Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Pháp luật về quyền của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần...

Tài liệu Pháp luật về quyền của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần

.PDF
184
176
129

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH TRƢƠNG VĨNH XUÂN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA CỔ ĐÔNG PHỔ THÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH TRƢƠNG VĨNH XUÂN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA CỔ ĐÔNG PHỔ THÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 9380107 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS-TS. PHAN HUY HỒNG 2. TS. PHẠM TRÍ HÙNG TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của tôi. Tác giả Luận án Trƣơng Vĩnh Xuân BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLDS : Bộ luật dân sự CĐPT : Cổ đông phổ thông CTCP : Công ty cổ phần ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông HĐQT : Hội đồng quản trị HĐXX : Hội đồng xét xử LCK : Luật chứng khoán LPS : Luật phá sản LDN : Luật doanh nghiệp TAND : Tòa án nhân dân MỤC LỤC 1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ....................................................... 4 2.1 Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4 3. Phạm vi đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 4 3.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 4 3.2 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 5 4. Phư ng pháp nghiên cứu ..................................................................................... 6 5. Dự kiến kết quả nghiên cứu ................................................................................. 7 6. Điểm mới của luận án .......................................................................................... 8 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 8 8. Kết cấu của luận án.............................................................................................. 9 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................... 10 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................... 10 1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .......................................................... 10 1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam............................................................. 15 1.1.3 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu................................................. 22 1.2 Các c sở l thuyết về quyền của cổ đông phổ thông ....................................... 24 1.3 Câu h i nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .................................................. 25 1.3.1 Câu h i nghiên cứu ................................................................................... 25 1.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu ........................................................................ 25 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 26 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA CỔ ĐÔNG PHỔ THÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN .......................... 29 2.1 Những vấn đề l luận chung của pháp luật về quyền của cổ đông phổ thông........................................................................................................... 29 2.1.1 Khái niệm pháp luật về quyền của cổ đông phổ thông .............................. 29 2.1.2 Đặc điểm của pháp luật về quyền của cổ đông phổ thông ......................... 36 2.1.3 Bản chất của pháp luật về quyền của cổ đông phổ thông........................... 40 2.1.4 Cấu trúc của pháp luật về quyền của cổ đông phổ thông ........................... 43 2.1.5 Phân loại quyền của cổ đông phổ thông theo pháp luật Việt Nam ............. 47 2.2 Những l thuyết c bản về quyền của cổ đông phổ thông. ............................... 53 2.2.1 Lý thuyết về quyền sở hữu (A theory of property)..................................... 53 2.2.2 Lý thuyết về mối quan hệ của các hợp đồng (the Nexus of Contracts Theory) ................................................................................................... 56 2.2.3 Học thuyết về đại diện (Agency Theory) ................................................. 58 2.2.4 Lý thuyết về bất cân xứng thông tin (Theory of Asymmetric Information) ........................................................................................... 61 2.3 Vai trò của pháp luật về quyền của cổ đông phổ thông .................................... 63 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 64 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÁC QUYỀN CỦA CỔ ĐÔNG PHỔ THÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN .......... 66 3.1 Sự thể chế các l thuyết học thuyết trong pháp luật về quyền của cổ đông phổ thông ở Việt Nam hiện nay ............................................................................. 66 3.1.1 Sự thể chế các lý thuyết về quyền sở hữu trong pháp luật về quyền của cổ đông phổ thông ............................................................................ 66 3.1.2 Sự thể chế lý thuyết về mối quan hệ của các hợp đồng trong pháp luật về quyền của cổ đông phổ thông ...................................................... 67 3.1.3 Sự thể chế học thuyết về đại diện trong pháp luật về quyền của cổ đông phổ thông ....................................................................................... 68 3.1.4 Sự thể chế lý thuyết về bất cân xứng thông tin trong pháp luật về quyền của cổ đông phổ thông.................................................................. 71 3.2 Pháp luật về các quyền tài sản của cổ đông phổ thông ..................................... 72 3.2.1 Quyền được nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông ................................................................................................... 72 3.2.2 Quyền tự do chuyển nhượng cổ phần cho người khác ............................. 75 3.2.3 Quyền được nhận phần tài sản còn lại khi công ty giải thể, phá sản ........ 78 3.2.4 Quyền hưởng lợi từ quyền ưu tiên mua cổ phần ...................................... 80 3.3 Pháp luật về các quyền tham gia quyết định của cổ đông phổ thông ................ 82 3.3.1 Quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông....................................................... 82 3.3.2 Quyền b phiếu biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông ............... 86 3.4 Pháp luật về các quyền thông tin của cổ đông phổ thông ............................... 100 3.4.1 Quyền thông tin liên quan đến c quan quản lý và hoạt động quản lý công ty .................................................................................................. 100 3.4.2 Quyền thông tin liên quan đến điều hành công ty .................................. 103 3.4.3 Trách nhiệm của các người quản lý trong thực hiện pháp luật về quyền thông tin của cổ đông phổ thông ................................................. 104 3.5 Pháp luật về quyền th a thuận của cổ đông phổ thông ................................... 107 3.6 Pháp luật về quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi của cổ đông phổ thông ......................................................................................... 109 3.6.1 Quyền yêu cầu hủy b một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông ........................................................................................ 109 3.6.2 Quyền khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên Hội đồng quản trị Giám đốc/Tổng giám đốc ........................................................ 113 3.7 Kinh nghiệm của các nước khác có tính chất tham khảo cho xây dựng và hoàn thiện pháp luật về các quyền của cổ đông phổ thông......................... 116 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................... 121 CHƢƠNG 4. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA CỔ ĐÔNG PHỔ THÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM ....................................................................... 125 4.1 Sự cần thiết hoàn thiện pháp luật về quyền của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần ở Việt Nam ...................................................................... 125 4.2 Những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần ở Việt Nam............................................................. 127 4.2.1 Tiếp nhận các lý thuyết về quyền của cổ đông phổ thông trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quyền của cổ đông phổ thông ............. 127 4.2.2 Hướng tới sự thuận lợi và linh hoạt trong thực hiện quyền của cổ đông phổ thông ..................................................................................... 129 4.2.3 Tạo điều kiện quản trị doanh nghiệp minh bạch và hiệu quả ................... 131 4.2.4 Hướng tới bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cổ đông phổ thông .... 132 4.3 Những giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền của cổ đông phổ thông trong công ty cổ phần ở Việt Nam ................................................................. 133 4.3.1 Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về quyền nhận cổ tức của cổ đông phổ thông ..................................................................................... 133 4.3.2 Giải pháp thừa nhận giá trị pháp lý của th a thuận cổ đông .................. 135 4.3.3 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền ủy quyền thực hiện quyền của cổ đông phổ thông .......................................................................... 138 4.3.4 Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lý của người quản lý công ty ........................................................................... 142 4.3.5 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dịch của người quản lý công ty ..................................................................................... 146 4.3.6 Xây dựng chế tài xử lý vi phạm pháp luật về quyền của cổ đông phổ thông có đủ sức răn đe. ......................................................................... 148 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................... 150 PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................. 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 154 A. Danh mục văn bản pháp luật ........................................................................... 154 B. Danh mục các tài liệu tham khảo..................................................................... 157 C. Website ........................................................................................................... 169 THỐNG KÊ CÔNG TY VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN . 170 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm 1986) đã khởi xướng công cuộc đổi mới đề ra chính sách kinh tế nhiều thành phần. Quan điểm của Đảng nêu rõ “phải có chính sách mở đường cho người lao động tự tạo ra việc làm, kích thích mọi người đưa vốn vào sản xuất, kinh doanh, tiết kiệm tiêu dùng để tích lũy, mở rộng tái sản xuất ở quy mô toàn xã hội”1. Quan điểm đó tiếp tục được phát triển nhất là tại Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam … có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, … kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế…”2 và “hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế…, khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước”3. Điều này cho thấy Đảng ta đã nhận thấy rõ trong phát triển kinh tế sự phát triển của các tập đoàn kinh tế tư nhân là một xu thế tất yếu là một kênh quan trọng giúp Nhà nước thực thi nhiệm vụ kinh tế đã đề ra. Dựa trên chủ trư ng của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân CTCP ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời và phát triển từ những năm 90 của thế kỷ XX. Đây là loại hình công ty mà ở đó “mọi người có thể đưa vốn vào sản xuất, kinh doanh” thông qua thành lập CTCP hoặc góp vốn cổ phần. Giai đoạn 2007 – 2015, tỷ trọng các doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức CTCP tăng từ 15,06% năm 2007 lên 20 7% năm 20154. Về nguồn vốn, tỷ trọng của CTCP đã tăng từ 21 96% năm 2007 lên 26 07% năm 2015 5 cao h n nhiều so với tốc độ tăng trưởng vốn bình quân của các doanh nghiệp6 giai đoạn này. Sự chuyển dịch và lớn mạnh của loại hình CTCP thể hiện sự quan tâm đưa vốn vào sản xuất, kinh doanh của nhà đầu tư và là cần thiết cho nền kinh tế ngày càng phát triển và hội nhập của Việt 1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), NXB CTQG, Hà Nội, tr. 56 – 57. 2 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB CTQG, Hà Nội, tr. 25. 3 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Tlđd (2), tr. 107-108. 4 Phòng thư ng mại và công nghiệp Việt Nam (2017), Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2016/2017 (chủ đề năm - quản trị công ty), NXB Thông tin và truyền thông, Hà Nội, tr. 33. 5 Phòng thư ng mại và công nghiệp Việt Nam (2017), Tlđd (4), tr. 34 6 Giai đoạn 2007 – 2015 có tốc độ tăng trưởng vốn bình quân của các doanh nghiệp là 22,6%. 2 Nam. Điều đó minh chứng cho tính đúng đắn của chủ trư ng của Đảng đối với thành phần kinh tế tư nhân trong đó có CTCP. Để công chúng quan tâm đầu tư vào CTCP, pháp luật về quyền của cổ đông nhất là của CĐPT, cần phải tạo hành lang pháp l để các CĐPT chủ động thực hiện, bảo vệ quyền của họ một cách tốt nhất. Pháp luật về quyền của CĐPT ảnh hưởng lớn đến tâm l đầu tư của nhà đầu tư7 khi thành lập CTCP, chuyển nhượng vốn cổ phần từ CĐPT hiện hữu hoặc hình thức khác. Nếu pháp luật về quyền của CĐPT hướng tới bảo vệ quyền và lợi ích của CĐPT sẽ thu hút được nhà đầu tư góp phần xây dựng môi trường kinh doanh tốt. Với chỉ số bảo vệ nhà đầu tư nh lẻ của Việt Nam năm 2018 là 81/190 nước được xếp hạng tăng 6 bậc so với năm 2017 đã góp phần cho môi trường kinh doanh của Việt Nam năm 2018 (vị trí thứ 68/190 nền kinh tế được xếp hạng) tăng 14 bậc so với bảng xếp hạng năm 20178. Ngược lại sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của loại hình CTCP, sự quan tâm của nhà đầu tư đối với thị trường vốn cổ phần và ảnh hưởng lớn đến môi trường kinh doanh nói riêng, nền kinh tế của Việt Nam nói chung. Hiện nay, LDN 2014 là nguồn luật chính quy định quyền của CĐPT trong CTCP. Luật này đã kế thừa các quy định của LDN 2005 về quyền của CĐPT nhưng có sự bổ sung và hoàn thiện h n. Đó là quyền khởi kiện của cổ đông đối với thành viên HĐQT, Tổng giám đốc (Giám đốc) trong một số trường hợp; trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền CĐPT trong một số trường hợp được biểu hiện dưới dạng “nghĩa vụ” không phải “nhiệm vụ” như LDN 2005… Với những quy định mới của LDN 2014 đã làm cho CĐPT có nhiều quyền h n để thực hiện quyền và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng một cách tốt nhất. Tuy nhiên, nhiều quy định về các nội dung quyền của CĐPT trong LDN 2014 chưa được quy định hoặc quy định nhưng chưa rõ ràng. Đó là: pháp luật doanh nghiệp chưa thừa nhận giá trị pháp lý của th a thuận cổ đông; các giao dịch giữa người quản l điều hành công ty với người có liên quan là do người quản l điều hành công ty thực hiện nhưng phải được sự chấp thuận của CĐPT thông qua thực hiện quyền biểu quyết tại ĐHĐCĐ cũng còn nhiều vấn đề; quyền và nghĩa vụ của người quản lý công ty trong việc công nhận, bảo đảm 7 Nhà đầu tư ở đây được hiểu theo nghĩa hẹp là những cổ đông hiện hữu, cổ đông tư ng lai (người góp vốn cổ phần người mua lại cổ phần của cổ đông hiện hữu) của công ty cổ phần – gọi chung là công chúng đầu tư. 8 Doing business Vietnam 2018. 3 và bảo vệ quyền của CĐPT chưa được quy định rõ ràng đôi khi không được tuân thủ, bởi chính họ là người vi phạm quyền của cổ đông. Ở Việt Nam quyền của CTCP và pháp luật về quyền của CĐPT đã được nghiên cứu từ trước khi thống nhất đất nước thường được biểu hiện là một nội dung của CTCP9... Sau khi đất nước thống nhất các công trình tập trung nghiên cứu xuất bản về CTCP và quyền của cổ đông bắt đầu từ sau thời kỳ đổi mới. Pháp luật về quyền của CĐPT được nghiên cứu ở những dạng sau: thứ nhất, pháp luật về quyền của CĐPT đề cập và nghiên cứu trong các công trình nghiên cứu về CTCP (các giáo trình Luật Kinh tế Luật Thư ng mại của các Trường Đại học) một hoặc một số khía cạnh (như vốn và chế độ quản l về cổ đông thiểu số…) của CTCP 10; thứ hai, pháp luật về quyền của CĐPT được nghiên cứu dưới hình thức trình bày pháp luật về quyền của cổ đông11; thứ ba, pháp luật về quyền của CĐPT được nghiên cứu dưới dạng tổng kết và đánh giá thực tiễn 12. Trong khi đó ở nước ngoài quyền của CĐPT và pháp luật về quyền của CĐPT được nghiên cứu nhiều h n. Quyền của CĐPT được nghiên cứu ở ba gốc độ chính: một là l thuyết về quyền của CĐPT; hai là các quy định của pháp luật về quyền của CĐPT và ba là, thực tiễn thực hiện quyền của CĐPT. So với các công trình nghiên cứu ở nước ngoài các công trình nghiên cứu ở Việt Nam chưa thể hiện đầy đủ khái quát c sở l luận của pháp luật về quyền của CĐPT nhất là các l thuyết học thuyết về quyền của CĐPT. H n nữa nhiều nội dung quy định pháp luật còn nhiều bất cập so với thực tiễn hoặc chưa được pháp luật quy định … Do đó pháp luật về quyền của CĐPT cần phải được nghiên cứu một cách có hệ thống đảm bảo tính toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu của l luận và thực tiễn. Với những nội dung chưa được nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa toàn 9 Lê Tài Triển (Chủ biên), Nguyễn Vạng Thọ, Nguyễn Tân (1972 -1973), Luật Thương mại Việt Nam dẫn giải (quyển 1 và 2), Kim lai ấn quán, Sài Gòn. 10 Bùi Xuân Hải (2011), Luật Doanh nghiệp: bảo vệ cổ đông, lý luận và thực tiễn, NXB CTQG, Hà Nội; Nguyễn Ngọc Bích (2004), Luật Doanh nghiệp: Vốn và quản lý trong công ty cổ phần, NXB trẻ; Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung (2009) Công ty, vốn, quản lý và tranh chấp theo Luật Doanh nghiệp 2005, NXB Tri thức, Hà Nội. 11 Lê Minh Toàn (2001), Công ty cổ phần, quyền và nghĩa vụ của cổ đông, NXB CTQG, Hà nội. 12 Phòng thư ng mại và công nghiệp Việt Nam (2011), Báo cáo rà soát pháp luật kinh doanh, Hà nội tháng 11/2011; Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ư ng và chư ng trình phát triển Liên Hiệp Quốc (2004), Thời điểm cho sự thay đổi: đánh giá Luật doanh nghiệp và kiến nghị, Hà nội tháng 11/2004; Ngân hàng thế giới (2006), Báo cáo đánh giá tình hình quản trị công ty của Việt Nam, tháng 6 năm 2006; “Báo cáo thẻ điểm quản trị công ty” các năm 2009, 2010, 2011, 2012… thuộc Chư ng trình tư vấn của IFC tại Đông Á và Thái Bình Dư ng. 4 diện và với nghĩa của nó đối với nền kinh tế pháp luật về quyền của CĐPT trong CTCP cần thiết được nghiên cứu ở cấp độ luận án tiến sĩ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1 Mục đích nghiên cứu Thông qua việc xây dựng c sở lý luận, đánh giá thực trạng pháp luật về quyền của CĐPT và đề ra các giải pháp đề tài góp phần (i) hoàn thiện pháp luật về quyền của CĐPT; (ii) là công cụ phư ng tiện pháp lý hữu hiệu để CĐPT bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của CĐPT và (iii) xa h n là công cụ thu hút công chúng đầu tư vào CTCP. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án đã thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Xây dựng c sở lý luận về quyền của CĐPT, bao gồm: khái niệm đặc điểm, bản chất và cấu trúc của quyền của CĐPT; các lý thuyết c bản về quyền của CĐPT; vai trò của pháp luật về quyền của CĐPT. - Đánh giá thực trạng pháp luật về quyền của CĐPT xác định những bất cập, hạn chế chung và những bất cập, hạn chế có tính nổi bật ảnh hưởng đến bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của CĐPT. Phân tích đánh giá phải đặt trong tư ng quan với các lý thuyết về quyền của CĐPT và các quy định của một số nước. - Đề xuất những kiến nghị và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền của CĐPT hướng đến mục đích pháp luật về quyền của CĐPT là công cụ, phư ng tiện pháp lý hữu hiệu bảo vệ quyền và lợi ích của CĐPT. Tóm lại, những nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên là những việc làm sẽ được triển khai trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài nhằm hướng tới mục đích nghiên cứu đã đặt ra. 3. Ph m vi, đ i tƣ ng nghiên cứu 3.1 Đ i tƣ ng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là pháp luật về quyền của CĐPT. Đối tượng nghiên cứu “pháp luật về quyền của CĐPT” bao gồm các nội dung sau: 5 - Khái niệm đặc điểm, bản chất và cấu trúc của pháp luật về quyền của CĐPT). - Các lý thuyết c bản của quyền của CĐPT, các quy phạm pháp luật về quyền của CĐPT. - Thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền của CĐPT trong CTCP ở Việt Nam. 3.2 Ph m vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu lý luận: mặc dù có nhiều lý thuyết nghiên cứu khác nhau về quyền của CĐPT (như l thuyết về pháp nhân, lý thuyết về công ty đối vốn...) nhưng phạm vi nghiên cứu đề tài, luận án dựa trên 04 lý thuyết chủ yếu: lý thuyết về quyền sở hữu, lý thuyết về mối quan hệ của các hợp đồng, học thuyết về đại diện, lý thuyết về bất cân xứng thông tin. Đồng thời, dựa trên lý luận pháp luật về quyền của CĐPT được dựa trên lý luận về nhà nước và pháp luật truyền thống của khoa học pháp lý Việt Nam hiện nay. Những góc nhìn khác chỉ có tính chất tham khảo làm phong phú thêm lý luận pháp luật về quyền của CĐPT trong hệ thống pháp luật Việt Nam. - Phạm vi pháp luật nghiên cứu: Đề tài luận án nghiên cứu chủ yếu là pháp luật về quyền của CĐPT của CTCP được điều chỉnh bởi LDN 2014. Những quy định về quyền của CĐPT trong CTCP là các công ty đại chúng được nghiên cứu mở rộng, bổ sung nhằm thấy được tính đặc thù của loại hình công ty này. Việc nghiên cứu pháp luật nước ngoài về quyền của CĐPT (với tư cách là chủ đạo) không thuộc phạm vi nghiên cứu chính của đề tài, mà chỉ nhằm đối chiếu, so sánh, làm kinh nghiệm cho pháp luật Việt Nam về quyền của CĐPT. Luận án nghiên cứu, phân tích các quy định pháp luật về quyền của CĐPT trong LDN 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bên cạnh đó đề tài luận án còn mở rộng nghiên cứu pháp luật về quyền của CĐPT trong LCK 2007 (sửa đổi, bổ sung năm 2010) Luật Đầu tư năm 2014 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và các văn bản luật khác có liên quan. - Phạm vi nghiên cứu về thời gian và không gian: đề tài luận án nghiên cứu pháp luật về quyền của CĐPT ở Việt Nam, từ khi LDN 2005 có hiệu lực. 6 4. Phƣơng ph p nghiên cứu Đề tài luận án được nghiên cứu trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Do vậy phư ng pháp luận nghiên cứu là phư ng pháp duy vật biện chứng của triết học Mác - Lênin. Trên c sở đó luận án triển khai các phư ng pháp cụ thể: Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng ở hầu hết các chư ng của luận án đảm bảo quá trình nghiên cứu từ chi tiết đến khái quát: phân tích các lý thuyết, học thuyết (Chư ng 2) các khái niệm (Chư ng 2 Chư ng 3) cũng như phân tích, đánh giá quy định của pháp luật Việt Nam về quyền của CĐPT và c chế thực hiện quyền của CĐPT (Chư ng 2 Chư ng 3) các kiến quan điểm của các chuyên gia, tình huống thực tiễn, các bản án, phân tích các dữ liệu thống kê… (Chư ng 2 Chư ng 3); và tổng hợp các vấn đề phân tích so sánh để khát quát những nội dung cần thiết cho luận án. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trước đó đã được công bố trong và ngoài nước giúp luận án kế thừa, tiếp thu những thành tựu nghiên cứu đã đạt được đồng thời phát hiện những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án. Phương pháp giải thích luật được sử dụng để làm rõ các khái niệm, thuật ngữ về CĐPT pháp luật về quyền của CĐPT theo nghĩa thông thường theo nghĩa khoa học pháp lý và cách hiểu một số nước. Phương pháp so sánh được sử dụng để tìm sự giống nhau và khác nhau giữa quy định pháp luật về quyền của CĐPT một số nước nhằm kế thừa, học h i xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quyền của CĐPT ở Việt Nam (chư ng 2 chư ng 3) Phương pháp nghiên cứu một số vụ án cụ thể khi thực hiện quyền yêu cầu hủy b một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của ĐHĐCĐ quyền khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên HĐQT Tổng Giám đốc/Giám đốc để phân tích thực trạng thực hiện quyền của CĐPT trong bảo vệ lợi ích chính đáng của CĐPT (chư ng 3). 7 Phương pháp mô tả thống kê Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đề tài sử dụng phư ng pháp mô tả thống kê nhằm phân tích các số liệu thống kê, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát các vấn đề nghiên cứu sau: - Thực trạng đầu tư vào cổ phần (Chư ng 2); - Thực trạng về hiệu quả thực hiện pháp luật về quyền của CĐPT (Chư ng 2 Chư ng 3). 5. Dự iến ết quả nghiên cứu Trên c sở mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài luận án dự kiến đạt được một số kết quả: Thứ nhất, luận án hệ thống, đánh giá được một cách khách quan các nội dung và giá trị cốt lõi của các học thuyết pháp lý tiêu biểu cũng như các xu hướng lý luận mới trên thế giới và ở Việt Nam liên quan quyền của CĐPT trong CTCP. Các lý thuyết, học thuyết pháp lý về quyền của CĐPT là c sở cho pháp luật về quyền của CĐPT, gồm: lý thuyết về quyền sở hữu, lý thuyết về mối quan hệ của các hợp đồng, học thuyết về đại diện, lý thuyết về bất cân xứng thông tin. Pháp luật về quyền của CĐPT (cũng như hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung) thể hiện rõ quan điểm của Đảng Cộng sản trong xây dựng pháp luật, pháp luật về phát triển kinh tế tư nhân nói chung về quyền của CĐPT nói riêng. Đó là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội của CĐPT. Pháp luật về quyền của CĐPT được cấu trúc dựa trên ba nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội: quan hệ xã hội giữa CĐPT với nhau, giữa CĐPT với CTCP và giữa CĐPT với c quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của CĐPT. Thứ hai, pháp luật về quyền của CĐPT ở Việt Nam có nhiều hạn chế bất cập. Nhiều quyền của CĐPT chưa được quy định trong LDN 2014, nhiều quyền đã được quy định trong LDN 2014 và các quy định khác nhưng chưa phù hợp với thực tiễn Việt Nam như quyền nhận cổ tức, quyền b phiếu, quyền khởi kiện… Do đó việc đảm bảo lợi ích chính đáng của CĐPT chưa được th a đáng, dẫn đến loại hình CTCP ở Việt Nam chưa thực sự thu hút vốn cổ phần từ công chúng đầu tư. 8 Thứ ba, luận án cho rằng, các quyền của CĐPT khi được thể chế hóa phải dựa trên các lý thuyết, học thuyết và phải phù hợp thực tiễn Việt Nam. Trên c sở những nguyên tắc nhất định, pháp luật về quyền của CĐPT cần phải hoàn thiện (như quyền nhận cổ tức, quyền ủy quyền thực quyền…) và thể chế hóa những quyền chưa được quy định như các quyền liên quan đến th a thuận cổ đông. Trên c sở lý luận và thực tiễn trong nước và nước ngoài, các giải pháp pháp lý sẽ góp phần làm cho pháp luật về quyền của CĐPT thực sự đảm bảo lợi ích chính đáng của CĐPT, góp phần giúp CTCP thu hút vốn cổ phần từ công chúng đầu tư. Tóm lại, những dự kiến kết quả nghiên cứu là những phán đoán của luận án làm định hướng cho các nội dung nghiên cứu tiếp theo, phát hiện những điểm mới trong nghiên cứu. 6. Điểm mới của luận n Luận án có một số điểm mới như sau: Thứ nhất, mặc dù dựa trên cách tiếp cận truyền thống khi xây dựng khái niệm, bản chất của pháp luật nhưng luận án đã xây dựng được khái niệm đặc điểm, bản chất và cấu trúc pháp luật về quyền của CĐPT. Thứ hai, luật án hệ thống các lý thuyết chủ yếu làm c sở cho xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quyền của CĐPT. Thứ ba, luận án đánh giá các l thuyết chủ yếu trong pháp luật về quyền của CĐPT và phát hiện những bất cập của pháp luật về quyền của CĐPT trong LDN 2014. Thứ tư, luận án có những kiến nghị khái quát và những giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về quyền của CĐPT trong CTCP. Tóm lại, những điểm mới của luận án xuất phát từ yêu cầu khách quan của đề tài, dựa trên kết quả nghiên cứu. Điểm mới của luận án cũng là thành công của luận án và nó có những nghĩa nhất định trong nghiên cứu và thực tiễn. 7. Ý nghĩa hoa học và thực tiễn của đề tài Luận án “Pháp luật về quyền của CĐPT trong CTCP” là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về quyền của CĐPT ở Việt Nam. Luận án xây dựng c sở lý luận cho pháp luật về quyền của CĐPT phân tích bất cập của quy định pháp luật, 9 những tình huống thực tiễn và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền của CĐPT trong CTCP nói riêng, cho pháp luật doanh nghiệp nói chung. Kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ cung cấp những thông tin có những ý nghĩa nhất định đó là: Thứ nhất, sau khi khái quát các lý thuyết về quyền của CĐPT nêu được khái niệm pháp luật về quyền của CĐPT bản chất và cấu trúc của pháp luật về quyền của CĐPT luận án góp phần ngày càng hoàn thiện c sở lý luận của pháp luật về quyền của CĐPT ở Việt Nam hiện nay. Thứ hai, khi nghiên cứu quy phạm pháp luật về quyền của CĐPT những tình huống thực tiễn pháp luật về quyền của CĐPT và kinh nghiệm pháp luật nước ngoài về quyền của cổ đông luận án đã góp phần lý giải thêm cho sự cấp thiết phải sửa đổi, bổ sung nhiều quy định của LDN 2014 cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Với những đóng góp về mặt lý luận cũng như thực tiễn, luận án không chỉ có giá trị khoa học cho công việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập mà còn có giá trị cho hoạt động xây dựng pháp luật doanh nghiệp hiện nay. Pháp luật về quyền của CĐPT không những là hành lang pháp l cho các CĐPT thực hiện quyền của mình mà còn là công cụ pháp l để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của CĐPT. 8. Kết cấu của luận n Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, luận án được trình bày trong 4 chư ng. Chư ng 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Chư ng 2. C sở lý luận của pháp luật về quyền của CĐPT trong CTCP. Chư ng 3. Thực trạng pháp luật Việt Nam về các quyền của CĐPT trong CTCP. Chư ng 4. Những kiến nghị và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền của CĐPT trong CTCP ở Việt Nam. 10 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan t nh h nh nghiên cứu 1.1.1 T nh h nh nghiên cứu ở nƣớc ngoài Ý tưởng về CTCP ra đời rất sớm từ 3000 năm trước công nguyên. Tuy nhiên, đến giữa thế kỷ XIX các công ty hiện đại mới bắt đầu xuất hiện. Quá trình phát triển của CTCP được trình bày một cách c bản trong “The Company – The short history of the revolutionary idea”13. Công trình cho thấy công ty ban đầu chỉ đ n thuần là một tổ chức tham gia vào kinh doanh với tư cách như là một hình thức sắp xếp các giao dịch thư ng mại của người Assyria đến hình thức hiện đại của công ty là CTCP trách nhiệm hữu hạn – một thực thể pháp l ra đời từ giữa thế kỷ XIX. Trong CTCP, yếu tố quan trọng cấu thành nên công ty là cổ phần, cổ đông. Thuật ngữ cổ phần có nhiều nghĩa khác nhau và các nước khác nhau có cách hiểu cổ phần cũng khác nhau. Cổ phần ban đầu được hiểu theo nghĩa đen dần dần được hiểu theo nghĩa bóng được mô tả như là “sự phân chia”. Khoảng từ sau thế kỷ 14, cổ phần mới bắt đầu được hiểu theo nghĩa vốn góp của các thành viên hình thành nên vốn cổ phần của công ty. Bằng những luận giải trong “Boundaries of Personal Property: Shares and Sub-Shares”14, Arianna Pretto-Sakmann đã phân tích cổ phần ở các hình thức khác nhau được hiểu ở những nước khác nhau như Anh Đức Ý…. Tư cách của cổ đông trong CTCP được đề cập ở nhiều góc độ khác nhau. Tác giả Julian Velasco15 chưa có sự khẳng định người sở hữu cổ phần trong CTCP là chủ sở hữu công ty hay không. Từ góc nhìn truyền thống, ông công nhận các cổ đông là chủ sở hữu của công ty. Điều này cũng được diễn đạt tư ng tự trong các tác phẩm như “Corporate Governance, 3th editon”16 “Commercial Applications of Company Law”17 “Company Law”18, khi các tác giả cho rằng, cổ đông thường được ám chỉ là 13 John Micklethwait và Adrian Wooldridge (2003), The Company – The short history of the revolutionary idea, A Modern Library, New York. 14 Arianna Pretto-Sakmann (2005), Boundaries of Personal Property Shares and Sub-Shares, Oxford and Portland, Oregon. 15 Julian Velasco (2006), The Fundamental Rights of the Shareholder, UC Davis Law Review, Vol. 40, No. 2, pp. 407-467. (SSRN: http://ssrn.com/abstract=761904). 16 Robert A.G. Monks, Nell Minow (2004), Corporate Governance, 3th edition, Blackwell Publishing. 17 Pamela Hanrahan, Iran Ramsay, Geof Stapledon (2012), Commercial Appliacations of Company law, CCH Australia Limited, Sydney. 18 Ben Pettet (2005), Company law (second edition), Person Longman, Great Britain. 11 “chủ sở hữu” công ty. Nhưng từ góc nhìn kinh tế - luật (the law and economic perspective), Julian Velasco lại cho rằng các cổ đông không phải là chủ sở hữu theo nghĩa hoàn chỉnh mà chỉ đ n thuần là một nhà đầu tư trong số nhiều nhà đầu tư với một số khác biệt so với các nhà đầu tư khác. Dựa vào tư cách chủ sở hữu công ty hoặc là nhà đầu tư các cổ đông thực hiện quyền của mình. Anne M. Tucker, trong “The outside investor: citizen shareholder and corporate alienation”, xem cổ đông là nhà đầu tư có thể đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp. Trong khi, Essel R. Dillavou and Charles G. Howard, trong tác phẩm “Principles of Business Law”19, cho rằng, cổ đông (hay thành viên công ty (membership in a stock corporation)) trở thành cổ đông công ty thông qua hợp đồng với công ty (trước hoặc sau khi thành lập hoặc do chuyển nhượng từ cổ đông khác). Về quyền của cổ đông, Essel R. Dillavou and Charles G. Howard, trong tác phẩm “Principles of Business Law” cũng cho rằng, cổ phần vốn thực chất bao gồm một số quyền của chủ sở hữu có được từ công ty. Những quyền chủ yếu gồm 3 quyền: quyền được chia sẻ lợi nhuận, tham gia vào sự kiểm soát của công ty, và nhận được một phần của tài sản tại thời điểm giải thể. Tác giả đã dành chư ng X và rải rác trong một số nội dung liên quan, phân tích các quyền của cổ đông như quyền chuyển nhượng cổ phần, quyền kiểm tra sổ sách, quyền tham dự và b phiếu tại các cuộc họp đại hội cổ đông, quyền được chia sẻ lợi nhuận và cổ tức, quyền ưu tiên mua cổ phiếu khi công ty tăng vốn, quyền khởi kiện đối với công ty. Khi đề cập đến vai trò của các quyền của CĐPT, Julian Velasco cho rằng cổ đông có nhiều quyền hợp pháp nhưng các quyền không có nghĩa như nhau. Ông cho rằng CĐPT có hai quyền chủ yếu và quan trọng. Đó là quyền bầu ra bộ máy quản trị và quyền bán cổ phần. Những quyền này quan trọng h n các quyền khác và được xem là "các quyền c bản của cổ đông". Tác giả phân loại các quyền của CĐPT thành bốn nhóm quyền: các quyền kinh tế, quyền kiểm soát, quyền thông tin, quyền về kiện tụng. Ông đã phân tích các quyền trên phư ng diện pháp l và phư ng diện thực tế để thấy rằng quyền bầu bộ máy quản trị và bán cổ phần nổi bật trên tất cả những quyền khác. Trong khi hầu hết các quyền còn lại của cổ đông hoặc là những quyền phụ hoặc không thực tế (hão huyền). Bằng cách chứng minh tầm quan trọng của quyền bầu bộ máy quản trị và bán cổ phần từ năm quan điểm/cách nhìn khác nhau, tác giả 19 Essel R. Dillavou and Prof. Charles G. Howard (1948), Principles of Business Law, 4th Edition, Prentice – Hall, Inc, NewYork. 12 đã xác định được các tính chất c bản của các quyền này và có những đề nghị cần thiết phải bảo vệ đầy đủ các quyền của họ cũng như thận trọng trong việc cắt giảm các quyền của họ20. Pamela Hanrahan, Ian Ramsay và Geof Stapledon, trong “Commercial Aplications of company Law, 13th Edition”21 đã cho rằng, những quyền mà cổ đông có bao gồm: quyền biểu quyết, quyền được chia cổ tức, quyền được thông tin và quyền gắn liền với từng loại cổ phần. Các tác giả đã phân tích khi nào có quyền và các quyền có được gồm có những quyền gì. Tuy nhiên, tác phẩm chủ yếu đề cập các quyền của cổ đông theo pháp luật thư ng mại của Australia. Một công trình khác cũng có những phân tích nhiều về quyền của cổ đông là “Company law and corporate finance” của tác giả Eilís Ferran22 công trình đã cung cấp những kiến thức c bản về cổ phần và vốn cổ phần, các quyền liên quan đến vốn cổ phần (rights attaching to shares) và cổ phần. Công trình cho thấy cổ đông với tư cách là nhà đầu tư chủ yếu mong muốn kiếm được lợi ích từ việc đầu tư dưới hình thức cổ tức và phát triển vốn đầu tư. Tác giả dựa trên Luật công ty năm 1985 của Anh đưa ra những quan niệm về cổ phần thường, cổ phần ưu đãi. Gắn liền với góc nhìn tài chính, tác giả phân tích các quyền liên quan đến cổ phần nói chung và quyền liên quan đến các loại cổ phần (class rights) nói riêng: quyền liên quan đến cổ tức, quyền yêu cầu mua lại cổ phần, quyền ưu tiên mua cổ phần, quyền b phiếu, quyền thay đổi các quyền c bản. Nổi bật h n công trình cũng phân tích sâu sắc bằng góc nhìn tài chính về cổ tức, mua lại phần vốn góp. Khi khái quát các lý thuyết c bản công trình “Les Nouvelles Théories De L’entreprise” (Những lý thuyết mới về doanh nghiệp)23 đã cung cấp một số lý thuyết liên quan đến quyền cổ đông. Trong đó công trình có hai nội dung liên quan trực tiếp đến pháp luật về quyền của CĐPT là lý thuyết quyền sở hữu và lý thuyết người ủy quyền – người đại diện. Có thể nói, lý thuyết quyền sở hữu chứng minh tính ưu việt của sở hữu tư nhân đối với thể chế doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể được xem như một tập hợp những hợp đồng thiết lập một cấu trúc nhất định những quyền sở hữu. Trong chừng mực nhất định, nghiên cứu cũng chỉ ra bản chất quyền sở hữu của các cá thể trên tài sản là những quyền, hay sức mạnh để tiêu dùng và có 20 Julian Velasco (2006), Tlđd (15). Pamela Hanrahan, Ian Ramsay và Geof Stapledon (2012), Commercial Appliacations of Company law, CCH Australia Limited, Sydney. 22 Eilís Ferran (1999), Company law and corporate finance, Oxford University Press. 23 Benjamin Coriat, Oliver Weinstein (2011), Những lý thuyết mới về doanh nghiệp (Les Nouvelles Théories De L’entreprise) (Nguyễn Đôn Phước dịch), NXB Tri thức, Hà Nội. 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan