Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phát triển văn hóa pháp luật của sĩ quan trẻ trong quân đội nhân dân việt nam hi...

Tài liệu Phát triển văn hóa pháp luật của sĩ quan trẻ trong quân đội nhân dân việt nam hiện nay

.DOC
193
503
77

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng nghiên cứu sinh. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và không trùng lặp với các công trình khoa học đã được công bố! Tác giả luận án Lê Xuân Thanh MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến phát triển văn hoá pháp luật của sĩ quan trẻ trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 1.2. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA PHÁP LUẬT CỦA SĨ QUAN TRẺ TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 2.1. Quan niệm về văn hoá pháp luật và phát triển văn hóa pháp luật của sĩ quan trẻ trong Quân đô ̣i nhân dân Viê ̣t Nam 2.2. Tinh quy luâṭ phát triển văn hóa pháp luật của sĩ quan trẻ trong Quân đô ̣i nhân dân Viê ̣t Nam Chương 3 THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA PHÁP LUẬT CỦA SĨ QUAN TRẺ TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Thực trạng phát triển văn hóa pháp luật của sĩ quan trẻ trong Quân đô ̣i nhân dân Viê ̣t Nam hiện nay 3.2. Nhân tố tác động và xu hướng phát triển văn hóa pháp luật của sĩ quan trẻ trong Quân đô ̣i nhân dân Viêṭ Nam hiện nay Chương 4 YÊU CẦU VÀ GIAI PHÁP CƠ BAN PHÁT TRIỂN VĂN HÓA PHÁP LUẬT CỦA SĨ QUAN TRẺ TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 4.1. Yêu cầu cơ bản phát triển văn hóa pháp luật của sĩ quan trẻ trong Quân đô ̣i nhân dân Viê ̣t Nam hiện nay 4.2. Giải pháp cơ bản phát triển văn hóa pháp luật của sĩ quan trẻ trong Quân đô ̣i nhân dân Viê ̣t Nam hiện nay KẾT LUẬN 5 9 9 24 29 29 53 74 74 99 115 115 124 159 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 Chữ viết đầy đủ Quân đội nhân dân Sĩ quan trẻ Văn hóa pháp luật Xã hội chủ nghĩa Chữ viết tắt QĐND SQT VHPL XHCN 161 162 173 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lưa chhn đđ tài luâ ̣n án Phát triển VHPL là cơ sở, nền tảng để xây dựng, phát triển lối sống theo pháp luật của mọi thành viên trong xã hội. Trong sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta, phát triển VHPL có vai trò rất quan trọng đối với quá trình hình thành, phát triển hoàn thiện nhân cách con người mới với “lối sống có ý thức tự trọng, tự chủ, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” [18, tr.50]. Phát triển VHPL của SQT trong QĐND Việt Nam trực tiếp hình thành ý thức, hành vi tự giác, lối sống tich cực, phong cách làm việc theo Hiến pháp và pháp luật nhà nước, kỷ luật quân đội, góp phần hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của họ ở đơn vị cơ sở. Đồng thời, là tiền đề để xây dựng, phát triển, nâng cao trình độ VHPL trong quân đội, đáp ứng ngày càng vững chăc sự nghiê ̣p xây dựng quân đô ̣i “cách mạng, chinh quy, tinh nhuê ̣, tưng bước hiê ̣n đại” trong giai đoạn hiện nay. Phát triển VHPL của SQT trong QĐND Viê ̣t Nam trong những năm vưa qua đã đạt được những kết quả tương đối tich cực, song vẫn còn tồn tại mô ̣t số bất cập, hạn chế nhất định. Những bất cập, hạn chế đó dẫn đến trình đô ̣ VHPL của SQT có mặt còn yếu kem: Trình độ tri thức pháp luật của một bộ phận không nhỏ SQT chưa sâu săc; tình cảm pháp luật còn mờ nhạt; hành vi ứng xử, chấp hành pháp luật chưa tự giác, lối sống theo pháp luâ ̣t của một số SQT chưa thường xuyên và vững chăc; kỹ năng áp dụng pháp luật, kỷ luật vào thực hiện chức trách, nhiệm vụ của SQT có nội dung còn lúng túng. Những hạn chế, yếu kem đó do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan của SQT là cơ bản. Hiện nay, phát triển VHPL của SQT trong QĐND Việt Nam là một vấn đề có tinh cấp thiết hơn bao giờ hết. Trước yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hóa, con người của Nhà nước pháp quyền XHCN, yêu cầu nhiệm vụ của quân đội trong săn sàng chiến đấu và đánh thăng chiến tranh vũ khi công 6 nghệ cao, đòi hỏi ý thức, hành vi chấp hành pháp luật nhà nước, kỷ luật quân đội của SQT phải trở thành VHPL. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch thực hiện âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” đã và đang xuyên tạc, phủ nhận những chuẩn mực VHPL của Nhà nước pháp quyền XHCN, nhằm lôi keo các tầng lớp nhân dân, trong đó có SQT sống buông thả, vô kỷ cương, pháp luật, kỷ luật, suy thoái về tư tưởng chinh trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Phát triển VHPL của SQT sẽ tạo ra khả năng “miễn dịch” cao trước những âm mưu thâm độc đó của các thế lực thù địch, góp phần tiếp tục củng cố và phát huy hơn nữa phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong nhân cách người cán bộ trẻ ở đơn vị cơ sở thời kỳ mới. Nghiên cứu về VHPL đã được luận bàn trong nhiều công trình khoa học dưới các góc đô ̣ tiếp câ ̣n khác nhau. Tuy nhiên, chưa có mô ̣t công trình khoa học nào nghiên cứu trực tiếp vấn đề phát triển VHPL của SQT trong QĐND Viê ̣t Nam hiê ̣n nay dưới góc đô ̣ triết học. Tư những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Phát triển văn hóa pháp luật của si quan tre trong Quân đô ̣i nhân dân Viêṭ Nam hiện nay” làm đề tài luâṇ án. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cưu * Mục đích: Phân tich, luận giải một số vấn đề về lý luận, thực tiễn và đề xuất giải pháp cơ bản phát triển VHPL của SQT trong QĐND Viê ̣t Nam hiện nay. * Nhiệm vụ: - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài phát triển VHPL của SQT trong QĐND Viê ̣t Nam hiện nay. - Phân tich, luận giải một số vấn đề lý luận về phát triển VHPL của SQT trong QĐND Viê ̣t Nam. - Đánh giá thực trạng, dự báo những nhân tố tác động và xu hướng phát triển VHPL của SQT trong QĐND Viê ̣t Nam hiện nay. - Xác định yêu cầu và đề xuất giải pháp cơ bản phát triển VHPL của SQT trong QĐND Viê ̣t Nam hiện nay. 7 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cưu * Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề bản chất về phát triển VHPL của SQT trong QĐND Viê ̣t Nam. * Phạm vi nghiên cứu: Luâṇ án tâp̣ trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về phát triển VHPL của SQT giữ chức vụ cán bộ cấp phân đội ở một số đơn vị bộ binh đủ quân ở miền Băc (Sư đoàn 3 - Quân khu 1, Sư đoàn 316 - Quân khu 2, Sư đoàn 395 - Quân khu 3, Sư đoàn 312 - Quân đoàn 1, Sư đoàn 325 - Quân đoàn 2, Trung đoàn 692 - Sư đoàn 301 - Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội), thời gian tư năm 2010 đến nay. 4. Cơ sở lý luận, thưc tiễn và phương pháp nghiên cưu * Cơ sở lý luận: Là hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chi Minh; đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, các văn bản pháp luật của Nhà nước về văn hóa và pháp luật; các nghị quyết, chỉ thị của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc Phòng, Tổng cục Chinh Trị, Đảng ủy các đơn vị chủ lực về giáo dục pháp luật, rèn luyện kỷ luật trong quân đội, về văn hóa và một số thành tựu của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. * Cơ sở thực tiễn: Là tài liệu tổng kết, số liệu thống kê của các cơ quan, đơn vị về giáo dục pháp luật, rèn luyện kỷ luật, xây dựng VHPL; kết hợp với kết quả điều tra, khảo sát thực tế của tác giả về thực trạng phát triển VHPL của SQT giữ chức vụ cán bộ cấp phân đội ở một số đơn vị bộ binh đủ quân ở miền Băc (Sư đoàn 3 - Quân khu 1, Sư đoàn 316 - Quân khu 2, Sư đoàn 395 Quân khu 3, Sư đoàn 312 - Quân đoàn 1, Sư đoàn 325 - Quân đoàn 2, Trung đoàn 692 - Sư đoàn 301 - Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội) hiện nay. * Phương pháp nghiên cứu: Hệ thống phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ nội dung của luận án. Phương pháp lịch sử và lôgic được sử dụng trong nhiều nội dung của luận án nhưng chủ yếu nhất là luận giải quan niệm phát triển VHPL và tinh quy luật phát triển VHPL của SQT. Phương pháp phân tich và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, khái quát hoá và trưu tượng hoá được sử dụng trong toàn bộ các nội dung của luận án. Trong đó, phương 8 pháp khái quát hóa và trưu tượng hóa được sử dụng đậm độ trong luận giải quan niệm về VHPL và phát triển VHPL của SQT. Phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu vào phân tich sự khác biệt về VHPL với những chủ thể khác trong quan niệm về VHPL và phát triển VHPL của SQT, thực trạng phát triển VHPL của SQT hiện nay. Phương pháp điều tra xã hội học, trao đổi được sử dụng chủ yếu trong đánh giá thực trạng phát triển VHPL của SQT hiện nay. Phương pháp chuyên gia được sử dụng trong toàn bộ nội dung của luận án. Phương pháp tiếp cận hoạt động - giá trị - nhân cách được sử dụng vào tiếp cận khái niệm, bản chất của văn hóa, VHPL, VHPL của SQT, phát triển VHPL và tinh quy luật phát triển VHPL của SQT. Phương pháp tiếp cận hệ thống và cấu trúc được sử dụng chủ yếu vào tiếp cận cấu trúc VHPL của SQT, cấu trúc quá trình phát triển VHPL của SQT. 5. Những đóng góp mơi của luâ ̣n án - Bản chất, nội dung khoa học của quan niệm về VHPL và phát triển VHPL của SQT trong QĐND Viê ̣t Nam. - Tinh quy luật phát triển VHPL của SQT trong QĐND Viê ̣t Nam. - Một số giải pháp cơ bản phát triển VHPL của SQT trong QĐND Viê ̣t Nam hiê ̣n nay. 6. Ý nghĩa lý luâ ̣n, thưc tiễn của đđ tài * Y nghia lý luân: ̣ Góp phần khái quát, bổ sung, phát triển mô ̣t số vấn đề lý luâ ̣n khoa học về VHPL và phát triển VHPL của SQT trong QĐND Việt Nam. * Y nghia thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp luận cứ khoa học đáp ứng yêu cầu cấp thiết để phát triển VHPL của SQT trong QĐND Viê ̣t Nam thời kỳ mới. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy, phổ biến, giáo dục pháp luật, kỷ luật, VHPL trong quân đội. 7. Kết cấu của luâ ̣n án Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (08 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học đã công bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến phát triển văn hoá pháp luật của sĩ quan trẻ trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 1.1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến lý luận phát triển văn hoá pháp luật của si quan trẻ trong Quân đội nhân dân Việt Nam Nghiên cứu về văn hóa được khu biê ̣t trong lĩnh vực pháp luâṭ chỉ xuất hiê ̣n khi pháp luâṭ ra đời và trở thành công cụ để quản lý nhà nước. Khi nhà nước xuất hiê ̣n, ở cả phương Đông và phương Tây, người ta đã bàn nhiều đến các phương thức quản lý đất nước, trong đó có “pháp trị”. Sáng tạo ra các giá trị, chuẩn mực pháp luật và cách dùng pháp luâṭ để cai trị đất nước là thể hiê ̣n những khia cạnh của VHPL. Qua đó, khái niệm về VHPL đã được khái quát với những nô ̣i hàm nhất định. Tuy nhiên, nghiên cứu về VHPL mô ̣t cách cơ bản, có hê ̣ thống và làm cho thuật ngữ này được dùng như một khái niệm phổ biến của mô ̣t chuyên ngành khoa học chỉ được băt đầu tư những năm 60 của thế kỷ XX với những tên tuổi như Lawrence M.Friedman, Watson, David Nelken. Trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Viê ̣t Nam, xây dựng quân đội “cách mạng, chinh quy, tinh nhuệ, tưng bước hiện đại” (một số quân, binh chủng tiến thẳng lên hiện đại), nghiên cứu về VHPL đã được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, dưới nhiều góc đô ̣ tiếp cận để đưa ra quan niê ̣m, cấu trúc, đặc trưng, vai trò, con đường, cách thức xây dựng, bồi dưỡng, phát triển, nâng cao VHPL. Tác giả Nguyễn Duy Lãm (chủ biên) (1996), Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng [52]. Trong cuốn sách này, dưới góc độ của khoa học Luật học, với cách định nghĩa nhấn mạnh các yếu tố cấu thành, tác giả đã quan niệm VHPL là: Một bộ phận cấu thành văn hóa nói chung. Nó là thể thống nhất của tri thức pháp luật, tình cảm pháp luật đúng đăn và hành vi xử sự tich cực đối với pháp luật. Một người có trình độ văn hóa pháp lý là người đó có đầy đủ ba yếu tố, tồn tại trong thể thống nhất về tri thức, tình cảm và hành vi tich cực pháp luật. Nếu có tri thức pháp luật nhưng lại không có 10 tình cảm đúng đăn đối với pháp luật và do đó không có hành vi tich cực pháp luật thì người đó không thể gọi là người có VHPL [52, tr.404]. Với quan niệm trên, VHPL được xet theo bình diện văn hóa cá nhân găn với chủ thể nhất định, được cấu thành tư ba yếu tố cơ bản là tri thức pháp luật, tình cảm pháp luật và hành vi tich cực pháp luật. Các yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể thống nhất, nếu thiếu một trong ba yếu tố trên sẽ không có VHPL. Đây là cơ sở để luận án kế thưa trong cách tiếp cận VHPL của SQT trong QĐND Việt Nam theo bình diện văn hóa cá nhân găn với đặc thù hoạt động của họ trong lĩnh vực pháp luật, kỷ luật; đồng thời chỉ ra các yếu tố và quan hệ giữa các yếu tố đó trong cấu trúc VHPL của SQT. Tác giả Lê Đức Tiết (2005), Văn hóa pháp lý Việt Nam [113]. Trong cuốn sách này, dưới góc độ của khoa học Luật học, tiếp cận văn hóa pháp lý đi tư cách tiếp cận nền văn hóa theo cách tiếp cận hệ thống và cấu trúc, tác giả cho rằng: Văn hóa pháp lý là một dạng, một bộ phận cấu thành nền văn hóa dân tộc. Cũng như các dạng, thành phần văn hóa khác, văn hóa pháp lý bao gồm trong nó ba yếu tố: Y thức pháp luật của Nhà nước, của dân tộc, của các cộng đồng và của các công dân qua các thời kỳ lịch sử; nền pháp luật bao gồm pháp luật thành văn và chưa thành văn được xây dựng nên qua các thời kỳ lịch sử; trình độ, kỹ năng, nghệ thuật sử dụng pháp luật với vai trò là vũ khi bảo vệ quyền con người, quyền công dân, là công cụ quản lý thống nhất của Nhà nước, của xã hội, là mực thước xử sự đúng pháp luật của mọi công dân [113, tr.34-35]. Trên cơ sở các yếu tố của văn hóa pháp lý, tác giả khẳng định Viê ̣t Nam có nền văn hóa pháp lý lâu đời; phân tich sâu săc vai trò của văn hóa pháp lý đối với viê ̣c nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiê ̣u lực quản lý của Nhà nước và xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch trong nhân dân. Quan niệm trên về văn hóa pháp lý là cơ sở để luận án kế thưa trong quá trình luận giải về quan niệm VHPL. Tác giả Hoàng Thị Kim Quế và Ngô Huy Cương (2012), Văn hóa pháp luật - Những vấn đề lý luận cơ bản và ứng dụng chuyên ngành [93]. Trong 11 cuốn sách này, trên cơ sở tiếp cận văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất, tinh thần được hình thành và sáng tạo trong hoạt động của con người, được lưu truyền tư thế hệ này sang thế hệ khác, tư cộng đồng này sang cộng đồng khác tạo thành truyền thống mang đậm bản săc dân tộc bên cạnh những giá trị chung của nhân loại, các tác giả đã cho rằng: VHPL là hệ thống các yếu tố, giá trị vật chất và tinh thần thuộc lĩnh vực tác động của pháp luật được thể hiện trong ý thức và hành vi của con người. Với cách quan niệm trên, VHPL được cấu thành tư hai yếu tố: Y thức pháp luật và hành vi pháp luật. Tác giả Vũ Văn Thường (2011), Bồi dưỡng văn hóa pháp luật cho học viên đào tạo si quan ở các nhà trường Quân đội hiện nay [110]. Trong cuốn sách này, dưới góc độ của khoa học Chinh trị học, với cách tiếp cận hệ thống và cấu trúc đi tư pháp luật đến văn hóa và mối quan hệ giữa văn hóa và pháp luật trong hoạt động pháp luật, tác giả đã đưa ra quan niệm VHPL, chỉ ra cấu trúc VHPL của học viên đào tạo sĩ quan ở các nhà trường Quân đội. Tác giả quan niệm, “VHPL là tổng thể những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lĩnh vực pháp luật, được thể hiện ở tinh tich cực, nhân đạo và tiến bộ của các đạo luật, thiết chế xã hội, trong nhận thức, hành vi, thói quen và nhu cầu ứng xử theo pháp luật của mỗi cá nhân” [110, tr.20]. Tư phân tich đặc điểm của học viên đào tạo sĩ quan ở các nhà trường Quân đội, quan niệm về VHPL biểu hiện ở cấp độ cá nhân, tác giả đã quan niệm “VHPL của học viên đào tạo sĩ quan ở các nhà trường Quân đội là tổng thể những giá trị tich cực, nhân đạo và tiến bộ trong ý thức pháp luật và hành vi chấp hành pháp luật nhà nước, kỷ luật quân đội của học viên” [110, tr.24]. Tư đó, tác giả chỉ ra cấu trúc VHPL của học viên đào tạo sĩ quan ở các nhà trường Quân đội: Y thức và hành vi chấp hành pháp luật. Dưới góc độ của Chinh trị học, tác giả đã chỉ ra con đường hình thành, phát triển VHPL của học viên đào tạo sĩ quan ở các nhà trường Quân đội. Đồng thời, tác giả đã đưa ra quan niê ̣m bồi dưỡng VHPL cho học viên đào tạo sĩ quan ở các nhà trường quân đội. 12 Tác giả Vũ Văn Ninh (2003), Nâng cao trình độ văn hoá pháp luật của học viên đào tạo đại học cấp phân đội ở Học viê ̣n Chinh tri Quân sự [79]. Trong đề tài này, với cách tiếp cận đi tư quan niệm văn hóa, pháp luật và mối quan hệ giữa văn hóa và pháp luật trong sự phát triển của xã hội, nhân cách con người, tác giả đã quan niệm: VHPL là một phương diện của văn hóa bao gồm tổng thể những giá trị nhân đạo, tiến bộ, tich cực của hệ thống quy phạm pháp luật và thiết chế xã hội được sáng tạo trong lịch sử; các giá trị đó còn được thể hiện trong các hoạt động ở xã hội có giai cấp thẩm thấu vào nhận thức và hành vi của mỗi cá nhân, biến thành kinh nghiệm, thói quen và nhu cầu thường trực trong ứng xử các quan hệ pháp luật của họ [79, tr.10]. Văn hóa pháp luật được biểu hiện thông qua nhiều hình thức và cấp độ khác nhau: Cấp độ giai cấp, cấp độ xã hội, cấp độ cá nhân. Ở cấp độ cá nhân, tác giả cho rằng, “VHPL biểu thị ở tri thức và tình cảm pháp luật, khả năng, trình độ ứng xử, nếp sống và hành động theo pháp luật cũng như năng lực thúc đẩy người khác làm theo” [79, tr.10]. Tư việc làm rõ quan niệm VHPL, quan niệm và cấu trúc trình độ VHPL, đặc điểm của học viên đào tạo đại học cấp phân đội ở Học viện Chinh trị Quân sự, tác giả đã đưa ra quan niệm về trình độ VHPL của học viên đào tạo đại học cấp phân đội ở Học viện Chinh trị Quân sự. Công trình của tác giả Vũ Văn Thường và Vũ Văn Ninh nêu trên là cơ sở để luận án kế thưa trong cách tiếp cận đi tư quan niệm về văn hóa, pháp luật, VHPL nói chung, VHPL xet ở góc độ cá nhân, đặc điểm hoạt động pháp luật và kỷ luật của SQT để đưa ra quan niệm về VHPL và phát triển VHPL của SQT trong QĐND Việt Nam. Trong đề tài khoa học của Đại học Luật Hà Nội (1999), Văn hóa pháp luật và phát triển văn hóa pháp luật ở nước ta hiện nay [9], dưới góc đô ̣ của Luâṭ học với cách tiếp cận giá trị, đề tài đã quan niê ̣m: “VHPL là những giá trị nhân đạo, 13 tiến bô ̣, tich cực của mô ̣t hê ̣ thống pháp luâṭ trong xã hô ̣i, được thể hiê ̣n trong các bô ̣ luât,̣ đạo luâṭ và thiết chế xã hô ̣i nhằm bảo đảm thực hiê ̣n nó. Đồng thời, các giá trị đó còn được thẩm thấu vào nhâṇ thức và hành đô ̣ng của mỗi cá nhân, biến thành nhu cầu thường trực trong ứng xử của họ” [9, tr.49]. Quan niệm trên đây nhấn mạnh đến các giá trị văn hóa của pháp luật và vai trò của chúng đối với nhận thức, hành động của con người trong quá trình thực hiện hành vi pháp luật. Tác giả Lê Thanh Thập (2010), Quan hệ tương tác giữa văn hóa pháp luật và văn hóa quản lý [106]. Trong bài biết này, tác giả đã chỉ ra ý thức pháp luật là một yếu tố quan trọng biểu hiện nội dung bên trong của VHPL, đồng thời phân tich những đặc điểm riêng của cán bộ quản lý là những người thực hiện các chức năng và nhiệm vụ quản lý như: Ra quyết định, điều khiển, tổ chức phối hợp hành động trong bộ máy quản lý nhằm bảo đảm cho tổ chức đạt được những mục đich của mình với hiệu quả cao nhất. Găn với đặc điểm đó, VHPL của cán bộ quản lý bao gồm trong đó tri thức, tâm lý, tình cảm, kỹ năng sử dụng pháp luật và kỹ năng xử lý các quan hệ pháp luật nhằm đạt hiệu quả quản lý cao nhất. Đây là cơ sở để luận án kế thưa trong cách tiếp cận đặc điểm hoạt động của SQT và phân tich những net đặc thù về VHPL của họ được biểu hiện qua tưng yếu tố cấu thành. Tác giả Lê Minh Tâm (1998), Vấn đề văn hóa pháp luật ở nước ta trong giai đoạn hiện nay [97]. Trong bài viết này, dưới góc độ của Luật học với cách tiếp cận giá trị, tác giả đã quan niệm: VHPL là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần mà con người đã sáng tạo ra trong lĩnh vực pháp luật bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật được ban hành trong các thời kỳ lịch sử, những tư tưởng, quan điểm, luận điểm, nguyên lý, nguyên tăc, những tác phẩm VHPL, những kinh nghiệm và thói quen tich lũy được trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật [97, tr.18]. Quan niệm này chia VHPL thành hai nhóm giá trị vật chất và giá trị tinh thần; liệt kê một loạt những yếu tố thuộc VHPL như những tư tưởng, quan điểm, 14 luận điểm, nguyên lý, nguyên tăc, những tác phẩm VHPL, những kinh nghiệm và thói quen tich lũy được trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật. Tác giả Hoàng Thị Kim Quế (2010), Văn hoá pháp luật giao thông - các giá tri chân, thiện, mỹ, ich [92]. Trong bài viết này, trên cơ sở quan niệm chung về văn hóa, dưới góc độ Luật học, tác giả cho rằng, “có thể hiểu VHPL là hệ thống các yếu tố, các giá trị vật chất và tinh thần thuộc lĩnh vực tác động của pháp luật được thể hiện trong ý thức và hành vi của con người” [92, tr.13]. Theo cách quan niệm này, VHPL được cấu thành bởi hai yếu tố: Y thức pháp luật và hành vi chấp hành pháp luật. Tác giả Phạm Duy Nghĩa (2008), Góp phần tìm hiểu văn hóa pháp luật [76]. Trong bài viết này, tác giả cho rằng, VHPL là một thuật ngữ có mối liên hệ phổ biến, tùy theo góc độ tiếp cận mà được mặc định hình hài của nó để xây dựng tiêu chi đánh giá. Tư cách nhìn VHPL có mối liên hệ phổ biến với các khoa học khác, dưới góc độ Luật học, tác giả quan niệm: “Văn hóa pháp luật là một cách nhìn về luật pháp, đặt pháp luật trong những tương quan đa chiều với khoa học hành vi, cách nghĩ, cách ứng xử, tôn giáo, niềm tin, các đặc tinh nhân học của các cộng đồng và tộc người” [76, tr.1]. Với cách quan niệm này, VHPL là cách nhìn nhận của con người đối với pháp luật, bao gồm các yếu tố: Luật trên giấy, luật trong hành xử thực tế, luật trong suy nghĩ và thái độ của các giai tầng trong xã hội. Quan niệm trên là cơ sở để luận án kế thưa trong việc luận giải VHPL, VHPL của SQT trong mối quan hệ đa chiều với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, quân đội. Tác giả Phạm Công Trứ (2009), Văn hóa pháp luật của phóng viên - Thực trạng và một số giải pháp [123]. Trong bài viết này, tác giả đã cho rằng: “VHPL của phóng viên là tri thức, ý thức pháp luật của người phóng viên và những hành vi xử sự hợp pháp luật trong mối quan hệ với hoạt động nghề nghiệp (báo chi) của họ” [123, tr.17]. Trên cơ sở đó tác giả đã chỉ ra các yếu tố cấu thành VHPL của phóng viên bao gồm: Kiến thức (tri thức pháp luật) của phóng viên; ý thức pháp luật của phóng viên và hành vi hợp pháp của phóng viên. Đây là cơ sở để 15 luận án kế thưa trong cách tiếp cận đặc điểm hoạt động của SQT và phân tich net đặc thù về VHPL của họ được biểu hiện qua tưng yếu tố cấu thành. Tác giả Phạm Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Thu Hà (2009), Văn hóa chinh tri và văn hóa pháp luật Việt Nam - từ lý luận đến thực tiễn [100]. Trong bài viết này, các tác giả đã quan niệm: “VHPL được hiểu như là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần mà con người đã sáng tạo ra trong lĩnh vực pháp luật, đáp ứng nhu cầu của con người trong quá trình quản lý và phát triển xã hội” [100, tr.11]. Với cách hiểu cơ bản trên, các tác giả đã chỉ ra tổng thể các giá trị bao gồm: Hệ thống các quy phạm pháp luật, những tư tưởng, quan điểm, hệ thống lý luận, truyền thống, thói quen ứng xử trong các quan hệ và hành vi mang tinh pháp lý. Văn hóa pháp luật không chỉ liên quan đến ý thức pháp luật, hệ thống pháp luật mà còn găn liền với trình độ và năng lực thực thi pháp luật, với tất cả công cụ, phương tiện thực thi pháp luật, những cơ sở vật chất - kỹ thuật của đời sống pháp luật. Quan niệm trên về VHPL là cơ sở để luận án kế thưa trong quá trình luận giải về quan niệm VHPL. Tác giả Ngọ Văn Nhân (2010), Về cấu trúc, vai trò và chức năng của văn hóa pháp luật [77]. Trong bài viết này, trên cơ sở kế thưa các quan niệm đã có và cũng đi tư cách tiếp cận văn hóa, tác giả cho rằng: “VHPL được cấu thành tư các yếu tố: ý thức pháp luật, hệ thống pháp luật và các thiết chế pháp luật, hành vi pháp luật và lối sống theo pháp luật” [77, tr.24]. Cũng trong bài viết này, tác giả đã chỉ ra vai trò của VHPL đối với đời sống xã hội và mỗi cá nhân trong cộng đồng. Đồng thời, chỉ ra VHPL có chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thực tiễn. Quan niệm trên về VHPL là cơ sở để luận án kế thưa trong quá trình luận giải về quan niệm, cấu trúc VHPL và VHPL của SQT trong QĐND Việt Nam. Tiếp đến trong bài viết: Về khái niệm văn hóa pháp luật [78], tác giả Ngọ Văn Nhân tiếp tục làm sâu săc hơn nữa về VHPL. Tác giả cho rằng: VHPL là tổng hòa những giá trị vật chất và tinh thần về mặt pháp luật mà con người đã, đang sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử của mình, thể hiện ở các lĩnh 16 vực hoạt động xây dựng, thực thi pháp luật, chứa đựng tinh nhân văn, tiến bộ vận động theo quy luật hướng tới Chân - Thiện - Mỹ nhằm đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu, lợi ich của con người trong đời sống pháp luật [78, tr.29]. Khái niệm VHPL này được tác giả tiếp cận theo cách tiếp cận giá trị để làm rõ nội hàm của nó là tổng hòa những giá trị vật chất và tinh thần về mặt pháp luật, thuộc lĩnh vực pháp luật của đời sống xã hội. Đây là cơ sở để luận án kế thưa trong quá trình phân tich những giá trị mang tinh nhân văn, tiến bộ của tưng yếu tố cấu thành VHPL của SQT trong QĐND Việt Nam. Tác giả Lê Quốc Hùng (2011), Văn hóa pháp lý và nghệ thuật áp dụng pháp luật trong đời sống xã hội [47]. Trong bài viết này, tác giả đã quan niệm: “Văn hóa pháp lý là một bộ phận hợp thành của nền văn hóa dân tộc và bao gồm các yếu tố: ý thức pháp luật, hệ thống pháp luật và trình độ, kỹ năng, nghệ thuật áp dụng pháp luật trong đời sống xã hội” [47, tr.38]. Trên cơ sở chỉ ra cấu trúc văn hóa pháp lý, tác giả đã phân tich một cách tương đối sâu săc các yếu tố cấu thành với những thành tố trong tinh chỉnh thể của nó. Đây là cơ sở để luận án kế thưa trong việc chỉ ra cấu trúc và phân tich cụ thể tưng yếu tố cấu thành VHPL của SQT trong QĐND Việt Nam. Tác giả Nguyễn Thị Thường (2013), Văn hóa pháp luật trong nền kinh tế thi trường Việt Nam [111]. Trong bài viết này, tác giả đã cho rằng: “VHPL là một cách nhìn về luật pháp, đặt pháp luật trong những tương quan đa chiều với khoa học văn hóa, khoa học hành vi, cách tư duy, ứng xử, tôn giáo, niềm tin, các đặc tinh nhân học của các cộng đồng và tộc người” [111, tr.19]. Quan niệm trên về VHPL, pháp luật được đặt trong mối tương quan đa chiều với quy phạm xã hội và các phương diện văn hóa khác của cộng đồng xã hội cũng như của tộc người. Đây là cơ sở để luận án kế thưa trong việc luận giải VHPL, VHPL của SQT trong mối quan hệ đa chiều với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội - quân sự. Tác giả Lê Phương Đông (2006), Văn hóa pháp luật và việc nâng cao trình độ văn hóa pháp luật trong các trường đào tạo si quan quân đội [30]. Trong bài viết này, tác giả đã chỉ ra các yếu tố cấu thành VHPL bao gồm: Y 17 thức pháp luật, hệ thống các phương tiện pháp luật và trình độ, khả năng sử dụng pháp luật để thực hiện các hành vi hợp pháp. Sự biểu hiện đa dạng về các khia cạnh của VHPL được phản ánh thông qua tưng yếu tố cấu thành. Tuy nhiên, sự biểu hiện tổng thể của VHPL chỉ có được thông qua sự thống nhất hài hoà và tương tác của tổng hòa các yếu tố đó. Đây là cơ sở để luận án kế thưa trong việc chỉ ra cấu trúc và mối quan hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc hợp thành VHPL của SQT trong QĐND Việt Nam. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến thực trạng phát triển văn hoá pháp luật của si quan trẻ trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay Tác giả Lê Đức Tiết (2005), Văn hóa pháp lý Việt Nam [113]. Trong cuốn sách này, dưới góc độ của khoa học Luật học và trên cơ sở phân tich, luận giải những vấn đề lý luận, tác giả đã nhận diện những biểu hiện hạn chế về văn hóa pháp lý Việt Nam. Những hạn chế đó được biểu hiện trong tất cả các yếu tố cấu thành nền văn hóa pháp lý Việt Nam. Đó là những hạn chế trong ý thức pháp luật của các tổ chức và cá nhân trong xã hội; hạn chế yếu kem của hệ thống các văn bản pháp luật và các thiết chế pháp luật; những hành vi chưa đúng mực, thậm chi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong xã hội, nhất là trong lĩnh vực công quyền. Tác giả Vũ Văn Thường (2011), Bồi dưỡng văn hóa pháp luật cho học viên đào tạo si quan ở các nhà trường Quân đội hiện nay [110]. Trong cuốn sách này, dưới góc độ của khoa học Chinh trị học và tư những vấn đề về lý luận, tác giả đã làm rõ những vấn đề thực trạng bồi dưỡng VHPL cho học viên đào tạo sĩ quan ở các nhà trường Quân đội hiện nay. Những ưu điểm và hạn chế của thực trạng bồi dưỡng VHPL cho học viên đào tạo sĩ quan ở các nhà trường Quân đội hiện nay đã được đánh giá trên các nội dung: Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, giáo dục của các chủ thể (cấp ủy, chỉ huy, cán bộ quản lý, đội ngũ giảng viên); nội dung, hình thức và biện pháp giáo dục, bồi dưỡng của các chủ thể; hành vi chấp hành pháp luật nhà nước, kỷ luật quân đội và quy định của nhà trường của mỗi học viên. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đã chỉ ra một số nguyên nhân của những ưu điểm và nguyên nhân của những hạn chế của thực trạng bồi dưỡng VHPL cho 18 học viên đào tạo sĩ quan ở các nhà trường Quân đội hiện nay. Có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Tư đó, tác giả đã rút ra một số bài học kinh nghiệm bồi dưỡng VHPL cho học viên đào tạo sĩ quan ở các nhà trường Quân đội hiện nay. Tác giả Vũ Văn Ninh (2003), Nâng cao trình độ văn hoá pháp luật của học viên đào tạo đại học cấp phân đội ở Học viêṇ Chinh tri Quân sự [79]. Trong đề tài này, tác giả đã đánh giá một cách khá chi tiết thực trạng VHPL và việc nâng cao trình độ VHPL của học viên đào tạo đại học cấp phân đội ở Học viện Chinh trị Quân sự trên các nội dung: Về công tác phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học viên; về công tác quản lý rèn luyện kỷ luật học viên; mức độ tự giác học tập pháp luật của học viên; về xây dựng môi trường VHPL. Qua thực trạng, tác giả đã chỉ ra những nhân tố tác động, mâu thuẫn và đặt ra một số yêu cầu cơ bản cần giải quyết đối với việc nâng cao trình độ VHPL của học viên đào tạo đại học cấp phân đội ở Học viện Chinh trị Quân sự. Tác giả Cao Thu Hằng (2016), Một số giải pháp nâng cao văn hóa pháp luật ở Việt Nam hiện nay [36]. Trong bài viết này, tác giả đã chỉ ra một số mặt hạn chế về VHPL của Việt Nam: Một số văn bản quy phạm pháp luật còn vi phạm pháp luật; hành vi vi phạm của các tổ chức xã hội và cá nhân có nhiều biểu hiện phức tạp và có xu hướng gia tăng; hiện tượng chưa thông hiểu pháp luật ở một bộ phận nhân dân,... Trên cơ sở đó tác giả cũng đã chỉ ra một số nguyên nhân của hạn chế: Do truyền thống trọng tình hơn lý của người Việt; tâm lý, thói quen sử dụng pháp luật trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế; ảnh hưởng của chiến tranh, cơ chế quản lý mệnh lệnh hành chinh, quan liêu, bao cấp; chưa đặt vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN trong mối quan hệ với VHPL; chưa đặt xây dựng VHPL trong mối quan hệ với văn hóa trong các lĩnh vực khác; trình độ dân tri, chuyên môn của các cá nhân trong xã hội còn thấp; việc xử lý vi phạm pháp luật còn thiếu tinh nghiêm minh. Thực trạng VHPL không chỉ được đánh giá với tinh cách là một nền VHPL của quốc gia mà còn được đánh giá ở những cá nhân và nhóm xã hội hoạt động trong tưng lĩnh vực với những tiêu chi cụ thể. Tác giả Nguyễn Văn Động 19 (2008), Về việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá trình độ văn hóa pháp lý của cá nhân và nhóm xã hội ở nước ta hiện nay [31]. Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra một hệ thống tiêu chi rất cụ thể đánh giá trình độ văn hóa pháp lý của cá nhân và nhóm xã hội ở nước ta: Sự nhận thức (hay sự hiểu biết) pháp luật một cách đúng đăn, đầy đủ, sâu săc và toàn diện; tư tưởng pháp luật đúng đăn và tiến bộ; thái độ và tình cảm đúng đăn đối với pháp luật; hành vi xử sự phù hợp với pháp luật (hay hành vi xử sự theo pháp luật hoặc hành vi xử sự hợp pháp); kỹ năng vận dụng pháp luật vào thực tiễn một cách thành thạo; tinh thần, thái độ đối với việc xây dựng pháp luật, bảo vệ pháp luật và các hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội khác. Các tiêu chi này theo tác giả nó không hoàn toàn bất biến mà luôn có sự vận động, biến đổi để phù hợp với sự phát triển của kinh tế - xã hội và trình độ dân tri. Tác giả Phạm Công Trứ (2009), Văn hóa pháp luật của phóng viên - Thực trạng và một số giải pháp [123]. Trong bài viết này, tác giả đã cho rằng, thực trạng VHPL của phóng viên có nhiều biểu hiện tich cực. Tuyệt đại đa số các phóng viên báo chi đều có một trình độ kiến thức và ý thức thức tìm hiểu, nghiên cứu về pháp luật nhất định. Bởi quá trình học tập ở nhà trường họ đã được học tập, nghiên cứu một số vấn đề về Nhà nước và pháp luật. Phóng viên thường là người có ý thức tự giác tìm hiểu, học hỏi kiến thức tổng hợp về văn hoá - xã hội để đáp ứng đòi hỏi của nghề nghiệp, trong đó pháp luật cũng được nhiều phóng viên dành cho sự quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên, thực trạng VHPL của phóng viên vẫn còn những hạn chế găn với nghề nghiệp của họ. Một số it phóng viên còn vi phạm quy định pháp luật và quy định về đạo đức nghề nghiệp, có thái độ hành nghề thiếu trung thực, khách quan hoặc là lợi dụng nghề nghiệp để vụ lợi và làm trái pháp luật... Những hạn chế trên là do phóng viên không phải là những người được đào tạo cơ bản về pháp luật, nhất là hiểu biết sâu về tưng ngành luật, nên trong bài viết hoặc bài nói hay măc những lỗi về căn cứ pháp luật. Qua đó, tác giả cho rằng nâng cao VHPL của phóng viên là cần thiết ngoài nguyên do tư thực trạng yếu kem, nó còn xuất phát tư phia chủ quan (tư nhiệm vụ của báo chi và 20 trách nhiệm của người phóng viên), phia khách quan (do yêu cầu của đất nước, của thời cuộc). Tác giả Lê Phương Đông (2006), Văn hóa pháp luật và việc nâng cao trình độ văn hóa pháp luật trong các trường đào tạo si quan quân đội [30]. Trong bài viết này, tư cấu trúc của VHPL bao gồm: Y thức pháp luật, hệ thống các phương tiện pháp luật và trình độ, khả năng sử dụng pháp luật để thực hiện các hành vi hợp pháp, tác giả đã đánh giá khá chi tiết thực VHPL và nâng cao trình độ VHPL trong các trường đào tạo sĩ quan quân đội. Theo đó, thực trạng nâng cao trình độ VHPL trong các trường đào tạo sĩ quan quân đội đã đạt được những kết quả tich cực, song vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Đó là những hạn chế về phia học viên: Vẫn còn một số học viên chưa có tình cảm, niềm tin pháp luật vững chăc, ngại khó, ngại khổ, ngại học tập pháp luật, tự do, tùy tiện, vô tổ chức, vi phạm pháp luật, kỷ luật quân đội và quy chế đào tạo. Hạn chế về công tác giáo dục pháp luật cho học viên: Công tác giáo dục nâng cao ý thức pháp luật ở một số đơn vị quản lý học viên chưa được chú trọng, mang tinh hình thức, chưa găn kết với công tác giáo dục chinh trị và các hoạt động khác. Công tác kiểm tra, xử lý kỷ luật những hành vi vi phạm còn bị động và có biểu hiện bệnh thành tich. Tư thực trạng còn những hạn chế trên, tác giả cho rằng, phải không ngưng củng cố và nâng cao trình độ VHPL trong học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội. Kết quả đạt được của những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến thực trạng phát triển VHPL của SQT trong QĐND Việt Nam nêu trên là cơ sở để luận án kế thưa, bổ sung, phát triển trong việc xác định những nội dung đánh giá thực trạng phát triển VHPL của SQT hiện nay. 1.1.3. Tình hình nghiên cứu liên quan đến giải pháp phát triển văn hoá pháp luật của si quan trẻ trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay Tác giả Lê Đức Tiết (2005), Văn hóa pháp lý Việt Nam [113]. Trong cuốn sách này, dưới góc độ của khoa học Luật học, trên cơ sở quan niệm, cấu trúc của nền văn hóa pháp lý, những hạn chế còn tồn tại, tác giả đã đưa ra những giải 21 pháp cơ bản để nâng cao trình độ văn hóa pháp lý ở Việt Nam: Tăng cường giáo dục ý thức pháp luật chuyên sâu cho công chức và rộng rãi cho nhân dân; coi trọng công tác cập nhật hóa, hệ thống hóa và công khai hóa rộng khăp pháp luật hiện hành; thực hiện sâu rộng nguyên tăc dân biết, dân bàn trong soạn thảo pháp luật, coi trọng công tác phản biện khoa học các dự thảo pháp luật; khuyến khich việc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước và điều lệ hội, đoàn quần chúng; xác định rõ và đề cao trách nhiệm cá nhân công chức; xây dựng và nhân rộng các mẫu hình văn hóa pháp lý cao. Đây là hệ thống giải pháp để nâng cao trình độ văn hóa pháp lý của Việt Nam với tư cách là VHPL cộng đồng quốc gia. Tác giả Vũ Văn Thường (2011), Bồi dưỡng văn hóa pháp luật cho học viên đào tạo si quan ở các nhà trường Quân đội hiện nay [110]. Trong cuốn sách này, trên cơ sở những vấn đề lý luận, thực trạng, tác giả đã đề xuất một số giải pháp cơ bản, toàn diện tư nhận thức, giáo dục, quản lý rèn luyện của các chủ thể đến phát huy vai trò của bản thân mỗi học viên và xây dựng môi trường. Cụ thể là: Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng trong bồi dưỡng VHPL cho học viên đào tạo sĩ quan; đổi mới, hoàn thiện nội dung, chương trình giáo dục đào tạo, tổ chức tốt các hình thức, phương pháp bồi dưỡng kiến thức cơ bản, hệ thống về pháp luật cho học viên; quản lý chặt chẽ, duy trì nghiêm kỷ luật quân đội, pháp luật Nhà nước, kịp thời đấu tranh ngăn chặn những hiện tượng, hành vi vi phạm pháp luật; phát huy tinh tich cực, chủ động của học viên đào tạo sĩ quan trong tự giáo dục, rèn luyện bồi dưỡng VHPL; xây dựng và phát huy vai trò môi trường VHPL ở các nhà trường quân đội. Tác giả Vũ Văn Ninh (2003), Nâng cao trình độ văn hoá pháp luật của học viên đào tạo đại học cấp phân đội ở Học viêṇ Chinh tri Quân sự [79]. Trong đề tài này, trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực trạng, tác giả đã đề xuất một số giải pháp cơ bản: Một là, đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho học viên với mục đich giúp họ hình thành, làm sâu săc thêm và tưng bước mở rộng tri thức pháp luật tạo nền tảng để nâng cao trình độ VHPL; Hai là, xây dựng môi trường VHPL cho học viên với mục đich xây
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan