Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phát triển môi trường giáo dục kỷ luật tích cực cho học sinh ở trường trung học ...

Tài liệu Phát triển môi trường giáo dục kỷ luật tích cực cho học sinh ở trường trung học cơ sở thành phố hồ chí minh.

.DOC
208
669
66

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUỲNH NGỌC THANH PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2017 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUỲNH NGỌC THANH PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 62.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. NGUYỄN THỊ MỸ LỘC 2. PGS.TS. TRẦN THỊ TUYẾT OANH THÁI NGUYÊN - 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong một công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2017 Tác giả luận án Huỳnh Ngọc Thanh ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS. TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, PGS. TS. Trần Thị Tuyết Oanh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận án này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Đào tạo - Đại học Thái Nguyên, Ban Giám hiệu trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Tâm lý - Giáo dục đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận án này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, những người thân và bạn bè, đồng nghiệp, những người đã luôn động viên, khuyến khích tôi trong suốt những năm qua để tôi có thể hoàn thành công việc nghiên cứu và ra đời được luận án này. Thái Nguyên, tháng 11 năm 2017 Tác giả luận án Huỳnh Ngọc Thanh iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................ii MỤC LỤC...................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................iv DANH MỤC BẢNG, BIỂU.........................................................................................v DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ............................................................................vi MỞ ĐẦU......................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu................................................................................................2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.........................................................................2 4. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................................2 5. Giả thuyết khoa học..................................................................................................2 6. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................................2 7. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................3 8. Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu.......................................................................3 9. Những luận điểm cần bảo vệ của luận án................................................................6 10. Kết quả mới của luận án.........................................................................................6 11. Cấu trúc luận án......................................................................................................6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ........................................................................................7 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề...............................................................................7 1.1.1. Về môi trường giáo dục kỷ luật tích cực............................................................7 1.1.2. Về phát triển môi trường giáo dục kỷ luật tích cực.........................................14 1.2. Các khái niệm liên quan......................................................................................23 1.2.1. Kỷ luật..............................................................................................................23 1.2.1. Kỷ luật tích cực................................................................................................23 1.2.2. Giáo dục kỷ luật tích cực..................................................................................23 1.2.3. Môi trường giáo dục kỷ luật tích cực...............................................................24 iv 1.2.4. Phát triển môi trường giáo dục kỷ luật tích cực...............................................25 1.3. Một số vấn đề về môi trường giáo dục kỷ luật tích cực.....................................25 1.3.1. Các yếu tố cấu thành môi trường giáo dục kỷ luật tích cực............................25 1.3.2. Vai trò của môi trường giáo dục kỷ luật tích cực đối với việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh Trung học cơ sở...................................29 1.3.3. Đặc điểm của môi trường giáo dục kỷ luật tích cực trong trường Trung học cơ sở..........................................................................................................30 1.4. Một số vấn đề lý luận về phát triển môi trường giáo dục kỷ luật tích cực.........34 1.4.1. Mục đích của phát triển môi trường giáo dục kỷ luật tích cực trong trường Trung học cơ sở...................................................................................34 1.4.2. Các nguyên tắc phát triển môi trường giáo dục kỷ luật tích cực trong trường Trung học cơ sở.....................................................................................36 1.4.3. Nội dung phát triển môi trường giáo dục kỷ luật tích cực trong trường Trung học cơ sở...............................................................................................37 1.4.4. Các con đường phát triển môi trường giáo dục kỷ luật tích cực.....................51 1.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển môi trường giáo dục kỷ luật tích cực cho học sinh Trung học cơ sở...................................................................52 Kết luận chương 1......................................................................................................56 Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH........................................................................58 2.1. Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh....................59 2.2. Tình hình giáo dục cấp Trung học cơ sở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ..........................................................................................................................59 2.2.1. Về biên chế trường, lớp, học sinh....................................................................59 2.2.2. Về kết quả các mặt giáo dục.............................................................................60 2.2.3. Thực trạng đạo đức học sinh Trung học cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh...........60 2.3. Giới thiệu về khảo sát thực trạng phát triển môi trường giáo dục kỷ luật tích cực cho học sinh Trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh....................62 2.3.1. Mục đích khảo sát.............................................................................................62 2.3.2. Nội dung khảo sát..............................................................................................62 v 2.3.4. Phương pháp khảo sát......................................................................................63 2.3.5. Kỹ thuật xử lý số liệu.......................................................................................64 2.4. Kết quả khảo sát thực trạng phát triển môi trường giáo dục kỷ luật tích cực cho học sinh Trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh...........................66 2.4.1. Thực trạng môi trường giáo dục kỷ luật tích cực các trường Trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh.........................................................................66 2.4.2. Thực trạng phát triển MT GDKLTC các trường Trung học cơ sở TP.HCM...........82 2.5. Đánh giá chung về thực trạng MTGDKLTC và công tác phát triển MTGDKLTC cho HS các trường Trung học cơ sở TP.HCM......................................................92 2.5.1. Điểm mạnh.......................................................................................................92 2.5.2. Điểm yếu...........................................................................................................93 2.6. Kinh nghiệm các nước.........................................................................................94 Kết luận chương 2......................................................................................................98 Chương 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.....................................................101 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp phát triển MTGDKLTC.............................101 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, đa dạng..................................................101 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo huy động sự tham gia tích cực, tự giác tối đa của HS...........101 3.1.3. Nguyên tắc nắm bao quát toàn diện và tập trung xử lý khâu yếu kém.........102 3.2. Các biện pháp phát triển MTGDKLTC cho HS ở trường Trung học cơ sở TP.HCM.........................................................................................................103 3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức và năng lực cho đội ngũ về phát triển MTGDKLTC.................................................................................103 3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá MTGDKLTC..........................108 3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo, tổ chức tăng cường ứng dụng ICT trong quản lý nhà trường, quản lý hoạt động dạy học, đổi mới phương pháp dạy học ........................................................................................................................114 3.2.4. Biện pháp 4: Xây dựng và thực hiện các chính sách/quy định quản lý nhà trường có sự tham gia của phụ huynh HS, HS và cộng đồng................116 vi 3.2.5. Biện pháp 5: Tổ chức mô hình lớp học tự quản trong trường học................120 3.2.6. Biện pháp 6: Phát triển mô hình chăm sóc tâm lý và tư vấn HS...................127 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp.......................................................................130 3.4. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ........................................................................................................................131 3.4.1. Tính cấp thiết của các biện pháp được đề xuất..............................................131 3.4.2. Tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.................................................132 3.5. Thử nghiệm........................................................................................................133 3.5.1. Tổ chức thử nghiệm........................................................................................133 3.5.2. Phân tích kết quả thử nghiệm.........................................................................138 Kết luận chương 3....................................................................................................144 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................145 1. Kết luận.................................................................................................................145 2. Khuyến nghị.........................................................................................................146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN................................................................147 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................148 PHỤ LỤC................................................................................................................155 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chữ viết tắt CBQL CNV CSVC GD GV HS HT KLTC MT MTGD MTGDKLTC THCS Chữ đầy đủ Cán bộ quản lý Công nhân viên Cơ sở vật chất Giáo dục Giáo viên Học sinh Hiệu trưởng Kỷ luật tích cực Môi trường Môi trường giáo dục Môi trường giáo dục kỷ luật tích cực Trung học cơ sở v DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1. Bảng 2.2. Kết quả học lực bậc THCS năm học 2014-2015.................................60 Kết quả hạnh kiểm THCS năm học 2014-2015...................................60 Bảng 2.3. Khảo sát thực trạng nhận thức của CBQL, GV và HS về tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành MTGDKLTC trong các trường THCS ..............................................................................................................66 Bảng 2.4. Kết quả khảo sát thực trạng tham gia của HS trong xây dựng nội quy, quy tắc, kế hoạch học tập… trường học......................................68 Bảng 2.5. Kết quả khảo sát thực trạng việc thực hiện nội quy nhà trường..........70 Bảng 2.6. Kết quả khảo sát thực trạng việc thực hiện các nghi thức trong nhà trường.............................................................................................72 Bảng 2.7. Kết quả khảo sát thực trạng việc vận dụng các phương pháp và hình thức dạy học tích cực trong trường học (MT xã hội)..................73 Bảng 2.8. Kết quả khảo sát thực trạng các mối quan hệ giữa GV và HS............75 Bảng 2.9. Kết quả khảo sát thực trạng các mối quan hệ giữa HS và HS.............76 Bảng 2.10. Kết quả khảo sát thực trạng giải quyết các xung đột không dùng bạo lực giữa các HS..............................................................................77 Bảng 2.11. Kết quả khảo sát thực trạng việc học qua các sai lầm của HS (MT tâm lý)..........................................................................................78 Bảng 2.12. Kết quả khảo sát thực trạng hiệu quả của các hình thức kỷ luật.........79 Bảng 2.13. Kết quả khảo sát thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học trong nhà trường...................................................................................80 Bảng 2.14. Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức của CBQL, GV và HS về phát triển MTGDKLTC........................................................................82 Bảng 2.15. Kết quả khảo sát thực trạng phát triển MT tự nhiên............................83 Bảng 2.16. Kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lý nhằm phát triển MT xã hội....................................................................................................85 Bảng 2.17. Kết quả khảo sát thực trạng công tác quản lý nhằm phát triển MT tâm lý....................................................................................................87 Bảng 2.18. Kết quả khảo sát thực trạng tác nghiệp của GV nhằm phát triển vi MTGDKLTC........................................................................................89 Bảng 2.19. Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hường đến sự phát triển TGDKLTC ở các trường THCS TP. HCM..............................................................90 Bảng 3.1. Tiêu chí MTGDKLTC........................................................................110 Bảng 3.2. Kết quả đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp........................131 Bảng 3.3. Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp...............................132 Bảng 3.4. Bảng số liệu lớp thử nghiệm và lớp đối chứng..................................133 Bảng 3.5. Thang điểm đánh giá việc thực hiện nội quy nhà trường của HS ............................................................................................................135 Bảng 3.6. Thang điểm đánh giá việc giải quyết xung đột không dùng bạo lực giữa các HS trong nhà trường......................................................136 Bảng 3.7. Kết quả khảo sát đầu vào việc thực hiện nội quy nhà trường...........138 Bảng 3.8. Kết quả khảo sát đầu vào việc giải quyết các xung đột giữa HS không sử dụng bạo lực.......................................................................139 Bảng 3.9. Kết quả khảo sát đầu ra việc thực hiện nội quy nhà trường..............140 Bảng 3.10. Kết quả khảo sát đầu ra việc giải quyết các xung đột giữa HS không sử dụng bạo lực.......................................................................141 vi DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ 1. Hình Hình 1. 1. Tháp nhu cầu của Maslov..................................................................7 Hình 1. 2. Mô hình môi trường giáo dục..........................................................13 Hình 1. 3. Mô hình môi trường giáo dục tích cực............................................21 Hình 1. 4. Mô hình môi trường giáo dục kỷ luật tích cực................................29 Hình 1. 5. Mô hình phát triển môi trường giáo dục kỷ luật tích cực...............37 2. Biểu đồ Biểu đồ 2.1. Biểu đồ 2.2. Thực trạng HS tham gia xây dựng nội quy trường, lớp..................69 Thực trạng HS thực hiện nội quy nhà trường..................................71 Biểu đồ 2.3. Biểu đồ khảo sát thực trạng việc thực hiện nghi thức trong nhà trường ..........................................................................................................72 Biểu đồ 2.4. Thực trạng vận dụng các phương pháp và hình thức dạy học tích cực.............................................................................................74 Biểu đồ 2.5. Thực trạng giải quyết xung đột không dùng bạo lực giữa các HS.........77 Biểu đồ 2.6. Thực trạng khuôn viên nhà trường..................................................81 Biểu đồ 2.7. Kết quả khảo sát thực trạng phát triển MT tự nhiên.......................84 Biểu đồ 2.8. Thực trạng công tác phát triển MT xã hội.......................................86 Biểu đồ 2.9. Thực trạng công tác phát triển MT tâm lý.......................................87 Biểu đồ 2.10. Thực trạng quá trình tác nghiệp của GV.........................................89 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Người Việt có câu: “Thương cho roi cho roi cho vọt…”- Nghĩa là trừng phạt thể xác hoặc tinh thần nhưng với mục đích giáo dục tốt đẹp, vì tình thương yêu đối với trẻ em thì cũng nên thực hiện. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại biện pháp giáo dục bằng trừng phạt không còn phù hợp. Các số liệu thống kê gần đây cho thấy hiện tượng học sinh không tuân thủ nội quy nhà trường, học sinh có hành vi lệch chuẩn và các vấn đề về bạo lực học đường có xu hướng ngày càng gia tăng. Nhà trường đã có nhiều biện pháp mạnh, mang tính chất áp đặt để “bắt buộc” học sinh phải “ngoan ngoãn” hơn, nhưng rất tiếc tình hình vẫn chưa cải thiện được nhiều. Do đó, cần thiết phải có các giải pháp giáo dục mới, hiệu quả hơn để giải quyết vấn đề trên. Một trong những giải pháp hiệu quả, mang tính nhân văn cao hiện nay đang được áp dụng ở nhiều nước là giáo dục kỷ luật tích cực (GDKLTC). Ở Việt nam, từ năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển đã biên soạn tài liệu và tổ chức triển khai, tập huấn GDKLTC cho cán bộ quản lý (CBQL) và giáo viên (GV) các cấp học. Trái ngược với các biện pháp kỷ luật mang tính áp đặt của người lớn đã và vẫn đang áp dụng, kỷ luật tích cực là nề nếp, kỷ cương, là những nội quy, những quy tắc ứng xử trong nhà trường có sự tham gia xây dựng của HS, GDKLTC là giáo dục dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của học sinh, không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của các em, tạo điều kiện tốt nhất để các em sửa chữa khuyết điểm và rèn luyện, GDKLTC là động viên, khuyến khích, hỗ trợ, nuôi dưỡng lòng ham học dẫn đến ý thức kỷ luật một cách tự giác, nâng cao năng lực và lòng tin của học sinh vào giáo viên. Tuy nhiên, trong thực tiễn, việc áp dụng các biện pháp GDKLTC đối với HS nói chung và HS THCS nói riêng trong cả nước cũng như ở thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều bất cập, một trong những lý do là các trường chưa xây dựng được một môi trường giáo dục thuận lợi để có thể áp dụng các biện pháp này. Do đó, việc xây dựng và phát triển một môi trường GD để thực hiện có hiệu quả các biện pháp GDKLTC là vấn đề có tính cấp thiết, có tính thời sự, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. 2 Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển môi trường giáo dục kỷ luật tích cực cho học sinh ở trường trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về MTGDKLTC, phát triển MTGDKLTC và khảo sát thực trạng MTGDKLTC, phát triển MTGDKLTC ở các trường THCS TP.HCM, luận án đề xuất các biện pháp phát triển MTGDKLTC nhằm góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho HS ở các trường THCS trên địa bàn TP.HCM. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu MTGDKLTC cho HS trong các trường THCS (đặt trong môi trường văn hóa tổ chức). Đối tượng nghiên cứu Phát triển MTGDKLTC cho HS THCS trên địa bàn TP.HCM. 4. Câu hỏi nghiên cứu Làm thế nào để có MTGDKLTC nhằm giúp HS hình thành và phát triển nhân cách? 5. Giả thuyết khoa học MTGD trong trường THCS hiện nay nói chung và ở TP.HCM nói riêng chủ yếu vẫn là GD mệnh lệnh, áp đặt, quyền uy - được thực hiện bởi các quy định ràng buộc và có cả trừng phạt nên dẫn đến hiệu quả giáo dục còn hạn chế. Do đó, nếu phát triển MTGDKLTC với phương châm tất cả vì lợi ích của HS trên cơ sở tăng cường sự tham gia của HS trong xây dựng và thực hiện chính sách quản lý của nhà trường, không sử dụng bạo lực để giải quyết những vấn đề phát sinh trong nhà trường, tạo cơ hội để HS vươn lên khi phạm sai lầm,… thì sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục ở các trường THCS trên địa bàn TP.HCM, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu lý luận nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về GDKLTC, MTGDKLTC và phát triển MTGDKLTC trong các trường THCS hiện nay. 3 Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng MTGDKLTC và phát triển MTGDKLTC cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Tiến hành phân tích mặt mạnh, mặt yếu, đánh giá tác động của phát triển MTGDKLTC đến việc hoàn thiện nhân cách học sinh trong các trường THCS thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất và thử nghiệm các biện pháp phát triển MTGDKLTC cho học sinh ở các trường THCS thành phố Hồ Chí Minh. 7. Phạm vi nghiên cứu Do điều kiện hạn chế, luận án giới hạn phạm vi: - Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2012 đến năm 2015. - Về địa bàn nghiên cứu: Một số trường đại diện cho các vùng kinh tế - xã hội ở TP.HCM: huyện Hóc Môn, huyện Cần Giờ, quận Thủ Đức, quận Bình Thạnh và Quận 5. - Về đối tượng khảo sát: 248 CBQL, GV và 486 HS ở các trường trên địa bàn khảo sát. 8. Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu Phương pháp tiếp cận Phương pháp tiếp cận hệ thống - cấu trúc Phương pháp này đòi hỏi khi nghiên cứu thực trạng, đề xuất biện pháp phát triển MTGDKLTC cho HS ở các trường THCS TP.HCM phải xem xét đối tượng một cách toàn diện, xem xét nhiều mặt, nhiều mối quan hệ trong trạng thái vận động và phát triển, trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để tìm ra bản chất và quy luật vận động của đối tượng. Phương pháp tiếp cận hoạt động - nhân cách Phương pháp này đòi hỏi việc đề xuất biện pháp phát triển MTGDKLTC cho HS ở các trường THCS TP.HCM phải xuất phát từ những hoạt động của các chủ thể phát triển MTGDKLTC cho HS ở các trường THCS TP.HCM và từ những đặc điểm nhân cách quản lý của họ. Phương pháp tiếp cận quản lý văn hóa tổ chức Phương pháp tiếp cận này yêu cầu chú ý đến văn hóa của tổ chức, cụ thể: Sự tự quản của các cá nhân trong tổ chức (trách nhiệm, tính độc lập, ứng xử, phong 4 cách làm việc...); các cơ chế của tổ chức đó (các quy tắc, quy chế, điều lệ… riêng); sự hỗ trợ của các nhà quản lý với nhân viên; tinh thần đoàn kết và thể hiện tinh thần đồng đội trong tổ chức; sự xem xét, khen thưởng, cách khen thưởng và những căn cứ, cơ sở của nó; xung đột, sức chịu đựng và cách giải quyết những xung đột; các rủi ro có thể có và sự chịu đựng những rủi ro có thể có. Phương pháp tiếp cận thực tiễn Phương pháp này đòi hỏi trong quá trình nghiên cứu phải bám sát tình hình thực tiễn của các trường THCS TP.HCM; phát hiện được những mâu thuẫn, những khó khăn để đề xuất các biện pháp phát triển MTGDKLTC cho HS ở các trường THCS phù hợp với thực tiễn có tính hiệu quả và tính khả thi. Phương pháp tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể Quản lý chất lượng tổng thể là mô hình quản lý hiện đang được khuyến khích sử dụng trong quản lý chất lượng GD nói chung và quản lý chất lượng GD các trường THCS nói riêng. Phương pháp này đòi hỏi trước hết phải xem HS là nhân tố trung tâm, là nhân tố quan trọng nhất; mô hình này hướng tới người học, đáp ứng kỳ vọng của người học; mọi hoạt động của nhà trường phải xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý, nhu cầu của trẻ, tất cả vì lợi ích của trẻ. Mô hình này đòi hỏi mọi thành viên trong nhà trường đều phải tham gia vào công tác phát triển MTGDKLTC. Mặt khác, các trường cần phải xây dựng được chính sách chất lượng, tạo ra văn hoá chất lượng với mục tiêu là làm hài lòng khách hàng của họ. Do đó, các biện pháp phát triển MTGDKLTC cho HS ở các trường THCS cần được xem xét theo hướng tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể. Phương pháp nghiên cứu Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp nghiên cứu lý luận nhằm hệ thống hóa các quan điểm, các kết luận đã có từ các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và đưa ra một số luận điểm của tác giả trong quá trình nghiên cứu vấn đề. - Phương pháp nghiên cứu lý luận nhằm phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các nguồn tài liệu, văn bản trong và ngoài nước để tìm hiểu các khái niệm, các thuật ngữ, liên quan đến đề tài như: KLTC, GDKLTC, MTGDKLTC và phát triển MTGKLTC, trên cơ sở đó tổng hợp kiến thức để tạo ra hệ thống, thấy được mối 5 quan hệ biện chứng giữa các vấn đề lý luận, từ đó hiểu được đầy đủ, toàn diện các khái niệm, các thuật ngữ liên quan đến đề tài. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (anket): Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi nhằm khảo sát thực trạng MTGDKLTC và phát triển MTGDKLTC cho HS ở trường THCS thành phố Hồ Chí Minh. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Chúng tôi tổ chức lấy ý kiến chuyên gia về bộ công cụ và các biện pháp phát triển MTGDKLTC cho HS ở các trường THCS thành phố Hồ Chí Minh. - Phương pháp phỏng vấn: Chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn để tiến hành phỏng vấn CBQL, GV, HS trường THCS về những vấn đề liên quan đến MTGDKLTC và phát triển MTGDKLTC. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm tổng kết những kinh nghiệm trong quá trình xây dựng, quản lý MTGDKLTC cho HS các trường THCS thành phố Hồ Chí Minh, từ đó tổng kết kinh nghiệm để làm cơ sở phát triển MTGDKLTC cho HS ở trường THCS thành phố Hồ Chí Minh. - Phương pháp thử nghiệm: Chúng tôi sử dụng phương pháp thử nghiệm để tiến hành thử nghiệm một biện pháp tại một trường THCS để đánh gí tính khả thi và tính hiệu quả của biện pháp được đề xuất, từ đó chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học. - Phương pháp hỗ trợ Sử dụng phương pháp thống kê toán học, sử dụng chương trình Excel để nhập số liệu kết quả điều tra thực trạng, kết quả thử nghiệm sư phạm. Sau khi thu thập số liệu, chúng tôi sẽ sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu. Kết quả kiểm tra hai nội dung trên sẽ được xử lý theo phương pháp thống kê toán học: - Lập bảng tần số, tần suất, tính giá trị trung bình. - Vẽ các biểu đồ tương ứng với các bảng trên. Qua đó, chúng tôi tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp, rút ra những nhận định củng cố cho những quan điểm, những giả thuyết được xây dựng trong luận án. 6 9. Những luận điểm cần bảo vệ của luận án MTGDKLTC là yếu tố đảm bảo chất lượng GD, tác động quyết định đến việc hình thành nhân cách HS. Mọi hoạt động của nhà trường đều thể hiện quan điểm phát triển MTGDKLTC. Việc xây dựng các biện pháp phát triển MTGDKLTC xuất phát từ hoạt động của các chủ thể phát triển MTGDKLTC cho HS ở các trường THCS TP.HCM và từ những đặc điểm nhân cách quản lý của họ. Muốn phát triển MTGDKLTC phải quản lý được nhu cầu của các chủ thể liên đới, đặc biệt là HS. Do đó, cần có các biện pháp tạo động lực cho HS trên cơ sở tôn trọng và yêu cầu cao ở con người, cụ thể là tăng cường sự tham gia của HS trong xây dựng và thực hiện chính sách/quy định quản lý nhà trường, không sử dụng bạo lực để giải quyết các xung đột, tạo cơ hội để HS học tập và vươn lên từ chính những sai lầm của mình… 10. Kết quả mới của luận án Về mặt lý luận: Làm sáng tỏ và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về GDKLTC, MTGDKLTC và phát triển MTGDKLTC trong các trường THCS. Về mặt thực tiễn: - Khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng MTGDKLTC, công tác quản lý của hiệu trưởng và quá trình tác nghiệp của GV trong việc phát triển MTGDKLTC, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển MTGDKLTC ở các trường THCS trên địa bàn TP.HCM. - Đề xuất các biện pháp phát triển MTGDKLTC cho HS ở các trường THCS trên địa bàn TP.HCM. 11. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của phát triển MTGDKLTC cho HS ở trường THCS. Chương 2: Thực trạng phát triển MTGDKLTC cho HS ở trường THCS TP.HCM Chương 3: Các biện pháp phát triển MTGDKLTC cho HS ở trường THCS TP.HCM và thử nghiệm Kết luận và khuyến nghị 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Trong khi vấn đề giáo dục kỷ luật đã được nghiên cứu từ hàng ngàn năm trước thì GDKLTC mới được một số nước nghiên cứu và áp dụng từ những năm đầu của thế kỷ 21, đã có một số công trình nghiên cứu được công bố, chủ yếu là hướng dẫn các bậc phụ huynh dạy dỗ con em mình bằng cách loại bỏ hành vi trừng phạt; tôn trọng trẻ trên cơ sở cùng nhau thỏa thuận một số quy tắc sinh hoạt... Tương tự, trong khi phát triển MTGD đã có nhiều công trình nghiên cứu thì phát triển MTGDKLTC có rất ít các công trình nghiên cứu. 1.1.1. Về môi trường giáo dục kỷ luật tích cực 1.1.1.1. Về kỷ luật tích cực Theo nhà tâm lí học Maslov, ngoài những nhu cầu thuộc về sinh lý, an toàn thì con người còn có nhu cầu được công nhận được thuộc về một tổ chức nào đó; nhu cầu được kính trọng, yêu mến, tin tưởng và nhu cầu được tự khẳng định. Sự phát triển hoàn hảo nhất của một cá nhân (trong đó có trẻ em) là phải thỏa mãn được các mức độ như trong tháp nhu cầu (Hình 1.1). Hình 1.1. Tháp nhu cầu của Maslov
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan