Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố hà nội...

Tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố hà nội

.DOCX
202
294
64

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ ĐỖ THÚY NGA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 9310105 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Bùi Tất Thắng 2. TS. Dương Đình Giám HÀ NỘI, NĂM 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng tất cả các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chưa từng công bố trong các luận án, luận văn và các công trình khác. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận án này đã được cảm ơn và tất cả các số liệu thông tin trong luận án đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng Tác giả Đỗ Thúy Nga năm 2018 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt luận án này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo, các thầy/cô giáo trong Viện Chiến lược phát triển đã giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại viện và hoàn thành khóa học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới PGS.TS Bùi Tất Thắng và TS. Dương Đình Giám đã định hướng, chỉ bảo tận tình và trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các bác, cô, chú, anh, chị thuộc các phòng ban, cơ quan và các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã nhiệt tình cung cấp thông tin và giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu tại địa bàn. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, người thân đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án này. Do thời gian có hạn, đề tài khó tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và toàn thể bạn đọc. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Nghiên cứu sinh Đỗ Thúy Nga MỤC LỤC Lời cam đoan.......................................................................................................................i Lời cảm ơn.........................................................................................................................ii Mục lục.............................................................................................................................iii Danh mục từ viết tắt.........................................................................................................vii Danh mục bảng...............................................................................................................viii Danh mục đồ thị.................................................................................................................x Danh mục sơ đồ, hình và hộp..............................................................................................x Lời mở đầu.........................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................................4 4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................5 a. Phương pháp tiếp cận....................................................................................................5 b. Phương pháp thu thập số liệu........................................................................................5 c. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu.........................................................................7 d. Phương pháp phân tích số liệu......................................................................................8 5. Những đóng góp chủ yếu của luận án..............................................................................9 6. Bố cục của luận án........................................................................................................10 Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển công nghiệp hỗ trợ.......................................................................................................11 1.1. Những công trình nghiên cứu về phát triển công nghiệp hỗ trợ...................................11 1.1.1. Những công trình nghiên cứu ngoài nước.............................................................11 1.1.2. Những công trình nghiên cứu trong nước.............................................................14 1.3. Khoảng trống trong những nghiên cứu trước và những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu............................................................................................................22 Tiểu kết chương 1.............................................................................................................24 Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp hỗ trợ......................25 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp hỗ trợ............................................................25 2.1.1. Các quan niệm về phát triển công nghiệp hỗ trợ...................................................25 2.1.2. Vai trò công nghiệp hỗ trợ trong phát triển kinh tế xã hội....................................31 2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội.................................................................................................35 2.1.4. Các tiêu chí đánh giá phát triển công nghiệp hỗ trợ..............................................41 2.2. Thực tiễn phát triển công nghiệp hỗ trợ và bài học kinh nghiệm.................................48 2.2.1. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ trên thế giới......................................48 2.2.2. Thực tiễn và kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam...................56 2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Hà Nội trong phát triển công nghiệp hỗ trợ........................................................................................................60 Tiểu kết chương 2.............................................................................................................61 Chương 3. Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội.................................................................................................................63 3.1. Tổng quan về công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội................................63 3.1.1. Tình hình phát triển các ngành công nghiệp Hà Nội.............................................63 3.1.2. Các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ.............................................73 3.2. Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội.....................78 3.2.1. Mở rộng quy mô công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội...................79 3.2.2. Chất lượng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ...................................................89 3.2.3. Hiệu quả trong phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.............................................92 3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội..................................................................................................................99 3.3.1. Cơ chế chính sách của Nhà nước..........................................................................99 3.3.2. Các quan hệ liên kết khu vực và toàn cầu, ảnh hưởng của các tập đoàn đa quốc gia.............................................................................................................101 3.3.3. Thị trường của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.........................................102 3.3.4. Tiến bộ khoa học công nghệ................................................................................104 3.3.5. Nguồn lực tài chính.............................................................................................105 3.3.6. Nguồn nhân lực...................................................................................................107 3.3.7. Cơ sở hạ tầng.......................................................................................................108 3.3.8. Môi trường chính trị văn hóa...............................................................................109 3.3.9. Phân tích nhân tố khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội....................................................110 3.4. Đánh giá chung về phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội ...........................................................................................................................115 3.4.1. Những kết quả trong phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội...............................................................................................................115 3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân..........................................................................117 Tiểu kết chương 3...........................................................................................................120 Chương 4. Giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội.....................................................................................................................122 4.1. Bối cảnh phát triển công nghiệp hỗ trợ.....................................................................122 4.1.1. Bối cảnh chung của thế giới................................................................................122 4.1.2. Bối cảnh trong nước............................................................................................125 4.1.3. Bối cảnh của Hà Nội............................................................................................127 4.2. Định hướng và mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ trên Hà Nội..........................127 4.2.1. Định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ Hà Nội..............................................127 4.2.2. Mục tiêu phát triển công nghiệp hỗ trợ Hà Nội...................................................129 4.3. Giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội................................................................................................................131 4.3.1. Giải pháp về chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ.......................................132 4.3.2. Tăng cường thu hút đầu tư vào công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ...................135 4.4.3. Tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phát triển thị trường................................................................................................................137 4.4.4. Nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ............................140 4.4.5. Giải pháp về công nghệ cho phát triển công nghiệp hỗ trợ.................................142 4.4.6. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp hỗ trợ ...........................................................................................................................145 Tiểu kết chương 4...........................................................................................................147 Kết luận..........................................................................................................................148 Kiến nghị........................................................................................................................150 Danh mục các công trình công bố của tác giả liên quan đến đề tài luận án.....................151 Tài liệu tham khảo..........................................................................................................152 Phụ lục...............................................................................................................................1 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CCN Cụm công nghiệp CN Công nghiệp CNC CNHT Công nghệ cao Công nghiệp hỗ trợ DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa ĐTGD Điện tử gia dụng ĐVT Đơn vị tính EFA Exploratory Factor Analysis Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EU Liên minh Châu Âu FDI GRDP Đầu tư trực tiếp nước ngoài Tổng sản phẩm trên địa bàn JETRO Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản KCN Khu công nghiệp KHCN Khoa học công nghệ LĐ Lao động METI Bộ công nghiệp và Thương mại quốc tế Nhật Bản ODA Hỗ trợ phát triển chính thức OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế PTCNHT Phát triển công nghiệp hỗ trợ R&D SP SWOT Nghiên cứu và phát triển Sản phẩm Điểm mạnh-điểm yếu, cơ hội- nguy cơ SX Sản xuất TĐĐQG Tập đoàn đa quốc gia TĐPTBQ Tốc độ phát triển bình quân UBND Ủy ban nhân dân USD Đô la Mỹ DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp của thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2016..........................................................................................................64 Bảng 3.2. Giá trị sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2016 phân theo các ngành nghề sản xuất chủ yếu .............................................................................................................................65 Bảng 3.3. Số lượng các doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2017..............................................................67 Bảng 3.4. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của Hà Nội............................................68 Bảng 3.5. Lao động làm việc trong một số ngành công nghiệp của Hà Nội.......................69 Bảng 3.6. Đầu tư vào công nghiệp của thành phố Hà Nội..................................................70 Bảng 3.7. Các khu công nghiệp chính hiện có trên địa bàn Hà Nội....................................72 Bảng 3.8. Tổng hợp một số chính sách của Nhà nước về phát triển công nghiệp hỗ trợ.........................................................................................................................75 Bảng 3.9. Tổng hợp một số chính sách của thành phố Hà Nội về phát triển công nghiệp hỗ trợ........................................................................................................77 Bảng 3.10. Các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và khả năng cung ứng cho các ngành công nghiệp của Hà Nội........................................................................................79 Bảng 3.11. Phát triển số lượng các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội..................................................................................................80 Bảng 3.12. Quy mô của các DN công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội .............................................................................................................................82 Bảng 3.13. Cấp độ của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2016..................................................................................................83 Bảng 3.14. Phát triển số lượng lao động làm việc tại các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội....................................................................85 Bảng 3.15. Số lượng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phân theo quy mô lao động năm 2016..............................................................................................................85 Bảng 3.16. Giá trị sản xuất doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội..................................................................................................................87 Bảng 3.17. Trình độ lao động làm việc tại các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội.....................................................................................92 Bảng 3.18. Chỉ số tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2011 – 2016 (theo giá so sánh năm 2010)..............................................93 Bảng 3.19. Tỷ lệ giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất của ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2016...........................................95 Bảng 3.20. Năng lực cung ứng của lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội..............................................................96 Bảng 3.21. Đánh giá của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ về chính sách........................100 Bảng 3.22. Đánh giá của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ về liên kết.............................101 Bảng 3.23. Đánh giá của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ về thị trường sản phẩm ...........................................................................................................................103 Bảng 3.24. Đánh giá của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ về khoa học công nghệ ...........................................................................................................................104 Bảng 3.25. Đánh giá của DN về tài chính của DN...........................................................106 Bảng 3.26. Đánh giá về chất lượng nguồn nhân lực.........................................................108 Bảng 3.27. Đánh giá về cơ sở hạ tầng..............................................................................109 Bảng 3.28. Đánh giá của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ về môi trường chính trị văn hóa...............................................................................................................109 Bảng 3.29. KMO and Bartlett's Test................................................................................110 Bảng 3.30. Ma trận xoay nhân tố.....................................................................................111 Bảng 3.31. Phân tích tương quan giữa các nhóm biến.....................................................113 Bảng 3.32. Tổng hợp phân tích hồi qui............................................................................115 Bảng 4.1. Dự báo quy mô sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Hà Nội......................................130 Bảng 4.2. Đối tượng thu hút đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ.............................................136 Bảng 4.3. Hệ thống, công cụ quản lý cần hỗ trợ cho các DN công nghiệp hỗ trợ Hà Nội.....................................................................................................................142 DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 3.1. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp Hà Nội phân theo ngành nghề sản xuất giai đoạn 2010 – 2016...................................................................................66 Đồ thị 3.2. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp Hà Nội phân theo loại hình kinh tế giai đoạn 2010 – 2016...........................................................................................67 Đồ thị 3.3. Giá trị sản xuất bình quân 1 lao động ngành CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội...........................................................................................................88 Đồ thị 3.4. Giá trị sản xuất và tốc độ phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.........................94 DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VÀ HỘP Hình 1. Quy trình thực hiện điều tra, khảo sát doanh nghiệp................................................6 Sơ đồ 2.1. Các phạm vi của công nghiệp hỗ trợ.................................................................29 Sơ đồ 2.2. Công nghiệp hỗ trợ theo nghĩa rộng.................................................................30 Hình 2.1. Các giai đoạn công nghiệp hóa bắt kịp...............................................................32 Hộp 3.1. Đánh giá của doanh nghiệp về khó khăn bước đầu gia nhập chuỗi cung ứng của DN CNHT Hà Nội.........................................................................................88 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xu thế toàn cầu hóa kinh tế, hợp tác kinh tế đang được mở rộng, cùng với đó là trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ toàn cầu, các quốc gia, nền kinh tế, khu vực đang có xu hướng hợp tác với nhau trong một mạng lưới phân công lao động toàn cầu. Mọi quốc gia muốn phát triển phải gắn phân công lao động quốc gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế. Khi trình độ phân công lao động quốc tế và phân chia quá trình sản xuất đạt đến mức độ cao, ít có sản phẩm công nghiệp nào được sản xuất tại một không gian, địa điểm hay một công ty duy nhất của một quốc gia. Chúng được phân chia thành nhiều công đoạn ở các công ty nhánh tại các địa phương, quốc gia, châu lục khác nhau. Ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ra đời như một tất yếu xuất phát từ đòi hỏi của nền sản xuất công nghiệp mới với nội dung cơ bản là chuyên môn hóa sâu sắc các công đoạn của quá trình sản xuất [34]. Công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam hiện nay tập trung chủ yếu vào một số ngành như: Ngành chế tạo ô tô tỉ lệ nội địa hóa khoảng 5-20%; ngành điện tử nội địa hóa khoảng 5-10%; da giày nội địa hóa khoảng 30%; dệt may nội địa hóa đạt khoảng 30%; CNHT cho công nghệ cao khoảng 1-2%; cơ khí chế tạo khác nội địa hóa khoảng 15-20%. Từ hạn chế về việc nội địa hóa các sản phẩm CNHT dẫn tới khối lượng linh phụ kiện nhập khẩu hàng năm về Việt Nam lắp ráp, chế tạo, sản xuất để xuất khẩu vào khoảng hàng chục tỷ USD (riêng sản phẩm nhập khẩu thuộc ngành điện tử và ô tô vào khoảng 30 tỷ USD) [22]. Với vị trí thủ đô, Hà Nội hướng tới mục tiêu phát triển ngành công nghiệp mang tính đầu tàu, có sức lan tỏa đến các ngành khác, cũng như tạo ra một sự cộng sinh, cộng hưởng trong phát triển đối với sự phát triển của các địa phương khác của cả nước, nhất là việc hình thành các cụm công nghiệp của Việt Nam có tính cạnh tranh quốc tế. Để thực hiện mục tiêu đó, hơn hai thập kỷ trước, Hà Nội đã lựa chọn phát triển CNHT, đặc biệt hướng tới các sản phẩm công nghiệp chủ lực. Đến nay, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNHT ở Hà Nội đã có sự gia tăng đáng kể. Một số doanh nghiệp đã chủ động đầu tư vào công nghệ để sản xuất sản phẩm CNHT và trình độ công nghệ được cải thiện. Sản phẩm CNHT bước đầu có khả năng cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu. Một số ít doanh 2 nghiệp (DN) của Hà Nội bứt ra khỏi sự trì trệ bằng cách đầu tư thiết bị, nâng cao quy mô sản xuất, tạo thành một tác nhân quan trọng trong chuỗi sản phẩm phức tạp của các công ty đa quốc gia, các tập đoàn lớn trên thế giới. Theo đó, Hà Nội sẽ từng bước sản xuất sản phẩm chất lượng cao để thúc đẩy một số ngành có thế mạnh như lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo, điện-điện tử theo hướng tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất, cung ứng linh, phụ kiện của khu vực và thế giới. Các nhóm ngành và sản phẩm CNHT thế mạnh Hà Nội như linh phụ kiện ô tô, xe máy, vật liệu điện, bao bì, phụ tùng cơ khí xi măng, cơ khí mỏ, nhiệt điện, thủy điện… đã góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, thay thế phụ tùng linh kiện nhập khẩu, tạo ra sức cạnh tranh cho các sản phẩm công nghiệp cả nước. Để có nhiều sản phẩm thay thế được sản phẩm nhập khẩu, hạn chế nhập nguyên phụ liệu thì vấn đề phát triển CNHT là cần thiết. Đến nay, tỷ lệ nội địa hóa linh phụ kiện xe máy đạt trên 80%. Một số chi tiết CNHT khó như chi tiết bánh răng động cơ, trục khuỷu xe máy đã được DN FDI Nhật Bản sản xuất tại Hà Nội thay cho nhập khẩu. Các sản phẩm linh kiện chi tiết ngành điện tử công nghệ thông tin ngoài đáp ứng cho thị trường trong nước đã tham gia mạnh mẽ xuất khẩu [47]. Đóng góp giá trị sản xuất của các doanh nghiệp CNHT Hà Nội chỉ chiếm khoảng 10% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố [8]. Riêng trong ngành ô tô, xe máy là ngành có điều kiện phát triển CNHT tốt nhất do thị trường lớn, nhưng tỷ trọng doanh thu chỉ chiếm 26% ngành CNHT Thành phố; ngành điện tử-tin học còn thấp hơn chỉ chiếm 10%. Mặc dù là nhóm ngành có nhiều loại sản phẩm nhất và nhiều phân nhóm khác nhau, nhóm ngành điện (gồm cả thiết bị và khí cụ điện), vật tư ngành cơ khí, phụ tùng linh kiện cho ngành cơ khí…, nhưng cũng chỉ chiếm 29,16% doanh thu CNHT [14]. Nhóm CNHT cho ngành dệt may và ngành da - giày là nhóm đặc biệt, chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong ngành CNHT do không được khuyến khích phát triển trên địa bàn Hà Nội sau năm 2020. Phát triển CNHT Hà Nội hiện nay còn mang tính tự phát, manh mún, chưa có định hướng chiến lược tập trung vào một số ngành trọng tâm và thế mạnh của Thành phố để phát triển, sản phẩm chồng chéo chất lượng chưa đồng đều, năng lực sản xuất tại các DN còn hạn chế và đặc biệt là các doanh nghiệp chưa tìm được giải pháp phối hợp, liên kết với nhau để đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và phát triển CNHT trên địa bàn [54], [47]. Đáng chú 3 ý là việc thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao đang khiến cho ngành CNHT Việt Nam gặp nhiều bất lợi. Trình độ công nghệ trong các doanh nghiệp CNHT đang ở mức trung bình, số lượng doanh nghiệp có công nghệ tiên tiến tương đương với các doanh nghiệp của các nước trong khu vực còn rất thấp (khoảng 20%) [12]. Khu vực đầu tư nước ngoài có công nghệ gia công tiên tiến hơn, nhưng năng lực chỉ đủ phục vụ cho nhu cầu nội bộ của công ty mẹ. Năng lực cạnh tranh của các cơ sở sản xuất CNHT Hà Nội còn thấp, thiếu sự phối kết hợp, phân giao chuyên môn hóa giữa các cơ sở sản xuất hỗ trợ và thiếu hẳn sự phối hợp, phân giao sản xuất, liên kết giữa nhà sản xuất chính với các nhà thầu phụ, giữa các nhà thầu phụ với nhau, giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp nội địa. Sản phẩm CNHT hiện chủ yếu phục vụ cho tiêu thụ nội địa (đáp ứng khoảng 10% nhu cầu), xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn do chưa có kênh tiếp cận thị trường hoặc chưa đảm bảo quy mô công suất sản xuất kinh tế. Qua nghiên cứu, trên địa bàn Hà Nội các nghiên cứu mới chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp như của Nguyễn Ngọc Dũng (2011) [16] nghiên cứu về “Phát triển các khu công nghiệp đồng bộ trên địa bàn Hà Nội”; Nguyễn Đình Trung (2012) [71] nghiên cứu “Xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm khu công nghiệp ở Hà Nội”; Cùng với đó là quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 [84]; đề án “Phát triển CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025” [87]; đề án “Phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2025” [88] của UBND thành phố Hà Nội chứ chưa có nghiên cứu nào tập trung vào CNHT. Đây là thách thức lớn đối với sự phát triển CNHT Hà Nội. Xuất phát từ thực tế trên, tôi lựa chọn đề tài “Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hà Nội” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu a. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở luận giải làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về phát triển CNHT, luận án vận dụng để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ đó, đề xuất giải pháp đẩy mạnh phát triển CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm tiếp theo. b. Mục tiêu cụ thể 4 - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến phát triển CNHT, từ đó đề xuất các nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội; - Phân tích đánh giá thực trạng phát triển CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua và so sánh với sự phát triển chung của cả nước; - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng phát triển CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành công và hạn chế trong quá trình phát triển CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội; - Đề xuất định hướng, quan điểm và các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển CNHT của thành phố Hà Nội thời kỳ đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là tổng thể nền CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội dựa trên phương diện về phát triển. Đó là quá trình vận động, phát triển của nền CNHT hướng đến hỗ trợ ngành công nghiệp của thành phố phát triển theo hướng bền vững và tăng trưởng xanh. - Phạm vi không gian: luận án tiến hành nghiên cứu về các doanh nghiệp trong ngành CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Phạm vi thời gian: luận án tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2010-2017 và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh phát triển CNHT thời kỳ đến năm 2030. - Phạm vi về nội dung: luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển CNHT (sự gia tăng về quy mô, chất lượng và hiệu quả) trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển CNHT dựa trên nền tảng CNHT đã có của Hà Nội, tập trung vào 3 lĩnh vực sản xuất chủ chốt là: (i) CNHT sản xuất linh kiện, phụ tùng (bao gồm linh kiện cơ khí; linh kiện điện – điện tử và linh kiện nhựa – cao su), cung cấp sản phẩm CNHT cho hầu hết các ngành công nghiệp chế tạo chủ lực như sản xuất ô tô, xe máy, cơ khí chế tạo, điện tử,…; (ii) nhóm ngành thứ 2 cũng quan trọng không kém nhưng thu hút được ít DN hơn là CNHT phục vụ ngành dệt may, da - giày; (iii) nhóm các DN CNHT phục vụ cho công nghiệp công nghệ cao tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế tạo sử dụng các loại linh kiện trên, tuy mới được hình thành và đang phát triển ở Hà Nội nhưng đây là các sản phẩm CNHT phù hợp với hiện trạng và 5 định hướng phát triển công nghiệp Hà Nội, cũng như phù hợp với chính sách, định hướng phát triển CNHT của cả nước. 6 4. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp tiếp cận a.1. Tiếp cận hệ thống Hệ thống là một vấn đề được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu hệ thống được đề cập đến từ rất sớm, một số phương pháp nghiên cứu phổ biến như phương pháp mô hình hoá, phương pháp chuyên khảo, phương pháp phân tích kinh tế…. Tiếp cận hệ thống là cách nhìn nhận thế giới qua cấu trúc hệ thống, thứ bậc và động lực của chúng; đó là một tiếp cận toàn diện và động. Tiếp cận này là cách xử lý biện chứng nhất đối với các vấn đề môi trường và phát triển- các hệ thống mềm và nửa mềm. Phân tích hệ thống là những phương pháp cụ thể được tiếp cận hệ thống sử dụng. Khi nghiên cứu phát triển công nghiệp phải coi công nghiệp là một hệ thống để có thể tác động một cách đồng bộ. a.2. Tiếp cận thể chế Hoạt động của ngành CNHH chịu sự quản lý và được hưởng các hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước và các văn bản pháp luật. Do vậy, sử dụng cách tiếp cận thể chế trong nghiên cứu này nhằm nghiên cứu các cơ chế triển khai các chính sách, quyết định, nghị quyết liên quan đến quản lý cũng như hỗ trợ cho sự phát triển ngành CNHT. b. Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập số liệu thông qua các tài liệu, báo cáo. Đây là cách số liệu được thu thập qua các niên giám thống kê, các báo cáo của các cơ quan có liên quan của Trung ương, của thành phố Hà Nội và các nghiên cứu liên quan đã được triển khai trên địa bàn. - Phương pháp khảo sát thực tế: Để có cơ sở vững chắc cho việc phân tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó có thể đề xuất được một số kiến nghị có cơ sở khoa học cho quá trình phát triển này trong tương lai, tác giả đã tiến hành khảo sát thực tế tại một số địa bàn trong vùng có sự nổi trội trong phát triển CNHT. Đối tượng hỏi là các bộ thuộc bộ máy quản lý của các DN tham gia trong lĩnh vực CNHT. 7 Quy trình điều tra, khảo sát đối với các doanh nghiệp CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội được thực hiện qua 5 bước trên Hình 1. Bước 1 Thu thập thông tin xây dựng bảng hỏi Bước 5 Xử lý số liệu Bước 4 Tiến hành điều tra Bước 2 Xác định dung lượng mẫu khảo sát Bước 3 Điều tra thử, hoàn chỉnh bảng câu hỏi Hình 1. Quy trình thực hiện điều tra, khảo sát doanh nghiệp Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2018) - Bước 1: Thu thập thông tin xây dựng bảng câu hỏi: Việc xây dựng bảng câu hỏi phục vụ cho nghiên cứu của luận án được dựa trên nền tảng nguồn thông tin cần thu thập trong mô hình lý thuyết và các nghiên cứu về đánh giá tác động của nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành công nghiệp trên cơ sở tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học. - Bước 2: Xác định lượng mẫu cần thiết và thang đo: Theo một số nghiên cứu, việc lấy đại diện của số lượng mẫu được lựa chọn phục vụ cho khảo sát sẽ thích hợp nếu kích thước mẫu là 5 mẫu cho một ước lượng [24]. Như vậy, số lượng mẫu cần thiết phải lớn hơn 5 lần số biến độc lập. Trên cơ sở đó, mô hình nghiên cứu sẽ xác định được số lượng các biến cần thiết trong bảng câu hỏi và số lượng mẫu cần thiết cho quá trình khảo sát để đảm bảo độ tin cậy. Mô hình khảo sát này có 8 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành CNHT, với 40 biến quan sát. Vì vậy, lượng mẫu cần thiết là 40 x 5 = 200 mẫu. Do vậy, luận án sẽ thực hiện khảo sát 270 phiếu từ 135 doanh nghiệp như đã trình bày ở trên. - Bước 3: Thiết kế bảng hỏi: Luận án sử dụng thang đo Likert, đây là loại thang đo phổ biến nhất trong phương pháp nghiên cứu phân tích nhân tố khám phá. Trong luận án này tác giả sử dụng thang đo với mức độ 7 điểm để đánh giá 8 các phát biểu của doanh nghiệp CNHT về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CNHT [108]. Sau đó tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis -EFA) giúp rút gọn tập hợp nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố quan sát) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn, nhưng vẫn chứa đựng hầu hết thông tin của tập biến ban đầu [99; 100]. - Bước 4: Thực hiện điều tra với 270 phiếu điều tra trực tiếp từ 135 doanh nghiệp. Người được chọn để điều tra là đại diện doanh nghiệp. Do vậy, người trả lời phiếu điều tra là lãnh đạo các doanh nghiệp ở vị trí Giám đốc, phó Giám đốc hoặc phụ trách phòng Kỹ thuật, Kế hoạch hoặc tương đương. - Bước 5: Xử lý dữ liệu thông qua việc sử dụng công cụ phân tích SPSS và thống kê so sánh. Các số liệu thứ cấp và sơ cấp sau khi thu thập được xử lý bằng Excel. Còn số liệu sơ cấp từ phiếu khảo sát từ doanh nghiệp được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS phiên bản 20. - Phương pháp chuyên gia: Đây là hình thức thu thập thông tin thông qua việc tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý am hiểu về vấn đề nghiên cứu. Tác giả đã phỏng vấn trực tiếp cũng như tổ chức tọa đàm với nhiều nhà khoa học, nhiều chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách liên quan đến CNHT. c. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu Luận án đã tổng hợp các lý luận, các nghiên cứu có liên quan đến phát triển CNHT của toàn nền kinh tế và CNHT của từng ngành kinh tế cụ thể. Phương pháp tổng hợp còn được sử dụng trong việc thu thập và xử lý các tài liệu thực tiễn có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án. Việc tổng hợp các tư liệu được triển khai theo nhiều bước: (1) Tìm kiếm, tổng hợp các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các tổ chức quốc tế trên thế giới nói về phát triển CNHT nói chung và CNHT cho từng ngành kinh tế cụ thể. (2) Thu thập các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các viện nghiên cứu, các trường đại học ở Việt Nam đã được xuất bản có thảo luận về các khía cạnh phát triển CNHT ở các tỉnh thành và cả cấp quốc gia. 9 (3) Tìm hiểu các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu đề cập đến các vấn đề có liên quan đến phát triển CNHT ở các địa phương trong cả nước và của Hà Nội. d. Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp biện chứng: Đây là phương pháp được sử dụng xuyên suốt luận án, đặc biệt khi phân tích về tác động qua lại giữa lĩnh vực kinh tế-xã hội và môi trường trong quá trình phát triển CNHT, cũng như tác động của việc đầu tư các nguồn lực đến quá trình phát triển đó… - Phương pháp tổng hợp: Luận án sử dụng tổng hợp các lý luận, các nghiên cứu có liên quan đến phát triển CNHT để nghiên cứu, giải quyết vấn đề phát triển CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phương pháp tổng hợp còn được sử dụng trong việc thu thập và xử lý các tài liệu thực tiễn có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án. - Phương pháp so sánh, lịch sử: Quá trình phát triển CNHT của thành phố Hà Nội không chỉ được phân tích, so sánh, đối chiếu qua từng giai đoạn phát triển của bản thân vùng này, mà còn được so sánh với các địa phương, các vùng khác trong cả nước. - Phương pháp phân tích nhân tố khám khá: Phương pháp EFA dùng để rút gọn một tập gồm k biến quan sát thành một tập F (F < k) biến các quan sát có ý nghĩa thống kê hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố (biến tổng) với các biến quan sát (biến thành phần). Trong nghiên cứu này, 40 tiêu chí (biến thành phần) thuộc 8 nhóm nhân tố ảnh hưởng (biến tổng) được lựa chọn để phân tích, bao gồm các nhân tố: chính trị, văn hóa; nguồn nhân lực; tài chính; chính sách; khoa học công nghệ; cơ sở hạ tầng; quan hệ liên kết; thị trường. Xác định các nhóm nhân tố ảnh hưởng: Trong EFA phương pháp tích Pricipal Component Analysis cùng với phép xoay Varimax là cách thức được sử dụng phổ biến. Hair và các cộng sự [99, 100] và Lê Văn Huy [31] cho rằng hệ số nhân tố tải (Factor Loading) > 0,5; 0,5 ≤ KMO ≤ 1 (Kaiser Meyer Olkin). Kiểm định Bartkett có ý nghĩa thống kê (sig ≤ 0,05). Phần trăm phương sai toàn bộ (Percentage of Variance) > 50% thì các mục đích phân tích nhân tố khám phá mới phù hợp và các biến được chọn mới có ý nghĩa thống kê. 10 Sau khi đã đặt tên các nhóm nhân tố nghiên cứu và biết được mỗi nhóm nhân tố này có những biến quan sát nào (biến thành phần), cần tính giá trị của biến nhân tố này để áp dụng cho các phân tích khác, đặc biệt là phân tích hồi quy. Tính giá trị của biến nhân tố bằng cách tính trung bình cộng của các biến quan sát thuộc từng nhóm nhân tố. - Phương pháp phân tích hồi quy: Sử dụng kết quả phân tích EFA áp dụng trong nghiên cứu này, mô hình hồi quy bội được sử dụng để đánh giá các nhóm nhân tố được xác định bằng phương pháp EFA ở trên để phân tích các nhóm nhân tố tác động đến phát triển CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội. Mô hình hồi quy có dạng: Y = a0 + a1 X1 + a2X2 + a3X3 + a4X4 + a5X5 + a6X6 + a7X7 + a8X8 + ui (0.1) Trong đó Xi (i=1-8) các nhóm nhân tố ảnh hưởng (giá trị mỗi nhóm Xi được xác định bằng điểm trung bình của các biến thành phần trong nhóm). Y: Đánh giá của DN về sự phát triển của CNHT trên địa bàn thành phố Hà Nội ai (i = 1 - 8): Hệ số ảnh hưởng của các nhóm Xi ui: Là các biến ngoài mô hình. - Phương pháp Ma trận SWOT (Ma trận điểm mạnh-điểm yếu, cơ hộinguy cơ) là công cụ kết hợp quan trọng để doanh nghiệp phát triển bốn loại giải pháp. Các giải pháp điểm mạnh – cơ hội (SO), giải pháp điểm mạnh- nguy cơ (ST), giải pháp điểm yếu – cơ hội (WO), giải pháp điểm yếu- nguy cơ (WT). Để lập ma trận SWOT phải trải qua 08 bước, cụ thể: (1) Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong CNHT Hà Nội; (2) Liệt kê những điểm yếu; (3) Liệt kê các cơ hội bên ngoài; (4) Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài; (5) Kết hợp các điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của giải pháp SO; (6) Kết hợp các điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của giải pháp WO; (7) Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả của giải pháp ST; (8) Kết hợp các điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả của giải pháp WT. Từ đó, tác giả đề xuất thiết lập ma trận SWOT giúp cho đề xuất những giải pháp nhằm phát triển CNHT thành phố Hà Nội. 5. Những đóng góp chủ yếu của luận án - Luận án đã làm rõ hơn các vấn đề lý luận và quan điểm về phát triển CNHT trên địa bàn một địa phương, đặc biệt là các vấn đề lý luận về khái niệm,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan