Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh phú yên từ năm 1989 đến năm 2015...

Tài liệu Quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh phú yên từ năm 1989 đến năm 2015

.PDF
206
834
83

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN VĂN TÀU QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI TỈNH PHÚ YÊN TỪ NĂM 1989 ĐẾN NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC HÀ NỘI - 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN VĂN TÀU QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI TỈNH PHÚ YÊN TỪ NĂM 1989 ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 62 22 03 13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Nguyễn Văn Nhật 2. TS. Nguyễn Văn Thưởng HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Luâ ̣n án đươ ̣c hoàn thành năm 2018, tôi xin cam đoan đây là công triǹ h nghiên cứu của riêng tôi, chưa đươ ̣c công bố dưới hình thức nào, những số liê ̣u đươ ̣c đưa ra để chứng minh và đánh giá trong luâ ̣n án là trung thực, có cơ sở. Nghiên cứu sinh Trần Văn Tàu LỜI CẢM ƠN Luâ ̣n án được thực hiện và hoàn thành tại Khoa Sử học, Ho ̣c viê ̣n Khoa ho ̣c Xã hô ̣i - Viê ̣n Hàn lâm Khoa ho ̣c Xã hô ̣i Viê ̣t Nam, tôi xin đươ ̣c tỏ lòng biế t ơn sâu sắ c tới PGS.TS. Nguyễn Văn Nhật, TS. Nguyễn Văn Thưởng đã tâ ̣n tiǹ h giúp đỡ nghiên cứu sinh trong suố t quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luâ ̣n án. Tôi xin trân tro ̣ng cảm ơn quý Thầy, Cô giáo trong Khoa Sử học, Ho ̣c viê ̣n Khoa ho ̣c Xã hô ̣i đã dành cho nghiên cứu sinh sự giúp đỡ tận tình, quý báu trong quá triǹ h học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới lãnh đạo Khoa Lý luận chính trị, Ban Giám hiệu trường Đại học Phú Yên và các đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện về thời gian và nhiệt tình ủng hộ tôi trong quá trình sưu tầm tài liệu, nghiên cứu và hoàn thành Luận án Tiến sĩ. Cuố i cùng, tôi xin đươ ̣c tỏ lòng biế t ơn sự giúp đỡ đô ̣ng viên tố t nhấ t của gia điǹ h, người thân và bạn bè đã ủng hô ̣ tôi trong suố t quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận án này. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN........................................................................................................... 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................... 7 1.2. Những nội dung kế thừa và những vấn đề luận án cần giải quyết .................... 21 Chương 2: KHÁI QUÁT VỀ PHÚ YÊN VÀ CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TỈNH PHÚ YÊN TỪ NĂM 1989 ĐẾN NĂM 2000............................ 23 2.1. Khái quát về Phú Yên và tình hình kinh tế, xã hội trước năm 1989 .................. 23 2.2. Chuyển biến của kinh tế Phú Yên từ năm 1989 đến năm 2000 ......................... 35 2.3. Chuyển biến về xã hội tỉnh Phú Yên từ năm 1989 đến năm 2000..................... 54 Chương 3: CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TỈNH PHÚ YÊN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015 ................................................................................... 73 3.1. Bối cảnh lịch sử mới và những nhân tố tác động đến quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Yên ....................................................................................... 73 3.2. Chuyển biến của kinh tế Phú Yên từ năm 2001 đến năm 2015 ......................... 76 3.3. Chuyển biến về xã hội tỉnh Phú Yên từ năm 2001 đến năm 2015.................. .100 Chương 4: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ................................ 123 4.1. Nhận xét ........................................................................................................... 123 4.2. Một số vấn đề đặt ra ......................................................................................... 142 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................................ 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 152 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 169 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 Chữ viết tắt BHXH CCN CNH, HĐH CV DNTN FDI GDP GRDP HDI HĐND HTX KCN NQ-TW Nxb ODA PCI TDTT PTTH THCS TNHH TP TX UBND UNDP XHCN XNK USD Diễn giải Bảo hiểm xã hội Cụm công nghiệp Công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa Công suất tàu thuyền Doanh nghiệp tư nhân Đầu tư trực tiếp nước ngoài Tổ ng thu nhâ ̣p quố c dân Tổng sản phẩm trên địa bàn Chỉ số phát triể n con người Hội đồng nhân dân Hơ ̣p tác xã Khu công nghiệp Nghị quyết Trung ương Nhà xuấ t bản Hỗ trợ phát triển chính thức Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Thể dục thể thao Phổ thông trung học Trung học cơ sở Trách nhiệm hữu hạn Thành phố Thị xã Ủy ban nhân dân Chương trình phát triể n của Liên Hơ ̣p Quố c Xã hô ̣i chủ nghiã Xuấ t nhập khẩ u Đô la Mỹ DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN STT Bảng Nội dung Trang 1 2.1 Tình hình phát triển giáo dục phổ thông từ 1975 đến 1989 31 2 2.2 Sự tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành 36 công nghiệp (1996 - 1999) 3 2.3 Tình hình phát triển diện tích và sản lượng 41 vùng nuôi tôm ở Phú Yên 4 2.4 Cơ cấu lao động ở Phú Yên theo ngành kinh tế 54 5 2.5 Số trường lớp - giáo viên, học sinh mầm non 57 trong toàn tỉnh Phú Yên năm học 1999 - 2000 6 3.1 Tỷ lệ (%) cơ giới hóa các khâu công việc 82 một số loại cây trồng năm 2015 7 3.2 Diễn biến lượng khách du lịch đến Phú Yên 87 giai đoạn 2000 - 2010 8 3.3 Kết quả giải quyết việc làm của tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011 - 2015 102 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trải qua 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, kinh tế, xã hội Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện từng bước, sức mạnh quốc gia được tăng cường, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Trên thực tế, quá trình đổi mới kinh tế đã và đang diễn ra mạnh mẽ, sâu sắc nhằm đưa đất nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước đòi hỏi phải đổi mới cả kinh tế các địa phương. Cho nên, việc đầu tư phát triển kinh tế, gắn với giải quyết các vấn đề xã hội ở địa phương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là chiến lược lâu dài để ổn định xã hội và góp phần vào sự phát triển của đất nước theo hướng hiện đại và bền vững. Phú Yên là tỉnh ven biển, thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ của Việt Nam, xuấ t hiê ̣n trên bản đồ Đa ̣i Viê ̣t từ đầ u thế kỷ XVII (năm 1611) gắ n liề n với công cuô ̣c khẩ n hoang về phương Nam của dân tô ̣c Viê ̣t Nam. Trong quá trình hiǹ h thành và phát triể n, nhân dân Phú Yên có những đóng góp xứng đáng viết nên những trang sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và trở thành nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng, nhân dân Phú Yên, với những phong trào đấu tranh mạnh mẽ, rộng khắp và cùng nhân dân cả nước làm nên thắng lợi trong cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 và thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975), quân và dân Phú Yên đã lập nên những kỳ tích lẫy lừng, xây dựng nên danh hiệu anh hùng cho quê hương đất Phú. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quân và dân toàn tỉnh ra sức lao động sản xuất và đạt được thành tựu toàn diện trên nhiều lĩnh vực, nhằm dựng xây quê hương Phú Yên ngày càng giàu mạnh. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, kinh tế Phú Yên liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội được tỉnh Phú Yên quan tâm đầu tư đồng bộ; diện mạo đô thị và nông thôn có sự khởi sắc; đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân được nâng lên rõ rệt. 1 Trong kỷ nguyên toàn cầ u hoá và hô ̣i nhâ ̣p quố c tế , tỉnh Phú Yên đã và đang phát huy vai trò cửa ngõ của hành lang kinh tế Đông - Tây, kết nố i với nhiề u quố c gia trong khu vực, hiǹ h thành sự liên kế t kinh tế , văn hoá, đố i ngoa ̣i, sinh đô ̣ng và phong phú. Phú Yên đã và đang nỗ lực khai thác tiề m năng và lơ ̣i thế để bứt phá đi lên và cùng với các địa phương khác trong cả nước thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới. Trong sự vận động không ngừng và chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng vào hoàn cảnh cụ thể địa phương, từ một tỉnh chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, Phú Yên từng bước vươn lên góp phần quan trọng vào sự chuyển biến kinh tế, xã hội của đất nước. Cùng với tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội Phú Yên cũng ngày càng ổn định và chuyển biến tích cực theo hướng văn minh, hiện đại. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn, quan trọng đã đạt được, quân và dân tỉnh Phú Yên cũng phải đối mặt với nhiều thách thức và bất cập xuất hiện trong quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội. Để đạt được những kết quả tốt hơn nữa trong quá trình phát triển toàn diện và bền vững địa phương, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, rất cần có sự quan tâm nghiên cứu tổng kết chặng đường 26 năm sau ngày tái lập tỉnh (1989 - 2015), nhằm ghi nhận những thành tựu, chỉ ra những hạn chế, khó khăn cần phải khắc phục, để tạo ra nguồn động lực mới thúc đẩy kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Yên tiếp tục chuyển biến mạnh mẽ trong những giai đoạn tiếp theo. Nghiên cứu quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Phú Yên, không chỉ tái hiện lại bức tranh sinh động về sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh mà còn làm rõ thêm tính đúng đắn của đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo; đồng thời, góp phần bổ sung, cung cấp thêm nguồn tư liệu quý báu, có độ tin cậy cao phục vụ đắc lực cho công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương, nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ những giá trị truyền thống hào hùng của đồng bào các dân tộc tỉnh Phú Yên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì thế, việc nghiên cứu về chuyển biến kinh tế, xã hội nói chung và tỉnh Phú Yên nói riêng là rất cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Với nhận thức như vậy, nên tôi đã chọn vấn đề: “Quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Phú Yên từ năm 1989 đến năm 2015” làm đề tài Luận án tiến sĩ. 2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ những chuyển biế n về kinh tế , xã hội của tin̉ h Phú Yên từ năm 1989 đế n năm 2015. Từ đó, rút ra một số nhận xét về quá trình chuyển biế n kinh tế , xã hội tin̉ h Phú Yên và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần phát triển kinh tế , xã hội của tỉnh Phú Yên trong những giai đoa ̣n tiế p theo. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Giới thiệu tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. - Phân tích làm rõ những yế u tố tác động đế n quá trình chuyển biến kinh tế , xã hội của tin̉ h Phú Yên. - Phục dựng la ̣i tương đối toàn diện và có hệ thống bức tranh kinh tế , xã hội của tỉnh Phú Yên từ năm 1989 đế n năm 2015, trong đó chỉ rõ những thành tựu, ha ̣n chế và nguyên nhân của sự chuyển biế n kinh tế , xã hội tin̉ h Phú Yên ở thời kỳ này. - Trên cơ sở kế t quả nghiên cứu, luận án nêu ra nhận xét về quá trình chuyển biế n kinh tế , xã hội tỉnh Phú Yên và đề xuất các giải pháp để đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh trong những năm tiếp theo. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án: Quá trình chuyển biến của kinh tế và xã hội tỉnh Phú Yên, bao gồm các ngành, các lĩnh vực kinh tế và xã hội diễn ra trên địa bàn của tỉnh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Đề tài luận án nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Phú Yên, gồm 1 thành phố (TP) Tuy Hòa, 1 thị xã (TX) Sông Cầu và 7 huyện (Phú Hòa, Đông Hòa, Tây Hòa, Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân và Tuy An). - Thời gian: Đề tài nghiên cứu từ năm 1989 đến năm 2015 (năm 1989: tỉnh Phú Yên được tái lập; năm 2015: hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 2011 - 2015 do Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XV đề ra). - Nội dung: Đề tài nghiên cứu quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Phú Yên và mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế với xã hội. Về kinh tế bao gồm: Các 3 ngành kinh tế; các vùng kinh tế; các thành phần kinh tế. Về xã hội, nghiên cứu các mặt: Lao động - việc làm; giáo dục - đào tạo; y tế - môi trường; văn hóa - thông tin, thể dục - thể thao; dân tộc - tôn giáo. 4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 4.1. Cơ sở lý luận - Luâ ̣n án dựa trên cơ sở phương pháp luâ ̣n sử ho ̣c, vâ ̣n dụng phép biê ̣n chứng của chủ nghĩa duy vâ ̣t lịch sử để nghiên cứu về điều kiê ̣n tự nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa; sự chuyể n biến về kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Yên. - Cơ sở lý luận nghiên cứu luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, các lý thuyết của kinh tế, chính trị học hiện đại. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Để thực hiện luận án, tác giả sử dụng hai phương pháp chính là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. + Sử dụng phương pháp lịch sử trong nghiên cứu luận án là để đảm bảo tính liên tục về mặt thời gian của các sự kiê ̣n; làm rõ điều kiê ̣n phát sinh, phát triể n và những biể u hiê ̣n của chúng, cũng như làm sáng tỏ mố i liên hê ̣ đa dạng của những sự kiện đó với các yếu tố liên quan. Như vâ ̣y, với phương pháp lịch sử, luận án phục dựng lại toàn bộ tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Yên qua các giai đoạn lịch sử với những nét sinh động, đặc thù và muôn vẻ của nó. + Phương pháp lôgic sử dụng trong luận án là để nghiên cứu, xem xét các sự kiê ̣n, thời điể m, kết quả,…về kinh tế, xã hội diễn ra trong không gian nghiên cứu dưới dạng tổng quát; từ đó vạch ra bản chất, khuynh hướng tất yếu và quy luâ ̣t vâ ̣n động của lịch sử phát triể n kinh tế, xã hội tỉnh Phú Yên. Hơn nữa, sử dụng phương pháp lôgic còn nhằm để khái quát, đánh giá và rút ra những kết luâ ̣n từ quá trình chuyể n biến kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Yên trong một giai đoạn lịch sử nhất định. - Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp khác như điền dã, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh,... để đối chiếu, làm rõ những chuyển biến về kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Yên qua hai giai đoạn và giữa Phú Yên với một số tỉnh, thành phố khác trong khu vực duyên hải Nam Trung bộ. 4 4.3. Nguồn tài liệu - Trước hết là các tài liệu của Đảng và Chính phủ Việt Nam (Văn kiện Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Nghị quyết của Chính phủ và Văn bản của Quốc hội). Trong đó, chủ yếu là những tài liệu đề cập đến đường lối, chủ trương, phương hướng phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước từ năm 1986 đến năm 2015. - Nguồn tài liệu thứ hai bao gồm các Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Yên; báo cáo tình hình kinh tế, xã hội của Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Phú Yên qua từng năm từ năm 1989 đến năm 2015. - Nguồn tài liệu thứ ba gồm Niên giám thống kê của tỉnh Phú Yên qua các năm từ năm 1989 đến năm 2015. Những tài liệu này được lưu trữ ở Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên, Cục thống kê tỉnh Phú Yên và Thư viện tỉnh Phú Yên. - Nguồn tài liệu thứ tư bao gồm các luận án, luận văn, đề tài khoa học đã công bố và những bài viết đăng trên các báo và tạp chí như: Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Tạp chí Lịch sử Đảng, Tạp chí Cộng sản và báo Nhân dân, báo Phú Yên,... Ngoài ra, chúng tôi còn thu thập, sử dụng tài liệu qua các đợt điền dã, phỏng vấn nhân chứng lịch sử, lấy ý kiến nhận xét của một số chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, các vị lãnh đạo và nguyên lãnh đạo qua các thời kỳ lịch sử phát triển của tỉnh Phú Yên. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Tâ ̣p hơ ̣p và hê ̣ thố ng hóa khối lượng tài liệu về vấn đề kinh tế, xã hội tỉnh Phú Yên, trên cơ sở đó dựng lại một cách khách quan, toàn diện quá trình chuyển biến về kinh tế, xã hội Phú Yên từ năm 1989 đến năm 2015. - Trên cơ sở nghiên cứu quá trình chuyển biến về kinh tế, xã hội Phú Yên từ năm 1989 đến năm 2015, luâ ̣n án phân tić h, đánh giá, làm rõ những thành tựu, ha ̣n chế cũng như nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế đó. - Luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa ho ̣c và cơ sở thực tiễn cho các cơ quan chức năng của tin̉ h Phú Yên trong việc hoa ̣ch đinh ̣ chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế , xã hội của địa phương trong thời gian tiếp theo; đồng thời góp phần vào việc nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương Phú Yên. 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Về phương diện lý luận Đây là công triǹ h khoa ho ̣c, cung cấp một cái nhìn tổng quát, toàn diện về quá trình chuyển biế n kinh tế , xã hội của một địa phương cụ thể ; do vậy, luận án đóng góp vào việc nghiên cứu lịch sử kinh tế, xã hội Việt Nam cũng như địa phương trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. 6.2. Về phương diện thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan hoạch định chính sách, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội ở tỉnh Phú Yên; đồng thời, đóng góp thêm nguồn tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập về lịch sử địa phương trong các trường đa ̣i ho ̣c, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trường phổ thông trên điạ bàn tỉnh Phú Yên. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài các phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận án gồm 4 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Khái quát về Phú Yên và chuyển biến kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Yên từ năm 1989 đến năm 2000 Chương 3: Chuyển biến kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Yên từ năm 2001 đến năm 2015 Chương 4: Nhận xét và một số vấn đề đặt ra 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Những nghiên cứu về chuyển biến kinh tế, xã hội nói chung Trong thời kỳ đổi mới, các chính trị gia và nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã quan tâm nghiên cứu về vấn đề kinh tế, xã hội Việt Nam. Nhiều công trình khoa học được công bố, xuất bản dưới những góc độ khác nhau. Trường Chinh, trong tác phẩm “Đổi mới đòi hỏi bức thiết của đất nước và của thời đại” (Nxb Sự thật, Hà Nội, năm 1987), đã phân tích chủ trương của Đảng đề ra tại các Đại hội IV, V; trên cơ sở đó khẳng định tính đúng đắn và những thành tựu đạt được; đồng thời chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm, nguyên nhân của nó, tất yếu phải đổi mới, nhất là đổi mới tư duy kinh tế. Nguyễn Văn Linh, trong tác phẩm “Đổi mới sâu sắc và toàn diện trên mọi lĩnh vực hoạt động” (Nxb Sự thật, Hà Nội, năm 1987); Nguyễn Trí Dĩnh, trong sách “Lịch sử kinh tế quốc dân”, (Nxb Giáo dục, Hà Nội, năm 1997). Các tác phẩm đã đề cập đến vấn đề kinh tế, chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới toàn diện và sâu sắc nền kinh tế đất nước. Lê Xuân Trinh (chủ biên), trong cuốn“Kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2000: mục tiêu, phương hướng và giải pháp chủ yếu”, (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, năm 1990), đề cập tương đối toàn diện về tình hình và những bài học thực tiễn; quan điểm, mục tiêu chiến lược, những định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm ổn định, phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta đến năm 2000. Phạm Xuân Nam (chủ biên), với tác phẩm “Đổi mới kinh tế - xã hội thành tựu, vấn đề và giải pháp” (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1991). Nội dung cuốn sách đã phân tích các lĩnh vực chủ yếu của đời sống kinh tế - xã hội đất nước sau 4 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Qua đó nêu lên những thành tựu đạt được, chỉ ra những vấn đề tồn đọng; đồng thời đề xuất một số kiến nghị về giải pháp nhằm góp phần xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đất nước đến năm 2000. 7 Năm 2001, Nxb Chính trị quốc gia xuất bản kỷ yếu Hội thảo Quốc tế “Việt Nam trong thế kỷ XX”. Bộ sách gồm nhiều công trình nghiên cứu của các học giả trong nước và ngoài nước về những vấn đề: Những chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị trong thế kỷ XX; công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI; triển vọng và thách thức. Nguyễn Văn Thường (chủ biên), trong cuốn “Một số vấn đề kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2004), đề cập đến những thành tựu và hạn chế về tình hình phát triển của các thành phần kinh tế như kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài...; các ngành, các lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, thương mại - dịch vụ, chính sách đất đai, vấn đề quản lý nhà nước, hệ thống tài chính - tiền tệ, lao động và việc làm, chính sách tiền lương, giáo dục - đào tạo, xóa đói giảm nghèo và an sinh xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế...; từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục và phương hướng phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta trong những năm tiếp theo. Cuốn “Kinh tế - Xã hội Việt Nam, các tỉnh - thành phố - quận - huyện” (Nxb Thống kê, Hà Nội, năm 2006); cuốn “Tổng quan Kinh tế - xã hội Việt Nam 2006 2010” (Nxb Thống kê, Hà Nội, năm 2009); cuốn “Kinh tế - Xã hội - Môi trường Việt Nam 2011 - 2015” (Nxb Thống kê, Hà Nội, năm 2011). Đã giới thiệu tổng quan những thành tựu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước ta trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt là thành tựu của giai đoạn (2001 - 2005) và (2006 - 2010); phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội các địa phương trong nước từ 2011 đến 2015, trong đó có Phú Yên. Nguyễn Phú Trọng (chủ biên), trong cuốn “Đổi mới và phát triển ở Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2006), đã phân tích bối cảnh lịch sử, quá trình hình thành, phát triển đường lối đổi mới, những thành tựu và hạn chế của công cuộc đổi mới ở Việt Nam trong 20 năm trên các lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, phát huy dân chủ, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng hệ thống chính trị, đổi mới và chỉnh đốn Đảng; đồng thời làm sáng tỏ nhận thức về bản chất, đặc trưng và phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. 8 Đặng Thị Loan - Lê Du Phong - Hoàng Văn Hoa (đồng chủ biên), trong cuốn “Kinh tế Việt Nam 20 năm đổi mới (1986 - 2006) thành tựu và những vấn đề đặt ra” (Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, năm 2006), đã phân tích, đánh giá một số vấn đề kinh tế, xã hội của Việt Nam như: Chủ trương đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam; khái quát một số thành tựu, hạn chế về kinh tế, xã hội trong 20 năm đổi mới; phân tích một số vấn đề kinh tế nổi bật như: quản lý nhà nước về kinh tế, sự hình thành và phát triển các loại thị trường, kinh tế tư nhân, hội nhập kinh tế quốc tế và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, sự phát triển của các ngành kinh tế; đồng thời, đề xuất giải pháp tiếp tục đổi mới kinh tế nước ta. Vũ Đình Bách (chủ biên), trong cuốn “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2008).Nội dung cuốn sách đã đề cập đến những nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; vấn đề thể chế và quản lý nhà nước trong cơ chế thị trường, động lực phát triển và các điều kiện đảm bảo cho sự vận hành, phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 2008, Nxb Thế giới xuất bản cuốn sách “Việt Nam 20 năm đổi mới” của Ari Kokko (chủ biên). Nội dung cuốn sách là những bàn luận về hoạt động của nền kinh tế Việt Nam và vai trò của nhà nước trong quá trình phát triển suốt 20 năm. Đặc biệt là bàn luận về một số lĩnh vực như cải cách doanh nghiệp nhà nước, sự phát triển của khu vực tư nhân và an sinh xã hội, trong đó có so sánh với kinh nghiệm của các nước Bắc Âu. Tuy nhiên, đây chỉ mới là một khảo sát có chọn lọc và chưa hoàn chỉnh về các vấn đề phát triển ở Việt Nam. Viện Sử học, xuất bản cuốn “Lịch sử Việt Nam” - Tập 15 (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2014), Nguyễn Ngọc Mão (chủ biên). Nội dung cuốn sách đề cập đến những thành tựu to lớn trong 15 năm đầu đổi mới ở Việt Nam (1986 - 2000). Về kinh tế là thành tựu trong khắc phục khủng hoảng kinh tế - xã hội những năm đầu đổi mới; đẩy mạnh công cuộc đổi mới nhằm đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội; thực hiện CNH, HĐH đất nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế dẫn đến sự tăng trưởng vượt trội của nền kinh tế so với trước đổi mới. Về xã hội đã đề cập đến vấn đề đổi mới trên các lĩnh vực chính trị, văn hoá, giáo dục, y tế,... 9 Phạm Quý Thọ, trong cuốn “Kinh tế Việt Nam 30 năm chuyển đổi” (Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, năm 2015), đã khái quát quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường ở một số nước, cũng như ở Việt Nam; đồng thời làm rõ thực trạng phát triển kinh tế đất nước trong các giai đoạn của 30 năm đổi mới, đáng chú ý nhất là giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2015. Từ những phân tích, nhận định về phát triển kinh tế ở Việt Nam, tác giả đã khái quát vấn đề trọng tâm là cải cách thể chế kinh tế, phát họa các ý tưởng ban đầu về mô hình, quan điểm chuyển đổi và giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam theo đúng quỹ đạo phát triển. Ngoài ra, còn phải kể đến một số công trình nghiên cứu chuyên sâu của các nhà Kinh tế học, Địa lý, Sử học, Chính trị học, đáng chú ý là: Lê Thông (chủ biên), Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam, (Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, năm 2009); Phạm Thị Khanh (chủ biên), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam, (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2010); Trịnh Thị Ái Hoa, Xây dựng và thực thi chính sách kinh tế vĩ mô ở Việt Nam, (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2010). Với mục đích biên soạn làm tài liệu tham khảo, giảng dạy và học tập, các tác giả đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội Việt Nam như tổ chức lãnh thổ các vùng và các ngành kinh tế; tăng trưởng và phát triển kinh tế; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; lao động - việc làm với quá trình phát triển kinh tế; nông nghiệp và nông thôn, công nghiệp và công nghiệp hóa,...với phát triển kinh tế. Như vậy, những nghiên cứu về chuyển biến kinh tế, xã hội nói chung là những nghiên cứu tổng hợp, chủ yếu đưa ra những nhận định khái quát ở tầm vĩ mô về vấn đề kinh tế, xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới. Những nghiên cứu nói trên mang tính định hướng, cũng như góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề tổng quan về kinh tế, xã hội của đất nước nói chung dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Thông qua những nghiên cứu này giúp tôi có được cơ sở lý luận và cái nhìn toàn diện tổng quát về quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế theo đường lối của Đảng. Từ đó có thể tiếp cận đối tượng nghiên cứu cụ thể mà luận án đã đặt ra là quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Phú Yên từ năm 1989 đến năm 2015. 10 1.1.2. Những nghiên cứu về chuyển biến kinh tế, xã hội ở các địa phương và tỉnh Phú Yên Trong những năm gần đây đã có những nghiên cứu về quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội ở các địa phương trong nước và được các nhà khoa học, nhà nghiên cứu công bố, đó là các Luận án Tiến sĩ như: Luận án Tiến sĩ “Chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk từ năm 1975 đến năm 2003” của Nguyễn Duy Thụy (chuyên ngành Lịch sử Việt Nam), bảo vệ năm 2010, tại Học viện Khoa học xã hội. Đây là công trình khoa học đã phản ánh quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk từ năm 1975 đến năm 2003; trong đó, luận án có sự phân tích và làm rõ sự chuyển biến của các lĩnh vực như kinh tế, xã hội và văn hóa trên phạm vi cả tỉnh Đắk Lắk từ năm 1975 đến trước khi tách Đắk Lắk thành hai tỉnh là Đắk Lắk và Đắk Nông (năm 2003). Luận án Tiến sĩ “Những chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa từ 1975 đến 2005” của Nguyễn Thị Kim Hoa (chuyên ngành Lịch sử Việt Nam), bảo vệ năm 2010, tại trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Đây là công trình khoa học phản ánh những chuyển biến về kinh tế, xã hội của tỉnh Khánh Hòa từ năm 1975 đến năm 2005, trong đó có sự chuyển biến của các lĩnh vực như kinh tế và xã hội liên quan đến đề tài luận án. Đặc biệt là trong giai đoạn (1975 - 1989), khi hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa hợp nhất thành tỉnh Phú Khánh theo chủ trương của Trung ương. Luận án Tiến sĩ “Quá trình chuyển biến kinh tế và xã hội tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2010” của Nguyễn Thị Nguyền (chuyên ngành Lịch sử Việt Nam), bảo vệ năm 2013, tại Học viện Khoa học xã hội. Đây là công trình khoa học đi sâu phân tích quá trình chuyển biến về kinh tế và xã hội của tỉnh Lào Cai từ năm 1991 đến năm 2010. Từ đó đưa ra một số nhận xét, đánh giá sự chuyển biến trên hai lĩnh vực kinh tế và xã hội của tỉnh Lào Cai; đồng thời đề xuất giải pháp góp phần phát triển kinh tế, xã hội Lào Cai trên con đường đổi mới và hội nhập. Luận án Tiến sĩ “Quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010” của Hoàng Thị Mỹ Hạnh (chuyên ngành Lịch sử Việt Nam), bảo vệ năm 2014, tại Học viện Khoa học xã hội. Đây là công trình khoa học 11 phản ánh một cách sinh động quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010. Từ đó, nêu bật một số thành tựu, cũng như hạn chế, bất cập trong quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên; đồng thời rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu và đề xuất giải pháp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội Thái Nguyên trong xu thế hội nhập quốc tế. Luận án Tiến sĩ “Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang từ năm 1986 đến năm 2010” của Lê Hồng Sơn (chuyên ngành Lịch sử Việt Nam), bảo vệ năm 2016, tại Học viện Khoa học xã hội. Đây là công trình khoa học đi sâu phân tích sự chuyển biến về kinh tế, xã hội của huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang từ năm 1986 đến năm 2010. Từ đó, luận án đưa ra một số nhận xét về quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện Vị Xuyên; đồng thời nêu ra một số đề xuất nhằm góp phần phát triển kinh tế, xã hội huyện Vị Xuyên trong những giai đoạn tiếp theo. Các luận án tiến sĩ nghiên cứu về đề tài kinh tế, xã hội và quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội nêu trên tuy không liên quan trực tiếp đến đề tài luận án, nhưng đây là những tài liệu có ý nghĩa quan trọng và thiết thực. Với những phân tích, đánh giá, nhận xét về vấn đề kinh tế và xã hội, đã làm cơ sở khoa học để người nghiên cứu có thể tham khảo, đối chiếu và rút kinh nghiệm khi nghiên cứu đề tài. Một số công trình nghiên cứu có nội dung tổng hợp gồm nhiều thể loại khác nhau về Phú Yên đã công bố, phản ánh một cách khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Phú Yên, trong đó đáng chú ý là: Cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Yên (1975 - 2000)” (do Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Phú Yên xuất bản, năm 2007). Với 276 trang nội dung và phụ lục, cuốn sách đã trình bày quá trình nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Yên, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương, cùng nhân dân cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1975 - 1985). Đặc biệt là trong chương III của cuốn sách đã trình bày quá trình Đảng bộ tỉnh Phú Yên lãnh đạo nhân dân thực hiện công cuộc đổi mới (1986 - 2000), với những thành tựu nổi bật và hạn chế chủ yếu. Từ đó, rút ra một số kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Phú Yên qua quá trình lãnh đạo xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Những nội dung được trình bày trong cuốn sách sẽ là những vấn đề được nghiên cứu và làm rõ hơn trong luận án. 12 Cuốn “Địa chí Phú Yên” (UBND tỉnh Phú Yên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2003) là công trình đồ sộ, gồm 6 phần về địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa xã hội, các huyện - thị xã, phần tổng luận và phụ lục. Đây là một công trình nghiên cứu khoa học tổng hợp, quy mô, được biên soạn công phu của tỉnh Phú Yên. Với tư cách là bộ bách khoa toàn thư, Địa chí Phú Yên ra đời nhằm thỏa mãn nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về vùng đất và con người Phú Yên, cũng như những tiềm năng và thế mạnh của địa phương. Từ đó hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương trong tổng thể đường lối phát triển chung của đất nước trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế. Nội dung cuốn địa chí tuy mới nghiên cứu và đề cập đến năm 2000, nhưng đây là tài liê ̣u rất có ý nghĩa giúp tôi có cái nhìn toàn diê ̣n về lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội,…của tỉnh Phú Yên và tiếp tục nghiên cứu để làm rõ hơn một số vấn đề liên quan đến luận án. Cuốn “Phú Yên - Thế và lực mới trong thế kỷ XXI” (Chu Viết Luân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2006). Cuốn sách đã cung cấp những thông tin chung, cơ bản về lịch sử hình thành và phát triển về kinh tế, văn hóa cũng như tiềm năng, lợi thế của tỉnh Phú Yên; đồng thời giới thiệu tổng quan về các đơn vị kinh tế, doanh nghiệp điển hình trên địa bàn tỉnh. Từ bức tranh toàn cảnh trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, các doanh nghiệp điển hình, những gương mặt mới, những nhân tố mới trong sản xuất - kinh doanh và trong các lĩnh vực khác, giúp người đọc hình dung rõ hơn những bước đi của Phú Yên trong tương lai, nhất là những năm đầu của thế kỷ XXI. Như vậy, nội dung cuốn sách đã đề cập đến những vấn đề mà tôi đang quan tâm nghiên cứu trong luận án của mình. Tập kỷ yếu Hội thảo khoa học “Phú Yên 395 năm hình thành và phát triển (1611 - 2006)” (UBND tỉnh Phú Yên xuất bản, năm 2006). Đây là tập kỷ yếu đã tập hợp những bài viết, chuyên đề về lịch sử hình thành tỉnh Phú Yên từ năm 1611 đến năm 2005; sự phát triển kinh tế, xã hội qua các giai đoạn từ khi xác lập tỉnh Phú Yên đến năm 2005; về địa lý, thiết chế hành chính tỉnh Phú Yên qua các thời kỳ; các phong trào yêu nước, đấu tranh cách mạng trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Đặc biệt là chuyên đề: Thành tựu kinh tế - xã hội của Phú Yên từ năm 1975 - 2005 do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phú Yên thực hiện, đã trình bày khái quát những thành tựu 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan