Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm miền trung trong điều kiện ...

Tài liệu Phát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm miền trung trong điều kiện hội nhập quốc tế

.PDF
171
537
67

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HỒ THỊ MINH PHƯƠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội - 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HỒ THỊ MINH PHƯƠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ngành, chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 9 31 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN ĐÌNH HIỀN 2. PGS.TS. NGUYỄN VĂN MẠNH Hà Nội - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luân án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Hồ Thị Minh Phương MỤC LỤC MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN............................................................................................6 1.1. Tổng quan một số công trình nghiên cứu liên quan với đề tài luận án ....................6 1.2. Nhận xét chung về kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ............17 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ ............................19 2.1. Kinh tế du lịch và vai trò của kinh tế du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội.....19 2.2. Phát triển kinh tế du lịch trong điều kiện hội nhập quốc tế ...................................31 2.3. Nội dung phát triển kinh tế du lịch .......................................................................37 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế du lịch ...........................................46 2.5. Tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế du lịch .....................................................50 2.6. Kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch trong hội nhập quốc tế và bài học cho phát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.........................................52 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ .................62 3.1. Giới thiệu khái quát các điều kiện để phát triển kinh tế du lịch thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ...............................................................................................62 3.2. Thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong điều kiện hội nhập quốc tế ..........................................................................................70 3.3. Đánh giá về thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ...................................................................................................................... 106 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ .............................................................................................................. 116 4.1. Bối cảnh phát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ........ 116 4.2. Xác định cơ hội và nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu để phát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong điều kiện hội nhập quốc tế .. 120 4.3. Quan điểm, phương hướng phát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2025 ....................................................................................... 128 4.4. Các giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong hội nhập quốc tế ................................................................................... 132 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..................................... 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................... 150 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á AFEC: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương DL: Du lịch HNQT: Hội nhập quốc tế HNKTQT: Hội nhập kinh tế quốc tế KDLH: Kinh doanh lữ hành KTDL: Kinh tế du lịch KTTĐ: Kinh tế trọng điểm KTTĐMT: Kinh tế trọng điểm miền Trung WTO: Tổ chức thương mại thế giới UNWTO: Tổ chức Du lịch Thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Cam kết về dịch vụ du lịch giữa Việt Nam và WTO ...................................35 Bảng 3.1. Các doanh nghiệp lữ hành ở vùng KTTĐMT .............................................70 Bảng 3.2. Cơ sở lưu trú du lịch vùng KTTĐMT .........................................................71 Bảng 3.3. Hạng cơ sở lưu trú du lịch vùng KTTĐMT ..........................................73 Bảng 3.4. Số chuyến tàu và lượng khách du lịch qua đường biển vùng KTTĐMT......77 Bảng 3.5. Tốp mười nước quốc tế đến vùng KTTĐMT ..............................................81 Bảng 3.6. Thời gian lưu trú và mức chi tiêu của khách đến vùng KTTĐMT…....... 83 Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả đánh giá của khách du lịch về các dịch vụ du lịch vùng KTTĐMT…. ............................................................................................................. 84 Bảng 3.8. Đánh giá số lần đến Vùng của khách du lịch vùng KTTĐMT…… ......... 86 Bảng 3.9. Thông tin về mẫu nghiên cứu doanh nghiệp du lịch vùng KTTĐMT… .. 94 Bảng 3.10. Đánh giá giải quyết thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp đầu tư du lịch vùng KTTĐMT ............................................................................................. 95 Bảng 3.11. Đánh giá ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp du lịch vùng KTTĐMT 97 Bảng 3.12. Đánh giá về phí chuyển nhượng, cho thuê mặt bằng kinh doanh đối với doanh nghiệp du lịch vùng KTTĐMT ..................................................................... 98 Bảng 3.13. Đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp du lịch vùng KTTĐMT98 Bảng 3.14. Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp du lịch vùng KTTĐMT.. ................................................................................................ 99 Bảng 3.15. Doanh thu du lịch ở các tỉnh vùng KTTĐMT ........................................ 99 Bảng 3.16. Số lượng lao động du lịch ở các tỉnh vùng KTTĐMT ......................... 103 Bảng 3.17. Thông tin về mẫu nghiên cứu cộng đồng dân cư vùng KTTĐMT ....... 104 Bảng 3.18. Kết quả khảo sát về lợi ích của dân cư hoạt động du lịch vùng KTTĐMT ................................................................................................................ 105 Bảng 3.19. Lực lượng lao động du lịch vùng KTTĐMT phân theo trình độ.......... 108 Bảng 4.1. Ma trận OTSW phát triển kinh tế du lịch vùng KTTĐMT trong hội nhập quốc tế ..................................................................................................................... 126 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Số lượng buồng lưu trú du lịch vùng KTTĐMT (2005-2016) ........72 Biểu đồ 3.2. Số lượng khách du lịch quốc tế đến vùng KTTĐMT (2005-2016) ..........80 Biểu đồ 3.3. Số lượng khách du lịch nội địa đến vùng KTTĐMT (2005-2016) .82 Biểu đồ 3.4. Tăng trưởng doanh thu du lịch vùng KTTĐMT (2005-2016)............... 100 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Cơ cấu GDP theo ngành của vùng KTTĐMT năm 2005 và 2015............. 101 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong thực tế, do phụ thuộc vào nhiều điều kiện nên kinh tế du lịch (KTDL) xuất hiện muộn hơn so với các ngành kinh tế khác, tuy nhiên đã nhanh chóng trở thành ngành kinh tế hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vì vậy, các nước trên thế giới rất chú trọng đầu tư phát triển KTDL. Những năm gần đây, KTDL đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đem lại những hiệu quả kinh tế cao và góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động. Đối với các nước đang phát triển, KTDL càng có ý nghĩa, nó không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn tạo ra sự tiến bộ xã hội, tình hữu nghị, hòa bình, đẩy mạnh giao lưu, tăng cường khả năng hội nhập giữa các vùng miền, các nước trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng về du lịch (DL), phát triển KTDL đã và đang là một lợi thế lớn và góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã chỉ ra: “Tốc độ tăng trưởng khách DL quốc tế đạt 10,2%/năm; khách DL nội địa 11,8% năm. Năm 2016, số lượng khách DL quốc tế đạt 10 triệu lượt khách, khách DL nội địa đạt 62 triệu lượt. Đóng góp trực tiếp đạt 6,8% GDP, gián tiếp và lan tỏa đạt 14% GDP” [5, tr.1]. Tuy nhiên, ngành KTDL phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, chưa biến lợi thế so sánh thành lợi thế cạnh tranh để phát triển KTDL ở cả phạm vi cấp quốc gia và cấp vùng. Đảng và Nhà nước đang tìm ra các chính sách, giải pháp phù hợp đưa KTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Khi KTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn sẽ có vai trò dẫn dắt, tác động lan tỏa đến các ngành kinh tế khác. Đồng thời đem lại lợi nhuận cao, góp phần tạo việc làm, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, quảng bá hình ảnh, con người Việt Nam, mở rộng giao lưu văn hóa... Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (KTTĐMT) bao gồm năm tỉnh, thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Tổng diện tích của Vùng là 27.960,3 km2, dân số hơn 6,2 triệu người, dự báo đến năm 2025 là 8,15 triệu người. Vùng KTTĐMT có tiềm năng DL phong phú, đa dạng về tài nguyên thiên 1 nhiên như biển, đảo, bán đảo, nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú gắn liền với núi, rừng, suối, đầm, hồ... Vùng có mật độ di sản văn hóa thế giới khá cao như: Quần thể di tích cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Nhã nhạc cung đình Huế;…còn có đời sống tinh thần phong phú của cư dân miền biển lâu đời đã hình thành nên văn hóa miền biển gắn với nhiều lễ hội hấp dẫn; có nhiều di tích văn hóa Chăm đặc sắc; có nhiều di tích lich sử, văn hóa của dân tộc.…Mặt khác, với sự phát triển của cơ sở hạ tầng, nhất là sự đa dạng các loại hình giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không là điều kiện lý tưởng, là tiềm năng thế mạnh để các địa phương trong Vùng phát triển mạnh về DL và KTDL. Trong xu thế hội nhập quốc tế (HNQT) ngày càng mở rộng của Việt Nam hiện nay, đặc biệt là cuộc cách mạng Công nghệ 4.0 đã có những tác động lớn đến sự phát triển các ngành kinh tế nói chung và KTDL nói riêng. Là vùng nằm trên tuyến DL xuyên Việt, hành lang Đông - Tây, cửa ngõ của Tây Nguyên, các tỉnh nam Lào, đông bắc Campuchia ra biển Đông... Những năm qua, quá trình HNQT đã làm cho KTDL của vùng KTTĐMT có bước phát triển đáng kể. KTDL của Vùng bước đầu đã phát huy được vai trò của mình trong nền kinh tế, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm... của toàn Vùng và các địa phương. Tuy nhiên, nếu so sánh với tiềm năng, lợi thế và xu hướng phát triển chung của cả nước và thế giới, đặc biệt là những thuận lợi và cơ hội mà HNQT mang lại thì KTDL của Vùng vẫn còn hạn chế như: sản phẩm DL còn đơn điệu và thiếu sức hấp dẫn; chất lượng các sản phẩm của các địa phương chưa cao; năng lực quảng bá giới thiệu về sản phẩm DL còn yếu; giá cả ở nhiều khâu dịch vụ vẫn còn cao; nguồn nhân lực còn thiếu và yếu; hiệu quả thu hút vốn đầu tư còn thấp; liên kết vùng trong phát triển DL vẫn còn nhiều hạn chế, quan hệ lợi ích giữa các chủ thể tham gia vào phát triển KTDL chưa hài hòa, quản lý nhà nước và vài trò của chính quyền địa phương vẫn còn nhiều bất cập,… DL của Vùng đã và đang chịu sự cạnh tranh rất lớn của các vùng trong nước, các nước trong khu vực và quốc tế. Vậy làm thế nào để khắc phục được những hạn chế, khai thác mọi tiềm năng, lợi thế để phát triển KTDL trong vùng trước yều cầu HNQT sâu, rộng. Vì vậy nghiên cứu đề tài: “Phát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong điều kiện hội nhập quốc tế” vừa có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển KTDL nói riêng của Vùng trong thời gian tới. 2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài xây dựng lý luận, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch vùng KTTĐMT trong HNQT. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên cần phải giải quyết những vấn đề sau: Hệ thống hóa cơ sở lý luận, xem xét kinh nghiệm quốc tế và các địa phương trong nước về phát triển KTDL và luận giải cơ sở của phát triển KTDL vùng KTTĐMT trong HNQT. Phân tích thực trạng KTDL trong HNQT của vùng KTTĐMT, từ đó đánh giá phát triển KTDL, chỉ ra những những thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong phát triển KTDL của Vùng trong HNQT. Đưa ra quan điểm, phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển KTDL của vùng KTTĐMT trong HNQT. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu phát triển kinh tế du lịch, bao gồm: các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh KTDL; liên kết trong hoạt động KTDL; quan hệ lợi ích trong phát triển KTDL ở vùng KTTĐMT trong điều kiện HNQT. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Tập trung đi vào phân tích và nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn về phát triển KTDL; đánh giá thực trạng các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh DL như: Kinh doanh lữ hành, kinh doanh lưu trú DL, kinh doanh vận chuyển khách DL, kinh doanh phát triển khu DL và điểm DL, kinh doanh các dịch vụ DL; liên kết trong phát triển KTDL; quan hệ lợi ích giữa các chủ thể tham gia phát triển KTDL. Trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và giải pháp có căn cứ khoa học và có tính khả thi để phát triển KTDL ở vùng KTTĐMT trong HNQT. Về không gian: Nghiên cứu phát triển KTDL ở vùng KTTĐMT bao gồm năm tỉnh, thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Luận án không nghiên cứu riêng lẽ từng tỉnh, thành phố trong Vùng mà xem KTDL của từng tỉnh, thành phố là một bộ phận cấu thành KTDL của vùng KTTĐMT ở Việt Nam trong điều kiện HNQT. Về thời gian: Nghiên cứu phát triển KTDL ở vùng KTTĐMT từ năm 2005 đến 2016, để thu thập số liệu, phân tích tổng hợp và đánh giá thực trạng KTDL của các 3 tỉnh, thành phố trong Vùng, trên cơ sở đó xác định các giải pháp phát triển DL Vùng đến năm 2025. 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án - Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt toàn bộ luận án từ xây dựng cơ sở lý luận về KTDL đến phân tích đánh giá thực trạng phát triển KTDL ở vùng KTTĐMT và đưa ra những giải pháp đẩy mạnh phát triển KTDL ở vùng KTTĐMT. - Luận án sử dụng các phương pháp cụ thể bao gồm: Phương pháp thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp: Dựa trên các văn bản pháp luật, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, niên giám thống kê, số liệu thống kê ở Sở Văn hóa, Thể thao và DL các tỉnh trong Vùng, số liệu thống kê ở Viện nghiên cứu và phát triển DL...để thu thập tài liệu, số liệu nhằm đảm bảo tính khách quan trung thực khi giải quyết vấn đề. Phương pháp thu thập nguồn dữ liệu sơ cấp: Kết hợp sử dụng bảng hỏi và phỏng vấn sâu, thống kê mô tả theo tỷ lệ phần trăm để đánh giá về thực trạng quan hệ lợi ích giữa các chủ thể tham gia hoạt động KTDL ở các tỉnh, thành phố vùng KTTĐMT. Phương pháp phân tích - tổng hợp: Thông qua việc phân tích lý thuyết, tác giả đi sâu vào tìm hiểu, phân tích thực trạng, đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế rút ra những kết luận khoa học và đề xuất phương hướng, giải pháp phù hợp trong thời gian tới. Phương pháp logic kết hợp với lịch sử: Nghiên cứu lập luận vấn đề theo phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong Vùng và toàn Vùng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển lịch sử kinh tế - xã hội của các địa phương trong Vùng và toàn Vùng. Phương pháp so sánh: Qua phân tích phát triển KTDL của một số nước và các Vùng, địa phương trong nước. Từ đó so sánh, đối chiếu và rút ra bài học kinh nghiệm phát triển KTDL cho vùng KTTĐMT. Phương pháp OTSW để làm rõ cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu, đối với vùng KTTĐMT về phát triển KTDL trong điều kiện HNQT. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Thứ nhất, luận án đã phân tích làm rõ hơn bản chất, đặc điểm, vai trò của kinh tế du lịch; từ góc độ kinh tế chính trị đưa ra khái niệm KTDL, phát triển KTDL, nội dung phát triển KTDL, bao gồm: hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của KTDL, 4 liên kết trong hoạt động KTDL, quan hệ lợi ích trong phát triển KTDL; Bằng việc phân tích những kinh nghiệm quốc tế và trong nước về phát triển KTDL trong hội nhập quốc tế. Đồng thời rút ra một số kinh nghiệm để phát triển KTDL ở vùng KTTĐMT. Thứ hai, luận án đã phân tích các điều kiện để phát triển KTDL vùng KTTĐMT; Dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp, sơ cấp luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng phát triển KTDL vùng KTTĐMT theo ba nội dung: tổ chức sản xuất kinh doanh của KTDL; liên kết trong hoạt động KTDL; quan hệ lợi ích trong phát triển KTDL của Vùng. Thứ ba, luận án đã chỉ ra bốn cơ hội, ba nguy cơ, ba điểm mạnh, bốn điểm yếu và thiết lập ma trận OTSW để đề xuất chiến lược. Nêu quan điểm, phương hướng, giải pháp và những kiến nghị có tính khả thi để phát triển KTDL vùng KTTĐMT trong HNQT. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần xây dựng cơ sở khoa học về phát triển KTDL. Luận án đã phân tích, đánh giá, đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển KTDL trong HNQT của vùng KTTĐMT và có thể vận dụng cho phát triển KTDL của Việt Nam. Luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà nghiên cứu và giảng dạy khoa học kinh tế chính trị, kinh tế học nói chung, KTDL nói riêng trong bối cảnh HNQT hiện nay. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án được kết cấu thành 4 chương: Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế du lịch trong hội nhập quốc tế Chương 3. Thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong hội nhập quốc tế Chương 4. Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong hội nhập quốc tế 5 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN KTDL đã và đang trở thành ngành kinh tế quan trọng hiện nay trên thế giới. Chủ đề phát triển KTDL đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của của nhiều nhà khoa học, các nhà kinh tế, quản lý và nhiều chuyên gia khác trong và ngoài nước. Đề tài luận án, đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu thành các nhóm vấn đề để đưa ra các nhận xét và phát hiện những khoảng trống cần nghiên cứu. 1.1. Tổng quan một số công trình nghiên cứu liên quan với đề tài luận án Các tác giả trong và ngoài nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về DL, KTDL, phát triển KTDL ở những mức độ và khía cạnh khác nhau. Qua nghiên cứu các công trình của các tác giả về chủ đề phát triển KTDL trong điều kiện HNQT có thể nhóm thành các hướng nghiên cứu chủ yếu như: Nhóm thứ nhất, kết quả nghiên cứu về KTDL và vai trò của KTDL đối với phát triển kinh tế, văn hóa xã hội ở nơi đến. Liên quan chặt chẽ đến kết quả nghiên cứu này có thể chỉ ra các công trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả dưới đây Tác giả Robert Lanquar (1992) trong nghiên cứu “L’Economie du tourisme” cho rằng DL bao hàm một sự di chuyển từ chỗ ở chính đến nơi mà việc chào hàng một số sản phẩm và dịch vụ cho phép DL hoạt động được, còn KTDL đó là ngành công nghiệp sản xuất ra của cải và dịch vụ bằng cách sử dụng nhân công dồi dào, khai thác các của cải của DL, nhằm biến các tài nguyên nhân lực, tư bản và nguyên liệu thành dịch vụ và sản phẩm. Ảnh hưởng của DL đến nền kinh tế của một quốc gia hay khu vực là hiệu quả của DL nói chung được đánh giá từ tác động của chúng đến các đối tượng được toàn bộ hệ thống kinh tế chấp nhận, chẳng hạn sự góp phần của chúng vào tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, thăng bằng cán cân thanh toán, phân phối công bằng thu nhập quốc dân và tạo ra việc làm. Tác giả đề cập tới yêu cầu về DL, đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng tới cầu DL cũng như phân tích sự tiêu dùng của DL, cung ứng cho DL, đầu tư cho DL. Bên cạnh đó, tác giả chỉ rõ những công cụ và phương tiện phân tích của kinh tế học DL như: thông tin thống kê, các công cụ đo lường, DL và kiểm toán quốc gia,… 6 Hai tác giả Đổng Ngọc Minh và Vương Lôi Đình (2000), người Trung Quốc với công trình nghiên cứu “Kinh tế du lịch và du lịch học” đã đưa ra những nội dung lý luận về DL và KTDL như: khái niện về DL, khái quát về KTDL, sản phẩm DL, thị trường DL. Theo nhóm tác giả này, DL là một ngành công nghiệp “không khói” mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Vì vậy, phải phá vỡ các cản trở về cơ chế, chính sách hay nói cách khác tạo mọi điều kiện thuận lợi để ngành kinh tế này có nhiều cơ hội để phát triển. Bên cạnh đó cũng khái quát về lịch sử phát triển DL ở Trung Quốc rút ra các bài học để phát triển KTDL trong tương lai. Nhóm thứ hai, kết quả nghiên cứu về toàn cầu hóa DL và phát triển KTDL trong tương lai. Liên quan chặt chẽ đến nội dung này có thể chỉ ra các công trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả dưới đây William F.Theobsld (1994) trong công trình nghiên cứu “Global Tourism-The next decade”, đã trình bày khái niệm về DL và phân loại DL; chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực và tích cực của DL. Theo tác giả DL là một trong những nguồn lực lớn thúc đẩy nền hòa bình, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau, những phong tục tập quán của nhau cũng như đánh giá cao về cá nhân con người của mỗi quốc gia, từ đó các quốc gia sẽ xây dựng được sự hiểu biết quốc tế, chính vì vậy nó có thể cải thiện nền hòa bình thế giới. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra định hướng và kế hoạch phát triển DL. Ở một công trình nghiên cứu khác “Global Tourism” (2005) tác giả William F.Theobsld cũng đã đưa ra một số khái niệm liên quan tới DL, phân tích những trở ngại và những cơ hội chính của ngành DL, từ đó chỉ ra các xu hướng phát triển trong tương lai của ngành DL trong bối cảnh HNQT. Joachim Willms (2007) trong công trình nghiên cứu “The Future Trends in Tourism - Global Perspectives”, đã đề cập đến những xu hướng mới của ngành DL trên phạm vi thế giới theo các khu vực địa lý khác nhau, bên cạnh đó đưa ra những con số dự báo về mức độ tăng trưởng của ngành DL trong giai đoạn 2005-2025, từ đó giúp cho các quốc gia hoạch định chính sách và có những giải pháp để phát triển DL của mình trong thời gian tới. Công trình nghiên cứu (2008)“Tourism Policy and Planning Yesterday, Today and Tomorrow” của David L.Edgell, Sr Maria Delmastro Allen Ginger Smith and Jason R.Swanson, đã trình bày những vấn đề lí luận chung về DL, chính sách DL, tầm quan trọng cũng như thách thức của DL trong bối cảnh toàn cầu hóa, từ đó đưa ra một 7 cách nhìn mới về chính sách DL. Công trình cũng đề cập đến các vấn đề chính sách DL trong quá khứ, đặc biệt đề cập đến chính sách DL của Mỹ những năm 1981, từ đó tác giả đi sâu vào nghiên cứu chính sách DL hiện nay. Từ chỗ đánh giá ba giai đoạn của chính sách DL, là giai đoạn hình thành, giai đoạn phát triển và giai đoạn kết thúc từ đó chỉ ra tầm quan trọng của các vấn đề chính sách DL như: DL và sức khỏe, DL tình dục, DL và an ninh, DL không gian, DL sinh thái. Bên cạnh đó, chính sách DL cũng mang lại sự phức tạp như: Về trợ giúp phát triển quốc tế, nợ ngân hàng và các cam kết, tài trợ,... Theo quan điểm của ông DL là một hoạt động kinh tế và thương mại, việc phát triển DL có ý nghĩa lớn đối với chính sách đối ngoại và chính trị của mỗi quốc gia. Vì vậy cần có những chính sách quản lý để phát triển DL bền vững và phải chú trọng tới giáo dục, đào tạo trong ngành DL. Công trình cũng đi sâu nghiên cứu những ảnh hưởng và tác động đến chính sách phát triển DL; hoạch định các chiến lược phát triển DL và đề cập đến các chính sách DL trong tương lai. Nhóm thứ ba, kết quả nghiên cứu có liên quan đến phát triển KTDL ở Việt Nam. Liên quan chặt chẽ đến nội dung này có thể chỉ ra các công trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả dưới đây Vũ Đình Thụy (1996) với công trình nghiên cứu “Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn” cho rằng DL ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân đặc biệt là trong thế kỷ XXI, sẽ đưa lại những giá trị kinh tế không thua kém các ngành dầu lửa và ô tô. Sự phát triển của ngành DL có vai trò rất lớn cả về mặt kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội. Vì vậy, nhiều nước đã lấy DL làm ngành kinh tế mũi nhọn, lôi kéo và tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển theo. Để ngành DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cần phải xác định trong phương hướng phát triển của một nước, được ưu tiên phát triển, có cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho DL phát triển với tốc độ cao, vững chắc. Tác giả chỉ ra kinh nghiệm của một số nước đưa DL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Bên cạnh đó tác giả đi sâu đánh giá tiềm năng và thực trạng của ngành DL Việt Nam, tác giả cho rằng tiềm năng của DL Việt Nam rất lớn, đa dạng cả về tự nhiên lẫn nhân văn. Những năm qua DL Việt Nam đã thu được những thành tựu quan trọng như: số lượng khách DL ngày một tăng, thu nhập xã hội từ DL nộp cho ngân sách nhà nước tăng, cơ sở vật chất - kỹ thuật của ngành DL tăng, quy hoạch phát triển DL có bước rõ nét,…Tuy nhiên, sản phẩm DL chưa đa dạng, chất lượng chưa tốt, nghèo nàn về cơ sở 8 vật chất - kỹ thuật, sự thiếu thốn của cơ sở hạ tầng, công tác quản lý về mặt nhà nước còn nhiều yếu kém. Từ đó, tác giả đưa ra ba nhóm giải pháp: về tổ chức, về kinh tế, về kỹ thuật để đưa ngành DL thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nguyễn Đình Sơn (2002), trong công trình nghiên cứu “Phát triển kinh tế du lịch ở vùng du lịch Bắc Bộ và tác động của nó tới quốc phòng - an ninh” đã khái quát lý luận chung về phát triển KTDL kết hợp với củng cố quốc phòng - an ninh. Từ đó, phân tích thực trạng KTDL ở vùng DL Bắc Bộ trong mối quan hệ với củng cố quốc phòng - an ninh, chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của nó. Đưa ra những phương hướng, mục tiêu và giải pháp để phát triển KTDL ở vùng Bắc Bộ kết hợp với tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh trong thời gian tới. Nguyễn Thị Hồng Lâm (2013), với nghiên cứu “Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế” đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan tới KTDL trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT), phân tích kinh nghiệm phát triển KTDL Trung Quốc, Thái Lan, Singapore rút ra bài học cho phát triển KTDL Việt Nam và các tỉnh Bắc Trung bộ, phân tích thực trạng KTDL ở Bắc Trung Bộ, chỉ ra những thành công và hạn chế. Từ đó đưa ra những giải pháp thúc đẩy phát triển KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong HNKTQT. Nhóm thứ tư, kết quả nghiên cứu có liên quan đến HNQT và DL trong bối cảnh HNQT. Liên quan chặt chẽ đến nội dung này có thể chỉ ra các công trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả dưới đây Các công trình nghiên cứu như: “Toàn cầu hóa kinh tế” (2001) của Dương Phú Hiệp và Vũ Văn Hà; “Những vấn đề toàn cầu hóa kinh tế” (2001) của Nguyễn Văn Dân (chủ biên); “Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hóa: vấn đề và giải pháp” (2002) của Vụ hợp tác quốc tế đa phương, Bộ ngoại giao. Đã chỉ ra cơ sở của toàn cầu hóa kinh tế, những đặc trưng cơ bản của toàn cầu hóa kinh tế, đề cập tới một số quan điểm về toàn cầu hóa kinh tế quốc tế và hội nhập kinh tế ở Việt Nam, chỉ rõ những thuận lợi, khó khăn và các quan điểm cần quán triệt khi đẩy mạnh HNKTQT. Từ phân tích lý luận và thực tiễn quá trình phát triển của toàn cầu hóa và HNKTQT, đề cập đến quá trình HNKTQT của Việt Nam nêu lên những thành công và hạn chế cũng như bài học kinh nghiệm trong hội nhập của Việt Nam. Trong công trình nghiên cứu “Việt Nam tích cực chuẩn bị gia nhập WTO trong một số lĩnh vực dịch vụ” (2004) của Đinh Văn Ân (chủ biên), tác giả đã trình bày sự 9 chuẩn bị tích cực của Việt Nam để sớm gia nhập WTO, tập trung vào một số dịch vụ cơ bản và thiết yếu nhất như: Lĩnh vực ngân hàng, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, giáo dục, y tế, DL. Trong phần Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO trong lĩnh vực DL tác giả đã khái quát về xu hướng tự do hóa thương mại dịch vụ DL trên thế giới, phân tích đánh giá tình hình hoạt động của ngành DL Việt Nam từ sau đổi mới, chỉ ra những yếu kém hạn chế của dịch vụ DL Việt Nam trong bối cảnh HNQT, những cam kết HNKTQT của ngành DL Việt Nam, đưa ra các định hướng và giải pháp cho ngành DL Việt Nam trong bối cảnh đàm phán gia nhập WTO. Công trình nghiên cứu của Mai Lan Hương “Vai trò của Nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam” (2010) đã đề cập đến vấn đề HNKTQT và sự cần thiết của vai trò Nhà nước đối với HNQT, những nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của Nhà nước đối với HNKTQT, xu hướng điều chỉnh chức năng của Nhà nước trong điều kiện toàn cầu hóa và HNKTQT, chỉ ra những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể học tập về vai trò của Nhà nước đối với HNKTQT của các nước ở khu vực Châu Á. Trên cơ sở lý luận đó tác giả đã đi sâu vào phân tích thực trạng về vai trò của Nhà nước đối với HNKTQT của Việt Nam. Đánh giá tác động tích cực, tiêu cực của Nhà nước đối với HNKTQT, chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế. Từ đó đưa ra quan điểm và giải pháp để nâng cao vai trò của Nhà nước đối với HNKTQT của Việt Nam trong thời gian tới. Tác giả Cao Thị Việt Hương ở nghiên cứu “Xây dựng các giải pháp hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Bình Dương đến năm 2020” (2010) đã trình bày những khái niệm về toàn cầu hóa và HNKTQT, đề cập đến năm mức độ hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Chỉ ra tác động tích cực, tiêu cực của HNKTQT đến nền kinh tế nói chung và tăng trưởng của địa phương nói riêng. Theo tác giả HNKTQT đã làm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lao động, có những tác động tích cực, tiêu cực đến đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng ở tỉnh Bình Dương. HNKTQT dẫn đến sự ra đời và hoạt động của các doanh nghiệp FDI ngày càng tăng trong các khu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương đã đưa tới những mặt tích cực đồng thời vẫn còn một số tồn tại trong quá trình hình thành và hoạt động của nó. Bên cạnh đó tác giả còn đề cập đến năng lực cạnh tranh của tỉnh Bình Dương như: Chính sách, môi trường đầu tư, nhân lực, khoa học công nghệ, liên kết vùng,… chỉ ra những thách thức và hạn chế năng lực cạnh tranh dưới tác động HNKTQT. Từ đó, tác gả đưa ra sáu quan 10 điểm, năm giải pháp và những kiến nghị đối với Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương để nâng cao năng lực cạnh của nền kinh tế trong HNKTQT. Nghiên cứu “Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020 đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế” (2011) của Nguyễn Duy Mậu, cung cấp những kiến thức cơ bản như: khái niệm DL, thị trường DL, khách DL, sản phẩm DL, phát triển DL bền vững,… Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển DL Tây Nguyên, đưa ra những quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển DL Tây Nguyên đến năm 2020. Công trình nghiên cứu “Giải pháp phát triển du lịch sinh thái Việt Nam trong xu thế hội nhập” (2006) của Nguyễn Thị Tú đã phân tích làm rõ khái niệm DL, DL sinh thái, yêu cầu, nội dung phát triển DL sinh thái trong xu thế hội nhập, cơ hội và thách thức đối với phát triển DL sinh thái trong xu thế HNKTQT. Đồng thời trên cơ sở phân tích những kinh nghiệm phát triển DL sinh thái của một số nước, tác giả đã rút ra bảy bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào phát triển DL sinh thái ở Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển DL sinh thái ở Việt Nam trong thời gian qua, tác giả đã khẳng định có những thành công và hạn chế, vì vậy để đẩy mạnh phát triển DL sinh thái Việt Nam trong thời gian tới cần phải: Hoàn thiện quy hoạch DL sinh thái bền vững theo hướng cộng đồng, hoàn thiện tổ chức quản lý và cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ phát triển DL; tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật; đa dạng hóa và tạo tính đặc thù của sản phẩm DL sinh thái; nâng cao sản phẩm DL sinh thái; chú trọng công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường; nâng cao chất lượng nguồn DL sinh thái; tăng cường nghiên cứu thị trường, quảng bá, xúc tiến DL sinh thái; tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế trong phát triển DL sinh thái; đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về DL sinh thái. Công trình nghiên cứu “Thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập quốc tế” (2011) của Trần Xuân Ảnh, đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường DL trong HNKTQT; phân tích thực trạng của thị trường DL Quảng Ninh trong HNKTQT, trong đó tác giả đã làm rõ những thành tựu và những vấn đề cần phải khắc phục để mở rộng thị trường DL Quảng Ninh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Từ đó đề xuất năm phương hướng, bốn giải pháp để phát triển thị trường DL Quảng Ninh trong HNKTQT. Công trình nghiên cứu “Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch lữ 11 hành quốc tế Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)” (2012) của Nguyễn Quang Vinh, đã hệ thống hóa những lý luận và thực tiễn về khả năng cạnh tranh bao gồm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp DL lữ hành quốc tế, các yếu tố tác động tới cạnh tranh, chỉ số đo lường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế, phân tích kinh nghiệm cạnh tranh của doanh nghiệp DL lữ hành quốc tế Việt Nam, những thành công và chưa thành công trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh hiện tại và triển vọng nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp DL sau khi Việt Nam gia nhập TWO và đưa ra những phương hướng, giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp DL lữ hành Việt Nam. Nguyễn Văn Mạnh (2008) trong bài “Phát triển bền vững du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, đã chỉ ra sau khi gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), ngành DL Việt Nam đã thay đổi diện mạo của mình trong nền kinh tế quốc dân, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội. Ngành DL Việt Nam đã tham gia sâu hơn vào quá trình HNQT trên diện rộng. Hội nhập WTO cũng đã có tác động nhiều mặt đến phát triển DL của Việt Nam. Tuy nhiên, thị phần của DL Việt Nam đạt được vẫn còn nhỏ bé trong khu vực các nước Đông Nam Á, năng lực cạnh tranh của ngành chưa được cải thiện, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, tác giả cho rằng phải tăng cường nghiên cứu làm rõ các khái niệm và phạm trù cốt lõi trong DL làm cơ sở cho việc quản lý nhà nước và quản trị kinh doanh DL; kịp thời nghiên cứu đánh giá để xếp hạng khu DL, điểm DL, tuyến DL và công nhận đô thị DL ở Việt Nam; phát triển đồng bộ thị trường DL; lựa chọn trong số bốn khu DL tổng hợp và mươi tám khu DL chuyên đề cấp quốc gia để tập trung nguồn vốn hoàn thiện các khu DL quốc gia ngang tầm với các khu DL nổi tiếng của các nước trong khu vực và trên thế giới; xây dựng và ban hành mã ngành đào tạo quốc gia ở bậc đào tạo đại học và sau đại học cho ngành DL; tiếp tục đổi mới chính sách và cơ chế quản lý ngành DL; nâng cao trình độ kinh doanh DL của các doanh nghiệp; tăng cường hơn nữa sự phối hợp liên ngành, liên vùng, các nhà cung ứng DL trong việc xây dựng, phổ biến và phát triển hình ảnh DL Việt Nam nhằm phát triển bền vững DL Việt Nam trong bối cảnh HNQT. Phạm Trung Lương (2015) trong bài “Phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”, cho rằng: toàn cầu hóa là một xu thế khách quan bởi động lực của 12 “toàn cầu hóa” là sự phát triển lực lượng sản xuất, mà lực lượng sản xuất thì không ngừng lớn mạnh. Sự phát triển của DL với tư cách là một ngành kinh tế cũng không nằm ngoài quy luật đó. Hơn nữa, với đặc điểm là ngành kinh tế “liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao”, sự phát triển DL quốc gia không chỉ bó hẹp trong một lãnh thổ “khép kín” mà luôn vươn ra khỏi phạm vi hành chính của một địa phương, một quốc gia, một khu vực. Như vậy, “hội nhập” không chỉ được xem là xu thế mà đó chính là bản chất của sự phát triển DL. DL Việt Nam đã có những bước dài trên con đường hội nhập với những mốc quan trọng, cụ thể bước đầu tiên đánh dấu trong hội nhập là Việt Nam trở thành thành viên ASEAN, Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, thành viên của tổ chức thương mại thế giới. Đây là tiền đề để ngành DL Việt Nam thiết lập và mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới. Trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế, DL Việt Nam đã có nhiều cơ hội song cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, nhiều vấn đề đặt ra cho DL Việt Nam trong quá trình hội nhập như: nhận thức về hội nhập còn hạn chế, năng lực cạnh tranh thấp, quy mô nhỏ và khả năng thôn tính. Vì vậy, cần nâng cao nhận thức xã hội về những cơ hội và nguy cơ của HNQT đối với phát triển kinh tế nói chung và ngành DL nói riêng, nhanh chóng hoàn thiện chính sách đảm bảo cho sự phát triển DL bền vững ở Việt Nam, tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực học hỏi kinh nghiệp phát triển DL trong hội nhập, chấm dứt những phiền hà không đáng có trong các thủ tục xuất nhập cảnh, cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông, đảm bảo an toàn và an ninh. Bài viết “Du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ” (2008) của Hoàng Tuấn Anh, theo tác giả ngành DL Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định quan hệ hợp tác của DL Việt Nam với các nước trên thế giới, các tổ chức khu vực và quốc tế được đẩy mạnh và tăng cường. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật, chính sách chung của Việt Nam đang được hoàn thiện để phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhận thức, hiểu biết một cách toàn diện về những thể chế, nội dung, nguyên tắc trong khung khổ hợp tác quốc tế, trên phạm vi toàn cầu của đội ngũ cán bộ ngành DL còn hạn chế. Tham gia sân chơi toàn cầu nhưng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp DL Việt Nam còn yếu, chất lượng dịch vụ DL Việt Nam chưa cao, …Vì vậy, ngành DL vẫn còn đối mặt với những cạnh tranh ngày càng gay gắt trong khu vực và thế giới. Tác giả đã đưa ra bảy nhiệm vụ trọng tâm của ngành DL cần thực hiện để tranh thủ ngoại lực và phát huy nội lực cho phát triển DL để DL sớm thực hiện được mục tiêu chung trên 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan