Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phát triển công nghiệp công nghệ cao ở vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ...

Tài liệu Phát triển công nghiệp công nghệ cao ở vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ

.DOC
215
451
86

Mô tả:

BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ LẠI TRẦN TÙNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị Mã số: 9310102 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Bùi Ngọc Quỵnh HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng nghiên cứu sinh. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, tài liệu được trích dẫn đúng quy định và được ghi đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lại Trần Tùng MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG MỞ ĐẦU Chương 1 1.1. 1.2. 1.3. Chương 2 2.1. 2.2. 2.3. Chương 3 3.1. 3.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết 1 8 8 14 25 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 30 Một số vấn đề chung về công nghiệp, công nghệ cao, công nghiệp công nghệ cao và đặc trưng công nghiệp công nghệ cao Quan niệm, nội dung, tiêu chí và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp công nghệ cao ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Kinh nghiệm phát triển công nghiệp công nghệ cao ở trong và ngoài nước và bài học cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam 30 38 56 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ 74 Thành tựu, hạn chế trong phát triển công nghiệp công nghệ cao ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong phát triển công nghiệp công nghệ cao ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 74 106 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ 121 Quan điểm phát triển công nghiệp công nghệ cao ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Giải pháp phát triển công nghiệp công nghệ cao ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 121 KẾT LUẬN DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 161 163 Chương 4 4.1. 4.2. 130 164 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 Chữ viết đầy đủ Chuyển giao công nghệ Cách mạng công nghiệp Công nghệ cao Công nghiệp công nghệ cao Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa Công nghiệp hỗ trợ Công nghệ thông tin Doanh nghiệp công nghệ cao Dịch vụ công nghệ cao Khoa học và công nghệ Khoa học - Kỹ thuật Kinh tế quốc tế Kinh tế trọng điểm Nghiên cứu sinh Nghiên cứu và triển khai Sản phẩm công nghệ cao Chữ viết tắt CGCN CMCN CNC CNCNC CNH, HĐH CNHT CNTT DNCNC DVCNC KH&CN KHKT KTQT KTTĐ NCS R&D SPCNC DANH MỤC CÁC BẢNG STT 1 Tên bảng Trang Bảng 3.1. Quy mô vốn ban đầu của các doanh nghiệp công nghệ cao có vốn đầu tư nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm 78 Bắc Bộ Bảng 3.2. Quy mô vốn ban đầu của các dự án ứng dụng công 2 3 4 5 6 7 8 9 nghệ cao có vốn đầu tư nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Bảng 3.3. Quy mô vốn ban đầu của các doanh nghiệp công nghệ cao trong nước ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Bảng 3.4. Quy mô vốn ban đầu của các dự án ứng dụng công nghệ cao trong nước ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Bảng 3.5. Quy mô dự án công ty SDV Tập đoàn Samsung Bảng 3.6. Nhân lực ở một số doanh nghiệp công nghệ cao, dự án ứng dụng công nghệ cao ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Bảng 3.7. Tỷ lệ đầu tư cho R&D của các doanh nghiệp công nghệ cao ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Bảng 3.8. Tỷ lệ đầu tư cho R&D của các dự án ứng dụng công nghệ cao ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Bảng 3.9. Nhân lực R&D của doanh nghiệp công nghệ cao, dự án ứng dụng công nghệ cao ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 78 79 79 80 81 82 83 95 DANH MỤC CÁC HÌNH STT 1 2 3 Tên hình Trang Hình 3.1. Số lượng doanh nghiệp công nghệ cao, dự án ứng dụng công nghệ cao hàng năm ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến hết năm 2017 Hình 3.2. Tổng số vốn doanh nghiệp công nghệ cao trong nước so với tổng số vốn doanh nghiệp công nghệ cao nước ngoài Hình 3.3. Tổng số vốn các doanh nghiệp công nghệ cao ở vùng so với tổng số vốn các doanh nghiệp công nghệ cao của 75 98 98 Tập đoàn Samsung Hình 3.4. Tổng doanh thu một số doanh nghiệp công nghệ cao 4 trong và ngoài nước so với tổng doanh thu doanh nghiệp công nghệ cao Tập đoàn Samsung 101 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài của luận án Trong xu thế toàn cầu hóa và KH&CN phát triển nhanh như vũ bão, để nâng cao trình độ phát triển kinh tế, ổn định tốc độ phát triển, thúc đẩy quá trình điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế quốc dân, ứng dụng và phát triển CNC đã trở thành nền tảng quan trọng mang tính chiến lược trong công cuộc phát triển đất nước. Việc tập trung lựa chọn, đề ra chiến lược, biện pháp và cơ chế, chính sách bảo đảm phát triển CNCNC luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các quốc gia trong quá trình phát triển. Nghị quyết Đại hội XII của Đảng xác định: nắm bắt và tận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, Việt Nam có thể đi tắt, đón đầu, phát triển KH&CN hiện đại để rút ngắn quá trình CNH, HĐH và khoảng cách phát triển kinh tế so với các nước đi trước. Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018 về Định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 của Bộ Chính trị, Việt Nam phấn đấu hoàn thành mục tiêu CNH, HĐH, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại đến năm 2030 và trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại đến năm 2045. Chính vì vậy, phát triển CNCNC đã được Đảng và Nhà nước đặt ra và tập trung lãnh đạo, quản lý, điều hành trong tiến trình phát triển kinh tế đất nước trong những năm gần đây. Năm 2012 Chính phủ đã đề ra Chương trình Quốc gia phát triển CNC là Chương trình lớn nhất từ trước đến nay, trong đó có Chương trình phát triển các ngành CNCNC. Đây là văn bản pháp lý quan trọng, là cơ sở để các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp... tham gia phát triển CNCNC. Tuy nhiên, quá trình thực hiện Chương trình còn gặp phải nhiều vấn đề vướng mắc và trên thực tế hiệu quả chưa cao, chưa thật sự tương xứng với tiềm năng đất nước. Vùng KTTĐ Bắc Bộ là một trong bốn vùng KTTĐ của cả nước, có vai trò tạo động lực, lôi kéo các vùng khác phát triển, bao gồm có bảy tỉnh, thành 2 phố: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc. Đây là vùng có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Trong những năm gần đây, công nghiệp ở vùng KTTĐ Bắc Bộ đã có sự phát triển, từng bước theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp hiện đại, nhờ đó góp phần thúc đẩy công nghiệp ở vùng có bước phát triển mới. Tuy nhiên, thực tế phát triển công nghiệp ở vùng cho thấy, phần lớn đóng góp cho tăng trưởng kinh tế là sơ chế hoặc lắp ráp, gia công, với trình độ công nghệ ở mức khá và trung bình trở xuống. Nguồn tăng trưởng chủ yếu được tạo ra từ vốn, lao động và khai thác tài nguyên nên giá trị tăng thêm thấp. Mặc dù đã có một số doanh nghiệp được Bộ KH&CN chứng nhận DNCNC nhưng nhìn chung, số lượng các doanh nghiệp này còn rất ít, sản phẩm cũng như giá trị sản xuất từ CNC thấp. Do vậy, một số tỉnh trong vùng vẫn chưa thực sự có ngành CNCNC. Những vấn đề này cần sớm được nghiên cứu và có các giải pháp kịp thời, nhất là Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, thực hiện quá trình “rút ngắn” đi tắt, đón đầu trong từng bước phát triển. Phát triển CNCNC là lĩnh vực mới ở Việt Nam nên công trình nghiên cứu về lĩnh vực CNC, CNCNC với số lượng còn ít. Nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn trong phát triển CNCNC ở Việt Nam nói chung và CNCNC ở vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng chưa được đề cập, đặc biệt trong khoa học Kinh tế chính trị. Trước những vấn đề cấp bách đó, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, từ đó đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển CNCNC ở vùng KTTĐ Bắc Bộ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Phát triển công nghiệp công nghệ cao ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” làm luận án tiến sỹ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển CNCNC ở vùng KTTĐ Bắc Bộ trong thời gian tới. Nhiệm vụ nghiên cứu: Làm rõ cơ sở lý luận về phát triển CNCNC ở vùng KTTĐ Bắc Bộ. Khảo sát kinh nghiệm trong và ngoài nước về phát triển CNCNC và rút ra bài học kinh nghiệm cho vùng KTTĐ Bắc Bộ Việt Nam. Phân tích, làm rõ thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của thành tựu, hạn chế; xác định những vấn đề đặt ra cần được giải quyết từ thực trạng phát triển CNCNC ở vùng KTTĐ Bắc Bộ. Đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển CNCNC ở vùng KTTĐ Bắc Bộ. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Phát triển công nghiệp công nghệ cao. Phạm vi: Về nội dung: Nghiên cứu sự phát triển CNCNC ở vùng KTTĐ Bắc Bộ dưới góc độ kinh tế chính trị, trong đó tập trung làm rõ sự phát triển của lĩnh vực này trên 3 mặt: số lượng, chất lượng, cơ cấu. Phạm vi khảo sát thực trạng, luận án chỉ tập trung nghiên cứu các tổ chức hoạt động CNC đã được Bộ KH&CN công nhận và các SPCNC được khuyến khích phát triển hiện nay ở Việt Nam. Về không gian: Nghiên cứu phát triển CNCNC trên địa bàn các tỉnh, thành phố thuộc vùng KTTĐ Bắc Bộ trong mối quan hệ với nền kinh tế quốc dân nói chung. Về thời gian: Số liệu nghiên cứu phát triển CNCNC ở vùng KTTĐ Bắc Bộ từ năm 2008 khi Luật Công nghệ cao được ban hành đến hết năm 2017. 4 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế nói chung và CNCNC nói riêng. Cơ sở thực tiễn: Dựa vào kết quả báo cáo, tổng kết của Bộ Công thương, Bộ KH&CN..; Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố vùng KTTĐ Bắc Bộ; Các số liệu từ Tổng cục thống kê, Cục thống kê các tỉnh, thành phố vùng KTTĐ Bắc Bộ; Các số liệu trong các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố và những kết quả đã công bố của các hội nghị, hội thảo..., trong đó điển hình là các báo cáo của Vụ CNC - Bộ KH&CN và Ban chỉ đạo Kế hoạch phát triển một số ngành CNCNC - Bộ Công thương và từ thực tiễn sản xuất, kinh doanh ở các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất SPCNC ở vùng KTTĐ Bắc Bộ. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Tác giả sử dụng phương pháp này trong toàn bộ luận án. Trong chương 1, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những công trình trong và ngoài nước liên quan trực tiếp đến đề tài và khái quát những vấn đề chủ yếu cần tiếp tục giải quyết. Trong chương 2, sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học trong xác định nội dung, tiêu chí và các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển CNCNC ở vùng KTTĐ Bắc Bộ; tập trung khảo sát kinh nghiệm phát triển CNCNC ở một số nước và địa phương trong nước điển hình để rút ra những bài học kinh nghiệm cho phát triển CNCNC ở vùng KTTĐ Bắc Bộ. Trong chương 3, vận dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học trong phần đánh giá thực trạng phát triển CNCNC ở vùng KTTĐ 5 Bắc Bộ, tập trung nghiên cứu các hiện tượng, quá trình kinh tế trong phát triển CNCNC mang tính điển hình, nổi trội, ví dụ như trong đánh giá thành tựu, tập trung khảo sát doanh nghiệp, dự án sản xuất SPCNC điển hình, có quy mô lớn hoặc địa phương có thành tựu nổi bật trong phát triển CNCNC. Trong chương 4, trên cơ sở các nguyên nhân chủ yếu đã được chỉ ra ở chương 3, tác giả đề ra những quan điểm cơ bản và những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển CNCNC ở vùng KTTĐ Bắc Bộ. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được NCS sử dụng xuyên suốt trong quá trình xây dựng luận án và được áp dụng phổ biến ở chương 2 và chương 3. Trong chương 2, trên cơ sở các dữ liệu định tính mà thu thập được thông qua các văn bản, chính sách của Đảng, nhà nước, địa phương và tài liệu có liên quan đến phát triển CNCNC ở vùng KTTĐ Bắc Bộ, NCS tiến hành phân tích, tổng hợp để xây dựng thành một hệ thống các quan niệm và một số vấn đề lý luận, kinh nghiệm khác, hình thành khung lý luận ở chương 2. Trong chương 3, trên cơ sở những dữ liệu định lượng là các con số mà nghiên cứu tổng hợp từ các báo cáo của các cơ quan Bộ, ngành, địa phương... và quá trình khảo sát thực tế như số lượng, tỉ lệ, mức độ... phát triển CNCNC ở vùng KTTĐ Bắc Bộ, NCS tiến hành phân tích và tổng hợp nhằm minh chứng cho những nhận định của mình. Phương pháp thống kê và so sánh: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 3 của luận án. Trên cơ sở các tài liệu, số liệu đã có, NCS sử dụng phương pháp so sánh để thấy được mức độ phát triển CNCNC ở mỗi doanh nghiệp; mỗi địa phương và sự phát triển CNCNC trong khoảng thời gian luận án khảo sát so với thời gian trước đó, cũng như phân tích thành tựu, hạn chế trong phát triển CNCNC. Phương pháp lô gic và lịch sử: Phương pháp này được sử dụng phổ biến ở chương 2, chương 3 và chương 4. Trong chương 2, NCS sử dụng 6 phương pháp này trong khảo sát kinh nghiệm phát triển CNCNC, theo đó khái quát kinh nghiệm thành các luận điểm, sau đó phân tích và minh chứng cho các luận điểm đó. Trong chương 3, sử dụng phương pháp logic và lịch sử nhằm khái quát thực trạng bằng các luận điểm, sau đó chứng minh các luận điểm với các số liệu hoặc mô tả các hiện tượng, quá trình kinh tế trong phát triển CNCNC, trong đó đặc biệt coi trọng minh họa, phân tích các ví dụ điển hình nhằm đánh giá thực trạng phát triển CNCNC vùng KTTĐ Bắc Bộ. Trong chương 4, NCS khái quát các quan điểm và giải pháp bằng các luận điểm, phân tích, lập luận để minh chứng khẳng định sự cần thiết của các luận điểm đó. Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình thực hiện luận án, NCS còn tham khảo ý kiến chuyên gia ở lĩnh vực nghiên cứu, trong đó đặc biệt coi trọng việc tiếp cận và tham khảo ý kiến các nhà quản lý ở Bộ KH&CN, Bộ Công Thương và các chuyên gia ở lĩnh vực CNC, CNCNC. Phương pháp này được tác giả sử dụng trong tất cả các chương của luận án. 5. Những đóng góp mới của luận án Làm rõ đặc trưng của CNCNC dưới góc độ Kinh tế chính trị và xây dựng quan niệm, nội dung đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CNCNC ở vùng KTTĐ Bắc Bộ. Rút ra bài học kinh nghiệm từ một số địa phương trong và ngoài nước về phát triển CNCNC cho vùng KTTĐ Bắc Bộ Việt Nam. Đánh giá thực trạng và đề xuất quan điểm và giải pháp đẩy mạnh phát triển CNCNC ở vùng KTTĐ Bắc Bộ. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Về mặt lý luận: Luận án góp phần làm sâu sắc, phong phú thêm những vấn đề lý luận, thực tiễn về CNCNC và phát triển CNCNC ở nước ta hiện nay. 7 Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu. Đồng thời, là tài liệu tham khảo cho giảng dạy môn kinh tế chính trị trong các nhà trường trong và ngoài quân đội. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm 4 chương (10 tiết), Kết luận, Danh mục các công trình đã công bố của tác giả có liên quan đến luận án, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về công nghệ, công nghệ cao Tập thể tác giả Trung Quốc (1998), Dự báo thế kỷ 21, [99]. Đây là công trình tập thể của các tác giả Trung Quốc có tên là: “Dự báo về thế giới thế kỷ 21” do các tác giả Xuân Du - Trần Thanh - Nguyễn Thanh Bích - Trần Đăng Thao biên dịch. Cuốn sách dự báo trong thế kỷ 21 sẽ mang đến cho toàn cầu bước nhảy vọt về KHKT và sẽ vạch rõ đường nét quang cảnh toàn cầu về phát triển kinh tế thế giới. Một là,cuốn sách đã dự báo sự phát triển của các lĩnh vực KHKT: Sự hưng khởi của KHKT thông tin; tương lai của KHKT sinh học; xu thế của KHKT vật liệu; dự báo về KHKT nguồn về năng lượng; xu hướng phát triển của KHKT giao thông vận tải và triển vọng phát triển của các ngành KHKT khác như kỹ thuật lade, kỹ thuật xanh, kỹ thuật người máy... Hai là,cuốn sách chỉ ra sự phát triển kinh tế thế giới với xu thế nhất thể hóa, tập đoàn hóa khu vực, mậu dịch quốc tế và công ty xuyên quốc gia... và dự báo sự phát triển của các ngành sản xuất chủ yếu trên thế giới như các ngành CNCNC: ngành tin học, ngành sản xuất người máy, ngành hàng không vũ trụ... Ngô Quý Tùng (2001), Kinh tế tri thức xu thế mới của xã hội thế kỷ XXI, [122]. Đây là cuốn sách do La Phong dịch từ nguyên bản tiếng Trung Quốc của tác giả Ngô Quý Tùng- Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật Bắc Kinh - 1998. Trong phần đầu, cuốn sách đã trình bày về nguồn gốc, nội hàm và đặc điểm của kinh tế tri thức, cho thấy kinh tế tri thức xuất hiện khi kỹ thuật mới, KHKT cao, kỹ thuật cao ra đời. Tác giả đã phân biệt rõ nội hàm của các khái niệm: “khoa học” “kỹ thuật” “kỹ thuật mới” và trong cuốn sách tác giả sử 9 dụng khái niệm “Khoa học kỹ thuật cao” dùng để chỉ “khoa học công nghệ cao” hiện nay. Cuốn sách đã cho biết theo phân loại của tổ chức Liên hợp quốc thì KHKT cao gồm các ngành nào và trình bày những đặc điểm của các ngành KHKT cao so với các ngành trước đây. Trong chương 2, cuốn sách đã trình bày vai trò của công nghệ hóa kỹ thuật cao, kỹ thuật mới cao đối với sản xuất và làm rõ thực chất của “công nghệ hóa kỹ thuật cao” bằng cách đi tìm các đặc điểm khác so với kỹ thuật truyền thống. Trong chương 3, cuốn sách trình bày về “công nghệ kỹ thuật cao” - trụ cột hàng đầu của kinh tế tri thức” bằng việc hệ thống lại lịch sử phát triển của KHKT cao và khái niệm, vai trò, quá trình hình thành của các ngành KHKT cao. Tóm lại, mặc dù tên gọi của các lĩnh vực CNC có khác với hiện nay ở Việt Nam nhưng nội hàm của vấn đề nghiên cứu cũng đã được làm rõ. Đây là một công trình cung cấp khá nhiều thông tin giúp cho NCS hiểu rõ hơn về phạm trù CNC, CNCNC, là tài liệu quan trọng để NCS tham khảo xây dựng đặc trưng của các ngành CNCNC. Shoichi Yamashita (2004), Chuyển giao công nghệ và quản lý Nhật Bản ở các nước ASEAN, [141]. Cuốn sách đã bàn trực tiếp đến hoạt động CGCN từ Nhật Bản - nước có nền KH&CN tiên tiến bậc nhất trong khu vực vào các nước trong khối ASEAN. Cuốn sách đã chỉ ra con đường chủ yếu để Nhật Bản CGCN vào các nước ASEAN đó là thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp; phân tích làm rõ cách thức quản lý kiểu Nhật Bản đối với hoạt động CGCN tại các nước ASEAN trong những năm qua. Jack Uldrich - Deb Newberry (2006), Công nghệ nano đầu tư & đầu tư mạo hiểm, [123]. Cuốn sách này do Hà Xuân Vinh dịch từ nguyên bản tiếng Anh “The next big thing is really small” đề cập đến hai vấn đề chính, đó là: Giới thiệu đến lĩnh vực nổi bật và lý thú của CNC - công nghệ nano: Công nghệ nano là gì? Vai trò của công nghệ nano đối với đời sống và nó có ý nghĩa như thế nào đối với nhiều ngành công nghiệp hiện nay cũng như 10 10 năm tới; muốn phát triển công nghệ nano thì con người cần phải làm gì? Trong đó có một số vấn đề mà cần được chú ý như: phân tích ba yếu tố cần xem xét khi quyết định chọn một chiến lược đầu tư cho công nghệ nano; vai trò của chính phủ và đầu tư mạo hiểm để phát triển công nghệ nano... Jorge Niosi (chủ biên) (2012), Phát triển khoa học và công nghệ - Một số kinh nghiệm của thế giới, [79] do tác giả Mẫn Thế Vinh và Cường Bá Cần biên dịch. Nội dung cuốn sách trình bày khá toàn diện về tình hình phát triển KH&CN nói chung và CNC trên thế giới trong những năm qua. Cụ thể, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu chiến lược phát triển KH&CN ở một số quốc gia tiêu biểu như Mỹ, Cộng hòa Liên bang Đức, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Liên bang Nga và một số nước ASEAN từ đó rút ra những kinh nghiệm và gợi mở cho các nước đang phát triển trong việc tận dụng những cơ hội do cuộc cách mạng KH&CN hiện đại đem lại để rút ngắn khoảng cách phát triển về KH&CN. Dan Senor (chủ biên) (2013), Quốc gia khởi nghiệp, [98]. Cuốn sách là một câu chuyện về nền kinh tế thần kỳ của Israel - một trong những quốc gia hiện có nền kinh tế phát triển nhất thế giới và có lĩnh vực công nghệ phát triển không hề thua kém Thung lũng Silicon của Hoa Kỳ. Trong cuốn sách này, các tác giả đã trình bày một cách tương đối tỷ mỉ về quá trình gây dựng và phát triển kinh tế của Israel. Từ một quốc gia nhỏ bé nhiều bất ổn, đến nay Israel đã trở thành trung tâm nghiên cứu và phát triển trọng yếu của những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới. Cuốn sách cho thấy Israel là quốc gia có nhiều công ty khởi nghiệp nhất trên thế giới, trong đó sáng tạo công nghệ đã trở thành nền tảng cho thành công của các ngành CNCNC và là nước liên tục dẫn đầu trong lĩnh vực R&D. Những công ty suất sắc trong phát triển công nghệ đã tạo được danh tiếng trong nền công nghiệp toàn cầu và rất nhiều công ty CNC hàng đầu quốc tế đã thành lập các trung tâm R&D ở Israel. 11 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về phát triển công nghiệp, công nghiệp công nghệ cao Wayne Sandholtz (1992), High-tech Europe: The politics of international cooperation - CNC ở châu Âu: chính sách về hợp tác quốc tế, [155]. Cuốn sách đã trình bày về hợp tác quốc tế về CNC ở châu Âu trong các lĩnh vực công nghiệp thiết bị viễn thông; CNTT... và đề ra các chính sách phát triển về thông tin viễn thông ở châu Âu và sự hợp tác của các tổ chức chương trình nghiên cứu và phát triển ESPRIT, RACE, EUREKA... Kerry Gleeson (1998), The high-tech personal efficiency program: Organizing your electronic, resources to maximize your time and efficiency Ý kiến cá nhân về việc áp dụng CNC đạt hiệu quả: thiết lập nguồn điện và các nguồn tài nguyên để đạt được thời gian và hiệu quả cao nhất, [142]. Cuốn sách đã giải thích và hướng dẫn áp dụng CNC trong công việc cũng như việc sản xuất, kinh doanh để đạt được hiệu quả cao. Ed.by G.M. Peter Swann (1998), The Dynamics of industrial clustering: International comparisons in computing and biotechnology Động lực của sự hội tụ công nghiệp: Những so sánh quốc tế về công nghệ máy tính và công nghệ sinh học, [147]. Cuốn sách được trình bày trong 10 chương đã trình bày các nội dung sau: Một là, nghiên cứu sự đổi mới tăng trưởng của các nhóm công nghiệp và tiến tới một mô hình hội tụ trong các ngành CNCNC trên cơ sở đã nghiên cứu về một số vấn đề CNCNC ở Mỹ và Anh (hội tụ trong công nghệ máy tính; hội tụ trong công nghệ sinh học); Hai là, cuốn sách chỉ ra rằng: CNTT phải tích hợp trong nó các ngành công nghệ vi điện tử, công nghệ máy điện toán và công nghệ truyền thông. Và cuối thế kỷ XX thì biên giới giữa ba ngành này càng mờ đi và có sự hội tụ, phát triển các lĩnh vực giao thoa và tiến tới một sự tích hợp mạnh mẽ để hình 12 thành CNTT như ngày nay (còn gọi là ICT). Đồng thời, cuốn sách còn so sánh và nghiên cứu sự hội tụ giữa công nghệ máy tính và công nghệ sinh học. Ba là, cuốn sách đưa ra các chính sách phát triển ngành công nghiệp CNTT và công nghiệp công nghệ sinh học. Trên cơ sở so sánh quá trình cụm công nghiệp ở Anh và Mỹ trong hai lĩnh vực tin học và công nghệ sinh học: Mặc dù cấu trúc và quy mô của các ngành công nghiệp khác nhau đóng góp vào tốc độ tăng trưởng chậm hơn ở Anh nhưng các xu hướng đối với cụm các ngành công nghiệp thì vẫn giống nhau. Vẫn còn một số điều kiện mà nước Anh còn thiếu như sự hợp tác, khối lượng tới hạn trong R&D, các ngành công nghiệp, và chính các điều kiện này gây cản trở cho sự thành lập cũng như phát triển của các cụm công nghiệp. Các chính sách được đề ra cần phải tập trung và việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho từng khu vực đặc thù, xây dựng dựa trên các tài nguyên cũng như chuyên ngành có sẵn, đồng thời cũng hỗ trợ cụm công nghiệp trong khu vực có chứa các điều kiện này để có thể thu hút nhiều nguồn tài nguyên hơn. Michel Beaud (2002), Lịch sử Chủ nghĩa Tư bản từ 1500 đến 2000, [7]. Tác giả cuốn sách với nhiều cách tiếp cận khác nhau, chủ yếu là của chủ nghĩa Marx, nhằm phân tích quá trình vận hành của chủ nghĩa tư bản trong quá trình hình thành và đã dành một phần đề cập đến sự phát triển của các ngành CNCNC, cụ thể trên các khía cạnh sau: Sự xuất hiện các ngành CNCNC đã tạo nên bước nhảy vọt của chủ nghĩa tư bản; chủ nghĩa tư bản vượt qua được giai đoạn khủng hoảng bằng cách huy động thường xuyên những bước tiến và những tiềm năng của KH&CN; sự đóng góp của công nghệ mới vào tăng trưởng các nước Tư bản và các nước Tư bản đã chi phí đầu tư cho R&D KH&CN như thế nào? Shahid Yusuf, Kaoru Nabeshima, Shoichi Yamashita (2008), Growing industrial clusters in Asia: Serendipity and science - Phát triển các cụm công nghiệp ở châu Á: vận may và khoa học, [156]. Cuốn sách đã nghiên cứu về 13 phát triển các cụm công nghiệp ở nước Mỹ và châu Á, trên cơ sở đó, tác giả đề ra các chính sách để thúc đẩy sự thành lập và phát triển cụm công nghiệp ở Mỹ và châu Á bằng cách phân tích động lực của các cụm công nghiệp và những điều kiện cần thiết để thành lập và phát triển CNCNC. Government Office for Science (UK) (2016), Artificial intelligence: opportunities and implications for the future of decision making - Trí thông minh nhân tạo: cơ hội và ý nghĩa cho tương lai của việc ra quyết định, [142]. Đây là báo cáo của Văn phòng Chính phủ khoa học Anh nhằm phân tích những cơ hội do trí thông minh nhân tạo (AI) mang lại cho những quốc gia kỹ thuật số hàng đầu thế giới. Báo cáo đã trình bày về những vấn đề như: AI là gì?; AI cho sự đổi mới và năng suất; Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo của chính phủ; Ảnh hưởng đến thị trường lao động và những thử thách mới... Báo cáo đã trả lời cho các câu hỏi: AI là gì và nó được sử dụng như thế nào? Lợi ích nào của AI mang lại cho năng suất? Làm cách nào để Chính phủ quản lý tốt nhất mọi rủi ro về đạo đức và pháp lý phát sinh từ việc sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của AI? National Science and Technology Council - Networking and Information Technology Research and Development Subcommittee (USA) (2016), The nationnal artificial intelligence reseach and development strategic plan - Kế hoạch chiến lược R&D trí thông minh nhân tạo quốc gia, [145]. Đây là báo cáo của Tiểu ban nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin và mạng - Hội đồng khoa học và công nghệ quốc gia Hoa Kỳ đã trình bày quá trình chính phủ Hoa Kỳ đã đầu tư vào nghiên cứu trí thông minh nhân tạo trong những năm gần đây. Trên cơ sở đó, đề xuất 07 Chiến lược phát triển AI: Đầu tư dài hạn vào nghiên cứu AI; Xây dựng các phương pháp hiệu quả cho sự hợp tác giữa con người và AI; Hiểu và giải quyết các tác động đạo đức, pháp lý và xã hội của AI; Đảm bảo sự an toàn và bảo mật của hệ thống AI; Phát triển các bộ 14 dữ liệu và môi trường công cộng được chia sẻ để đào tạo và kiểm tra AI; Đo lường và đánh giá công nghệ AI thông qua các tiêu chuẩn và mức chuẩn; Hiểu rõ hơn nhu cầu nhân lực R&D của AI quốc gia và 02 khuyến nghị: Xây dựng khung triển khai R&D AI để xác định các cơ hội KH&CN và hỗ trợ điều phối hiệu quả các khoản đầu tư R&D AI phù hợp với Chiến lược 1- 6 của kế hoạch này; Nghiên cứu cảnh quan quốc gia để tạo ra và duy trì một lực lượng lao động R&D lành mạnh, phù hợp với Chiến lược 7 của kế hoạch này. 1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án 1.2.1. Các công trình liên quan đến công nghệ, công nghệ cao Nguyễn Chí Hải (1998), Một số vấn đề về phát triển khoa học- công nghệ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế ở Việt Nam, [42] .Luận án đã làm rõ vai trò của KH&CN với việc tăng trưởng kinh tế; vai trò của KH&CN đối với công nghiệp hóa ở các nước trên thế giới và vai trò của KH&CN đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế ở Việt Nam. Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm phát triển KH&CN phục vụ CNH, HĐH ở một số nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Malaixia, qua đó rút ra một số bài học đối với Việt Nam và đề xuất 06 giải pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển KH&CN phục vụ CNH, HĐH đất nước như tạo lập thị trường KH&CN; đầu tư cho phát triển KH&CN... Lê Bàn Thạch (2000), Công nghiệp hóa ở NIEs Đông Á và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, [101].Cuốn sách đã phân tích đặc điểm, bước đi và thành tựu công nghiệp hóa đạt được của các nước công nghiệp mới NIEs ( Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Công, Singapore), cho thấy rằng ở những nước này vào những năm 1980 - 1990 đã chuyển hướng chiến lược công nghiệp hóa hướng đến phát triển các ngành kỹ thuật trình độ cao. Trên cơ sở đó, cuốn sách đã rút một số bài học của NIEs Đông Á trong
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan