Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế...

Tài liệu Phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố huế, tỉnh thừa thiên huế

.PDF
112
235
141

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẶNG HỒNG SƠN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU HUẾ, 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẶNG HỒNG SƠN PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số : 8310102 Định hướng đào tạo: Nghiên cứu LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN XUÂN CHÂU HUẾ, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và hoàn toàn chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Và mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Đặng Hồng Sơn i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn TS.Trần Xuân Châu đã dành nhiều thời gian tận tình hướng dẫn, chỉnh sửa cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, các thầy, cô giáo, đặc biệt là các thầy, cô trong Khoa Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế Huế, Phòng đào tạo sau đại học, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong quá trình học tập và rèn luyện tại Trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Thành ủy Huế, UBND thành phố Huế, phòng Kinh tế, Chi cục Thống kê thành phố Huế; Cục Thống kê tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư và những doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN đã cung cấp những số liệu, tài liệu cần thiết và giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu tại địa bàn. Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tôi đã được rất nhiều sự giúp đỡ của các bạn và gia đình. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và ghi nhận những tình cảm quý báu đó. Xin trân trọng cám ơn ! Thành phố Huế, ngày 20 tháng 9 năm 2018 Tác giả luận văn Đặng Hồng Sơn ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Họ và tên: ĐẶNG HỒNG SƠN Chuyên ngành: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Người hướng dẫn khoa học: TS TRẦN XUÂN CHÂU Tên đề tài: PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển kinh tế tư nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những năm qua, doanh nghiệp kinh tế tư nhân ở thành phố Huế không ngừng phát triển và có nhiều đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế, bất cập và những rào cản. Việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng phát triển, cũng như tác động của KTTN tới sự phát triển kinh tế thành phố Huế là rất cần thiết, từ đó kịp thời có các giải pháp thúc đẩy KTTN tiếp tục phát triển. Đặc biệt, sau khi có Nghị quyết Trung ương 5 (khoá XII), vấn đề nghiên cứu phát triển KTTN ở thành phố Huế là hết sức cần thiết và cấp bách. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận văn cao học chuyên ngành Kinh tế Chính trị. 2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn áp dụng một số phương pháp nghiên cứu với đối tượng nghiên cứu như: Phương pháp thống kê mô tả, thu thập số liệu, phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp điều tra khảo sát thực tế. 3. Kết quả nghiên cứu Góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn và bằng minh chứng các số liệu cụ thể, luận văn đã khẳng định phát triển KTTN là nhiệm vụ trọng tâm, một động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế, nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế và nội lực thành phố Huế. Do vậy, thành phố Huế muốn phát triển mạnh kinh tế, trở thành đô thị hạt nhân, động lực phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế thì cần phải chú trọng phát triển KTTN trong thời gian tới. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBQL CN CNH-HĐH CSH CT CTCP CTTNHH DN DNTN DNNN DNNVV DT DV ĐVT GNP GDP GRDP FDI KD KTTN LN NSLĐ PCI PTBQ PTKT PTKTTCR PTKTTCS TM - DV TNHH TSCĐ TTCN UBND XD XHCN Cán bộ quản lý Công nghiệp Công nghiệp hóa - hiện đại hóa Chủ sở hữu Công ty Công ty cổ phần Công ty trách nhiệm hữu hạn Doanh nghiệp Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp nhỏ và vừa Doanh thu Dịch vụ Đơn vị tính Tổng sản phẩm quốc dân Tổng sản phẩm quốc nội Tổng sản phẩm trên địa bàn Đầu tư trực tiếp nước ngoài Kinh doanh Kinh tế tư nhân Lợi nhuận Năng suất lao động Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Phát triển bình quân Phát triển kinh tế Phát triển kinh tế theo chiều rộng Phát triển kinh tế theo chiều sâu Thương mại dịch vụ Trách nhiệm hữu hạn Tài sản cố định Tiểu thủ công nghiệp Uỷ ban nhân dân Xây dựng Xã hội chủ nghĩa iv MỤC LỤC Trang Lời cam đoan............................................................................................................... i Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii Tóm lược luận văn thạc sĩ kinh tế ............................................................................. iii Danh mục các chữ viết tắt ......................................................................................... iv Mục lục........................................................................................................................v Danh mục bảng biểu, hình vẽ.................................................................................. viii Danh mục hình vẽ .......................................................................................................x MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3 5. Kết cấu của đề tài ....................................................................................................4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN ..................................................................................................................5 1.1. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế tư nhân ..........................................................5 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ...................................................................................5 1.1.2. Phân loại về kinh tế tư nhân ..............................................................................9 1.1.3. Đặc điểm kinh tế tư nhân ................................................................................12 1.1.4. Nội dung phát triển kinh tế tư nhân ................................................................13 1.1.5. Xu hướng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam ...........................................19 1.1.6. Tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế tư nhân...............................................21 1.1.7. Các nhân tố tác động đến phát triển kinh tế tư nhân.......................................24 1.1.8. Vai trò của kinh tế tư nhân ..............................................................................27 1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế tư nhân .....................................................30 1.2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân ở một số nước ..................................30 1.2.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân ở một số địa phương ........................32 v Trang 1.2.3. Kinh nghiệm rút ra cho phát triển KTTN ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế ............................................................................................................................34 Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ................................................................37 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển KTTN ở thành phố Huế .....................................................................................................................37 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ...........................................................................................37 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................38 2.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu ...........................................................42 2.2. Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế .43 2.2.1. Tình hình phát triển số lượng doanh nghiệp khu vực KTTN .........................43 2.2.2. Cơ cấu loại hình doanh nghiệp khu vực KTTN ..............................................44 2.2.3. Tình hình năng lực khai thác, sử dụng nguồn lực trong phát triển KTTN ở thành phố Huế ...........................................................................................................48 2.2.4. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ........60 2.2.5. Đóng góp của khu vực KTTN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Huế .....................................................................................................................64 2.3. Đánh giá chung thực trạng phát triển KTTN ở thành phố Huế giai đoạn 2013 - 2017................................................................................................69 2.3.1. Kết quả đạt được .............................................................................................69 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế .............................................................74 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ...............................80 3.1. Quan điểm và định hướng phát triển KTTN ......................................................80 3.2. Mục tiêu .............................................................................................................81 3.2.1. Mục tiêu tổng quát ..........................................................................................81 3.2.2. Chỉ tiêu cụ thể .................................................................................................81 3.3. Giải pháp phát triển KTTN ở thành phố Huế ....................................................82 vi Trang 3.3.1. Nâng cao khả năng tiếp cận tài chính, nguồn vốn tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp ......................................................................................82 3.3.2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách.........................................................................83 3.3.3. Giải pháp phát triển thị trường ........................................................................85 3.3.4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị cho khu vực kinh tế tư nhân....................................................................................................85 3.3.5. Giải pháp cụ thể theo từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh ...............................86 3.3.6. Giải pháp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp đối với việc phát triển kinh tế tư nhân............................................89 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................93 1. KẾT LUẬN ...........................................................................................................93 2. KIẾN NGHỊ ..........................................................................................................94 2.1. Đối với Trung ương ...........................................................................................94 2.2. Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế .............................................................................94 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................95 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1 NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2 BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN vii DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội thành phố Huế .....................................40 Bảng 2.2: Số lượng doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN đang hoạt động tại thành phố Huế .................................................................................................43 Bảng 2.3: Số lượng doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở thành phố Huế phân theo các ngành kinh tế (tính đến 31/12/2017) .......................................45 Bảng 2.4: Phân bố doanh nghiệp khu vực KTTN theo địa giới hành chính..........47 Bảng 2.5: Tổng hợp vốn trong các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở thành phố Huế đã đăng ký kinh doanh ............................................................48 Bảng 2.6: Vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở thành phố Huế năm 2017.......................................................................50 Bảng 2.7: Tài sản cố định của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố Huế tính đến 31/12/2017 ......................................................51 Bảng 2.8: Trình độ chuyên môn của chủ doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố Huế............................................................................52 Bảng 2.9: Số lượng lao động trong các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở thành phố Huế........................................................................................53 Bảng 2.10: Số lượng lao động trong các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở thành phố Huế phân theo ngành nghề sản xuất kinh doanh ..................54 Bảng 2.11: Tình hình lao động theo độ tuổi và theo trình độ của doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố Huế ...................................55 Bảng 2.12: Tình hình sử dụng công nghệ thông tin của doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở thành phố Huế theo mẫu điều tra............................................57 Bảng 2.13: Thị trường tiêu thụ chính của doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở thành phố Huế theo mẫu điều tra...........................................................59 Bảng 2.14: Các công cụ quảng cáo chính của doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở thành phố Huế theo mẫu điều tra...........................................................59 viii Bảng 2.15: Doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở thành phố Huế........................................................................................60 Bảng 2.16: Hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thuộc khu vưc KTTN ở thành phố Huế năm 2017 ...................................................................63 Bảng 2.17: Cơ cấu giá trị sản xuất khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố Huế phân theo ngành nghề.....................................................................................64 Bảng 2.18: Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ lưu trú ăn uống của khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố Huế ....................................................66 Bảng 2.19: Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố Huế.........................................................................................................67 Bảng 2.20: Tình hình nộp ngân sách của doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở thành phố Huế........................................................................................68 Bảng 2.21: Đánh giá về chính sách phát triển của doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở thành phố Huế theo mẫu điều tra............................................71 Bảng 2.22: Đánh giá được hưởng các chính sách ưu đãi của doanh nghiệp khu vực KTTN ở thành phố Huế theo mẫu điều tra............................................71 Bảng 2.23: Mức độ quan trọng các chính sách ưu đãi doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở thành phố Huế.........................................................................73 Bảng 2.24: Chính quyền địa phương đã hỗ trợ gì cho doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở thành phố Huế theo mẫu điều tra............................................74 Bảng 2.25: Những khó khăn của các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở thành phố Huế được điều tra ...........................................................................75 ix DANH MỤC HÌNH VẼ Số hiệu hình Hình 2.1: Tên hình Trang Số lượng các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố Huế năm 2017 phân theo loại hình doanh nghiệp .................................44 Hình 2.2: Quy mô vốn của các doanh nghiệp KTTN giai đoạn 2013-2017..........49 Hình 2.3: Lao động trong các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN giai đoạn 2013-2017 ................................................................................1 Hình 2.4: Doanh thu của các doanh nghiệp KTTN giai đoạn 2013-2017...............1 Hình 2.5: Lợi nhuận của các doanh nghiệp KTTN giai đoạn 2013-2017 ...............1 x MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển kinh tế tư nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, kinh tế tư nhân duy trì tốc độ tăng trưởng khá, chiếm tỷ trọng 39-40% GDP; thu hút khoảng 85% lực lượng lao động của nền kinh tế, góp phần quan trọng trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội [12]. “Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế” [10]. Điều này mở ra cơ hội lớn cho thành phần kinh tế tư nhân không ngừng phát triển mạnh, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Văn kiện Hội nghị Trung ương 5 (khoá XII) cũng đã khẳng định quan điểm về phát triển kinh tế tư nhân: “Phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh theo cơ chế thị trường là một yêu cầu khách quan, vừa cấp thiết, vừa lâu dài trong quá trình hoàn thiện thể chế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; là một phương sách quan trọng để giải phóng sức sản xuất; huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển” [11]. Thành phố Huế là đô thị loại I thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội của tỉnh; nơi hội tụ nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển nhiều loại hình doanh nghiệp. Những năm qua, kinh tế tư nhân ở thành phố Huế không ngừng phát triển, từng bước khai thác có hiệu quả các nguồn lực và có nhiều đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Huế. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế, bất cập trong việc: tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh; hỗ trợ các cơ chế, chính sách, đổi mới sáng tạo, hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động, hội nhập quốc tế; 1 nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế tư nhân. Tình hình trên đòi hỏi phải nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá đúng thực trạng phát triển, cũng như tác động của kinh tế tư nhân ở thành phố Huế tới sự phát triển kinh tế là rất cần thiết, từ đó, kịp thời có các giải pháp phát huy những mặt mạnh, hạn chế những tác động và có cơ chế thúc đẩy KTTN tiếp tục phát triển theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khoá XII). Xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề tài: “Phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận văn thạc sĩ kinh tế của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình phát triển của KTTN ở thành phố Huế từ năm 2013 - 2017. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố Huế trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế tư nhân. - Phân tích thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế tư nhân giai đoạn 2013 - 2017 của 3 loại hình doanh nghiệp ở thành phố Huế: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân. - Đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở thành phố Huế đến năm 2022 và những năm tiếp theo. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Huế. - Đối tượng khảo sát: Các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố Huế: Công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong giai đoạn 2013 - 2017. Định hướng, giải pháp đến năm 2022 và những năm tiếp theo. 2 - Nội dung: Tập trung nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế qua các loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. 4. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn áp dụng một số phương pháp nghiên cứu với đối tượng nghiên cứu như: 4.1. Phương pháp thu thập số liệu Để làm rõ hơn về phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. - Số liệu thứ cấp: Ðề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp từ Niên giám thống kê thành phố Huế; các giáo trình, Văn kiện Đảng, nghị quyết của Tỉnh ủy và Thành ủy Huế; nguồn số liệu từ Sở Kế hoạch - Đầu tư, các báo cáo tổng kết công tác từ năm 2013 2017 của UBND thành phố Huế. Các nguồn tài liệu khác được thu thập từ sách, báo, tạp chí, internet. - Số liệu sơ cấp: Được thu thập thông qua việc phát phiếu khảo sát điều tra 100 doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở thành phố Huế dựa trên bảng hỏi được thiết kế sẵn. Tương ứng với việc chọn mẫu theo công thức n=N/(1+N*e2)=2.139/(1+2.139*(0,1)2)=85,5 (tác giả làm tròn 100 phiếu để điều tra), tỷ lệ tương ứng với các loại hình doanh nghiệp đang hoạt động là 31,6% DN là DNTN, 56,19% DN là CTTNHH, 12,20% DN là CTCP tương ứng chọn ra 32 DN là DNTN, 56 DN là CTTNHH, 12 DN là CTCP. Sau đó ta lại dùng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để chọn các đơn vị trong từng tổ để điều tra theo bảng câu hỏi; tập trung vào việc điều tra các cơ chế, chính sách, vướng mắc, khó khăn... để từ đó tác giả luận văn đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục để tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân ở thành phố Huế phát triển mạnh mẽ. 4.2. Phương pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu Các tài liệu sau khi được thống kê sẽ tiến hành tổng hợp, phân tích dựa trên các nội dung cần nghiên cứu. Kết hợp giữa các thông tin từ nguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp phản ánh thực trạng phát triển KTTN. 3 Phương pháp này gồm: - Thống kê mô tả và tổng hợp so sánh các số liệu - Xử lý số liệu tính toán bằng phần mền excel Dựa trên các số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được, tác giả tiến hành tổng hợp, lập biểu mẫu và tính toán bằng phần mền excel. Sau đó dựa trên bảng biểu mẫu đã được tổng hợp, tác giả tiến hành so sánh và phân tích các nội dung để đánh giá các vấn đề cần nghiên cứu. 4.3. Phương pháp điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi Với n là cỡ mẫu, N là số lượng tổng thể, e là sai số tiêu chuẩn. N 1+ N (e)2 n= Dựa theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên trên cơ sở biết tổng N= 2.139 (số lượng doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN đang hoạt động), sai số e =10%. Dựa theo công thức tính, tác giả có n = N/(1+N*e2) = 2.139/(1+2.139*(0,1)2) = 85,5. Như vậy, cỡ mẫu xác định là ít nhất 96 doanh nghiệp. Cụ thể tác giả phát 100 phiếu điều tra doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN đang hoạt động tương ứng với số phiếu trên của từng loại hình doanh nghiệp và thu được 100 phiếu hợp lệ. 4.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo Thông qua việc tham khảo ý kiến các chuyên gia: Trong lĩnh vực kinh tế, chính sách, doanh nghiệp. Lãnh đạo thành phố Huế, các sở, ban ngành, giám đốc các doanh nghiệp. Tiếp thu, phân tích và vận dụng có chọn lọc vào việc thực hiện đề tài. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế tư nhân Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN 1.1. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế tư nhân 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Khái niệm về kinh tế tư nhân Kinh tế tư nhân là một loại hình kinh tế phát triển dựa trên sở hữu tư nhân về toàn bộ các yếu tố sản xuất (cả hữu hình và vô hình) được đưa vào sản xuất kinh doanh. Nó hoàn toàn tự chủ, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, cụ thể là: tự chủ về vốn, tự chủ về quản lý, tự chủ về phân phối sản phẩm, tự chủ lựa chọn hình thức tổ chức, quy mô, phương hướng sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trước pháp luật của Nhà nước [5]. Khu vực kinh tế tư nhân: Là khu vực kinh tế bao gồm những đơn vị được tổ chức dựa trên sở hữu tư nhân. Hiện nay, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về kinh tế tư nhân. Ở các quốc gia phát triển thì mọi hoạt động kinh tế không thuộc khu vực kinh tế nhà nước thì đều được coi là khu vực kinh tế tư nhân. Theo Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân đã khẳng định rằng kinh tế tư nhân gồm: kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân “là một khu vực kinh tế, là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân và việc phát triển kinh tế tư nhân được coi là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng trong thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế” [12]. Các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Các loại doanh 5 nghiệp này là hình thức tồn tại của thành phần kinh tế tư bản tư nhân, dựa trên sở hữu tư nhân lớn về tư liệu sản xuất. Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng (2006) trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân) hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy, lần đầu tiên Đảng ta khẳng định kinh tế tư nhân là một thành phần kinh tế, đồng thời khẳng định “các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh... kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế [7]. Đại hội XI của Đảng còn đề ra những chủ trương, chính sách nhằm: hoàn thiện cơ chế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế. Phát triển mạnh các loại hình kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế theo quy định của pháp luật. Tạo điều kiện để các tập đoàn kinh tế tư nhân và tư nhân góp vốn vào kinh tế nhà nước... khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp với nhiều hình thức sở hữu hỗn hợp như: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh [9]. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 đã xác định “Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược”; “Phát huy tối đa nhân tố con người; coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển” [9]. Văn kiện Đại hội XI của Đảng khẳng định: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực của nền kinh tế. Phát triển mạnh các loại hình kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế theo quy hoạch và quy định của pháp luật. Tạo điều kiện hình thành một số tập đoàn kinh tế tư nhân và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước” [9]. “Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh” [9]. 6 Văn kiện Đại hội XII của Đảng một lần nữa khẳng định: “Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp. Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước” [10]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) đã nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo đối với các thành phần kinh tế: “Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng” [10]. Như vậy, có thể hiểu KTTN là khu vực kinh tế gắn liền với sở hữu tư nhân, bao gồm doanh nghiệp của tư nhân ở trong nước: DNTN, công ty THHH (một thành viên; 2 thành viên trở lên), công ty cổ phần, công ty hợp danh và hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, tiểu chủ. 1.1.1.2. Khái niệm về phát triển kinh tế tư nhân * Khái niệm về phát triển: Phạm trù triết học chỉ ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới. Phát triển là một thuộc tính phổ biến của vật chất. Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái bất biến, mà trải qua một loạt các trạng thái từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong. Phạm trù phát triển thể hiện một tính chất chung của tất cả những biến đổi ấy. Nguồn gốc của phát triển là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Phương thức phát triển là chuyển hoá những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất, và ngược lại theo kiểu nhảy vọt. Chiều hướng phát triển là sự vận động xoáy trôn ốc [6]. * Khái niệm về phát triển kinh tế: Phát triển kinh tế bao hàm ý nghĩa rộng hơn tăng trưởng kinh tế, vì trong tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người chỉ là thước đo về số lượng, chưa biểu thị được chất lượng. Về khía cạnh chất lượng, PTKT có ý nghĩa rộng lớn hơn tổng sản phẩm thực tế của nền kinh tế, nó bao gồm hầu như tất cả các khía cạnh văn hoá, xã hội, chính trị. Cho nên, PTKT không phải chỉ là sự tăng trưởng, vì nó có những mục tiêu khác với sự tăng trưởng đơn giản của tổng sản phẩm quốc dân. Sự phát 7 triển là quá trình một xã hội đạt đến trình độ thoả mãn các nhu cầu mà xã hội ấy coi là cơ bản. PTKT được xem xét trước hết và cơ bản ở ba khía cạnh chính: - Tổng sản phẩm trong nước (GDP) hay tổng sản phẩm quốc dân (GNP) tính theo đầu người. Đây là chỉ tiêu tổng hợp, thể hiện đại thể và căn bản về trạng thái kinh tế, sự tăng trưởng và sự phát triển của một nước. Nhưng xét về mặt chất lượng, còn phải xem xét năng suất lao động chung và năng suất của các ngành, các vùng khác nhau, thu nhập của các tầng lớp dân cư và của các vùng khác nhau. - Mức độ thoả mãn các nhu cầu xã hội được coi là cơ bản, tức là các chỉ tiêu xã hội về phát triển; chúng phản ánh chất lượng của sự phát triển xét về nội dung phương thức sinh hoạt kinh tế như tuổi thọ bình quân, số calo theo đầu người, tỉ lệ người biết chữ. - Cơ cấu của nền kinh tế, tính chất và sự thay đổi của nó. + Phát triển kinh tế theo chiều rộng (PTKTTCR): Phát triển kinh tế bằng cách tăng số lượng lao động, khai thác thêm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng thêm tài sản cố định và tài sản lưu động trên cơ sở kĩ thuật như trước. Trong điều kiện một nước kinh tế chậm phát triển, những tiềm năng kinh tế chưa được khai thác và sử dụng hết, nhất là nhiều người lao động chưa có việc làm thì PTKTTCR là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, nhưng đồng thời phải coi trọng phát triển kinh tế theo chiều sâu. Nó thể hiện ở chỗ mức tăng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân vừa dựa vào lực lượng lao động và tài sản cố định, vừa dựa vào cải tiến thiết bị, kĩ thuật, công nghệ và tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, PTKTTCR có những giới hạn, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thấp. Vì vậy, phương hướng cơ bản và lâu dài là phải chuyển sang phát triển kinh tế theo chiều sâu + Phát triển kinh tế theo chiều sâu (PTKTTCS): Phát triển kinh tế chủ yếu nhờ đổi mới thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ kĩ thuật, cải tiến tổ chức sản xuất và phân công lại lao động, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn nhân tài, vật lực hiện có. Trong điều kiện hiện nay, những nhân tố phát triển theo chiều rộng đang cạn dần, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật trên thế giới ngày càng phát triển mạnh với những tiến bộ mới về điện tử và tin học, công nghệ mới, vật liệu mới, công nghệ sinh học đã thúc đẩy các nước coi trọng chuyển sang PTKTTCS. Kết quả PTKTTCS được biểu hiện ở 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan