Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phát triển nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh bắc giang...

Tài liệu Phát triển nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh bắc giang

.DOC
221
738
138

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI THÂN THỊ HUYỀN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH BẮC GIANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ HÀ NỘI - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI THÂN THỊ HUYỀN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH BẮC GIANG Chuyên ngành: Địa lí học Mã ngành : 62.31.05.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS. Lê Văn Thông 2. PGS.TS. Nguyễn Thị Sơn HÀ NỘI - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan, có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả NCS. Thân Thị Huyền ii LỜI CÁM ƠN Trong thời gian học tập và triển khai thực hiện luận án, nghiên cứu sinh đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường. Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Lê Văn Thông; PGS.TS. Nguyễn Thị Sơn - những người đã nhiệt thành, ân cần định hướng, chỉ bảo, dẫn dắt nghiên cứu sinh trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Nghiên cứu sinh xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, các thầy/cô giáo trong bộ môn Địa lí kinh tế-xã hội và khoa Địa lí, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Nghiên cứu sinh xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu, khoa Địa lí cùng các thầy/cô giáo trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên; Ban Giám Đốc, Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng cùng các thầy/cô giáo Học viện Dân tộc luôn luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu sinh trong thời gian công tác, học tập và triển khai nghiên cứu luận án, bảo vệ luận án theo quy định. Xin chân thành cám ơn các ban, ngành tỉnh Bắc Giang (Ủy ban nhân dân tỉnh, Cục thống kê, Ban chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, ...) và các hộ nông dân đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho nghiên cứu sinh trong quá trình thu thập thông tin, dữ liệu và khảo sát thực tế để hoàn thành luận án này. Xin chân thành cám ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp luôn động viên, ủng hộ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp nghiên cứu sinh hoàn thành luận án. Xin chân thành cám ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Tác giả NCS. Thân Thị Huyền iii MỤC LỤC Trang bìa phụ Lời cam đoan.................................................................................................................i Lời cảm ơn....................................................................................................................ii Mục lục........................................................................................................................ iii Danh mục chữ viết tắt...................................................................................................v Danh mục bảng số liệu................................................................................................vii Danh mục hình.............................................................................................................ix Danh mục bản đồ..........................................................................................................x MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................................1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................2 3. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................3 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu.......................................................................4 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án...................................................................9 6. Cấu trúc của luận án....................................................................................................9 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI.......................................................................................10 1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI............................................................................10 1.1.1. Trên thế giới.................................................................................................10 1.1.2. Ở Việt Nam..................................................................................................14 1.1.3. Ở tỉnh Bắc Giang..........................................................................................16 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI..................................................................................................17 1.2.1. Phát triển nông nghiệp..................................................................................17 1.2.2. Xây dựng nông thôn mới..............................................................................37 1.2.3. Mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.........39 Tiểu kết chương 1.....................................................................................................41 CHƯƠNG 2. CÁC NHÂN TÔ ANH HƯỞNG, THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ MÔI QUAN HỆ VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH BẮC GIANG....................................................................................................42 2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG..................................................................................................42 2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ........................................................................42 2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên................................................43 2.1.3. Kinh tế - xã hội.............................................................................................47 2.1.4. Đánh giá chung.............................................................................................55 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG.............58 2.2.1. Khái quát chung............................................................................................58 iv 2.2.2. Nông nghiệp.................................................................................................63 2.2.3. Thủy sản.......................................................................................................81 2.2.4. Lâm nghiệp...................................................................................................85 2.2.5. Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chủ yếu ở tỉnh Bắc Giang.......89 2.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH BẮC GIANG...........................................................107 2.3.1. Phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới..................................107 2.3.2. Xây dựng nông thôn mới với phát triển nông nghiệp......................................108 Tiểu kết chương 2...................................................................................................114 CHƯƠNG 3. GIAI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2030...........116 3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP...................................................................116 3.1.1. Thực trạng phát triển nông nghiệp ở tỉnh Bắc Giang..................................116 3.1.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bắc Giang...............................119 3.1.3. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn 2030..............................121 3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIÊP̣ TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH BẮC GIANG.....................................130 3.2.1. Xây dựng và hoàn thiê ̣n cơ chế, chính sách phát triển nông nghiê ̣p phù hợp với thực tế......................................................................................................130 3.2.2. Thực hiện tái cơ cấu ngành nông, lâm, thủy sản.........................................132 3.2.3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, chú trọng tới đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.............................................................................135 3.2.4. Xây dựng chỉ dẫn địa lí và thương hiệu nông sản, tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ...............................................................136 3.2.5. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất trên diện rộng............137 3.2.6. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp, hình thành chuỗi liên kết sản xuất - chế biến - tiêu thụ nông sản..........................139 3.2.7. Tăng cường huy động vốn đầu tư...............................................................140 3.2.8. Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật đồng bộ và có chất lượng phục vụ sản xuất.................................................................................142 3.2.9. Quản lý và sử dụng đất hợp lý, hiệu quả.....................................................144 3.2.10. Sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu..............................................................................................146 Tiểu kết chương 3...................................................................................................148 KẾT LUẬN..............................................................................................................149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BÔ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN...................................................................................................151 TÀI LIỆU THAM KHAO........................................................................................153 PHỤ LỤC v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt Chữ viết tắt BĐKH CLC CNC CNH, HĐH CN-XD CSHT CSVCKT ĐBSH ĐKTN ĐTH ĐTM GTSX GRDP H HTX KCN KHCN KHKT KT-XH LT-TP MTQG N, L, TS NN & PTNT NQ NTM NTTS NXB TC TCLTNN TDMNPB TNTN TP TTBQ TƯ UBND VietGAP VTĐL Chữ viết đầy đủ Biến đổi khí hậu Chất lượng cao Công nghệ cao Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Công nghiệp - Xây dựng Cơ sở hạ tầng Cơ sở vật chất kĩ thuật Đồng bằng sông Hồng Điều kiện tự nhiên Đô thị hóa Đánh giá tác động môi trường Giá trị sản xuất Tổng sản phẩm quốc nội (vận dụng cho cấp tỉnh) Huyện Hợp tác xã Khu công nghiệp Khoa học công nghệ Khoa học kĩ thuật Kinh tế-xã hội Lương thực - thực phẩm Mục tiêu quốc gia Nông, lâm, thủy sản Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghị quyết Nông thôn mới Nuôi trồng thủy sản Nhà xuất bản Tiêu chí Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Trung du miền núi phía Bắc Tài nguyên thiên nhiên Thành phố Tăng trưởng bình quân Trung ương Ủy ban nhân dân Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt Việt Nam Vị trí địa lí Tiếng Anh Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ ADB The Asian Development Bank Nghĩa tiếng Việt Ngân hàng phát triển châu Á vi BOT Built - Operation - Transfer Xây dựng - Kinh doanh Chuyển giao BT Built - Transfer Xây dựng - Chuyển giao BTO Built - Transfer - Operation Xây dựng - Chuyển giao Kinh doanh FAO Food and Agriculture Organization Tổ chức lương thực - nông of the United Nations nghiệp Liên Hợp Quốc FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GAP Good Agriculture Practices Quy trình sản xuất nông nghiệp tốt GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GlobalGAP Global Good Agricultural Practice Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu HACCP Hazard Analysis and Critical Hệ thống quản lý mang tính Control Point phòng ngừa, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm tại các điểm tới hạn NGO Non-governmental organization Tổ chức phi Chính phủ ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức UNDP United Nations Development Chương trình Phát triển Liên Programme Hợp Quốc WB World Bank Ngân hàng thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới vii DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1. Dân số thành thị, mật độ dân số và tỉ lệ ĐTH của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005-2015........................................................................................49 Bảng 2.2. Quy mô và tăng trưởng GRDP, GRDP/người tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015-2015................................................................................................58 Bảng 2.3. Quy mô và tăng trưởng GTSX N, L, TS tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005-2015 .................................................................................................................. 60 Bảng 2.4. Quy mô và cơ cấu GTSX N, L, TS (giá thực tế) tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005-2015........................................................................................60 Bảng 2.5. Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt và 1 ha mặt nước NTTS phân theo huyện, TP tỉnh Bắc Giang các năm 2010, 2015.............61 Bảng 2.6. Quy mô và cơ cấu GTSX ngành trồng trọt (giá thực tế) phân theo nhóm cây trồng tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005-2015........................................64 Bảng 2.7. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa và ngô tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005 – 2015..............................................................................................66 Bảng 2.8. Diện tích, năng suất, sản lượng các vụ lúa tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005 - 2015..............................................................................................68 Bảng 2.9. Quy mô và cơ cấu GTSX ngành trồng cây ăn quả tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005 - 2015......................................................................................70 Bảng 2.10. Diện tích và sản lượng cây ăn quả tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005-2015........71 Bảng 2.11. GTSX và tốc độ tăng trưởng GTSX ngành chăn nuôi tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005 - 2015...............................................................................75 Bảng 2.12. Quy mô và cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi (giá thực tế) phân theo nhóm vật nuôi và sản phẩm của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005 - 2015.................76 Bảng 2.13. Biến động số lượng vật nuôi chủ yếu tỉnh Bắc Giang giai đoạn 20052015..........................................................................................................77 Bảng 2.14. GTSX và tốc độ tăng trưởng GTSX ngành thủy sản tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005 - 2015...............................................................................81 Bảng 2.15. Sản lượng thủy sản tỉnh Bắc Giang theo ngành giai đoạn 2005 - 2015 .................................................................................................................. 82 Bảng 2.16. GTSX và sản lượng thủy sản nuôi trồng tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005 - 2015 .................................................................................................................. 83 Bảng 2.17. Quy mô và cơ cấu GTSX lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005 2015 (giá thực tế).....................................................................................86 Bảng 2.18. Sản lượng gỗ, củi khai thác tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005-2015............87 viii Bảng 2.19. Số lượng hộ N, L, TS tỉnh Bắc Giang các năm 2006, 2011, 2016............89 Bảng 2.20. Thông tin hoạt động sản xuất trên cánh đồng lớn tỉnh Bắc Giang năm 2015 .................................................................................................................. 90 Bảng 2.21. Khung phân tích sự thay đổi các yếu tố sản xuất từ khi xây dựng NTM (năm 2011)...............................................................................................97 Bảng 2.22. Kết quả hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Bắc Giang năm 2010 và 2015.................................................................102 Bảng 2.23. Số xã đạt chuẩn các TC liên quan trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp tỉnh Bắc Giang (tính đến hết năm 2015).................................................109 Bảng 2.24. Kết quả thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2012-2015..............................................109 Bảng 2.25. Chuyển biến về kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp..............110 ix ơ DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Biểu đồ sự chuyển dịch cơ cấu GRDP (giá thực tế) phân theo khu vực kinh tế tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005-2015 .............................................59 Hình 2.2. Biểu đồ sự chuyển dịch cơ cấu GTSX nông nghiệp (theo giá thực tế) phân theo ngành tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005-2015 ..............................63 Hình 2.3. Biểu đồ cơ cấu đàn gia cầm phân theo huyện/TP tỉnh Bắc Giang năm 2015 .................................................................................................................... 78 Hình 2.4. Biểu đồ sự chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành thủy sản tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005 - 2015 .........................................................................................81 Hình 2.5. Biểu đồ quy mô và cơ cấu diện tích NTTS tỉnh Bắc Giang theo phương thức nuôi năm 2010 và 2015 .....................................................................83 Hình 2.6. Sơ đồ mối quan hệ giữa các yếu tố sản xuất trên cánh đồng lớn sản xuất lúa Phấn Lôi (xã Thắng Cương, huyện Yên Dũng) và cánh đồng lớn sản xuất lúa-lạc Phú Khê-Đông Bến (xã Quế Nham, huyện Tân Yên).................94 Hình 2.7. Sơ đồ mối quan hệ giữa các yếu tố sản xuất trên cánh đồng lớn Thanh Lâm (chuyên trồng rau cần hàng hóa) thuộc xã Hoàng Lương, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang...........................................................................96 Hình 2.8. Mô hình phân tích sự thay đổi các yếu tố sản xuất sau xây dựng NTM .................................................................................................................... 98 Hình 2.9. Biểu đồ số lượng trang trại tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005-2015...............99 x DANH MỤC BAN ĐỒ 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang 2.2. Bản đồ các nhóm đất chính tỉnh Bắc Giang 2.3. Bản đồ các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển và phân bố N, L, TS tỉnh Bắc Giang 2.4. Bản đồ các nhân tố KT-XH ảnh hưởng đến phát triển và phân bố N, L, TS tỉnh Bắc Giang 2.5. Bản đồ quy mô và cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Bắc Giang năm 2015 2.6. Bản đồ phát triển và phân bố ngành trồng trọt tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005-2015 2.7. Bản đồ phát triển và phân bố ngành chăn nuôi tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005-2015 2.8. Bản đồ phát triển và phân bố ngành thủy sản tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005-2015 2.9. Bản đồ phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005-2015 2.10. Bản đồ tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005-2015 3.1. Bản đồ kết quả xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011 - 2015 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất có lịch sử phát triển lâu đời và được xem là ngành truyền thống, ra đời sớm nhất trong lịch sử loài người. Từ khi ra đời tới nay, nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, với 66,1% dân số sống ở nông thôn và 44% lao động đang làm việc trong khu vực nông, lâm, thủy sản (N, L, TS), đóng góp 17% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2015 [99], hiệu quả sử dụng đất chưa cao nên vấn đề nông nghiê ̣p, nông thôn ngày càng trở nên quan trọng. Nền kinh tế nước ta sau 30 năm đổi mới, mặc dù đạt được nhiều thành tựu to lớn trên các lĩnh vực và chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) song vẫn gắn bó khá chặt chẽ với nông nghiệp - nền nông nghiệp nhiệt đới. Hơn nữa, sự phát triển của nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện nay khá phức tạp, đe doạ sự sống của hàng triệu người, nhất là đối với người nghèo. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (năm 2011) của Đảng xác định tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn [25]. Những năm qua, trong quan điểm và đường lối phát triển KT-XH đất nước, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới sự phát triển của nông nghiê ̣p, nông dân, nông thôn và đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn để đẩy nhanh sự phát triển của khu vực này. Một trong những chủ trương đó là Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới (NTM) nhằm phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, cải thiện đời sống nông dân. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (năm 2016) tiếp tục khẳng định “… đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, chú trọng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng NTM …” [25]. Nằm trong vùng Trung du miền núi phía Bắc (TDMNPB), Bắc Giang có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, đă ̣c biê ̣t là nông nghiê ̣p. Thời gian qua, tỉnh đã đạt nhiều thành tựu, thực hiê ̣n có hiê ̣u quả các mục tiêu đă ̣t ra trong chiến lược phát triển nông nghiê ̣p và xây dựng NTM. Viê ̣c phát triển sản xuất nông nghiê ̣p hàng hóa gắn với xây dựng NTM trở thành mô ̣t trong năm chương trình phát triển KT-XH trọng tâm giai đoạn 2011-2020. Nông nghiệp, nông dân và nông thôn Bắc Giang có bước phát triển khá toàn diện và to lớn sau 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch đa dạng và hiệu quả theo hướng sản xuất hàng hóa, vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa cung cấp nhiều nông sản hàng hóa có giá trị cao cho thị trường, thu nhập và đời sống của dân cư nông thôn được cải thiện, nâng cao. Trên địa bàn tỉnh 2 có nhiều mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là mô hình sản xuất theo chuẩn Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt Việt Nam (VietGAP), hình thành vùng chuyên canh hàng hóa với các cây trồng, vật nuôi chủ lực đã làm thay đổi tư duy, phương thức canh tác truyền thống của người dân, giúp họ tích cực ứng dụng khoa học kĩ thuật (KHKT) vào sản xuất nhằm giảm chi phí đầu vào, mối liên kết ở mức độ nhất định giữa “4 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, do đă ̣c thù là mô ̣t tỉnh trung du với 88,7% dân cư sống ở nông thôn, 54,7% lao động N, L, TS và tỉ trọng GRDP của khu vực này chiếm 22,7% trong cơ cấu GRDP toàn nền kinh tế (năm 2015) [17], cơ sở vật chất kĩ thuật (CSVCKT) còn hạn chế, đă ̣t trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới và nền kinh tế trong nước gă ̣p nhiều khó khăn như hiê ̣n nay, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn Bắc Giang đang đứng trước nhiều thách thức, khó khăn. Sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ, phân tán, chủ yếu là kinh tế hộ, ứng dụng cơ giới hóa còn chậm, nhiều sản phẩm thiếu sức cạnh tranh, thiếu thông tin thị trường, việc xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lí và vấn đề bảo hộ nông sản còn nhiều khó khăn. Đời sống nông dân nhìn chung chậm được cải thiện, tỉ lệ hộ nghèo còn cao, chất lượng nguồn nhân lực thấp, nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp, kết cấu hạ tầng KT-XH nông thôn còn hạn chế, … Để khắc phục tình trạng này, đòi hỏi cần có những giải pháp phù hợp nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng và xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lý, ổn định tổ chức sản xuất và đời sống nông dân. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và tầm quan trọng của vấn đề, tác giả quyết định lựa chọn hướng nghiên cứu cho luận án của mình làh “Phát trỉn nông nghinp̣ tronng quá trình xây dựng nông thôn mới ở tinh Bc ciGng”. Việc lựa chọn hướng nghiên cứu này nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản sauh - Những thuận lợi, khó khăn trong phát triển N, L, TS ở tỉnh Bắc Giang. - Thực trạng phát triển, phân bố nông nghiệp (theo ngành và theo hình thức tổ chức lãnh thổ), mối quan hệ với xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. - Những giải pháp để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nhất là trong quá trình xây dựng NTM hiện nay ở tỉnh Bắc Giang, góp phần thực hiện tốt các mục tiêu phát triển KT-XH. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tinu Mục tiêu của luận án là nghiên cứu dưới góc độ địa lí KT-XH sự phát triển, phân bố nông nghiệp và mối quan hệ với xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Từ đó, đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và tính bền vững cho phát triển nông nghiệp trong bối cảnh xây dựng NTM. 3 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan cơ sở lý luận về phát triển nông nghiê ̣p, NTM và mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng NTM để vận dụng vào địa bàn nghiên cứu; - Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố nông nghiê ̣p ở tỉnh Bắc Giang; - Phân tích thực trạng phát triển và phân bố nông nghiê ̣p, mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng NTM ở địa bàn nghiên cứu; - Đề xuất mô ̣t số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiê ̣p trong quá trình xây dựng NTM tỉnh Bắc Giang đến năm 2030. 3. Phạm vi nghiên cứu Về nội dungͤ Luâ ̣n án tập trung đánh giá các nhân tố vị trí địa lí (VTĐL), điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (ĐKTN và TNTN), KT-XH đến hiện trạng phát triển nông nghiê ̣p theo nghĩa rộng (gồm N, L, TS), một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (TCLTNN) điển hình (nông hộ, trang trại, vùng chuyên canh, tiểu vùng nông nghiệp). Song mức độ nghiên cứu của luận án có sự khác nhau, chủ yếu nghiên cứu ngành nông nghiệp, tiếp đến là ngành thủy sản và lâm nghiệp. Khi tiếp cận nghiên cứu nông nghiệp theo nghĩa hẹp, luận án chỉ tập trung vào hai phân ngành trồng trọt và chăn nuôi do ngành dịch vụ nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất (GTSX) nông nghiệp. Đồng thời, luận án phân tích mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng NTM. Căn cứ vào 19 tiêu chí (TC) xây dựng NTM, khi phân tích tác động của xây dựng NTM đến phát triển nông nghiệp, luận án đề cập đến tác động trực tiếp và gián tiếp. Trong đó, các TC liên quan trực tiếp đến phát triển nông nghiệp được nghiên cứu sâu, cụ thểh Nhóm I (Quy hoạch)h TC1 (Quy hoạch và thực hiện quy hoạch), tập trung nội dung 1.1; Nhóm II (Hạ tầng KT-XH)h TC2 (Giao thông), TC3 (Thủy lợi), TC4 (Điện); Nhóm III (Kinh tế và tổ chức sản xuất)h TC10 (Thu nhập bình quân đầu người), TC12 (Tỉ lệ lao động có việc làm thường xuyên), TC13 (Hình thức tổ chức sản xuất) (phụ lục 1). Về không gianͤ Luận án nghiên cứu sự phát triển nông nghiê ̣p, mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM trên toàn bộ lãnh thổ tỉnh Bắc Giang, đi sâu phân tích đến cấp huyện/TP, bao gồm TP. Bắc Giang (có 06 xã đã và đang tiến hành xây dựng NTM) và 09 huyệnh Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng, Viê ̣t Yên, Hiệp Hòa, Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Đô ̣ng. Trong đó, có so sánh với một số tỉnh lân cận và vùng TDMNPB. Về thời gian nghiên cứuͤ Các số liệu sử dụng trong luận án tập trung trong giai đoạn 2005-2010 (trước khi triển khai xây dựng NTM) và giai đoạn 2011-2015 (từ khi triển khai xây dựng NTM), định hướng đến năm 2030. Đặc biệt, một số số liệu đưa vào phân tích lấy mốc thời gian năm 2016 do căn cứ vào kết quả cuộc Tổng điều tra nông 4 thôn, nông nghiệp và thủy sản toàn quốc năm 2016 và số liệu điều tra sơ cấp của tác giả trong năm đó. Khi nghiên cứu về GRDP hoặc GTSX, đề tài sử dụng giá thực tế và giá so sánh. Kể từ năm 2010 trở đi, giá so sánh lấy theo giá so sánh 2010 (trước đó lấy theo giá so sánh 1994). 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. QuGn đỉm nghinn cứu 4.1.1. Quan điểm hệ thống Với tư cách là hệ thống KT-XH hoàn chỉnh, lãnh thổ Bắc Giang được cấu thành bởi mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, KT-XH, dân cư, lịch sử, văn hóa, … Các nhân tố này ảnh hưởng tới phát triển nông nghiê ̣p, xây dựng NTM ở địa phương và luôn tồn tại, vận động trong một không gian nhất định, gồm nhiều nhân tố khác nhau. Mỗi nhân tố vận động, phát triển theo quy luật riêng, song các nhân tố không tồn tại độc lập mà có quan hệ gắn bó hỗ trợ lẫn nhau, tạo nên thể thống nhất và hoàn chỉnh. Khi một nhân tố thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các nhân tố khác hay của cả hệ thống. Do vậy, khi xem xét cần phải đặt nó trong một hệ thống. Hơn nữa, hệ thống các ngành kinh tế, trong đó có ngành nông nghiệp (theo nghĩa rộng) lại bao gồm nhiều bộ phận hợp thành, đó là N, L, TS với các mối liên hệ biện chứng, tác động qua lại mật thiết với nhau. Chỉ cần một thay đổi nhỏ của một bộ phận sẽ dẫn đến những hậu quả dây chuyền và ảnh hưởng đến hoạt động chung của cả hệ thống KT-XH. 4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Giang chịu sự chi phối tổng hợp của hàng loạt các nhân tố tự nhiên và KT-XH. Trong nghiên cứu luận án, vận dụng quan điểm này sẽ giúp cho quá trình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh được chính xác, xác định rõ ràng vai trò của từng nhân tố và nhân tố mang tính chất quyết định. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng cũng có thể coi là một tổng hợp thể bao gồm các ngành N, L, TS. Chúng được phân bố trên một lãnh thổ xác định và biến đổi theo thời gian. Do vậy, vận dụng quan điểm tổng hợp lãnh thổ trong nghiên cứu phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Giang nhằm đánh giá ảnh hưởng của ĐKTN, KT-XH tới sản xuất nông nghiệp cũng như sự phân hóa sản xuất theo đơn vị hành chính cấp huyện/TP. Đồng thời, nghiên cứu những nguyên nhân tạo nên sự phân hóa đó và tìm ra thế mạnh của từng tiểu vùng nông nghiệp, góp phần xây dựng quy hoạch không gian nông nghiệp trên địa bàn hợp lý, hiệu quả. 4.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Kinh tế luôn ở trạng thái vận động, biến đổi không ngừng theo sự phát triển, biến đổi của lực lượng sản xuất cũng như quan hệ sản xuất. Quá trình nghiên cứu đề tài 5 luôn quán triệt quan điểm này để thấy được sự phát triển nông nghiê ̣p và mối quan hệ với xây dựng NTM ở Bắc Giang theo giai đoạn. Đây là cơ sở để nghiên cứu định hướng, giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn của địa phương trong tương lai. Theo quan điểm này, nông nghiệp được nghiên cứu trong thời gian liên tục từ quá khứ - hiện tại - tương lai nên cần xem xét sự biến đổi theo không gian và thời gian, rút ra những quy luật chung. 4.1.4. Quan điểm kinh tế thị trường Quan điểm này được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu kinh tế cụ thể như quy mô và tốc độ tăng trưởng GDRP, quy mô và tốc độ tăng trưởng GTSX, cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ... Trong nền kinh tế thị trường, việc sản xuất phải đem lại lợi nhuận và tất nhiên, khó chấp nhận sự thua lỗ triền miên. Để nông nghiệp Bắc Giang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa cần chú ý đến yếu tố thị trường. Song cũng nên tránh xu hướng có thể phải đạt mục tiêu phát triển kinh tế nói chung và N, L, TS nói riêng bằng mọi giá, dưới mọi hình thức. 4.1.5. Quan điểm phát triển bền vững Ở nước ta, phát triển bền vững đã trở thành định hướng dài hạn của các cấp, các ngành sau khi có Chương trình nghị sự 21 (năm 2004). Phát triển sản xuất nông nghiê ̣p và xây dựng cơ cấu nông nghiê ̣p hợp lý, linh hoạt trong mỗi giai đoạn phải gắn liền với chiến lược phát triển bền vững. So với các ngành khác, nông nghiệp là ngành còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên nên việc vận dụng quan điểm này trong nghiên cứu thực sự rất cần thiết. Điều này được thể hiện ở chỗ, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng (nhất là các nhân tố tự nhiên) hoặc thực trạng phát triển và phân bố nông nghiê ̣p, mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng NTM luôn gắn liền với quan điểm này. Phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nhằm đem lại lợi ích cho nhân dân, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế chung toàn tỉnh, song phải sử dụng hợp lý tài nguyên và không làm ảnh hưởng đến tương lai. 4.2. Phương pháp nghinn cứu 4.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liê ̣u Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng trong các nghiên cứu nói chung và nghiên cứu địa lí KT-XH nói riêng. Khi triển khai luận án, tác giả tiến hành theo các bước cụ thể sauh Trước hết, xác định đối tượng, nội dung và dạng thông tin phải thu thập gắn liền với đề tài luận án. Chẳng hạn như các tài liệu cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp, NTM; đặc điểm môi trường tự nhiên và TNTN tỉnh Bắc Giang; thực trạng sản xuất nông nghiệp và xây dựng NTM; quy hoạch phát triển KT-XH cũng như quy hoạch 6 phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Giang, … Tài liệu thu thập được ở các dạng khác nhau (dạng số, dạng chữ, dạng bản đồ-tranh ảnh, …). Nguồn tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu được thu thập tương đối đa dạng, phong phú, bao gồm các tài liệu đã xuất bản, tài liệu của các cơ quan lưu trữ. Sau đó, tiến hành thu thập tài liệu theo nội dung đã xác địnhh - Nguồn tài liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc khảo sát thực địa (quan sát, ghi chép, chụp ảnh, …) và phỏng vấn, điều tra nông hộ tham gia sản xuất trên cánh đồng lớn. - Nguồn tài liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan lưu trữ, phát hành, nhà xuất bản, thư viện quốc gia, mạng Internet, … Cụ thể là tài liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) cũng như của các cơ quan trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, như Cục thống kê, Sở NN và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công thương, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, Ban chỉ đạo NTM tỉnh, …; các công trình nghiên cứu, báo cáo khoa học liên quan đến phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước. Khi hoàn thành xong việc thu thập tài liệu, tác giả tiến hành xử lý với sự hỗ trợ của các phần mềm xử lý số liê ̣u (SPSS, Exel) có đủ đô ̣ tin câ ̣y, phục vụ mục đích nghiên cứu đề tài. Các số liệu tồn tại ở dạng “thô” sẽ được xử lý thành số liệu ở dạng “tinh” nhờ việc áp dụng công thức tính toán, lập bảng biểu (quy mô và cơ cấu, tốc độ tăng trưởng GTSX theo từng năm hoặc giai đoạn, thu nhập bình quân của lao động nông nghiệp, năng suất lao động nông nghiệp, giá trị sản phẩm/ha đất trồng trọt, …) 4.2.2. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp Thực trạng phát triển, phân bố nông nghiê ̣p và mối quan hệ với xây dựng NTM ở Bắc Giang được nhâ ̣n biết thông qua phân tích mối liên hê ̣ không gian, thời gian của ngành nông nghiê ̣p cùng các phân ngành trước và trong quá trình xây dựng NTM. Ở đây, tác giả chú ý đến các mối quan hê ̣ tự nhiên và nhân văn, các mối liên hê ̣ nhân quả. Các giải pháp đề xuất được tiến hành trên cơ sở so sánh, tổng hợp (theo không gian, thời gian hoặc các đối tượng) tình hình sản xuất nông nghiệp kể từ khi địa phương tiến hành xây dựng NTM (giai đoạn 2011-2015). 4.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học Đây là một trong những phương pháp truyền thống của khoa học địa lí, giúp thu thập các thông tin thực tiễn mà số liệu thứ cấp không có được. Tác giả vâ ̣n dụng phương pháp này để khảo sát thực tế sản xuất nông nghiệp ở mô ̣t số địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong quá trình xây dựng NTM. Từ đó, làm rõ những phân tích, so sánh, kiểm định các thông tin thu thâ ̣p được từ nhiều nguồn 7 khác nhau, góp phần tăng tính khách quan, khoa học và giá trị thực tiễn cho kết quả nghiên cứu. Vận dụng phương pháp này, tác giả tiến hành các bước sauh Thứ nhất, xác định nội dung điều tra - Mục đích điều tra thu thập các thông tin nhằm bổ sung, làm rõ nội dung nghiên cứu, phục vụ phân tích thực trạng phát triển, phân bố nông nghiệp và mối quan hệ với xây dựng NTM ở Bắc Giang. - Đối tượng được lựa chọn điều tra là các nông hộ tham gia sản xuất trên một số cánh đồng lớn. Cùng với việc phát triển các nông sản hàng hóa chủ lực thì việc hình thành cánh đồng lớn được xem là đặc trưng điển hình của phát triển nông nghiệp Bắc Giang trong quá trình xây dựng NTM. - Nội dung điều trah Để đánh giá khách quan thực trạng phát triển nông nghiệp của tỉnh trong quá trình xây dựng NTM, tác giả lựa chọn điều tra tình hình sản xuất nông nghiệp của 120 nông hộ đang sản xuất trên 03 cánh đồng lớn. Các nội dung điều tra bao gồmh + Thông tin chung (họ và tên, tuổi, giới tính, trình độ văn hóa hoặc chuyên môn kĩ thuật, số nhân khẩu, số lao động/1 hộ); + Thực trạng sản xuất nông nghiệp của hộ trên cánh đồng lớn; + Những khó khăn, trở ngại và kiến nghị của nông hộ hiện nay. - Địa điểm điều trah Với TC lựa chọn 03 cánh đồng lớn phân bố ở vùng trung du và đồng bằng, chuyên môn hóa sản xuất các nông sản (rau cần, lúa, lạc) khác nhau, phân bố ở 03 huyện khác nhau. - Chọn mẫu điều trah 120 hộ tại 03 cánh đồng lớn, đó là các cánh đồng lớn Phú Khê-Đông Bến (xã Quế Nham, huyện Tân Yên), Phấn Lôi (xã Thắng Cương, huyện Yên Dũng), Thanh Lâm (xã Hoàng Lương, huyện Hiệp Hòa). - Thời gian điều trah tháng 03-09/2016. Thứ hai, xây dựng phiếu điều tra và tiến hành điều tra theo kế hoạchh Trên cơ sở nội dung được xác định, tác giả xây dựng phiếu điều tra cho các nông hộ tại 03 cánh đồng lớn (phụ lục 2). Khi điều tra, tác giả áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ tham gia sản xuất trên cánh đồng lớn đã lựa chọn, sau đó ghi thông tin vào phiếu điều tra. Thứ ba, xử lí kết quả điều trah Các phiếu điều tra được tổng hợp, xử lí bằng phần mềm SPSS nhằm có dữ liệu để so sánh và đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp trên các cánh đồng lớn. Quá trình này tiến hành theo các bước khởi tạo biến, nhập và làm sạch dữ liệu, mã hóa dữ liệu, xử lý và phân tích dữ liệu. 4.2.4. Phương pháp chuyên gia 8 Để lấy ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đề tài tiến hành tham khảo ý kiến của các chuyên gia Sở NN và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban chỉ đạo xây dựng NTM, Cục Thống kê tỉnh ... về các lĩnh vực liên quan đến nhân tố ảnh hưởng, đầu tư vốn cho sản xuất nông nghiệp, hiệu quả sử dụng cơ sở hạ tầng (CSHT) và CSVCKT, thực trạng phát triển nông nghiệp, các giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. Mặt khác, đề tài cũng nhận được sự góp ý quý báu của các nhà quản lý, nhà khoa học đã và đang triển khai nhiều dự án về phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam nói chung và Bắc Giang nói riêng. Từ đó, giúp tác giả giải quyết được các khó khăn, trở ngại trong thực hiện nhiệm vụ đề ra, góp phần hoàn thiện tốt luận án. 4.2.5. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lí (GIS) Bản đồ GIS là những tài liệu tham khảo và cũng là sản phẩm của quá trình nghiên cứu đề tài luận án. Bản đồ dùng để biểu hiê ̣n thực trạng phát triển nông nghiệp và các mối quan hê ̣ không gian trong sản xuất, định hướng phát triển. Trong thực tế triển khai đề tài, tác giả sử dụng bản đồ như mô ̣t nguồn tư liê ̣u quan trọng và phương tiê ̣n phản ánh các kết quả nghiên cứu về phát triển nông nghiệp, mối quan hệ với xây dựng NTM ở tỉnh Bắc Giang. Thực tế cho thấy, khi tiến hành thu thập tài liệu thì các bản đồ do các cơ quan chuyên môn của tỉnh xây dựng trên các phần mềm GIS được tác giả khai thác lấy thông tin, nội dung liên quan tới luận án theo thời gian, không gian. Còn khi triển khai và thể hiện kết quả nghiên cứu, dựa trên các phần mềm này giúp tác giả đưa ra những phân tích, đánh giá cụ thể về tình hình sản xuất nông nghiệp, mối quan hệ giữa nông nghiệp và xây dựng NTM. Đặc biệt, tác giả trực quan hóa kết quả nghiên cứu đề tài thông qua việc biên tập, thành lập hệ thống bản đồ chuyên đề nông nghiệp, NTM ở Bắc Giang. 4.2.6. Phương pháp dự báo Trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu được thu thập, phương pháp này dự báo những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai. Khi tiến hành dự báo phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Giang đến 2030, phải căn cứ vào việc thu thập, xử lý dữ liệu (cả trong quá khứ và hiện tại) để xác định xu hướng vận động của ngành cũng như nội bộ từng ngành. Căn cứ vào điều kiện thực tế của địa bàn nghiên cứu, thực trạng phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM, đề tài đưa ra dự báo phát triển nông nghiệp ở Bắc Giang thời gian tới (chủ yếu về mặt định tính). 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án - Cập nhật và bổ sung được cơ sở lý luận về phát triển nông nghiê ̣p, NTM dưới góc độ địa lí học;
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan