Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phát triển chăn nuôi bò sữa của nông hộ tại huyện đông anh, thành phố hà nội....

Tài liệu Phát triển chăn nuôi bò sữa của nông hộ tại huyện đông anh, thành phố hà nội.

.PDF
108
122
79

Mô tả:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LÊ THANH PHƯƠNG THỊNH VINH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ SỮA CỦA NÔNG HỘ LUẬN VĂN THẠC SĨ TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ 2015 NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM THỊNH VINH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ SỮA CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 60.34.04.10 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Trọng Bình HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận văn Thịnh Vinh Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc TS.Vũ Trọng Bình đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Phát triển nông thôn, Khoa Quản lý kinh tế - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND huyện Đông Anh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Học viên Thịnh Vinh Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ii Lời cảm ơn iii Mục lục iv Danh mục chữ viết tắt vii Danh mục bảng viii Danh mục biểu đồ ix Danh mục sơ đồ ix Danh mục hình ix Danh mục hộp ix PHẦN I MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 2 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 2 PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3 2.1. Cơ sở lý luận: 3 2.1.1. Một số khái niệm liên quan 3 2.1.2. Vai trò, đặc điểm, lợi ích kinh tế của ngành chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam 3 2.1.3. Đặc tính kinh tế kỹ thuật của bò sữa 9 2.1.4. Nội dung nghiên cứu phát triển chăn nuôi bò sữa 11 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi bò sữa 20 2.2. Cơ sở thực tiễn 23 2.2.1. Tình hình phát triển chăn nuôi bò sữa của một số nước trên thế giới Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế 23 Page iv 2.2.2. Tình hình phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam 24 PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 32 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 32 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 36 3.2. Phương pháp nghiên cứu 44 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 44 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 45 3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu 46 3.2.4. Phương pháp phân tích 46 3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 47 PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 48 4.1. Thực trạng phát triển chăn nuôi bò sữa của nông hộ tại huyện Đông Anh 48 4.1.1. Tổng quan chăn nuôi bò sữa tại huyện Đông Anh 48 4.1.2. Tình hình tiêu thụ sữa bò tại huyện Đông Anh 53 4.1.3. Tình hình sử dụng lao động trong chăn nuôi bò sữa tại Đông Anh 58 4.1.4. Thức ăn và dinh dưỡng trong chăn nuôi bò sữa 61 4.1.5. Chuồng trại trong chăn nuôi bò sữa 63 4.1.6. Hệ thống dịch vụ phục vụ chăn nuôi bò sữa huyện Đông Anh 64 4.1.7. Kết quả chăn nuôi bò sữa tại huyện Đông Anh 66 4.1.8. Tình hình môi trường tại các xã nghiên cứu 69 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện Đông Anh 72 4.2.1. Một số chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi 72 4.2.2. Yếu tố tự nhiên 73 4.2.3. Yếu tố kinh tế - xã hội 74 4.2.4. Những yếu tố về kỹ thuật và tổ chức sản xuất 76 4.2.5 Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển chăn nuôi bò sữa tại huyện Đông Anh Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế 78 Page v 4.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi bò sữa của nông hộ tại huyện Đông Anh trong thời gian tới (từ năm 2015 đến năm 2020) 80 4.3.1 Giải pháp về kỹ thuật 80 4.3.2. Nhóm giải pháp về chính sách: 84 4.3.3. Giải pháp về xã hội 87 4.3.4. Giải pháp về môi trường 87 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89 5.1. Kết luận 89 5.2. Kiến nghị 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 PHỤ LỤC 94 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BQ Bình quân CN-TTCN Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp CNBS Chăn nuôi bò sữa CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa HTX Hợp tác xã LĐ Lao động NN Nông nghiệp TM-DV Thương mại – Dịch vụ TTNT Thụ tinh nhân tạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vii DANH MỤC BẢNG Số bảng Tên bảng Trang 3.1. Tổng hợp tình hình dân số từ năm 2010 đến năm 2014 41 3.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 45 4.1. Quy mô chăn nuôi ở nhóm hộ điều tra 49 4.2. Cơ cấu giống bò trong nhóm hộ điều tra 52 4.3. Quy định chất lượng sản phẩm sữa tươi và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sữa của nhà máy Vinamilk 56 4.4. Tình hình tiêu thụ sữa Đông Anh qua các năm(2010 – 2014) 57 4.5. Tình hình lao động huyện Đông Anh 58 4.6. Tình hình nhân khẩu, lao động của nhóm hộ điều tra 60 4.7. Kết quả chăn nuôi bò sữa tại huyện Đông Anh 67 4.8. Chi phí bình quân trên một bò sữa trong một năm theo xã 69 4.9. Kết quả và hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bò sữa theo xã 69 4.10. Môi trường mặt nước ở Đông Anh năm 2014. 70 4.11. Tình hình xử lý chất thải trong chăn nuôi bò sữa của nhóm hộ điều tra. 71 4.12. Tình hình lao động trong chăn nuôi bò sữa huyện Đông Anh 74 4.13. Dự kiến vốn đầu tư trồng cỏ 85 4.14. Dự kiến nhu cầu vốn để sản xuất thức ăn tinh 85 4.15. Dự kiến kinh phí cho công tác lai tạo giống bò sữa 86 4.16. Dự kiến vốn ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, 86 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Số biểu đồ Tên biểu đồ Trang 2.1. Số lượng đàn bò sữa của Việt Nam 2000-2014 26 2.2. Sản lượng sữa của Việt Nam 2000-2014 27 4.1. Số lượng bò sữa giai đoạn 2010 – 2014 48 4.2. Sản lượng sữa bò huyện Đông Anh năm 2010 – 2014 50 4.3. Năng suất sữa theo chu kỳ (tấn) 51 DANH MỤC SƠ ĐỒ Số sơ đồ 4.1. Tên sơ đồ Kênh tiêu thụ sữa tươi của các hộ Trang 54 DANH MỤC HÌNH Số hình 3.1. Tên hình Trang Bản đồ Hành chính & Quy hoạch huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội 32 DANH MỤC HỘP Số hộp Tên hộp Trang 4.1. Hoạt động cung cấp, hỗ trợ dịch vụ thú y cho bò sữa 64 4.2. Hoạt động khuyến nông của huyện .66 4.3. Những thuận lợi về chăn nuôi bò sữa78 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ix PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nước ta là một nước nông nghiệp, dân số Việt Nam sống dựa vào nông nghiệp. Đặc biệt, trong những đợt suy thoái kinh tế (kể từ 2013 đến nay), nông nghiệp thực sự trở thành bình phong trú ẩn cho nền kinh tế. Trong đó, chăn nuôi được coi là một ngành sản xuất chủ yếu và quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Cùng với ngành trồng trọt, chăn nuôi đã cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đem lại nguồn thu đáng kể, góp phần xóa đói giảm nghèo, từng bước xây dựng đất nước. Chăn nuôi bò sữa là một bộ phận có vị trí đặc biệt quan trọng của ngành chăn nuôi. Bởi sữa là thực thẩm quý, giá trị dinh dưỡng cao, chứa các chất quan trọng khác nhau đối với sự phát triển của cơ thể con người mà không có loại thực phẩm nào có thể thay thế được. Cùng với tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ của Thủ đô và đất nước, là một huyện ngoại thành Hà Nội, Đông Anh cũng không nằm ngoài xu thế đó, đất nông nghiệp đang ngày một thu hẹp nhường chỗ cho đất ở, hệ thống giao thông, các khu đô thị mới, dẫn đến các tác động không nhỏ tới đời sống của nhân dân, nhất là các hộ nông dân. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp khiến phần lớn người dân không có trình độ phải thay đổi nghề để kiếm sống, nhưng cuộc sống rất bấp bênh, thu nhập không ổn định. Vì vậy, giải pháp tạo công ăn việc làm ổn định tại chỗ cho nhân dân là điều cần thiết. Huyện Đông Anh là vùng đất phù sa màu mỡ, lại gần nhà máy sữa Hà Nội (Hà Nội Milk) có thể thu mua tất cả lượng sữa của các hộ chăn nuôi, rất thuận lợi cho phát triển chăn nuôi bò sữa. Trong những năm gần đây số lượng bò sữa tại huyện Đông Anh tăng khá nhanh nhưng vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cho ngành sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao này là vấn đề giống, vốn, kỹ thuật chăn nuôi, công tác thú ý phòng trừ dịch bệnh, thức ăn cho chăn nuôi, vấn đề môi trường… Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phát triển chăn nuôi bò sữa của nông hộ tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội” Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng chăn nuôi bò sữa của nông hộ tại huyện Đông Anh, từ đó đề ra các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi bò sữa của nông hộ tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi bò sữa; - Phân tích thực trạng phát triển chăn nuôi bò sữa của nông hộ tại huyện ông Anh; - Các yếu tố ảnh hưởng phát triển chăn nuôi bò sữa của nông hộ tại địa bàn huyện Đông Anh; - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi bò sữa của các nông hộ tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội trong thời gian tới. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi bò sữa của các nông hộ trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi về không gian Địa bàn nghiên cứu tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. * Phạm vi về nội dung - Nghiên cứu thực trạng phát triển chăn nuôi bò sữa của các nông hộ tại Đông Anh, thành phố Hà Nội. - Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò sữa của các nông hộ tại huyện Đông Anh; - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi bò sữa của các nông hộ tại Đông Anh, thành phố Hà Nội. * Phạm vi về thời gian Từ năm 2010 đến năm 2015. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 2 PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở lý luận: 2.1.1. Một số khái niệm liên quan 2.1.1.1. Khái niệm về phát triển Phát triển là sự mở rộng sự lựa chọn của con người để đạt đến một cuộc sống trường thọ, khỏe mạnh, có ý nghĩa và xứng đáng với con người”. Bên cạnh đó một khái niệm khác cho rằng phát triển với ý nghĩa rộng hơn, bao gồm cả những thuộc tính quan trọng, có liên quan đến hệ thống giá trị của con người, đó là “Sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do của công dân để củng cố niềm tin vào cuộc sống của con người, trong mối quan hệ với nhà nước, với cộng đồng...”. Sự phát triển bao gồm nhiều vấn đề rộng lớn và phức tạp. Tuy nhiên có thể đi đến một định hướng tổng quát là: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội” 2.1.1.2. Khái niệm về chăn nuôi Chăn nuôi là một ngành quan trọng của nông nghiệp hiện đại, nuôi lớn vật nuôi để sản xuất những sản phẩm như: thực phẩm, lông, và sức lao động. Sản phẩm từ chăn nuôi nhằm cung cấp lợi nhuận và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người. Chăn nuôi xuất hiện lâu đời trong nhiều nền văn hóa kể từ khi loài người chuyển đổi từ lối sống săn bắn hái lượm sang định canh định cư. (Đinh Văn Cải và cộng sự, 1995) 2.1.2. Vai trò, đặc điểm, lợi ích kinh tế của ngành chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam * Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, sản phẩm chính của chăn nuôi không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của con người mà còn là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến và là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng cho mỗi quốc gia. Theo quan niệm hiện đại, vai trò ngành chăn nuôi được đánh giá bởi vị thế của nó trong việc biến đổi cơ Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 3 cấu kinh tế quốc dân nói chung và cơ cấu nông nghiệp nói riêng. Sữa bò là một trong những loại thực phẩm cao cấp và tương đối hoàn chỉnh về mặt dinh dưỡng với hơn 20 loại axit amin, 18 loại axit béo, 25 loại muối khoáng, 12 loại vitamin, 10 loại men, 4 loại đường và các yếu tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như: Fe, P, S...Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng cường thể lực và cải thiện nòi giống. (Đinh Văn Cải và cộng sự, 1995) Ở những nước có điều kiện phát triển chăn nuôi bò sữa, việc cung cấp sữa cho các khu công nghiệp, các thành phố là rất cần thiết để giảm lượng ngoại tệ cần thiết để nhập khẩu sữa bột và bơ từ nước ngoài cho các nhà máy chế biến sữa. Đồng thời, với lợi thế so sánh của mình, những nước đó là là nơi cung cấp mặt hàng quan trọng này cho các quốc gia khác một cách hiệu quả. Đối với Việt Nam ngoài những ý nghĩa trên , chăn nuôi bò sữa phát triển còn góp phần quan trọng vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng hiệu quả. * Chăn nuôi bò sữa đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn Để phát triển bò sữa cần có hệ thống chuồng trại và các thiết bị cho chăn nuôi, đặc biệt là con giống. Tất cả các yếu tố đều có giá trị rất lơn, ngoài các khoản đầu tư ban đầu ra nó còn có các khoản đầu tư thường xuyên như: thức ăn, điện, dụng cụ nhỏ, thú ý, phối giống... Vốn đầu tư ban đầu cho một con bò bắt đầu khai thác cũng có thể lên đến 15-22 triệu đồng/con. Còn giống là bê thì 3 năm sau mới cho sữa và giá trị mỗi con bê từ 3-4 triệu động một con bê cái. Với số vốn bỏ ra lớn như vậy nó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của việc phát triển theo quy mô. Vì vậy phát triển chăn nuôi bò sữa trong nông hộ không thể làm ồ ạt mà phải chọn những hộ có khả năng kinh tế nhất định đủ đáp ứng yêu cầu trên làm nòng cốt. Trong việc cho vay vốn chăn nuôi cũng tránh cho vay dàn trải, nên tập chung cho một số hộ có khả năng chăn nuôi đủ để hộ mua giống và thức ăn, thời gian vay cũng nên dài hơn ít nhất là 3 năm để họ có điều kiện trả nợ. (Đinh Văn Cải và cộng sự, 1995) * Tận dụng phế phẩm nông nghiệp vào chăn nuôi bò sữa Cũng như các ngành khác của sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi bò sữa có thể tận dụng được những phế phẩm của gia đình sản xuất ra như cám ngô, bã Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 4 đậu, rơm, lá và thân cây ngô non làm thức ăn cho bò sữa góp phần làm giảm chi phí chăn nuôi. (Viện Chăn nuôi Quốc gia, 2001) * Bò sữa là loại động vật có hệ thần kinh cao cấp Đối tượng sản xuất của ngành chăn nuôi bò sữa là con bò sữa. Bò sữa rất mẫn cảm với những tác động bên ngoài đặc biệt là các yếu tố về sinh thái môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, độ ẩm, thức ăn, các điều kiện vệ sinh...Nhìn chung bò sữa thích hợp với vùng lạnh, ở các vùng này đã hình thành được những giống bò cao sản, còn ở xứ nóng vốn có các giống bò năng suất thấp. Thực tế chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam đã chứng minh đặc điểm trên qua việc nhập 150 con bò sữa lang trắng đen về Đông Anh và 20 con về SaPa vào năm 1960. Ở SaPa đàn bò phát triển tốt, còn ở Đông Anh điều kiện sinh thái không phù hợp nên đàn bò cho sữa kém, sau khi chuyển đàn bò này về Mộc Châu, nhóm bò này lại phát triển tốt, khả năng cho sữa lại phục hồi. Chính vì bò sữa có hệ thần kinh cao cấp nên ngoài tác động của khí hậu thời tiết bò sữa còn chịu tác động của sự chăm sóc, nuôi dưỡng. Vì vậy, ngoài việc chọn người lao động có trình độ tay nghề cao còn có sự say mê, yêu quý động vật. Đặc biệt, trong khâu vắt sữa cần có sự chuyên môn hoá tránh sự ức chế tới khả năng tiết sữa của bò. Nhiều thí nghiêm đã chứng minh nếu thay đổi giờ ăn và cách chăm sóc, hoặc giờ vắt sữa cũng như người vắt sữa sẽ làm cho năng suất sữa giảm. Nếu thay đổi nhiều lần, bò gần như mất khả năng cho sữa. Do đó, ngành chăn nuôi bò sữa còn là ngành đòi hỏi tính chuyên môn hoá cao và một quy trình chăm sóc rất nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, giống và tuổi bò cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức sản xuất của nó. Nhìn chung những giống bò nhập có năng suất sữa cao hơn bò nội, tuổi bò cho sữa cao nhất vào các chu kỳ 3,4 và giảm dần sau đó. Vấn đề này tương đối khó khăn đối với các hộ gia đình bởi vì họ không dễ gì có thể lựa chọn được những con giống thoả mãn đặc điểm trên. Do đó cần quy hoạch vùng chăn nuôi sao cho phù hợp nhất với đặc tính của bò sữa, đồng thời cần nhanh chóng nuôi thích nghi và tạo các giống bò ngoại nhập có năng suất cao để cung cấp cho các hộ chăn nuôi (Viện Chăn nuôi Quốc gia, 2000) Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 5 * Đặc điểm đặc biệt của ngành chăn nuôi bò sữa là vừa sinh sản vừa cho sữa Vì lý do kinh tế, người ta thường cho bò phối ngay sau khi có hiện tượng động dục trở lại (thường sau khi đẻ từ 2-3 tháng). Nếu phối giống có kết quả thì hơn 9 tháng sau ta lại có lứa đẻ mới. Trong quá trình này, bò mẹ vừa mang thai vừa cho sữa. Vì vậy, trước khi đẻ khoảng 2 tháng cần cho bò cạn sữa để vừa đảm bảo cho bò mẹ có thể lực tốt, vừa đảm bảo cho bào thai phát triển tốt và không ảnh hưởng đến chu kỳ sau. Năng suất sữa thường tăng dần sau khi bò đẻ và đạt cao nhất vào tháng thứ hai hoặc tháng thứ ba, sau đó lại cạn dần đến tháng thứ mười thì cạn sữa, còn chu kỳ cho sữa cao nhất của bò là chu kỳ thứ ba hoặc thứ tư, sau đó lại giảm dần, sau từ 6-8 chu kỳ (từ 8-10 năm) khả năng cho sữa cũng giảm đi, lúc đó bò cần phải loại thải mới có hiệu quả. (Viện Chăn nuôi Quốc gia, 2000) Để phát triển chăn nuôi bò sữa trong các hộ gia đình, ngoài việc tổ chức tập huấn các vấn đề cơ bản cho người chăn nuôi để khai thác có hiệu quả đặc điểm trên còn cần tổ chức công tác dịch vụ về thú y, về thụ tinh nhân tạo... * Sản phẩm chính của chăn nuôi bò sữa yêu cầu vệ sinh chặt chẽ Sữa là môi trường cực kỳ lý tưởng của các vi sinh vật. Ngay cả khi tuân thủ tất cả các biện pháp vệ sinh, sữa vẫn chứa một lượng lớn tế bào và các vi sinh vật. Các vi sinh vật trong sữa thường là các loại nấm và các vi khuẩn. Khi gặp môi trường bất lợi, các vi sinh vật chuyển thành các bào tử có sức đề kháng rất lớn, có thể tồn tại ở nhiệt độ 100oC trong nhiều phút. Gặp điều kiện thuận lợi, chúng liên tục nhân đôi trong vòng 15-20 phút sau. (Viện Chăn nuôi Quốc gia, 2000) * Ngành chăn nuôi bò sữa là ngành kinh tế sản xuất hàng hoá Ngành chăn nuôi bò sữa có sản phẩm chính là sữa và bê con. Đây là 2 loại sản phẩm chủ yếu được trao đổi trên thị trường. Vì vậy, ngành sản xuất này được coi là ngành sản xuất hàng hoá. Sản phẩm sữa tươi thông qua chế biến và được tiêu thụ rộng khắp trên thế giới. Ở Việt Nam, đây là ngành sản xuất hàng hoá còn rất non trẻ. Mặc dù sản lượng sản xuất ra còn rất ít, song sản phẩm đó đã được trao đổi trên thị trường và Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 6 đã có vị trí tương đối quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến sữa cũng rất non trẻ này. Những quy luật hà khắc của thị trường đã chi phối khá mạnh mẽ tới ngành sản xuất sữa cũng như công nghệ chế biến sữa. Vì vậy, sự can thiệp của nhà nước sẽ góp phần quan trọng cho sự phát triển của ngành. Với các hộ chăn nuôi bò sữa ở nước ta, nói chung việc tiêu thụ sữa còn gặp rất nhiều khó khăn, phần vì lượng sữa sản xuất ra ở mỗi nông hộ chưa đủ lớn nên chi phí tiêu thụ cao, phần vì vấn đề bảo quản sữa còn gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, cần quan tâm nhiều đến vấn đề bảo quản và các phương tiện vận chuyển để có thể tiêu thụ tốt nhất lượng sữa sản xuất ra. * Lợi ích kinh tế xã hội của việc chăn nuôi bò sữa trong gia đình nông dân. Sữa là loại thực phẩm cao cấp rất cần cho trẻ em thiếu sữa, người bệnh, người già yếu và những người lao động nặng nhọc, người phụ nữ bị loãng xương. Hiện nay, ở nước ta, như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nha Trang, Đà Lạt, Long An, … có rất nhiều gia đình đã và đang chăn nuôi bò sữa. Đảng và Nhà nước ta đã thấy được lợi ích to lớn về mặt kinh tế xã hội của việc chăn nuôi bò sữa, không những đối với gia đình chăn nuôi mà đối với toàn xã hội. Quyết định 167/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001 của Thủ tướng chính phủ về một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa thời kỳ 2001-2010 đã chỉ rõ: Điều 1: Phát triển chăn nuôi bò sữa nhằm đáp ững nhu cầu tiêu dùng trong nước từng bước thay thế sữa nhập khẩu, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn Đến năm 2010 đạt 100 nghìn bò sữa, đáp ứng 20% lượng sữa tiêu dùng trong nước, đến năm 2010 đáp ứng trên 40% lượng sữa tiêu dùng. Sau những năm 2010 đạt 1,0 triệu tấn sữa. Điều 2: Phát triển chăn nuôi bò sữa phải gắn với cơ sở chế biến sữa với vùng chuyên canh tập trung nguyên liệu cho công nghiệp chế biến được tổ chức chặt chẽ như: Mía đường, dứa, cao su, cà phê, chè…Và phát triển đồng cỏ ở nơi có điều kiện về đất đai, lao động, khí hậu phù hợp, đảm bảo môi trường sinh thái Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 7 và vệ sinh môi trường. Cụ thể là: các phía Bắc: Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Sơn La và các huyện ngoại thành Hà Nội. Các huyện trung du thuộc vùng duyên hải miền Trung: Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Phú Yên… Các phía Nam: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An, Cần Thơ, An Giang và các huyện ngoại thành TP Hồ Chí Minh. Các tỉnh Tây Nguyên: Lâm Đồng, Đắc Lăk, Gia Lai, Kon Tum. Chăn nuôi bò sữa ở gia đình thông qua việc xây dựng hợp tác xã sản xuất sữa ở nông thôn thường đem lại những lợi ích sau: Nhà nước không phải đầu tư nhiều vốn như đối với chăn nuôi tập trung. Ví dụ đầu tư cho những nông trường chăn nuôi hàng ngàn bò sữa; Gia đình sử dụng được sức lao động phụ và tận dụng được phụ phế phẩm trong nông nghiệp; Động viên được các thành phần kinh tế (còn tồn tại trong thời kỳ quá độ lên XHCN) như kinh tế tập thể trong đó có nòng cốt là HTX, kinh tế cá thể, tiểu thủ ở nông thôn; Chăn nuôi bò sữa tạo ra nhiều sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước tiến tới không dùng ngoại tệ để nhập sữa từ nước ngoài. * Khó khăn gặp phải khi chăn nuôi bò sữa Vốn đầu tư trong chăn nuôi tương đối cao; Hệ thống giống chưa thật sự phát triển, nên nhiều khi chưa đáp ứng được nhu cầu giống bò sữa; Kỹ thuật chăn nuôi bò sữa phức tạp, đòi hỏi người chăn nuôi phải có nhiều kinh nghiệm cũng như chịu khó học hỏi. Bởi chăn nuôi nói chung đặc biệt chăn nuôi bò sữa nói riêng đòi hỏi nhiều khâu, nhiều quá trình phức tạp. Đòi hỏi người chăn nuôi phải am hiểu kỹ thuật nếu không rất dễ thất bại trong chăn nuôi; Khả năng quản lý của người chăn nuôi còn hạn chế ví dụ như phát hiện thời gian động dục không chính xác; ghi chép về sức khỏe sinh sản; năng xuất sữa; kiểm soát bệnh tật .... Chăn nuôi bò sữa đòi hỏi phải có dịch vụ chuyên biệt như dịch vụ thụ tinh nhân tạo; thú y; thu gom sữa .... Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 8 Sữa khó bảo quan mặt khác lại không dễ để tự bán lẻ nên thường lệ thuộc vào hệ thống thu gom của các đơn vị nhà máy chế biến sữa do đó tính chủ động không cao; Hiện nay, vấn đề môi trường khá nhức nhối, bò sữa lại là vật nuôi rất mẫn cảm với điều kiện tự nhiên, môi trường. Không phải vùng nào cũng phát triển chăn nuôi được bò sữa; Giá cả sữa thường biến động và hiện nay chịu sự cạnh tranh từ các loại sữa nhập ngoại. 2.1.3. Đặc tính kinh tế kỹ thuật của bò sữa 2.1.3.1. Đặc điểm chung Con bò sữa ví như một cái máy sinh vật để sản xuất ra sữa. Nó dùng nguyên liệu (thức ăn, uống nước…) để chế biến thành sữa thông qua các hệ thống rất tinh xảo. Đã là máy thì các bộ phận phải tốt và thích hợp cho việc sản xuất sữa, các bộ phận này lộ ra ngoài (ngoại hình) để phản ánh lên những bộ phận bên trong (thể chất). Vậy con bò sữa tốt phải có những đặc điểm chủ yếu như sau: Nhìn toàn thể: Là một hình thể cân đối (đầu, cổ, thân và 4 chân) theo một tỷ lệ nhất định. Kết hợp các bộ phận chặt chẽ, khoẻ mạnh, có hướng thiên về ngoại hình bò hướng sữa (hình nêm). Nhìn chi tiết từng bộ phận: Đầu cổ kết hợp chặt chẽ, ngực sâu rộng, lưng thẳng, 4 chân thẳng, cân đối, mông úp, bụng to vừa phải, mông hông rộng, khấu đuôi to, đuôi dài, bầu vú to, 4 vú đều, khoảng cách 4 vú rộng. Bầu vú nhìn phía sau của bò tơ nhiều nếp nhăn, tĩnh mạch vú nổi rõ, ngoằn nghoèo, không có lông ở vú, khoáy thông thường ở vào 1/3 từ u vai tới hông là tốt nhất. Khoáy càng tụt về phía sau bò càng thưa đẻ. (Viện Chăn nuôi Quốc gia, 1995) Phân biệt, chọn lọc con F1, F2: + Con lai F1: Nếu bò mẹ là lai Sind hoặc Sind thuần, bố là HF (giống Hà Lan thuần), con sinh ra thường có ngoại hình: tai nhỏ, trán dô, mõm dài, sừng hơi cong, có chấm trắng ở trán, đốm trắng ở đuôi chân hoặc bụng, vai phẳng (không có u vai), mông dốc, có rốn. Nếu con bò mẹ dùng để lai là con bò vàng Việt Nam Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 9 thì con sinh ra khác với con mẹ lai Sind là: Toàn thân mình tròn, chân nhỏ, đầu thanh, mặt lõm, mồm ngắn. + Con lai F2 3/4 thường có màu lông loang màu đen trắng hoặc lang trắng vàng, toàn thân thô kệch hơn con F1, đầu thô, mông ít dốc, không có rốn, tai nhỏ, thân hình gần giống như bò HF thuần nhưng tầm vóc nhỏ hơn. + Con lai F2 5/8: Toàn thân đen, ít loang như bò F2 3/4 đầu thanh, thân hình là trung gian giữa con F1 và F2 3/4. 2.1.3.2. Đặc điểm nguồn gốc các giống bò sữa ở Việt Nam - Bò lai Sind: Đây là kết quả của quá trình lai giữa bò đực Red sindhi của ấn Độ với các giống bò vàng Việt Nam tạo thành quần thể bò lai Sind với tỷ lệ máu bò Red Sind được nhập vào Việt Nam từ những năm 1920-1924 song nó được nhân rộng vào thập kỷ 90. hiện nay đàn bò lai Sind chiếm khoảng 40% trong tổng đàn bò nội và được phân bố hầu hết các tỉnh trong cả nước. Đa số bò lai Sind đều khoẻ mạnh có màu lông vàng hoặc đỏ thẫm. Trọng lượng bò lai Sind con cái 280-320 kg, con đực 400-500 kg. Trọng lượng sơ sinh của bê 20-28 kg, sản lượng sữa bình quân đạt 800-1.200kg. Tuổi phối giống lần đầu 15-18 tháng. Bò lai Sind thích nghi tốt với khí hậu nóng ẩm, chịu đựng kham khổ, ít bệnh tật, chính vì vậy ta đã dùng bò cái lai Sind làm nền để tạo ra giống bò sữa bằng cách phối với tinh bò đực Holstein Friensian và nhiều giống bò sữa khác. Từ đó tạo ra giống bò lai dễ nuôi, sinh sản tốt và khả năng cho sữa cao. (Viện Chăn nuôi Quốc gia, 1995) - Bò thuần Holstein Friensian (HF): Là giống bò nổi tiếng nhất thế giới do Hà Lan tạo ra từ thế kỷ thứ 17. Bò cái có hình dạng đặc trưng cho giống bò sữa: Thân hình tam giác, đầu dài, thanh nhẹ, trán phẳng, sừng thanh và cong. Cổ dài, khoẻ, cự ly chân rộng. Bầu vú phát triển to, tĩnh mạch vú nổi rõ. Da mỏng, đàn hồi tốt, lông mịn. Màu sắc lang trắng đen và lang trắng đỏ. Tuổi động dục lần đầu 12-15 tháng. Khối lượng cơ thể: Con cái 550-750 kg; bê sơ sinh 35-40kg.Sản lượng sữa bình quân 3.800-4.200kg (nuôi tại Việt Nam ) cá biệt có con 8.000kg. Tỷ lệ mỡ thấp, bình quân 3,42. (Viện Chăn nuôi Quốc gia, 1995) Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan