Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa ở thành phố hồ chí minh...

Tài liệu Quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa ở thành phố hồ chí minh

.DOC
29
678
82

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---o0o--- NGUYỄN NGỌC THƯ QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Chuyên ngành: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC Mã số: 62.22.80.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ TRIẾT HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2017 LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRỊNH DOÃN CHÍNH Phản biện độc lập: PGS, TS…………………… PGS, TS…………………… Phản biện: PGS, TS…………………… PGS, TS…………………… PGS, TS…………………… Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án Tiến Sĩ Trường Đại học Khoa học Xã hội Và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Vào lúc … giờ … , ngày … tháng … năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, thư viện Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tiến trình phát triển của nhân loại đã khẳng định, bất cứ một quốc gia dân tộc nào, muốn phát triển xã hội bền vững, phải có sự phát triển thống nhất, đồng bộ và hài hòa giữa các mặt, các yếu tố, các lĩnh vực của đời sống xã hội, như: kinh tế, văn hóa, chính trị, đạo đức, pháp luật và các yếu tố tinh thần khác... Trong đó, kinh tế và văn hóa là hai yếu tố đóng vai trò quan trọng, xuyên suốt và quyết định nhất với con người và xã hội. Phát triển kinh tế để thỏa mãn nhu cầu đời sống vật chất của con người; còn phát triển văn hóa là để thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt và hưởng thụ đời sống tinh thần, tạo nền tảng tinh thần cho xã hội. Như vậy, trong sự phát triển kinh tế - xã hội, giữa kinh tế và văn hóa luôn có quan hệ biện chứng không tách rời nhau. Trong đó, phát triển kinh tế là tiền đề, là điều kiện và là cơ sở vật chất quyết định sự phát triển của văn hóa. Ngược lại, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần vừa là mục tiêu và động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Quá trình đổi mới ở nước ta nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cũng chính là quá trình hiện thực hóa quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, là quá trình làm cho kinh tế thành phố trở thành điều kiện, cơ sở vật chất để phát triển văn hóa; đồng thời, phát triển văn hóa ở thành phố trở thành nền tảng tinh thần là mục tiêu, là động lực cho phát triển kinh tế. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII khẳng định, trong quá trình phát triển đất nước, phải “bảo đảm sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển xã hội bền vững” 1. Thành phố Hồ Chí Minh với vị trí, vai trò là “một đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, - đào tạo, khoa học – công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế; là đầu tàu, động lực, có sức thu hút và lan tỏa lớn đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chính trị rất quan trọng của cả nước” 2. Trong giai đoạn đổi mới Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu to lớn, đóng góp một tỉ trọng lớn vào nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển, còn tồn tại nhiều mặt yếu kém, đặc biệt là việc giải quyết quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa còn nhiều hạn chế, bất cập. Về kinh tế, phát triển kinh tế ở 11 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.104. 22 Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Văn kiện đại hội đại biểu lần thứ X, tr.56. 2 Thành phố Hồ Chí Minh còn nhiều tồn tại cần phải khắc phục. “Tăng trưởng kinh tế chưa tương ứng với vị trí, vai trò và tiềm năng của Thành phố. Cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế chuyển dịch còn chậm, chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh chưa cao; tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ có giá trị gia tăng cao còn thấp, quy mô, tỷ trọng của khu vực kinh tế tập thể còn nhỏ; kết quả hợp tác phát triển với các địa phương còn hạn chế” 1. Chính vì vậy, phát triển kinh tế chưa thực sự là điều kiện, là cơ sở vật chất bền vững để phát triển văn hóa. Về văn hóa, phát triển văn hóa chưa tương xứng với vai trò, vị trí của Thành phố là một trung tâm văn hóa lớn của vùng và cả nước. Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế. Khoa học - công nghệ chưa thực sự trở thành động lực thúc đẩy kinh tế - văn hóa - xã hội. Một số vấn đề văn hóa - xã hội bức xúc chậm được khắc phục, phát triển giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chưa đáp ứng thực tiễn đòi hỏi, y tế còn nhiều mặt yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của người dân. Với thực trạng ấy văn hóa chưa thực sự phát huy vai trò nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu và động lực phát triển kinh tế. Như vậy, với thực trạng tồn tại trên, Thành phố Hồ Chí Minh với mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, khoa học - công nghệ của Đông Nam Á; góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa như Nghị quyết 20 của Bộ chính trị đặt ra thì Thành phố phải phát triển toàn diện các mặt và giải quyết đồng bộ các quan hệ xã hội, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc giải quyết tốt các quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa. Đây là vấn đề vừa mang tính quy luật vừa mang tính cấp thiết để phát triển Thành phố Hồ Chí Minh bền vững. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn vấn đề “Quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới” làm đề tài luận án tiến sĩ triết học. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa là một đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học, và nhiều nhà kinh tế chính trị trong nước và nước ngoài, dưới các hình thức và góc độ khác nhau. Tựu chung lại các công trình nghiên cứu theo các hướng như sau: Ở nước ngoài, trước hết ở Liên Xô có các công trình: “Những vấn đề triết học của văn hóa” (1997) của Actanopxki, S.N Leningrat; “Tính kế thừa trong phát triển văn hóa trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội” (1997) của Cairan V.I. Mátxcơva; “Triết học văn hóa” (1975) của Migolatep A.A. Mátxcơva. Thứ hai, ở phương Tây có 1 Nghị quyết 16 - NQ/TW của Bộ chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Ban hành ngày 10/08/2012). 3 các công trình tiêu biểu: “Tạo dựng nền văn minh chính trị, của làn sóng thứ ba” (1996) của Alvin Toffler và Heidi Toffler, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; “Văn hóa là hình thái toàn diện của hệ thống thể chế (kinh tế, chính trị, gia đình, giáo dục, tín ngưỡng và giải trí con người cùng có chung trong xã hội)” do J.H. Fitcher viết - Trần Văn Đĩnh dịch (1972). Thứ ba, ở châu Á, Trung Quốc có các công trình nghiên cứu của Lưu Đôn (1977), “Thử bàn về quy luật đặc thù của phát triển văn hóa trong điều kiện kinh tế thị trường”; “Cải cách thể chế văn hóa” (1996) của Khang Thúc Chiêu chủ biên; ở Hàn Quốc có công trình nghiên cứu của Kyong Dong Kim (2000) “Văn hóa trong sự phát triển của tư bản chủ nghĩa ở khu vực Đông Á”. Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về kinh tế và văn hóa có ba hướng chính. Hướng thứ nhất, các công trình nghiên cứu về kinh tế và phát triển kinh tế đó là: “Kinh tế phát triển” (Nxb. Lao động, Hà Nội, 2003) của GS.TS. Phạm Thúc Huân; “Lựa chọn để tăng trưởng bền vững” (Nxb - Tri thức, 2010) của TS. Nguyễn Đức Thắng chủ biên; “Tăng trưởng kinh tế Việt Nam - Những rào cản phải vượt qua” (Nxb. Lý luận chính trị, 2005) của GS. TS. Nguyễn Văn Thường (chủ biên); “Tốc độ và chiến lược tăng trưởng kinh tế Việt Nam” (Nxb. Đại học kinh tế quốc dân, 2006) v.v... Hướng thứ hai, các công trình nghiên cứu về văn hóa và phát triển văn hóa, tiêu biểu như: “Văn hóa - mục tiêu và động lực phát triển xã hội” (2000) của Trần Bạch Đằng; “Văn hóa và con người” (Nxb. Văn hóa thông tin, 2006) của Nguyễn Trần Đạt; “Bản sắc văn hóa Việt Nam” (Nxb. Văn học, 2002) của PGS Phan Ngọc; “Sự hình thành về cơ bản hệ thống tư tưởng yêu nước Việt Nam"và "Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” (2000) của GS. Trần Văn Giàu, v.v... Hướng thứ ba, những công trình nghiên cứu về kinh tế và phát triển kinh tế, văn hóa và phát triển văn hóa, đặc biệt là các công trình nghiên cứu về quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa trong sự phát triển chung của xã hội, như: “Những vấn đề đạo đức trong kinh tế thị trường” (Viện thông tin KHXH, Hà Nội, xuất bản năm 1996); “Văn hóa với sự phát triển xã hội Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa” của Lê Quang Thiêm, chủ biên năm 1998; “Văn hóa trong sự phát triển kinh tế - xã hội” (2006) của TS. Lê Thanh Sinh; “Văn hóa - mục tiêu, động lực phát triển xã hội” (2000) của Trần Bạch Đằng; “Về một số động lực phát triển kinh tế, xã hội hiện nay” (của GS. Lê Hữu Tầng chủ biên), v.v... Ở Thành phố Hồ Chí Minh, đề cập đến kinh tế và phát triển kinh tế, văn hóa và phát triển văn hóa, quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, có các công trình nghiên cứu và các tác phẩm giá trị phải kể đến: “Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh 300 năm hình thành và phát triển 1698 – 1998” của Hồ 4 Hữu Nhật chủ biên (1999); “Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh con người và văn hóa trên đường phát triển” của nhiều tác giả (2002); “Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh thế kỉ XX những vấn đề lịch sử - văn hóa” của Nguyễn Thế Nghĩa, Lê Hồng Liêm (chủ biên, 2002), v.v... Nhìn chung các đề tài, các công trình nghiên cứu khoa học trên đã đề cập khá sâu sắc các khía cạnh của kinh tế và phát triển kinh tế, văn hóa và phát triển văn hóa, quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa trên cơ sở đánh giá được các thành tựu của Đảng, nhân dân ta, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố đã đạt được trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Đồng thời chỉ ra được những thực trạng, nguyên nhân dẫn đến yếu kém và đã đưa ra một số nhiệm vụ, giải pháp khắc phục. Đây là những đóng góp quan trọng, cần thiết, cần kế thừa và phát triển trong đề tài quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Mục đích của đề tài từ góc độ triết học, luận án luận giải một cách có hệ thống một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới. Trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng, tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự phát triển không hài hòa và đồng bộ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất phương hướng và giải pháp mang tính định hướng cho việc giải quyết quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới. Nhiệm vụ của đề tài: Một là, trình bày, phân tích những vấn đề lý luận chung về quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, trên cơ sở đó bổ sung một số cơ sở lý luận khoa học để tiếp tục phát triển, hoàn thiện quan hệ đó ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới. Hai là, trình bày, phân tích nội dung thực chất về quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và những nhân tố tác động đến quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới. Ba là, trình bày thực trạng về quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới, đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản mang tính định hướng giải quyết quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới. 5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài luận án tập trung nghiên cứu về quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa ở địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới, từ 1986 đến nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận án dựa trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế và phát triển văn hóa để nghiên cứu và trình bày luận án. Đồng thời luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể như lôgich và lịch sử; phân tích và tổng hợp; khái quát hóa, trừu tượng hóa; phương pháp hệ thống - cấu trúc; phương pháp thống kê... để nghiên cứu và trình bày luận án. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Một là, từ việc làm rõ những vấn đề lý luận chung về kinh tế và văn hóa, quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, luận án đã chỉ ra nội dung của quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới. Hai là, trên cơ sở hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận chung cũng như trình bày, phân tích tính đặc thù của quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh, qua đó luận án khẳng định quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh tất yếu, có tính quy luật của sự phát triển xã hô ôi từ đó đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm giải quyết tốt quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ đổi mới. 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án Về ý nghĩa khoa học, luận án đã góp phần trình bày, phân tích làm sáng tỏ một cách hệ thống những vấn đề lý luận về kinh tế, phát triển kinh tế và văn hóa, phát triển văn hóa, quan hệ tác động qua lại giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa trong sự phát triển xã hội. Về ý nghĩa thực tiễn, trên cơ sở làm rõ nội dung, đă ôc điểm và thực trạng của việc giải quyết quan hệ giữa phát triển kinh tế với văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới, luận án đề xuất phương hướng và giải pháp mang tính định hướng góp phần giúp cho Đảng bộ và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh, các nhà kinh tế, các nhà đầu tư đưa ra nhiệm vụ, giải pháp trong quản lý, hoạch định chính sách phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 6 7. Kết cấu cơ bản của luâ ân án Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 3 chương, 6 tiết. 7 Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ, VĂN HÓA VÀ QUAN HÊâ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI PHÁT TRIỂN VĂN HÓA 1.1. QUAN ĐIỂM VỀ KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, VĂN HÓA VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TRONG LỊCH SỬ 1.1.1. Quan điểm về kinh tế và phát triển kinh tế Quan điểm về kinh tế Trong các hoạt động của con người, hoạt động sản xuất vật chất hay hoạt động kinh tế là một trong những hoạt động đầu tiên, chiếm vị trí quan trọng bậc nhất, trực tiếp quyết định đến sự tồn tại và phát triển của con người và quyết định đến tất cả các hoạt động khác của xã hội. Không có hoạt động kinh tế thì không có hoạt động khác. Bởi, hoạt động kinh tế đã tạo ra điều kiê nô và phương tiê nô cho con người sinh sống, tồn tại và phát triển. Vì vậy, kinh tế và phát triển kinh tế luôn là mô tô trong những tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá mức sống, thu nhập của mỗi gia đình, cộng đồng người, một quốc gia dân tộc phát triển hay không phát triển, giàu mạnh hay lạc hậu yếu kém. Kinh tế là phạm trù kinh tế học ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của con người. Song chỉ khi xã hội loài người phát triển đến một giai đoạn lịch sử nhất định, khi đó con người mới đủ tri thức và đưa ra những khái niệm về chúng. “Kinh tế” và “phát triển kinh tế” luôn trở thành đề tài mang tính thời sự của mọi thời đại, mọi chế độ xã hội, mọi quốc gia dân tộc, mọi cá nhân gia đình. Ở phương Đông, thuật ngữ “kinh tế” xuất hiện rất sớm. Trong sách cổ Chu dịch của Trung Quốc đã sử dụng hai từ “kinh tế”. Thuật ngữ “kinh tế” sau đó được đề cập đến trong các văn bản đời nhà Tùy, nhà Tống với nguyên nghĩa “kinh bang tế thế”, tức là “sửa nước, cứu đời” hoặc “kinh thế, tế dân” là “trị đời giúp dân”. Ở phương Tây, thuật ngữ “kinh tế” xuất hiện sớm trong các tác phẩm Kinh tế luận của nhà tư tưởng Hy Lạp Xênophon (430-345 TCN) đó là “quản lý gia đình”, tức là quản lý các mặt hàng sản xuất và sinh hoạt trong gia đình chủ nô”.1 Aritxtốt (384-322 TCN), khi đề cập tới thuật ngữ kinh tế, ông cho rằng “của cải thực tế” (của cải tự nhiên) là toàn bộ giá trị sử dụng. Và tất cả những hoạt động gắn liền với việc tạo ra giá trị sử dụng là hoạt động kinh tế. Trong từ điển bách khoa Việt Nam, kinh tế được định nghĩa: 1. “Tổng thể các hoạt động của một cộng đồng người, một nước liên quan đến toàn bộ quá trình trong một phần của tổng quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng các sản phẩm xã hội”. 1 Phạm Thúc Huân (2008), Kinh tế phát triển, Nxb. Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 7. 8 2. “Tổng các mối quan hệ trong quá trình sản xuất một hình thái kinh tế - xã hội nhất định trong tổ chức và hoạt động của cơ sở hạ tầng của xã hội, bao gồm các ngành kinh tế, kỹ thuật, các loại hình sản xuất tương ứng. Nền kinh tế quốc dân của một nước bao gồm các ngành, các vùng; lãnh thổ, các cơ sở và các loại hình sản xuất và bao gồm các khâu của nền sản xuất xã hội (sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng) trên toàn bộ lãnh thổ của một nước. Mỗi một phương thức sản xuất đều có một nền kinh tế riêng. Mỗi một nền kinh tế đều do các quan hệ sản xuất cũng như tính trình độ của lực lượng sản xuất quy định”1. Tóm lại, kinh tế là một phạm trù rộng lớn, dù lý giải bằng cách này hay cách khác, theo tác giả: Kinh tế là tổng thể giá trị vâtâ chất do thiên nhiên trao tăng â con người và toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất do con người sáng tạo ra trong lao động sản xuất, nhằm thỏa mãn nhu cầu sống của mình. Kinh tế là yếu tố đầu tiên quyết định nhất đến sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội, là tiềm lực, sức mạnh của một quốc gia, dân tộc. Kinh tế mang tính lịch sử, xã hội rõ rệt. Quan điểm về phát triển kinh tế Phát triển kinh tế là quá trình tăng trưởng mọi mặt của nền kinh tế, từ số lượng, chất lượng, chỉ tiêu và hiệu quả của nền kinh tế đến cơ cấu và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế; đồng thời có sự hoàn chỉnh cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống, tạo nên sự tăng tiến của toàn bộ hệ thống xã hội. “Phát triển kinh tế là sự gia tăng về số lượng và chất lượng của nền kinh tế quốc dân trong một thời kỳ nhất định, các chỉ tiêu kinh tế và hiệu quả của nền kinh tế, hiệu quả đầu tư, cơ cấu kinh tế, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế so với nước khác trong khu vực và thế giới”2. “Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về năng lực của cải vật chất đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của xã hội...3. “Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập hoặc sản lượng tính bằng toàn bộ nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định”4. Từ những quan niệm trên có thể thấy, bản chất của tăng trưởng kinh tế là sự thay đổi về lượng của nền kinh tế, còn phát triển kinh tế phản ánh những thay đổi về chất và lượng của nền kinh tế. Do vậy, tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế là hai khái niệm có quan hệ mật thiết với nhau. Tăng trưởng kinh tế không phải là phát triển kinh tế nhưng là điều kiện cần để 1 Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (2006), Từ điển bách khoa Việt Nam, tập 2, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội, tr. 584. 2 Trần Bình Trọng (2010), Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế, tr.77. 3 Nguyễn Đức Thành (2010), Lựa chọn để phát triển bền vững, Nxb. Tri thức, Hà Nội, tr. 30 4 Nguyễn Văn Nam (2005), Triết lý phát triển ở Việt Nam, mấy vấn đề cốt yếu, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 17. 9 làm thay đổi mọi mặt đời sống xã hội và tác động trực tiếp đến sự hình thành cơ cấu kinh tế nên tăng trưởng kinh tế là phương tiện, là điều kiện, là tiền đề cho phát triển kinh tế. 1.1.2. Quan điểm về văn hóa và phát triển văn hóa Quan điểm về văn hóa Văn hóa, thực chất là tổng thể những giá trị vâ tô thể và phi vật thể (vật chất và tinh thần), được con người sáng tạo, kết tinh và phát triển trong quá trình hoạt động thực tiễn của mình. Văn hóa đã tham gia “tái tạo” con người, duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, là điều kiện để đánh giá khả năng trình độ phát triển và văn minh của con người và xã hội. Nhưng việc lý giải văn hóa là gì, trong tiến trình lịch sử loài người có nhiều quan điểm khác nhau. Luận án đã đề cập tới các quan điểm về văn hóa như: quan điểm phương Đông; quan điểm phương Tây; quan điểm UNESCO; quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin; quan điểm Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa. Tóm lại, văn hóa là mô tô phạm trù rô nô g lớn, dù lý giải bằng cách này hay cách khác, theo nghĩa rô nô g hay nghĩa hẹp thì trong phạm vi luâ nô án này, theo tác giả:Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra, bằng quá trình hoạt động thực tiễn trong suốt tiến trình lịch sử của mình. Nó được thể hiện qua phong tục, tập quán, lối sống, cách sống, ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng, nhằm thỏa mãn nhu cầu cuô âc sống của con người và cô âng đồng quốc gia, dân tộc, là đặc trưng cơ bản nhất để phân biêtâ sự khác nhau giữa dân tô âc này với dân tô âc khác, thời kỳ lịch sử này với thời kỳ lịch sử khác. Phân loại các loại hình văn hóa và chức năng cơ bản của văn hóa Phân loại các loại hình văn hóa, có thể có nhiều cách phân chia, nhưng khái quát lại, văn hóa bao hàm văn hóa vâ tô chất và văn hóa tinh thần hay văn hóa vâ tô thể và văn hóa phi vâ tô thể. Chức năng cơ bản của văn hóa, theo tác giả, văn hóa có bốn chức năng cơ bản: Thứ nhất, văn hóa có chức năng giáo dục và hoàn thiê nô con người; Thứ hai, văn hóa thực hiê nô chức năng tổ chức, điều chỉnh con người và xã hô iô theo những mục tiêu nhất định; Thứ ba, văn hóa có chức năng định hướng phát triển; Thứ tư, văn hóa có chức năng kế thừa và lưu truyền. Quan điểm về phát triển văn hóa Vận động và phát triển là quy luật chung, phổ biến ở mọi sự vật hiện tượng. Văn hóa cũng như mọi sự vật hiện tượng tự nhiên và xã hội, luôn nằm trong quá trình biến 10 đổi và phát triển không ngừng. Phát triển văn hóa là sự vận động và phát triển từ thấp đến cao, sự thay đổi từ nền văn hóa này sang một nền văn hóa khác là hiện tượng thường xuyên xảy ra trong lịch sử. Văn hóa phát triển theo những quy luật nhất định. Việc nhận thức đúng đắn quy luật phát triển của văn hóa là cơ sở đưa ra quan điểm khoa học về phát triển văn hóa trong thời kỳ đổi mới ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thứ nhất, sự vận động và phát triển của văn hóa chịu sự quy định của cơ sở kinh tế. Thứ hai, cùng với sự tác động và quy định của kinh tế, phát triển văn hóa còn chịu sự tác động và quy định của chính trị. Thứ ba, văn hóa phát triển không những bị tác động và quy định của kinh tế, chính trị mà còn phải tuân thủ quy luật vận động phát triển của văn hóa đó là tính kế thừa. Thứ tư, phát triển văn hóa phải tăng cường giao lưu tiếp biến văn hóa. Thứ năm, phát triển văn hóa chịu sự chi phối của sự tác động qua lại giữa các loại hình văn hóa. Như vậy, từ việc nghiên cứu và phân tích quy luật vận động và phát triển văn hóa, cũng như từ quan điểm phát triển văn hóa của Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam, luận án rút ra: Phát triển văn hóa chính là tăng trưởng các giá trị vật chất và giá trị tinh thần, làm cho văn hóa thấm sâu vào từng con người, từng khu dân cư và toàn xã hội, trở thành nền tảng vật chất và nền tảng tinh thần của xã hội, qua đó tăng cao giá trị sống của con người, tạo động lực thúc đẩy xã hội phát triển, trong đó có kinh tế. “Nội dung cơ bản của phát triển văn hóa là tăng trưởng các giá trị vật chất - tinh thần gắn liền với việc giải quyết các nhiệm vụ văn hóa xã hội bức xúc, nhằm tôn vinh và phát triển toàn diện con người”1 1.2. QUAN ĐIỂM VỀ QUAN HÊô GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TRONG LỊCH SỬ 1.2.1. Vai trò của phát triển kinh tế với phát triển văn hóa Kinh tế và văn hóa là hai bộ phận cốt lõi quyết định nhất đến sự sống còn, đến chất lượng cuộc sống của mỗi con người và mỗi quốc gia dân tộc, biểu hiện trên hai phương diện, đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Do vậy, kinh tế và văn hóa là “trụ cột” tạo nên sự vững chắc cho ngôi nhà xã hội, là “xương sống” cho cơ thể xã hội phát triển mạnh mẽ và bền vững. Tuy nhiên trong tiến trình lịch sử của nhân loại có nhiều quan điểm khác nhau, luận án đề cập tới quan điểm của phương Đông, quan điểm của phương Tây,quan điểm UNESCO; quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin; quan điểm Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa. Tóm lại theo tác giả, hai yếu tố này có quan hệ biện chứng không tách rời nhau, luôn kiềm hãm hoặc bổ sung hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. 1 Huỳnh Khái Vinh (2000), Phát triển văn hóa, phát triển con người, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, tr. 7. 11 Trong đó, phát triển kinh tế là điều kiện và là cơ sở vật chất quyết định sự phát triển văn hóa xã hội. Thứ nhất, kinh tế phát triển sẽ đảm bảo đầy đủ những điều kiện, phương tiện vật chất đáp ứng nhu cầu phát triển của văn hóa và xã hội Từ quan điểm ở trên khẳng định rằng, sự phát triển kinh tế là yếu tố quan trọng, thiết thực không những quyết định sự tồn tại của con người mà còn quyết định đến sự phát triển các lĩnh vực khác của đời sống xã hội trong đó có sự phát triển của văn hóa như “chủ nghĩa Mác - Lênin đã chứng minh rằng hoạt động tinh thần của con người là do những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội quyết định”1 Thứ hai, phát triển kinh tế sẽ tạo điều kiện cho con người phát triển tri thức và năng lực, hoàn thiện bản thân và xã hội. Trong tiến trình phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội thì con người luôn đóng vai trò trung tâm, quyết định đến mọi hoạt động và phát triển. Con người trong quá trình lao động sản xuất đã sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần để sống, tồn tại và hưởng thụ. Chính của cải vật chất ấy lại tạo cho con người có điều kiện để học tập, trau dồi kiến thức, phát triển và làm giàu tri thức để nắm bắt đầy đủ quy luật phát sinh, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Từ đó, tìm tòi, nghiên cứu, sáng chế và phát minh khoa học, kỹ thuật, phương tiện tinh vi hiện đại phục vụ cho hoạt động thực tiễn của con người một cách hiệu quả. Đặc biệt, khi có kiến thức, có phương tiện lao động tinh vi hiện đại, cùng với năng lực và nhiệt tình, sáng tạo trong lao động sản xuất sẽ tạo ra ngày càng nhiều của cải vật chất và những giá trị tinh thần cao đẹp, làm cho con người và xã hội tiến tới chân - thiện - mỹ. Thứ ba, kinh tế phát triển tạo ra cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh thúc đẩy các lĩnh vực khác cùng phát triển. Kinh tế có vai trò to lớn quyết định đến mọi hoạt động của con người là ngọn nguồn và là nguyên nhân của sự phát triển. Hay nói cách khác “sự phát triển không ngừng của sản xuất, của kinh tế còn là cơ sở của mọi sự phát triển trong đời sống xã hội”2. Chính vì thế, phát triển kinh tế là cơ sở, là nền tảng vật chất để thúc đẩy xã hội phát triển. 1.2.2. Quan điểm về vai trò của phát triển văn hóa đối với phát triển kinh tế Kinh tế và văn hóa là hai lĩnh vực của đời sống xã hội, có quan hệ biện chứng với nhau, nó tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm nhau phát triển. Kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện, nền tảng vật chất cho xã hội, quyết định sự phát triển của các lĩnh vực khác, trong 1 M. Rô-đen-tan và P.I-U-đin (chủ biên), (1976), Từ điển triết học, Nxb. Sự thật, Hà Nội, tr. 973 -974. 2 J.H.Fichter - Trần Văn Đĩnh (dịch), (1972), Xã hội học văn hóa, Nxb. Hiện đại, Sài Gòn. 12 đó có sự phát triển của văn hóa. Ngược lại, văn hóa phát triển sẽ tác động trở lại mạnh mẽ đến phát triển kinh tế, xã hội. Một là, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội nói chung và của sự phát triển kinh tế nói riêng. “Văn hóa không phải là cái ăn theo, cũng không phải là cái thụ động của sự phản ánh kinh tế” (…) “văn hóa là một nhân tố tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển kinh tế”1. Hai là, văn hóa là động lực tinh thần thúc đẩy kinh tế phát triển. Sự phát triển kinh tế luôn đòi hỏi sự phát triển văn hóa tương ứng, đồng bộ. Và, phát triển văn hóa hướng vào sự phù hợp, đồng bộ với phát triển kinh tế, đó là quy luật cơ bản của sự phát triển. Chỉ có sự phát triển văn hóa bền vững mới trở thành động lực của sự phát triển kinh tế. Như vậy, văn hóa được quan tâm phát triển thường xuyên, đúng mức phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước, của xu thế thời đại, nó tạo nên nền tảng và không những trở thành động lực mà còn là mục tiêu của sự phát triển bền vững của đất nước, của Thành phố. Ba là, phát triển văn hóa là mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội. Bản chất của văn hóa là tốt đẹp, là tiến bộ, là nhân văn… Vì thế, văn hóa trở thành mục tiêu của con người vươn tới và là tiêu chí để đánh giá một con người, một quốc gia, dân tộc, một xã hội tiến bộ hay lạc hậu, phát triển bền vững hay không bền vững. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa là quan hệ cơ bản nhất, quyết định nhất trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của con người. Phát triển kinh tế là nền tảng vật chất, là nguồn gốc, động lực, là yếu tố quyết định đối với sự phát triển văn hóa. Ngược lại, phát triển văn hóa là phát triển những giá trị tinh thần được sáng tạo ra trong hoạt động thực tiễn của con người, thẩm thấu trong các vật thể, được biểu hiện ra trong tư tưởng, tình cảm, lòng yêu nước, lối sống, cách sống, phong tục, tập quán, đạo đức, tác phong của mỗi con người, mỗi gia đình, cộng đồng và mỗi quốc gia dân tộc. Văn hóa là sức mạnh nội sinh, là nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu là động lực cho sự phát triển kinh tế. Mỗi dân tộc muốn phát triển bền vững, mỗi quốc gia muốn phát triển bền vững phải giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa. Nếu thiếu một trong hai yếu tố này nhất định sự phát triển sẽ không bền vững, dẫn đến kìm hãm, hạn 1 Nguyễn Trần Bạt (2006), Văn hóa và con người, Nxb. Văn hóa thông tin, tr. 98. 13 chế hoặc hủy hoại lẫn nhau. 14 Chương 2 QÚA TRÌNH, ĐẶC ĐIỂM ĐỔI MỚI VÀ THỰC TRẠNG QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Quá trình đổi mới ở Thành phố Hồ Chí Minh chính là quá trình hiện thực hóa quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, là quá trình làm cho kinh tế Thành phố phát triển trở thành điều kiện, cơ sở vật chất để phát triển văn hóa; ngược lại, phát triển văn hóa Thành phố trở thành nền tảng tinh thần là mục tiêu, là động lực cho sự phát triển kinh tế. 2.1. KHÁI QUÁT CÁC GIAI ĐOẠN, NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1.1. Các giai đoạn và nội dung đổi mới chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh Các giai đoạn đổi mới ở Thành phố Hồ Chí Minh Giai đoạn (1986-1990), đã đánh dấu một bước chuyển quan trọng của Thành phố. Đây là giai đoạn mà Thành phố Hồ Chí Minh cùng cả nước vừa thực hiện đường lối đổi mới toàn diện mà Đại hội Đại biểu toàn quốc khóa VI của Đảng cộng sản Việt Nam khởi sướng. Đồng thời, vừa vận dụng vào tình hình thực tiễn của Thành phố, để tìm tòi, xây dựng và thử nghiệm mô hình mới sao cho phù hợp và phát huy tối đa với vị trí, điều kiện, đặc điểm, thế mạnh và đặc trưng vốn có để ổn định xã hội và từng bước phát triển Thành phố. Giai đoạn (1991 - 1995), đây là giai đoạn đổi mới mà Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục vận dụng và cụ thể hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩ xã hội và chiền lược ổn định và phát triển kinh tế đến năm 2000 mà Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra (tháng 6 - 1991). Giai đoạn (1996 - 2000), đây là giai đoạn Thành phố Hồ Chí Minh cùng cả nước phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu đề ra trong Cương lĩnh là ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năn 2000, tạo tiền đề vững chắc đẩy tới một bước phát triển cao hơn khi đi vào thế kỷ 21. Giai đoạn (2000 – 2005), đây là giai đoạn Thành phố quyết tâm, “động viên mọi nguồn lực, phát huy mạnh mẽ sức sản xuất, tận dụng mọi thời cơ, vượt qua mọi thách thức, bảo đảm đạt tăng trưởng kinh tế cao và bền vững; tạo thế chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế”, “phát triển mạnh khoa học - công nghệ, đặc biệt công nghệ thông tin, giải quyết đồng bộ các vấn đề xã hội, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”. Giai đoạn (2005 -2010), giai đoạn này, Thành phố tập trung đánh giá một cách khái quát công cuộc 20 năm đổi mới về những thành tựu đạt được và những hạn chế, tồn tại cần khắc phục, đồng thời chỉ ra nguyên nhân, rút ra những bài học và kinh nghiệm trong quá trình đổi mới và xác định: “Đổi mới tòan diện và mạnh mẽ hơn nữa”. Giai đoạn (2010 - 2015), trong giai đoạn này, Thành phố quán triệt Nghị quyết 20 của Bộ chính trị, quyết tâm phấn đấu xây dựng và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, văn minh, hiện đại với tầm nhìn chiến lược đến năm 2020, đó là: “Tiếp tục đổi mới toàn diện và mạnh mẽ hơn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu toàn Đảng bộ”. Giai đoạn (2015 tới nay), giai đoạn này quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố là, xây dựng Thành 15 phố “sớm trở thành một trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của khu vực Đông Nam Á”. Nội dung đổi mới ở Thành phố Hồ Chí Minh là: Thứ nhất, đổi mới về mặt chính trị - xã hội: Trước hết, đổi mới về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, để người lãnh đạo có đủ trí tuệ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có kinh nghiệm quản lý và có đạo đức cách mạng trong sáng (trung thực, giản dị, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm), đủ sức, đủ bản lĩnh để đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, cái bảo thủ, trì trệ lạc hậu và cái tiến bộ, cái hợp quy luật, để đưa Thành phố phát triển. Đồng thời, đổi mới hệ thống chính trị còn là quá trình nâng cao năng lực tổ chức, quản lý của bộ máy chính quyền Thành phố. Bên cạnh đó, đổi mới hệ thống chính trị là đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ chức - chính trị xã hội nhằm nâng cao vai trò tư vấn, giám sát và phản biện xã hội và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh Thứ hai, đổi mới về mặt kinh tế ở Thành phố Hồ Chí Minh được xem là một trong những nội dung trọng tâm của quá trình đổi mới. Đổi mới kinh tế ở Thành phố Hồ Chí Minh là: “nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế - khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ và tăng trưởng kinh tế, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” (2011- 2015), “Phát triển kinh tế nhanh, bền vững, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển kinh tế tri thức và tăng trưởng xanh, nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lục cạng tranh” (2015 - 2020), vì mục tiêu làm cho người dân Thành phố được no ấm, hạnh phúc, tạo ra nhiều của cải vật chất để xây dựng Thành phố trở thành Thành phố văn minh, hiện đại ngang tầm khu vực và thế giới. Thứ ba, đổi mới về mặt văn hóa - xã hội: Đổi mới văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh chính là: “Phát triển văn hóa theo hướng văn minh, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và các giá trị tinh thần mang nét đặc trưng của nhân dân thành phố; là sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa – nền tảng tinh thần của xã hội, với trọng tâm là đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở” ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả”1; “Xây dựng môi trường văn hóa để con người phát triển toàn diện; nghiên cứu, phát huy đặc trưng, tính cách của con người Thành phố trong đặc điểm chung của con người Việt Nam”2. Thứ tư, đổi mới về quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, giữ vững thế trận lòng dân, nâng cao hiệu quả đối ngoại ở Thành phố Hồ Chí Minh. 2.1.2. Đặc điểm của quá trình đổi mới ở Thành phố Hồ Chí Minh Từ những điều kiện phát triển mang tính đặc thù về địa lý - tự nhiên, dân cư và con 1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (2010), Văn kiện đại hội đại biểu lần thứ IX, tr. 55. 2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Văn kiện đại hội đại biểu lần thứ X, tr.38. 16 người, đặc điểm chính trị - xã hội mang tính thoáng, mở và một nền văn hóa mang tính giao thoa, hội tụ đã tạo nên tính đặc thù riêng của Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình đổi mới. Điều này làm cho quá trình đổi mới ở Thành phố Hồ Chí Minh mang đặc điểm riêng rất đặc trưng, không có nơi nào có, đó là: Thứ nhất, tính năng động, sáng tạo là đặc điểm nổi bật của Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình đổi mới. Ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhân tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới chính là sự năng động, sáng tạo của toàn Đảng bộ và mỗi người dân Thành phố là động lực trực tiếp của quá trình đổi mới ở Thành phố. Thứ hai, đổi mới ở Thành phố Hồ Chí Minh mang tính toàn diện và có trọng tâm, trọng điểm. Đổi mới ở Thành phố Hồ Chí Minh trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội..., cả nông thôn lẫn thành thị, cả nội thành lẫn ngoại thành. Nhưng trong quá trình đổi mới tập trung vào một số lĩnh vực cơ bản và ở mỗi lĩnh vực đều phát triển mang tính trọng tâm, trọng điểm. Thứ ba, đổi mới ở Thành phố Hồ Chí Minh mang tính đột phá và lan tỏa. Đột phá trong quá trình đổi mới ở Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện ở những chính sách mà Thành phố đề ra chưa có ai nghĩ, chưa có ai từng làm trước đó, và do vậy, những chính sách này đã tạo ra những chuyển biến mới, mạnh mẽ tác động đến sự thay đổi của cơ chế cũ. Đồng thời, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi đi đầu thử nghiệm, thực hiện các chính sách mới nên đã tạo ra những xung động, tương tác ảnh hưởng và phản ứng dây chuyền làm lan tỏa đến các tỉnh, thành trong cả nước. Thành phố đã làm sáng tỏ con đường đi và cách làm mới, tư duy mới, góp phần tích cực vào việc hình thành đường lối đổi mới của Đảng. Thứ tư, đổi mới ở Thành phố Hồ Chí Minh mang tính thiết thực và hiệu quả. Ở Thành phố Hồ Chí Minh, luôn chú ý đến tính thực tế và hiệu quả công việc là đặc điểm phổ biến trong các chủ trương, chính sách, cũng như trong tính cách con người Thành phố. “Người Sài Gòn luôn biết nhìn thấy cái mình muốn, dù trong tương lai hay với hiện tại. Người Sài Gòn luôn thể hiện tính mục tiêu trong các dạng hoạt động của mình, dù đó là lao động cật lực hay chỉ là những cuộc chơi khắp nẻo gần xa”1. Như vậy, tính năng động, sáng tạo, tính toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, tính đột phá và lan tỏa, tính thực tế và hiệu quả là những đặc điểm nổi bật đã thể hiện rõ trong các chủ trương, chính sách trong quá trình đổi mới ở Thành phố Hồ Chí Minh. Những đặc điểm này phát huy mạnh mẽ, tạo nên những thành tựu to lớn trong thời kỳ đổi mới ở Thành phố. 2.2. THỰC TRẠNG QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VỚI PHÁT TRIỂN VĂN HÓA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 2.2.1. Thực trạng giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới Trong quá trình đổi mới ở Thành phố Hồ Chí Minh, về cơ bản đã có sự gắn kết hài hòa 1 Viện nghiên cứu xã hội Thành phố Hồ Chí Minh (2007), Con người và văn hóa trên đường phát triển, Nxb. Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 209. 17 giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa, đã được thể hiện trong nhận thức, chỉ đạo trong các chủ trương, nghị quyết của Đảng bộ thành phố qua các kỳ đại hội: “Đi đôi với tăng trưởng kinh tế, phải giải quyết tốt các vấn đề văn hóa - xã hội; gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong suốt quá trình phát triển”1. Vì vậy, trong thời kỳ đổi mới, Thành phố Hồ Chí Minh có nền kinh tế phát triển cao, trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ thương mại, tài chính ngân hàng lớn nhất cả nước. Kinh tế Thành phố phát triển không những đáp ứng được nhu cầu sinh sống của nhân dân mà còn tạo điều kiện và cơ sở vật chất cho các lĩnh vực khác phát triển, trong đó có lĩnh vực văn hóa. Thành phố chủ trương phát triển kinh tế gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa trong từng chính sách phát triển, và nhờ vậy, “Thành phố đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện, tạo sự chuyển biến căn bản trong đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của vùng và cả nước”2. Tuy nhiên, giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh còn có những nhận thức khác nhau, trong đó có những nhận thức chưa đúng đắn, chưa toàn diện về quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa. Có quan điểm chỉ chú trọng đến phát triển kinh tế, coi nhẹ phát triển văn hóa, hoặc chưa thấy vị trí, vai trò của văn hóa là nền tảng tinh thần là động lực của sự phát triển hoặc chỉ đề cao sự phát triển kinh tế mà xem nhẹ, coi thường tác dụng của sự phát triển văn hóa đối với sự phát triển kinh tế; phát triển văn hóa mang tính hình thức, đơn thuần tách rời với phát triển kinh tế. Ngược lại, có những quan điểm chỉ chú trọng đến phát triển văn hóa mà không thấy hoặc xem nhẹ vị trí, vai trò hết sức quan trọng của phát triển kinh tế là cơ sở, là điều kiện để phát triển văn hóa. Hoặc chưa thấy được quan hệ khăng khít, biện chứng giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa; nên chỉ phát triển đời sống tinh thần trên phương diện văn hóa nghệ thuật; sân khấu, ca nhạc, điện ảnh, tâm linh, lễ hội v.v... đến mức rơi vào phô trương hình thức chủ nghĩa, phát triển văn hóa đơn thuần. 2.2.2. Thực trạng của việc phát huy vai trò và sự tác động qua lại giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới Kinh tế và văn hóa là hai yếu tố cốt lõi nhất quyết định đến chất lượng cuộc sống của con người và sự phát triển ở Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, phát triển kinh tế và phát triển văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh có quan hệ biện chứng không thể tách rời nhau, luôn tác động qua lại, kìm hãm hoặc bổ sung hỗ trợ nhau cùng phát triển. Trong đó, phát triển kinh tế ở Thành phố Hồ Chí Minh là tiền đề, là cơ sở vật chất quyết định đến phát triển văn hóa. Thứ nhất, kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh phát triển sẽ nâng cao chất lượng sáng tạo văn hóa và nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Thứ hai, kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh phát triển 1 2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ VI, tr. 90. Nghị quyết 16 – NQ/TW của Bộ chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Ban hành ngày 10/08/2012). 18 sẽ tác động nâng cao chất lượng các lĩnh vực văn hóa. Thứ ba, kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh phát triển tác động tạo đầy đủ điều kiện để phát triển các phương tiện vật chất để cho văn hóa tác động vào các lĩnh vực kinh tế, làm cho văn hóa thực sự thấm sâu vào trong đời sống của nhân dân Thành phố và văn hóa thực sự đóng vai trò là nền tảng tinh thần của xã hội. Hay nói cách khác, kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh phát triển tác động đến văn hóa ở chỗ, nó làm hiện thực hóa vai trò của văn hóa là nền tảng, là động lực của phát triển kinh tế nói riêng và phát triển xã hội nói chung. Ngược lại, văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh phát triển đến lượt mình nó tác động mạnh mẽ đến kinh tế. Một là, văn hóa Thành phố phát triển làm thay đổi quá trình sản xuất thông qua việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực - yếu tố hàng đầu quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất của Thành phố. Hai là, văn hóa Thành phố phát triển góp phần vào phát triển tư liệu sản xuất ngày càng hiện đại, làm cho rút ngắn được quy trình sản xuất, giảm thời gian và sức lao động của con người, đồng thời chất lượng và hiệu quả sản xuất ngày càng cao. Ba là, Thành phố phát triển đã làm thay đổi trình độ tổ chức, quản lý sản xuất và tiến tới sự phân phối lợi ích, sản phẩm lao động xã hội ngày càng công bằng hơn. Bốn là, văn hóa Thành phố phát triển nó tác động làm thay đổi quy mô, hình thức phát triển của các lĩnh vực và các yếu tố kinh tế ở Thành phố Hồ Chí Minh. Năm là, văn hóa Thành phố phát triển đã góp phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố theo hướng công nghệ hiện đại. Như vậy, văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh phát triển nó đảm bảo cho sự gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội và đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa cho nền kinh tế thị trường phát triển mạnh cả về nội dung và hình thức với chất lượng, hiệu quả ngày càng cao ở Thành phố Hồ Chí Minh. Như phân tích ở trên, trong quá trình đổi mới, kinh tế và văn hóa Thành phố có sự tác động qua lại, tương hỗ với nhau, trong đó, kinh tế phát triển đã tạo ra tiền đề, cơ sở vật chất cho phát triển văn hóa. Đến lượt mình, văn hóa phát triển đã tạo động lực cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên, còn tồn tại một số bất cập trong phát triển kinh tế đã làm cho phát triển kinh tế Thành phố chưa thật sự là điều kiện, là nền tảng vật chất để phát triển văn hóa. Ngược lại, “những thành tựu đạt được trong lĩnh vực văn hóa chưa ngang tầm với vị trí, vai trò, khả năng và yêu cầu xây dựng, bảo vệ, phát triển thành phố”1 và do vậy, văn hóa chưa thực sự trở thành động lực cho phát triển kinh tế Thành phố. Thứ nhất, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm và phát triển chưa đều giữa các khu vực, chưa tạo được động lực tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế bền vững nên sự phát triển kinh tế Thành phố chưa tạo thành nền tảng vững chắc để phát triển văn hóa. Thứ hai, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố còn yếu và do vậy, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Thứ ba, cơ cấu các thành phần kinh tế ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới 1 Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VII “ Về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, tr. 23.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan