thực trạng các quy định pháp luật về bảo tồn đa dạng loài 19 21 25 2.1.4. Thực trạng các quy định pháp luật về kiểm soát và bảo tồn đa dạng nguồn gen 2.1.5. Quản lý nhà nước về đa dạng sinh học 30 42 2.1.6. Thực trạng các quy định pháp luật về xử lý vi phạm trong 2.2. lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học Thực tiễn áp dụng pháp luật bảo tồn đa dạng sinh học tại 42 Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai 45 2.2.1. Tổng quan đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai 2.2.2. Thực tiễn thực thi pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai 45 52 2.2.3. Nguyên nhân của các thành công và hạn chế của việc thực thi pháp luật bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC 3.1. 60 65 Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học 65 3.1.1. Về quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học 65 3.1.2. Đối với quy định về bảo tồn đa dạng hệ sinh thái 65 3.1.3. Đối với quy định về bảo tồn đa dạng loài 66 3.1.4. Đối với các quy định về bảo tồn nguồn gen 3.1.5. Đối với các nguồn lực cho đa dạng sinh học 66 66 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học 3.2.1. Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học 67 67 3.2.2. Nâng cao chất lượng cuộc sống, ổn định kinh tế - xã hội cho dân cư vùng đệm 3.2.3. Giải pháp bổ trợ: Giải pháp giáo dục truyền thông 58 71 3.2.4. Một số giải pháp cụ thể đối với Vườn quốc gia Hoàng Liên 72 KẾT LUẬN 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTTN : Bảo tồn thiên nhiên BVMT : Bảo vệ môi trường ĐDSH : Đa dạng sinh học HST : Hệ sinh thái VQG : Vườn quốc gia DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang 2.1 Thống kê thành phần các loài thực vật VQG Hoàng Liên 47 2.2 Khu hệ động vật có xương sống phân bố trong khu vực 48 2.3 Nhóm động vật quý hiếm ở VQG Hoàng Liên theo Sách 49 bảng đỏ IUCN năm 2012 2.4 Nhóm động vật quý hiếm tại VQG Hoàng Liên (theo danh lục IUCN 2014) 50 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng và đã trở thành vấn đề toàn cầu vì hiện có hàng triệu loài động thực vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do những tác động của con người gây ra. Là một trong 12 trung tâm ĐDSH của thế giới, có sự phong phú và đa dạng về các nguồn gien quý, hiếm xong hiện nay, ĐDSH ở Việt Nam đang đối mặt với rất nhiều đe dọa. Với sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại, đã tạo ra nhiều của cải vật chất đáp ứng cho nhu cầu đời sống. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh đó cũng dẫn đến ô nhiễm môi trường; nhu cầu sử dụng đất gia tăng làm giảm đáng kể diện tích sinh cảnh tự nhiên, làm suy giảm môi trường sống của nhiều loại động vật, thực vật hoang dã. Bên cạnh đó, áp lực của việc gia tăng dân số và mức tiêu dùng dẫn đến những hoạt động như khai thác quá mức tài nguyên sinh vật, sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng đánh bắt thủy sản chưa hợp lý… khiến nguồn tài nguyên sinh học ở nước ta không ngừng suy giảm. Do đó, việc quản lý tài nguyên và bảo tồn ĐDSH là thực sự cần thiết và cấp bách. Đặc biệt, hiện nay mục tiêu và yêu cầu về bảo tồn ĐDSH đã trở thành nội dung của nhiều văn kiện quốc tế quan trọng. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Chính phủ Việt Nam cần phải có những hành động chiến lược để bảo tồn ĐDSH và thực thi các nghĩa vụ quốc tế. Do đó, tháng 7 năm 2013, Chiến lược quốc gia về ĐDSH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã chính thức được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, với mục tiêu bảo tồn, phục hồi, phát triển ĐDSH, hệ sinh thái (HST) được sử dụng bền vững và mang lại lợi ích cho mọi người dân. Vườn quốc gia (VQG) Hoàng Liên là một trong những khu rừng đặc dụng quan trọng của Việt Nam có tổng diện tích vùng lõi 29.845 ha, bao gồm một hệ thống núi cao thuộc dãy Hoàng Liên Sơn và diện tích vùng đệm là 38.724 ha. Năm 2006, VQG Hoàng Liên được công nhận là Vườn di sản ASEAN. Về hệ thực vật rừng, nơi đây có khoảng hơn 2.000 loài với các loại cây gỗ điển hình như: tống quán sủ, bồ đề, đỗ quyên, pơ-mu, mận rừng..., trong đó có khoảng 66 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam như: bách xanh, thiết 1 sam, thông tre, thông đỏ, đinh tùng, vân sam, dẻ tùng... trong đó có 32 loài quý hiếm và hàng trăm loài thảo dược như: quy, thục, đỗ trọng, hoàng liên chân chim, đỗ quyên, kim giao... Bên cạnh một hệ thực vật rừng phong phú, hệ động vật rừng cũng rất đa dạng với 66 loài thú, phổ biến là: vượn đen tuyền, hồng hoàng, cheo cheo, voọc bạc má..., trong đó có 16 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam; 347 loài chim như đại bàng đốm to, trĩ mào đỏ, chim hét mỏ vàng...; 41 loài lưỡng cư và 61 loài bò sát… Không chỉ vậy, Với đặc điểm về địa hình, khí hậu, VQG Hoàng Liên còn là một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn khách du lịch. Với tiềm năng phong phú như vậy, VQG Hoàng Liên cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức về nhiều mặt như: tình trạng khai thác trái phép lâm sản, sự bất cập giữa nhu cầu phát triển kinh tế với bảo tồn nguồn tài nguyên ĐDSH hiện có… trong khi hiện nay, những nghiên cứu về VQG Hoàng Liên còn hạn chế và chưa được phổ biến rộng rãi.. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài “Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học từ thực tiễn áp dụng tại Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai” với mong muốn góp phần bảo tồn ĐDSH tại VQG Hoàng Liên thông qua việc nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo tồn ĐDSH trong thực tế, góp phần để VQG Hoàng Liên phát huy được tiềm năng về ĐDSH đồng thời sẽ là điểm đến du lịch sinh thái của du khách trong và ngoài nước. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Bảo tồn ĐDSH có ý nghĩa rất quan trọng cho mục tiêu phát triển bền vững và là vấn đề rất được quan tâm tại Việt Nam. Hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề bảo tồn ĐDSH, tuy nhiên pháp luật về bảo tồn ĐDSH vẫn còn tương đối mới mẻ đối với nhiều người, các nghiên cứu về pháp luật bảo tồn ĐDSH còn khá hạn chế. Có thể kể ra một số đề tài liên quan đến vấn đề bảo tồn ĐDSH đã được nghiên cứu như: - Đề tài cấp Bộ “Đa dạng sinh học và bảo tồn” của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2004 (Trương Quang Học chủ biên) - Luận án Tiến sĩ “Nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học ở hệ thống rừng đặc dụng vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam” do tác giả Trần Thế Liên thực hiện năm 2006- Trường Đại học Lâm nghiệp - Đề tài “Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam - mối liên hệ với phát triển bền vững (SD) và biến đổi khí hậu (CC)” của tác giả Nguyễn Huy Dũng, 2 Võ Văn Dũng, Viện Điều tra quy hoạch rừng tại Hội thảo chuyên đề về ĐDSH và biến đổi khí hậu: Mối liên quan tới đói nghèo và phát triển bền vững tháng 5/ 2007... Các đề tài nghiên cứu về pháp luật bảo tồn ĐDSH còn tương đối ít, có thể kể đến một số nghiên cứu như: - Luận văn Thạc sĩ “Luật bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam” của Đặng Thị Thu Hải, năm 2006, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. - Luận văn thực sĩ luật học “Pháp luật bảo tồn đa dạng sinh học và thực tiễn áp dụng tại Vườn quốc gia Pù Mát, huyện Con cuông, tỉnh Nghệ An”, của Lương Thị Huyền Trang (2014), Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. - “Báo cáo rà soát, đánh giá văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học” của Trương Hồng Quang, Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, năm 2009. - Chiến lược quốc gia về ĐDSH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, ban hành năm 2013. Ngoài ra còn có một số bài viết đăng trên các báo, tạp chí như: - Chuyên đề “Thành tựu và thách thức qua 5 năm thực hiện Luật Đa dạng sinh học” của GS.TS Đặng Huy Huỳnh, Tạp chí môi trường số 5/2013 - Bài viết “Bảy vấn đề pháp lý cần hoàn thiện và bổ sung của Luật Đa dạng sinh học” của tác giả Nguyễn Đình Hòe - Lê Thanh Bình (VACNE) đăng trên trang web Tin môi trường ngày 30/7/2013; - Bài viết “Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen: Chính sách và thực tiễn triển khai tại Việt Nam” của tác giả Hoàng Thị Thanh Nhàn đăng trên Tạp chí Môi trường số 4 năm 2020… Tuy nhiên những nghiên cứu về bảo tồn ĐDSH chủ yếu là những nghiên cứu thuộc về lĩnh vực khoa học môi trường hơn là lĩnh vực pháp lý, nhất là chưa có bất kỳ một đề tài nào nghiên cứu về thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo tồn ĐDSH tại tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu tổng quát làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về pháp luật bảo tồn ĐDSH tại Việt Nam, phân tích, đánh giá thực tiễn thực thi pháp luật 3 về bảo tồn ĐDSH tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai, để đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật và các biện pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo tồn ĐDSH. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Làm rõ cơ sở lý luận của pháp luật về bảo tồn ĐDSH tại Việt Nam; - Tổng quan về ĐDSH của VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai, Tổng hợp, phân tích khách quan, toàn diện thực trạng thực thi pháp luật tại VQG Hoàng Liên; Phân tích đánh giá những kết quả đạt được cũng như những khó khăn, vướng mắc, hạn chế từ thực tiễn thi hành pháp luật về bảo tồn ĐDSH tại VQG Hoàng Liên. - Đề xuất những giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo tồn ĐDSH nói chung và những giải pháp áp dụng tại VQG Hoàng Liên nói riêng. 4. Tính mới và những đóng góp của đề tài Hiện nay, suy thoái về ĐDSH là vấn đề toàn cầu, đe dọa đến tiến trình thực hiện phát triển bền vững. Vì vậy, thời điểm này các quốc gia trên thế giới phải kết nối hành động, ngăn chặn tốc độ suy thoái, phục hồi ĐDSH. Những năm gần đây, vấn đề bảo tồn ĐDSH tại Việt Nam được đặc biệt quan tâm, với sự nỗ lực của Nhà nước cũng như các tổ chức, cá nhân, đến nay công tác bảo tồn ĐDSH đã đạt được nhiều kết quả song vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. ĐDSH vẫn đang trên đà suy giảm, HST bị suy thoái, số lượng các loài bị đe dọa gia tăng… Pháp luật về bảo tồn ĐDSH của Việt Nam đã được tăng cường và hoàn thiện, đặc biệt là từ sau khi Luật ĐDSH ra đời. Đã có một số công trình nghiên cứu về Luật ĐDSH, tuy nhiên những công trình nghiên cứu tổng quát về toàn bộ pháp luật bảo tồn ĐDSH và thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo tồn ĐDSH tại các khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) còn rất ít, trong khi các khu BTTN là nguồn ĐDSH rất quan trọng đối với quốc gia, khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai tuy đã được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới từ năm 2007, nhưng hiện có rất ít nghiên cứu về VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai, mặc dù VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai có rất nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và du lịch. Vì vậy, luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích đánh giá tổng quát về pháp luật bảo tồn ĐDSH hiện hành và thực tiễn áp dụng tại VQG Hoàng Liên, tỉnh 4 Lào Cai, những kết quả và những khó khăn bất cập, từ đó nêu ra các kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi của pháp luật, góp phần bảo vệ nguồn ĐDSH phong phú tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai. 5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Các quy định pháp luật về bảo tồn ĐDSH từ thực tiễn áp dụng tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Với đề tài “Pháp luật bảo tồn đa dạng sinh học và thực tiễn áp dụng tại Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai” Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá những quy định pháp luật hiện hành về bảo tồn ĐDSH, đánh giá thực tiễn thực thi các quy định pháp luật tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai, những khó khăn, bất cập trong quá trình thực thi áp dụng pháp luật, đồng thời đề ra các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trong lĩnh vực này. 6. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 6.1. Nội dung nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các nội dung sau: - Cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo tồn ĐDSH và pháp luật về bảo tồn ĐDSH; - Thực trạng pháp luật về bảo tồn ĐDSH tại Việt Nam; - Thực trạng ĐDSH tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai và thực tiễn áp dụng pháp luật bảo tồn ĐDSH tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai; - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật bảo tồn ĐDSH tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai. 6.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nói trên, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích hệ thống nhằm đưa ra những đánh giá từ cụ thể cho đến tổng quát đối với các quy định pháp luật về bảo tồn ĐDSH cũng như việc áp dụng thực tiễn tại VQG Hoàng Liên; phương pháp tổng hợp, thống kê các số liệu thực tế về thực trạng ĐDSH của VQG Hoàng Liên, cũng như thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về bảo tồn ĐDSH tại VQG Hoàng Liên làm dẫn 5 chứng minh họa cho luận văn. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Lý luận về bảo tồn đa dạng sinh học và pháp luật bảo tồn đa dạng sinh học Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học và thực tiễn áp dụng tại Vườn quốc gia Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học. 6 Chương 1 LÝ LUẬN VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ PHÁP LUẬT BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC 1.1. Khái niệm bảo tồn đa dạng sinh học và các hình thức bảo tồn đa dạng sinh học 1.1.1. Khái niệm bảo tồn đa dạng sinh học 1.1.1.1. Khái niệm đa dạng sinh học Năm 1992, trong một bài báo của tác giả Bruce A. Wilcox đã định nghĩa: “Đa dạng sinh học là tính đa dạng của các dạng sống ở tất cả cấp độ của hệ thống sinh học (tức ám chỉ phân tử, quần thể, sinh vật, loài và hệ sinh thái...)”. Năm 1989, Quỹ Bảo vệ thiên nhiên Quốc tế (WWF) đã định nghĩa: “Đa dạng sinh học là sự phồn thịnh của sự sống trên trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường”. ĐDSH bao gồm 3 cấp độ: Đa dạng nguồn gen, đa dạng loài và đa dạng HST 1. Theo Công ước ĐDSH năm 1992.thì ĐDSH là sự phong phú các sinh vật sống gồm các HST trên cạn, HST biển, các HST nước ngọt, và tập hợp các HST mà sinh vật chỉ là một bộ phận. ĐDSH bao gồm sự đa dạng trong một loài (đa dạng gen) hay còn gọi là đa dạng di truyền, sự đa dạng giữa các loài (đa dạng loài) và sự đa dạng HST. Nói cách khác ĐDSH là sự đa dạng của sự sống ở các cấp độ và các tổ hợp. Đa dạng sinh học bao gồm cả các nguồn tài nguyên di truyền, các cơ thể hay các phần cơ thể, các quần thể, hay các hợp phần sinh học khác của HST, hiện đang có giá trị sử dụng hay có tiềm năng sử dụng cho loài người. Nói cách khác, ĐDSH là toàn bộ tài nguyên thiên nhiên tạo nên do tất cả các dạng sống trên trái đất, là sự đa dạng của sự sống ở tất cả các dạng, các cấp độ và các tổ hợp giữa chúng. Luật ĐDSH của nước ta được Quốc hội thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2018), định nghĩa: “Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên”. 1. Trương Hồng Quang (2009), Báo cáo rà soát, đánh giá văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, tr. 1. 7 Luật cũng định nghĩa: Gen là mô ̣t đơn vi ̣di truyề n , mô ̣t đoa ̣n của vâ ̣t chất di truyề n quy đinh ̣ các đă ̣c tiń h cu ̣ t hể của sinh vâ ̣t . HST là quầ n xã sinh vật và các yế u tố phi sinh vâ ̣t của mô ̣t khu vực điạ lý nhấ t đinh , có tác động ̣ qua la ̣i và trao đổ i vâ ̣t chấ t với nhau . HST tự nhiên là hê ̣ sinh thái hình thành , phát triển theo quy luật tự nhiên, vẫn còn giữ đươ ̣c các nét hoang sơ . Hê ̣ sinh thái tự nhiên mới là hệ sinh thái mới hình thành và phát triển trên vùng bãi bồi tại cửa sông ven biển, vùng có phù sa bồi đắp và các vùng đất khác2 Đa dạng sinh học bao gồm đa dạng HST (số lượng các loài trong quần xã), đa dạng loài và đa dạng di truyền (tức là sự phong phú về gen). Đa dạng HST là tất cả mọi sinh cảnh, mọi quần xã sinh vật và mọi quá trình sinh thái khác nhau, cũng như sự biến đổi trong từng HST. Đa dạng loài là số lượng và sự đa dạng của các loài được tìm thấy tại một khu vực nhất định tại một vùng nào đó. Đa dạng di truyền là sự đa dạng về thành phần gen giữa các cá thể trong cùng một loài và giữa các loài khác nhau; là sự đa dạng về gen có thể di truyền được trong một quần thể hoặc giữa các quần thể. 1.1.1.2. Khái niệm bảo tồn đa dạng sinh học Khoản 1 Điều 3 Luật ĐDSH năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2018) quy định: “Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền”. Bảo tồn ĐDSH là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa con người với các gen, các loài và các HST nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các thế hệ tương lai. Để có thể tiến hành các hoạt động quản lý nhằm bảo tồn ĐDSH, điều cần thiết là phải tìm hiểu những tác động tiêu cực, các nguy cơ mà loài hiện đang đối mặt và từ đó xây dựng các phương pháp 2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật đa dạng sinh học, số 20/2008/ QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008; sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội, Điều 3. 8 quản lý phù hợp nhằm giảm đi các tác động tiêu cực của các nguy cơ đó và đảm bảo sự phát triển của loài và HST đó trong tương lai. 1.1.2. Các hình thức bảo tồn đa dạng sinh học Có nhiều phương pháp và công cụ để quản lý bảo tồn ĐDSH. Một số phương pháp và công cụ được sử dụng để phục hồi một số loài quan trọng, các dòng di truyền hay các sinh cảnh. Một số khác được sử dụng để sản xuất một cách bền vững các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ từ các tài nguyên sinh vật3... Có hai hình thức bảo tồn ĐDSH phổ biến. đó là: + Bảo tồn tại chỗ là bảo tồ n loài hoang dã trong môi trường sống tự nhiên của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu, có giá trị trong môi trường số ng, nơi hin ̀ h thành và phát triể n các đă ̣c điể m đă ̣c trưng của chúng . Tùy theo đối tượng bảo tồn mà các hành động quản lý thay đổi. Thông thường bảo tồn tại chỗ được thực hiện bằng cách thành lập các khu bảo tồn và áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp. + Bảo tồn chuyển chỗ là bảo tồn loài hoang dã ngoài môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa củ a chúng; bảo tồn loài cây trồng , vật nuôi đặc hữu , có giá trị ngoài môi trường số ng , nơi hình thành và phát triể n các đặc điểm đặc trưng của chúng; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền trong các cơ sở khoa ho ̣c và công nghê ̣ hoặ c cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền4. Hai hình thức này được thực hiện bời những hình thức cụ thể sau: Một là, khu bảo tồn gồm: a) Vườn quốc gia; b) Khu dự trữ thiên nhiên; c) Khu bảo tồn loài - sinh cảnh; d) Khu bảo vệ cảnh quan. Hai là, cơ sở bảo tồ n đa da ̣ng sinh ho ̣c Ba là, bảo tồn, bảo vệ các loài nguy cấp, quý, hiếm trong tự nhiên Hoặc chia theo: Một là, Bảo tồn theo HST: Thành lập các khu bảo tồn 3. Phạm Quang Tùng (2012), Nghiên cứu quản lý đa dạng sinh học tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình, Luận án tiến sĩ khoa học môi trường, Đại học Lâm nghiệp, tr. 5. 4. Phạm Quang Tùng (2012), Nghiên cứu quản lý đa dạng sinh học tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình, Luận án tiến sĩ khoa học môi trường, Đại học Lâm nghiệp, tr. 5-6 9 Hai là, Bảo tồn bên ngoài các khu bảo tồn Ba là, Bảo tồn ở cấp độ loài. 1.1.3. Ý nghĩa của đa dạng sinh học và bảo tồn đa dạng sinh học Đa dạng sinh học là yếu tố quyết định tính ổn định và là cơ sở sinh tồn của sự sống cho trái đất và của các HST tự nhiên. Bởi vì nó làm cân bằng số lượng cá thể giữa các loài và đảm bảo cho khống chế sinh học cho các loài với cá thể được tiếp nhận trong HST. ĐDSH có những giá trị kinh tế, môi trường, giá trị cuộc sống to lớn.5 Thứ nhất, về mặt môi trường, ĐDSH có giá trị thực tiễn rất cao như làm cho HST nông nghiệp trở nên mềm dẻo hơn trước sự biến động của môi trường, hạn chế sự xói mòn của mặt đất và bờ biển, điều tiết dòng chảy của các con sông, suối. ĐDSH làm cân bằng số lượng cá thể giữa các loài và đảm bảo cho khống chế sinh học cho các loài với cá thể được tiếp nhận trong HST. Đảm bảo cho HST được đảm bảo, sự chu chuyển oxy và các nguyên tố dinh dưỡng khác toàn trái đất. Chúng giúp cân bằng sự ổn định và sự màu mỡ của đất và các HST khác nói chung trên trái đất. Thứ hai, về kinh tế, ĐDSH ngoài việc cung cấp nguồn nguyên liệu công nghiệp, lương thực thực phẩm, nhiều loại thuốc quý hiếm để bảo vệ cho sức con người. Là nguyên liệu để tạo ra các sản phẩm khác dùng cho gia đình và đóng góp vào việc GDP cho nước ta. Bên cạnh đó còn có thể làm ổn định HST nhờ sự tác động qua lại giữa chúng. Tại nước ta, đất đai phì nhiêu, màu mỡ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nước ta phát triển nền nông nghiệp lúa nước lâu năm. Từ đó đem lại nguồn doanh thu hằng năm khá lớn, mang thương hiệu Việt đến nhiều quốc gia trên thế giới. Hoặc việc đa dạng các sản phẩm cây trồng hay vật nuôi sẽ góp phần đáp ứng được đầy đủ những nhu cầu khác nhau của xã hội. ĐDSH còn mang lại những giá trị vật chất khác từ các HST tự nhiên hoặc bán tự nhiên, như là nơi giải trí, du lịch, giáo dục, nghiên cứu,… ĐDSH cũng phản ánh sự phong phú cùng những nét đẹp của thiên nhiên dành cho một quốc gia. 5. http://khotailieu.com/luan-van-do-an-bao-cao/luat/thuc-trang-phap-luat-da-dang- sinh-hoc-cua-viet-namva-phuong-huong-hoan-thien.html, Thực trạng pháp luật đa dạng sinh học của Việt Nam và phương hướng hoàn thiện, truy cập ngày 18/10/2020. 10 Tuy nhiên, do sự gia tăng dân số không đi cùng với sự tăng trưởng kinh tế và phát triển, đã đưa đến sự gia tăng các nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên và các quá trình của HST. Nhu cầu về hàng hóa như gỗ, động vật hoang dã, nông, lâm thủy sản đã dẫn đến việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên sinh vật. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường… làm cho các HST bị thay đổi, suy thoái, đe doạ đến sự tồn tại của con người trên Trái đất. Con người sẽ bị cạn dần nguồn thức ăn, thuốc chữa bệnh, ô nhiễm môi trường, thiên tai, dịch bệnh6 … ĐDSH đang bị suy giảm với tốc độ nhanh, thể hiện sự suy giảm và tuyệt chủng của một số loài. Do vậy, năm 1948 tại Fontainebleau (Pháp), Liên hợp quốc đã thành lập Tổ chức bảo vệ thiên nhiên quốc tế, viết tắt là IUPN (International Union for the Protection of Nature) nhằm bảo vệ và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đến năm 1956 tổ chức này đổi tên thành Tổ chức BTTN quốc tế, viết tắt là IUCN (International Union for Conservation of Nature). Đến nay, rất nhiều tổ chức quốc tế về bảo tồn ĐDSH đã được thành lập, như Quỹ BTTN quốc tế - WWF, Hội bảo tồn sinh học- SCB, Trung tâm Giám sát bảo tồn toàn cầu - WCMC, Cơ quan Bảo tồn quốc tế - CI … 1.1.4. Vai trò của khu bảo tồn thiên nhiên trong việc bảo tồn đa dạng sinh học Khu BTTN là vùng đất hay vùng biển đặc biệt được dùng để bảo vệ và duy trì tính ĐDSH, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kết hợp với việc bảo vệ các tài nguyên văn hoá và được quản lí bằng pháp luật hoặc các phương thức hữu hiệu khác. Việc thành lập các khu BTTN chính là phương pháp phổ biến nhất để có thể bảo tồn tại chỗ cũng như áp dụng các biện pháp để phục hồi, chính vì vậy các khu BTTN có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bảo tồn ĐDSH. Thứ nhất, các khu bảo tồn hoạt động như một kho chứa ĐDSH của đất nước - đa dạng nguồn gen, đa dạng loài và đa dạng HST. Yêu cầu đối với việc thành lập một khu BTTN phải là vùng đất tự nhiên có dự trữ tài nguyên thiên nhiên và có giá trị ĐDSH cao; có giá trị cao về khoa học, giáo dục, du lịch; có các loài động thực vật đặc hữu hoặc là nơi cư trú, ẩn náu, kiếm ăn của các loài 6. http://khotailieu.com/luan-van-do-an-bao-cao/luat/thuc-trang-phap-luat-da-dang- sinh-hoc-cua-viet-namva-phuong-huong-hoan-thien.html, Thực trạng pháp luật đa dạng sinh học của Việt Nam và phương hướng hoàn thiện, truy cập ngày 18/10/2020. 11 động vật hoang dã quý hiếm và đủ rộng để chứa được một hay nhiều HST , tỷ lệ cần bảo tồn trên 70%. Trên cơ sở đó, để áp dụng các biện pháp để bảo vệ các loài, các chủng và các sinh cảnh, các HST trong điều kiện tự nhiên. Thứ hai, khu BTTN là những khu được bảo vệ nghiêm ngặt, chỉ dành cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo và quan trắc môi trường. Các khu BTTN này cho phép gìn giữ các quần thể của các loài cũng như các quá trình của HST không hoặc ít bị nhiễu loạn. Cuối cùng, các khu bảo tồn tạo điều kiện cho các quá trình tự nhiên được tiến triển để cho các loài có thể tiếp tục tham gia và thích nghi với các thay đổi về môi trường. Những thay đổi này là rất quan trọng đối với sự phát triển của nhiều loài về lâu dài. 1.2. Pháp luật bảo tồn đa dạng sinh học 1.2.1. Khái niệm về pháp luật bảo tồn đa dạng sinh học Sự phát triển của pháp luật về ĐDSH gắn liền vói sự phát triển của pháp luật về môi trường và về từng yếu tố môi trường nói riêng. Nội dung chính của pháp luật bảo tồn ĐDSH đó là hệ thống các quy phạm pháp luật xác định các quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc, quy định một số hành vi, một số hoạt động mà các chủ thể cần phải thực hiện hoặc không được thực hiện cũng như các chế tài xử phạt trong lĩnh vực bảo tồn ĐDSH7. Pháp luật bảo tồn ĐDSH gồm các nguyên tắc, các nhóm chế định, gồm: Một là: các nguyên tắc của pháp luật bảo tồn ĐDSH Nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật bảo tồn ĐDSH là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo quán triệt và xuyên suốt toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp bảo tồn ĐDSH, trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, thể hiện quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về bảo tồn ĐDSH. Bên cạnh các nguyên tắc chung của hệ thống pháp luật Việt Nam, các nguyên tắc của luật môi trường, pháp luật bảo tồn ĐDSH còn có những nguyên tắc riêng bao gồm các nguyên tắc sau: Nguyên tắc thứ nhất: Bảo tồn ĐDSH là trách nhiệm của Nhà nước và mọi tổ chức, cá nhân. 7. Đặng Thị Thu Hải (2006), Luật bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất