Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự đời tư trong văn học việt nam từ...

Tài liệu Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự đời tư trong văn học việt nam từ sau 1986

.PDF
172
306
121

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TẠ HƯƠNG TRANG PHƯƠNG THỨC TRẦN THUẬT CỦA TRUYỆN NGẮN THẾ SỰ - ĐỜI TƯ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ SAU 1986 Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 9. 22 .01 .21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ QUANG HƯNG HÀ NỘI – 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo tính chính xác và khoa học cao. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn đều có xuất xứ rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2019 Tác giả luận án Tạ Hương Trang LỜI CẢM ƠN Luận án được hoàn thành, tôi muốn bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc, chân thành đến PGS.TS Lê Quang Hưng, người thầy hướng dẫn khoa học tận tình, luôn sẵn sàng chia sẻ quan điểm, gợi mở nhiều ý tưởng hay, mới lạ, giúp tôi có thêm nhiều tri thức lý luận và phương pháp tư duy, làm việc khoa học. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc Học viện Khoa học xã hội, phòng Quản lý Đào tạo, các thầy cô trong khoa Văn học đã thường xuyên động viên, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu của tôi. Xin được bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu Trường Đại học Hải Phòng, Khoa Ngữ văn – Địa lí nơi tôi công tác đã giúp đỡ tôi rất nhiều về mặt thời gian để tôi hoàn thành chương trình học và luận án. Cảm ơn bố mẹ, những người thân trong gia đình, đồng nghiệp, bạn bè,... đã sẻ chia, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2018 Tác giả luận án Tạ Hương Trang MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ......................................... 8 1.1. Quan niệm chung về phương thức trần thuật trong truyện ngắn thế sự - đời tư .... 8 1.2. Tình hình nghiên cứu phương thức trần thuật trong văn xuôi Việt Nam từ sau 1986 ............................................................................................................................. 17 1.3. Tình hình nghiên cứu phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự - đời tư từ sau 1986....................................................................................................................... 26 Chương 2: TRUYỆN NGẮN THẾ SỰ - ĐỜI TƯ TRONG SỰ VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ SAU 1986 ................................ 33 2.1. Những tiền đề cho sự phát triển của truyện ngắn thế sự - đời tư trong văn học Việt Nam từ sau 1986.................................................................................................. 33 2.2. Khái quát truyện ngắn thế sự - đời tư trong nền văn xuôi Việt Nam từ sau 198656 Chương 3: ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT, TỔ CHỨC TÌNH HUỐNG VÀ KẾT CẤU TRONG TRUYỆN NGẮN THẾ SỰ - ĐỜI TƯ TỪ SAU 1986 ................... 71 3.1. Ngôi kể và điểm nhìn trần thuật ........................................................................... 71 3.2. Tổ chức tình huống .............................................................................................. 92 3.3. Nghệ thuật tổ chức kết cấu ................................................................................. 101 Chương 4: NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT CỦA TRUYỆN NGẮN THẾ SỰ - ĐỜI TƯ TỪ SAU 1986 ............................................................ 119 4.1. Ngôn ngữ trần thuật ........................................................................................... 119 4.2. Giọng điệu trần thuật .......................................................................................... 132 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .......................................................................................... 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 152 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Trong quan niệm của lí thuyết tự sự học hiện đại thì tiểu thuyết là thể loại tự sự cỡ lớn, có khả năng miêu tả bức tranh hiện thực rộng lớn và số phận của một hay nhiều người. Trong khi đó, điều làm nên nét khác biệt giữa truyện ngắn với tiểu thuyết hay những thể loại tự sự khác chính là ở chỗ dung lượng ngắn, tập trung miêu tả một sự kiện, một tình huống hoặc một khoảnh khắc nào đó xảy ra trong cuộc đời của nhân vật. Trong loại hình văn xuôi tự sự, truyện ngắn được đánh giá là một thể loại có tính thích ứng cao với thời đại nó tồn tại và phát triển. Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường như ngày nay, truyện ngắn phù hợp với thị hiếu của độc giả bận rộn khi họ không có nhiều thời gian dành cho việc nhâm nhi chiêm nghiệm một tác phẩm. Những ưu điểm kể trên khiến cho truyện ngắn là một trong những thể loại có thể đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thời đại đổi mới, của độc giả sau 1986. Lựa chọn mốc 1986 chúng tôi không chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu tác phẩm mà hơn hết đó là mốc thời gian quan trọng diễn ra Đại hội VI của Đảng. Bắt đầu từ đây văn nghệ thực sự được giải phóng kéo theo sự khai phóng các thể loại khác về cả nội dung và hình thức biểu hiện. Mặt khác, đây cũng là mốc thời gian ghi nhận những cách tân đáng chú ý của các thể loại văn học, những tác phẩm truyện ngắn thực sự có giá trị cũng bắt đầu ra đời từ đây. Văn xuôi nói chung, truyện ngắn giai đoạn sau năm 1986 nói riêng thực sự đã tìm được cho mình một hướng đi mới dù đầy chông gai song lại đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Về nội dung, nó bắt đầu đi sâu vào thế giới nội tâm của con người để tìm hiểu và khái quát thành tâm lí điển hình của thời đại. Những mảng như chiều sâu tâm linh, cõi vô thức hay sự cô đơn bản thể, cô đơn nghệ sĩ... đều được nó nghiêm túc khám phá và sáng tạo. Về hình thức, khác với quan niệm truyền thống, truyện ngắn sau 1986 không ngừng nỗ lực kiếm tìm những phương thức biểu hiện phù hợp với yêu cầu đòi hỏi của 1 văn học. Bên cạnh những cây bút vẫn kiên trì cách viết truyện truyền thống thì một loạt các cây bút với ý thức tự làm mới mãnh liệt đã ra đời như: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương... 1.2. Ở một phương diện khác, khi lựa chọn đề tài này, chúng tôi căn cứ vào chủ đề và cảm hứng của văn xuôi sau 1986 nổi bật lên ba khuynh hướng chính, đó là: khuynh hướng sử thi, khuynh hướng thế sự - đời tư và khuynh hướng triết luận. Trong ba khuynh hướng ấy thì khuynh hướng thế sự - đời tư được đánh giá là khuynh hướng thu hút nhiều người tham gia viết nhất, trở thành niềm say mê hứng khởi sáng tác ở nhiều cây bút truyện ngắn xuất sắc. Văn học trước 1975 quan tâm đến nội dung “viết cái gì” của các nhà văn. Chính vì thế mà sự tỏa bóng của “chủ nghĩa đề tài” khá rộng lớn trong văn xuôi. Những đề tài như ca ngợi cuộc chiến vĩ đại của dân tộc, những tấm gương người tốt, việc tốt được đề cao còn những đề tài đi sâu vào miêu tả số phận của cá nhân hay đời sống cá thể riêng biệt thì sẽ bị cấm đoán thậm chí nhiều nhà văn bị treo bút trong một thời gian dài vì những gì họ viết ra không đúng với tinh thần của thời đại. Song sang đến giai đoạn sau 1986, nhờ lời kêu gọi của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh mà văn học được “cởi trói”. Cảm hứng sử thi tồn tại trong suốt những năm tháng chiến tranh và một vài năm sau đổi mới đã nhường chỗ cho cảm hứng thế sự - đời tư khi con người dần trở về với cuộc sống thường nhật. Lựa chọn cảm hứng này trong sáng tác, các nhà văn được mặc sức khám phá thế giới muôn hình muôn vẻ với những nhân dạng tồn tại trong hiện thực đó. Mặt khác, nó cũng chi phối đến các phương diện khác thuộc trần thuật học trong tác phẩm mà cụ thể là điểm nhìn trần thuật, tổ chức tình huống, kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu... Có thể thấy đây là một hướng đi dù không có nhiều cách tân quyết liệt về mặt hình thức nhưng đã khắc tạc trên cây cổ thụ văn chương nỗi đằm sâu của những nhà văn sống có trách nhiệm và nặng lòng với đời sống con người. 1.3. Nếu như văn học giai đoạn trước năm 1975 quan tâm đến nhà văn 2 thể hiện nội dung gì trong sáng tác của mình, những nội dung ấy có phù hợp với lí tưởng của thời đại hay không, có giá trị cổ vũ tinh thần và ý chí của con người trong thời đại ấy như thế nào... thì giai đoạn từ sau 1986, cái mà văn học và công chúng quan tâm là nhà văn - anh đã làm mới “đứa con tinh thần” của mình như thế nào, nói một cách khác là anh đã có thêm tiếng nói, cách nói gì. Trong xu thế đổi mới, những gì anh viết ra nếu bị coi là cũ kĩ sẽ không có chỗ đứng trong lòng bạn đọc, vì thế nỗ lực cách tân và làm mới trở thành tuyên ngôn trong sáng tác của họ. Theo đó, nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm được đề cao hơn bao giờ hết, nó là “sự trình bày liên tục bằng lời văn các chi tiết, sự kiện, tình tiết, quan hệ, biến đổi về xung đột và nhân vật một cách cụ thể, hấp dẫn, theo một cách nhìn, cách cảm nhất định” (Trần Đình Sử). Trong cấu trúc tác phẩm văn xuôi nói chung, truyện ngắn nói riêng thì trần thuật bao gồm các yếu tố cấu thành nên một tác phẩm hoàn chỉnh, đồng thời cũng tạo nên một “chất” khác lạ để phân biệt sáng tác của người này với người khác, góp phần tạo nên cái “tầm” của nhà văn. Nhà văn nếu lựa chọn hình thức trần thuật phù hợp sẽ đem lại hiệu quả trong cách truyền tải nội dung, tư tưởng của tác phẩm. Với những lí do trên, tìm hiểu Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự - đời tư trong văn học Việt Nam từ sau 1986 chính là một cách để phân tích, đánh giá đầy đủ những đặc điểm, thành tựu của truyện ngắn Việt Nam thời kì đổi mới trên các phương diện: đối tượng, nội dung phản ánh và hình thức nghệ thuật. Bên cạnh đó chúng tôi mong muốn kết quả nghiên cứu của luận án này sẽ là những tài liệu tham khảo có giá trị thực tiễn đối với công tác nghiên cứu và giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng và phổ thông. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu, đánh giá đặc điểm phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự - đời tư trong văn học Việt Nam từ sau 1986 để khẳng định sự thống 3 nhất biện chứng giữa đối tượng, nội dung biểu hiện với phương thức thể hiện trong thể loại truyện ngắn, khẳng định rõ thêm thành tựu của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau: - Đưa ra quan niệm về truyện ngắn thế sự - đời tư từ góc nhìn của lí thuyết tự sự học hiện đại, từ sự khu biệt giữa truyện ngắn thế sự - đời tư với các khuynh hướng truyện ngắn khác như truyện ngắn theo khuynh hướng sử thi, truyện ngắn theo khuynh hướng triết luận. - Chỉ ra những cơ sở cho sự phát triển của truyện ngắn theo khuynh hướng thế sự - đời tư, tái hiện diện mạo của truyện ngắn theo khuynh hướng này trong văn học Việt Nam từ sau 1986. - Phân tích những đặc điểm của phương thức trần thuật qua các phương diện như: điểm nhìn trần thuật, cách tổ chức tình huống, kết cấu. - Phân tích những đặc điểm của phương thức trần thuật qua ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án của chúng tôi tập trung nghiên cứu thể loại truyện ngắn trong văn học Việt Nam hiện đại (từ sau 1986 đến nay). Từ những khảo sát trên thực tế tác phẩm, chúng tôi phân loại truyện ngắn thành 3 khuynh hướng: sử thi, thế sự - đời tư và triết luận. Cảm hứng sáng tác chủ đạo là tiêu chí để chúng tôi phân loại truyện ngắn thành các khuynh hướng như vậy. Trong đó chúng tôi đặc biệt quan tâm tìm hiểu sự vận động và phát triển của truyện ngắn thế sự - đời tư, lí giải những đặc điểm riêng của thể tài truyện ngắn này trên cơ sở những lí thuyết chung về thể loại. Luận án tập trung vào phương thức trần thuật bao gồm: điểm nhìn trần thuật, tổ chức tình huống, kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi dành sự quan tâm đến một số tập truyện ngắn, tuyển tập truyện ngắn đã được xuất bản của các nhà văn tiêu biểu như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Thị Thu Huệ... và một số cây bút trẻ có truyện ngắn đạt giải từ sau 1986 đến nay đã được in trong các tuyển tập. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đề tài, để thấy được sự vận động và phát triển của truyện ngắn thế sự - đời tư trong văn học Việt Nam từ sau 1986, chúng tôi mở rộng phạm vi nghiên cứu tới truyện ngắn trước và sau 1986 để có cái nhìn đối sánh và sâu hơn về đối tượng. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Luận án của chúng tôi chủ yếu sử dụng lí thuyết tự sự học hiện đại. Từ cơ sở lí thuyết này, chúng tôi quan niệm truyện ngắn thế sự - đời tư như một thể tài cơ bản của thể loại truyện ngắn. Ngoài ra chúng tôi tiếp cận truyện ngắn thế sự - đời tư từ góc độ trần thuật học trong khảo sát, phân tích, khái quát hóa, làm rõ hơn các yếu tố về hình thức biểu hiện như điểm nhìn, tình huống, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu... Mỗi yếu tố cụ thể đó mang nét riêng, tạo ra đặc trưng khu biệt truyện ngắn thế sự - đời tư trong tiến trình vận động và phát triển của văn học Việt Nam đương đại. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành các nhiệm vụ khoa học đã xác định trước, chúng tôi vận dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: 4.2.1. Phương pháp phân tích - tổng hợp Phương pháp này được chúng tôi vận dụng để phân tích vị trí, những đặc điểm thuộc phương thức trần thuật của truyện ngắn Việt Nam từ sau 1986 trên cơ sở ấy đi đến những kết luận mang tính tổng hợp nhất, khái quát nhất về truyện ngắn thế sự - đời tư trong văn học Việt Nam từ sau 1986. 5 4.2.2. Phương pháp hệ thống Chúng tôi sử dụng phương pháp này trong quá trình nghiên cứu để xem xét, phân tích truyện ngắn về đề tài thế sự - đời tư trong văn học Việt Nam từ sau 1986 trong hệ thống chung sự vận động, đổi mới của nền văn học Việt Nam đặc biệt của văn xuôi sau 1986. Đồng thời xem xét, nghiên cứu phương thức trần thuật của truyện ngắn về đề tài này như một hệ thống. 4.2.3. Phương pháp so sánh Để khẳng định phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự - đời tư trong văn học Việt Nam từ sau 1986 có những nét riêng, độc đáo, chúng tôi đối chiếu, so sánh với truyện ngắn cùng thể tài ở thời kì trước đó và so sánh với truyện ngắn thuộc các đề tài khác thời kì từ sau 1986. 4.2.4. Phương pháp loại hình Chúng tôi quan niệm truyện ngắn thế sự - đời tư là một loại hình với nội dung phản ánh, kết cấu và phương thức trần thuật riêng. 4.2.5. Phương pháp lịch sử - xã hội Chúng tôi xem xét, đánh giá truyện ngắn theo khuynh hướng thế sự đời tư trong bối cảnh vận động, đổi thay của xã hội Việt Nam từ sau 1986. Đồng thời chúng tôi quan niệm rằng bản thân khuynh hướng này cũng có quá trình phát triển của nó trong mấy mươi năm. 4.2.6. Phương pháp thống kê - phân loại Phương pháp này được sử dụng trong quá trình khảo sát các tác phẩm truyện ngắn thế sự - đời tư tiêu biểu từ sau 1986 nhằm có những cứ liệu xác đáng cho các luận điểm. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án cung cấp cái nhìn hệ thống về truyện ngắn Việt Nam giai đoạn sau 1986 trong bước chuyển của lịch sử văn học, góp phần khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa nội dung phản ánh, kiểu nhân vật với phương thức trần thuật trong thể loại này. 6 - Luận án là công trình đầu tiên tìm hiểu và phân tích một cách tương đối toàn diện, có hệ thống về đặc điểm phương thức trần thuật của truyện ngắn viết theo khuynh hướng thế sự - đời tư trong văn xuôi Việt Nam từ sau 1986. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lí luận Bằng việc phân tích phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự - đời tư trong văn học Việt Nam từ sau 1986, luận án góp phần làm sáng tỏ ý nghĩa của lí thuyết tự sự học hiện đại. Xét về mặt cấu trúc loại hình, từ việc phân tích, đánh giá truyện ngắn thế sự - đời tư luận án góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa quan niệm nghệ thuật về hiện thực, con người với các phương diện thuộc thuộc phương thức trần thuật của thể loại. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Với đề tài này, luận án đã khảo sát, khái quát, tổng kết bước đầu các khuynh hướng truyện ngắn Việt Nam từ sau 1986 trong đó nổi bật là khuynh hướng thế sự - đời tư. Từ đó, làm sáng tỏ sự vận động, phát triển, thành tựu và hạn chế của thể loại truyện ngắn trong văn học Việt Nam hiện đại. Bên cạnh đó, luận án có thể trở thành tài liệu tham khảo cho những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập, những ai quan tâm. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận án có nội dung chính gồm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Truyện ngắn thế sự - đời tư trong sự vận động, phát triển của văn học Việt Nam từ sau 1986 Chương 3: Điểm nhìn trần thuật, tổ chức tình huống và kết cấu trong truyện ngắn thế sự - đời tư từ sau 1986 Chương 4: Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật của truyện ngắn thế sự - đời tư từ sau 1986 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ” [94; tr.370]. Song hành cùng sự phát triển của xã hội, truyện ngắn là một trong những thể loại có lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp. Sự biến động của xã hội qua từng thời kì lịch sử phát triển của loài người kéo theo sự vận động và biến đổi của truyện ngắn thế giới nói chung, truyện ngắn Việt Nam nói riêng. Từ đầu thế kỉ XX đến nay, truyện ngắn hiện đại Việt Nam có những thay đổi theo hướng tích cực để thích ứng với sự đổi thay của thời đại, đặc biệt từ thời kì sau 1986, nó đã chứng tỏ là một thể loại có khả năng dung hòa được với nhịp sống hối hả và bao quát được những vấn đề đặt ra trong xã hội ngày nay. 1.1. Quan niệm chung về phương thức trần thuật trong truyện ngắn thế sự - đời tư 1.1.1. Khái niệm truyện ngắn thế sự - đời tư Do tác động của hoàn cảnh chiến tranh, nội dung ưu tiên hàng đầu trong các tác phẩm văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 là những biến cố lịch sử trọng đại, nhiệm vụ của đời sống chính trị. Khuynh hướng sử thi vì thế nổi lên như một khuynh hướng tiêu biểu và duy nhất của văn học giai đoạn này. Sau đổi mới, văn xuôi từng bước thoát ra khỏi áp lực của “chủ nghĩa đề tài” bằng kinh nghiệm cá nhân đột phá vào các vùng hiện thực mới, chủ quan hóa cách nhìn đối với những hiện thực vốn quen thuộc. Giá trị tác phẩm bây giờ không còn phụ thuộc vào đề tài nữa mà do cách xử lí nghệ thuật của nhà văn quyết định. Tương ứng với các mảng hiện thực lớn cùng cảm hứng sáng tác của nhà văn là những khuynh hướng: sử thi, thế sự - đời tư và triết luận. Trong luận án này, chúng tôi đặc biệt dành sự quan tâm đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu truyện 8 ngắn thế sự - đời tư, lí giải những nguyên nhân hình thành, phát triển và sức hút mạnh mẽ của khuynh hướng này đối với các nhà sáng tác. Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) định nghĩa thế sự là “việc đời”. Theo cách hiểu khái quát đó truyện ngắn thế sự là truyện ngắn viết về cuộc sống đời thường, về thế thái nhân tình, về con người của thực tại. Những truyện ngắn viết theo khuynh hướng này chú ý khẳng định giá trị thẩm mĩ của cái đời thường, khám phá mọi phức tạp, éo le và cả cái cao quý trên hành trình đi tìm sự sống và hạnh phúc của con người. Thế sự làm cho truyện ngắn giàu tính thời sự, mở rộng phạm vi phản ánh của hiện thực đời sống. Đây là một thể tài đã có truyền thống trong lịch sử văn học dân tộc. Từ các bậc đại thi hào xưa như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến đã khéo léo đưa vào trong sáng tác của mình bức tranh xã hội đương thời với sự thối nát của giai cấp thống trị và nỗi bi thương của những người dân nghèo khổ. Khuynh hướng này chỉ bị chững lại những năm 1945 - 1975 do văn học dành sự ưu tiên cho những tác phẩm mang khuynh hướng sử thi, phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ. Sang đến giai đoạn 1975, cảm hứng này tiếp tục được “phục sinh” và có sức lan tỏa mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Bàn về thế sự là bàn đến các nội dung: đặc tả bức tranh hiện thực đời sống muôn mặt (hiện thực lớn - cuộc sống lao động kiến thiết và khôi phục đất nước; hiện thực nhỏ - cuộc sống hàng ngày của mỗi con người) đồng thời đặc sắc của những sáng tác viết theo khuynh hướng này còn ở chỗ nó phát hiện ra những khiếm khuyết trong cơ chế xã hội thời mở cửa, dóng lên hồi chuông cảnh báo kịp thời qua những mảnh hiện thực bị cắt rời, nham nhở. Đời tư hay đời sống cá nhân được hiểu là “cuộc sống của một cá nhân, đặc biệt được xem như toàn bộ sự lựa chọn cá nhân góp phần nhận dạng tính cách một người” (Theo Từ điển Wikipedia tiếng Việt). Truyện ngắn mang cảm hứng đời tư là truyện ngắn về số phận con người cá nhân. Nó hướng đến đời sống tinh thần phong phú, phức tạp của con người với những ham mê, dục 9 vọng thường tình, những khắc khoải về số phận, những cảm xúc gần gũi, đời thường. Những tác phẩm thuộc khuynh hướng này thường lấy đề tài trực tiếp từ đời sống hiện tại. Điểm tựa cho kết cấu không phải là các biến cố lịch sử mà là những chuyện hàng ngày, những quan hệ nhân sinh muôn thuở, những ứng xử có tính phổ biến hay đột biến của con người. Qua đó nhà văn săn tìm ý thức về nhân cách. Con người cá nhân, có lẽ, đã xuất hiện trong các thi phẩm của các thi nhân từ rất lâu và có thể xem giai đoạn 1930 - 1945 với sự xuất hiện của phong trào Thơ mới đã đánh dấu sự thức tỉnh và ý thức về bản thể mạnh mẽ nhất: “Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất - Không có chi bè bạn nối cùng ta” (Xuân Diệu). Giai đoạn 1945 - 1975 do hoàn cảnh đặc thù con người cá nhân chìm khuất nhường chỗ cho con người cộng đồng, lịch sử gọi tên những người anh hùng mang những nét đẹp thời chiến trận, sử thi phủ lên các sáng tác văn học tấm áo choàng của lịch sử, số phận của mỗi cá nhân như một lẽ tất yếu, trùng khít với số phận của cộng đồng. Câu hỏi “ta vì ai?” vì thế được ưu tiên hàng đầu. Khi cuộc sống trở về nhịp quay bình thường như nó phải có, văn học trở về với đời sống cá nhân đó là một quy luật tất yếu. Văn học sau 1975 lấy con người làm tâm điểm soi chiếu lịch sử. Con người từ điểm nhìn lí tưởng hóa được đặt vào điểm nhìn thế sự, đời tư. Dòng chảy đời thường ở thời đại ý thức cá nhân phát triển tạo cho con người một diện mạo mới; phong phú, phức tạp, nhiều bí ẩn và nhà văn trong nỗ lực khám phá, chiếm lĩnh đời sống nhận ra mỗi cá thể là “một tiểu vũ trụ” không thể biết hết, không thể biết trước. Để con người hiện diện với các quan hệ nhân sinh cụ thể, nhiều chiều, đó là cách xử lí phổ biến. Con người đời thường với những ẩn mật, khuất lấp hiện lên muôn màu muôn vẻ: thực trạng nhân tính suy thoái, con người ham mê dục vọng tầm thường, con người chìm sâu vào hào quang quá khứ... nhưng tiêu biểu và nổi bật hơn cả chính là con người tìm được cách khẳng định giá trị tự thân của mình, nói khác đi là con người có giá trị tự thân. Đây được xem như là một trong những phát hiện mang tính nhân bản về con 10 người của các nhà văn giai đoạn này. Từ những điều đã trình bày ở trên có thể hiểu truyện ngắn thế sự - đời tư là truyện ngắn viết về cuộc sống hàng ngày và số phận của mỗi con người cá nhân trong dòng chảy vô thường ấy. Sáng tác theo khuynh hướng thế sự đời tư, người cầm bút xem cuộc sống hàng ngày đang diễn ra là đối tượng sinh động và thú vị, số phận con người cá nhân là một đích đến của văn chương. Nói cách khác, nó chứng tỏ tinh thần nhân bản và ý thức dân chủ của nhà văn. Sự phát triển của khuynh hướng văn học này gắn với những thay đổi trong quan niệm về đối tượng, chức năng của văn chương, những thay đổi trong hứng thú sáng tác của nhà văn và tâm thế tiếp nhận của công chúng. Thể tài này không phải đến văn học sau 1975 mới có mà nó đã manh nha hình thành thậm chí có thời kì phát triển đạt được nhiều thành tựu trước đó. Tuy nhiên sự vận động của thể tài truyện ngắn này thăng giáng theo nhịp chuyển dời của lịch sử và để đến thời kì sau đổi mới, hội tụ đầy đủ các yếu tố thuận lợi, nó một lần nữa được phục hồi và hứa hẹn sẽ có những thành tựu đáng mong đợi. Trong luận án, chúng tôi sử dụng khái niệm truyện ngắn thế sự - đời tư như một công cụ khảo sát diện mạo một thể loại văn học dưới góc nhìn thể tài. Cho nên, truyện ngắn thế sự - đời tư trước hết cũng mang những đặc trưng thi pháp của thể loại truyện ngắn, một thể loại tự sự hiện đại độc đáo. Thứ nữa, nó khai thác thể tài thế sự - đời tư dưới một góc nhìn, cách tiếp cận riêng, mang hơi thở của lịch sử, thời đại, những tìm tòi, sáng tạo và tư tưởng riêng của nhà văn. Xét đến cùng, truyện ngắn thế sự - đời tư cũng là một loại hình diễn ngôn tự sự gắn liền với thế giới quan, nhân sinh quan, sản phẩm của một hình thái ý thức xã hội, lịch sử mà nền tàng là tinh thần dân chủ, nhân văn, đối thoại, hoài nghi. Thực tế đây không hẳn là một khái niệm mới mà chúng tôi đi nghiên cứu một thể loại trong tiến trình lịch sử văn học, chịu ảnh hưởng trong các tiêu chí phân chia của trường phái Pospelov. Với khái niệm công cụ này, 11 chúng tôi sẽ có dịp tìm hiểu kỹ hệ thống thi pháp của thể tài truyện ngắn này ở nhiều cấp độ, phương diện như trần thuật, kết cấu, ngôn ngữ, để thấy những thành tựu, đóng góp, cả hạn chế, nhược điểm, nhưng quan trọng hơn là sự vận động, phát triển của thể tài trong lịch sử văn học và sự sáng tạo của các nhà văn đổi mới. 1.1.2. Quan niệm chung về phương thức trần thuật Với bất cứ tác phẩm nào thuộc loại hình tự sự (truyện) thì trần thuật luôn là yếu tố then chốt, phương diện cơ bản. Theo đó, trần thuật thường được hiểu là “việc giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của một người trần thuật nhất định” [94; tr.364]. Cho nên, có thể nói rằng trần thuật chính là việc tổ chức tác phẩm tự sự theo một điểm nhìn, cách nhìn nhất định. Trần thuật gắn liền với tất cả các yếu tố trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm như bố cục, kết cấu, tổ chức không gian, thời gian, ngôn ngữ, giọng điệu. Nó là một hệ thống tổ chức phức tạp “nhằm đưa hành động, lời nói của nhân vật vào đúng vị trí của nó để người đọc có thể lĩnh hội theo đúng ý định tác giả (mối quan hệ giữa câu chuyện và cốt truyện)” [94; tr.364]. Việc trần thuật bao giờ cũng gắn với một người kể và điểm nhìn nhất định. Một tác phẩm tự sự có thể được kể theo người kể chuyện ở ngôi thứ ba, đứng ngoài quan sát, ngôi thứ hai hoặc ngôi thứ nhất, tự thuật. Điểm nhìn trần thuật có thể thay đổi linh hoạt, đan cài, di chuyển, luân phiên trong một tác phẩm. Có nhiều cách trần thuật gắn với người trần thuật như trần thuật ở ngôi thứ ba khách quan, trần thuật theo ngôi thứ nhất do một nhân vật trong tác phẩm đảm nhiệm, trần thuật bằng dòng ý thức, độc thoại nội tâm. Mỗi điểm nhìn này gắn với một tọa độ không gian, thời gian tạo thành trường nhìn, thể hiện cách nhìn, cách cảm, lập trường, tư tưởng của người trần thuật và của tác giả. Mỗi sự thay đổi sẽ đem đến một sắc thái, bình diện miêu tả, tái hiện, hay tái tạo thế giới khác nhau, đem đến cảm xúc, ý nghĩa đa tầng lớp. Ngoài ra, 12 cách thành phần trần thuật còn gồm không gian, thời gian, giọng điệu, ngôn ngữ, tiết tấu, nhịp điệu… Những yếu tố này tương tác, kết hợp hài hòa tạo nên cấu trúc trần thuật nghệ thuật trong tác phẩm tự sự. Tuy nhiên, hai yếu tố then chốt liên quan đến phương thức trần thuật là người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật. Người kể chuyện hiểu theo nghĩa đen chính là người kể câu chuyện cho người đọc nghe. Đây là nhân vật trung tâm của tự sự vì trên danh nghĩa toàn bộ văn bản tự sự là sản phẩm của họ tạo ra. Bản thân người kể chuyện với các yếu tố về chỗ đứng, điểm nhìn, cách thức kể lại câu chuyện sẽ tác động mạnh đến cấu trúc truyện kể cũng như mạch truyện trong tác phẩm. Người kể chuyện có vị trí, vai trò đặc biệt trong nghệ thuật tự sự. Nó chính là một phương diện quan trọng thể hiện chủ thể, bởi thái độ của người kể chuyện với thế giới câu chuyện được kể thống nhất, hoặc ít nhất cũng thống nhất ở một phần, một phương diện nào đó với quan điểm, với lập trường tư tưởng của tác giả. Vì vậy, mỗi loại hình diễn ngôn tự sự đều phải xây dựng một người kể chuyện đặc thù để kể câu chuyện mà chủ thể muốn gửi tới đối tượng tiếp nhận. R.Barthes từng nói “tự sự là cái có thể chuyển ngữ được mà không phải chịu một tổn hại cơ bản nào”, và vai trò chuyển ngữ ấy đặt lên người kể chuyện, điểm khác biệt cơ bản của tác phẩm tự sự với một bài thơ trữ tình hay một diễn ngôn triết học. Trong hệ thống trần thuật của một diễn ngôn tự sự, mối liên hệ giữa các yếu tố người kể chuyện - nhân vật - người nghe được thiết lập trong một chỉnh thể của chiến lược giao tiếp thể loại. Mối quan hệ hoàn chỉnh của ba yếu tố đã đặt ra một vấn đề khác gắn bó chặt chẽ với người kể chuyện - vấn đề điểm nhìn. Mỗi nhân vật người kể chuyện bao giờ cũng gắn với một vị trí, một chỗ đứng nhất định trong không, thời gian, trong mô hình cấu trúc truyện kể của thể loại, tạo nên những điểm nhìn khác nhau. Như vậy, điểm nhìn nghệ thuật gắn liền với người kể chuyện. Nó thể hiện rõ vị trí của người kể với câu 13 chuyện được kể, từ đó xác định quyền năng của người kể chuyện trong tác phẩm. Do đó, điểm nhìn nghệ thuật gắn với cái nhìn của chủ thể, mối quan tâm của anh ta với các vấn đề được kể, tạo ra cái nhìn nghệ thuật cho tác phẩm. Mỗi điểm nhìn thể hiện một vai, vị thế phát ngôn nào đó của chủ thể. Trong nghệ thuật tự sự, vấn đề điểm nhìn thuộc về các kỹ thuật, nguyên tắc tự sự. Nó là một trong những vấn đề then chốt của kết cấu tác phẩm, “cung cấp một phương diện để người đọc nhìn sâu vào cấu tạo nghệ thuật và nhận ra đặc điểm phong cách ở trong đó” [94; tr.113]. Tuy nhiên, nhìn từ hệ hình cấu trúc văn bản tự sự, nghệ thuật kể chuyện có ba điểm nhìn: điểm nhìn nhân vật, điểm nhìn người kể chuyện và điểm nhìn của người đọc. Khi truyện kể trở nên phức tạp hơn thì điểm nhìn thứ tư nảy sinh từ sự khác biệt rõ rệt giữa người kể chuyện và tác giả. Trong tác phẩm tự sự, điểm nhìn có ý nghĩa quan trọng, là yếu tố cơ bản nhất tạo nên phương thức trần thuật của văn bản, là phương tiện để tổ chức, kết cấu văn bản nghệ thuật. Do đó, dựa vào việc sử dụng điểm nhìn mà người ta phân chia ra nhiều phương thức tự sự/ trần thuật khác nhau. Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì “phương thức trần thuật được cấu thành bởi sự phối hợp giữa tiêu cự trần thuật và cách kể” [94; tr.267]. Tiêu cự trần thuật có thể chia thành hai loại: trần thuật biết hết - điểm nhìn toàn tri vầ trần thuật theo điểm nhìn nhân vật - điểm nhìn hạn tri. Còn tư cách kể gắn với người kể chuyện nên có thể chia thành người kể lộ diện (kể theo ngôi thứ nhất) hoặc người kể ẩn tàng (kể theo ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ hai). Có rất nhiều quan niệm chia phương thức trần thuật thành nhiều loại hình khác nhau. Song trên những điểm dị biệt vẫn có nét đại đồng là chủ yếu dựa vào cách kể ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba, gắn với cái nhìn toàn tri và hạn tri, người kể lộ diện và ẩn tàng. Theo đó, nhìn chung, chúng ta có thể chia thành một số phương thức sau: 1. Kể theo ngôi thứ ba, khách quan, người kể biết hết, tiêu cự bằng không. 14 2. Kể theo ngôi thứ ba, người kể biết hết, có bình luận. 3. Kể theo ngôi thứ ba, chủ quan do vận dụng điểm nhìn của nhân vật (tiêu cự bên trong). 4. Kể theo ngôi thứ nhất của người kể bàng quan, đứng ngoài. 5. Kể theo ngôi thứ nhất có bình luận. 6. Kể theo ngôi thứ nhất mang điểm nhìn của người trong cuộc [94; tr.267-268]. Bản thân sự phân chia thành các phương thức trần thuật trên đây đã thể hiện quá trình vận động, phát triển của thể loại tự sự trong lịch sử văn học. Khảo sát nghệ thuật tự sự trong tiến trình văn học chúng tôi nhận thấy phương thức trần thuật theo ngôi thứ ba xuất hiện khá sớm, từ trong văn học dân gian và trung đại, còn phương thức trần thuật theo ngôi thứ nhất, từ điểm nhìn bên trong xuất hiện muộn hơn, bắt đầu từ các tác phẩm văn học hiện đại. Ngay trong cùng một phương thức trần thuật theo ngôi thứ ba thì các tác phẩm tự sự dân gian, trung đại chủ yếu theo các phương thức 1 và 2, phương thức 3 đến thời cận, hiện đại mới có. Bởi chỉ khi xuất hiện ý thức cá nhân mạnh mẽ, rõ rệt, biểu hiện trực tiếp, cụ thể thì điểm nhìn bên trong mới được sử dụng trong nghệ thuật tự sự, để kể truyện đời và truyện của mình bằng góc nhìn, kinh nghiệm, tư tưởng của cá nhân. Khái niệm “tiêu cự” trong phương thức trần thuật giúp khu biệt được đặc trưng của từng thời kỳ, giai đoạn văn học khác nhau có cùng một hình thức trần thuật: ví dụ như việc trần thuật theo ngôi thứ ba trong văn học trung đại và hiện đại. 1.1.3. Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, đời tư Tìm hiểu phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự - đời tư, chúng tôi vẫn sử dụng khái niệm phương thức trần thuật và các hình thức phương thức trần thuật của tự sự nói chung. Tuy nhiên, khảo sát một thể loại tự sự cỡ nhỏ là truyện ngắn, gắn với thể tài thế sự - đời tư trong bối cảnh văn học Việt Nam những năm đổi mới (từ sau 1986), chúng tôi xem xét những phương 15 thức trần thuật đặc trưng được sử dụng, lý giải cặn kẽ hơn về các phương thức trần thuật đó. Từ đó, chúng tôi sẽ bước đầu nhận diện đặc trưng thể loại gắn với thể tài sẽ chi phối đến hệ thống thi pháp, ngôn ngữ nghệ thuật, mà với tự sự thì quan trọng bậc nhất vẫn là trần thuật, sự kể, cách kể, chiến lược kể. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng mở rộng khảo sát, tìm hiểu mọi yếu tố chi phối đến các phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự - đời tư như tình huống/ sự kiện, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu… để có cái nhìn toàn tri, đa chiều, thấu đáo, đặt phương thức trần thuật trong chỉnh thể tổ chức nghệ thuật của tác phẩm tự sự. Do đó, khái niệm phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự - đời tư được hiểu linh động, mang tính chất công cụ như một cách tiếp cận thể loại văn học này trong giai đoạn văn học đổi mới. Từ đó, chúng tôi đi khu biệt, chỉ ra những đặc điểm riêng, mang tính đặc thù trong nghệ thuật trần thuật của truyện ngắn thế sự - đời tư với các kiểu thể tài khác như lịch sử, khu biệt trần thuật của truyện ngắn thế sự - đời tư trong giai đoạn văn học đổi mới sau 1986 với truyện ngắn nói riêng và các thể loại tự sự nói trong trong giai đoạn văn học sử thi 1945-1975. Vì thế, chúng tôi không định nghĩa duy danh hay đưa ra khái niệm mới. Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự - đời tư là yếu tố hạt nhân, đặc trưng nổi bật để chúng tôi tìm hiểu, khảo sát, diễn giải và tái hiện một phần diện mạo của thể loại trong sự vận động của một giai đoạn văn học có nhiều biến đổi mang tính bước ngoặt. Và việc đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu các phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự - đời tư thời kỳ từ sau 1986 đến nay cũng là một cách thay đổi tọa độ, điểm nhìn, phương pháp tiếp cận các hiện tượng trong lịch sử văn học: không đi theo lối mòn của lý thuyết phản ánh mà tìm hiểu bề sâu cấu trúc thể loại trong sự phát triển, thay đổi. Do đó, trần thuật là một cách thức đặc sắc, đặc thù và hữu dụng nhất để tái tạo hiện thực trong các truyện ngắn, thể loại vẫn được coi là khái quát thế giới từ một lát cắt, khoảnh khắc. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan