Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh quảng bình...

Tài liệu Phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh quảng bình

.PDF
123
269
111

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Luận văn thạc sĩ “Phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” do học viên Trần Quốc Lợi thực hiện dưới sự hỗ trợ, hướng dẫn của Thầy giáo PGS.TS. Bùi Dũng Thể. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các nội dung nghiên cứu và số liệu trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào trước đây. Nguồn số liệu thứ cấp, sơ cấp và một số ý kiến đánh giá, nhận xét của các tác giả, cơ quan và tổ chức được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần danh mục tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính trung thực của Luận văn, đảm bảo không có sự gian lận nào. Tác giả Trần Quốc Lợi i LỜI CẢM ƠN Luận văn hoàn thành là sự kết hợp giữa kết quả học tập, nghiên cứu ở nhà trường với kinh nghiệm thực tiễn của cá nhân trong quá trình công tác. Để hoàn thành Luận văn được như hôm nay, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể các Thầy, Cô giáo Trường Đại học kinh tế Huế, Phòng Đào tạo sau đại học Trường Đại học kinh tế Huế; đặc biệt là PGS.TS. Bùi Dũng Thể, Trưởng phòng Phòng Đào tạo sau đại học, Đại học Kinh tế Huế, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo cơ quan, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện cho tôi về thời gian, công việc để học tập, nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn gia đình và người thân đã luôn động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Mặc dù đã cố gắng, nỗ lực để hoàn thành Luận văn tốt nhất theo yêu cầu, đảm bảo về chất lượng, tuy nhiên Luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Do đó, cá nhân tôi mong nhận được các ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô giáo, đồng nghiệp và các bạn quan tâm để bản thân tiếp tục hoàn thiện mục tiêu và kết quả nghiên cứu của mình, vận dụng tốt vào lý luận và thực tiễn. Tác giả Trần Quốc Lợi ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN Họ và tên học viên: TRẦN QUỐC LỢI Chuyên ngành: Quản lý kinh tế ứng dụng - Niên khoá: 2016 - 2018 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI DŨNG THỂ Tên đề tài luận văn: “PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH” Tóm lược các kết quả của Luận văn: 1. Tính cấp thiết của đề tài: Doanh nghiệp thương mại, dịch vụ có vai trò thúc đẩy việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống, làm tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế và đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước, thúc đẩy an sinh xã hội phát triển. Do vậy, nghiên cứu thực trạng, đề ra giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh là việc làm cấp thiết. 2. Nguồn số liệu và phương pháp nghiên cứu: Luận văn đã sử dụng nguồn số liệu chủ yếu từ báo cáo kết quả điều tra doanh nghiệp hàng năm của Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình và kết quả điều tra, phỏng vấn 203 đối tượng khảo sát đại diện cho 203 doanh nghiệp thương mại, dịch vụ về môi trường kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Số liệu được tổng hợp, xử lý, phân tích bằng phần mềm chuyên ngành thống kê, phần mềm SPSS, Microsoft Excel. Luận văn tham khảo nhiều ý kiến các nhà quản lý chính sách, doanh nghiệp và sử dụng nhiều tài liệu tham khảo, kết hợp nhiều phương pháp quan sát, mô tả, tổng hợp, so sánh, đánh giá, phân tích, nhận định. 3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của Luận văn: Qua nghiên cứu đánh giá, phân tích cho thấy, kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định, song chưa tương xứng với điều kiện, tiềm năng sẵn có, chưa khai thác hết các lợi thế của mình, nhiều doanh nghiệp hoạt động còn thua lỗ, không có lãi hoặc có lãi nhưng hiệu quả còn thấp. Luận văn đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển iii các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AFTA BQ Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area) Bình quân CNH - HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DN Doanh nghiệp DT Doanh thu EU Liên minh Châu Âu (European Union) FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) FTA Hiệp định thương mại tự do GDP Tổng sản phẩm trong nước GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh HĐND Hội đồng nhân dân LĐ Lao động LN Lợi nhuận NSLĐ Năng suất lao động SXKD Sản xuất kinh doanh SNA Hệ thống tài khoản quốc gia (System of National Accounts) TMDV Thương mại, dịch vụ TNHH Trách nhiệm hữu hạn TPP TSCĐ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership Agreement) Tài sản cố định TV Tổng vốn TWO Tổ chức Thương mại thế giới UBND Ủy ban nhân dân USD Đô la Mỹ iv MỤC LỤC Lời cam đoan................................................................................................................i Lời cảm ơn ..................................................................................................................ii Tóm lược luận văn .................................................................................................... iii Danh mục các chữ cái viết tắt ....................................................................................iv Mục lục........................................................................................................................v Danh mục các biểu bảng .............................................................................................x Danh mục biểu đồ ......................................................................................................xi PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................2 2.1. Mục tiêu chung ....................................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................3 4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................3 5.1. Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................................3 5.2. Phương pháp tổng hợp, so sánh và phân tích ......................................................4 6. Kết cấu của đề tài ...................................................................................................5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ.........................................................................6 1.1. DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ ..................................................6 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp; doanh nghiệp thương mại, dịch vụ .........................6 1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp ................................................................................6 1.1.1.2. Khái niệm doanh nghiệp thương mại, dịch vụ ..............................................6 1.1.2. Đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp thương mại, dịch vụ ...............................7 1.1.2.1. Đặc điểm của doanh nghiệp thương mại, dịch vụ .........................................7 1.1.2.2. Vai trò của doanh nghiệp thương mại, dịch vụ .............................................8 v 1.2. PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ..........................9 1.2.1. Khái niệm phát triển, phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ ...............9 1.2.1.1. Khái niệm phát triển.......................................................................................9 1.2.1.2. Khái niệm phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ ............................10 1.2.2. Nội dung phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ ................................10 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp TMDV ...........................11 1.2.3.1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp .............................................................11 1.2.3.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp..............................................................16 1.2.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp TMDV ..............18 1.2.4.1. Các chỉ tiêu về phát triển..............................................................................19 1.2.4.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh ...................................20 1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI..............................................................22 1.3.1. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ ở một số quốc gia trên thế giới ...............................................................................................................22 1.3.1.1. Kinh nghiệm của Thái Lan...........................................................................22 1.3.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc......................................................................22 1.3.1.3. Kinh nghiệm của Nhật Bản ..........................................................................24 1.3.2. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ ở một số địa phương trong nước ....................................................................................................25 1.3.2.1. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng ..........................................................25 1.3.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An ...................................................................27 1.3.2.3. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh...................................................27 1.3.3. Bài học kinh nghiệm về phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ đối với tỉnh Quảng Bình ........................................................................................................28 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH ................................................29 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG BÌNH......29 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..........................................................................................29 vi 2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình ...................................................................................29 2.1.1.2. Thời tiết khí hậu ...........................................................................................30 2.1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên.................................................................................31 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...............................................................................32 2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai.............................................................................32 2.1.2.2. Tình hình dân số, lao động...........................................................................32 2.1.2.3. Tình hình đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng ...................................................32 2.1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2016............................................33 2.2. Các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp của tỉnh Quảng Bình................34 2.2.1. Chính sách đất đai ...........................................................................................35 2.2.2. Chính sách quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng...............................................35 2.2.3. Chính sách vốn, tín dụng.................................................................................36 2.2.4. Chính sách áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ ...........................................37 2.2.5. Chính sách ưu đãi thuế ....................................................................................37 2.2.6. Chính sách đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ................................38 2.2.7. Chính sách hỗ trợ phát triển thị trường ...........................................................38 2.2.8. Hỗ trợ đơn giản hóa thủ tục hành chính, pháp lý ............................................38 2.3. Thực trạng phát triển doanh nghiệp TMDV trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.......39 2.3.1. Tình hình chung phát triển doanh nghiệp .......................................................39 2.3.2. Tình hình phát triển doanh nghiệp TMDV về quy mô, số lượng ...................42 2.3.2.1. Tình hình phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012 - 2016................................................................................................42 2.3.2.2. Tình hình phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012 - 2016 phân theo ngành hoạt động ...................................................43 2.3.2.3. Tình hình phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012 - 2016 phân theo loại hình doanh nghiệp .........................................45 2.3.2.4. Tình hình phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012 - 2016 phân theo đơn vị hành chính .................................................48 vii 2.3.2.5. Tình hình phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012 - 2016 phân theo quy mô lao động...................................................50 2.3.2.6. Tình hình phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012 - 2016 phân theo quy mô vốn...........................................................55 2.3.3. Tình hình nâng cao chất lượng kinh doanh dịch vụ của doanh nghiệp thương mại, dịch vụ tỉnh Quảng Bình ...................................................................................62 2.3.3.1. Tình hình đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến của doanh nghiệp thương mại, dịch vụ tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012 - 2016 .......................................................62 2.3.3.2. Tình hình đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp thương mại, dịch vụ tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012 - 2016...................................62 2.3.3.3. Tình hình phát triển sản phẩm dịch vụ và thị trường của doanh nghiệp thương mại, dịch vụ tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012 - 2016...................................63 2.3.3.4. Tình hình phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012 - 2016 phân theo quy mô doanh thu và lợi nhuận ............................66 2.3.4. Tình hình chuyển dịch cơ cấu doanh nghiệp thương mại, dịch vụ .................71 2.3.4.1. Tình hình chuyển dịch cơ cấu loại hình của doanh nghiệp thương mại, dịch vụ tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012 - 2016 ...............................................................71 2.3.4.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu sản phẩm dịch vụ và thị trường của doanh nghiệp thương mại, dịch vụ tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012 - 2016.......................73 2.4. Đánh giá của các đối tượng khảo sát về yếu tố ảnh hưởng phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ ......................................................................................77 2.4.1. Thông tin cơ bản về đối tượng khảo sát .........................................................77 2.4.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ được khảo sát .....................................................................................................................80 2.4.3. Đánh giá môi trường kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ..........................................................................................81 2.4.3.1. Các biến và thang đo đánh giá môi trường kinh doanh ...............................81 2.4.3.2. Ý kiến đánh giá của đối tượng khảo sát về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, dịch vụ tại Quảng Bình .................................................83 viii 2.5. Đánh giá chung về phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa tỉnh Quảng Bình ..............................................................................................................89 2.5.1. Kết quả ............................................................................................................90 2.5.2. Hạn chế............................................................................................................90 CHƯƠNG 3. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TMDV TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH ......................92 3.1. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH.......................................92 3.1.1. Mục tiêu phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ ..................................92 3.1.2. Định hướng phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ .............................94 3.2. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI ....94 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................97 1. KẾT LUẬN ...........................................................................................................97 2. KIẾN NGHỊ ..........................................................................................................98 2.1. Đối với các cấp chính quyền tỉnh.......................................................................98 2.2. Đối với doanh nghiệp.........................................................................................99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................100 PHỤ LỤC ...............................................................................................................102 Phụ lục 1. Phiếu phỏng vấn doanh nghiệp thương mại, dịch vụ.............................102 Phụ lục 2. Phiếu phỏng vấn cán bộ quản lý về doanh nghiệp TMDV ....................106 Phụ lục 3. Phân tích mức độ hài lòng về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.................................................109 Quyết định số 72/QĐ-ĐHKT ngày 26/02/2018 về việc thành lập Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ khóa 2016 - 2018 tại Huế đợt 1 và Danh sách thành viên Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ năm 2018. Biên bản của Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ kinh tế. Nhận xét luận văn thạc sĩ của Phản biện 1 + 2. Bản giải trình chỉnh sửa luận văn. ix Xác nhận hoàn thiện luận văn. DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG Bảng 2.1. Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình .............................40 Bảng 2.2. Số lượng doanh nghiệp TMDV chia theo ngành hoạt động ....................44 Bảng 2.3. Số lượng doanh nghiệp TMDV chia theo loại hình doanh nghiệp...........47 Bảng 2.4. Số lượng doanh nghiệp TMDV chia theo đơn vị hành chính...................49 Bảng 2.5. Quy mô và cơ cấu về lao động trong các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ chia theo loại hình doanh nghiệp .........................................................................51 Bảng 2.6. Số lượng lao động trong các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ chia theo ngành hoạt động .......................................................................................................53 Bảng 2.7. Số lượng doanh nghiệp thương mại, dịch vụ chia theo quy mô nguồn vốn sản xuất kinh doanh...................................................................................................56 Bảng 2.8. Vốn sản xuất kinh doanh bình quân một doanh nghiệp thương mại, dịch vụ chia theo loại hình doanh nghiệp .........................................................................58 Bảng 2.9. Quy mô và cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, dịch vụ chia theo loại hình doanh nghiệp ........................................................60 Bảng 2.10. Doanh thu của các doanh nghiệp TMDV chia theo ngành hoạt động....65 Bảng 2.11. Doanh thu bình quân trên một doanh nghiệp và trên một lao động chia theo loại hình doanh nghiệp và ngành hoạt động......................................................68 Bảng 2.12. Lợi nhuận và nộp ngân sách của doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ...........................................................................................70 Bảng 2.13. Cơ cấu về số lượng doanh nghiệp và cơ cấu về lao động chia theo ngành hoạt động ...................................................................................................................74 Bảng 2.14. Thông tin cơ bản về đối tượng khảo sát .................................................78 Bảng 2.15. Cơ cấu lĩnh vực kinh doanh, quy mô về lao động và vốn sản xuất của các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ .....................................................................79 Bảng 2.16. Kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ được khảo sát.............................................................................................................81 Bảng 2.17. Đánh giá ý kiến đối với các biến yếu tố về chính sách hỗ trợ DN .........84 Bảng 2.18. Đánh giá ý kiến đối với các biến yếu tố về thủ tục hành chính .............85 Bảng 2.19. Đánh giá ý kiến đối với các biến yếu tố về đất đai và cơ sở hạ tầng .....86 Bảng 2.20. Đánh giá ý kiến đối với các biến yếu tố về tính minh bạch và khả năng x tiếp cận thông tin ......................................................................................................87 Bảng 2.21. Đánh giá ý kiến đối với các biến yếu tố về thiết chế pháp lý ................88 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Cơ cấu doanh thu trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ................42 Biểu đồ 2.2. Tốc độ phát triển về doanh nghiệp thương mại, dịch vụ......................43 Biểu đồ 2.3. Số lượng doanh nghiệp TMDV chia theo thành thị, nông thôn ...........50 Biểu đồ 2.4. Cơ cấu số lượng lao động chia theo thành thị, nông thôn ....................54 Biểu đồ 2.5. Lao động trong các doanh nghiệp TMDV chia theo trình độ .............63 xi PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Doanh nghiệp (DN) có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước. Những năm gần đây, hoạt động của doanh nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quyết định việc phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo… [7] Phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ góp phần thúc đẩy việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thúc đẩy sản xuất, lưu thông, phân phối hàng hóa, thúc đẩy hàng hóa phát triển trong phạm vi quốc gia cũng như quốc tế, khắc phục được trở ngại về địa lý, đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, thúc đẩy nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa từ quốc gia này đến quốc gia khác, từ khu vực này đến khu vực địa lý khác... Các dịch vụ ngân hàng cũng cho phép khâu thanh toán được diễn ra một cách có hiệu quả, giúp cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu đạt được mục đích trong quan hệ buôn bán. Các dịch vụ viễn thông, thông tin cũng có vai trò hỗ trợ cho các hoạt động thương mại trong việc kích cầu, rút ngắn thời gian ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Các dịch vụ như dịch vụ đại lý, bán buôn, bán lẻ giữ vai trò trung gian kết nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng; đồng thời góp phần đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng hóa, rút ngắn thời gian hàng hóa lưu thông, giúp các nhà sản xuất nhanh chóng thu hồi vốn để đầu tư tái sản xuất. Đối với tỉnh Quảng Bình, theo kết quả điều tra doanh nghiệp hàng năm của Cục Thống kê, năm 2016 toàn tỉnh có 2.032 doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, chiếm 66,6% tổng số doanh nghiệp trong toàn tỉnh. Các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã có bước phát triển mạnh về số lượng và năng lực sản xuất, nhờ đó các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ đã có những 1 đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh [7]. Tuy nhiên, sự phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh còn rất khiêm tốn, chưa thực sự phát huy được tiềm lực sẵn có của địa phương để đẩy nhanh phát triển kinh tế trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Các chính sách của Nhà nước và của tỉnh về doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại, dịch vụ nói riêng chưa thông thoáng, nguồn nhân lực của các doanh nghiệp này còn đang hạn chế về chất lượng, trình độ chuyên môn kỹ thuật và đặc biệt là trình độ tổ chức quản lý kinh doanh trong nền kinh tế thị trường và hội nhập. Để đẩy nhanh phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cần phải có nghiên cứu cơ bản, hệ thống và cần làm rõ những cơ hội cũng như thách thức đối với doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh, để từ đó tìm ra các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp trong lĩnh vực này là việc làm cấp thiết và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Bình trong những năm tới. Vì vậy, trong quá trình học tập và công tác, tôi đã lựa chọn Đề tài: “Phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình" làm luận văn tốt nghiệp cao học ngành Quản lý kinh tế ứng dụng. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ; phân tích và đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, từ đó đề xuất hệ thống giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ. - Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012 - 2016. 2 - Đánh giá môi trường kinh doanh thương mại, dịch vụ tại tỉnh Quảng Bình. - Đề xuất hệ thống giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. 4. Phạm vi nghiên cứu: Các vấn đề về doanh nghiệp thương mại, dịch vụ là vấn đề khá rộng lớn và phức tạp tồn tại ở mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Trong phạm vi của đề tài chủ yếu tập trung vào phân tích sự vận động và phát triển của các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được thành lập theo quy định của pháp luật (Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã), đang tồn tại về mặt pháp lý tại thời điểm 31/12 hàng năm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Thời gian nghiên cứu từ năm 2012 đến năm 2016. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu được thu thập gồm 02 nguồn chính, đó là số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp. - Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ báo cáo kết quả Điều tra doanh nghiệp hàng năm của Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình; từ Niên giám Thống kê tỉnh và các báo cáo chính thức của Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cấp, các ngành; từ các trang thông tin điện tử chuyên ngành và các tài liệu sách báo, tạp chí khác. Đối với nguồn số liệu được thu thập từ kết quả điều tra doanh nghiệp hàng năm của Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình, căn cứ vào kết quả điều tra, tiến hành kiểm tra, xử lý, nhập tin, tổng hợp trên phần mềm chuyên ngành của Tổng cục Thống kê và được ban hành, sử dụng trong cả nước. - Số liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn sử dụng bảng hỏi; tổng hợp, phân tích từ phiếu điều tra của các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ 3 và của cán bộ quản lý, hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ thuộc các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Tổng số doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2016 là 2.032 doanh nghiệp, tiến hành điều tra 203 doanh nghiệp (chiếm 10% trên tổng số doanh nghiệp thương mại, dịch vụ). Việc chọn mẫu điều tra được căn cứ vào tình hình phát triển thực tế của các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, ngành G: Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác có 1.083 doanh nghiệp, điều tra 108 doanh nghiệp (chiếm 53,3% trên tổng số 203 doanh nghiệp điều tra); ngành H: Vận tải kho bãi có 244 doanh nghiệp, điều tra 24 doanh nghiệp (chiếm 12,0% trên tổng số 203 doanh nghiệp điều tra); ngành I: Dịch vụ lưu trú và ăn uống có 243 doanh nghiệp, điều tra 24 doanh nghiệp (chiếm 12,0% trên tổng số 203 doanh nghiệp điều tra); các ngành dịch vụ còn lại có 462 doanh nghiệp, điều tra 47 doanh nghiệp (chiếm 22,7% trên tổng số 203 doanh nghiệp điều tra). Đồng thời, để làm sáng tỏ những cơ sở lý luận cũng như phân tích, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế, đề tài còn tiến hành phỏng vấn 17 chuyên gia là cán bộ quản lý, hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ thuộc các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, như: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Liên minh hợp tác xã tỉnh,… từ đó rút ra kết luận có căn cứ khoa học và thực tiễn; đề xuất các giải pháp có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn của từng loại hình doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới. Tổng số người điều tra là 220 người (trong đó 17 cán bộ quản lý nhà nước và 203 người đại diện cho 203 doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh). Cách thức điều tra thu thập số liệu là gửi phiếu phỏng vấn đến đối tượng điều tra để thu thập thông tin định tính nhằm bổ sung, giải thích cho các thông tin định lượng và cung cấp thêm những thông tin mà số liệu định lượng không thu thập được. 5.2. Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích Dùng phương pháp phân tổ để tổng hợp và hệ thống hóa các tài liệu điều tra theo các tiêu thức khác nhau phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài. 4 Dùng phương pháp phân tích thống kê, phân tích kinh doanh để đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh và phát triển của các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ; những khó khăn, thuận lợi trong quá trình phát triển của các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ. Trên cơ sở số liệu được thu thập, tổng hợp, đề tài sử dụng phương pháp so sánh, phân tích các chỉ tiêu tương ứng biến động qua thời gian của các loại hình doanh nghiệp khác nhau để đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh và phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ... Đề tài còn sử dụng kết hợp các chỉ số, số bình quân, lượng tăng, giảm tuyệt đối, số tương đối để phân tích nội dung vấn đề một cách có hệ thống. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 03 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ. Chương 2. Thực trạng phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Chương 3. Định hướng, mục tiêu và giải pháp phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ 1.1. DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp; doanh nghiệp thương mại, dịch vụ 1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp Theo Luật doanh nghiệp năm 2014, “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. “Doanh nghiệp” ở đây bao gồm các doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập được thành lập và chịu sự điều tiết bởi Luật Doanh nghiệp; Hợp tác xã/Liên hiệp hợp tác xã/Quỹ tín dụng nhân dân (gọi chung là hợp tác xã) hoạt động theo Luật Hợp tác xã và các doanh nghiệp hạch toán kinh tế độc lập, chịu sự điều tiết bởi Luật Đầu tư trực tiếp của nước ngoài và các Luật chuyên ngành, như Luật Bảo hiểm, Luật Chứng khoán…[20]. 1.1.1.2. Khái niệm doanh nghiệp thương mại, dịch vụ “Thương mại, dịch vụ” thường được đề cập đến là một trong ba khu vực của nền kinh tế (cùng với “khu vực Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản” và “khu vực Công nghiệp - xây dựng”). Trong cơ cấu của một nền kinh tế hiện đại, khu vực thương mại, dịch vụ có vai trò ngày càng quan trọng. Theo Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) của Việt Nam, các ngành kinh tế được phân chia dựa vào chức năng hoạt động chủ yếu của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được chia thành 21 ngành kinh tế cấp 1 và được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U. Trong đó khu vực thương mại, dịch vụ có 15 ngành, gồm ngành G: Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; ngành H: Vận tải kho bãi; ngành I: Dịch vụ lưu trú và ăn uống; ngành J: Thông tin và truyền thông; ngành K: Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; ngành L: Hoạt động kinh doanh bất động sản; ngành M: Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ; 6 ngành N: Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; ngành O: Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng; bảo đảm xã hội bắt buộc; ngành P: Giáo dục và đào tạo; ngành Q: Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội; ngành R: Nghệ thuật, vui chơi và giải trí; ngành S: Hoạt động dịch vụ khác; ngành T: Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tư liệu tiêu dùng của hộ gia đình và ngành U: Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế [19]. Như vậy, doanh nghiệp “thương mại, dịch vụ” là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Đầu tư trực tiếp của nước ngoài và các Luật chuyên ngành, như Luật Bảo hiểm, Luật Chứng khoán… hoạt động trong các ngành kinh tế thuộc khu vực thương mại, dịch vụ. 1.1.2. Đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp thương mại, dịch vụ 1.1.2.1. Đặc điểm của doanh nghiệp thương mại, dịch vụ Về ưu thế so sánh với các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành kinh tế khác như doanh nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp xây dựng,... thì doanh nghiệp thương mại, dịch vụ có những đặc điểm sau: Một là, dễ khởi nghiệp do vốn ít, lao động không đòi hỏi chuyên môn cao; với đặc tính chu kỳ sản phẩm ngắn nên các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ có thể sử dụng vốn tự có hoặc vốn vay các tổ chức tín dụng; quy trình tổ chức quản lý gọn nhẹ; vì vậy, dễ dàng khởi sự và hoạt động nhạy bén theo cơ chế thị trường. Hai là, có tính linh hoạt, năng động cao, dễ thích ứng với các biến động của thị trường. Ba là, có một số lợi thế tương đối như lãi suất đầu tư thấp nhờ phát huy các nguồn lực đầu vào tại chỗ như lao động, tài nguyên hay nguồn vốn, khai thác và phát huy các ngành nghề truyền thống của từng địa phương. Bốn là, có lợi thế trong việc theo sát nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, qua đó sáng tạo ra nhiều loại sản phẩm hàng hoá và dịch vụ mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. 7 1.1.2.2. Vai trò của doanh nghiệp thương mại, dịch vụ Doanh nghiệp có vai trò rất lớn trong quá trình tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia hay các vùng miền, kể cả ở các quốc gia phát triển và đang phát triển. Trong đó các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của người tiêu dùng. Ở những nền kinh tế có đặc điểm phát triển khác nhau vai trò của doanh nghiệp thương mại, dịch vụ được thể hiện ở các mức độ khác nhau. Nhưng thực tế cho thấy tầm quan trọng của doanh nghiệp thương mại, dịch vụ ngày càng lớn khi mà phạm vi hoạt động ngày càng mở rộng thể hiện thông qua sự phát triển về số lượng doanh nghiệp và tồn tại như một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế mỗi quốc gia. Doanh nghiệp thương mại, dịch vụ có những vai trò sau: Thứ nhất, doanh nghiệp thương mại, dịch vụ tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần giảm thất nghiệp. Do các doanh nghiệp tham gia kinh doanh ở tất cả các lĩnh vực, với đa dạng các sản phẩm nên có thể đảm bảo cơ hội việc làm cho nhiều đối tượng lao động ở nhiều vùng miền khác nhau. Đặc biệt khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, trong khi các doanh nghiệp của các ngành công nghiệp, xây dựng thường phải sa thải nhân công để cắt giảm chi phí thì các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, với tính chất linh hoạt và năng động của mình, có thể thích ứng nhanh với sự biến động của thị trường, có thể đứng vững mà không phải cắt giảm nhân công, hoặc có thể nhanh chóng thu hút lại lực lượng lao động khi nền kinh tế đi vào chu kỳ phục hồi. Thứ hai, doanh nghiệp thương mại, dịch vụ giữ vai trò quan trọng trong việc ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Với lợi thế về vốn đầu tư ít và nguồn lao động dồi dào, trong những năm qua, doanh nghiệp thương mại, dịch vụ phát triển ngày càng nhanh và chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong tổng số doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này cung cấp cho thị trường nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng, tạo nhiều sự lựa chọn, đáp ứng được mọi nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó thúc đẩy sức tiêu thụ của nền kinh tế. Vì thế mức độ đóng góp của các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ vào tổng sản lượng của nền kinh tế là rất lớn. 8 Thứ ba, doanh nghiệp thương mại, dịch vụ khai thác và phát huy các nguồn lực địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong nền kinh tế bao giờ cũng có những vùng sâu, vùng xa, là những vùng kém phát triển, có điều kiện tự nhiên không thuận lợi hoặc cơ sở hạ tầng chưa phát triển. Với bộ máy tổ chức gọn nhẹ, dễ khởi sự, các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ có thể tham gia vào nhiều thị trường nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh về đất đai, tài nguyên và lao động của từng vùng. Doanh nghiệp thương mại, dịch vụ cũng chính là chủ thể tác động tích cực nhất vào việc duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống như mây tre đan, gốm sứ, dệt... Vì vậy, có thể nói doanh nghiệp thương mại, dịch vụ đóng vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn, đồng thời thúc đẩy các ngành thương mại dịch vụ, tiểu thương phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thứ tư, doanh nghiệp thương mại, dịch vụ thúc đẩy nền kinh tế năng động. Một nền kinh tế đặt tỷ lệ quá lớn nguồn lực tài nguyên và lao động vào các doanh nghiệp công nghiệp thì nền kinh tế sẽ chậm chạp do quy mô các doanh nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp xây dựng lớn dẫn tới bộ máy quản lý cồng kềnh với các quyết định kinh doanh chậm chạp. Ngược lại, với một tỷ lệ thích hợp các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ dễ điều chỉnh hoạt động, nền kinh tế sẽ trở nên năng động, linh hoạt hơn, thích nghi được với những biến động thị trường bắt kịp xu hướng của nền kinh tế thế giới. 1.2. PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ 1.2.1. Khái niệm phát triển, phát triển doanh nghiệp thương mại, dịch vụ 1.2.1.1. Khái niệm phát triển Thuật ngữ “phát triển” được dùng nhiều trong các công trình nghiên cứu khoa học, các văn kiện,… tùy vào mục đích nghiên cứu mà thuật ngữ “phát triển” được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau. Theo triết học Mác - Lênin “Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật: Hướng đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn...”. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan