Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam...

Tài liệu Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam

.DOCX
184
936
67

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN TUẤN ANH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 62.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Hoàng Văn Quỳnh 2. TS. Vũ Bằng HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN NGUYỄN TUẤN ANH 1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................1 MỤC LỤC.....................................................................................................2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................6 DANH MỤC BẢNG.....................................................................................7 DANH MỤC SƠ ĐỒ....................................................................................8 DANH MỤC BIỂU ĐỒ................................................................................9 LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................10 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH..................................................................37 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH.........................................37 1.1.1. Những vấn đề cơ bản về chứng khoán phái sinh..............................37 1.1.1.1. Khái niệm chứng khoán phái sinh..................................................37 1.1.1.2. Đặc điểm của chứng khoán phái sinh............................................38 1.1.1.3. Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh.......................................40 1.1.1.4. Các yếu tố cơ bản của chứng khoán phái sinh...............................44 1.1.1.5. Phân loại chứng khoán phái sinh...................................................44 1.1.1.6. Rủi ro của chứng khoán phái sinh..................................................48 1.1.2. Những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán phái sinh.............49 1.1.2.1. Khái niệm thị trường chứng khoán phái sinh.................................49 1.1.2.2. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán phái sinh................50 1.1.2.3. Cơ chế quản lý và tổ chức hoạt động của thị trường chứng khoán phái sinh......................................................................................................56 1.1.2.4. Vai trò của thị trường chứng khoán phái sinh................................63 1.2. PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH..........65 1.2.1. Khái niệm về phát triển thị trường chứng khoán phái sinh...............65 2 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh......................................................................................................67 1.2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường chứng khoán phái sinh...........................................................................................68 1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM............69 1.3.1. Kinh nghiệm về phát triển thị trường chứng khoán phái sinh trên của một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam....................................69 1.3.1.1. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ...............................................................69 1.3.1.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản............................................................71 1.3.1.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc...........................................................73 1.3.1.4. Kinh nghiệm của Singapore...........................................................75 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam..................................................78 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1............................................................................82 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM......................................................83 2.1. BỐI CẢNH HÌNH THÀNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VIỆT NAM.......................................................................................83 2.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐẢM BẢO CHO VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH Ở VIỆT NAM........................90 2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM...................................................................104 2.3.1. Thực trạng phát triển thị trường phái sinh tiền tê ê............................104 2.3.2. Thực trạng phát triển thị trường phái sinh chứng khoán.........................112 2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH Ở VIỆT NAM.......................................................127 2.4.1. Những kết quả đạt được..................................................................127 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân......................................................128 3 2.4.2.1. Những hạn chế.............................................................................128 2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế.................................................129 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................132 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁNPHÁI SINH TẠI VIỆT NAM.....................................................133 3.1. BỐI CẢNH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM...............................................................................................133 3.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới.................................................................133 3.1.2. Tình hình kinh tế Viê êt Nam.............................................................135 3.1.3. Triển vọng của thị trường chứng khoán phái sinh việt nam...........136 3.2. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM..................141 3.2.1. Quan điểm phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại việt nam ...................................................................................................................141 3.2.2. Mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại việt nam......143 3.2.3. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại việt nam.......144 3.3. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM...................................................................145 3.3.1. Phát triển thị trường chứng khoán cơ sở.........................................145 3.3.2. Hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến thị trường chứng khoán phái sinh....................................................................................................146 3.3.3. Nâng cao nhận thức và năng lực của chủ thể tham gia thị trường chứng khoán phái sinh..............................................................................151 3.3.4. Tăng cường tái cấu trúc thị trường chứng khoán............................153 3.3.5. Đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.......155 3.3.6. Đa dạng hóa sản phẩm chứng khoán phái sinh giao dịch trên thị trường....156 4 3.3.7. Nâng cao năng lực thanh tra, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước...........................................................................................................159 3.3.8. Xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, hệ thống thông tin minh bạch đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường................................................164 3.3.9. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản trị rủi ro cho thị trường chứng khoán phái sinh.........................................................................................166 3.3.10 Xây dựng lộ trình phát triển thị trường chứng khoán phái sinh phù hợp.............................................................................................................167 3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.......................................................................168 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................170 KẾT LUẬN...............................................................................................171 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................175 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CME : SGD CKPS Chicago tại Mỹ CP : Chính phủ CK : Chứng khoán CKPS : Chứng khoán phái sinh DN : Doanh nghiệp DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước GDCK : Giao dịch chứng khoán HĐQC : Hợp đồng quyền chọn HĐHĐ : Hợp đồng hoán đổi HĐKH : Hợp đồng kỳ hạn HĐTL : Hợp đồng tương lai HNX : Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội HOSE : Sở Giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh NH : Ngân hàng NN : Nhà nước SEC : Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ SGDCK : Sở giao dịch chứng khoán TCPH : Tổ chức phát hành TCTD : Tổ chức tín dụng TGTC : Trung gian tài chính TTCK : Thị trường chứng khoán TTCKPS : Thị trường chứng khoán phái sinh UBCKNN : Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước USD Đô la Mỹ : 6 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Mô êt số mốc thời gian quan trọng đối với TTCK và TTCKPS tại Viê êt Nam.....................................................................................................84 Bảng 2.2: Mô êt số văn bản pháp luâ êt về thị trường chứng khoán................90 Bảng 2.3: Mô tê số văn bản pháp luâ tê về thị trường chứng khoán phái sinh.....95 Bảng 2.4: Thu nhâ pê và chi phí hoạt đô nê g kinh doanh sản phẩm phái sinh tại mô êt số ngân hàng ở Viê êt Nam..............................................................110 Bảng 2.5: Mô tả HĐTL chỉ số cổ phiếu VN30-Index..............................115 Bảng 2.6: Quy mô giao dịch theo sản phẩm phái sinh ngày 10/8/2017...117 Bảng 2.7: Kết quả giao dịch trên thị trường CKPS...................................118 Bảng 2.8: Tổng hợp giao dịch TTCKPS Việt Nam tháng 9/2017.............119 Bảng 2.9: Tổng hợp giao dịch TTCKPS Việt Nam tháng 10/2017...........120 Bảng 2.10: Hoạt động giao dịch các thị trường trong tháng 10/2017.......122 Bảng 2.11: Quy mô cung – cầu của TTCKPS trong 4 tháng đầu tiên......123 Bảng 2.12: Quy mô giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài........................123 trên TTCKPS Việt Nam............................................................................123 Bảng 2.13: Các trường hợp lãi, lỗ của HĐTL Trái phiếu Chính phủ........125 Bảng 2.14: Mô tả HĐTL trái phiếu Chính phủ.........................................126 7 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Các chủ thể tham gia thị trường CKPS......................................51 Sơ đồ 1.2: Quy trình giao dịch chứng khoán phái sinh...............................59 Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức thị trường chứng khoán Singapore.................76 TTCKPS (từ 10/08/2017 – 26/10/2017)...................................................121 Sơ đồ 3.1: Lộ trình phát triển về loại sản phẩm CKPS.............................159 8 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Biến động của tài khoản ký quỹ trên thị trường CKPS..........61 Biểu đồ 2.1: Quy mô TTCK Viê êt Nam giai đoạn 2000 – 2016...................85 Biểu đồ 2.2: Giá trị thuần hợp đồng giao dịch kỳ hạn tiền tê ê tại BIDV.............107 Biểu đồ 2.3: Giá trị thuần hợp đồng giao dịch kỳ hạn tiền tê ê tại Vietcombank.............................................................................................108 Biểu đồ 2.4: Giá trị thuần hợp đồng hoán đổi tiền tê ê và lãi suất tại BIDV..............109 Biểu đồ 2.5: Lãi/lỗ ròng liên quan đến hoạt đô nê g kinh doanh..................111 Biểu đồ 2.6: Tổng hợp giá trị giao dịch, khối lượng giao dịch và OI.......121 Biểu đồ 3.1: Dự báo tốc đô ê tăng trưởng GDP thực tế mô êt số quốc gia....134 9 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Cùng với các TGTC thì thị trường tài chính là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế. Song song với sự phát triển của thị trường tiền tệ thì thị trường vốn trong đó nổi bật là TTCK phát triển một cách mạnh mẽ trong những năm gần đây. Từ chỗ, các DN Việt Nam chủ yếu huy động vốn qua các TGTC truyền thống như các ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần,… thì bắt đầu hình thành xu thế mới là huy động vốn qua thị trường vốn mà chủ yếu là TTCK. Tính tới cuối quý II năm 2017, mức vốn hoá của TTCK Việt Nam ở mức 2.400 nghìn tỷ đồng, tăng 23,5% so với đầu năm 2016 và tương đương 53% GDP. Như vậy, chỉ sau 17 năm xây dựng và phát triển, TTCK Việt Nam đã có bước nhảy vọt, trở thành kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế tạo ra động lực và những thành tựu vững chắc cho công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước. Bên cạnh những thành tựu đạt được, TTCK Việt Nam cũng có nhiều bước thăng trầm, khó khăn. Khi thị trường bùng nổ (giai đoạn 2005-2007) thì khan hiếm nguồn cung ứng chứng khoán, các nhà đầu tư bị hạn chế, quy mô thị trường ở mức thấp; khi thị trường bước vào giai đoạn điều chỉnh (2008-2013) thì các công cụ phái sinh bảo vệ nhà đầu tư không có, nhiều nhà đầu tư bỏ sàn, nhiều cổ phiếu huỷ niêm yết vì thiếu thanh khoản,… chính vì thế, sự phát triển bền vững của TTCK trong những năm qua chưa thực sự vững chắc. Trong nhiều năm qua, thực tế nhiều tổ chức tài chính- tín dụng; một vài DN lớn như: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank); Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank);… đã cung cấp cho thị trường nhiều CKPS như: HĐKH, HĐQC: tỷ giá, lãi 10 suất,… tuy nhiên những sản phẩm này mới chỉ là tự phát, thử nghiệm mà chưa thực sự phổ biến. Trước tình hình đó, CP đã có nhiều chính sách quyết liệt để phát triển các CKPS mà đặc biệt là sự ra đời của TTCKPS ngày 10/08/2017 đánh dấu bước tiến mạnh mẽ cho sự phát triển của TTCKPS. Để TTCKPS Việt Nam có bước phát triển thì từ một sản phẩm duy nhất niêm yết hiện nay là HĐTL chỉ số VN30, cần có thêm nhiều CKPS niêm yết giống như những gì mà TTCK truyền thống Việt Nam làm được thì cần rất nhiều các giải pháp quyết liệt từ nhiều phía. Do đó, việc nghiên cứu kỹ lưỡng và thấu đáo quá trình phát triển TTCKPS là một vấn đề rất quan trọng. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam” làm luận án Tiến sỹ của mình. Luận án là một đề tài nghiên cứu có ý nghĩa sâu sắc cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là xây dựng các giải pháp đồng bộ, khả thi, hiệu quả và phù hợp nhằm phát triển TTCKPS ở Việt Nam. Đưa TTCKPS phát triển, đóng góp nhiều hơn vào thành tựu kinh tế của cả nước. Từ mục đích nghiên cứu trên, luận án sẽ đi theo những mục tiêu cụ thể như sau: Thứ nhất, luận án sẽ hệ thống hoá những lý luận cơ bản về CKPS, TTCKPS. Nghiên cứu và đưa ra cái nhìn tổng quát, sâu sắc về các loại CKPS cũng như TTCKPS. Thứ hai, thông qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về phát triển TTCKPS luận án rút ra những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Thứ ba, luận án nghiên cứu những vấn đề thực tiễn về phát triển TTCKPS ở Việt Nam hiện nay. Thông qua việc đánh giá một cách toàn 11 diện về thị trường luận án rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình phát triển TTCKPS ở Việt Nam. Thứ tư, luận án đưa ra những giải pháp nhằm phát triển TTCKPS trong thời gian tới. Bên cạnh đó, luận án cũng đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị liên quan để các giải pháp sớm đưa vào thực tiễn từ đó góp phần phát triển TTCKPS Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình phát triển TTCKPS ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt thời gian: các nghiên cứu thực hiện với dữ liệu từ năm 2000 tới nay. - Về mặt không gian: luận án nghiên cứu quá trình phát triển TTCKPS ở Việt Nam. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Trên phương diện lý luận, phát triển TTCKPS ở Việt Nam đã có nhiều tác giải nghiên cứu. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu chỉ dừng lại ở một loại CKPS như: HĐTL, HĐQC,… hoặc nghiên cứu một khía cạnh của TTCKPS như TTCKPS tiền tệ; TTCKPS hàng hoá;… mà chưa có công trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện về phát triển TTCKPS. Trên khía cạnh thực tiễn, TTCKPS ở Việt Nam còn khá sơ khai. Các nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc liệt kê một vài giao dịch cá biệt, hầu hết các nghiên cứu tập trung vào phát triển TTCK nói chung mà chưa có một đề tài nghiên cứu sâu sắc về phát triển TTCKPS ở Việt Nam. Do đó, việc tiếp cận vấn đề của NCS có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần quan trọng vào việc phát triển TTCKPS Việt Nam hiện nay. 12 5. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở Việt Nam 5.1. Các nghiên cứu nước ngoài: “Đổi mới tài chính và vai trò của chứng khoán phái sinh: một phân tích thực nghiệm của chương trình Strips Kho bạc” của tác giả Mark Grinblatt và Francis A.Longstaff (2000) đăng trên tạp chí The Journal of Finance Vol.LV.No3.June 2000. Nghiên cứu chỉ ra rằng vai trò đổi mới tài chính tại các thị trường tài chính là rất nhiều tranh cãi. Để cung cấp cái nhìn sâu sắc vào vấn đề này, tác giả xem xét làm thế nào tham gia thị trường sử dụng chương trình Strips (Separate Trading of Registered Interest and Principal of Securities - công cụ giao dịch thứ cấp tiền lãi và tiền gốc riêng biệt, đây là một loại phái sinh trong TTCK). Tác giả thấy rằng các nhà đầu tư sử dụng để lựa chọn để tạo ra quỹ - Strips phái sinh chủ yếu để làm cho thị trường hoàn chỉnh hơn một tận dụng lợi thế của thuế một sự mất cân bằng kế toán. Đây là một trong những nghiên cứu khá thành công về phái sinh tiền tệ tuy nhiên nghiên cứu chưa đề cập đến việc phát triển TTCKPS nói chung. “Lịch sử của thị trường phái sinh” (A Short History of Derivative Security Markets) Ernst Juerg Weber, The University of Western Australia DISCUSSION PAPER 08.10. Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng lịch sử của TTCKPS cổ đại với HĐTL của hàng hóa tại vùng Lưỡng Hà; Hy Lạp cổ đại; Ai Cập và thế giới La Mã. Mặc dù đế chế La Mã sụp đổ nhưng HĐTL tiếp tục được sử dụng trong Đế quốc Byzantine ở phía đông Địa Trung Hải. HĐTL được sử dụng phổ biến tại nhiều đế quốc cổ đại và tới thế kỷ XVII- XVIII HĐTL được sử dụng tại Anh, Pháp và sang thế kỷ XIX Đức. Trong thế kỷ XX, hầu hết các quốc gia tư bản sử dụng HĐTL trong đời sống kinh tế của mình. Có thể nói, đây là cuốn sách quan trọng giúp cho người đọc có cái nhìn chính xác về quá trình ra đời và phát triển của 13 công cụ phái sinh cũng như TTCKPS trên thế giới. Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả chỉ đề cập đến lịch sử ra đời của thị trường phái sinh hàng hoá mà chưa đề cập đến TTCKPS. “Các ảnh hưởng của phái sinh thương mại vào biến động thị trường chứng khoán: Trường hợp SGDCK Athens” (The effects of derivatives trading on stock market volatility: the case of the Athens stock exchange). Captital markets and services act 2007 (Act 671), Incorporating latest amendment up to 28 December 2012. Một trong những vấn đề quan trọng nhất đã chiếm đóng các nhà quản lý tài chính và các viện sĩ ngành Tài chính trên toàn thế giới là thị trường tài chính biến động và nhu cầu dự báo nó chính xác. Thông qua các nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả các HĐTL hay nói cách khác là các nhân tố ảnh hưởng tới giá của CKPS. Đây là một nghiên cứu quan trọng, xuất phát từ thực tiễn và có tĩnh thực tiễn cao tuy nhiên việc nghiên cứu tại một SGDCK phát triển như Athens là chưa có nhiều nét tương đồng với TTCKPS Việt Nam hiện còn sơ khai. “Lợi ích kinh tế và rủi ro của chứng khoán phái sinh” (The Economic Benefits and Risks Of Derivative Securities) - Business Review, Federal Reserve Bank of Philadelphia, January/February 1997. Kết quả nghiên cứu của tác giả dựa vào việc nghiên cứu sự phát triển phi thường của TTCKPS ở một số quốc gia phát triển trong giai đoạn 1987-1997. Bên cạnh những thành tựu mà TTCKPS mang lại thì nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chiến lược bảo hiểm danh mục đầu tư trong một số trường hợp lại gây tốn kém chi phí và thiệt hại lớn cho nhà đầu tư. Nghiên cứu của tác giả phản ánh một góc nhìn khác về CKPS: không phải lúc nào CKPS cũng mang lại những điều tích cực cho nền kinh tế. Đây là một góc nhìn mới dựa trên sự quan sát của tác giả tại các thị trường phát triển tuy nhiên đề tài chưa đề cập đến sự phát triển và các giải pháp phát triển cho TTCKPS. 14 - “Tác động của các giao dịch phái sinh trên biến động thị trường chứng khoán ở Ấn Độ: Nghiên cứu chỉ số S&P CNX Nifty” (Impact of Derivative Trading On Stock Market Volatility in India: A Study of S&P CNX Nifty) tác giả Ruchika GAHLOT, Saroj K. DATTA, Sheeba KAPIL đăng trên tạp chí Eurasian Journal of Business and Economics 2010, 3 (6), 139-149. Mục đích của nghiên cứu này là để kiểm tra tác động của GDCKPS với biến động thị trường. Các dữ liệu mẫu gồm giá đóng cửa của S&P CNX Nifty cũng như đóng cửa với giá của năm cổ phiếu phái sinh và năm CKPS từ ngày 01 tháng 4, 2002 đến ngày 31 tháng 3, 2005. Nghiên cứu sử dụng mô hình GARCH để nắm bắt bản chất của biến động theo thời gian và hiện tượng biến động phân cụm dữ liệu. Kết quả cho thấy không có thay đổi đáng kể trong sự biến động của chỉ số S&P CNX Nifty, nhưng cấu trúc của biến động đã thay đổi ở mức độ nhất định. Tuy nhiên, kết quả cho thấy hỗn hợp ảnh hưởng trong trường hợp của 10 cổ phiếu riêng lẻ. Những kết quả này có thể giúp các nhà đầu tư trong việc đưa ra quyết định đầu tư. Nó cũng giúp để xác định nhu cầu đối với quy định. - “Tiêu chuẩn quốc tế cho thị trường phái sinh trung gian” (Internaltional standards for derivatives market intermediary regulation), Ủy ban kỹ thuật của Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO) June 2012. Trong báo cáo này, các công tác xem xét các tiêu chuẩn mà nên áp dụng để quy định tham gia thị trường, người đóng vai trò là trung gian trong thị trường phái sinh OTC và các khuyến nghị cụ thể cho các tiêu chuẩn pháp lý cho hoạt động của họ. Trong lịch sử, tham gia thị trường trong thị trường phái sinh OTC đã, trong nhiều trường hợp, không chịu cùng một mức độ quy định là người tham gia vào TTCK truyền thống. Điều này thiếu đủ quy định cho phép một số người tham gia để hoạt động theo cách mà tạo ra rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu hiện trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Mục đích của Báo cáo này là để thiết lập các 15 tiêu chuẩn cho việc điều tiết nhất định OTC tham gia và các hoạt động thị trường phái sinh. Quy định toàn diện và quốc tế phù hợp của những người tham gia làm trung gian hoặc các dẫn xuất của các đại lý sẽ giúp đảm bảo rằng OTC dẫn xuất thị trường hoạt động hiệu quả và an toàn, đó là rủi ro đối với hệ thống tài chính toàn cầu được đề cập và những người tham gia thị trường, người giao dịch với OTC trung gian thị trường phái sinh được dành bảo vệ từ các hoạt động công bằng, không đúng, gian lận. 5.2. Các công trình nghiên cứu trong nước Các công trình nghiên cứu về thị trường chứng khoán nói chung - “Quá trình xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về chứng khoán và thị trường chứng khoán ở Việt Nam”, [30] của tác giả Lê Thị Thu Thủy đăng trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật 24 (2008) 1829. Để đảm bảo cho sự phát triển ổn định của TTCK ở Việt Nam đòi hỏi hệ thống khung pháp lý đầy đủ, hoàn thiện và thống nhất. Thông qua những văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, TTCK Việt Nam sẽ phát huy mạnh mẽ vai trò huy động nguồn lực tài chính trung và dài hạn cho nền kinh tế, khuyến khích các chủ thể chuyển số tiền nhàn rỗi từ trạng thái tiết kiệm sang hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh. Bài báo đã nghiên cứu, đánh giá những thành tựu và hạn chế của một số văn bản pháp luật như Nghị định 75/CP, nghị định 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và TTCK, nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 về chứng khoán và TTCK. Từ đó, tác giả đã đưa ra những nhận xét, đánh giá về sự cấp thiết trong việc hoàn thiện khung pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho sự phát triển của TTCK Việt Nam. Do giới hạn về khuôn khổ của bài báo, tác giả mới chỉ đánh giá một số văn bản pháp luật tiêu biểu, chưa hệ thống được các văn bản pháp luật khác của Bộ Tài chính hay UBCKNN liên quan đến TTCK. - “Thực trạng và các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam” , [37] của tác giả Trần Hoàng Ngân và Đinh Thế Hiển đăng trên 16 Tạp chí Công nghệ Ngân hàng số 41, tháng 8/2009. Bài báo đã đưa ra nhân định về TTCK ở thời điểm năm 2009 - giai đoạn đầu tiền định hình thị trường, mặc dù đã phát triển mạnh mẽ gắn liền với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cùng tiến trình cổ phần hóa DNNN trong thời gian qua nhưng nhìn chung, TTCKPS chưa đáp ứng được mục tiêu phát triển thị trường vốn của CP, sự hình thành và phát triển của TTCKPS còn nhiều bất cập và chưa bền vững. Từ đó, tác giả đã đưa ra nhận xét về sự kết nối của các yếu tố kinh tế vĩ mô đối với chỉ số VNIndex còn yếu, chưa kết hợp được các nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển TTCKPS Việt Nam. Dựa trên các đánh giá trên, nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp mang tính thực tiễn cao. Tuy nhiên, do số liệu nghiên cứu của nhóm tác giả mới chỉ dừng lại trong 03 năm 2007 – 2010, do đó, chưa đánh giá đầy đủ quá trình hình thành và phát triển của TTCKPS cũng như tiềm năng của thị trường. - Bài viết “Vai trò kênh huy động vốn cho nền kinh tế của thị trường chứng khoán Việt Nam” , [36] của tác giả Tô Thị Thanh Trúc, Nguyễn Thị Diễm Hiền đăng trên Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ Tập 18, số Q3 – 2015. TTCK đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, trong đó vai trò tiêu biểu nhất đó là kênh dẫn vốn cho các chủ thể trong thị trường tài chính, nhóm tác giả đã nghiên cứu vai trò này thông qua hoạt động của TTCK sơ cấp trong giai đoạn 2005 -2013, được thực hiện chủ yếu thông qua HNX. Bài viết đã hệ thống quá trình hình thành và phát triển của TTCK sơ cấp giai đoạn 2005 – 2013 thông qua các khía cạnh: quy mô thị trường, tính thanh khoản của các loại cổ phiếu, trái phiếu. Dựa vào những số liệu thu thập, nhóm tác giả đã phân tích, đánh giá và chỉ ra rằng TTCK sơ cấp vẫn chưa tận dụng được hết các tiềm năng để trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả cho các chủ thể trong nền kinh tế. Do đó, các cơ quan quản lý cần có những chính sách hỗ trợ, thúc đẩy thị trường, nâng cao 17 tiêu chuẩn của các loại cổ phiếu giao dịch trên thị trường, đồng thời cũng đặt ra các quy chuẩn cho các DN niêm yết trên TTCK, đảm bảo tính công khai, minh bạch, thu hút được dòng vốn nhàn rỗi của các chủ thể trong nền kinh tế. Do chỉ dừng lại ở TTCK nói chung nên nội dung nghiên cứu chưa quan tâm tới TTCKPS theo mục tiêu nghiên cứu của NCS. - Luận án tiến sĩ "Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam", [11] của NCS Hà Thị Đoan Trang – Học viện Tài chính (năm bảo vệ 2015). Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án có kết cấu bao gồm 3 chương rõ ràng, logic với vấn đề nghiên cứu. Trong chương 1, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư trên TTCK, trong đó, luận án trình bày những vấn đề cơ bản nhất về TTCK, vai trò của các nhà đầu tư trên thị trường, những rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư chứng khoán. Đặc biệt, tác giả đã xây dựng được hệ thống tiêu chí đánh giá cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ bảo về quyền lợi nhà đầu tư trên thị trường dựa trên các mối quan hệ giữa nhà đầu tư với các chủ thể khác trên TTCK. Đồng thời, tác giả cũng đã nghiên cứu một số TTCK lớn như Mỹ, Canada, Hàn Quốc, cũng như một số thị trường trong khu vực châu Á như Hồng Kông, Thái Lan, Malaysia,… để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình thực thi việc bảo vệ quyền của các nhà đầu tư chứng khoán. Từ cơ sở lý luận trình bày ở chương 1, tác giả đã sử dụng hai phương pháp: thẻ điểm và điều tra khảo sát để phân tích, đánh giá mức độ bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư chứng khoán ở Việt Nam thông qua các công cụ pháp luật, công cụ tài chính và công cụ khác. Từ số liệu phân tích trình bày trong luận án, tác giả đã kết luận mức độ bảo vệ nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam đang ở mức trung bình và cần có sự cải thiện trong thời gian tới. Dựa trên việc chỉ ra các nguyên nhân làm giảm hiệu quả việc bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán, tác giả đã đề xuất một số giải pháp có tính thực tiễn cao, trong đó nhấn 18 mạnh tới việc hình thành quỹ bảo về nhà đầu tư cũng như cung cấp một số sản phẩm bảo hiểm hay sản phẩm CKPS trên TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, đề tài chưa có sự phân biệt giữa các nhà đầu tư dài hạn và các nhà đầu cơ cũng như chưa đề cập đến quá trình phát triển TTCKPS tại Việt Nam cho nên các giải pháp còn chưa bao quát và ngắn hạn. - Luận án tiến sĩ “Hành vi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, [14] của NCS Nguyễn Đức Hiển – Đại học KTQD bảo vệ năm 2012. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án có kết cấu gồm 4 chương chính. Luận án chú trọng nghiên cứu về hành vi của các nhà đầu tư cá nhân trên TTCK Việt nam dựa trên hướng tiếp cận của lý thuyết tài chính hành vi. Để đưa ra cơ sở cho các đánh giá, phân tích trong luận án của mình, tác giả đã trình bay 12 giả định nghiên cứu, từ đó tác giả trình bày hệ thống lý luận cơ bản về hành vi của nhà đầu tư cá nhân trên TTCK, đặc biệt tác giả đã giới thiệu cách tiếp cận theo tài chính hành vi. Dựa vào hệ thống lý luận trên, tác giả đã lựa chọn phương thức điều tra bảng hỏi và việc sử dụng mô hình định lượng để kiểm định thông qua kết quả giao dịch thực trên tài khoản của các nhà đầu tư. Thông qua quá trình phân tích, đánh giá, luận án đã đưa ra những bằng chứng đáng tin cậy chứng tỏ các nhà đầu tư cá nhân trên TTCK Việt Nam là những nhà đầu tư không hợp lý, yếu tố bầy đàn, có nhiều hành vi lệch lạc, do đó lý thuyết tài chỉnh chuẩn không giải thích được chính xác sự chuyển biến về hành vi của các chủ thẻ này khi có sự biến động của thị trường. Dựa vào các lý luận cơ sở của lý thuyết tài chính hành vi, tác giả đã xây dựng mô hình đo lường hành vi của các nhà đầu tư cá nhân thông qua 5 nhóm yếu tố: nhóm yếu tố tâm lý quá lạc quan, nhóm yết tố tâm lý bầy đàn, nhóm yếu tố tâm lý quá tự tin, nhóm yếu tố thái độ với rủi ro, nhóm yếu tố tâm lý bi quan. Từ đó, luận án khuyến nghị các cơ quan quản lý TTCK cần có sự thay đổi trong cách quản lý và điều hành, đảm bảo nắm bắt được sự biến động của thị trường. Bên cạnh 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan