Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần viễn thông di động thông minh...

Tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần viễn thông di động thông minh

.PDF
96
387
98

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ MINH TÂM PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG DI ĐỘNG THÔNG MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI, 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ MINH TÂM PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG DI ĐỘNG THÔNG MINH Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 8.34.01.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI TÔN HIẾN HÀ NỘI, 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Đề tài do cá nhân tôi nghiên cứu; các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn trích dẫn; bố cục, phông chữ của luận văn đúng với quy định và đề tài chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 HỌC VIÊN Lê Minh Tâm MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP ........................................................................................... 7 1.1. Một số các khái niệm cơ bản...................................................................... 8 1.2. Nội dung phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp .......................... 9 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp ......................................................................................................................... 22 1.4. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp và bài học rút ra cho Công ty cổ phần viễn thông Di Động Thông Minh ............................. 27 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG DI ĐỘNG THÔNG MINH ......... 32 2.1. Khái quát về Công ty cổ phần viễn thông Di Động Thông Minh............ 32 2.2. Nội dung phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần viễn thông Di Động Thông Minh ........................................................................................... 36 2.3. Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần viễn thông Di Động Thông Minh ................................... 51 2.4. Đánh giá chung về phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phầnviễn thông Di Động Thông Minh ...................................................................................... 58 Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG DI ĐỘNG THÔNG MINH ...................... 63 3.1. Bối cảnh và định hướng về phát triển nhân lực cho Công ty cổ phần viễn thông Di Động Thông Minh............................................................................ 64 3.2. Các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần viễn thông Di Động Thông Minh ...................................................................................... 66 KẾT LUẬN .................................................................................................... 79 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CTCP Công ty cổ phần ĐVT Đơn vị tính NLĐ Người lao động PTNNL Phát triển nguồn nhân lực SL Số lượng DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ BẢNG Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2013 - 2017 36 Bảng 2.2. Cơ cấu nhân lực của Công ty .......................................................... 37 Bảng 2.3. Kết quả đánh giá thực trạng nhân lực tại Công ty .......................... 38 Bảng 2.4. Cơ cấu nhân lực của Công ty theo phòng ban ................................ 39 Bảng 2.5. Cơ cấu nhân lực của Công ty theo giới tính ................................... 40 Bảng 2.6. Các nguyên nhân công ty hạn chế tuyển lao động mới .................. 44 Bảng 2.7. Đánh giá về trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ của nhân lực ......................................................................................................................... 45 Bảng 2.8. Đánh giá các kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ nhân lực tại Công ty ......................................................................................................................... 46 Bảng 2.9. Mức độ ưu tiên của các kỹ năng nghề nghiệp ................................ 47 Bảng 2.10. Đánh giá về công tác nâng cao nhận thức của nhân lực ............... 48 Bảng 2.11. Đánh giá các hình thức đào tạo của công ty ................................. 50 Bảng 2.12. Đánh giá mực độ ảnh hưởng của các yếu tố tới PTNNL tại CTCP viễn thông Di Động Thông Minh .................................................................... 57 HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của Công ty ............................................................. 34 Hình 2.2. Cơ cấu lao động theo độ tuổi của Công ty năm 2017 ..................... 41 Hình 2.3. Qui trình tuyển dụng tại công ty ..................................................... 43 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Một nền kinh tế muốn phát triển nhanh và bền vững thì phải dựa trên ba trục cơ bản đó là: áp dụng khoa học công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực, trong đó, nguồn lực con người giữ vai trò quan trọng. Do đó, vấn đề này được các nước trên thế giới rất quan tâm và coi trọng. Hơn nữa, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011 - 2020, chiến lược phát triển kinh tế trong giai đoạn mới chú trọng vào đổi mới mô hình phát triển, thay đổi cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiệu quả, chất lượng, và bền vững hơn. Trong chiến lược phát triển này, PTNNL chất lượng cao được xem là một trong những trọng tâm chiến lược. Chỉ có nâng cao chất lượng nhân lực mới bảo đảm sự hấp dẫn của môi trường đầu tư, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp và nâng cao chất lượng sống của người lao động. Tuy nhiên, những bất cập về mở rộng quy mô đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, và quản lý giáo dục và đào tạo đang đặt ra những thách thức rất lớn. Hiện nay, trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam đang trong thời kỳ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, vấn đề nguồn nhân lực được xem là khâu đột phá, phát triển nguồn nhân lực trở thành nền tảng phát triển bền vững và tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia. Với lợi thế đang trong thời kỳ dân số vàng, nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay sẽ có những lợi thế riêng nhưng cũng có những thách thức đáng kể trong thời kỳ CMCN 4.0 CTCP viễn thông Di Động Thông Minh là doanh nghiệp mới được thành lập trên nền tảng hoạt động thương mại điện tử, sau đó hình thành các chuỗi bán lẻ sản phẩm công nghệ. Bên cạnh những chiến lược kinh doanh dài hạn thì CTCP viễn thông Di Động Thông Minh cũng luôn xây dựng cho mình một chính sách PTNNL phù hợpđể đáp ứng nhu cầu và sự thay đổi của thị trường… Đội ngũ nhân lực của công ty với 325 cán bộ, nhân viên, tham gia vào tất các 1 các lĩnh vực như: Quản lý, kinh doanh bán hàng, tài chính - kế toán, nhân sự… Tuy nhiên với thực trạng yêu cầu ngày càng cao của công việc đồng thời đáp ứng việc công ty đang mở rộng kinh doanh với quy mô ngày càng lớn, thu hút ngày càng nhiều nguồn lao động, chất lượng nhân lực không đáp ứng được nhu cầu kinh doanh hiện tại và chiến lược phát triển của công ty, thể hiện ở nhiều mặt như: thiếu kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm hay vấn đề giữ chân lao động giỏi… Với những lý do trên tôi chọn đề tài “Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần viễn thông Di Động Thông Minh” làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Tác giả nghiên cứu và tìm hiều một số tài liệu liên quan: PGS.TS Phạm Công Đoàn (2010), “Năng lực CEO yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp”, Trường Đại học Thương mại. Cuốn sách khẳng định năng lực CEO của doanh nghiệp thương mại đóng vai trò quyết định đối với thành công trong kinh doanh và quản lý doanh nghiệp thương mại [7]. Nguyễn Văn Hải (2010), “PTNNL trong các công ty cổ phần Nhà nước sản xuất, kinh doanh nông sản” Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân. Tác giả Trần Thị Mai (2010), “Giải pháp PTNNL tại CTCP thương mại Thế Kỷ Mới”, Luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế quốc dân [32]. Lê Thị Mỹ Linh (2009),“PTNNL trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế”, Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Kinh tế lao động, Đại học Kinh tế quốc dân. Tác giả Nguyễn Trọng Cảnh (2009), trong luận án tiến sĩ “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực dò tìm xử lý bom mìn vật nổ sau chiến tranh ở Việt Nam” thực hiện tại Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh [5]. 2 Nguyễn Ngọc Điệp (2004), với luận văn thạc sỹ “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực - Đội ngũ tiếp viên của Tổng công ty Hàng không Việt Nam”, luận văn nghiên cứu về nguồn nhân lực của ngành hàng không ở góc độ cụ thể chuyên ngành quản trị kinh doanh, trong phạm vi hẹp là đội ngũ tiếp viên, tính chất lao động của tiếp viên hàng không. Luận văn đã tổng hợp thực trạng nguồn nhân lực - Đội ngũ tiếp viên của Tổng công ty Hàng không Việt Nam trong ngành hàng không và phân tích các mặt mạnh, mặt yếu đội ngũ nhân lực này. Luận văn đã đề xuất giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực trong ngành hàng không và cụ thể phát triển đội ngũ tiếp viên của Tổng công ty Hàng không Việt Nam để thực hiện được các yêu cầu nhiệm vụ và sự phát triển của Tổng công ty Hàng không Việt Nam [13]. Ngoài ra tác giả cũng nghiên cứu:PGS.TS Phạm Công Đoàn (2009) “Nâng cao năng lực đội ngũ giám đốc điều hành trong doanh nghiệp Thương mại Nhà nước hiện nay”, Trường Đại học Thương mại; PGS.TS. Lê Quân (2010),“Nâng cao chất lượng nhân viên bán hàng tại các siêu thị trên địa bàn Hà Nội”, Đại họcQuốc gia Hà Nội; Nguyễn Thị Hương Thủy (2011),“Hoàn thiện công tác đào tạo và PTNNL tại công ty Viễn thông Viettel”, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Học viện Bưu chính Viễn thông; Trần Thu Hoài (2009),“PTNNL các doanh nghiệp FDI trong quá trình hội nhập kinh tế”, Luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế Huế. Trên đây là một số đề tài bài viết, luận án, luận văn mà đề tài luận văn thạc sĩ của tôi nên tôi có thể kế thừa và phát triển về mặt lý luận và thực tiễn song điểm khác là ở chỗ không có đề tài nào nghiên cứu trực tiếp khách thể - CTCP viễn thông Di Động Thông Minh với những đặc điểm về nguồn nhân lực và môi trường hoạt động có nhiều khác biệt nên đề tài không trùng lặp với các công trình đề tài đã công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3 Trên cơ sở lý luận và thực trạng PTNNL đề xuất một số giải pháp PTNNL tại CTCP viễn thông Di Động Thông Minh Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về PTNNLcủa doanh nghiệp. - Phân tích và đánh giá thực trạng PTNNLCTCP viễn thông Di Động Thông Minh trong thời gian qua để chỉ ra những thành công, những hạn chế trong PTNNL tại CTCP viễn thông Di Động Thông Minh, nguyên nhân của những hạn chế trên. - Đề xuất các giải pháp nhằm PTNNL tại CTCP viễn thông Di Động Thông Minhgiai đoạn đến năm 2020 tầm nhìn 2025 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động PTNNL tại CTCP viễn thông Di Động Thông Minh 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Nội dung PTNNL tại CTCP viễn thông Di Động Thông Minh tập trung nghiên cứu hoạt động tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ cán bộ, nhân viên qua đó phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng (tập trung vào nội dung phát triển kiến thức, kỹ năng và phẩm chất nhân lực) và ổn định cơ cấu nguồn nhân lực tại công ty. Về không gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng PTNNL tại CTCP viễn thông Di Động Thông Minh Về thời gian: Dữ liệu nghiên cứu thực trạng được sử dụng trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến hết năm 2018 và giải pháp PTNNLtại CTCP viễn thông Di Động Thông Minh giai đoạn đến năm 2025. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận 4 Trong nghiên cứu của mình, tác giả luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin về phát triển con người cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trường, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước liên quan đến phát triển nguồn nhân lực. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Các tài liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu của đề tài chủ yếu được lấy theo nguồn: Các báo cáo kinh doanh, về tình hình nhân lực tại CTCP viễn thông Di Động Thông Minh qua các năm, các kế hoạch phát triển ngắn hạn, dài hạn về chính sách PTNNL của công ty… Niên giám thống kê của Tổng cục thống kê; Các đề tài, báo cáo khoa học về phát triển nhân lực liên quan; Các bài báo, tạp chí đánh giá của các chuyên gia; Các văn bản quy định, nghị định của các cơ quan nhà nước về PTNNL; Các nguồn thông tin khác trên Internet. Quy trình thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp + Liên hệ với các tổ chức cung cấp thông tin: Tổng cục thống kê, Các sở lao động và thương binh xã hội, CTCP viễn thông Di Động Thông Minh… + Tập hợp, tổng hợp và phân tích xử lý dữ liệu theo mục tiêu đã xác định: Sau khi tập hợp và sàng lọc, dữ liệu thứ cấp được xử lý và sử dụng để phân tích thực PTNNL tại CTCP viễn thông Di Động Thông Minh trong thời gian nghiên cứu. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Đề tài đã tiến hành điều tra phỏng vấn nhằm tìm hiểu về thực trạng nhân lực tại CTCP viễn thông Di Động Thông Minh, nội dung PTNNL của CTCP viễn thông Di Động Thông Minh. Đề tài phát ra 150 phiếu điều tra và phỏng vấn: + Đối tượng điều tra: 5 Các cán bộ quản lý CTCP viễn thông Di Động Thông Minhbao gồm Ban giám đốc; các trưởng, phó phòng, trưởng showroom, đại diện các ban ngành đoàn thể: 50 phiếu điều tra Người lao động làm việc tại công ty và nhân viên bán hàng tại các showroon: 100 phiếu + Nội dung điều tra khảo sát: Phần đầu là phần hỏi về thực trạng nhân lực tại công ty với các câu hỏi về trình độ chuyên môn, độ tuổi, mức lương… Phần 2: Nội dung lấy ý kiến tại phần này tập trung phân tích, đánh giá trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, cơ cấu nhân lực… Phần 3: Phần này của phiếu khảo sát các câu hỏi về thực trạng PTNNL của công ty như tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ… Phần 4: Tại nội dung của phần này phiếu khảo sát đưa ra một số câu hỏi mở nhằm thu thập kiến nghị của đối tượng điều tra (Phần dành riêng cho cán bộ quản lý CTCP viễn thông Di Động Thông Minh) + Trình tự khảo sát điều tra: Trên cơ sở phiếu điều tra đã được thiết kế, tác giả tiến hành lập danh sách các đối tượng điều tra gửi phiếu bằng 2 cách đó là trực tiệp và qua email; với tổng số phiếu là 150 phiếu. Mẫu phiếu khảo sát điều tra (Phụ lục 1) Kết quả: Đề tài phát ra 150 phiếu khảo sát, sau khi tổ chức phòng vấn, kết quả thu về 114/150 phiếu khảo sát. Trong đó có 24 phiếu khảo sát không hợp lệ do không tích hoặc tích chủ quan, còn lại 90 phiếu khảo sát hợp lệ điều tra được tổng hợp đánh giá theo các phương pháp xử lý số liệu so sánh, tổng hợp…Kết quả tổng hợp được tác giả lồng ghép trong các nội dung của thực trạng PTNNL tại CTCP viễn thông Di Động Thông Minh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6 Luận văn đã vận dụng lý luận về PTNNL vào thực tế tại CTCP viễn thông Di Động Thông Minh, thông qua các giải pháp đề xuất đó giúp công ty có chính sách phát triển nhân lực hợp lý, tạora những lợi thế về nhân lực trong chiến lược phát triển của Công ty. Mặt khác, kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp thêm những lý luận và bài học thực tiễn trong nghiên cứu quản trị nhân lực tại các doanh nghiệp và là tài liệu tham khảo cho các bạn đọc quan tâm đến vấn đề ứng dụng lý luận trong PTNNL trong doanh nghiệp. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần viễn thông Di Động Thông Minh Chương 3: Giải pháp triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần viễn thông Di Động Thông Minh Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 7 1.1. Một số các khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực Theo tác giả Mai Quốc Chánh, Trần Xuân Cầu (2008), nguồn lực con người được thể hiện thông qua số lượng dân cư, chất lượng con người (bao gồm thể lực, trí lực và năng lực phẩm chất) [1]. Nguồn nhân lực (nguồn lực con người, nguồn tài nguyên người) là tổng hợp những năng lực, sức mạnh hiện có thực tế và dưới dạng tiềm năng của lực lượng người, mà trước hết là lực lượng lao động đang và sẵn sàng tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nguồn nhân lực được hiểu là nguồn tài nguyên nhân sự và các vấn đề nhân sự trong một tổ chức cụ thể; nghĩa là toàn bộ đội ngũ cán bộ, công nhân viên của tổ chức với tư cách vừa là khách thể trung tâm của nhà quản trị, vừa là chủ thể hoạt động và là động lực phát triển của các doanh nghiệp nói riêng, của mọi tổ chức nói chung Ở góc độ xã hội: Nguồn nhân lực được thể hiện thông qua các chỉ tiêu số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động. 1.1.2. Khái niệm về phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Theo tác giả Nguyễn Thanh Hội: “PTNNL là các hoạt động nhằm nâng cao và khuyến khích đóng góp tốt hơn kiến thức và thể lực của người lao động, đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu sản xuất” [14]. Theo Viện nghiên cứu và đào tạo quản lý thì: “PTNNL là các hoạt động nhằm nâng cao và khuyến khích đóng góp tốt hơn kiến thức và thể lựccủa người lao động, đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu sản xuất” Trong mỗi tổ chức, phát triển nguồn nhân lực là việc phát triển về số lượng và chất lượng thông qua thực hiện các chức năng của công tác phát triển nguồn nhân lực, nhằm có được một đội ngũ nhân lực phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển của tổ chức trong từng thời gian nhất định. 8 Từ các khái niệm trên, tác giả xin đưa ra quan điểm của mình về khái niệm phát triển nguồn nhân lực như sau: “PTNNL bao gồm tất cả các hoạt động nhằm nâng cao thể lực và phẩm chất của người lao động, đáp wusng nhu cầu sản xuất trong từng thời kỳ”. 1.1.3. Vai trò của phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp Nhân lực luôn được xem là một yếu tố tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Chính vì vậy nguồn nhân lực có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của 1 tổ chức cũng như của một doanh nghiệp. Vai trò của nguồn nhân lực chính là vai trò của con người và được thể hiện: + Với tư cách là người sản xuất con người có vai trò quyết định đối với sự phát triển. Con người là nguồn lực sản xuất chính. + Với tư cách là người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ: Để tồn tại và phát triển con người cần được đáp ứng mọi nhu cầu vật chất lẫn tinh thần. Vì vậy sự tiêu dùng của con người chính là động lực cho mọi sự phát triển và là mục tiêu của mọi doanh nghiệp luôn hướng tới. Để không ngừng thỏa mãn những nhu cầu của con người trong điều kiện nguồn lực khan hiếm con người ngày càng phát huy khả năng về thể lực và trí lực của mình để đáp ứng nhu cầu của mình. Chính vì vậy sự thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu của con người là động lực của sự phát triển. Với mục tiêu của PTNNL là nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của doanh nghiệp thông qua việc giúp cho người lao động hiểu rõ hơn về công việc, trình độ tay nghề và chuyên môn nghiệp vụ được nâng cao và thực hiện nhiệm vụ được giao được tự giác, độc lập hơn, với thái độ làm việc tốt hơn, cũng như việc nâng cao khả năng thích ứng của họ với các công việc dự kiến thực hiện trong tương lai. 1.2. Nội dung phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 9 1.2.1. Phát triển số lượng, chất lượng và cơ cấu nhân lực trong doanh nghiệp (1) Hoạch định và thu hút nhân lực Hoạch định NNL trong doanh nghiệp nhằm xác định phương hướng, quy hoạch, kế hoạch PTNNL để đạt được mục tiêu chiến lược và kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh. Muốn vậy, cần dự báo được số lượng, cơ cấu NNL hợp lý cần phát triển cho từng giai đoạn của doạnh nghiệp. Đặc biệt, yêu cầu của hoạch định PTNNL là đưa ra được yêu cầu về năng lực cho các vị trí công tác của NNL trong tương lai. Qua hoạch định, chiến lược và các cơ chế, chính sách PTNNL cũng được xây dựng phù hợp với chiến lược phát triển doanh nghiệp. Cơ sở hoạch định PTNNL bao gồm: chiến lược và kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; phương hướng, điều kiện phát triển của kinh tế - xã hội, của lĩnh vực liên quan và ngành nghề mà tổ chức đang hoạt động; kết quả đánh giá thực trạng NNL và tổ chức quản lý phát triển NNL của công ty. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần xây dựng kế hoạch thu hút nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhân lực cho sự phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời số lượng nhân lực cần phải cân đối với quy mô và trình độ sản xuất của doanh nghiệp. Để phát triển số lượng nguồn nhân lực cần căn cứ chính sách PTNNL của doanh nghiệp, chính sách phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, nhu cầu sử dụng nhận lực tại từng vị trí việc làm, cũng như định hướng mở rộng sản xuất kinh doanh trong từng lĩnh vực cụ thể mà doanh nghiệp muốn hướng tới. Phát triển số lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp còn là việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng vào làm việc tại doanh nghiệp. Đảm bảo số lượng nhân lực cho từng bộ phận, đáp ứng đủ số lượng theo nhu cầu cần thiết, tránh 10 thừa thiếu nhân lực ở từng bộ phận và toàn bộ tổ chức là thể hiện phát triển nguồn nhân lực (2) Nâng cao chất lượng nhân lực Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, nâng cao chất lượng nhân lực tập trung vào nâng cao về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và phẩm chất người lao động. Nâng cao kiến thức: Tạo điều kiện cơ hội cho người lao động nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, song song với việc tự học, tự trau dồi kiến thức của người lao động, đơn vị tổ chức cần mở những lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ phù hợp với đặc thù của đơn vị kinh doanh, phối hợp với các đơn vị đào tạo mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tại đơn vị mình, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia học tập nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Nâng cao kỹ năng: Phát triển kỹ năng làm việc cho người lao động: kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của mỗi cá nhân về một hay nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống cũng như trong công việc. Thông thường con người thường có rất ít kỹ năng nếu không được đào tạo về một khía cạnh cụ thể nào (trừ kỹ năng bẩm sinh) nhất là kỹ năng công việc. Đa số kỹ năng mà chúng ta có được và hữu ích với cuộc sống là do được đào tạo. Kỹ năng làm việc của người lao động 98% là do được đào tạo và tự đào tạo rèn luyện kỹ năng, chỉ có 2% là kỹ năng bẩm sinh tham gia vào sự thành công của chúng ta. Năng lực phẩm chất: Khi tham gia vào bất cứ hoạt động nghề nghiệp nào phục vụ cho cuộc sống cũng đều đòi hỏi người lao động phải có ý thức trong công việc. Đối với một tổ chức, việc định hình những phẩm chất nghề nghiệp của nhân lực lại càng quan trọng để tăng năng suất lao động. Phẩm chất nghề nghiệp của cá nhân người lao động và của tập thể doanh nghiệp có mối quan 11 hệ mật thiết với nhau và bổ sung cho nhau. Năng lực phẩm chất của NNL gồm một số những thái độ sau: - Thẳng thắn, chân chành, trung thực. Có ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, phấn đấu hoàn thành công việc. Sẵn sàng tương trợ, giúp đỡ đồng nghiệp. Biết giữ gìn sức khỏe để đảm bảo sức làm việc. Tác phong ăn mặc, đi đứng lịch sự. - Yêu nghề, có tham vọng nghề nghiệp, phấn đấu vươn lên không ngừng. Luôn trau dồi kỹ năng nghiệp vụ, không ngừng học hỏi, mở rộng kiến thức. Làm việc tập trung, hiệu quả, có năng lực quản lý thời gian. - Biết phát huy giá trị cá nhân song song củng cố tinh thần, sức mạnh đoàn kết tập thể. Ý thức tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp, tạo thành ý thức đồng đội, ê kíp trong công việc. Tạo được sự tin cậy lẫn nhau, dựa vào nhau giữa các đồng nghiệp. - Ý thức giữ kín các thông tin mật, thông tin cá nhân. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp văn hóa của tổ chức. Tính kỷ luật, trách nhiệm, hiệp tác, sáng tạo… (3) Bảo đảm cơ cấu nguồn nhân lực ổn định và phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp Doanh nghiệp cần xây dựng một cơ cấu nhân lực đảm bảo về độ tuổi, giới tính, chức danh và nhiệm vụ chuyên môn được giao, việc bảo đảm một cơ cấu nguồn nhân lực ổn định theo định hướng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp là hết sức cần thiết, qua đó giúp người lao động phát huy được hết khả năng của mình tại vị trí công việc được giao. Bên cạnh đó, một cơ cấu nhân lực hiệu quả khi chất lượng nhân lực theo cơ cấu cũng không được mất cân bằng mà đảm bảo mỗi bộ phận, mỗi các nhân là một mắt xích quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Công tác hoạch định dự báo được yêu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng, tăng mức năng lực cần có của NNL phục vụ yêu cầu của doanh 12 nghiệp. So sánh các yêu cầu trên với kết quả đánh giá NNL hiện có sẽ xây dựng được quy hoạch tổng thể phát triển NNL trong thời kỳ hoạch định, từ đó đưa ra kế hoạch phát triển NNL dài hạn. Để thực hiện hoạch đình PTNNL về số lượng, cơ cấu và chất lượng nhân lực thì phân tích công việc để đưa ra yêu cầu cho các vị trí công tác nhằm đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh là công việc cần thiết. Phân tích công việc thực chất là phân tích chức năng, nhiệm vụ và công việc để xác định rõ nội dung, tên gọi, trách nhiệm và các mối liên hệ của từng nhiệm vụ, từ đó có thể lượng hoá được yêu cầu về năng lực cần thiết cho từng vị trí công việc ở khía cạnh kiến thức, thái độ, tác phong làm việc...Các yêu cầu này được dự kiến cho giai đoạn phát triển trong tương lai của tổ chức. Do vậy, phân tích công việc cần gắn chặt với phân tích chiến lược và kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của tổ chức để dự báo yêu cầu về NNL trong tương lai. 1.2.2. Các hoạt động phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 1.2.2.1. Phát triển nguồn nhân lực qua hoạt động tuyển dụng PTNNL qua hoạt động tuyển dụng là hoàn thiện hoạt động tuyển dụng để lựa chọn được người lao động có trình độ kiến thức, kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp đáp ứng tốt cho yêu cầu chức danh công việc người lao động đảm nhận. (1) Cơ sở của việc tuyển dụng nhân lực Trước tiên là quá trình nhận dạng và thu hút một số ứng viên mong muốn làm việc và bản thân họ cảm nhận được được lợi ích, thoả mãn trong mối quan hệ làm việc tại công ty. Trong qua trình này, việc trao đổi thông tin là chính yếu. Đối với những ứng viên cần có thông tin cụ thể về công ty như thông tin về công việc, cơ hội thăng tiến, chế độ và chính sách liên quan trực tiếp đến người lao động. Đối với công ty, họ cần có thông tin của các ứng viên về khả 13 năng, kinh nghiệm, đạo đức có thể đáp ứng yêu cầu công việc của công ty. Việc cung cấp thông tin nhằm thu hút nguồn nhân lực. Việc thu thập thông tin về các ứng viên là hoạt động phân tích mức cung lao động thao nhu cầu nhân sự của công ty. Quyết định tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển nhân lực của công ty, bởi vì quá trình tuyển dụng tốt sẽ giúp cho công ty có được những con người có kỹ năng phù hợp với sự phát triển của công ty trong tương lai. Tuyển dụng là quá trình sàng lọc các ứng viên có được sau qua trình tìm kiếm theo tiêu chí cụ thể, phù hợp với yêu cầu công việc của công ty và quyết định sử dụng họ. Yêu cầu công việc được xác định cụ thể qua quá trình phân tích và được thể hiện thông qua bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc. (2) Quá trình tuyển dụng nhân lực trong doanh nghiệp Dưới góc độ của nhà quản lý, quản trị nhân sự tạo các doanh nghiệp, quá trình tuyển dụng nhân lực trong doanh nghiệp bao gồm: xác định tiêu chuẩn tuyển dụng phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch tuyển dụng, tổ chức thực hiện tuyển dụng và kiểm tra, đánh giá công tác tuyển dụng Tuyển dụng được những người có trình độ chuyên môn cao mà công ty đang kinh doanh là điều rất cần thiết cho công việc để đạt tới năng suất lao động cao, hiệu suất công tác tốt. Tiếp đón ban đầu và phỏng vấn sơ bộ: Đây là bước đầu tiện trong quá trình tuyển chọn, sau khi phòng Tổ chức hành chính đã tập hợp đầy đủ danh sách các ứng viên nộp đơn xin việc. Phòng có trách nhiệm báo cáo với ban lãnh đạo về các thông tin mà phòng đã thu được qua việc nhận hồ sơ như: số lượng người nộp đơn xin việc là bao nhiêu, chất lượng như thế nào... Sau đó phòng tổ 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan