Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phát triển nông nghiệp tỉnh vĩnh long theo hướng tăng trưởng xanh...

Tài liệu Phát triển nông nghiệp tỉnh vĩnh long theo hướng tăng trưởng xanh

.DOC
198
176
70

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HUỲNH PHI YẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG THEO HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG XANH LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ TP HỒ CHÍ MINH – 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HUỲNH PHI YẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG THEO HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG XANH Chuyên ngành: Địa lý học Mã số: 62.31.05.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ TS. Đàm Nguyễn Thùy Dương TP HỒ CHÍ MINH – 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu, các số liệu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được bảo vệ ở bất kì học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận án Huỳnh Phi Yến LỜI CẢM ƠN Với tất cả tình cảm của mình, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới hai cô giáo hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ và TS Đàm Nguyễn Thùy Dương đã tận tình chỉ bảo, định hướng cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Địa lí, các thầy cô giáo trong bộ môn Địa lý kinh tế - xã hội và khoa Địa lí, trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh đã động viên, ủng hộ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, Phòng Sau Đại học, Phòng Kế hoạch tài chính đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận án. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Long, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh; Phòng Nông nghiệp, Phòng Thống kê thị xã Bình Minh và các hộ nông dân ở xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh đã hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận án. Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu và các thầy cô giáo trường THPT Nguyễn Thông; gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin trân trọng cảm ơn! TP Hồ Chí Minh, năm 2020 Tác giả luận án Huỳnh Phi Yến MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU DANH MỤC HÌNH VẼ DANH MỤC BẢN ĐỒ MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài.....................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài.......................................................................................2 3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài............................................................10 4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu.........................................................11 5. Những đóng góp chính của luận án......................................................................16 6. Cấu trúc luận án....................................................................................................16 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ TĂNG TRƯỞNG XANH...............................................17 1.1. Cơ sở lí luận......................................................................................................17 1.1.1. Các khái niệm..............................................................................................17 1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp theo hướng TTX ...........................................................................................................................26 1.1.3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp vận dụng cho cấp tỉnh ...........................................................................................................................31 1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển nông nghiệp theo hướng TTX vận dụng cho tỉnh Vĩnh Long...............................................................................35 1.2. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................39 1.2.1. Kinh nghiệm về tăng trưởng xanh ở một số nước trên thế giới.......................39 1.2.2. Phát triển nông nghiệp và tăng trưởng xanh trong nông nghiệp ở Việt Nam..........................................................................................................42 Tiểu kết chương 1........................................................................................................49 Chương 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG THEO HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG XANH..................................................................................51 2.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ.............................................................................51 2.2. Nhân tố tự nhiên................................................................................................52 2.2.1. Địa hình.......................................................................................................52 2.2.2. Đất............................................................................................................... 53 2.2.3. Nguồn nước.................................................................................................56 2.2.4. Khí hậu........................................................................................................59 2.2.5. Sinh vật........................................................................................................60 2.3. Nhân tố kinh tế - xã hội.....................................................................................60 2.3.1. Dân cư và nguồn lao động............................................................................60 2.3.1.1. Dân cư......................................................................................................60 2.3.2. Khoa học công nghệ.....................................................................................63 2.3.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật........................................................64 2.3.4. Thị trường....................................................................................................66 2.3.5. Vốn đầu tư...................................................................................................67 2.3.6. Chính sách phát triển nông nghiệp................................................................68 2.3.7. Sự phát triển các ngành kinh tế.....................................................................69 2.4. Đánh giá chung..................................................................................................70 2.4.1. Thuận lợi......................................................................................................70 2.4.2. Khó khăn.....................................................................................................71 Tiểu kết chương 2........................................................................................................72 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG THEO HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG XANH..............................73 3.1. Thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long...........................................73 3.1.1. Khái quát chung...........................................................................................73 3.1.2. Ngành nông nghiệp......................................................................................77 3.1.3. Ngành thủy sản............................................................................................97 3.1.4. Ngành lâm nghiệp........................................................................................99 3.1.5. Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chủ yếu ở tỉnh Vĩnh Long ................................................................................................................ 100 3.2. Nghiên cứu tình hình trồng bưởi theo hướng tăng trưởng xanh ở xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long........................................................109 3.2.1. Khái quát chung về thị xã Bình Minh và xã Mỹ Hòa...................................109 3.2.2. Kết quả điều tra chủ yếu.............................................................................111 3.3. Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng tăng trưởng xanh...........................................................................................120 3.3.1. Những thành tựu chủ yếu............................................................................120 3.3.2. Những hạn chế, tồn tại................................................................................127 Tiểu kết chương 3......................................................................................................131 Chương 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG THEO HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG XANH........................................132 4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp...................................................................................132 4.1.1. Chiến lược và kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh trong nông nghiệp.....................................................................................................132 4.1.2. Chiến lược phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp và phát triển nông thôn (Nghị quyết 120/NĐ – CP).......................................................................132 4.1.3. Chiến lược phát triển nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long...........133 4.1.4. Căn cứ từ thực trạng phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng tăng trưởng xanh......................................................................................134 4.2. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng tăng trưởng xanh...............................................................135 4.2.1. Quan điểm phát triển..................................................................................135 4.2.2. Mục tiêu phát triển.....................................................................................136 4.2.3. Định hướng phát triển.................................................................................136 4.3. Giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng TTX................142 4.3.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách..................................................................142 4.3.2. Đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ.........................................................143 4.3.3. Huy động các nguồn vốn đầu tư..................................................................144 4.3.4. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực...........................................................145 4.3.5. Phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp hiện đại, đủ năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu........................146 4.3.6. Quản lí và sử dụng hiệu quả vốn tự nhiên, bảo vệ môi trường, áp dụng các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong phát triển nông nghiệp xanh.....................................................................................147 4.3.7. Đẩy mạnh liên kết, hợp tác trong sản xuất nông nghiệp...............................149 4.3.8. Tăng cường hợp tác và mở rộng liên kết tỉnh, liên kết vùng.........................150 4.3.9. Xây dựng và quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại............................150 4.3.10. Phát triển và nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp........................151 Tiểu kết chương 4......................................................................................................152 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 154 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ.................................................................157 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................158 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt Tiếng Anh Chữ viết tắt ASEAN Chữ viết tắt BVTV BĐKH BQ BQĐN CCKT CCNN CNH CSHT CSVCKT ĐBSCL ĐDSH ĐKTN GDP GRDP GTSX HĐH HTX KNK KHCN KHKT KT - XH KTX LĐ NQ N, L, TS NN & PTNT NTTS PTBV PTKT TNTN TTKT TTX TCLT TCLTNN TP TX UBND Chữ viết đầy đủ Bảo vệ thực vật Biến đổi khí hậu Bình quân Bình quân đầu người Cơ cấu kinh tế Cơ cấu nông nghiệp Công nghiệp hóa Cơ sở hạ tầng Cơ sở vật chất kĩ thuật Đồng bằng sông Cửu Long Đa dạng sinh học Điều kiện tự nhiên Tổng sản phẩm quốc nội Tổng sản phẩm trên địa bàn Giá trị sản xuất Hiện đại hóa Hợp tác xã Khí nhà kính Khoa học công nghệ Khoa học kĩ thuật Kinh tế - xã hội Kinh tế xanh Lao động Nghị quyết Nông, lâm, thủy sản Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nuôi trồng thủy sản Phát triển bền vững Phát triển kinh tế Tài nguyên thiên nhiên Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng xanh Tổ chức lãnh thổ Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Thành phố Thị xã Ủy ban nhân dân Chữ viết đầy đủ Association of Southeast Asian Nations Nghĩa tiếng Việt Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á GAP GGGI Global GAP ICM INM IPM MCED MUB OECD UNEP UNESCAP VietGAP WB Good Agricultural Practices Global Green Growth Institute Global Good Agricultural Practice Integrated Crop Management Integrated Nutrien Management Integrated Pest Management Monroe County Economic Development Molasses-urea block Organization for Economic Cooperation and Development United Nations Environment Programme United Nations Economic and Social Commission for Asia and the Pacific Vietnamese Good Agricultural Practices World Bank Quy trình thực hành nông nghiệp tốt Viện tăng trưởng xanh toàn cầu Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu Quản lí cây trồng tổng hợp Quản lí dinh dưỡng tổng hợp Quản lí dịch hại tổng hợp Hội nghị cấp bộ trưởng về môi trường và phát triển Thức ăn bổ sung chăn nuôi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc Quy trình thực hành nông nghiệp tốt tại Việt Nam Ngân hàng thế giới DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 1.1. Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng xanh và vận dụng vào phát triển nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Long....................................................................................................38 Bảng 1.2. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản nước ta giai đoạn 2005 – 2017............................................................................................................43 Bảng 1.3. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản nước ta phân theo vùng năm 2017 (giá hiện hành)..............................................................................43 Bảng 1.4. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành giai đoạn 2005 – 2017..................44 Bảng 1.5. Vị thế của một số sản phẩm nông nghiệp theo vùng năm 2017 (về diện tích trồng, nghìn ha, %).................................................................................................44 Bảng 1.6. Một số chỉ tiêu ngành thủy sản nước ta giai đoạn 2005 – 2017...............................45 Bảng 2.1. Các nhóm đất của tỉnh Vĩnh Long năm 2015...........................................................55 Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất ở tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017............................56 Bảng 2.3. Các sông chính trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long............................................................57 Bảng 2.4. Một vài chỉ tiêu về dân số của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017....................61 Bảng 2.5. Lao động và cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành thị, nông thôn và nhóm ngành kinh tế của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017...........................62 Bảng 2.6. Mức tiêu dùng một số mặt hàng lương thực, thực phẩm bình quân đầu người/năm và khả năng cung ứng tại chỗ của tỉnh Vĩnh Long năm 2010 và 2017 ................................................................................................................................67 Bảng 2.7. Vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long phân theo nhóm ngành kinh tế giai đoạn 2005 – 2017 (giá hiện hành)..........................................................................67 Bảng 3.1. GRDP và tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017...............73 Bảng 3.2. Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017 (tỉ đồng, giá so sánh 2010)........................................74 Bảng 3.3. Quy mô và cơ cấu GTSX nông, lâm, thủy sản của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017 (giá hiện hành)...............................................................................................75 Bảng 3.4. Quỹ đất và cơ cấu đất nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017.................76 Bảng 3.5. Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017..........................................................................77 Bảng 3.6. Diện tích gieo trồng và cơ cấu diện tích gieo trồng của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017...................................................................................................79 Bảng 3.7. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017 (giá hiện hành)...................................................................80 Bảng 3.8. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017.................81 Bảng 3.9. Diện tích và sản lượng lúa rau đậu tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017...............84 Bảng 3.10. Diện tích trồng cây ăn quả tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017..........................85 Bảng 3.11. Diện tích và sản lượng cam tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017 phân theo đơn vị hành chính...................................................................................................87 Bảng 3.12. Diện tích và sản lượng bưởi tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017 phân theo đơn vị hành chính...................................................................................................89 Bảng 3.13. Diện tích và sản lượng nhãn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017 phân theo đơn vị hành chính...................................................................................................91 Bảng 3.14. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi phân theo nhóm vật nuôi và sản phẩm tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017 (giá hiện hành)................................................93 Bảng 3.15. Đàn vật nuôi và sản phẩm chăn nuôi tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017................93 Bảng 3.16. Sản lượng thủy sản tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017...................................99 Bảng 3.17. Số lượng hộ, trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 – 2016..........................................................................................................100 Bảng 3.18. Lao động và cơ cấu lao động nông, lâm, thủy sản phân theo loại hộ và địa phương tỉnh Vĩnh Long........................................................................................102 Bảng 3.19. Thu nhập bình quân đầu người/tháng theo giá hiện hành phân theo thành thị, nông thôn; nguồn thu và tỉ lệ hộ nghèo tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011 – 2016...........103 Bảng 3.20. Kết quả hoạt động sản xuất trang trại tỉnh Vĩnh Long theo Tổng điều tra năm 2016 ..............................................................................................................................104 Bảng 3.21. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nông, lâm, thủy sản tỉnh Vĩnh Long theo Tổng điều tra năm 2016.......................................................................105 Bảng 3.22. Kết quả hoạt động kinh doanh của hợp tác xã tỉnh Vĩnh Long theo Tổng điều tra năm 2016.........................................................................................................106 Bảng 3.23. Cơ cấu sử dụng đất của xã Mỹ Hòa năm 2017.....................................................111 Bảng 3.24. Cơ cấu hộ trồng bưởi theo quy mô diện tích bưởi của xã Mỹ Hòa năm 2017.............112 Bảng 3.25. Đánh giá của hộ nông dân về chất lượng đất trồng bưởi......................................112 Bảng 3.26. Đánh giá của hộ nông dân về thay đổi chất lượng đất trồng bưởi........................112 Bảng 3.27. Tỉ lệ hộ sử dụng biện pháp tiết kiệm nước...........................................................113 Bảng 3.28. Đánh giá của hộ nông dân về chất lượng nước tưới.............................................113 Bảng 3.29. Thu nhập từ trồng bưởi (triệu đồng/ha/năm)........................................................114 Bảng 3.30. Tỉ lệ hộ thu giữ cacbon từ trồng bưởi...................................................................115 Bảng 3.31. Tỉ lệ hộ áp dụng kĩ thuật IPM...............................................................................115 Bảng 3.32. Tỉ lệ hộ đạt tiêu chuẩn Vietgap.............................................................................116 Bảng 3.33. Tỉ lệ hộ sử dụng các loại phân bón.......................................................................116 Bảng 3.34. Tỉ lệ hộ theo các hình thức bón phân....................................................................116 Bảng 3.35. Tỉ lệ hộ theo hình thức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.........................................117 Bảng 3.36. Số lượng và tỉ lệ hộ áp dụng khoa học kĩ thuật trong các khâu trồng bưởi...............117 Bảng 3.37. Số lượng và tỉ lệ hộ được hỗ trợ từ chính quyền địa phương...............................118 Bảng 3.38. Tỉ lệ hộ liên kết với doanh nghiệp, hợp tác xã.....................................................118 Bảng 3.39. Thị trường tiêu thụ của các hộ trồng bưởi............................................................119 Bảng 3.40. Đánh giá của hộ dân về vai trò của nghề trồng bưởi với đời sống của hộ................119 Bảng 4.1. Định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2030.......................136 Bảng 4.2. Dự báo quỹ đất nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2030.................................137 Bảng 4.3. Dự báo dân số và lao động tỉnh Vĩnh Long đến năm 2030....................................140 Bảng 4.4. Dự báo các sản phẩm chủ lực tỉnh Vĩnh Long đến năm 2030................................136 Bảng 4.5. Dự báo nhu cầu tiêu dùng lương thực, thực phẩm và khả năng cung ứng tại chỗ của tỉnh Vĩnh Long đến năm 2030.......................................................................151 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Tăng trưởng nâu và tăng trưởng xanh..........................................................23 Hình 1.2. Sơ đồ khung đánh giá tăng trưởng xanh (vận dụng cho luận án)..................39 Hình 1.3. Sản lượng thủy sản và giá trị sản xuất thủy sản năm 2017 phân theo vùng .................................................................................................................... 46 Hình 2.1. Lao động và cơ cấu lao động nông, lâm, thủy sản năm 2011 và 2016.........62 Hình 2.2. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017..................................................................................69 Hình 3.1. Biểu đồ cơ cấu GRDP phân theo nhóm ngành kinh tế của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017 (giá hiện hành)..............................................73 Hình 3.2. Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt và mặt nuôi trồng thủy sản tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017.........................................75 Hình 3.3. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2005 – 2017 (giá hiện hành).......................................................................78 Hình 3.4. Quy mô và cơ cấu diện tích và sản lượng các cây ăn quả chủ lực của tỉnh Vĩnh Long năm 2017...........................................................................86 Hình 3.5. Hoạch toán chi phí và hiệu quả của một số cây trồng chính ở tỉnh Vĩnh Long tính trên 1 ha/năm..............................................................................88 Hình 3.6. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản tỉnh Vĩnh Long.............97 Hình 3.7. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp phân theo quy mô đất của các hộ sử dụng ở tỉnh Vĩnh Long, vùng ĐBSCL và cả nước năm 2016...................101 DANH MỤC BẢN ĐỒ 1. Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long 2. Bản đồ các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng tăng trưởng xanh 3. Bản đồ các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng tăng trưởng xanh 4. Bản đồ quy mô và cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng tăng trưởng xanh 5. Bản đồ phát triển và phân bố ngành trồng trọt tỉnh Vĩnh Long theo hướng tăng trưởng xanh 6. Bản đồ phát triển và phân bố ngành chăn nuôi tỉnh Vĩnh Long theo hướng tăng trưởng xanh 7. Bản đồ phát triển và phân bố ngành thủy sản tỉnh Vĩnh Long theo hướng tăng trưởng xanh 8. Bản đồ tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng tăng trưởng xanh 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất xuất hiện sớm nhất của xã hội loài người, gắn liền với nền văn minh đầu tiên của nhân loại. Ngành này luôn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế (PTKT) và nâng cao đời sống cư dân, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cũng như sự ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Hiện nay, chưa có ngành nào dù hiện đại đến đâu, có thể thay thế được sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, nông nghiệp còn là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến, tạo nguồn hàng hóa xuất khẩu thu ngoại tệ, tăng thu nhập, giữ vai trò quan trọng trong việc sử dụng và bảo vệ đất đai cũng như cải thiện môi trường, góp phần PTKT bền vững. Ở Việt Nam, cha ông ta đã dạy “phi nông bất ổn”. Với 65,0% dân số sống ở nông thôn, 40,2% lao động (LĐ) nông nghiệp và đóng góp 17,0% GDP năm 2017 (không tính thuế sản phẩm) (Tổng cục Thống kê, 2006, 2011, 2018), năng suất khai thác từ ruộng đất còn thấp nên vấn đề nông nghiệp ở nước ta ngày càng trở nên quan trọng. Nền kinh tế nước ta sau hơn 30 năm đổi mới, tuy đạt được những thành tựu hết sức to lớn nhưng nhìn tổng thể vẫn chưa thoát khỏi tính chất của một nền kinh tế nông nghiệp. Hơn nữa, sự phát triển của nông nghiệp trong điều kiện tài nguyên thiên nhiên (TNTN) (nhất là tài nguyên đất, nước) ngày càng thu hẹp, hiện tượng biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra hết sức phức tạp, đe dọa sự sống của hàng triệu người, nhất là đối với người nghèo. Do vậy, phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh (TTX) là mô hình thiết yếu đáp ứng được các mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững. Sự phát triển nông nghiệp bền vững phải đảm bảo: bền vững về sinh thái; về kinh tế và xã hội đối với nông dân và cộng đồng. Nông nghiệp được coi là nền tảng để ổn định phát triển kinh tế – xã hội (KT – XH) và phát triển theo hướng TTX, bắt đầu được chú ý trong hệ thống chính sách nông nghiệp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011) tiếp tục khẳng định: đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) nông nghiệp nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống cho nhân dân. Trong những năm qua, đường lối phát triển KT – XH của Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến sự phát triển nông nghiệp, đã có những chủ trương, chính sách và mô hình đúng đắn để đẩy nhanh sự phát triển của khu vực này. Là tỉnh nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), kẹp giữa 2 nhánh sông Tiền, sông Hậu và dòng Cổ Chiên trĩu nặng phù sa, Vĩnh Long có nguồn tài nguyên thiên nhiên ưu đãi để hình thành nền nông nghiệp toàn diện, đa canh, thâm 2 canh có hiệu quả cao. Trong thời gian vừa qua, Vĩnh Long đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển nông nghiệp. Đóng góp của khu vực này trong GRDP toàn tỉnh tuy có giảm dần nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao (43,1% năm 2005, 37,2% năm 2010 và 33,06% năm 2017). Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp trung bình năm (theo nghĩa rộng) cho toàn giai đoạn 2005 – 2017 là 4,05%, trong đó giai đoạn 2005 – 2010 là 5,3%/năm và giai đoạn 2011 – 2017 là 2,8%/năm (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2011, 2016, 2018). Hoạt động sản xuất nông nghiệp đang có sự chuyển dịch đúng hướng, hình thành nhiều mô hình sản xuất mới có hiệu quả kinh tế cao, các vùng chuyên canh tập trung, cánh đồng lớn về lúa, khoai lang, cam… năng suất và chất lượng cao theo chuẩn GAP như bưởi Năm Roi (Bình Minh), cam sành (Tam Bình), chôm chôm (Tích Thiện), khoai lang (Bình Tân)… Tuy nhiên, với đặc thù là tỉnh có quỹ đất ít (bình quân đất nông nghiệp thấp, chỉ có 16.570m2/hộ (tương đương 1.400m2/người), dân cư chủ yếu hoạt động nông nghiệp (46,0% LĐlàm việc năm 2017) và sống ở nông thôn (83,0%) (Cục Thống kê Vĩnh Long, 2011, 2016, 2018). Cơ sở hạ tầng (CSHT) và cơ sở vật chất kĩ thuật (CSVCKT) phục vụ nông nghiệp chưa đồng bộ và chưa đảm bảo chất lượng. Đời sống của người nông dân còn thấp và tăng chậm; sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng của lũ lụt, triều cường, hạn hán, xâm nhập mặn…; diễn biến phức tạp của BĐKH và nước biển dâng… Để khắc phục tình trạng này và đưa tỉnh Vĩnh Long phát triển vững chắc nền nông nghiệp hàng hóa theo hướng CNH, HĐH đòi hỏi phải có những mô hình phù hợp làm nền tảng cho phát triển bền vững và thân thiện với thiên nhiên, môi trường. Xuất phát từ yêu cầu khoa học và thực tiễn, tác giả quyết định lựa chọn hướng nghiên cứu cho luận án của mình là “Phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng tăng trưởng xanh”. 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài Đề tài luận án liên quan đến hai vấn đề cần phải tổng quan. Đó là phát triển nông nghiệp và TTX, trong đó vấn đề thứ nhất là quan trọng hơn cả và được coi là sợi chỉ đỏ xuyên suốt nội dung luận án. 2.1. Phát triển nông nghiệp 2.1.1. Trên thế giới Là ngành sản xuất quan trọng và xuất hiện sớm nên nông nghiệp là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Do có nhiều công trình nghiên cứu nên tác giả tổng quan theo một số hướng nghiên cứu chủ yếu có liên quan đến đề tài. - Hướng nghiên cứu về vai trò của nông nghiệp Có nhiều công trình nghiên cứu theo hướng này, tiêu biểu là: 3 Theo Kuznets S (1961), nông nghiệp có nhiều đóng góp cho tăng trưởng kinh tế (TTKT). Ông giả định rằng nền kinh tế gồm hai khu vực là khu vực nông nghiệp và khu vực phi nông nghiệp. Trong giai đoạn đầu của quá trình CNH, nông nghiệp giữ vai trò quyết định đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Ở các giai đoạn sau cho đến khi đã hoàn thành quá trình CNH, vai trò của nó ngày càng giảm dần (Lê Mỹ Dung, 2018). Todaro (1990) đưa ra “Mô hình ba giai đoạn phát triển nông nghiệp” từ thấp đến cao. Giai đoạn 1 hình thành trong điều kiện tự cấp, tự túc. Đất và LĐ là hai yếu tố chủ yếu. Sản lượng nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào tự nhiên và tăng lên là do mở rộng diện tích. Giai đoạn 2 nông nghiệp phát triển theo hướng đa dạng hóa sản xuất; sử dụng công nghệ sinh học làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và sản xuất hướng tới thị trường. Giai đoạn 3 là giai đoạn phát triển cao nhất. Vốn và công nghệ trở thành yếu tố quyết định, sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường và lợi nhuận là mục tiêu của người sản xuất. Rõ ràng, ở mỗi giai đoạn có sự khác nhau về vị thế của nông nghiệp (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2005) Theo Johnston B.F và Mellor J.W (1961), đối với việc PTKT nông nghiệp thể hiện 5 vai trò cụ thể. Đó là Gia tăng nguồn cung cấp lương thực thực phẩm; Chuyển LĐ từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp; Mở rộng thị trường đối với sản xuất công nghiệp; Tăng nguồn thu nội địa và mở rộng xuất khẩu thu ngoại tệ (Lê Mỹ Dung, 2018). - Hướng nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Người đi đầu trong lĩnh vực này là Von Thunen với lí thuyết về sử dụng đất và phân bố các hoạt động nông nghiệp (1826). Qua nghiên cứu, ông thấy rằng khoảng cách từ nơi sản xuất nông nghiệp đến nơi tiêu thụ có tác động đến địa tô, chi phí vận chuyển hàng hóa và từ đó quyết định đến giá thành các mặt hàng nông sản. Trên cơ sở này, ông đưa ra mô hình các vành đai đồng tâm hình thành xung quanh vị trí trung tâm của một thành phố. Mỗi vành đai có một kiểu sử dụng đất và tương ứng là các nông sản khác nhau. Về lí thuyết, các nông sản có lợi nhuận cao, nhưng nhanh hỏng hoặc khó vận chuyển sẽ được bố trí ở gần trung tâm thành phố, còn các sản phẩm có lợi nhuận thấp, hoặc dễ chuyên chở hơn thì sẽ nằm xa hơn (Masaji Miyasaka, 1995) Có nhiều đóng góp cho hướng nghiên cứu này phải kể đến các nhà địa lí học thuộc trường phái Địa lí Xô Viết như Kriustkov.V.G (1972) với công trình “Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (Các vấn đề về phương pháp nghiên cứu)”, Ivanov.K.I (1974) với “Tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp”… Ivanov khẳng định tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp là hệ thống liên kết không gian của các ngành, các xí nghiệp 4 nông nghiệp và các lãnh thổ nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các điều kiện tự nhiên, kinh tế, nguồn LĐ và đảm bảo năng suất LĐ xã hội cao nhất (Lê Thông, 2011). - Hướng nghiên cứu về địa lí nông nghiệp Dưới góc độ Địa lí học, nông nghiệp là hướng nghiên cứu truyền thống của các nhà địa lí kinh tế nói chung và địa lí nông nghiệp nói riêng. Kakinikov A.N (1974) trong công trình “Địa lí nông nghiệp” tập trung vào trình bày các phương pháp nghiên cứu địa lí nông nghiệp. Trong khi đó, Grigg D. (1995) hay Singh J. (2004) giới thiệu những nội dung cơ bản của địa lí nông nghiệp như khái niệm, hướng tiếp cận, phương pháp nghiên cứu; phân tích ảnh hưởng của các nhân tố KT – XH đến nông nghiệp cũng như tác động của nó đến môi trường và đưa ra các mô hình, thực trạng và phân hóa nông nghiệp theo không gian (Lê Mỹ Dung, 2018). Ilbery B.W (1985) phân tích mô hình sử dụng đất nông nghiệp trong điều kiện nhất định về các nhân tố KT - XH và những thay đổi về địa lí nông nghiệp theo thời gian thông qua các nghiên cứu tại Hoa Kỳ và các nước châu Âu. Một số vấn đề cấp thiết đang đặt ra với nền nông nghiệp hiện nay như quá trình toàn cầu hóa, hội nhập, tái cơ cấu, phát triển bền vững (PTBV)… thu hút sự chú ý của nhiều nhà khoa học như Robinson G. (2004), Osterveer P. và Sonnengfeld D.A (2012)… (Lê Mỹ Dung, 2018) - Ngoài các hướng nghiên cứu đã nêu ở trên còn có một vài hướng nghiên cứu khác ít liên quan đến đề tài luận án như các hướng nghiên cứu về nông nghiệp đô thị, về kĩ thuật sản xuất, về tổ chức quản lí, về kinh tế nông nghiệp… 2.1.2. Ở Việt Nam Ở nước ta, nông nghiệp cũng được nghiên cứu bởi nhiều ngành khoa học. Dưới đây tổng quan một vài hướng gắn với đề tài luận án. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (TCLTNN) là hướng nghiên cứu thu hút được sự chú ý của nhiều nhà địa lí. Theo Lê Thông (Lê Thông, 1986). TCLTNN là các mối liên hệ không gian giữa các bộ phận tự nhiên, dân cư, kinh tế nông nghiệp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất trong quá trình sản xuất. Đề cập đến xu hướng phát triển nông nghiệp trên thế giới, ông nhấn mạnh đến quá trình nhất thể hóa và coi đây là quy luật khách quan của sự phát triển sức sản xuất dưới tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học công nghệ. Cũng theo hướng này, (Nguyễn Viết Thịnh, 1995) cho rằng TCLTNN là tổ chức các không gian nông nghiệp (tiểu vùng nông nghiệp) trên cơ sở đánh giá tác động tổng hợp của các nhân tố tương đối tĩnh (các điều kiện sinh thái nông nghiệp) và các nhân tố động (như dân cư, LĐ, mạng lưới đô thị, thị trường, chính sách…) nhằm đánh giá được sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp… Theo Đặng Văn Phan (2008), trong quá trình TCLTNN, phân công LĐ theo lãnh thổ cùng với việc kết hợp giữa tự nhiên, kinh 5 tế, LĐ là cơ sở để hình thành các mối liên hệ theo không gian và hiệu quả (kinh tế, xã hội…) là tiêu chuẩn hàng đầu (Đặng Văn Phan, 2008). Nông nghiệp dưới góc độ địa lí học (địa lí nông nghiệp) là hướng nghiên cứu của các nhà địa lí - giảng viên ở một số trường đại học sư phạm. Đó là các giáo trình cho sinh viên theo 2 hướng: địa lí nông nghiệp đại cương và địa lí nông nghiệp Việt Nam. Hướng thứ nhất là những vấn đề mang tính chất đại cương. Theo hướng này có nhiều giáo trình và gần đây nhất là giáo trình “Địa lí KT - XH đại cương” do Nguyễn Minh Tuệ chủ biên (Nguyễn Minh Tuệ, 2005) Địa lí nông nghiệp được nghiên cứu với các vấn đề chung (vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng); tiếp theo là địa lí nông nghiệp (gồm trồng trọt, chăn nuôi); địa lí lâm nghiệp (khai thác và trồng rừng); địa lí ngư nghiệp (khai thác và nuôi trồng thủy sản) và cuối cùng là TCLTNN. Hướng thứ hai là địa lí nông nghiệp với tư cách là một ngành của Địa lí KT – XH Việt Nam mà tiêu biểu là các giáo trình của (Lê Thông, 2011) Đỗ Thị Minh Đức (Đỗ Thị Minh Đức, 2003), (Đặng Văn Phan, 2008) Đáng lưu ý là công trình nghiên cứu riêng về Địa lí nông nghiệp; đó là giáo trình “Địa lí nông, lâm, thủy sản (N, L, TS) Việt Nam” của (Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông, 2013). Với hệ thống kiến thức và tài liệu cập nhật, công trình này tập trung vào 3 nội dung: Cơ sở lí luận, Địa lí các ngành N, L, TS và 7 vùng nông nghiệp với tư cách như sự phân hóa NN theo lãnh thổ. Ngoài các hướng nghiên cứu nói trên gần gũi với đề tài luận án còn có một số hướng nghiên cứu khác. Có thể dẫn ra đây một vài công trình nghiên cứu. Đánh giá nông nghiệp Việt Nam sau 15 năm đổi mới, Nguyễn Sinh Cúc (2003) đã tổng kết những thành công cũng như những tồn tại của nông nghiệp Việt Nam từ 1986 đến nay, đồng thời đưa ra những giải pháp và triển vọng cho nông nghiệp Việt Nam từ bài học kinh nghiệm CNH, HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn của một số nước trên thế giới. Tác giả đã xây dựng 3 mô hình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL, đó là mô hình đa dạng hóa nông nghiệp gắn với công nghiệp nông thôn, mô hình phát triển công nghiệp và dịch vụ; và mô hình kết hợp công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp hàng hóa (Nguyễn Sinh Cúc, 2003). Đề cập đến vấn đề này, Võ Tòng Xuân có nhiều công trình, trong đó tiêu biểu là “Nghiên cứu ứng dụng chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ nông sản”. Qua công trình này, tác giả đưa ra các tình huống dẫn đến những thành công và thất bại vừa qua của thị trường nông nghiệp Việt Nam. Để chứng minh cho luận điểm của mình, ông đã đưa ví dụ về sự thành công của Malaixia với cây cọ lại là đưa nông dân vào hợp tác xã (HTX) kiểu mới sẽ giải quyết vấn đề học vấn của nông dân, bắt buộc nông dân làm theo quy trình GAP sẽ giảm giá thành sản xuất, ít sử dụng phân hóa học… hướng đến nền nông nghiệp (Võ Tòng Xuân, 10/01/2011), (Võ Tòng Xuân, 27/6/2011). 6 Những đánh giá cơ bản về thành tựu nổi bật của nước ta trong những năm đổi mới, vấn đề xuất khẩu nông sản chủ lực của Việt Nam kèm theo dẫn chứng những số liệu thống kê về nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 1986 - 2006, triển vọng của nông nghiệp và nông thôn trong tương lai được đề cập trong công trình “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới: quá khứ và hiện tại” (Nguyễn Văn Bích, 2007). Đặng Kim Sơn với nhiều công trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đã đề cập đến các vấn đề lí luận và thực tiễn trong quá trình phát triển. Quá trình đổi mới của nông nghiệp Việt Nam bắt đầu từ đổi mới về chính sách và thể chế, đổi mới trong tổ chức sản xuất đã cho thấy vai trò của Nhà nước là cực kì quan trọng trong công tác quy hoạch, định hướng, xây dựng kết cấu hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn. Từ những kinh nghiệm của Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp… tác giả đã đúc kết thành những bài học kinh nghiệm cho sự phát triển nông nghiệp của Việt Nam và xây dựng mô hình CNH từ phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững (Đặng Kim Sơn, 2001, 2008). Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, nông nghiệp cũng được chọn làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Địa lí học. Đó là luận án “Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây công nghiệp lâu năm ở tỉnh Lâm Đồng” (Mai Hà Phương, 2008); luận án “Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố (TP) Hải Phòng” của (Vũ Thị Kim Cúc, 2011); luận án “TCLTNN tỉnh Nghệ An” (Nguyễn Thị Trang Thanh, 2012), luận án “Phát triển N, L, TS ở TP Hà Nội” (Lê Mỹ Dung, 2018). 2.1.3. Ở tỉnh Vĩnh Long Mặc dù nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Vĩnh Long, nhưng những nghiên cứu thật sự về ngành này không có nhiều. Có thể chia chúng thành 2 loại: các công trình của các tác giả riêng lẻ (có thể in thành sách) và các văn bản chỉ đạo của các cơ quan chức năng (chủ yếu dưới dạng quy hoạch). Về các công trình riêng biệt, có thể kể đến một vài cuốn sách như “Suy nghĩ về trái cây Vĩnh Long trên đường hội nhập” (Nguyễn Văn Thanh, 2008), “Vĩnh Long hướng đến xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao” (Huỳnh Kim Phượng, 2011). Về các văn bản chỉ đạo phát triển nông nghiệp của các cơ quan chức năng (Ủy bản nhân dân (UBND) tỉnh Vĩnh Long; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) tỉnh Vĩnh Long…) chủ yếu là các quy hoạch. Đó là “Quy hoạch phát triển KT – XH tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2015- 2025” của UBND tỉnh Vĩnh Long (2010) (UBND tỉnh Vĩnh Long, 2010). Từ quy hoạch này, năm 2017, UBND tỉnh Vĩnh Long đã phê duyệt “Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đến năm 2030” (UBND tỉnh Vĩnh Long, 2017). Và những năm tiếp theo, UBND tỉnh tiếp tục xây dựng “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng nâng cao giá 7 trị, hiệu quả và PTBV giai đoạn 2014- 2020” (UBND tỉnh Vĩnh Long, 2014) và Quyết định phê duyệt Dự án “Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2030” (UBND tỉnh Vĩnh Long, 2016). Các văn bản nêu trên đều khẳng định vai trò quan trọng và các nhân tố tác động đến sản xuất nông nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và lựa chọn mô hình phát triển nông nghiệp Vĩnh Long phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh. Theo đó, mục tiêu của quy hoạch là xây dựng tỉnh Vĩnh Long thành vùng đô thị sinh thái, xanh, sạch, đẹp, phát triển hài hòa giữa đô thị và nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ theo hướng công nghệ và chất lượng cao; tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, liên kết với Cần Thơ, phát triển thành vùng kinh tế động lực của vùng ĐBSCL, góp phần cùng cả nước thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nước ta ngày một phát triển theo hướng xanh bền vững. 2.2. Tăng trưởng xanh 2.2.1. Trên thế giới TTX (Green Growth) là vấn đề tuy mới xuất hiện, nhưng lại được sự quan tâm của toàn thế giới. Để tổng quan vấn đề này, xin trình bày sự hình thành, phát triển liên quan đến TTX trên bình diện thế giới và các hướng nghiên cứu chính. Có thể coi quan niệm về TTX bắt nguồn từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Cục Khí tượng thủy văn và BĐKH, 2018). Tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 5 về Môi trường và Phát triển (MCED) tại Xơun (Hàn Quốc) vào tháng 5/2005, 52 quốc gia và các bên có liên quan từ châu Á - Thái Bình Dương đã nhất trí theo đuổi con đường TTX để thực hiện PTBV. TTX được coi như là sự hòa hợp giữa PTKT với sự bền vững về môi trường; PTKT mang hiệu quả sinh thái và tăng cường sự đồng bộ giữa kinh tế và môi trường. Năm 2008 để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Hàn Quốc coi TTX như là một tầm nhìn mới về phát triển và năm 2009 đã xây dựng Chiến lược quốc gia và Kế hoạch 5 năm cho TTX. Tháng 4/2010, các nước ASEAN tham dự Hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội đã thông qua Tuyên bố về phục hồi và PTBV, trong đó khẳng định quyết tâm thúc đẩy TTX, bao gồm đầu tư trong môi trường và sử dụng bền vững TNTT nhằm đa dạng hóa và đảm bảo khả năng phục hồi kinh tế. Tháng 5/2010 tại kì họp lần thứ 66 của các nước thuộc Ủy ban KT – XH châu Á - Thái Bình Dương (UNESCAP) đã thông qua Tuyên bố Incheon về TTX, mà trọng tâm là các nước đang phát triển ở khu vực này hướng đến TTKT hài hòa với PTBV môi trường, nâng cao sự đồng bộ giữa môi trường và PTKT.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan