Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phát triển nông nghiệp bền vững ở một số nền kinh tế chuyển đổi: Bài học kinh ...

Tài liệu Phát triển nông nghiệp bền vững ở một số nền kinh tế chuyển đổi: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

.PDF
27
644
149

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN XUÂN KHOÁT PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở MỘT SỐ NỀN KINH TẾ CHUYỂN ĐỔI: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 62.31.01.06 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2017 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn An Hà 2. TS. Nguyễn Duy Lợi Phản biện 1: PGS.TS. Trần Quang Lâm Phản biện 2: PGS.TS. Doãn Kế Bôn Phản biện 3: PGS.TS. Đỗ Hƣơng Lan Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại: Học Viện Khoa học xã hội Vào hồi …. giờ … phút, ngày … tháng … năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội, Thư viện Quốc gia MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp là một ngành sản xuất đặc biệt vô cùng quan trọng, quyết định sự tồn tại, phát triển của loài người và phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, bởi nó là ngành sản xuất khởi đầu của quá trình sản xuất vật chất. Các nước có nền kinh tế chuyển đổi như Công hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc), Cộng hòa Ba Lan (Ba Lan) hay Liên bang Nga (Nga) đã có sự thay đổi lớn về mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội kể từ khi bắt đầu quá trình cải cách, mở cửa. Quá trình chuyển đổi nền kinh tế của các nước này bắt đầu từ năm 1978 (Trung Quốc), năm 1989 (Ba Lan), và khi Liên bang Xô viết sụp đổ, trường hợp nước Nga năm 1991. Quá trình thực hiện chuyển đổi, cải cách, mở cửa đều hướng tới nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Quá trình cải cách nông nghiệp gồm phi tập thể hóa, tư nhân hóa hay cho thuê đất và tài sản, điều chỉnh giá và tự do hóa thị trường lao động, kêu gọi đầu tư nước ngoài, cải cách về thể chế, chính sách,… ở những nước này đã có tác động rất mạnh đến phát triển nông nghiệp (PTNN). Mặc dù, các nước này ngoài những nét đặc thù riêng có, còn có nhiều những điểm tương đồng với Việt Nam, hơn nữa ở khía cạnh nào đó các nước trên còn là cường quốc về nông nghiệp. Nghiên cứu và tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia này, để rút ra bài học kinh nghiệm cho việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững (PTNNBV) Việt Nam thời gian tới. Đó là lý do tác giả lựa chọn ba nước có nền kinh tế chuyển đổi là Trung Quốc, Ba Lan và Nga để tập trung nghiên cứu. Việt Nam, nông thôn là nơi sinh sống và làm việc của khoảng 70 dân số và của 57 lực lượng lao động, trong số đó hầu hết là nông dân. Khu vực nông nghiệp và nông thôn đóng góp 20 thu nhập quốc nội (GDP). Sự PTNN thời gian qua chưa bảo đảm cho tăng trưởng bền vững, hiệu quả kinh tế thấp, ô nhiễm môi trường nặng nề, chưa đáp ứng được với nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Sau 30 năm “Đổi mới”, Việt Nam bên cạnh những thành tựu đạt được vô cùng to lớn thì thực tiễn cũng đang đặt ra rất nhiều thách thức cần phải được giải quyết ngay không thể chậm chễ khi PTNNBV. Nhận thức được vấn đề này, văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X (2006) đã khẳng định: “Hiện nay và trong những năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn có tầm chiến 1 lược đặc biệt quan trọng. Phải luôn luôn coi trọng đẩy mạnh công nghịêp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững”. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Phát triển nông nghiệp bền vững ở một số nền kinh tế chuyển đổi: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, làm luận án cho nghiên cứu của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu: Luận án đi sâu, luận giải, làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về PTNNBV. Nghiên cứu thực trạng PTNNBV ở Trung Quốc, Ba Lan và Nga trong quá trình chuyển đổi. Trên cơ sở đó gợi mở, đề xuất một số bài học kinh nghiệm vận dụng vào ngành nông nghiệp Việt Nam. Về nhiệm vụ: - Hệ thống hoá các vấn đề lý thuyết cơ bản về PTNNBV. - Thực trạng PTNNBV ở Trung Quốc, Ba Lan và Nga trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. - Từ thực tiễn PTNNBV ở Việt Nam với sự so sánh với các nước Trung Quốc, Ba Lan và Nga, rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất gợi mở một số giải pháp thực hiện bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu: Tập trung vào các đối tượng PTNNBV ở Trung Quốc, Ba Lan, Nga và Việt Nam, nghiên cứu thực trạng và các chính sách PTNNBV, tiếp cận vấn đề từ góc độ thực tiễn. Phạm vi nghiên cứu: Tập trung đi sâu về thực trạng, các chính sách PTNNBV từ cải cách, mở cửa, chuyển đổi nền kinh tế ở Trung Quốc (từ 1978), Ba Lan (từ 1989), Nga (từ 1991) và đổi mới ở Việt Nam (từ 1986), đặc biệt là những thời điểm chuyển đổi có tính bước ngoặt ở mỗi nước về PTNNBV, nhưng không đi sâu vào những vấn đề có tính vi mô của từng ngành, từng địa phương cụ thể. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Đề tài đã sử dụng các phương pháp và cách thức tiến hành nghiên cứu như sau: - Thu thập số liệu, từ tài liệu thứ cấp (sách, báo, công trình nghiên cứu,…). - Phân tích tài liệu: Phân tích mô tả, thống kê, tổng hợp, so sánh. 2 - Xin ý kiến chuyên gia. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp kế thừa, khảo sát thực tiễn,... 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Về lý luận, đề tài đi sâu luận giải, bổ sung và hoàn thiện khái niệm PTNNBV; phân tích và làm rõ nội dung PTNNBV ở Trung Quốc, Ba Lan, Nga và Việt Nam trong trong quá trình chuyển đổi; từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Về thực tiễn, qua nghiên cứu thực trạng, đề tài đã tổng kết những vấn đề thực tiễn PTNNBV ở Trung Quốc, Ba Lan, Nga và Việt Nam làm tài liệu nghiên cứu và học tập tại các trường đại học và những người quan tâm. Đồng thời góp phần bổ sung những kinh nghiệm PTNNBV cho Việt Nam, làm tài liệu tham khảo cho cá nhà hoạch định chính sách PTNN nói riêng và phát triển kinh tế nói chung của Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Ý nghĩa về mặt lý luận: Bằng cách tiếp cập hệ thống và logic, luận án đã trình bày một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về PTNNBV. Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Luận án đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho PTNNBV Việt Nam từ thực tiễn kinh nghiệm ở các nước, đồng thời gợi mở, đề xuất một số giải pháp áp dụng bài học kinh nghiệm cho PTNNBV Việt Nam trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu của luận án là một tài liệu tham khảo tin cậy cho các hiệp hội, cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp,... 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục thì kết cấu luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp bề vững Chương 3: Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở Trung Quốc, Ba Lan và Nga trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế Chương 4: Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam và những bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc, Ba Lan và Nga. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các nguồn tài liệu 1.1.1. Về vai trò của nông nghiệp 1.1.2. Về các quốc gia chuyển đổi và nông nghiệp bền vững 1.1.3. Về phát triển nông nghiệp và các chính sách phát triển nông nghiệp 1.2. Những vấn đề đã thống nhất, các vấn đề còn tranh luận, các vấn đề còn bỏ ngỏ liên quan đến luận án 1.3. Các câu hỏi nghiên cứu chính Kết luận chương 1. Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG 2.1. Khái niệm và tổng quan lý thuyết phát triển bền vững 2.1.1. Khái niệm 2.1.1.1. Phát triển và Tăng trưởng 2.1.1.2. Phát triển bền vững (Sustainable Development): “PTBV là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. 2.1.1.3. Tăng trưởng bao trùm (Inclusive growth) 2.1.2. Tổng quan lý thuyết phát triển bền vững 2.2. Lý luận chung về phát triển nông nghiệp bền vững 2.2.1. Một số khái niệm 2.2.1.1. Nông nghiệp (Agriculture) 2.2.1.2. Nông dân (Peasant) 2.2.1.3. Nông thôn (Country) 2.2.1.4. Phát triển nông nghiệp bền vững (Sustainable Agricultural Development) “PTNNBV là quá trình quản lý và duy trì sự thay đổi về tổ chức kỹ thuật và thể chế cho sự phát triển bền vững nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người về nông phẩm và dịch vụ cả cho hiện tại và mai sau”. 2.2.2. Tổng quan lý thuyết phát triển nông nghiệp bền vững 4 Theo FAO (1992) thì PTNNBV là quá trình quản lý và duy trì sự thay đổi về tổ chức kỹ thuật và thể chế cho sự PTBV nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người về nông phẩm và dịch vụ. Đây là quá trình sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giải quyết tốt các vấn đề xã hội gắn với BVMT sinh thái trên cơ sở đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của con người trong hiện tại và tương lai và được xã hội chấp nhận. Nông nghiệp bền vững không chỉ bảo vệ hệ sinh thái đã có trong tự nhiên mà còn đưa ra những định hướng khôi phục và bảo tồn những hệ sinh thái đã suy kiệt. Theo giáo sư Stephen R. Gliessman, nông nghiệp bền vững có nghĩa là “Một hệ thống có liên quan và tác động tới quá trình sản xuất lương thực thực phẩm, nuôi trồng làm cân bằng tính ổn định của môi trường, tính phù hợp xã hội, và tính khả thi về kinh tế giữa các nhân tố, cả về chiều rộng lẫn chiều dài (tức là nhiều đối tượng cùng tham gia và nhiều thế hệ cùng tham gia)”. Rộng hơn nữa PTNNBV, hệ sinh thái duy trì được nền tảng tài nguyên thiên nhiên, phụ thuộc rất ít vào những sản phẩm nhân tạo đưa từ bên ngoài hệ sinh thái vào, quản lý dịch bệnh và sâu hại thông qua những cơ chế điều tiết nội bộ, và hệ sinh thái đó cần được hồi phục sau những xáo trộn (thậm chí tổn thương) gây ra bởi quá trình canh tác và thu hoạch. Nông nghiệp bền vững rất chú trọng tới tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái cũng như những cách thức thực hành trên khu vực canh tác. Nông nghiệp bền vững đề cao tính tuần hoàn trong một khu vực canh tác, hạn chế sử dụng những yếu tố đầu vào từ bên ngoài, quản lý việc sử dụng những yếu tố tự nhiên, sẵn có và có tính bổ trợ lẫn nhau từ đó khôi phục, duy trì và thúc đẩy tính hài hòa của thiên nhiên. Nông nghiệp bền vững khác với nông nghiệp thương mại ở chỗ nông nghiệp thương mại sử dụng những kỹ thuật công nghiệp để áp dụng vào quá trình sản xuất và dựa nhiều vào các chế phẩm hóa học bảo vệ cây trồng, phân bón tăng trưởng, thức ăn gia súc,.... Tuy nhiên, do những tác động không tốt tới sức khỏe người tiêu dùng, tới môi trường, nên trong những năm gần đây, PTNNBV dường như trở thành xu thế trong PTNN tại nhiều quốc gia. 2.2.3. Mục tiêu và ý nghĩa phát triển nông nghiệp bền vững 2.2.3.1. Mục tiêu và yêu cầu của PTNNBV Mục tiêu: - Có sự phát triển kinh tế hiệu quả, SXNN an toàn, đảm bảo sức khỏe cho 5 người tiêu dùng, thúc đấy tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề bất bình đẳng, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất. - Tăng thu nhập, tạo việc làm ổn định, giải quyết các vấn đề nguồn lực lao động nông thôn, các điều kiện trong SXNN nông thôn. - Môi trường được gìn giữ, bảo vệ, tăng năng lực sản xuất, sử dung nguồn lực, khai thác tài nguyên hướng đến BVMT, không tác động xấu đến môi trường. Yêu cầu: (i) PTNNBV gắn với sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế thị trường (ii) PTNNBV gắn với nâng cao giá trị, chất lượng và an toàn thực phẩm (iii) PTNNBV gắn với KHCN, cải tiến kỹ thuật và nâng cao năng suất lao động (iv) PTNNBV gắn với đặc điểm phát triển kinh tế, xã hội, môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu (v) PTNNBV gắn với liên kết vùng, với sản phẩm có thế mạnh của từng vùng và hội nhập quốc tế 2.2.3.2. Ý nghĩa và tác động của PTNNBV Ý nghĩa của PTNNBV: - Đáp ứng nhu cầu xã hội về sản phẩm, dịch vụ nông nghiệp; cung ứng hàng hóa cho xuất khẩu; sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. - Giải quyết, nâng cao đời sống của người nông dân; xóa đói giảm nghèo và rút ngắn khoảng cách giữa các nhóm dân cư trong xã hội. - Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, không làm tổn hại hệ sinh thái và môi trường, giúp cho quá trình phát triển được lâu dài. Tác động của PTNNBV: (i) Tạo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm ổn định lâu dài cho nhu cầu xã hội (ii) Đảm bảo an toàn, ổn định cho phát triển của nền kinh tế (iii) Giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (iv) Tạo và giữ ổn định việc làm cho lao động nông nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo một cách bền vững (v) Giúp người dân và cộng đồng có thu nhập ổn định 2.2.3.3. Đặc trưng của PTNNBV Có 4 đặc trưng cơ bản: (i) Nuôi dưỡng các nguồn tài nguyên cho thế hệ 6 hiện tại và mai sau; (ii) Áp dụng mỗi nơi một cách làm nông nghiệp địa phương; (iii) Bảo đảm công bằng kinh tế và công bằng xã hội; (iv) Công bằng quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên và sản phẩm sản xuất ra. Với các nền kinh tế chuyển đổi khi chưa có thị trường hoàn chỉnh, vẫn còn vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, SXNN theo kế hoạch, hoạt động theo các mô hình HTX, các sản phẩm đầu vào và đầu ra đều phân phối, giá cả tượng trưng, nhà nước trợ cấp, bảo hộ,... 2.2.4. Nội dung, chỉ tiêu đánh giá và các yếu tố tác động đến phát triển nông nghiệp bền vững 2.2.4.1. Nội dung về PTNNBV - Phát triển nông nghiệp bền vững về mặt kinh tế: tăng trưởng kinh tế; sử dụng hiệu quả các nguồn lực; thu nhập;… - Phát triển nông nghiệp bền vững về mặt xã hội: lao động và việc làm; xóa đói, giảm nghèo; bình đẳng giới;… - Phát triển nông nghiệp bền vững về mặt môi trường: sử dụng hợp lý nước tưới, phân bón, hóa học và thuốc bảo vệ thực vật; chất thải nông nghiệp; ô nhiễm môi trường;… Mối quan hệ giữa các nội dung kinh tế, xã hội và môi trường trong PTNNBV: - Mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội - Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và môi trường - Mối quan hệ giữa phát triển xã hội và môi trường Phát triển nông nghiệp bền vững ` Khía cạnh kinh tế: Khía cạnh xã hội: Khía Tăng GDP Việc làm, thu nhập; trường: Sử dụng nước, nông nghiệp; sử dụng cơ cấu lao động; hạ phân bón, thuốc bảo vệ hiệu quả các nguồn tầng; giảm nghèo; thực vật; chất thải lực; thu nhập,... bình đẳng giới,... nông nghiệp; ô nhiễm trưởng cạnh môi môi trường; đất đai,... 7 Mối liên hệ ảnh hưởng Mối liên hệ qua lại Sơ đồ 2.1: Sơ đồ khung phân tích phát triển nông nghiệp bền vững Ghi chú: 2.2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá PTNNBV - Về chỉ tiêu kinh tế - Về chỉ tiêu xã hội - Về chỉ tiêu môi trường 2.2.4.3. Các nhân tố tác động đến PTNNBV 1. Điều kiện tự nhiên, biến đổi khí hậu 2. An ninh lương thực 3. Khoa học kỹ thuật, công nghệ 4. Nhân tố đô thị hóa 5. Phân bón, chất bảo quản 6. Nhân tố thị trường và hội nhập quốc tế 7. Nhân tố con người và vấn đề di dân 8. Cơ chế, chính sách của nhà nước và sự liên kết các đối tượng 2.2.5. Điều kiện để phát triển nông nghiệp bền vững 2.2.5.1. Về kinh tế 2.2.5.2. Về xã hội 2.2.5.3. Về môi trường Kết luận chương 2. CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở TRUNG QUỐC, BA LAN VÀ NGA TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI NỀN KINH TẾ 3.1. Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở Trung Quốc trong quá trình chuyển đổi 3.1.1. Các chính sách chuyển đổi và cải cách, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững ở Trung Quốc 3.1.1.1. Cải cách, thay đổi sở hữu trong nông nghiệp 8 Khác với Ba Lan và Nga, cải cách mở cửa (chuyển đổi nền kinh tế) của Trung Quốc được bắt đầu sớm hơn, ngay từ những năm đầu thập kỷ 1980, từ nông nghiệp rồi mới chuyển sang công nghiệp, nhưng chỉ thể hiện rõ từ cuối thập kỷ 1990 đầu những năm 2000. Đầu thập niên 2000, trước những thách thức như dư thừa sản phẩm, chất lượng thấp, công nghiệp chế biến yếu kém, ô nhiễm môi trường,... và để chuẩn bị hội nhập WTO, Trung Quốc đã tập trung chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp với mục tiêu nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. 3.1.1.2. Hình thành và phát triển thị trường nông nghiệp Tự do hóa thị trường giá cả của Trung Quốc cho phép các doanh nghiệp thu được nhiều lợi ích. Mặc dù thời gian đầu chỉ tự do hóa một phần giá cả, nhưng duy trì hình thức điều hành nhà nước ở thời kì đầu chuyển đổi đã giúp tránh được sự sụt giảm sản lượng và đầu tư. Thị trường tư liệu sản xuất và dịch vụ cũng được song hành phát triển, chợ nông thôn hoạt động rất sôi động. Tuy nhiên, hoạt động của thị trường tư liệu sản xuất và hàng nông sản chịu sự quản lý, giám sát của nhà nước. Trung Quốc tăng cường hoạt động của thị trường lương thực thông qua quản lý nguồn cung và đã ra các quy định về giá cả, từng bước xoá bỏ và giảm bớt các rào cản phi thuế quan như hệ thống giấy phép, hạn ngạch nhập khẩu đối với đậu tương, lúa mỳ,... và thay bằng thuế suất. Năm 2000 Trung Quốc đã bỏ trợ giá cho việc mua ngũ cốc và khuyến khích nông dân phát triển những nông phẩm được ưa chuộng trên thị trường, đặc biệt trên thị trường thế giới. Đối với thị trường ruộng đất, Trung Quốc coi đất đai là tài sản quốc gia, đặc biệt là đất nông nghiệp, không được phép mua bán, vì vậy các hoạt động diễn ra trên thị trường này chủ yếu là chuyển nhượng quyền sử dụng hoặc cho thuê ruộng đất. Tuy nhiên, giới nghiên cứu ở Trung Quốc cho rằng thị trường này cần được xây dựng để thúc đẩy PTNN trên quy mô lớn. Thị trường vốn ở nông thôn trước đây hoạt động khá mờ nhạt. Cho đến đầu thập niên 2000, ngoài các quỹ hợp tác cổ phần do nông dân tự lập nên, các tổ chức tài chính khác ở nông thôn chỉ là những đơn vị huy động vốn chứ chưa phải là tổ chức hoạt động kinh doanh vốn thực sự. Để tạo dựng và phát triển thị trường vốn, gần đây Trung Quốc đã thành lập các tổ chức tín dụng (HTX tín dụng nông thôn, tiết kiệm bưu điện,…) và thực hiện cơ chế tăng khoản vay cho nông nghiệp. Đặc biệt, Ngân hàng Phát triển Nông thôn được chỉ thị nới 9 rộng lĩnh vực hỗ trợ nông nghiệp và tăng tín dụng dài hạn cho xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Động thái này được xem là bước đột phá trong dịch vụ tài chính tại nông thôn Trung Quốc. 3.1.1.3. Chính sách đất đai ở nông thôn thích ứng với cơ chế thị trường, cải cách chế độ trưng thu đất, phân phối giá trị gia tăng của đất Chính sách đất đai của Trung Quốc cho phép người nông dân được canh tác trên mảnh đất của họ, ruộng đất trở thành tài sản lưu động, nhờ đó đất đai mới có giá trị cụ thể và nông dân mới có điều kiện tiếp cận với các phương thức phát triển khác. Trung Quốc cho phép chuyển quyền sở hữu ruộng đất, cho phép chuyển nhượng theo phương châm “li điền bất li hương”. Việc lấy đất nông nghiệp có thể thực hiện theo hình thức đất đổi đất, do chính quyền địa phương thực hiện trong quy hoạch, tùy thuộc vào chất lượng, vị trí đất. Đồng thời, nước này cũng đang nghiên cứu để nông dân có thể dùng đất canh tác thế chấp ngân hàng để vay vốn sản xuất, nhờ đó đã đa dạng các ngành nghề, thúc đẩy nông thôn phát triển và tăng thu nhập cho người dân. 3.1.1.4. Chính sách ứng dụng kỹ thuật, KHCN Đối mặt với việc giảm đất canh tác, dân số tăng và tăng trưởng kinh tế nóng đi kèm với tàn phá môi trường. Chỉ có tiến bộ của khoa học và công nghệ mới có thể giải quyết được các mâu thuẫn này và giúp nông nghiệp có thể phát triển bền vững. Trung Quốc rất chú trọng kiện toàn hệ thống cơ quan phổ biến khoa học nông nghiệp theo các cấp chính quyền huyện, xã, thôn. Trong quá trình phát triển kỹ thuật, KHCN nông nghiệp, chú trọng xã hội hóa dịch vụ và hoạt động theo phương châm dựa vào phát triển khoa học kỹ thuật để kinh doanh và dựa vào kinh doanh để phát triển khoa học kỹ thuật. Từ năm 2009, Trung Quốc đã phát triển nhiều khu công nghiệp công nghệ cao. Đến nay, Trung Quốc đã xây dựng 4.139 khu công nghiệp tiêu chuẩn hóa cấp tỉnh và quốc gia. 3.1.1.5. Chính sách phát triển nhất thể hóa thành thị - nông thôn Trung Quốc đang tập trung vào quy hoạch đô thị - nông thôn, thúc đẩy nhất thể hóa xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng và các phương diện khác. Hình thành mô hình nhất thể hóa thành thị - nông thôn mới, kiên trì phương châm công nghiệp hỗ trợ nông nghiệp, thành thị dẫn dắt nông thôn, công nghiệp và nông nghiệp cùng có lợi. Đặt trọng tâm vào vấn đề “Tam nông” coi trọng vấn đề nông thôn, đẩy mạnh đô thị hóa là chuyển dịch dân số 10 nông nghiệp tới các thành phố, thị trấn vừa và nhỏ, coi việc tăng cường phát triển thành phố, thị trấn vừa và nhỏ làm trọng điểm. 3.1.1.6. Hoàn thiện chế độ kinh doanh cơ bản nông thôn Chế độ kinh doanh cơ bản nông thôn là nền tảng của chính sách nông thôn. Cải cách nông nghiệp, phát triển ngành nông nghiệp hiện đại, xây dựng hệ thống kinh doanh nông nghiệp kiểu mới, phát triển ngành nông nghiệp hiện đại, bền vững, xây dựng hệ thống kinh doanh nông nghiệp kiểu mới kết hợp giữa tập trung hoá, chuyên nghiệp hóa, tổ chức hoá và xã hội hoá. 3.1.1.7. Xây dựng hệ thống kinh doanh mô hình nông nghiệp mới kết hợp ngành nghề hóa, tổ chức hóa và xã hội hóa Xây dựng hệ thống kinh doanh nông nghiệp mới có sự kết hợp với ngành nghề hóa, tổ chức hóa và xã hội hóa. Với mô hình mới, nhất thiết phải hoàn thiện chế độ kinh doanh cơ bản ở nông thôn, phải ổn định mối quan hệ hợp đồng đất đai. Tiếp theo, phải bồi dưỡng các chủ thể kinh doanh nông nghiệp mô hình mới, vì đó là căn bản của hệ thống kinh doanh nông nghiệp mô hình mới, là nhiệm vụ cấp bách đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa nông nghiệp. 3.2.1.8. Chính sách môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu Trung Quốc gần đây đã đưa ra một số biện pháp đối phó tạm thời và cấp bách để giảm ô nhiễm. Tuy nhiên, Trung Quốc cần phải đưa ra được các chiến lược lâu dài và có hiệu quả cho việc PTBV và tiến hành các giải pháp một cách khẩn trương và quyết liệt hơn nữa. Ngoài ra còn có các chính sách trợ cấp của nhà nước thông qua thuế hoặc trực tiếp, chính sách bảo hiểm trong nông nghiệp, hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu triển khai, phát triển hạ tầng, miễn, giảm thuế cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp,… 3.1.2. Thành tích đạt được về phát triển nông nghiệp bền vững ở Trung Quốc 3.1.2.1. Về kinh tế Năng lực sản xuất tổng hợp ngành nông nghiệp được nâng cao, sản lượng lương thực liên tục tăng, cơ cấu nông nghiệp có những bước tiến mới, thu nhập của người nông dân được cải thiện. 11 Bảng 3.1: Sản lượng lương thực của Trung Quốc năm 2006 - 2015 Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Sản lượng lương thực (triệu tấn) 498,04 501,06 528,71 530,82 546,48 571,21 589,57 601,94 607,03 621,44 Tăng trưởng (%) 2,9 0,7 5,4 0,4 2,9 4,5 3,2 2,1 1,1 2,4 3.1.2.2. Về xã hội Từ năm 2006 - 2015, thu nhập bình quân đầu người của cư dân nông thôn liên tục tăng. Riêng năm 2012, thu nhập thuần bình quân đầu người của cư dân nông thôn đạt 7917 Nhân dân tệ (NDT), so với năm 2011 tăng 13,5 . Năm 2015 là 11.422 NDT, tăng 8,9 so với năm 2014. Nông dân Trung Quốc đã cơ bản thoát nghèo. Từ năm 1978 - 2012, người nghèo ở nông thôn từ 250 triệu người giảm còn khoảng 98,99 triệu người, và đến năm 2015 còn 55,75 triệu người nghèo. Về vấn đề bình đẳng giới tuy đã có sự cải thiện, nhưng vấn đề này vẫn còn là một trong những vấn đề nghiêm trọng ở Trung Quốc, đặc biệt trong vấn đề sinh đẻ, cơ hội việc làm, chăm sóc sức khỏe, y tế, … 3.1.2.3. Về môi trường Diện tích đất nông nghiệp của Trung Quốc ngày càng bị thu hẹp, hiện nay, còn khoảng 1,5 mẫu trên bình quân đầu người, chỉ bằng khoảng 40 mức bình quân trên thế giới. Ngoài ra, đất màu mỡ bị xói mòn, trung bình mỗi năm diện tích đất canh tác của Trung Quốc bị sụt giảm khoảng 1 triệu mẫu. Do đó, vấn đề cải tạo đất, khai khẩn lại đất đai bị thiên tai phá hoại và đảm bảo chất lượng đất canh tác cần được chú trọng hơn. 12 3.1.3. Một số vấn đề tồn tại về phát triển nông nghiệp bền vững ở Trung Quốc  Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Việc đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá khiến đất SXNN ngày càng thu hẹp và môi trường bị ô nhiễm. Trung Quốc trở thành một trong những quốc gia ô nhiễm nhất thế giới.  Cơ cấu cây trồng và sức cạnh tranh của hàng nông sản chưa mạnh Năm 2012, Trung Quốc phải nhập khẩu 13,98 triệu tấn ngũ cốc và bột ngũ cốc, tăng 156,7 so với năm 2011, nhập khẩu 58,38 triệu tấn đậu tương, tăng 11,2 so với năm 2011, nhập khẩu 8,45 triệu tấn dầu ăn, tăng 28,7 so với năm 2011. Cơ cấu cây trồng không chỉ đơn điệu mà chất lượng cây lương thực cũng không cao, khiến sức cạnh tranh của nông sản Trung Quốc chưa mạnh. Bên cạnh đó, an toàn thực phẩm đang là vấn đề nổi cộm ở Trung Quốc, khi mà nước này còn có quá nhiều sản phẩm hàng hóa không đạt chất lượng, nhiều độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho người tiêu dùng.  Cơ sở nông nghiệp còn yếu kém  Gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội Theo số liệu thu nhập năm 2012 thì 1 gia đình giàu có nhất tại Trung Quốc sở hữu hơn 1/3 giá trị tài sản toàn quốc, 25 gia đình nghèo nhất chỉ chiếm 1% giá trị tài sản toàn quốc. Bất bình đẳng là vấn đề nghiêm trọng của Trung Quốc. Điều này được phản ánh không chỉ trong việc phân hóa thu nhập và mức tài sản, mà còn trong những chênh lệch có thể thấy rõ ràng về mặt giáo dục, y tế và an sinh xã hội, với 1 hộ gia đình Trung Quốc nắm giữ 1/3 tổng tài sản quốc nội của đất nước, còn ¼ số hộ gia đình nghèo nhất chỉ nắm có 1 . 3.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở Ba Lan trong quá trình chuyển đổi 3.2.1. Các chính sách chuyển đổi và cải cách, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững ở Ba Lan 3.2.1.1. Cải cách, thay đổi sở hữu trong nông nghiệp Cải cách sở hữu đóng vai trò trung tâm trong các cải cách cơ cấu cũng như cải cách thị trường ở Ba Lan. Cải cách sở hữu trong nông nghiệp chủ yếu tiến hành thông qua tư nhân hoá và tái cấu trúc các nông trường quốc doanh, nông trang tập thể (HTX nông nghiệp) thuộc sở hữu nhà nước đã tồn tài từ 13 trước, nhằm tạo ra những chủ thể mới, tạo động cơ khuyến khích người lao động làm việc trên đất đai do họ được quyền làm chủ. Do điều kiện đặc thù, phần lớn đất nông nghiệp ở Ba Lan vẫn thuộc sở hữu tư nhân, nên Ba Lan đã thực hiện bán trực tiếp đất đai thuộc sở hữu nhà nước cho tư nhân. Các trang trại nhà nước hầu như được chuyển đổi sang hình thức công ty liên doanh hoặc thuê đất từ sở hữu nhà nước. 3.2.1.2. Hình thành và phát triển thị trường nông nghiệp Để hình thành và phát triển thị trường này, Chính phủ Ba Lan đã thành lập ra các quỹ hỗ trợ tín dụng cho nông nghiệp, cải cách mạnh mẽ hệ thống ngân hàng, bao gồm cơ cấu lại và tư nhân hoá các ngân hàng thuộc sở hữu của nhà nước, khuyến khích thành lập các ngân hàng mới, từng bước hình thành thị trường tín dụng tư nhân phục vụ nông nghiệp, nông thôn. 3.2.1.3. Các chính sách, chương trình về an ninh lương thực Các chính sách và chương trình chiến lược: “Kế hoạch Chiến lược quốc gia 2007 - 2013”, “Chương trình Phát triển nông thôn 2007 - 2013”, “Kế hoạch Phát triển nông thôn cho giai đoạn 2004 - 2006”, “Chương trình tái cơ cấu và hiện đại hóa lĩnh vực thực phẩm và phát triển nông thôn 2004 - 2006”, “Kế hoạch Phát triển nông thôn giai đoạn 2004 - 2006”,… Qua đó thực hiện các mục tiêu liên quan đến PTNNBV và cải thiện khả năng cạnh tranh của ngành nông nghiệp Ba Lan, đảm bảo an toàn thực phẩm, môi trường,… 3.2.1.4. Các chính sách, chương trình nhằm nâng cao năng suất nông nghiệp và thu nhập của nông dân 3.2.1.5. Chính sách quản lý nước trong nông nghiệp 3.2.1.6. Cải thiện và tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng 3.2.1.7. Hệ thống cảnh báo sớm quốc gia về giám sát cung cấp thực phẩm và nhu cầu tiếp cận thực phẩm, chương trình bảo hiểm nông nghiệp Bảo hiểm nông nghiệp là một trong những công cụ quan trọng trong PTNNBV của Ba Lan nhằm chia sẻ rủi ro với người nông dân trước biến động bất thường của thời tiết, cũng như nhiều rủi ro khác. Từ khi chính thức gia nhập EU chính sách này càng được quan tâm hoàn thiện nhằm hòa hợp với luật lệ chung của Liên minh. Vì thế, bảo hiểm nông nghiệp Ba Lan đã chính thức được thể chế hóa và quy định cụ thể trong các đạo luật bảo hiểm như Đạo luật trợ cấp bảo hiểm mùa vụ và vật nuôi trang trại. 14 3.2.1.8. Chính sách môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp Ba Lan BVMT là một trong những trụ cột chính của mô hình nông nghiệp Châu Âu. SXNN ở Ba Lan phải tuân thủ các nghĩa vụ liên quan đến BVMT. 3.2.1.9. Chính sách phát triển nông nghiệp chung (CAP) Chính sách Nông nghiệp chung của EU có tác động vô cùng quan trọng trong PTNN Ba Lan. Trước khi gia nhập EU, Ba Lan đã trải qua một số chính sách cải cách cơ bản từ những năm 1992, 1999, 2003 và đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để gia nhập. Cho đến khi chính thức gia nhập Liên minh Châu Âu năm 2004 ở Ba Lan cơ bản đã xác lập được nền kinh tế thị trường. Vai trò của nhà nước đã giảm xuống, từ mức chiếm 87 - 97 sản xuất công nghiệp, và đóng góp 80 GDP trong thời kỳ kinh tế tập trung kế hoạch hóa thì nay tỷ lệ sở hữu và đóng góp của các các doanh nghiệp tư nhân đã đạt mức 75 - 80 GDP, gần tới mức của các nước EU; đã tạo ra được những lực lượng thị trường năng động, cải thiện tình trạng thất nghiệp cũng như khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. 3.2.2. Thành tích đạt được về phát triển nông nghiệp bền vững ở Ba Lan 3.2.2.1. Về kinh tế Tuy đất trồng trọt không có chất lượng tốt nhưng Ba Lan vẫn là một trong những nhà sản xuất lớn nhất về các sản phẩm nông nghiệp ở Châu Âu và thế giới. Châu Âu, 37,6 lúa mạch đen đến từ Ba Lan, đứng ở vị trí thứ hai và chiếm vị trí thứ ba ở mức độ toàn cầu. Với 19 sản lượng khoai tây, Ba Lan đứng đầu trong EU và 11,3 ở vị trí thứ ba về sản xuất thịt lợn. Ba Lan cũng giữ một trong những vị trí đầu bảng trong việc sản xuất trái cây có màu đỏ (dâu tây, mâm xôi và nho), cũng như các loại rau như hành tây, bắp cải và súp lơ. Từ năm 2000 đến năm 2007, SXNN đã tăng hơn 46%. Việc nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm đã cải thiện tích cực hiệu quả kinh tế nông nghiệp ở Ba Lan. 3.2.2.2. Về xã hội Về thu nhập, trước khi gia nhập EU, nông dân Ba Lan tụt hậu so với các nước trong EU khác. Tuy nhiên, chỉ một năm sau khi gia nhập, thu nhập nông nghiệp ở Ba Lan đã tăng 74 , tăng thu nhập bình quân hàng năm là hơn 53,8% so với các nước thành viên mới. Và từ 2006 - 2007 đã tăng 13,7 trong thu nhập bình quân nông nghiệp thực tế của người lao động ở Ba Lan, mức 15 tăng lớn thứ 7 tại EU. Biểu đồ 3.1: Mức tăng thu nhập nông nghiệp so với mức tiền lương chung ở Ba Lan, giai đoạn 2004-2012. Ba Lan gia nhập EU là một cơ hội tốt để cải thiện tình trạng việc làm của người dân khu vực nông thôn, nhờ vào tiền hỗ trợ để khuyến khích phát triển nông nghiệp. Chương trình Phát triển nông thôn từ 2007 - 2013 đã phân bổ 1,37 tỉ Euro cho việc đa dạng hóa thu nhập ở nông thôn. Giữa những năm 2003 - 2007, tỉ lệ thất nghiệp trong khu vực nông thôn đã giảm hơn 1/3 và tỉ lệ người có việc làm trong nông nghiệp giảm từ 18,3% xuống còn 15%. 3.2.2.3. Về môi trường BVMT là một trong những trụ cột chính của mô hình nông nghiệp châu Âu. Mặc dù các khía cạnh môi trường đã được bảo hiểm theo hướng dẫn của chính sách nông nghiệp quốc gia, ngoài việc điều chỉnh tiêu chuẩn môi trường ở các trang trại Ba Lan, việc gia nhập EU đã dẫn đến sự ra đời của nhiều công cụ thúc đẩy bảo tồn thiên nhiên ở quốc gia này. SXNN phải tuân thủ các nghĩa vụ liên quan đến BVMT cũng như quyền lợi động vật. Các chương trình nông nghiệp môi trường là một trong những biện pháp chính của RDP (xây dựng lại và phát triển) đã tập trung vào việc bảo vệ cảnh quan và đa dạng sinh học. Điều này thúc đẩy phương pháp sản xuất bền vững, sử dụng đất, bảo vệ nước, bảo tồn những loài chim có nguy cơ tuyệt chủng và môi trường sống. 3.2.3. Một số vấn đề tồn tại về phát triển nông nghiệp bền vững ở Ba Lan Ba lĩnh vực trọng tâm trong quá trình cải cách chính sách nông nghiệp của Ba Lan gồm: Thứ nhất, nâng cao hiệu quả của thị trường hàng hoá, cơ cấu lại 16 các tổ chức hiện có và tạo việc làm thông qua phát triển nông thôn; Thứ hai, những thay đổi trên làm cơ sở để tăng khả năng cạnh tranh của ngành nông nghiệp và nâng cao vai trò của khu vực tư nhân; Thứ ba, tiếp tục thúc đẩy phát triển nông thôn, nhưng sử dụng thêm các nguồn lực tái phân bổ từ các hoạt động can thiệp vào thị trường để tăng cường và nâng cao hiệu quả của chính sách nông nghiệp Ba Lan vẫn là những chủ đề tiếp tục được bàn luận. 3.3. Thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở Nga trong quá trình chuyển đổi 3.3.1. Các chính sách chuyển đổi và cải cách, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững ở Nga 3.3.1.1. Cải cách, thay đổi sở hữu trong nông nghiệp Mục tiêu cải cách, thay đổi sở hữu trong nông nghiệp ở Nga nhằm tạo lập những chủ thể mới, tạo lập mối quan hệ sản xuất - thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất thông qua cạnh tranh. Quá trình này chủ yếu được thực hiện thông qua tư nhân hoá đất đai và cải tổ các trang trại tập thể. Tuy nhiên tư nhân hóa đất đai ở Nga vẫn chưa triệt để, trong những loại hình chuyển đổi sở hữu, nước Nga chọn loại hình chia đất đai theo các cổ phần đất có điều kiện, phân phối theo nhân công và người ăn lương của một xí nghiệp nông nghiệp và cho những người chủ đất quyền được độc lập quy định việc sử dụng đất. 3.3.1.2. Hình thành và phát triển thị trường nông nghiệp Thị trường vốn và tín dụng cho nông nghiệp cũng rất kém phát triển, trong bối cảnh đó Nga thực hiện chế độ tín dụng có trợ cấp và đang phát triển hệ thống HTX tín dụng. Với thị trường đất đai, xuất hiện các chủ sở hữu đất đai với quy mô đồn điền bành trướng trong nông nghiệp là tín hiệu đáng lo ngại do yếu tố đầu cơ. 3.3.1.3. Cung cấp các điều kiện cho sự phát triển và đa dạng hóa kinh tế nông thôn 3.3.1.4. Cải thiện chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn, tăng cường tiếp cận của người dân nông thôn với các dịch vụ trong các lĩnh vực xã hội 3.3.1.5. Tăng cường tiếp cận của người dân nông thôn để phát triển nguồn lực 3.3.1.6. Chính sách xã hội, việc làm, KHCN, đào tạo, phát triển kỹ năng 3.2.1.7. Chính sách môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp, nông thôn Nga 3.3.1.8. Nâng cao hiệu quả của chính quyền địa phương 17 3.3.2. Thành tích đạt được về phát triển nông nghiệp bền vững ở Nga 3.3.2.1. Về kinh tế PTNNBV ở Nga bước đầu đã đảm bảo sự tăng trưởng, ổn định, góp phần vào phát triển kinh tế quốc gia. Tăng trưởng trong SXNN so với năm 2005 lên tới 131,9 , trong đó SXNN là 132,5 , chăn nuôi là 126,5 . Trong năm 2013, sản lượng SXNN đạt 3.790,8 tỷ Rúp. Duy trì mức tăng trưởng hàng năm khá cao, năm 2014 đóng góp 4 GDP, sử dụng 9,7 nguồn lao động theo cơ cấu. Theo đó thu nhập của nông dân cũng được cải thiện. Tuy chưa được đánh giá cao nhưng bước đầu đã sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Biểu đồ 3.2: Sản lượng một số loại cây trồng lớn trong các trang trại Nga 3.3.2.2. Về xã hội Việc làm trong các lĩnh vực chính ở nông thôn từ năm 2000 đến năm 2013 giảm từ 40 đến 23 . Tuy nhiên, thu nhập của nông dân trong những năm gần đây duy trì ở mức trung bình thấp hơn 2 lần so với mức trung bình của cả nước. Kết quả là sự suy giảm tiềm lực con người của khu vực nông thôn và trong việc thu hút lao động theo sự phát triển của xã hội. Mặc dù đã có nhiều thay đổi tích cực so với trước, các gia đình nông thôn hiện vẫn nghèo hơn so với thành thị. Trong khi tỷ lệ dân số nông thôn là 26 , tỷ lệ nghèo ở nông thôn trong năm 2013 là hơn 40 tổng số hộ nghèo trong cả nước. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan