Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Phát triển làng nghề mây tre đan trên địa bàn huyện quảng điền, tỉnh thừa thiê...

Tài liệu Phát triển làng nghề mây tre đan trên địa bàn huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế

.PDF
116
250
150

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thừa Thiên Huế, ngày 12 tháng 8 năm 2018 Học viên Nguyễn Văn Minh i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân, tập thể. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Phan Thanh Hoàn, người hướng dẫn khoa học trực tiếp, đã dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ của trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan thuộc ủy ban nhân dân huyện Quảng Điền, ủy ban nhân dân xã Quảng Phú, xã Quảng Lợi, ban điều hành các thôn Bao La, Thủy Lập, Hợp tác xã mây tre đan Bao La, cơ sở sản xuất mây tre đan Thuỷ Lập, các hộ sản xuất nghề mây tre ở các làng nghề đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn này. Cuối cùng, tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể lớp K17A1, Cao học quản lý kinh tế (niên khóa 2016-2018) trường Đại học Kinh tế, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Do còn hạn chế về lý luận và kinh nghiệm nên luận văn không trách khỏi những sai sót. Kính mong quý thầy, cô giáo, các chuyên gia, đồng nghiệp tiếp tục có những ý kiến đóng góp để luận văn được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn. Học viên Nguyễn Văn Minh ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii MỤC LỤC................................................................................................................. iii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ .............................. viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... ix DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ..............................................................................x DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................ xi PHẦN I. MỞ ĐẦU ....................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...............................................................................2 2.1. Mục tiêu chung .....................................................................................................2 2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................2 3.1. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................2 3.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................3 4.1. Phương pháp thu thập số liệu ...............................................................................3 4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ..............................................................3 4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp................................................................3 4.1.3. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo.............................................................4 4.2. Phương pháp xử lý số liệu sơ cấp.........................................................................4 4.2.1. Phương pháp thống kê mô tả.............................................................................4 4.2.2. Phân tích nhân tố EFA (Exploratory Factor Analysis) .....................................5 4.2.3. Kiểm định T-test ...............................................................................................6 4.2.4. Phân tích hồi quy đa biến ..................................................................................7 4.3. Phương phát phân tích SWOT..............................................................................8 4.4. Công cụ xử lý dữ liệu ...........................................................................................8 4.5. Kết cấu luận văn ...................................................................................................8 iii PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .....................................................................9 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ .........................................................................................................................9 1.1. Khái quát về làng nghề, làng nghề truyền thống ..................................................9 1.1.1. Làng nghề .........................................................................................................9 1.1.2. Nghề truyền thống ..........................................................................................10 1.1.3. Làng nghề truyền thống..................................................................................10 1.2. Vai trò của phát triển làng nghề đối với kinh tế - xã hội....................................11 1.2.1. Phát triển làng nghề góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn.................................................................................................11 1.2.2. Phát triển làng nghề góp phần khai thác và phát huy những nguồn lực sẵn có của địa phương ..........................................................................................................12 1.2.3. Phát triển làng nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ............................13 1.2.4.Phát triển làng nghề góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn ...................................................................................................................................13 1.2.5. Phát triển làng nghề góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, thúc đẩy phát triển du lịch ...............................................................................................................14 1.2.6.Phát triển làng nghề góp phần tăng giá trị sản xuất hàng hóa và kim ngạch xuất khẩu ...................................................................................................................14 1.3. Đặc điểm của làng nghề......................................................................................15 1.4. Đặc điểm của nghề mây tre đan .........................................................................16 1.5. Phát triển làng nghề truyền thống.......................................................................17 1.5.1. Một số khái niệm............................................................................................17 1.5.2. Nội dung và tiêu chí đánh giá phát triển làng nghề truyền thống ..................18 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề .................................................19 1.6.1. Nguồn nhân lực ..............................................................................................19 1.6.2. Nguyên vật liệu ..............................................................................................20 1.6.3. Vốn cho phát triển sản xuất............................................................................20 1.6.4. Thị trường.......................................................................................................21 iv 1.6.5. Cơ chế chính sách về phát triển làng nghề.....................................................22 1.6.6. Kết cấu hạ tầng ...............................................................................................22 1.6.7. Yếu tố truyền thống........................................................................................23 1.7. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu sự phát triển của làng nghề MTĐ .................24 1.7.1. Các chỉ tiêu phản ánh quy mô ........................................................................24 1.7.2. Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng..................................................................24 1.7.3. Các chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh .......................................................24 1.7.4. Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh .....................................................25 1.8. Kinh nghiệm phát triển làng nghề của một số địa phương ở Việt Nam.............25 1.8.1. Phát triển làng nghề của tỉnh Vĩnh Long .......................................................25 1.8.2. Phát triển làng nghề mây tre đan Ninh Sở, Thường Tín, Hà Nội ..................26 1.8.3. Phát triển làng nghề mây tre đan Lập Thạch, Vĩnh Phúc ..............................27 1.8.4. Một số bài học rút ra từ sự phát triển làng nghề ............................................29 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ MÂY TRE ĐAN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ...........30 2.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu.......................................................................30 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..........................................................................................30 2.1.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................30 2.1.1.2. Khí hậu – thời tiết ........................................................................................30 2.1.1.3. Địa hình đất đai, thổ nhưỡng........................................................................30 2.1.1.4. Tài nguyên....................................................................................................32 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...............................................................................32 2.1.2.1. Cơ sở hạ tầng................................................................................................34 2.1.2.2. Dân số và lao động.......................................................................................35 2.1.2.3. Giáo dục - Đào tạo .......................................................................................36 2.1.2.4. Y tế ...............................................................................................................37 2.2. Thực trạng phát triển làng nghề mây tre đan ở huyện Quảng Điền ...................37 2.2.1. Phân tích thực trạng các làng nghề sản xuất mây tre đan ..............................37 2.2.1.1. Giới thiệu về các làng nghề sản xuất mây tre đan .......................................37 v 2.2.1.2. Nguồn nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất mây tre đan ..........................39 2.2.1.3. Công đoạn trong đan lát ...............................................................................41 2.2.1.4.Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh và lao động trong các làng nghề mây tre đan........................................................................................................................42 2.2.1.5.Giá trị sản xuất, vốn và tài sản cố định phục vụ sản xuất ở các làng mây tre đan .............................................................................................................................45 2.2.1.6. Sản phẩm và kênh phân phối sản phẩm mây tre đan ...................................45 2.2.1.7. Ô nhiễm môi trường ở các làng nghề...........................................................48 2.2.1.8. Thực trạng các cơ sở sản xuất mây tre đan tiêu biểu ...................................49 2.2.2. Phân tích thực trạng làng nghề mây tre đan qua số liệu điều tra hộ sản xuất 51 2.2.2.1. Thông tin chung và đặc điểm ngành nghề của các hộ điều tra ....................51 2.2.2.2. Lao động nghề mây tre đan của các hộ điều tra...........................................53 2.2.2.3. Vốn phục vụ sản xuất...................................................................................54 2.2.2.4. Nguyên liệu đầu vào ....................................................................................55 2.2.2.5. Mặt bằng và thiết bị sản xuất .......................................................................56 2.2.2.6. Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ điều tra .....................57 2.2.3. Đánh giá của hộ sản xuất về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề mây tre đan huyện Quảng Điền ................................................................59 2.2.3.1. Kiểm định thang đo......................................................................................59 2.2.3.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) ................................................63 2.2.3.3. Kết quả đánh giá hoạt động của làng nghề mây tre đan ..............................66 2.2.3.4. Phân tích mô hình hồi quy ...........................................................................71 2.2.4. Đánh giá chung về tình hình phát triển làng nghề mây tre đan ở Huyện Quảng Điền ...........................................................................................................................75 2.2.4.1. Điểm mạnh trong phát triển làng nghề mây tre đan.....................................75 2.2.4.2. Điểm yếu trong phát triển làng nghề mây tre đan........................................75 2.2.4.3. Cơ hội trong phát triển làng nghề mây tre đan.............................................76 2.2.4.4. Thách thức trong phát triển làng nghề mây tre đan .....................................76 vi CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ MÂY TRE ĐAN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ...........78 3.1. Quan điểm phát triển ..........................................................................................78 3.2. Định hướng phát triển ........................................................................................78 3.3. Mục tiêu phát triển .............................................................................................79 3.3.1. Mục tiêu chung................................................................................................79 3.3.2. Mục tiêu cụ thể:..............................................................................................79 3.4. Các giải pháp phát triển......................................................................................80 3.4.1. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm ...........................................................80 3.4.2. Quy hoạch vùng nguyên liệu...........................................................................82 3.4.3. Tạo nguồn vốn cho phát triển sản xuất ...........................................................83 3.4.4. Nâng cao tay nghề cho lao động .....................................................................84 3.4.5. Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất ..................................................85 3.4.6. Khuyến khích thành lập Hiệp hội làng nghề...................................................85 3.4.7. Giải pháp về môi trường .................................................................................86 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................87 1. Kết luận .................................................................................................................87 2. Kiến nghị ...............................................................................................................88 2.1. Đối với Chính phủ..............................................................................................88 2.2. Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế và huyện Quảng Điền.........................................88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................89 PHỤ LỤC .................................................................................................................92 QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1 NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2 BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN vii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên học viên: NGUYỄN VĂN MINH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Định hướng đào tạo: Ứng dụng Mã số: 8340410 Niên khoá: 2016-2018 Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN THANH HOÀN Tên đề tài: PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ MÂY TRE ĐAN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề mây tre đan ở huyện Quảng Điền. Từ đó, đề xuất các giải pháp để phát triển làng nghề trong thời gian tới. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu hoạt động sản xuất, phát triển làng nghề mây tre đan và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề mây tre đan trên địa bàn huyện Quảng Điền. 2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng Phương pháp thu thập số liệu, Phương pháp chuyên gia chuyên khảo, Phương phát phân tích SWOT, Phương pháp xử lý số liệu sơ cấp (Phương pháp thống kê mô tả, phân tích nhân tố EFA, kiểm định T-test, phân tích hồi quy đa biến). 3. Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận Luận văn đã hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề, đánh giá đúng thực trạng, phân tích và chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề mây tre đan ở huyện Quảng Điền. Hiện nay, làng nghề MTĐ Quảng Điền đang mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế, tồn tại cần được khắc phục. Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm đóng góp tích cực cho sự phát triển của các làng nghề MTĐ trên địa bàn huyện Quảng Điền. viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CC Cơ cấu CSSX Cơ sở sản xuất DN Doanh nghiệp DNTT Doanh nghiệp tư nhân GTGT Giá trị gia tăng GTSX Giá trị sản xuất HTX Hợp tác xã LN Làng nghề LNTT Làng nghề truyền thống MTĐ Mây tre đan PTBV Phát triển bền vững SL Số lượng SX Sản xuất SXKD Sản xuất kinh doanh TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTCN Tiểu thủ công nghiệp UBND Uỷ ban nhân dân ix DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Quảng Điền năm 2017.......................31 Bảng 2.2: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội của huyện Quảng Điền năm 2017 ..............................................................................................33 Bảng 2.3: Tình hình dân số và lao động huyện Quảng Điền ....................................35 Bảng 2.4: Cơ sở và nhân lực giáo dục huyện Quảng Điền .......................................36 Bảng 2.5: Tình hình cơ bản các làng nghề mây tre đan ở huyện Quảng Điền .........39 Bảng 2.6: Giá của một số loại nguyên liệu ...............................................................40 Bảng 2.7: Loại hình tổ chức sản xuất và lao động trong các cơ sở sản xuất mây tre đan trên toàn huyện Quảng Điền...............................................................................43 Bảng 2.8: Giá trị sản xuất của các làng nghề mây tre đan qua các năm ...................45 Bảng 2.9: Giá của một số sản phẩm mây tre đan năm 2017 .....................................46 Bảng 2.10: Doanh thu từ sản phẩm mây tre đan năm 2017 ......................................46 Bảng 2.11: Doanh thu và giá trị ngày công của CSSX MTĐ Thuỷ Lập ..................49 Bảng 2.12: Cơ cấu lao động của HTX Bao La .........................................................50 Bảng 2.13: Doanh thu và giá trị ngày công của HTX Bao La ..................................51 Bảng 2.14: Thông tin chung về hộ sản xuất MTĐ....................................................52 Bảng 2.15: Đặc điểm ngành nghề của hộ điều tra ....................................................53 Bảng 2.16: Tình hình lao động trong các hộ điều tra................................................53 Bảng 2.17: Đánh giá của hộ gia đình về lao động MTĐ trên địa bàn huyện............54 Bảng 2.18: Nguồn vốn và mục đích sử dụng vốn của các hộ điều tra ......................55 Bảng 2.19: Đánh giá của hộ gia đình về mức độ đáp ứng của nguyên liệu sản xuất MTĐ ..........................................................................................................................56 Bảng 2.20: Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ điều tra ................58 Bảng 2.21: Thay đổi của thu nhập ............................................................................59 Bảng 2.22: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề MTĐ huyện Quảng Điền ...........................................................60 Bảng 2.23: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett's Test ............................................63 x Bảng 2.24: Kết quả phân tích nhân tố khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề MTĐ Quảng Điền......................................................................63 Bảng 2.25: Kết quả đánh giá chất lượng nguồn lao động cho nghề MTĐ tại huyện Quảng Điền ...............................................................................................................66 Bảng 2.26: Kết quả đánh giá vốn phục vụ sản xuất MTĐ tại huyện Quảng Điền....67 Bảng 2.27: Kết quả đánh giá nguồn nguyên liệu cho làng nghề MTĐ huyện Quảng Điền ...........................................................................................................................68 Bảng 2.28: Kết quả đánh giá tác động của thị trường, sản phẩm và tiêu thụ đến làng nghề MTĐ tại huyện Quảng Điền .............................................................................69 Bảng 2.29: Kết quả đánh giá chính sách của nhà nước cho làng nghề MTĐ tại huyện Quảng Điền.....................................................................................................70 Bảng 2.30: Kết quả đánh giá yếu tố hỗ trợ cho làng nghề MTĐ tại huyện Quảng Điền ...........................................................................................................................70 Bảng 2.31: Hệ số tương quan Pearson ......................................................................71 Bảng 2.32: Tóm tắt mô hình .....................................................................................72 Bảng 2.33: Kết quả phân tích hồi quy.......................................................................73 Biểu đồ 2.1: Đánh giá của hộ gia đình về thiết bị sản xuất MTĐ.............................57 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất các sản phẩm MTĐ ...................................................41 Sơ đồ 2.2: Kênh tiêu thụ nội địa................................................................................47 Sơ đồ 2.3: Kênh xuất khẩu ........................................................................................48 xi PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nước nông nghiệp, có gần 70% lao động ở khu vực nông thôn. Việc phát triển các làng nghề truyền thống (LNTT) đang góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất (SX) công nghiệp và dịch vụ. Tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương theo hướng bền vững, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trong những năm qua, nhiều địa phương trên cả nước đang đẩy mạnh phát triển làng nghề (LN) đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trong tỉnh, cả nước và xuất khẩu. LN hiện có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Quảng Điền là huyện nằm về phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế khoảng 15 km, với dân số trung bình là 81.774 người trong đó có 71.021 người sinh sống ở vùng nông thôn. Trên địa bàn huyện có 74 doanh nghiệp (DN), 25 hợp tác xã (HTX), 1.369 cơ sở sản xuất (CSSX) công nghiệp [5]. Quảng Điền cũng là địa phương có nhiều nghề, làng nghề thủ công truyền thống. Trong những năm gần đây giá trị SX công nghiệp của các LN tăng lên rất nhanh. Phát triển LN đã góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện, đời sống người lao động từng bước được nâng cao, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động… góp phần quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Trên địa bàn huyện Quảng Điền có 2 làng nghề sản xuất mây tre đan (MTĐ) với 534 hộ tham gia sản xuất. Cùng với sự phát triển chung của các LN trên địa bàn huyện, các LN sản xuất MTĐ đã có những bước phát triển đáng kể nhưng vẫn còn nhiều tiềm năng, lợi thế chưa khai thác hết. Sản xuất nghề MTĐ vẫn mang tính chất thủ công trong các hộ gia đình. Trình độ công nghệ thấp, trang thiết bị SX thô sơ. Năng suất lao động thấp, thu nhập từ nghề chưa đủ sức thu hút lao động trẻ. Chính sách hỗ trợ của nhà nước cho các làng nghề chưa phát huy hết hiệu quả. Quá trình 1 phát triển nghề MTĐ còn có những bất cập cần nghiên cứu giải quyết. Để LN phát triển cần phải có những hành động thiết thực giúp LN nâng cao năng lực SX, gia tăng giá trị SX hàng hóa, phát huy hết lợi thế cạnh tranh... Nghiên cứu thực trạng LN MTĐ huyện Quảng Điền, từ đó tìm ra những giải pháp phát triển bền vững LN là một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, tôi chọn đề tài: “Phát triển làng nghề mây tre đan trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của LN MTĐ ở huyện Quảng Điền. Từ đó, đề xuất các giải pháp giúp LN phát triển trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển LNTT - Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển LN MTĐ ở huyện Quảng Điền từ năm 2015 đến năm 2017 - Đề xuất các giải pháp phát triển LN MTĐ ở huyện Quảng Điền đến năm 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động SX, phát triển LN MTĐ và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển LN MTĐ trên địa bàn huyện Quảng Điền. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển LN và đưa ra giải pháp phát triển LN MTĐ trên địa bàn huyện Quảng Điền. Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Huế. 2 Phạm vi về thời gian: Đánh giá thực trạng phát triển LN trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017. Đề xuất giải pháp phát triển LN MTĐ trên địa bàn huyện đến năm 2025. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu 4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo về tình hình tiêu thụ, nguồn vốn, lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của các làng nghề MTĐ trong huyện. Ngoài ra, các số liệu liên quan đến tình hình tổng quan về các LN được thu thập từ các các công trình nghiên cứu khoa học, niên giám thống kê, tạp chí chuyên ngành về LNTT. 4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp là phương pháp thu thập thông tin qua các cuộc điều tra, khảo sát thực tế. Tác giả sử dụng phiếu điều tra để thu thập thông tin, số liệu cần thiết về người lao động, quá trình SX, sản phẩm MTĐ, thị trường tiêu thụ, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển LN… Đối tượng điều tra: Hộ sản xuất MTĐ - Phương pháp chọn mẫu: Hiện nay trên địa bàn huyện có 2 thôn sản xuất MTĐ, tác giả chọn ngẫu nhiên các hộ sản xuất hàng MTĐ của 2 thôn: Thủy Lập, Bao La để điều tra. Kích thước mẫu: Số lượng mẫu tối thiểu cần lấy cho nghiên cứu phải có một dung lượng mẫu sao cho những thông tin thu được đủ để đại diện và suy rộng cho cả tổng thể. Nghiên cứu này sử dụng phép chọn không lặp, với yêu cầu mức độ tin cậy (t) là 95%, với giá trị của hệ số tin cậy được tính sẵn theo hàm Ф(t) của Lia-pu-nốp = 2, sai số chọn mẫu (ε) không vượt quá 10% kích thước mẫu. Kích thước mẫu cho nghiên cứu không lặp lại được tính toán theo theo công thức sau [15]: 3 Trong đó: N là kích thước của tổng thể; n là dung lượng mẫu; t là hệ số tin cậy; ε là phạm vi sai số chọn mẫu; pq là phương sai của tiêu thức thay phiên, tiêu thức thay phiên là những phương án trả lời loại trừ nhau; p + q =1 nên pq lớn nhất khi p=q=0.5. Trong chọn mẫu, dung lượng mẫu lớn nhất khi pq lớn nhất, vì vậy chọn p*q = 0,25 để tính số lượng mẫu cho tổng thể nghiên cứu nhằm đạt được tính đại diện cao nhất. Huyện Quảng Điền có 534 hộ làm nghề. Theo đó kích thước mẫu tổng thể N = 534. Như vậy số lượng mẫu tối thiểu cần phải lấy được tính như sau: n = 84 hộ, là số lượng mẫu tối thiểu cần phải lấy. Tuy nhiên trong quá trình điều tra có thể gặp một tỉ lệ từ chối khảo sát hoặc rủi ro khác do đó nghiên cứu tiến hành lấy thêm số lượng mẫu phụ bằng 15% số lượng mẫu chính, tức là lấy thêm 13 mẫu nữa vậy tổng số lượng mẫu của nghiên cứu này là 97 hộ sản xuất MTĐ được chọn ngẫu nhiên. Hộ được chọn phải thỏa mãn điều kiện: Hộ đang SX hàng MTĐ. Thực tế số phiếu thu được có thể dùng để nghiên cứu là 93 phiếu (LN Bao la 31 phiếu/164 hộ sản xuất MTĐ, LN Thuỷ Lập 62 phiếu/370 hộ sản xuất MTĐ) 4.1.3. Phương pháp chuyên gia chuyên khảo Để phục vụ mục đích nghiên cứu, trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả còn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu các lãnh đạo, chuyên viên của phòng công thương huyện, các nhà quản lý về nghề truyền thống, các nghệ nhân nghề MTĐ, quản lý HTX sản xuất MTĐ. Nhờ vậy, thông tin thu thập được và các ý kiến liên quan đến đề tài nghiên cứu mang tính thực tế và tính thuyết phục cao. 4.2. Phương pháp xử lý số liệu sơ cấp 4.2.1. Phương pháp thống kê mô tả Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số 4 liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra những kết luận dựa trên những số liệu và thông tin thu thập được trong điều kiện không chắc chắn. Phương pháp thông kê mô tả được sử dụng trong luận văn để tiến hành mô tả và phân tích các số liệu về đặc điểm của đối tượng được phỏng vấn (như: độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn,…). 4.2.2. Phân tích nhân tố EFA (Exploratory Factor Analysis) Trong quá trình nghiên cứu, luận văn thu thập được một số lượng lớn các biến (như trong bảng khảo sát tại phụ lục 2) và hầu hết các biến này có liên quan với nhau. Do đó, luận văn tiến hành phân tích EFA để gom các biến có liên quan với nhau lại thành một nhân tố. Khi đó, việc xử lý số liệu sẽ thuận tiện hơn và người đọc sẽ có một cái nhìn khái quát hơn về các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển của Làng nghề mây tre đan. Các thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy sẽ được sử dụng phân tích nhân tố để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát thành một tập biến (gọi là nhân tố) ít hơn. Các nhân tố được rút gọn này sẽ có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu [29]. Để đảm bảo cho phân tích nhân tố EFA, luận văn sử dụng hệ số Alpha của Cronbach để đo lường độ tin cậy của các thang đo và để loại ra các biến quan sát không đảm bảo độ tin cậy trong thang đo. Điều kiện tiêu chuẩn chấp nhận của biến gồm 02 điều kiện: Những biến có hệ số tương quan biến tổng phù hợp (Corrected Item – Total Correlation) > 0,3. Các hệ số Cronbach’s Alpha của các biến phải từ 0,6 trở lên và lớn hơn hoặc bằng hệ số Cronbach’s Alpha if Item Deleted. Thỏa mãn 02 điều kiện này thì các biến phân tích được xem là chấp nhận và thích hợp đưa vào phân tích ở những bước tiếp theo. Bên cạnh đó, kiểm định Barlett có ý nghĩa thống kê (sig < 0,05), chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Xem xét giá trị KMO: 0,5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu. Ngược lại, KMO < 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu [21]. 5 Để phân tích EFA có giá trị thực tiễn: tiến hành loại các biến quan sát có hệ số tải nhân tố < 0,5. Xem lại thông số Eigenvalues (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) có giá trị > 1 Xem xét giá trị tổng phương sai trích (yêu cầu là ≥ 50%) cho biết các nhân tố được trích giải thích được phần trăm sự biến thiên của các biến quan sát. Tiêu chuẩn đối với hệ số tải nhân tố là phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA. Các mức giá trị của hệ số tải nhân tố: lớn hơn 0,3 là đạt mức tối thiểu, lớn hơn 0,4 là quan trọng, lớn hơn 0,5 là có ý nghĩa thực tiễn. Tiêu chuẩn chọn mức giá trị hệ số tải nhân tố: cỡ mẫu ít nhất là 350 thì có thể chọn hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,3, nếu cỡ mẫu khoản 100 đến 350 thì chọn hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5; Nếu cỡ mẫu khoảng 50 đến 100 thì hệ số tải nhân tố phải lớn hơn 0,75 [29]. 4.2.3. Kiểm định T-test Để đánh giá sự khác biệt về trị trung bình của một chỉ tiêu nghiên cứu nào đó giữa một biến định lượng và một biến định tính, chúng ta thường sử dụng kiểm định T-test. Đây là phương pháp đơn giản nhất trong thống kê toán học nhằm mục đích kiểm định so sánh giá trị trung bình của biến đó với một giá trị nào đó. Luận văn sử dụng phương pháp kiểm định T-test nhằm đánh giá xem các biến trong các nhóm nhân tố được trích rút ra từ phương pháp phân tích EFA có liên quan đến sự phát triển của làng nghề may tre đan (như: biến về lao động, biến về thị trường,…) được người SX đánh giá ở mức nào. Trong bài, luận văn sử dụng giá trị kiểm định bằng 3 ở độ tin cậy 95%. Với việc đặt giả thuyết H0: Giá trị trung bình của biến bằng giá trị cho trước ( µ = µ0). Và đưa ra đối thuyết H1: giá trị trung bình của biến khác giá trị cho trước ( µ ≠ µ0). Cần tiến hành kiểm chứng giả thuyết trên có thể chấp nhận được hay không. Để chấp nhận hay bác bỏ một giả thuyết có thể dựa vào giá trị p-value, cụ thể như sau: Nếu giá trị p-value ≤ α thì bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận đối thuyết H1 . 6 Nếu giá trị p-value > α thì chấp nhận giả thuyết H0 và bác bỏ đối thuyết H1. Với giá trị α (mức ý nghĩa) ở trong luận văn là 0,05. 4.2.4. Phân tích hồi quy đa biến Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá và kiểm tra độ tin cậy của thang đo, phân tích hồi quy được tiến hành để xác định mức độ và chiều hướng ảnh hưởng của từng nhóm nhân tố đến sự phát triển của LN MTĐ. Mô hình hồi quy áp dụng là mô hình hồi quy đa biến (mô hình hồi quy bội). Mô hình hồi quy như sau: Y = β0 + β1X1+ β2X2 + β3X3+ β4X4+ β5X5+ β6X6 Mô hình phân tích hồi quy mô tả hình thức của mối liên hệ giữa biến phụ thuộc (sự phát triển của LN MTĐ huyện Quảng Điền) và các biến độc lập là các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề MTĐ như: chính sách nhà nước, thị trường/sản phẩm/tiêu thụ, vốn SX, lao động, yếu tố hỗ trợ và nguyên liệu. Qua đó, giúp dự đoán được mức độ biến thiên của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến độc lập. Phương pháp phân tích được lựa chọn là Stepwise, đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong các nghiên cứu. Mức ý nghĩa được xác lập cho các kiểm định và phân tích là 5% (độ tin cậy 95%). Các kết luận dựa trên hàm hồi quy tuyến tính thu được chỉ có ý nghĩa khi làm hồi quy đó phù hợp với dữ liệu mẫu và các hệ số hồi quy khác 0 có ý nghĩa, đồng thời các giả định của hàm hồi quy tuyến tính cổ điển về phương sai, tính độc lập của phần dư,… được đảm bảo. Vì thế, trước khi phân tích kết quả hồi quy, ta thường thực hiện các kiểm định về độ phù hợp của hàm hồi quy, kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy và đặc biệt là kiểm định các giả định của hàm đó. Tiêu chuẩn chấp nhận phù hợp của mô hình tương quan hồi quy là: - Kiểm định F phải có giá trị sig < 0,05 - Tiêu chuẩn chấp nhận các biến có giá trị Tolerance > 0,0001. - Đại lượng chuẩn đoán hiện tượng đa cộng tuyến với hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) < 10. 7 4.3. Phương phát phân tích SWOT Phân tích đánh giá thực trạng phát triển: điểm mạnh; điểm yếu; cơ hội; thách thức của LN hiện nay, từ đó đề xuất giải pháp phát triển bền vững LN. 4.4. Công cụ xử lý dữ liệu Kết quả điều tra được xử lý, tổng hợp và phân tích trên máy tính dựa trên phần mềm Excel và SPSS. 4.5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành ba chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển làng nghề Chương 2. Thực trạng phát triển làng nghề mây tre đan trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế Chương 3. Giải pháp phát triển làng nghề mây tre đan trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế 8 PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ 1.1. Khái quát về làng nghề, làng nghề truyền thống 1.1.1. Làng nghề Cho đến nay có nhiều khái niệm khác nhau về LN. Cụ thể như sau: Trần Quốc Vượng (1996) cho rằng, LN là làng tuy vẫn có trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi gà, lợn, nhưng ở đó đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, sống chủ yếu bằng nghề đó [26]. Phạm Côn Sơn (2004) định nghĩa LN như sau: “LN là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, kỉ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. LN không những là làng sống chuyên nghề mà cũng hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các LN là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương” [16]. Theo Dương Bá Phượng (2001): “LN là làng ở nông thôn có một hoặc một số nghề thủ công tách hẳn ra khỏi thủ công nghiệp và kinh doanh độc lập. Thu nhập từ các LN đó chiếm tỉ trọng cao trong tổng giá trị toàn làng.” [11, tr. 13] LN được công nhận phải đạt 03 tiêu chí: Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn; Hoạt động SXKD ổn định; Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước [4]. Như vậy, LN là một thiết chế gồm hai yếu tố cấu thành là làng và nghề. Trong đó nghề trong làng đã tách ra khỏi SX nông nghiệp thành ngành kinh doanh độc lập để phù hợp với điều kiện phát triển mới. Theo góc độ kinh tế, có thể hiểu LN là hình thức tổ chức SXKD đặc thù ở nông thôn. Trong đó, có sự chuyên môn hóa của các ngành nghề phi nông nghiệp, ngành nghề phi nông nghiệp có vị trí, vai trò quan trọng, thậm chí là chủ yếu trong đời sống kinh tế của làng. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan