Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quan hệ chính trị hoa kỳ việt nam (từ 1995 đến nay)...

Tài liệu Quan hệ chính trị hoa kỳ việt nam (từ 1995 đến nay)

.PDF
27
126
146

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  ĐOÀN NGỌC TUẤN QUAN HỆ CHÍNH TRỊ HOA KỲ - VIỆT NAM (TỪ 1995 ĐẾN NAY) Ngành: LỊCH SỬ THẾ GIỚI Mã số: 62 22 03 11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN VĂN LỊCH PGS.TS. TRẦN NAM TIẾN Tp. Hồ Chí Minh - 2020 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG-HCM Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN VĂN LỊCH PGS.TS. TRẦN NAM TIẾN Phản biện độc lập 1: Phản biện độc lập 2: Phản biện 1:…………………….. Phản biện 2:…………………….. Phản biện 3:…………………….. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cơ sở đào tạo họp tại:………………………………………………………. …………………………………………………………………… vào hồi……. giờ……. ngày….. tháng…. Năm….. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - …………………………………………………………… - …………………………………………………………… - …………………………………………………………… NHỮNG CÔNG BỐ KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN 1. Đoàn Ngọc Tuấn (2018), “Cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ và tác động đến quan hệ chính trị Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn sau bình thường hóa”, tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 1(62), 2018, tr. 41 – 47. 2. Đoàn Ngọc Tuấn (2018), “Quan hệ chính trị - Ngoại giao Hoa Kỳ - Việt Nam (1995 – 2010”, tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 3 (64), 2018, tr. 35 – 41. 1 DẪN LUẬN 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lý do chọn đề tài Vào ngày 11-7-1995, Hoa Kỳ đã chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Lịch sử quan hệ giữa hai nước đã bước sang một trang mới. Từ sự dè dặt giữa trừng phạt và hòa giải vào thời Tổng thống George H. Bush, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã bước sang một trang sử mới thông qua việc xác định “quan hệ hợp tác” với Việt Nam dưới thời Tổng thống Bill Clinton đến chính sách hợp tác ở mức độ cao hơn và hướng đến cơ chế “đối tác ổn đinh, bền vững”, và “đối tác toàn diện” dưới thời Tổng thống Obama (2013). Từ năm 2001 đến nay, nhiều đoàn quan chức cấp cao của Chính phủ, Quốc hội, ... của hai nước đã sang thăm lẫn nhau. Kết quả các chuyến thăm này cho thấy, về ngoại giao, đó là sự trao đổi đoàn cấp cao giữa hai nước và đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới của hai đối tác. Về thực chất, quan hệ hợp tác Hoa Kỳ - Việt Nam đã đi vào chiều sâu và chất lượng cao hơn; thúc đẩy sự hợp tác chính trị - ngoại giao song phương giữa hai nước ngày càng sâu sắc, tạo nên những đan xen lợi ích hơn về mặt chính trị. Đối với các vấn đề trong quan hệ đa phương, Hoa Kỳ thường xuyên tham khảo, trao đổi ý kiến với Việt Nam trước khi đưa ra lập trường về các vấn đề liên quan đến hòa bình và an ninh thế giới, cũng như những vấn đề an ninh chính trị tại khu vực Đông Nam Á. Với các vấn đề liên quan đến hợp tác về an ninh - chính trị song phương, đặc biệt là đối thoại chiến lược về chính trị và an ninh Hoa Kỳ - Việt Nam là cơ chế thường xuyên, định kỳ hàng năm (được chính thức bắt đầu từ năm 2008). Việc thiết lập cơ chế này đánh dấu một bước chuyển biến trong quan hệ giữa hai nước, khẳng định việc hai nước đã có những bước đi rất quan trọng để đạt được sự tin cậy lẫn nhau trong lĩnh vực hết sức nhạy cảm. Những bước tiến trên lĩnh vực chính trị ngoại giao từ khi hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ đã tạo điều kiện để quan hệ hai nước thực sự được mở rộng và nâng tầm trên nhiều lĩnh vực khác, thúc đẩy quan hệ hai nước đi vào chiều sâu theo đúng định hướng “đối tác chiến lược toàn diện”. Xuất phát từ những cơ sở nêu trên, tôi quyết định chọn vấn đề “Quan hệ chính trị Hoa Kỳ - Việt Nam (từ 1995 đến nay)” làm đề tài nghiên cứu cho luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử thế giới. 2 1.2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài Về phương diện lịch sử, việc nghiên cứu mối quan hệ chính trị Hoa Kỳ – Việt Nam sẽ góp phần nêu bật tính tất yếu và ý nghĩa chiến lược của mối quan hệ này, đồng thời góp phần khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và nhà nước ta, giúp chúng ta hiểu rõ hơn những thành tựu về công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới. Đồng thời, việc đi sâu nghiên cứu quan hệ chính trị Hoa Kỳ – Việt Nam từ 1995 đến nay sẽ giúp giải đáp chính xác nhất những biến đổi về chất trong mối quan hệ trong lịch sử bang giao của hai quốc gia. Bên cạnh đó, từ việc nghiên cứu quan hệ chính trị Hoa Kỳ - Việt Nam từ 1995 đến nay, tác giả sẽ đưa ra những phân tích về các nhân tố tác động đến quan hệ chính trị hai nước, đánh giá những thành công và hạn chế, chỉ ra thuận lợi và thách thức, từ đó đưa ra những nhận xét và đánh giá về tiến trình phát triển của mối quan hệ trên. Những hoạt động trên là hết sức cần thiết để luận án vừa có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn: Về phương diện khoa học, quan hệ chính trị Hoa Kỳ - Việt Nam từ 1995 đến nay luôn nhận được sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Kinh tế học, Quan hệ quốc tế, đặc biệt là những nghiên cứu Chính trị học. Tuy nhiên, việc nhìn nhận vấn đề từ góc độ Sử học, đánh giá một cách khoa học và khách quan về mối quan hệ này, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm từ những thành công và hạn chế sẽ là đóng góp lớn của đề tài. Về phương diện thực tiễn, việc nghiên cứu này sẽ góp phần vào việc củng cố và tăng cường mối quan hệ chính trị, hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong thời gian tới. Nói cách khác, những nhận xét đánh giá khách quan và khoa học đồng thời sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách chính trị, chính sách ngoại giao của Việt Nam có chiến lược phù hợp và đúng đắn trong hiện tại và tương lai. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của việc nghiên cứu Quan hệ chính trị Hoa Kỳ - Việt Nam từ 1995 đến nay là nhằm tái hiện một bức tranh toàn cảnh về quan hệ chính trị Việt Nam và Hoa Kỳ trên cơ sở tập hợp, hệ thống hóa và trình bày một cách khoa học, có chọn lọc và phân tích, qua đó cung cấp một nguồn tư liệu hữu ích cho các độc giả quan tâm đến vấn đề này. Bên cạnh đó, luận án cũng đề xuất một số kiến nghị để thúc đẩy mối quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Hoa Kỳ nhằm đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn và điều kiện của Việt Nam hiện nay. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Quan hệ chính trị giữa Hoa Kỳ - Việt Nam được diễn ra giữa hai chủ thể khác biệt, luận án sẽ tập trung giải quyết những nhiệm vụ chính sau: Tìm hiểu, nghiên cứu nguồn gốc sâu xa của mối quan hệ chính trị giữa hai quốc gia thông qua việc khái quát những cơ sở chính trị trước năm 1975. Đi liền với đó, tác giả sẽ phân tích nguồn gốc trực tiếp ảnh hưởng đến mối quan hệ chính trị trong giai đoạn 1975-1995 theo tiến trình lịch sử; - Phân tích sự xác lập của quan hệ chính trị Hoa Kỳ - Việt Nam (từ 1995 đến nay) thông qua những văn kiện chính trị, sự kiện ngoại giao, chính sách chính trị của Hoa Kỳ, chính sách chính trị của Hoa Kỳ với Việt Nam và đường lối chính trị, đối ngoại của Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam đối với quan hệ chính trị hai nước; - Khái quát hóa, hệ thống hóa tiến trình quan hệ chính trị Hoa Kỳ - Việt Nam trong giai đoạn từ 1995 đến nay; - Thông qua các dữ liệu cụ thể trong mối quan hệ chính trị hai nước, tác giả sẽ phân tích, tổng hợp và so sánh để đưa ra những nhận xét, đánh giá độc lập về quá trình vận động và phát triển cũng như triển vọng của mối quan hệ. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Như tên đề tài đã xác định, đối tượng nghiên cứu của luận án là Quan hệ chính trị Hoa Kỳ - Việt Nam (từ 1995 đến nay). Qua đó, luận án tập trung phản ánh quan hệ Việt Nam với Hoa Kỳ trên lĩnh vực chính trị. Việc nghiên cứu này chủ yếu tiếp cận từ phía Hoa Kỳ, có cái nhìn tham chiếu từ phía Việt Nam, trong đó đề cập đến những vấn đề cụ thể có ảnh hưởng đến quan hệ chính trị hai nước: 1) Hoạt động Ngoại giao, 2) Giải quyết hậu quả chiến tranh: vấn đề POW/ MIA, chất độc dioxin, rà phá bom mìn…, 3) Vấn đề Cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ, 4) Tác động của quan hệ chính trị đến sự phát triển của các lĩnh vực khác trong quan hệ hai nước. Ở bình diện rộng hơn, các lĩnh vực khác trong quan hệ Hoa Kỳ và Việt Nam cũng mang tính chính trị rất lớn như lĩnh vực an ninh, quốc phòng, trong đó có vấn đề Biển Đông. Nhưng do đặc thù của các lĩnh vực kể trên, nghiên cứu sinh sẽ không đề cập các nội dung của các lĩnh vực này trong luận án. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về mặt không gian, đề tài nghiên cứu quan hệ giữa hai chủ thể Hoa Kỳ và Việt Nam trên lĩnh vực chính trị đặt trong bối cản của khu vực khu vực châu Á - Thái Bình Dương; Về mặt thời gian, đề tài tập trung nghiên cứu mối quan hệ chính trị Hoa Kỳ - Việt Nam giới hạn từ năm 1995 – khi hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao cho đến nay, với hai 4 giai đoạn cụ thể: Giai đoạn 1995-2005 và 2005 đến nay (2017). 4. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp luận Luận án chủ yếu tiếp cận theo phương pháp luận của chủ nghĩa Marx Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ thống các quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chính sách đối ngoại, quan hệ quốc tế. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, luận án sử dụng hai phương pháp chính là phương pháp lịch sử và phương pháp logic để giải quyết những vấn đề do đề tài đặt ra. Bên cạnh đó, luận án cũng sử dụng các phương pháp của các ngành khác như các phương pháp nghiên cứu trong quan hệ quốc tế, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, tổng hợp… 5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 5.1. Về mặt khoa học - Luận án là công trình khoa học nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống và khá toàn diện về quan hệ chính trị Hoa Kỳ - Việt Nam từ 1995 đến nay. - Luận án làm rõ quá trình phát triển quan hệ chính trị Hoa Kỳ - Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1995 đến nay, từ đó có thể khẳng định quan hệ chính trị Hoa Kỳ - Việt Nam ngày càng phát triển tốt đẹp làm cơ sở thúc đẩy các lĩnh vực khác như kinh tế - thương mại, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ… phát triển. 5.2. Về mặt thực tiễn - Kết quả của luận án có thể sử dụng để tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam đối với Hoa Kỳ và các nước lớn khác trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay. - Kết quả của đề tài còn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ, giảng viên, người học các ngành lịch sử, Đông phương học, quan hệ quốc tế và trực tiếp là cho những ai quan tâm, tìm hiểu về mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần Dẫn luận, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và phần Phụ lục. Luận án được chia thành 4 chương: Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Chương 2: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ 5 CHÍNH TRỊ HOA KỲ – VIỆT NAM TỪ 1995 ĐẾN NAY Chương 3: THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ HOA KỲ VIỆT NAM TỪ 1995 ĐẾN NAY Chương 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ HOA KỲ - VIỆT NAM TỪ 1995 ĐẾN NAY Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Nhóm công trình nghiên cứu chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Việt Nam và chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Hoa Kỳ 1.1.1. Các công trình ở nước ngoài Chính sách đối ngoại của Mỹ thời kỳ sau chiến tranh Lạnh được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Do đó, sách, công trình nghiên cứu về hướng này đề tài này rất nhiều. Tuy nhiên, số công trình, sách nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Việt Nam cả trực tiếp lẫn gián tiếp thì lại rất ít. 1.1.2. Các công trình trong nước Ở trong nước, chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Việt Nam cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên phần lớn cũng chỉ đề cập đến chính sách đối ngoại nói chung, trong khi rất ít công trình, sách đề cập đến chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Việt Nam. 1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu chung về quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam, trong đó có nội dung đề cập đến quan hệ chính trị giữa hai nước 1.2.1. Các công trình ở nước ngoài Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam nói chung và quan hệ chính trị nói riêng từ sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao (1995) đã thu hút sự quan tâm các học giả quốc tế, đặc biệt từ đầu thế kỷ XXI đến nay. Tuy không có công trình này trực tiếp đi sâu vào quan hệ chính trị Hoa Kỳ Việt Nam, nhưng phần này đều được đề cập ở hầu hết các công trình nghiên cứu về quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam ở nhiều góc độ với dung lượng cũng khác nhau. Đây là nguồn tài liệu hữu ích cho luận án trong việc nghiên cứu về quá trình bình thường quan hệ ngoại giao, từ đó tạo tiền đề cho quan hệ chính trị của cả hai chủ thể trên. 6 1.2.2. Các công trình ở trong nước Ở Việt Nam, nhóm công trình nghiên cứu trực tiếp đến mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều trong khoảng 10 năm gần đây. Các công trình thể hiện cách tiếp cận đa dạng, cũng như khai thác nhiều khía cạnh hợp tác cụ thể của mối quan hệ này, đặc biệt là giai đoạn từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao (1995) đến nay. Trong những tài liệu này, tác giả luận án sẽ nghiên cứu kế thừa có chọn lọc, qua đó làm phong phú hơn cho luận án ở các khía cạnh như bối cảnh lịch sử, các chính sách chính trị, đặc biệt là quan hệ chính trị giữa Hoa Kỳ và Việt Nam từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao đến năm 2010. đã có nhiều công trình khoa học, bài viết trên các báo, tạp chí đề cập đến cặp quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam Tiểu kết chương 1 Trên cơ sở tiếp cận nguồn tài liệu gốc, các công trình nghiên cứu đã có, chúng tôi nhận thấy hiện vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu chính thức và chuyên sâu về quan hệ chính trị Hoa Kỳ – Việt Nam từ 1995 đến nay một cách hệ thống, toàn diện dưới góc độ Sử học. Từ thực tiễn và kết quả nghiên cứu nói trên, chúng tôi nhận thấy tiến trình quan hệ chính trị Hoa Kỳ – Việt Nam từ 1995 đến nay dưới góc nhìn Sử học là một vấn đề mới, có giá trị khoa học và thực tiễn sâu sắc, cần được nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện. Với tư cách là một quá trình lịch sử thống nhất, trong đó Việt Nam là chủ thể của quá trình, được tác giả đặt ở vị trí xuất phát của vấn đề, do đó cần phải nghiên cứu quan hệ chính trị Hoa Kỳ - Việt Nam từ quá trình xác lập, cơ sở pháp lý và nội dung của mối quan hệ. Từ đó, luận án mới có đủ dữ liệu cần thiết để đánh giá những thành tựu, hạn chế và đưa ra dự báo về sự vận động của quan hệ chính trị Hoa Kỳ – Việt Nam trong những năm tới. Chương 2 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ CHÍNH TRỊ HOA KỲ - VIỆT NAM TỪ 1995 ĐẾN NAY 2.1. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC GIAI ĐOẠN TỪ 1995 ĐẾN NAY 2.1.1. Tình hình thế giới Trong giai đoạn 1995-2005, tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, đặc biệt là những hệ quả đến từ sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô. Bản thân Hoa Kỳ và các nước tư bản chủ nghĩa cũng gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh quốc tế mới. Xét trên bình 7 diện quốc tế, đây được xem là thời kỳ quá độ của trật tự thế giới mới với sự sụp đổ của Liên Xô, kết thúc chiến tranh Lạnh đã kéo theo những thay đổi trong trật tự chính trị thế giới. Chiến tranh Lạnh kết thúc đã đem lại cho Hoa Kỳ nhiều cơ hội thể hiện sức mạnh của mình với tư cách là siêu cường duy nhất. Tuy nhiên, Chiến tranh lạnh kết thúc cũng tạo điều kiện cho nhiều quốc gia, trung tâm trỗi dậy. Sự phát triển của EU trên cơ sở “nhất thể hóa” châu Âu đã và đang ngày càng độc lập trong quan hệ với Hoa Kỳ. Trung Quốc với thành tựu sau nhiều năm tiến hành cải cách cũng đang trỗi dậy mạnh mẽ và là nước có khả năng thách thức vai trò của Hoa Kỳ trong tương lai. 2.1.2. Tình hình khu vực Sau chiến tranh Lạnh, xu thế đối đầu Đông - Tây không còn, song Đông Nam Á vẫn là nơi được sự “quan tâm” của nhiều nước lớn. Xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển được tăng cường trong khu vực. Đó là sự cải thiện quan hệ giữa các nước lớn đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nước Đông Nam Á thúc đẩy bình thường hóa quan hệ với các nước lớn vốn bị ngăn cách trong chiến tranh Lạnh như Việt Nam, Indonesia, Brunei, Singapore bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Điều này cũng có nghĩa, sau chiến tranh Lạnh, Đông Nam Á là một điểm nóng trước kia đã nhanh chóng trở thành địa bàn qui tụ các nỗ lực quan hệ giữa các nước. Biểu hiện rõ nhất là việc Hoa Kỳ, Nhật Bản, Tây Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc và nhiều nước khác quan tâm và hướng tới thị trường Đông Nam Á, Thúc đẩy giao lưu chuyển vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ buôn bán với khu vực. 2.2. VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦA HOA KỲ TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ 2.2.1. Tình hình Hoa Kỳ thời kỳ sau chiến tranh Lạnh Sau khi Liên Xô tan rã, Hoa Kỳ tuy trở thành siêu cường duy nhất nhưng vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, khủng hoảng. Mặc dù vậy, sức mạnh quân sự vượt trội vẫn tạo ưu thế cho Hoa Kỳ. Nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn có sức cạnh tranh lớn và đồng USD vẫn là đồng tiền chủ yếu trong giao dịch thương mại, đầu tư và tài chính toàn cầu, cũng là đồng tiền dự trữ chủ yếu của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Theo Tổng thống B. Clinton, chính sách quan trọng hàng đầu là coi sự an toàn kinh tế của Hoa Kỳ là mục tiêu chủ yếu của chính sách đối ngoại và tìm cách xác định thương mại toàn thế giới. Hoa Kỳ xác định đây là thời kỳ “vươn tới thế kỷ sau” với mực tiêu “về lâu dài sẽ mang đến cho nước Mỹ mức tăng trưởng kinh tế cao hơn, sản phẩm được tăng cao, nhiều việc làm chất lượng hơn và một số 8 vị trí cạnh tranh kinh tế được cải thiện trên thế giới 2.2.2. Sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ sau chiến tranh Lạnh Trong luận án, chúng tôi sẽ tập trung trình bày chủ yếu chiến lược của Hoa Kỳ những năm cuối thời kỳ Tổng thống Bill Clinton, George W. Bush và những năm đầu nhiệm kỳ của Tổng thống B. Obama. Dù dưới thời kỳ Tổng thống nào, nguyên tắc cơ bản của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ sau chiến tranh Lạnh đó là: Hoa Kỳ phải đi đầu, phải lãnh đạo thế giới, thúc đẩy dân chủ, nhân quyền, tự do và nhà nước pháp quyền trên phạm vi toàn cầu. Với tham vọng trở thành một nước đóng vai trò lãnh đạo thế giới, đặt ra luật chơi cho thế giới, thưởng cho các quốc gia theo Hoa Kỳ và phạt các quốc gia khiến nước này không hài lòng. Các Tổng thống Hoa Kỳ luôn thuyết phục các nhà lãnh đạo của các quốc gia khác tin vào trật tự thế giới mới, theo sự sắp đặt để duy trì một thế giới phù hợp với lợi ích và giá trị Mỹ, đặt trong nền tảng của một thế giới hòa bình và hợp tác. 2.2.3. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Việt Nam từ 1995 đến nay Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ trong nửa cuối thập niên 90, sau khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (11/7/1995), cũng không nằm ngoài khuôn khổ của chiến lược “Cam kết và mở rộng”. Tuy bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam với tư cách là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, nhưng Hoa Kỳ vẫn không ngừng theo đuổi mục đích đưa Việt Nam vào trong quỹ đạo của Hoa Kỳ thông qua các biện pháp “Diễn biến hòa bình”. Tuy nhiên, bên cạnh các lợi ích vừa nêu trên, Việt Nam trở nên quan trọng đối với Hoa Kỳ là nhờ những yếu tố nội tại mang tính lợi thế của Việt Nam. Thực tế này đã tác động đến quá trình điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Việt Nam. Sau khi Obama lên nắm quyền năm 2009, Hoa Kỳ bắt đầu dành sự quan tâm đặc biệt đối với Việt Nam. Đặc biệt, Hoa Kỳ tuyên bố chính sách “xoay trục” (“Pivot”) hay còn gọi là chiến lược “tái cân bằng châu Á – Thái Bình Dương” (“Rebalancing”). Quá trình tiệm tiến trong mối quan hệ với Việt Nam đã cho thấy sự điều chỉnh chính sách rõ nét đối với Việt Nam. 2.3. TÌNH HÌNH VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH LẠNH 2.3.1. Sự phát triển của Việt Nam thời kỳ sau chiến tranh Lạnh Từ năm 1986, Việt Nam tiến hành đường lối Đổi mới đất nước. Bước vào thập niên 1990, nền kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển biến về chất lượng, bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận 9 động theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý, hướng dẫn của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều năng lực sản xuất của xã hội được huy động tốt hơn, tốc độ lạm phát cao bị kiềm chế, đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận đáng kể nhân dân ổn định hơn và có phần được cải thiện. Sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, Việt Nam đẩy mạnh quá trình hội nhập [kinh tế] với khu vực và thế giới, xây dựng hình ảnh tích cực trong con mắt bạn bè quốc tế, góc phần khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. 2.3.2. Chính sách đối ngoại đổi mới của Việt Nam Trước những biến chuyển của tình hình chính trị quốc tế, Việt Nam đã tiến hành xây dựng và triển khai đường lối đối ngoại mới. Tại Đại hội Đảng lần thứ VII vào tháng 6/1991, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra chủ trương “hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình”, với phương châm: “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đầu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Chính sách đối ngoại đổi mới được tiếp tục triển khai cùng với quá trình hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam trên tinh thần “độc lập, tự chủ, rộng mở”và “thiết lập và mở rộng quan hệ bình thường giữa Việt Nam với tất cả các nước khác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi”. 2.3.3. Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Hoa Kỳ từ 1995 đến nay Sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao (1995), Việt Nam đã chủ động điều chỉnh chính sách đối ngoại với Hoa Kỳ trên cơ sở hướng đến bình thường hóa đầy đủ mối quan hệ giữa hai nước, trong đó xem việc bình thường hóa và phát triển quan hệ với Hoa Kỳ là một việc làm tất yếu trong tiến trình hội nhập. Trong quan hệ với Hoa Kỳ, Việt Nam tiếp tục thực hiện phương châm “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, cùng hợp tác và có lợi. Quan điểm Việt Nam là tích cực, chủ động và tạo điều kiện để cùng với Hoa Kỳ nhận rõ việc phát triển quan hệ giữa hai nước là phù hợp với lợi ích của hai nước, lợi ích của khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, phía Việt Nam cũng kiên quyết đấu tranh chống lại mọi ý đồ của Hoa Kỳ nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam để thực hiện “diễn biến hòa bình” ở Việt Nam. Đối với Việt Nam, Việt Nam luôn coi quan hệ với Hoa Kỳ là rất quan trọng. Do đó, phát triển mối quan hệ chính trị và các mối quan hệ khác với Hoa Kỳ là một hướng ưu tiên trong đường lối đối ngoại của Việt 10 Nam hiện nay và trong thế kỷ XXI 2.4. KHÁI QUÁT QUAN HỆ CHÍNH TRỊ HOA KỲ - VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1975-1995 2.4.1. Giai đoạn tiệm tiến (1975-1978) Cho đến hết năm 1976, Chính phủ Hoa Kỳ vẫn tiến hành chính sách thù địch với Việt Nam thống nhất. Đầu năm 1977, Hoa Kỳ và Việt Nam tiến hành đối thoại về bình thường hóa, tuy nhiên do tác động của Chiến tranh lạnh và nhiều lý do chủ quan, hai nước đã không thể phát triển quan hệ như mong muốn, sau đó ngừng tiếp xúc sau tháng 10/1978. 2.4.2. Giai đoạn căng thẳng, đối đầu (1979-1990) Sau sự kiện Campuchia (1979), quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam đi vào bế tắt, trong đó Hoa Kỳ tiếp tục cấm vận toàn diện và chống đối Việt Nam trên bình diện quốc tế, gắn vấn đề rút quân khỏi Campuchia với việc tiếp xúc trở lại với Việt Nam. Sau khi Việt Nam rút quân ra khỏi Campuchia, Hoa Kỳ bắt đầu nói chuyện với Việt Nam (1990). 2.4.3. Giai đoạn bình thường hóa quan hệ (1991-1995) Từ năm 1991, Hoa Kỳ đã chính thức khởi động quá trình bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 3/2/1994, Hoa Kỳ tuyên bố bãi bỏ cấm vận kinh tế Việt Nam. Và đến ngày 11/7/1995, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Ngay sau đó, ngày 12/7/1995, Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt ra tuyên bố hoan nghênh quyết định của Hoa Kỳ. Quan hệ hai nước bước sang một giai đoạn phát triển mới. Tiểu kết chương 2 Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, xu hướng hòa bình, hợp tác cùng phát triển, lấy nhân tố kinh tế làm trọng tâm trở thành xu thế chính của thế giới. Các nước lớn, trong đó có Hoa Kỳ đã bắt đầu có những điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình. Sau năm 1975, quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam có những chuyển biến mới theo hướng tiệm tiến, tuy nhiên từ năm 1979 hai nước lại rơi vào tình trạng đối đầu quyết liệt. Sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết, từ tháng 4/1991, Hoa Kỳ bắt đầu khởi động quá trình bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Ngược lại, Việt Nam cũng chủ động hợp tác với Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy nhanh quá trình bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ. Đến ngày 11/7/1995, Hoa Kỳ chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam, mở ra một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ giữa hai nước. 11 Chương 3 THỰC TRẠNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ HOA KỲ - VIỆT NAM TỪ 1995 ĐẾN NAY 3.1. CÁC NỘI DUNG TRONG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ HOA KỲ VIỆT NAM (1995-2005) 3.1.1. Hoạt động ngoại giao thúc đẩy quan hệ bình thường hóa đầy đủ Việc cải thiện và phát triển quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn, các trung tâm chính trị - kinh tế hàng đầu của thế giới đặc biệt là Hoa Kỳ là một đòi hỏi tất yếu và cấp bách của hoạt động đối ngoại Việt Nam. Đồng thời, việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước (7/1995) đã mở ra một bước phát triển quan trọng cho hai nước trong thời kỳ mới. Hai bên đã thiết lập được kênh đối thoại mang tính xây dựng và thẳng thắn giữa các cấp, các ngành, các tổ chức nhân dân, tổ chức xã hội… trong đó có nhiều đoàn quan chức cấp cao của chính quyền, quốc hội, kinh tế, thương mại của hai nước thăm viếng lẫn nhau… Ngoài ra, lãnh đạo cấp cao hai nước cũng có những tiếp xúc thường xuyên tại một số diễn đàn quốc tế và khu vực, qua đó tạo cơ sở để quan hệ hai nước tiến tới bình thường hóa đầy đủ. Trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải trong năm 2005, Tổng thống Bush đã hứa ủng hộ Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Những thành tựu đạt được trong năm 2005 - cột mốc kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam (1995-2005). 3.1.2. Hoạt động ngoại giao thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam Quan hệ kinh tế là nội dung quan trọng hàng đầu trong tổng thể quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao (1995), quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước đã có những bước tiến đáng khích lệ. Điều đó được thể hiện qua việc hai bên cùng có những nỗ lực nhằm tạo điều kiện pháp lý cho quan hệ hợp tác kinh tế song phương phát triển. Có thể nói, quan hệ thương mại hai nước đã trải qua một lộ trình hết sức phức tạp và khó khăn để có được những bước đi thành công. Đến năm 1996, hai nước đã trao cho nhau văn bản về nguyên tắc bình thường hóa quan hệ kinh tế - thương mại. Thành tựu quan trọng nhất là những nỗ lực ngoại giao giữa hai nước để ký kết Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ (7/2000) làm cơ sở cho bình thường hóa đầy đủ quan hệ hai nước. 12 3.1.3. Hợp tác giữa Hoa Kỳ - Việt Nam nhằm giải quyết hậu quả chiến tranh 3.1.3.1. Vấn đề POW/ MIA Vấn đề về những người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam (MIA-Missing In Action) từ lâu đã trở thành vấn đề chủ chốt trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ thời kỳ sau chiến tranh Việt. Đối với Việt Nam, MIA là vấn đề nhân đạo cần được ưu tiên thực hiện nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh. Về phía Mỹ, vấn đề MIA được xem như một vấn đề chính trị. Từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao (11-7-1995), trên cơ sở phối hợp tích cực trên tinh thần nhân đạo giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, vấn đề MIA đã đạt một số thành tựu quan trọng. Sự hợp tác hiệu quả giữa hai nước trong vấn đề MIA đã góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển. 3.1.3.2. Vấn đề chất độc da cam/dioxin Chiến tranh đã chấm dứt nhưng đã để lại hậu quả rất nặng nề, đặc biệt là các nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, tuy bao gồm cả binh lính Hoa Kỳ, quân đội đồng minh của Hoa Kỳ và người Việt Nam nhưng hầu hết là người Việt Nam. Sau năm 1995, hai nước cũng đã có những chương trình hợp tác để giải quyết vấn đề chất độc da cam/dioxin, nhưng vẫn chưa đạt được nhiều kết quả như mong đợi. 3.1.3.3. Các vấn đề khác Bên cạnh các vấn đề POW/MIA và chất độc da cam/ dioxin, Việt Nam và Hoa Kỳ còn có sự hợp tác trong nhiều vấn đề nhân đạo khác như rà phá bom mìn, hợp tác thực hiện các chương trình ra đi có trật tự (ODP), người phục vụ trong chính quyền Sài Gòn cũ định cư ở Hoa Kỳ (HO)… 3.1.4. Vấn đề người Việt Nam định cư tại Hoa Kỳ Được hình thành từ năm 1975, Cộng đồng người Việt có một vai trò khá quan trong trong mối quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Sau năm 1991, thái độ của cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ đối với quê hương đất nước có thể thấy sự chuyển biến ngày càng tích cực hơn. Sức mạnh của khối người Việt Nam tại Hoa Kỳ ngày càng được tăng cao củng cố vị trí và tiếng nói trong đời sống chính trị Hoa Kỳ. Sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao (1995), tình hình đã có thay đổi, phần lớn người Việt ở Hoa Kỳ đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển quan hệ hai nước. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một nhóm các nhân vật chống đối chế độ trong nước. Nhưng tác động tiêu cực của nhóm người này ngày càng giảm đi do chiều hướng ngày càng bị phân hóa và một bộ phận trong nhóm đã khắc phục được mặc cảm trong quá khứ. 13 3.2. CÁC NỘI DUNG TRONG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ HOA KỲ VIỆT NAM (TỪ 2005 ĐẾN NAY) 3.2.1. Hoạt động ngoại giao thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển đi vào chiều sâu, xây dựng quan hệ đối tác toàn diện Bước vào đầu thế kỷ XXI, từ mục tiêu chiến lược của mỗi nước, từ các lợi ích song trùng của hai nước ở khu vực, từ những quan điểm xích lại gần nhau của hai bên đã dẫn tới quan hệ chính trị Hoa Kỳ - Việt Nam phát triển khá nhanh, đặc biệt là sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ. Các cuộc viếng thăm cấp cao chính thức từ hai phía đã tạo dựng khuôn khổ hợp tác tích cực cho cả hai nước. Bên cạnh đó, các chuyến thăm ngoại giao này góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy các lĩnh vực khác trong quan hệ hai nước phát triển. Điểm nhấn lớn nhất là việc hai nước thiết lập quan hệ “đối tác toàn diện” vào năm 2013 trong chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, mở ra trang mới cho quan hệ chính trị hai nước. 3.2.2. Mở rộng các cơ chế đối thoại, tăng cường sự hiểu biết và phát triển trong quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam Về các cơ chế đối thoại, từ khi khởi động quá trình bình thường hóa quan hệ hai nước, Hoa Kỳ và Việt Nam đã tổ chức nhiều diễn đối thoại với mục đích tăng cường hiểu biết, giảm bất đồng, mở đường cho quan hệ hai nước phát triển. Sau năm 1995, hai nước đã tổ chức thêm nhiều diễn đàn đối thoại trên nhiều lĩnh vực để tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển. Từ năm 2008, Hoa Kỳ và Việt Nam đã mở diễn đàn đối thoại chiến lược về chính trị và an ninh song phương và xác định đây là cơ chế thường xuyên, định kỳ hàng năm. Diễn đàn đối thoại này do Bộ ngoại giao hai nước chủ trì nhằm thảo luận các vấn đề chính trị, an ninh, quốc phòng song phương cũng như các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai nước cùng quan tâm. Việc thiết lập cơ chế hợp tác này đánh dấu một bước chuyển biến trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, qua đó khẳng định việc hai nước đã có những bước đi rất quan trọng để đạt được sự tin cậy lẫn nhau trong lĩnh vực chính trị - an ninh, vốn là lĩnh vực hết sức nhạy cảm trong quan hệ giữa hai nước. 3.2.3. Hoạt động ngoại giao thúc đẩy quá trình gia nhập WTO của Việt Nam Sau quá trình bình thường hóa quan hệ chính trị ngoại giao, quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước đã có những bước phát triển đáng khích lệ, những khác biệt, những bất đồng dần dần được giải quyết và giảm bớt, qua đó tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau trên tinh thần bình đẳng, hớp tác 14 cùng phát triển. Có thể nói, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã mở ra cho Việt Nam một thị trường rộng lớn do thuế nhập khẩu hàng Việt Nam vào Hoa Kỳ giảm xuống bằng mức của các nước phát triển khác. Với Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước mở ra nhiều triển vọng và cơ hội mới trong những thập niên tiếp theo của thế kỷ XXI. Thông qua đàm phán, Hoa Kỳ đã ủng hộ Việt Nam trở thành thành viên của WTO (2007). 3.2.4. Hợp tác giữa Hoa Kỳ - Việt Nam giải quyết hậu quả chiến tranh Việc tăng cường hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh làm sâu sắc sự tin cậy lẫn nhau, cho phép hai nước phát triển mối quan hệ ở mức độ ngày càng sâu sắc hơn. Việt Nam tiếp tục hỗ trợ Hoa Kỳ trong việc tìm kiếm quân đội mất tích trong chiến tranh Việt Nam. Đồng thời, Hoa Kỳ đã có những đóng góp lớn khi cùng với Việt Nam ra phá các vật liệu nổ còn sót lại (UXO), hỗ trợ nạn nhân bị thương, ngăn chặn thương vong trong tương lai. Vấn đề tẩy độc dioxin cũng được hai nước hết sức quan tâm. Trong giai đoạn, từ năm 2007-2013, Hoa Kỳ đã chi tổng cộng 79.5 triệu USD cho công tác tẩy độc tại các điểm nóng như Đà Nẵng và 11 triệu USD cho trợ giúp y tế cho người khuyết tật, trong đó có các nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Các vấn đề MIA vẫn tiếp tục được hai nước triển khai đạt nhiều kết quả tích cực. 3.2.5. Vấn đề người Việt Nam định cư tại Hoa Kỳ Đối với cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ, từ năm 2005 đến nay, Đảng và nhà Việt Nam đã đề ra nhiều chính sách cụ thể đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Việt kiều được lựa chọn đầu tư theo luật đầu tư nước ngoài hoặc luật đầu tư trong nước; gần đây, Chính phủ đã miễn thị thực nhập cảnh đối với Việt Kiều và thân nhân của họ, nới lỏng chủ trương Việt Kiều được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam, những tiến bộ đó đã tạo thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài về nước thăm gia đình, du lịch, kinh doanh và đầu tư, hoạt động khoa học và văn hóa… Tuy vậy, các qui định đã được thực hiện mới chỉ mang tính cục bộ, giải quyết từng việc, chưa tạo ra bước đột phá lớn về chính sách đối với Việt kiều. Do vậy đã đến lúc Đảng và nhà nước cần ban hành chính sách đồng bộ, toàn diện đối với các vấn đề liên quan đến Việt kiều. 3.3. TÁC ĐỘNG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC KHÁC TRONG QUAN HỆ HOA KỲ - VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995 ĐẾN NAY Quan hệ chính trị ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã trải qua 15 nhiều giai đoạn thăng trầm, gắn với các thời kỳ lịch sử cụ thể. Trong quá khứ cũng như hiện nay, quan hệ chính trị ngoại giao với tư cách là cơ sở, nền tảng pháp lý của hệ thống các quan hệ khác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng được khẳng định trong thực tiễn. Từ những thành quả đó, quan hệ chính trị giữa hai nước đã thúc đẩy hàng loạt các mối quan hệ khác: Về quan hệ kinh tế: Sau quá trình bình thường hóa quan hệ chính trị ngoại giao, quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước đã có những bước phát triển đáng khích lệ, những khác biệt, những bất đồng dần dần được giải quyết và giảm bớt, qua đó tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau trên tinh thần bình đẳng, hợp tác cùng phát triển. Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết (7 – 2000) và đã được hai bên phê chuẩn cho thấy Hoa Kỳ là một đối tác kinh tế, một nhân tố có tác động rất lớn đến quá trình phát triển của Việt Nam hiện nay và trong tương lai. Với Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước mở ra nhiều triển vọng và cơ hội mới trong những thập niên tiếp theo của thế kỷ XXI. Về quan hệ quốc phòng, từ năm 1995, hợp tác quốc phòng Hoa Kỳ Việt Nam đã phát triển và tác động đến các mối quan hệ khác… Hiện nay, khi quan hệ chính trị kinh tế giữa hai nước đã được mở rộng, quan hệ an ninh – quốc phòng cũng được triển khai đồng bộ. Từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Hoa Kỳ đã hình thành và từng bước phát triển quan hệ an ninh – quốc phòng. Về quan hệ văn hóa, giáo dục và khoa học công nghệ, kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ chính trị ngoại giao, việc giao lưu văn hóa với Hoa Kỳ từng bước được mở rộng và đạt được những thành tựu đáng kể. Cả hai nước đã có những chương trình trao đổi thường xuyên về các lĩnh vực văn hóa – xã hội, trong đó, giáo dục là một trong những chương trình trao đối lớn và quan trọng nhất. các quan chức Hoa Kỳ và các cựu chiến binh đã có những hoạt động thiết thực, thiết lập các quỹ giáo dục, tài trợ cho Việt Nam, cho các nhà nghiên cứu hoặc giảng dạy khoa học, toán học, công nghệ và y khoa. Đây được coi là những thành quả đạt được sau khi quan hệ ngoại giao hai nước được thiết lập. Hợp tác khoa học - công nghệ, sau năm 1995 cũng có những bước phát triển tích cực, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực được hai nước triển khai hiệu quả. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, một số tập đoàn máy tính lớn của Hoa Kỳ như IBM, APPLE, UNISSIS, DIGITAL, COMPAQ… đã hợp tác với Ban công nghệ thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và một số cơ quan khác giúp đỡ về đào tạo, phát triển và 16 tư vấn về công nghệ thông tin, nhất là trong lĩnh vực phát triển phần mềm. Trong lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật, nhiều tác phẩm văn xuôi, thơ ca, âm nhạc, hội họa, kịch nghệ, điện ảnh v.v… của Việt Nam và Hoa Kỳ được giới thiệu rộng rãi ở cả hai nước không chỉ trong các chương trình riêng biệt, mà cả trên các phương tiện thông tin đại chúng là phát thanh và truyền hình. Các nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ v.v… của hai nước thường xuyên có sự trao đổi hợp tác về nghề nghiệp thông qua các tổ chức các hội nghề nghiệp của mỗi bên. Tất cả những hoạt động đó đã góp phần tạo thêm sự gần gũi và hiểu biết về hai nền văn hóa, văn minh Việt Nam, Hoa Kỳ giữa nhân dân hai nước. Trong lĩnh vực y tế, Chính phủ Hoa Kỳ đã cho phép để Trung tâm kiểm soát bệnh của Mỹ (CDC) phối hợp với Viện dịch tễ quốc gia giúp phát triển một hệ thống kiểm dịch ở Việt nam. Ủy ban hợp tác khoa học với Việt Nam của Mỹ đã có những chương trình trợ giúp khá phong phú đối với Trung tâm sức khỏe cộng đồng và Viện vệ sinh dịch tễ Hà Nội trong các vấn đề kiểm soát các bệnh sốt rét, viêm gan, thương hàn, bệnh bại liệt, điều trị ung thư, chỉnh hình và tạo hình, phẫu thuật mắt, và đặc biệt là kiểm soát HIV – AIDS… Quỹ Ford cũng có chương trình tài trợ trong lĩnh vực tình dục và sức khỏe sinh sản, hỗ trợ các cơ quan y tế của Việt Nam; các dự án về hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ trong dự phòng HIV/AIDS cũng được triển khai mạnh mẽ. Tiểu kết chương 3 Bước vào thập niên đầu thế kỷ XXI, quan hệ chính trị ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ đã phát triển theo đúng phương châm “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai.” Hai nước đã thể hiện tinh thần mong muốn vượt qua những trở ngại để lại từ cuộc chiến tranh Việt và cùng bắt tay vào một trang mới trong quan hệ, đặt nền móng vững chắc cho mối quan hệ hướng tới tương lai. Hai bên đã thiết lập được các kênh đối ngoại mang tính xây dựng và thẳng thắn giữa các cấp, các nghành, các tổ chức. Song song với việc tiếp tục phát triển theo chiều rộng, quan hệ hai nước bước vào giai đoạn phát triển theo chiều sâu. Với những thành quả đã đạt được trong giai đoạn 1995 đến nay (2017), phía trước là triển vọng tốt đẹp hơn cho quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ, và với những nỗ lực mang tính xây dựng của cả hai phía, Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ có những bước tiến dài hơn, vững chắc hơn nữa trong mười năm tới, để đạt mối quan hệ hữu nghị, toàn diện, ổn định, lâu dài, đáp ứng lợi ích chân chính của nhân dân hai nước cũng như của khu vực Châu Á và thế giới. 17 Chương 4 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG QUAN HỆ CHÍNH TRỊ HOA KỲ - VIỆT NAM TỪ NĂM 1995 ĐẾN NAY 4.1. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ CHÍNH TRỊ HOA KỲ VIỆT NAM (TỪ 1995 ĐẾN NAY) 4.1.1. Sự tác động của yếu tố lịch sử Nhìn lại lịch sử phát triển quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, chúng ta có thể thấy mối quan hệ này không khởi đầu từ một cuộc chiến tranh, mà được bắt nguồn trước hết từ những quan tâm về kinh tế và thương mại. Quá trình quan hệ lâu dài đã khiến lịch sử có sức nặng tương đối trong hiện tại. Đáng chú ý, đây là quan hệ giữa hai nước đã từng đối đầu trực tiếp và quyết liệt trong một cuộc chiến tranh mang tầm vóc thời đại và đậm màu sắc ý thức hệ. Mặc dù chiến tranh Việt Nam đã lùi vào quá khứ, tuy nhiên, hậu quả và di chứng mà nó để lại sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ hiện nay. Trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ từ 1995 đến nay, cả bề dày hữu nghị lẫn những tranh chấp lịch sử đều có tác động tới tiến trình quan hệ này. Nếu bề dày quan hệ hữu nghị quy định xu hướng chung tiến tới hợp tác thì những tranh chấp lịch sử, đặc biệt là cuộc chiến tranh Việt Nam là những xúc tác quan trọng làm tăng xung đột giữa Việt Nam – Hoa Kỳ. Ngày nay, sự tranh chấp ảnh hưởng sẽ không đậm màu như trước nhưng vẫn có thể tái hiện với sắc thái mới như kinh tế, văn hóa… 4.1.2. Tính hai mặt của mối quan hệ chính trị Hoa Kỳ - Việt Nam Trong suốt quá trình, xung đột và hợp tác, đối đầu và đối thoại thường tồn tại đồng thời với nhau. Cho đến giai đoạn 1995 – 2005, khi hợp tác đã trở thành tính chất chủ yếu trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, nguy cơ xung đột vẫn còn tồn tại bởi những khác biệt chính trị, sự cạnh tranh kinh tế, chủ nghĩa thực dụng và vị kỷ trong chính sách đối ngoại, các vấn đề tồn tại hoặc mới nảy sinh. Về chính trị, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ là quan hệ giữa hai quốc gia có mục tiêu, lợi ích chiến lược đối kháng nhau. Trong khi mục tiêu, lợi ích của Việt Nam là xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa, đối với Hoa Kỳ, mục tiêu và lợi ích chính là Mỹ hóa toàn cầu, đưa thế giới vào quỹ đạo của Mỹ và xóa bỏ các quốc gia theo chế độ xã hội chủ nghĩa còn lại trên thế giới. Về vị thế quốc tế, quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ là quan hệ giữa một quốc gia nhỏ đang trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế với một siêu cường thế giới duy nhất. Trong bối cảnh, các nước lớn - nhỏ, các quốc gia mạnh - yếu ngày càng lệ thuộc lẫn nhau, xu thế chủ đạo
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan