Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển chiến lược marketing cho thương hiệu sữa milo...

Tài liệu Phát triển chiến lược marketing cho thương hiệu sữa milo

.PDF
83
1
148

Mô tả:

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING BÀI TIỂU LUẬN NHÓM PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO THƯƠNG HIỆU SỮA MILO HỌC PHẦN: MARKETING CHIẾN LƯỢC MÃ LỚP HP: 2021702030803 (HỌC KỲ ĐẦU, 2021) Ngành: MARKETING MARKETING Chuyên ngành: QUẢN TRỊ TP. Hồ Chí Minh, 2021 1 BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING BÀI TIỂU LUẬN NHÓM PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO THƯƠNG HIỆU SỮA MILO HỌC PHẦN: MARKETING CHIẾN LƯỢC MÃ LỚP HP: 2021702030803 (HỌC KỲ ĐẦU, 2021) Ngành: MARKETING Chuyên ngành: QUẢN TRỊ MARKETING Nhóm sinh viên thực hiện: Vương Ngọc Trâm -1821003915 Nguyễn Thị Tài Ngân – 1821003718 Lê Vân Đông Nghi- 1821003728 Lớp: CLC-18DMA03 TP. Hồ Chí Minh, 2021 2 1. Các yếu tố của môi trường vĩ mô......................................................................1 Yếu tố chính trị - luật pháp......................................................................... 1 Yếu tố kinh tế................................................................................................ 6 1.2.1. Chu kỳ kinh tế.......................................................................................6 1.2.2. Mức độ phát triển lạm phát.................................................................. 7 1.2.3. Tỷ lệ thất nghiệp................................................................................... 7 1.2.4. Mức độ đầu tư.......................................................................................8 Yếu tố văn hóa – xã hội................................................................................ 9 1.3.1. Nhân khẩu học...................................................................................... 9 1.3.2. Phong cách sống................................................................................... 9 1.3.3. Văn hóa...............................................................................................11 1.3.4. Xu hướng............................................................................................ 12 Yếu tố công nghệ......................................................................................... 12 1.4.1. 2. Xu hướng............................................................................................ 14 Phân tích môi trường vi mô.............................................................................15 Phân tích khách hàng................................................................................. 15 2.2. Khách hàng mục tiêu................................................................................... 30 2.3 Định vị của Milo........................................................................................... 31 Phân tích đối thủ cạnh tranh.....................................................................32 2.4.1. Phân tích tổng quát đối thủ cạnh tranh.................................................... 32 2.4.2. Phân tích chi tiết đối thủ cạnh tranh thương hiệu....................................34 2.4.3. Trung gian Marketing.............................................................................. 45 2.4.4. Các nhóm công chúng.............................................................................. 45 2.4.5. Nhà cung ứng............................................................................................46 3. Phân tích nội vi..................................................................................................... 48 3.1. Mô hình SWOT............................................................................................. 50 3.1.1. Các điểm mạnh của Milo......................................................................... 50 3.3.2. Các điểm yếu của Milo............................................................................ 51 3.3.3. Các cơ hội trên thị trường........................................................................ 51 0 3 3.3.4. Các thách thức trên thị trường................................................................. 54 3.2. Lợi thế cạnh tranh của Milo.........................................................................60 3.3. Định vị sản phẩm Milo dựa trên lợi thế cạnh tranh..................................61 3.4. Chiến lược Marketing Mix dựa trên định vị sản phẩm của Milo............62 4. Mô hình BCG và mô hình ANSOFF.............................................................. 67 4.1. Mô hình BCG.................................................................................................67 4.4.1. Tổng quan thị trường sữa Việt Nam....................................................... 67 4.4.2. Phân tích thị phần sữa Milo..................................................................... 67 4.4.3. Phân tích ma trận BCG của Milo.............................................................68 4.2. Mô hình Ansoff.............................................................................................. 70 4.2.1. Phát triển sản phẩm mới...........................................................................70 4.2.2. Chiến lược phát triển thị trường mới....................................................... 71 4.2.3. Chiến lược đa dạng hóa............................................................................72 4.2.4. Chiến lược thâm nhập thị trường............................................................. 72 4.3. Kết hợp các mô hình và đề xuất chiến lược................................................74 4.3.1. Mở rộng thị trường...................................................................................74 4.3.2. Gia tăng thị phần...................................................................................... 77 4.3.3. Cải thiện lợi nhuận................................................................................... 77 4 1. Các yếu tố của môi trường vĩ mô Yếu tố chính trị - luật pháp Cấu trúc chính trị và luật pháp Hệ thống pháp luật bao gồm hệ thống cấu trúc bên ngoài (Hệ thống các ngành luật) và hệ thống cấu trúc bên trong (Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật) Ở nước ta hiện nay có các ngành luật cụ thể như sau: Luật hành chính, luật Nhà nước, luật đất đai, luật dân sự, luật tài chính, luật hôn nhân và gia đình, luật lao động, luật tố tụng dân sự, luật hình sự, luật tố tụng hình sự, luật kinh tế. Theo Hiến pháp năm 2013, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định hệ thống những văn bản quy phạm pháp luật gồm các văn bản có giá trị pháp lý. Theo Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần. Luật 55/2010/QH12 về An toàn thực phẩm: Điều 12. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm đã qua chế biến: Nguyên liệu ban đầu tạo nên thực phẩm phải bảo đảm an toàn và giữ nguyên các thuộc tính vốn có của nó; các nguyên liệu tạo thành thực phẩm không được tương tác với nhau để tạo ra các sản phẩm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người. Điều 18. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm: 1. Sản xuất từ nguyên vật liệu an toàn, bảo đảm không thôi nhiễm các chất độc hại, mùi vị lạ vào thực phẩm, bảo đảm chất lượng thực phẩm trong thời hạn sử dụng. 2. Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. 3. Đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường. Điều 11: Điều kiện đối với cơ sở kinh doanh: 1. Tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 6 và Điều 7 Nghị định này. 1 5 2. Công khai danh mục tên nhóm với tên sản phẩm hoặc với mã số quốc tế của sản phẩm (nếu có), nguồn gốc và các thông tin liên quan tại cơ sở và phải đảm bảo phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm kinh doanh tại cơ sở có nguồn gốc, xuất xứ, đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, các quy định an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền, còn hạn sử dụng. 3. Việc bảo quản, bày bán phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm phải được thực hiện tại khu vực riêng trong cơ sở kinh doanh thực phẩm và phải có chỉ dẫn khu vực, đầy đủ biển tên cho nhóm sản phẩm. Không được bày bán phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến với các hóa chất dùng cho mục đích khác và sản phẩm không phải là thực phẩm trong cùng một cơ sở kinh doanh. 4. Phụ gia thực phẩm bán lẻ phải ghi nhãn đầy đủ theo quy định đối với đơn vị đóng gói nhỏ nhất đã được công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. 5. Cơ sở nhập khẩu phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm phải có kho bảo quản có đủ điều kiện theo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất Quy định nộp thuế thu nhập doanh nghiệp: Ðiều 2. Người nộp thuế 1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này Ðiều 3. Thu nhập chịu thuế 1. Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác quy định tại khoản 2 điều này. 2. Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; hoàn nhập các khoản dự phòng; thu khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được; thu khoản nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam. Ðiều 5. Kỳ tính thuế 1. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo năm dương lịch hoặc năm tài chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Ðiều này. 2. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với doanh nghiệp nước ngoài được quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Ðiều 2 của luật này. 6 Ðiều 10. Thuế suất 1. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này và Ðiều 13 của luật này. 2. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành điều này. Luật ảnh hưởng đến hoạt động Marketing trong doanh nghiệp Luật 16/2012/QH13 về Quảng cáo: Điều 8. Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo: Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố. Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác. Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ. Điều 17. Phương tiện quảng cáo Báo chí. Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác. Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác. Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo. Phương tiện giao thông. Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao. Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo. Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật. 7 Điều 36. Đoàn người thực hiện quảng cáo, hội thảo, hội nghị, hội chợ, triển lãm, tổ chức sự kiện, vật thể quảng cáo Đoàn người thực hiện quảng cáo phải tuân theo các quy định sau: Đoàn người thực hiện quảng cáo là đoàn người có từ ba người trở lên mặc trang phục hoặc mang theo hình ảnh, vật dụng thể hiện sản phẩm quảng cáo tại một địa điểm hoặc di chuyển trên đường giao thông; Đoàn người thực hiện quảng cáo phải bảo đảm trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội; tuân thủ các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo và quy định khác của pháp luật có liên quan; Tổ chức, cá nhân tổ chức đoàn người thực hiện quảng cáo phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương về nội dung, hình thức sản phẩm quảng cáo, số lượng người tham gia đoàn người thực hiện quảng cáo, thời gian và lộ trình thực hiện chậm nhất là 15 ngày trước ngày thực hiện quảng cáo. Điều 8: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định người tiêu dùng có các quyền sau đây: Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng. Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết. 8 Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. - Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. Điều 17 Luật An ninh mạng: Thu thập và sử dụng thông tin cá nhân Tổ chức, cá nhân xử lý thông tin cá nhân có trách nhiệm sau đây: Tiến hành thu thập thông tin cá nhân sau khi có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân về phạm vi, mục đích của việc thu thập và sử dụng thông tin đó; Chỉ sử dụng thông tin cá nhân đã thu thập vào mục đích khác mục đích ban đầu sau khi có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân; Không được cung cấp, chia sẻ, phát tán thông tin cá nhân mà mình đã thu thập, tiếp cận, kiểm soát cho bên thứ ba, trừ trường hợp có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân đó hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động 1. Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động. 2. Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động. 3. Tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động. Người sử dụng lao động có quyền sau đây: a) Yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc; b) Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người lao động vi phạm trong việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động; c) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật; d) Huy động người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai nạn lao động. => Ảnh hưởng của yếu tố chính trị đến hoạt động cụ thể của Milo: Luật Cạnh tranh 2004 quy định về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo ở Việt Nam hiện nay gồm có so sánh trực tiếp, bắt chước và gây nhầm lẫn. Trong đó, quảng cáo so sánh trực tiếp được thể hiện bằng lời nói, chữ viết hoặc 9 các yếu tố khác cấu thành nội dung quảng cáo (như hình ảnh, âm thanh…), khiến người tiếp nhận quảng cáo nhận thức được về hàng hóa, dịch vụ và đối thủ cạnh tranh. Những trường hợp ám chỉ, suy diễn sẽ không được coi là thuộc phạm vi so sánh trực tiếp. Quảng cáo bắt chước bao gồm nội dung và hình thức quảng cáo được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng và các hình thức tương tự. Nhưng xét chiếu theo hai quảng cáo của Milo và Ovaltine cho thấy Công ty Frieslandcampina mặc đưa ra quảng cáo sau nhưng đã phát triển thêm một bậc và đánh trúng vào tâm lý, quan điểm của các gia đình hiện đại. Từ các quy định về kinh doanh ngành hàng sữa đặc thù , Nhà nước ban hành rất chặt chẽ các quy định để thương nhân có thể tuân thủ và thi hành. Từ đó tạo điều kiện cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp có cùng mặt hàng kinh doanh, ổn định thị trường và khi tuân thủ theo các quy định thì hoạt động sẽ đạt được lợi nhuận đáng kể vì nhu cầu trên thị trường đối với ngành hàng này cũng rất cao. Yếu tố kinh tế 1.2.1. Chu kỳ kinh tế Nền kinh tế Việt Nam đang có dấu hiệu tích cực, tăng trưởng luôn ở mức ổn định trong suốt gần một thập kỉ. Mức tăng trưởng dự kiến về GDP và CPI từ 2020 đến 2025 dự kiến là 6-7% và 3-4%. GDP của Việt Nam năm 2020 tăng trưởng đạt 2,9% và thuộc số ít các nền kinh tế tăng trưởng dương trong năm đầu tiên đại dịch COVID xuất hiện. Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2021 ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 3,68% của quý I/2020. Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm rơi vào khoảng 10%/năm, vượt trội hơn so với mưc tăng trưởng chung. Theo báo cáo của Kantar Insight, năm 2020, doanh thu của ngành bán lẻ dịch vụ và hàng tiêu dùng tại Việt Nam có mức tăng trưởng là 11,6% và được dự đoán sẽ đạt từ 5-6% vào năm 2025. SSI Research dẫn số liệu của Euromonitor, cho biết, thị trường sữa ( gồm sữa uống, sữa bột trẻ em, sữa chua ăn và sữa chua uống, phô mai, bơ và các sản phẩm từ sữa khác) ước tính đạt 135 nghìn tỷ đồng trong năm 2020 ( tăng 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái), và chiếm 11,9% tiêu thụ FMCG tại thị trường. Trong đó các ngành hàng tăng trưởng cao hơn bao gồm sữa uống (+10%), sữa chua (+12%) và các sản phẩm từ sữa khác (+8%). Trong đó, từ mức đáy ngày 24/3/2020, ngành sữa tăng mạnh 60% nhưng vẫn thấp hơn so với mức phục hồi của toàn thị trường là 67,5%. Theo SSI Research, nhu cầu trong nước đối với các sản phẩm sữa chỉ giảm -6,1% về giá trị so với mức giảm -7,5% đối với tiêu thị hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) trong 9 tháng đầu năm 2020 (nguồn Nielsen) và tăng trưởng doanh thu bán lẻ của cả nước là 4.98% (nguồn Tổng cục Thống kê, tính chu kỳ 9 tháng năm 2020 ). 10 Nhu cầu trong nước đối với các sản phẩm sữa ít bị ảnh hưởng bởi Covid-19, khi chỉ giảm 6,1% đối với tiêu thụ hàng tiêu dùng nhanh nói chung. Dù trong giai đoạn giãn cách xã hội, các trường học trên toàn quốc đã phải đóng cửa gần 3 tháng, lượng tiêu thụ sữa vẫn ổn định do người dân tăng cường sử dụng sữa tươi và sữa chưa để tăng khả năng miễn dịch, là điều kiện để thị trường sữa phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, cuộc cạnh tranh của các hãng sữa là cuộc chiến trên các dòng sữa tươi thanh trùng, sữa tươi tiệt trùng và sữa tươi hoàn nguyên (sữa được pha ra từ bột). Năm 2019, sữa Milo của Nestle là thương hiệu có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở khu vực thành thị và đạt mức tăng trưởng CPRs đáng chú ý ở nông thôn, đạt mức tăng trưởng 12% vào năm 2019. Trong báo cáo của mình, SSI đã đưa ra 2 xu hướng có tính cấu trúc tác động đến ngành sữa tại thị trường Việt trong thời gian tới. Cụ thể: + Thị trường sẽ tăng tiêu thụ sữa thực vật : sữa đậu nành và sữa lúa mạch được coi là sự lựa thay thế cho sữa bò nhờ hàm lượng protein cao. Tại Việt Nam, dù chỉ mới nở rộ trong 5 năm trở lại đây, nhưng nhóm sản phẩm này có những tăng trưởng tích cực trong cung và cầu. + Sữa cho người cao tuổi : Việt Nam là một trong 10 quốc gia có độ già hoá nhanh nhất thế giới. Vì vậy, khi nhu cầu chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng cho người lớn gia tăng, thị trường sản phẩm sữa dinh dưỡng cũng bắt đầu khởi sắc. Thị trường sữa dành cho người cao tuổi đã tăng trưởng đạt mức 11% vào năm 2019 (Theo Viracresearch). Các doanh nghiệp cũng bắt đầu đầu tư thêm để làm phong phú nhóm sản phẩm này. 1.2.2. Mức độ phát triển lạm phát Lạm phát cơ bản tháng 03/2021 giảm 0,12% so với tháng trước và tăng 0,73% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân quý I/2021 tăng 0,67% so với bình quân cùng kỳ năm trước. Chỉ số đánh giá tiêu dùng (CPI) tháng 03/2021 giảm 0,27% so với tháng trước. CPI bình quân quý I/2021 so với cùng kỳ năm 2020 tăng 0,29%; CPI tháng 3/2021 tăng 1,31% so với tháng 12/2020 và tăng 1,16% so với cùng kỳ năm 2020 1.2.3. Tỷ lệ thất nghiệp Do chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại vào cuối tháng 1/2021, tỷ lệ tham gia lao động giảm 1,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Theo Tổng cục Thống kê, dich COVID-19 bùng nổ đã khiến tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam tăng đến 2,42%. Theo Tổng cụ thống kê (GSO), tính trong năm 2020, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước tính đạt 54,6 triệu người, giảm 1,2 triệu người so với 2019. Lực lượng 11 lao động trong độ tuổi lao động năm 2020 ước tính là 48,3 triệu người, giảm 849,5 nghìn người so với năm trước. Con số lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị là 16,5 triệu người, chiếm 34,1%. Thu nhập bình quân tháng từ công việc của người lao động quý IV năm 2020 đạt 5,7 triệu đồng, tăng 212 nghìn đồng so với quý trước và giảm 108 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước. Dịch bệnh đã đặt ra những áp lực vô cùng nặng nề cho người lao động Việt từ cuối năm 2020 đến nay. Tỉ lệ thất nghiệp tăng cao vượt bậc, khi mà các doanh nghiệp, nhà xưởng, phải tạm hoãn kinh doanh. Điều này vừa là thách thức vừa là cơ hội cho Milo để phát triển lực lượng lao động trong tương lai. 1.2.4. Mức độ đầu tư Thống kê của Dcorp R-Keeper Việt Nam và Statista cho thấy, ngành F&B Việt Nam hiện có 540.000 cửa hàng ăn uống, 22.000 cửa hàng cà phê, quầy bar và trên 80.000 nhà hàng theo mô hình chuỗi. Doanh thu trong năm 2019 chạm mốc 200 tỷ USD, tăng 34,3% so với năm 2018. Dự báo doanh thu của ngành này có thể đạt 408 tỷ USD vào năm 2023. Ngày 5-1, Mekong Capital đã ra mắt quỹ Mekong Enterprise Fund IV (gọi tắt là MEF IV) mới quy mô 246 triệu USD, gấp đôi quỹ Mekong Enterprise Fund III đã đầu tư trước đó. Dự kiến, quỹ đầu tư MEF IV sẽ hoạt động trong 10 năm và thực hiện tổng cộng khoảng 12 khoản đầu tư vào các doanh nghiệp trong các lĩnh vực tiềm năng. => Ảnh hưởng của yếu tố kinh tế đến hoạt động cụ thể của Milo: Với mục đích tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có những ý tưởng kinh doanh sáng tạo thông qua các mô hình kinh doanh cùng người thu nhập thấp, Quỹ Thách thức Doanh nghiệp Việt Nam (VBCF) được thành lập với cam kết hỗ trợ tư vấn kinh doanh và tài trợ không hoàn lại lên tới 49% tổng mức đầu tư của dự án. Quy mô tài trợ của VBCF sẽ nằm trong phạm vi từ 100.000USD đến 800.000 USDcho mỗi dự án được lựa chọn. Đây là một cơ hội lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp sữa Việt Nam nói riêng. Lợi thế khả quan của thị trường trường sữa Việt Nam nói chung đã tạo ra lợi thế cạnh tranh cho ngành hàng sữa tại Việt Nam, tiêu thụ sữa phụ thuộc nhiều vào 4 yếu tố gồm khả năng cạnh tranh của Vinamilk về con người; thu nhập bình quân đầu người Việt Nam; GDP tăng trưởng ổn định, lâu dài thực chất không; dân số tăng thì nhu cầu sữa tăng. 12 Yếu tố văn hóa – xã hội 1.3.1. Nhân khẩu học Dân số hiện tại của Việt Nam là 97.992.187 người vào ngày 14/04/2021 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc và vẫn đang có xu hướng tăng 1,15% mỗi năm. Cơ cấu dân số trẻ với độ phân bố dân số theo độ tuổi là 25,2% dưới 15 tuổi, 69,3% từ 15 đến 64 tuổi; 5,5% trên 64 tuổi Mặt khác, tuỏi thọ trung bình của người dân Việt Nam tăng dần qua các năm, dự đoán từ 2026 - 2054 tỉ lệ dân số Việt Nam ở tuổi 60 trở lên chiếm 25% tổng dân số cả nước, đất nước bước vào giai đoạn dân số rất già (theo dự báo của Tổng Cục dân số) Tính đến 31/12/2020, dân số ở Việt Nam có 48.805.131 là nam giới và 48.951.987 là nữ giới. 37,34% dân số sống ở thành thị (36.346.227 người vào năm 2019). Với quy mô và tốc độ tăng trưởng khá nhanh mở ra cho sữa Milo một thị trường tiêu thụ rộng lớn, góp phần tăng doanh thu đáng kể cho doanh nghiệp. Đặc biệt, điều tra di dân tự do tìm việc làm vào TP. Hồ Chí Minh cho thấy, đa số người nhập cư vào thành phố có học vấn thấp, chưa qua đào tạo nghề (học vấn cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông tương ứng tỷ lệ có việc làm là 70%, 60% và 58%). Như vậy, họ nhập cư vào thành phố để làm những công việc lao động chân tay, giản đơn và nhu cầu lao động loại này của thành phố cũng rất lớn. Ngoài ra, số lượng người vãng lai và lao động thời vụ ở TP. Hồ Chí Minh cũng không nhỏ, dao động từ 1-2 triệu người. Bình quân mỗi năm TP. Hồ Chí Minh tăng thêm khoảng 200.000 dân có đăng ký chính thức (từ năm 2012-2016 tăng 850.000 dân), trong đó 2/3 là dân nhập cư từ nơi khác đến. Dự báo đến năm 2025 dân số sẽ lên hơn 12 triệu dân (không kể khách vãng lai) và 20 năm sau đó có thể lên đến 17 triệu dân. 1.3.2. Phong cách sống. Thị trường sữa và các sản phẩm từ sữa trong nước đang có dấu hiệu cải thiện về mức tăng trưởng. Báo cáo thị trường của Kantar Worldpanel cho hay, nhu cầu tiêu thụ sữa và các sản phẩm sữa tại Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực do cơ cấu dân số trẻ, thu nhập trung bình tăng; xu hướng sử dụng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, tăng cường miễn dịch; xu hướng tiêu thụ các sản phẩm tiện lợi, có thương hiệu, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó sự thay đổi liên tục trong nhu cầu và kỳ vọng của người tiêu dùng là thách thức khá lớn đối với thị trường sữa. Người tiêu dùng ngày nay không chỉ quan 13 tâm đến các nhu cầu cơ bản mà còn có những nhu cầu mới nổi lên. Họ có khuynh hướng giảm bớt chi tiêu cho các mặt hàng tiêu dùng nhanh thay vào đó là các mặt hàng không thuộc FMCG. Họ cũng trở nên bận rộn hơn và đi mua sắm các mặt hàng FMCG ít hơn trước, dẫn đến việc các ngành hàng, các sản phẩm ngày càng có ít cơ hội tiếp cận với người mua Mặt khác, phần lớn dân số Việt Nam là dân số trẻ có thu nhập trung bình trở lên có trình độ học vấn cao dễ tiếp thu các nền văn hóa phương Tây nên họ có xu hướng tiêu dùng các sản phẩm từ sữa nhiều hơn. Mô hình hộ gia đình nhỏ hơn có nghĩa là cha mẹ quan tâm đến con cái của họ nhiều hơn .Vì trẻ em là phân khúc mục tiêu của các doanh nghiệp ngành sữa nên kịch bản này cho thấy nhu cầu từ thị trường của công ty ngày càng nhiều hơn. Người tiêu dùng sữa truyền thống thường là công dân thành thị, những người có nhiều khả năng chi tiêu hơn và có nhiều mối quan tâm hơn về các sản phẩm tốt cho sức khỏe. Tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng cho thấy nhu cầu về sữa ngày càng tăng. Tiêu thụ sữa sẽ tiếp tục tăng trong vài năm tới do thu nhập của người dân tăng và sự phát triển của các chuỗi bán hàng hiện đại. Nhu cầu đối với các sản phẩm sữa có giá trị cao cũng được dự báo sẽ tăng mạnh do dân số trẻ và số lượng người thuộc tầng lớp trung lưu ở các đô thị tăng. Những đối tượng khách hàng này thường có nhu cầu trải nghiệm những sản phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm hữu cơ, xu hướng sử dụng sản phẩm sữa hạt và các sản phẩm dinh dưỡng y học. Nhu cầu tiêu thụ bơ và phô mai sẽ tăng với tốc độ nhanh chóng. Sữa đặc và sữa chua cũng là những mặt hàng sữa được cho là sẽ có lượng tiêu thụ cao. Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), trong một báo cáo thị trường của Euromonitor năm 2020, tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam đạt 1,76 triệu tấn, tăng 8,6% so với năm 2019. Tuy nhiên nếu chia cho đầu người, Việt Nam đang thuộc nhóm các quốc gia có mức tiêu thụ sữa khá thấp, chỉ với 26-27 kg/người/năm (trung bình thế giới đạt khoảng 100 kg/người/năm và trung bình tại châu Á đạt 38 kg/người/năm). Dự báo về thị trường sữa trong năm 20202 các công ty nghiên cứu thị trường cho biết, mức chi tiêu cho các mặt hàng tiêu dùng của người Việt Nam nói chung bắt đầu chững lại khi đã đáp ứng đủ các nhu cầu cơ bản. Thay vào đó, họ thường chuyển sang chi tiêu theo sở thích để thỏa mãn những nhu cầu cao hơn (như là ăn uống bên ngoài) và chi tiêu cho các mặt hàng không thiết yếu nhằm mục đích chung là nâng cao chất lượng cuộc sống. Chính vì thế, tiêu thụ sữa công thức, sữa bột nói chung trong năm 2022 sẽ ảm đạm. Thị trường chỉ tăng mạnh vào sản phẩm chính là sữa tươi, sữa chua (đặc biệt là sữa chua uống) và các sản phẩm có giá trị gia tăng cao như phô mai. Bên cạnh đó, một đại bộ phận người tiêu dùng sẽ vẫn tiếp tục chọn lựa sữa thực vật, bởi các sản phẩm này có hàm lượng protein cao. 14 Riêng Nestle, đã xuất hiện tại thị trường Việt Nam từ rất lâu và giữ một chỗ đứng khá vững chắc trong lòng người Việt, không chỉ sữa MILO, các sản phẩm Nestlé "made in Vietnam" cũng dần phổ biến và trở thành những sản phẩm không thể thiếu trong rất nhiều gia đình Việt do họ ngày càng quan tâm đến các vấn đề dinh dưỡng 1.3.3. Văn hóa Việc người lớn Việt Nam trở nên thay đổi thói quen khi thường xuyên uống sữa đồng nghĩa với việc các gia đình Việt Nam đã làm quen với thói quen uống sữa và ngày càng ưa chuộng các sản phẩm làm từ sữa. Do đó, mức tiêu thụ sữa của trẻ em Việt Nam đang dần được cãi thiện . Bên cạnh đó, đặc điểm ngoại hình của người Việt cơ bản về chiều cao cũng như cân nặng đều thấp hơn so với các nước khác trên thế giới nên ngày nay các bậc phụ huynh có xu hướng cho con em mình sử dụng các sản phẩm sữa với mục đích tăng cân, phát triển chiều cao hình thành một lối sống khỏe mạnh phát triển toàn diện về thể chất cũng như trí não Có một số khuôn mẫu văn hóa quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất sữa. Về thói quen uống sữa, người Việt Nam đang dần có thói quen uống sữa thường xuyên như phương Tây tuy nhiên mức tiêu thụ sữa ở Việt Nam vẫn rất thấp so với các nước khác. Về lựa chọn thương hiệu, trước đây người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng ưa chuộng các thương hiệu nước ngoài khi lựa chọn các sản phẩm sữa do sự uy tín về thương hiệu của các nhãn hiệu này cũng như chất lượng sản phẩm được bảo đảm, nhưng vài năm gần đây, khoảng cách này được giảm đáng kể khi nhiều hãng sữa nội trong nước đang giữ mức tiêu thụ tốt. Tuy nhiên đối mặt với thị trường rộng lớn với rất nhiều thương hiệu từ trong đến ngoài nước thì người tiêu dùng Việt dần trở nên gắt gao hơn trong vấn đề lựa chọn thương hiệu để sử dụng và họ có thể dễ dàng lựa chọn rời bỏ khi định vị sản phẩm không còn hợp với họ nữa, điều này dẫn đến mức độ trung thành của khách hàng dành cho thương hiệu bị giảm sút khá nhiều => Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa xã hội đến hoạt động cụ thể của Milo: Yếu tố văn hóa xã hội có tác động khá lớn với toàn bộ thị trường ngành sữa, trong đó có những yếu tố như nhân khẩu học, phong cách sống hay hành vi của khách hàng quyết định trực tiếp đến hành vi mua của họ cũng như ảnh hưởng đến quá trình tiếp cận của các thương hiệu đến với người tiêu dùng. Milo đã rất khéo léo trong việc tìm hiểu rõ và tận dụng nguồn lược của mình để sản xuất ra những sản phẩm chất lượng vừa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng vừa làm hài lòng họ thông qua những hoạt động Marketing và định vị thương hiệu của mình theo đúng những gì mà khách hàng trông đợi dựa vào những yếu tố trên. 15 1.3.4. Xu hướng Người tiêu dùng Việt đang tìm đến các sản phẩm được sản xuất với tiêu chuẩn an toàn, chất lượng. Theo hãng nghiên cứu thị trường Nielsen, gần 69% người Việt sẵn sàng chi trả cao hơn cho các sản phẩm an toàn chất lượng vượt xa vượt trung bình toàn cầu là 49% Người tiêu dùng còn có xu hướng chi tiêu mạnh hơn cho các mặt hàng thiết yếu đặc biệt là thực phẩm tốt cho sức khỏe Các doanh nghiệp cần liên kết với đối tác và có sự thay đổi trong cách phân phối sản phẩm để bắt kịp nhu cầu khách hàng. Ngoài ra khách hàng ngày càng có thói quen mua săm trực tuyến trên các nền tảng thương mại điện tử và dành ít thời gian hơn cho việc mua sắm truyền thống Các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành bán lẻ đang xây dựng và hướng tới hành trình khách hàng xuyên suốt các điểm mà khách hàng đã hoặc có khả năng tiếp xúc để năm bắt được hành vi mua của họ Yếu tố công nghệ Hầu hết các nhà máy sữa của Nestle được đầu tư sau năm 1990 với quy mô đầu tư hoàn chỉnh và hiện đại. Dây chuyền thiết bị đồng bộ và công nghệ tiên tiến được nhập khẩu từ các nước có công nghệ và thiết bị ngành sữa phát triển như Thụy Điển, Đan Mạch, Đức, Ý, Thụy Sỹ.… với dây chuyền sản xuất khép kín tự động và bán tự động. Các Công ty đã đầu tư chương trình điều khiển tự động vào dây chuyền công nghệ nhằm kiểm soát chặt chẽ các thông số công nghệ để sản phẩm sản xuất ra có chất lượng ổn định và đạt các chỉ tiêu như mong muốn. Tập đoàn Tetra Pak (Thụy Điển) là tập đoàn chuyên cung cấp, lắp đặt các dây chuyền, thiết bị cho ngành sữa Việt Nam. Từ năm 2007 đến 2015, Tập đoàn Tetra Pak đã lắp đặt hệ thống máy đóng gói sữa tiệt trùng tự động cho hầu hết các nhà máy sữa (357 thiết bị); lắp đặt trọn vẹn 25 dây chuyền chế biến sữa tiệt trùng, 3 dây chuyền chế biến sữa chua, 3 dây chuyền chế biến sữa đậu nành; lắp đặt 32 thiết bị chính chế biến sữa tiệt trùng, 16 thiết bị chế biến sữa thanh trùng, 25 bồn vô trùng, 15 thiết bị trộn, 22 thiết bị CIP và 42 thiết bị đồng hoá. Đa số các Công ty sữa đầu tư nhập dây chuyền thiết bị đồng bộ nhưng cũng có Công ty chỉ nhập các thiết bị chính, còn các thiết bị khác như bồn chứa sữa, hệ thống lò hơi, hệ thống xử lý nước cấp… mua của các Công ty trong nước như Công ty Cơ Nhiệt Điện lạnh Bách khoa (POLYCO), Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh Eresson... 16 Riêng công ty Nestlé Việt Nam (Thụy Sỹ) đã khánh thành xưởng sản xuất trị giá 37 triệu đô la Mỹ tại Nhà máy Nestlé Bình An để tăng gấp đôi năng lực sản xuất thức uống dinh dưỡng Milo dạng nước lên hơn 100.000 tấn/năm. Hầu hết các công đoạn sản xuất đều được tự động hóa bằng các dây chuyền hiện đại từ khâu pha chế sữa cho đến khâu đóng hộp, ít có sự can thiệp của con người Trong sản xuất sữa bột, Milo đã có những đổi mới trong công nghệ ở công đoạn sấy và chiết lon như chuyển sấy phun từ công nghệ gõ sang công nghệ thổi khí; bơm hỗn hợp khí Nitơ, khí Hydro vào trong quá trình đóng gói để hạn chế ôxy trong sản phẩm. Bên cạnh đó trong thành phần của sữ Milo có bao gồm chiết xuất mạch nha, Nestle đã phát triển một quy trình mới để chiết xuất mạch nha cho Milo có nghĩa là ít sucrose hơn và nhiều carbohydrate phức tạp hơn trong sản phẩm. Sử dụng công nghệ đặc biệt, trong Protomalt, NESTLÉ đã giảm bớt 40% thành phần đường chuyển hoá nhanh và tăng thêm 80% thành phần đường chuyển hoá chậm giúp duy trì năng lâu dài. Protomalt còn chứa một lượng đạm, axít béo, các vitamin và khoáng chất như sắt (rất cần thiết cho sự tạo máu). Ngoài ra còn có hệ thống pha chế theo tỉ lệ phần trăm dựa trên công thức bí mật của Nestle. Từ những năm đầu tiên, Nestle đã không ngừng đầu tư đổi mới dây chuyền sản xuất đồng bộ, đầu tư đổi mới thiết bị hiện đại trong lĩnh vực, cho đến năm 2017 Nestlé khai trương nhà máy sản xuất MILO ở Hưng Yên. Với công nghệ và kỹ thuật hiện đại, nhà máy mới không chỉ đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm chất lượng tốt nhất mà còn giảm thiểu những tác động môi trường, tối ưu hóa trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Nestlé Việt Nam sử dụng hệ thống sản xuất và đóng gói hiện đại do tập đoàn Thụy Điển Tetra Pak cung cấp nhằm đa dạng hoá bao bì sản phẩm, sử dụng bao bì giấy tiệt trùng để đóng gói sản phẩm. Loại bao bì này có cấu tạo đặc biệt 6 lớp giúp bảo vệ sản phẩm chống lại các ảnh hưởng có hại từ ánh sáng, không khí, độ ẩm trong không khí trong quá trình tồn trữ sản phẩm. Nhà máy cũng đồng thời sử dụng công nghệ môi trường mới nhất, bao gồm hệ thống làm mát thân thiện với môi trường cùng hệ thống phục hồi nhiệt và năng lượng, không xả thải gây hại cho đất do có hệ thống xử lý nước thải, nước sản xuất đưa vào nhà máy xử lý, sau đó đưa lại để tái sử dụng, vì vậy thậm chí không có nước thải xả ra môi trường. => Ảnh hưởng của yếu tố công nghệ đến hoạt động cụ thể của Milo: Việc công nghệ phát triển nhanh chóng và hiệu quả trong thời đại 4.0 mang lại cho các doanh nghiệp FMCG nói chung và Milo nói riêng nhiều lợi ích thiết thực. Những dây chuyền sản xuất sữa tối tân hỗ trợ phần nào trong việc cắt giảm nhân công do quy trình sản xuất không cần quá nhiều sự tham gia của con người mà tất cả đều đã được tự động hóa, bên cạnh đó cũng đảm bảo được chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong tất cả các khâu từ chế biến đến đóng hộp. Không những thế 17 công nghệ còn giúp Milo gia tăng chất lượng sản phẩm nhờ vào những nghiên cứu và cải tiến trong hoạt động đóng gói bao bì sản phẩm, giúp giữ nguyên được vị tươi ngon của sữa dưới các tác động từ môi trường bên ngoài. Ngoài ra công nghệ còn giúp doanh nghiệp Nestle trong việc kiểm soát và theo dõi các hoạt động, tiến trình phân phối ngoài thị trường thong qua các phần mềm hệ thống giám sát. Nestle Milo luôn chú trọng trong việc bảo vệ môi trường nên việc phát triển công nghệ đã giúp doanh nghiệp hạn chế tối đa tác động xấu đến môi trường tự nhiên bằng nhiều hệ thống lọc, xử lý nước hay rác thải 1.4.1. Xu hướng Dự báo trong 3 năm tới sẽ là thời điểm đột phá của các thực phẩm hữu cơ cùng với việc sử dụng các nguyên liệu, bao bì bảo vệ môi trường. Triển vọng của thị trường thực phẩm đồ uống Việt Nam cũng hòa theo triển vọng của thị trường thực phẩm và đồ uống thế giới với doanh thu về thực phẩm và đồ uống hữu cơ tiềm năng đạt 320,5 tỷ USD vào năm 2025. Ngoài ra, xu hướng mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng trong nước và trên thế giới cũng là điều mà các DN thực phẩm Việt (nhất là với nhóm hàng tiêu dùng nhanh - FMCG) cần lưu tâm. Thương mại điện tử (E-comerce) đang phát triển nhanh chóng tại Việt Nam, đặc biệt trong ngành hàng FMCG với tốc độ trên 100%. Ngành bán lẻ năm 2020 có xu hướng thay đổi vượt bậc, mang đến cho con người những tiện nghi và tiết kiệm thời gian, công sức hơn. Tận dụng nắm bắt công nghệ trí tuệ nhân tạo – AI vào bán hàng, bạn được lợi nhiều hơn mất đi, tạo nên những giá trị cho thương hiệu để cạnh tranh cùng nhiều đối thủ khác 18 2. Phân tích môi trường vi mô Phân tích khách hàng Nhu cầu cơ bản: Nhu cầu cơ bản là bổ sung dinh dưỡng cho trẻ một cách nhanh chóng, tiện lợi Phân tích tổng quát theo các chủng loại sản phẩm I Các loại Sản phẩm khác nhau Sữa - Các kênh phân phối truyền thống : chợ, tạp hóa, đại lí ,... - Các kênh phân phối hiện đại : trung tâm thương mại, đại siêu thị, siêu thị, cửa hàng tiện lợi,... - Kênh mua sắm trực tuyến: các sàn thương mại điện tử, các web bán hàng,.. Địa điểm mua - Mua trực tiếp tại điểm bán - Mua online qua các trang web, sàn thương mại điện tử - Tần suất mua trung bình: + Sữa nước: 2 lốc/ tuần (1 lốc gồm 4 hộp) + Sữa bột : 1 Cách thức hộp/ 1 tháng mua/khi nào II III IV Đồ ăn/ Thực phẩm đóng gói - Hệ thống các chuỗi siêu thị, đại siêu thị, trung tâm mua sắm trên toàn quốc - Hệ thống chợ lớn nhỏ - Các cửa hàng tạp hóa bán lẻ, đại lý, cửa hàng tiện lợi - Mua sắm trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử Thực phẩm chức năng - Các nhà thuốc lớn nhỏ trên phạm vi toàn quốc - Các siêu thị bán lẻ - Mua trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử, các trang web bán hàng, order đồ xách tay từ nước ngoài Vitamin/ khoáng chất - Các nhà thuốc lớn nhỏ trên phạm vi toàn quốc - Các siêu thị bán lẻ - Mua trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử, các trang web bán hàng, order đồ xách tay từ nước ngoài - Mua online trên các trang thượng mai điện tử - Tần suất mua trung bình từ 3 6 tháng / hộp/ liều lượng sử dụng phụ thuộc vào thể trạng người dùng Mua xách tay hoặc thông qua - Các bệnh viện, nhà thuốc lớn nhỏ trên phạm vi toàn quốc - Mua trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử, các trang web bán hàng, order đồ xách tay từ nước ngoài - Tần suất mua hàng: trung bình - Có thể mua trực tiếp tại các điểm bán - Mua online trên các app, trang web, sàn thương mại điện tử - Tần suất mua trung bình: Mỗi tuần một lần hoặc một tháng 2- 3 lần tùy theo tần suất 19 - 40% dân số ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh,đối tượng khách hàng tiêu dùng chủ yếu trong độ tuổi từ 6 đến 12 tuổi - Người mua hàng là phụ huynh có con nhỏ,có mức thu nhập từ trung bình - khá trở lên, có lối sống hiện đại, quan tâm đến sức khỏe và sự phát triển của con Ai? tiêu thụ của cá tự vấn bác sĩ nhân hoặc gia - 70% số thực đình phẩm chức năng được tiêu thụ ở thị trường Việt Nam là hàng sản xuất trong nước. Còn hơn 20% còn lại là hàng nhập khẩu từ các thị trường nổi tiếng như Mỹ, Đức, Canada, Hàn, Nhật… - 40% người dân - Hơn 21% TPHCM người dân Thành - Giới tính: Nam phố Hồ Chí và Nữ ( Nữ Minh, thu nhập chiếm đa số) từ trung bình Tâm lý: cẩn đến cao thận, nhạy cảm Tùy theo nhu về an toàn vệ cầu phụ thuộc sinh thực phẩm, vào thể trạng cơ hoặc muốn tiết thể của người kiệm chi tiêu dùng, hướng dẫn Nhanh gọn, y tế hoặc tư vấn không cần chế phù hợp với nhu biến lại. cầu bổ sung các Hàm lượng dinh dưỡng cơ thành phần được thể thiếu hụt ghi rõ trên bao bì Đa phần là giới sản phẩm trẻ, dưới 30 tuổi, giới văn phòng chiếm tỉ lệ cao nhất (Theo báo cáo của Gojek và Kantar) Nữ giới chiếm tỉ lệ gấp đôi nam giới từ 3-6 tháng/ liều lượng sử dụng phụ thuộc vào thể trạng người dùng - Khi mua các loại có tác dụng đặc trị, cần có giấy kê đơn của bác sĩ - 20 % người dân tp. Hồ Chí Minh, thu nhập trung bình cao, chủ yếu các vitamin A, D cho trẻ em từ 5 - 11 tuổi Mua theo hướng dẫn hoặc chỉ định của bác sĩ và phụ thuộc vào thể trạng - Vitamin tổng hợp mua theo liều lượng khuyến cáo, phù hợp với lứa tuổi 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan