Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian giữa nhật bản – trung quốc trong hai thập...

Tài liệu Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian giữa nhật bản – trung quốc trong hai thập niên đầu thế kỷ xxi và một số kiến nghị chính sách cho việt nam

.PDF
166
340
130

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN TUẤN TÚ QUAN HỆ THƢƠNG MẠI HÀNG HÓA TRUNG GIAN GIỮA NHẬT BẢN – TRUNG QUỐC TRONG HAI THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM Ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 9.31.01.06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Nguyễn Bình Giang 2. PGS.TS. Nguyễn Xuân Trung HÀ NỘI - 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu thu thập, trích dẫn, xử lý từ các nguồn chính thức và của riêng tác giả. Kết quả nêu trong luận án là trung thực, chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Tuấn Tú ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, tôi trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng quản lý đào tạo sau đại học, các thầy, cô trong Học viện Khoa học Xã hội, Viện hàn lâm Khoa học Xã hội đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Đặc biệt trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Bình Giang và PGS.TS Nguyễn Xuân Trung đã trực tiếp hƣớng dẫn tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này. Tôi cũng chân thành cảm ơn Lãnh đạo cơ quan Cục Quản trị Tài vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Đan Mạch, Bộ Ngoại giao, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, hỗ trợ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp Tác giả luận án Nguyễn Tuấn Tú iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................ ............................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU..... ................................ 9 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................................ 9 1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước................................................................ .......... 14 1.3. Những giá trị của công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước, khoảng trống nghiên cứu và điểm mới của luận án .............................................. ................... 21 1.3.1. Những giá trị của công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ......................... 21 1.3.2. Khoảng trống nghiên cứu và điểm mới của luận án… ...................................... 22 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUAN HỆ THƢƠNG MẠI HÀNG HÓA TRUNG GIAN.................................................... ....................... 25 2.1. Những vấn đề lý luận về thương mại hàng hóa trung gian.. ................................. 25 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản................ .................................................................... 25 2.1.2. Cơ sở lý thuyết về quan hệ thƣơng mại hàng hoá trung gian.......... ................... 27 2.1.3. Phân loại hàng hóa trung gian.... ....................................................................... 39 2.1.4. Các tiêu chí đánh giá quan hệ thƣơng mại hàng hoá trung gian… .................. 43 2.1.5. Đặc điểm của quan hệ thƣơng mại hàng hóa trung gian. ................................. 44 2.1.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quan hệ thƣơng mại hàng hoá trung gian.. .......... 52 2.2. Cơ sở thực tiễn về quan hệ thương mại hàng hoá trung gian ............................... 55 2.2.1. Mô hình đàn nhạn bay ở Đông Á ....................................................................... 55 2.2.2. Mạng sản xuất nội khối Đông Á và vai trò của thƣơng mại hàng hoá trung gian ................................................................................................................................ 59 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUAN HỆ THƢƠNG MẠI HÀNG HOÁ TRUNG GIAN NHẬT BẢN – TRUNG QUỐC........................................................................................................................... 68 3.1. Khái quát thực trạng quan hệ thương mại song phương Nhật Bản – Trung Quốc kể từ năm 2001 đến nay ................................................................................................ 68 3.1.1. Tổng quan về quan hệ thƣơng mại Trung Quốc – Nhật Bản kể từ năm 2001 đến nay. ......................................................................................................................... 68 3.1.2. Chính sách của Nhật Bản và Trung Quốc trong phát triển quan hệ thƣơng mại song phƣơng... ........................................................................................................ 71 3.2. Quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc.. .................... 77 iv 3.2.1. Thực trạng quan hệ thƣơng mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc............................................................. ................................................................. 77 3.2.2. Đặc điểm của quan hệ thƣơng mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc............................................................................................................. ................ 89 3.2.3. Nhân tố ảnh hƣởng đến quan hệ thƣơng mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc ................................................................................................................... 95 CHƢƠNG 4: QUAN HỆ THƢƠNG MẠI HÀNG HOÁ TRUNG GIAN VIỆT NAM – TRUNG QUỐC, VIỆT NAM – NHẬT BẢN: MỘT SỐ BÀI HỌC VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM..................................................... 116 4.1. Khái quát quan hệ thương mại hàng hoá trung gian giữa Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Nhật Bản. ..................................................................................... 116 4.1.1. Khái quát quan hệ thƣơng mại hàng hoá trung gian Việt Nam – Trung Quốc.............................................................................................. .............................. 116 4.1.2. Khái quát quan hệ thƣơng mại hàng hoá trung gian Việt Nam – Nhật Bản .... 119 4.1.3. Một vài đánh giá......... ...................................................................................... 121 4.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam từ quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc ..................................................................... 127 4.2.1. Bài học nên tham khảo, học hỏi.. ...................................................................... 127 4.2.2. Bài học nên tránh............. ................................................................................. 133 4.3. Một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam......................................................... 135 4.4. Điều kiện cần và đủ để áp dụng các bài học kinh nghiệm và kiến nghị chính sách đối với Việt Nam.. ............................................................................................... 145 4.4.1. Điều kiện cần..................................................................................... .............. 145 4.4.1. Điều kiện đủ........................................................................................ .............. 146 Tiểu kết chương 4....................................................................................................... 147 KẾT LUẬN .................................................................................. ............................ 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ............ ....................... 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 154 v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN : The Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Đông Nations AJCEP : ASEAN-Japan Nam Á Comprehensive Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn Economic Partnership Agreement) BEC : Broad Economic Categories diện ASEAN – Nhật Bản Phân loại danh mục hàng hóa theo ngành kinh tế rộng CAFTA : China – ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – Asean EU : Europian Union Liên minh Châu Âu FDI : Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp FTA : Free Trade Area/Agreement Khu vực/Hiệp định thương mại tự do GDP : Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GMS : Greater Mekong Subregion Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng I/O : Input – Output Table Bảng Input – Output JETRO : Japan External Trade Organization Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản KNXNK : Kim ngạch xuất nhập khẩu LTTA : Long Term Trade Agreement Hiệp định thương mại dài hạn METI : Ministry of Economy, Trade and Bộ kinh tế, công nghiệp và thương mại Industry MNCs : Multinational Companies vi Các công ty đa quốc gia MUTRAP : Multileteral Assitance Dự án hỗ trợ thương mại đa Trade Project NBSC biên : National Bureau of Statistics of Tổng cục thống kê Trung Quốc China NICs : Newly Industrialised Countries Các nước mới công nghiệp hóa NIEs : Newly Industrialised Economies Các nền kinh tế mới công nghiệp hóa Hỗ trợ phát triển chính thức ODA : Official Development Assistance OECD : Organization for Economic Tổ chức hợp tác và phát triển Cooperation and Development kinh tế RCEP : Regional Comprehensive Economic Hiệp định đối tác kinh tế toàn Partnership diện R&D : Research and Development Nghiên cứu và phát triển SITC : Standard International Classification Trade Danh mục phân loại thương mại quốc tế tiêu chuẩn SMEs : Small and Enterprises SNA : System of National Account CPTPP : Comprehensive and Progressive Hiệp định đối tác toàn diện và Trans – Pacific Partnership tiến bộ xuyên Thái Bình Dương UN : United Nations VJEPA : Vietnam – Japan Partnership Agreement WTO : World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới XK : Xuất khẩu XNK : Xuất nhập khẩu Medium-sized Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hệ thống tài khoản Quốc gia Liên hợp quốc Economic Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1 Phân loại hàng hoá theo BEC Bảng 2.2 Đặc trưng của mỗi loại hình doanh nghiệp 49 Bảng 2.3 Thương mại hàng hoá trung gian và hàng hoá cuối cùng ở khu vực Đông Á 62 Bảng 3.1 Thương mại hàng hóa Nhật Bản – Trung Quốc (từ số liệu 69 40-41 của Nhật Bản) Bảng 3.2 Thương mại hàng hóa Trung Quốc – Nhật Bản (từ số liệu 70 của Trung Quốc) Bảng 3.3 Thương mại hàng hoá trung gian Trung Quốc – Nhật Bản 83 vào các năm 2000, 2012 và 2017 Bảng 3.4 Bảng 4.1 Bảng cân đối I/O và vai trò của hàng hoá trung gian trong quan hệ thương mại Nhật Bản – Trung Quốc (tỷ USD) Quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Việt Nam – Trung 92 117 Quốc (từ năm 2000 – 2016) Bảng 4.2 Quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Việt Nam – Nhật Bản (năm 2000 – 2016) viii 120 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Trang Hình 2.1 Những nhân tố quyết định lợi thế quốc gia 31 Hình 2.2 Quá trình phân đoạn sản xuất 35 Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất 48 Hình 2.4 Mô hình đàn nhạn bay của Akamatsu 56 Hình 2.5 Sơ đồ miêu tả một mảng sản xuất ở Đông Nam Á 58 Hình 2.6 Mạng sản xuất Đông Á và vai trò của hàng hóa trung gian 59 Hình 2.7 Tỷ lệ xuất – nhập khẩu hàng hoá trung gian của Nhật Bản và Trung Quốc trong khu vực Đông Á (%) 60 Hình 3.1 Xuất khẩu hàng hoá của Nhật Bản phân theo các đối tác chủ yếu (% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản) 71 Hình 3.2 Xuất khẩu hàng hoá trung gian của Nhật Bản sang Trung Quốc (trăm triệu USD) 78 Hình 3.3 Xuất khẩu hàng hoá trung gian của Trung Quốc sang Nhật Bản (trăm triệu USD) 80 Hình 3.4 Xuất nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc với Nhật Bản giai đoạn 1988 – 2012 (trăm triệu USD) 85 Hình 3.5 Thương mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc trong chuỗi cung ứng Đông Á trong các năm 2002 và 2012 90 ix MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thương mại hàng hóa trung gian luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong nhóm nước đang phát triển và đóng vai trò rất quan trọng trong liên kết thương mại và sản xuất theo chiều dọc. Trong nhiều năm qua, Việt Nam luôn đi tìm giải đáp cho câu hỏi: Việt Nam đang đứng ở đâu trong chuỗi giá trị toàn cầu và làm thế nào để có thể tham gia sâu vào chuỗi giá trị dài hạn, trong đó hàm ý là gia tăng tỷ trọng xuất khẩu các hàng hóa trung gian? Trong số các bạn hàng thương mại lớn của Việt Nam, không thể không nhắc tới Nhật Bản và Trung Quốc. Năm 2016, kim ngạch thương mại Việt Nam – Trung Quốc đạt 72 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 22 tỷ USD và nhập khẩu đạt 50 tỷ USD; trong khi kim ngạch thương mại Việt Nam – Nhật Bản đạt 29,8 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 14,7 tỷ USD và nhập khẩu đạt 15,1 tỷ USD [132]. Nằm trong khu vực Đông Á, chịu ảnh hưởng ít nhiều từ “mô hình đàn nhạn bay” do Nhật Bản dẫn đầu, và chịu sự chi phối về các hoạt động thương mại với Trung Quốc khi Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào hàng hoá Trung Quốc với mức độ nhập siêu ngày càng lớn, Việt Nam đang gặp rất nhiều những thách thức trong quan hệ thương mại với hai quốc gia lớn nhất châu Á này. Xét trong mạng sản xuất Đông Á, Nhật Bản là quốc gia đứng ở vị trí thượng nguồn, có trình độ công nghệ hiện đại, hàng hoá xuất nhập khẩu đòi hỏi chất lượng cao và cạnh tranh; còn Trung Quốc là quốc gia nằm ở khu vực hạ nguồn, có chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu thấp hơn Nhật Bản, nhưng cao hơn so với các nước ASEAN trong đó có Việt Nam. Trong nhiều năm gần đây, cùng với sự gia tăng thương mại song phương Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam luôn là nước nhập siêu lớn từ nước này và Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, trong khi Nhật Bản chuyển sang đối tác thương mại lớn thứ hai nhưng tốc độ tăng trưởng thương mại song phương Việt Nam – Nhật Bản trong nhiều năm gần đây luôn thấp hơn tốc độ tăng trưởng thương mại song phương Việt Nam – Trung Quốc. Nếu xu hướng này tiếp tục kéo dài, không loại trừ khả năng Việt Nam ngày càng lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc và tiếp 1 tục tồn tại nền kinh tế luôn ở “đẳng cấp thấp hơn” so với Trung Quốc và các nước trong khu vực. Nghiên cứu quan hệ thương mại hàng hoá trung gian giữa Nhật Bản và Trung Quốc cho thấy, đây là mối quan hệ mang tính bổ sung cơ cấu lẫn nhau trong đó Trung Quốc luôn giữ ở tình trạng nhập siêu hàng hoá trung gian với Nhật Bản. Điều đáng lưu ý là: Nhật Bản nằm ở phía thượng nguồn của chuỗi cung ứng, có sự chi phối mạng sản xuất Đông Á tương đối mạnh, và Trung Quốc đã được hưởng lợi rất nhiều từ quan hệ hàng hoá trung gian với Nhật Bản. Thương mại nội ngành trong hàng hoá trung gian giữa Nhật Bản và Trung Quốc cũng tạo ra những khác biệt về sản phẩm, đưa Trung Quốc trở thành công xưởng sản xuất của thế giới với các sản phẩm đa dạng, chi phí thấp, giá rẻ. Trong nhiều thập kỷ tham gia mạng sản xuất Đông Á, thu hút FDI từ Nhật Bản và các quốc gia khác, Trung Quốc đã tạo được giá trị gia tăng cho hàng hoá trung gian của đất nước mình, trở thành quốc gia có tiềm lực kinh tế lớn mạnh. Đối với Việt Nam, quan hệ thương mại hàng hoá trung gian giữa Việt Nam và Trung Quốc mang tính cạnh tranh hơn là bổ sung, khiến cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng kém sức cạnh tranh, giá trị gia tăng của sản phẩm rất thấp, thậm chí Việt Nam gần như “làm thuê” cho các công xưởng sản xuất gia công ở Trung Quốc. Trong khi đó, mối quan hệ hàng hoá trung gian Việt Nam – Nhật Bản mang tính bổ sung, nhưng bị hạn chế bởi nhiều yếu tố về khoảng cách công nghệ, trình độ phát triển kinh tế, sự phụ thuộc vào hàng hoá Trung Quốc. Mối quan hệ thương mại hàng hoá trung gian ba bên này đang đẩy Việt Nam vào thế bất lợi do chủ yếu tham gia vào các chuỗi giá trị ngắn, chủ yếu trong ngành công nghiệp khai khoáng, chế biến thô, sơ chế…, mà chưa vững bước tham gia trong chuỗi giá trị dài (các sản phẩm chế biến sâu, linh kiện, thiết bị chế tạo, nghiên cứu phát triển, vệ tinh chế tạo…). Chính vì lý do trên, đề tài “Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI và một số kiến nghị chính sách cho Việt Nam” là mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn, giúp chúng ta hiểu được bản chất của quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Trung Quốc – Nhật 2 Bản, các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ này, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm và hàm ý chính sách cho Việt Nam trong việc mở rộng và nâng cao chất lượng hàng hóa trung gian khi mở rộng quan hệ thương mại với các quốc gia trên thế giới nói chung và với Nhật Bản, Trung Quốc nói riêng. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu: Luận án này nghiên cứu quan hệ thương mại hàng hóa trung gian giữa hai quốc gia Nhật Bản và Trung Quốc từ năm 2001 đến năm 2017, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ thương mại hàng hoá trung gian giữa hai nước này, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và hàm ý chính sách đối với Việt Nam trong thúc đẩy quan hệ thương mại hàng hoá trung gian với các quốc gia trên thế giới nói chung và với hai nước Nhật Bản và Trung Quốc nói riêng. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Để thực hiện được mục đích nói trên, luận án giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau đây: - Làm rõ các nội hàm liên quan đến quan hệ thương mại hàng hoá trung gian giữa hai quốc gia. Trên cơ sở đó, phân tích, đánh giá thực trạng quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc từ 2001 đến năm 2017. - Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc, chỉ ra những thành công, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc thời gian qua. - Rút ra các bài học kinh nghiệm từ quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc, tìm giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại hàng hóa trung gian với các quốc gia trên thế giới nói chung và giữa Việt Nam với Nhật Bản, Việt Nam với Trung Quốc nói riêng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tƣợng nghiên cứu: quan hệ thương mại hàng hóa trung gian giữa hai quốc gia Nhật Bản – Trung Quốc. Hàng hóa trung gian (intermediate good), hay còn gọi là hàng hóa linh phụ kiện hay hàng hóa bán thành phẩm, là hàng hóa sử 3 dụng làm đầu vào cho sản xuất ra thành phẩm (final good) để bán cho người tiêu dùng. Thương mại hàng hóa trung gian, vì vậy, còn được gọi là thương mại nội ngành, thương mại linh phụ kiện. - Phạm vi nghiên cứu nội dung: các chính sách thương mại song phương Nhật Bản – Trung Quốc, thực trạng và đặc điểm của quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc, các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc, bài học và hàm ý chính sách đối với Việt Nam + Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu quan hệ thương mại hàng hóa trung gian giữa Nhật Bản – Trung Quốc trong phạm vi không gian khu vực Đông Á. + Phạm vi thời gian: Từ năm 2001 đến năm 2017. Do độ trễ của các tài liệu thống kê thương mại hàng hoá của hai quốc gia Nhật Bản và Trung Quốc, cũng như khó truy cập được các tài liệu nghiên cứu cập nhật của các học giả Nhật Bản, Trung Quốc, quốc tế về thực trạng quan hệ hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc; đồng thời các bài báo trong nước và ngoài nước chỉ phản ánh các tài liệu cập nhật về quan hệ thương mại hàng hoá Nhật Bản – Trung Quốc, chứ không đủ số liệu để đánh giá quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc, nên phạm vi nghiên cứu của luận án dừng lại trong giai đoạn 2000-2017. Trong giai đoạn 2000-2017, Trung Quốc thực sự trỗi dậy, đem lại những cơ hội và thách thức đối với thế giới và khu vực, trong đó có Nhật Bản. Đây cũng là thời điểm Nhật Bản có những điều chỉnh chính sách hợp tác kinh tế với Trung Quốc theo hướng cùng có lợi. Hai thập niên đầu thế kỷ XXI cũng chứng kiến sự thay đổi chính sách thương mại song phương giữa hai nước. Giai đoạn này được đánh dấu thành hai giai đoạn nhỏ: 2001-2010: quan hệ thương mại Nhật Bản – Trung Quốc có chiều hướng tích cực trong xu thế năng động của liên kết khu vực và FTA song phương trong khu vực; giai đoạn 2011-2017: khu vực Đông Á có nhiều biến động phức tạp, cộng với ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nên quan hệ thương mại Nhật Bản – Trung Quốc có sự thay đổi và chuyển hướng. 4 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu: - Cách tiếp cận nghiên cứu: Luận án sử dụng cách tiếp cận liên ngành dựa trên các lý thuyết thương mại, hợp tác song phương để đánh giá phân tích quan hệ thương mại Nhật Bản – Trung Quốc và sử dụng các nhân tố lịch sử, quan hệ quốc tế, chính trị học, văn hóa … để giải thích bản chất của mối quan hệ trên. - Phƣơng pháp nghiên cứu: + Phương pháp phân tích hệ thống: Luận án sẽ sử dụng phương pháp này để phân tích thực trạng quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc theo thời gian, theo định hướng và mục tiêu chính sách thương mại của hai nước. Việc phân tích thực trạng quan hệ thương mại của hai nước sẽ cho thấy những đặc trưng riêng của từng giai đoạn nhỏ, từng phân ngành, có liên quan đến chính sách khu vực của Nhật Bản và Trung Quốc; và việc tổng hợp lại sẽ cho thấy những đặc trưng chung của mối quan hệ thương mại hàng hóa trung gian song phương, tạo cơ sở cho việc rút ra bài học và khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam. + Phương pháp phân tích tổng hợp: Luận án thu thập các công trình nghiên cứu có liên quan đến quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc, để phân tích, đánh giá, từ đó thấy được những thiếu hụt và khoảng trống trong những công trình nghiên cứu trước đó, từ đó tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện. + Phương pháp so sánh: Luận án sử dụng phương pháp so sánh quan hệ thương mại hàng hoá trung gian giữa Nhật Bản và Trung Quốc trong giai đoạn từ 2001 đến năm 2017. Phương pháp so sánh này cũng nhằm so sánh quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc với các nước khác trong khu vực nhằm làm rõ vai trò của mối quan hệ này trong liên kết thương mại và chuyển giao công nghệ ở khu vực Đông Á. + Phương pháp case-study: Luận án không phân tích toàn bộ quan hệ thương mại Nhật Bản – Trung Quốc, mà chỉ tập trung phân tích quan hệ thương mại hàng hóa trung gian, tập trung vào các nhóm ngành xuất nhập khẩu chủ lực của hai nước. 5 5. Đóng góp mới về lý luận và ý nghĩa khoa học của luận án - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về quan hệ thương mại hàng hoá trung gian giữa các quốc gia, tìm hiểu các nhân tố tác động đến quan hệ thương mại hàng hoá trung gian song phương. Điều này giúp làm rõ hơn các vấn đề liên quan đến quan hệ thương mại hàng hoá trung gian song phương. Đây là một nội dung quan trọng trong quan hệ thương mại quốc tế hiện đại nhưng chưa được nghiên cứu tổng thể và hệ thống trong các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đó. - Luận án đã đề xuất được khung phân tích về thương mại hàng hóa trung gian giữa hai quốc gia, áp dụng cho phân tích quan hệ hàng hóa trung gian giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Trong đó, nổi bật là việc xây dựng các tiêu chí đánh giá về quan hệ thương mại hàng hóa trung gian giữa hai quốc gia. 6. Đóng góp mới của luận án và ý nghĩa thực tiễn của các đóng góp đó - Luận án đã phân tích thực trạng quan hệ hàng hoá trung gian giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Đây là hai đối tác thương mại hàng hoá trung gian quan trọng của Việt Nam. Quan hệ hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc cho thấy sự phụ thuộc lẫn nhau trong liên kết thương mại Đông Á, trong chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị khu vực Đông Á. - Phân tích thực trạng quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Việt Nam – Nhật Bản, Việt Nam – Trung Quốc, đưa ra những đánh giá chung, rút ra những bài học thiết thực từ kinh nghiệm của Trung Quốc và Nhật Bản, từ đó kiến nghị chính sách cho Việt Nam trong thúc đẩy quan hệ thương mại thương mại hàng hoá trung gian Việt Nam – Nhật Bản, Việt Nam – Trung Quốc. - Luận án có ý nghĩa về mặt thực tiễn bởi nghiên cứu thực trạng mối quan hệ thương mại hàng hoá song phương giữa Nhật Bản và Trung Quốc sẽ làm rõ được sự phụ thuộc lẫn nhau của hai nước này trong mạng sản xuất khu vực Đông Á, thấy rõ vai trò và vị trí khác nhau của hai nước này trong liên kết khu vực Đông Á và mạng sản xuất Đông Á. Việc tìm hiểu bản chất, nguyên nhân và đánh giá các nhân tố tác động lên mối quan hệ này trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI sẽ giúp Việt Nam định vị rõ vị trí và những nhiệm vụ cần phải làm trong hệ thống thương mại hàng hóa trung gian của khu vực, từ đó có thể nâng cấp các ngành sản xuất trong nước, 6 tránh sự phụ thuộc và thúc đẩy hiệu quả hơn nữa mối quan hệ thương mại hàng hóa trung gian với Trung Quốc và Nhật Bản. 7. Kết cấu luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến: (i) Các lý thuyết về thương mại hàng hoá trung gian; (ii) Các chính sách và thực trạng quan hệ hàng hoá trung gian Trung Quốc – Nhật Bản, các nhân tố tác động đến mối quan hệ hàng hoá trung gian Trung Quốc – Nhật Bản; (iii) Thực trạng quan hệ hàng hóa trung gian Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Nhật Bản. Từ việc nghiên cứu các công trình trước đó, luận án phát hiện ra những giá trị nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, hướng tiếp cận của đề tài luận án. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quan hệ thương mại hàng hóa trung gian. Phân tích làm rõ nội hàm về quan hệ thương mại hàng hóa trung gian giữa hai nước thông qua việc nghiên cứu các lý thuyết liên quan tới thương mại nói chung và thương mại hàng hoá trung gian nói riêng, phân loại hàng hóa trung gian, các tiêu chí đánh giá, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại hàng hoá trung gian. Từ cơ sở lý luận đó, chương hai đi vào phân tích mô hình đàn nhạn bay ở Đông Á – nguyên nhân dẫn đến mạng sản xuất nội khối Đông Á và thương mại hàng hoá trung gian phát triển mạnh mẽ ở khu vực Đông Á trong các thập niên qua. Đây là cơ sở thực tiễn để luận án phân tích thực trạng thương mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc trong bối cảnh phát triển kinh tế mang tính chất đặc thù như khu vực Đông Á. Chương 3: Thực trạng và nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc. Chương này phân tích thực trạng thương mại hàng hoá song phương Nhật Bản – Trung Quốc từ năm 2001 đến năm 2017 và các chính sách trong phát triển thương mại song phương. Từ đó, làm căn cứ để phân tích thực trạng, đặc điểm và 7 các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc. Chương này nhằm làm rõ vai trò của hàng hoá trung gian trong quan hệ song phương Nhật Bản – Trung Quốc, trong các chuỗi giá trị hàng hoá khu vực và toàn cầu, sự ảnh hưởng và quan hệ kinh tế thương mại phụ thuộc lẫn nhau giữa hai nước lớn nhất khu vực Đông Á, từ đó làm cơ sở để rút ra bài học kinh nghiệm và kiến nghị chính sách cho chương 4. Chương 4: Quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Nhật Bản : Bài học và một số kiến nghị chính sách. Thông qua phân tích khái quát thực trạng thương mại hàng hoá trung gian giữa Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Nhật Bản, chương 4 muốn làm rõ một số đặc điểm và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Nhật Bản trong quan hệ thương mại hàng hoá trung gian. Trên cơ sở đó và dựa vào các kết quả nghiên cứu của các chương trước đó, chương 4 rút ra một số bài học kinh nghiệm và kiến nghị chính sách cho Việt Nam trong quan hệ thương mại hàng hoá trung gian với Nhật Bản và Trung Quốc trong thời gian tới. 8 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc Nghiên cứu về các vấn đề lý thuyết liên quan đến luận án, ở Việt Nam hiện nay thương mại hàng hóa trung gian được nghiên cứu dưới các thuật ngữ: thương mại hàng hóa bán thành phẩm, thương mại chiều dọc, thương mại nội bộ ngành… Chưa có khái niệm nào hoàn chỉnh về “thƣơng mại hàng hóa trung gian”. Trong các nghiên cứu của Cù Chí Lợi [29], Lê Thị Ái Lâm [25] và Trần Văn Tùng [44], khái niệm, bản chất, đặc điểm và cấu trúc của mạng sản xuất quốc tế đã được các tác phẩm này đề cập đến khá chi tiết và cụ thể. Tuy nhiên, thương mại hàng hóa trung gian chưa được đưa thành một khái niệm hoàn chỉnh, mà mới chỉ hàm ý trong một số phân tích khi đưa ra các vấn đề lý thuyết về mạng sản xuất toàn cầu bởi đối tượng và phạm vi nghiên cứu của các tác phẩm này tương đối khác với chủ đề nghiên cứu của đề tài. Dương Minh Tuấn [41, tr. 13-21] đã đề cập tới khái niệm và bản chất của mô hình “đàn nhạn bay”, phân tích một số luận thuyết về phân đoạn sản xuất, về cơ chế tập trung hàng hóa sản xuất ở Đông Á, về mô hình giao dịch nội bộ ở cấp cao trong mạng lưới sản xuất quốc tế… Theo tác giả, thương mại quốc tế ở khu vực Đông Á chủ yếu diễn ra theo chiều dọc (hàm ý là trao đổi thương mại hàng hóa trung gian), do vậy tính liên kết trong thương mại nội bộ Đông Á là rất chặt chẽ. Tác giả cũng phân tích vai trò của Nhật Bản và Trung Quốc trong mạng sản xuất Đông Á và mối quan hệ thương mại mang tính bổ sung giữa hai nước này. Tuy các vấn đề liên quan đến “thương mại hàng hóa trung gian” chưa được tác giả làm rõ, nhưng cũng mang lại những giá trị tham khảo đáng lưu ý cho đề tài nghiên cứu. Nguyễn Bình Giang [16] đã phân tích về việc nâng cấp ngành với vấn đề tham gia vào mạng sản xuất quốc tế. Theo tác giả, phân công lao động quốc tế đã chuyển từ chiều ngang (mỗi nước một ngành) sang chiều dọc (mỗi nước một công đoạn trong chu trình sản xuất ra một sản phẩm). Gắn với phân công lao động theo 9 chiều dọc, buôn bán trung gian nội ngành ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong thương mại quốc tế, đặc biệt là ở khu vực Đông Á. Tác giả cũng đề cập thêm về chuỗi cung cấp và chuỗi giá trị toàn cầu trong đó có sự tham gia mạnh mẽ của nhóm nước đang phát triển, nhóm nước có nền kinh tế mới nổi, và các nước phát triển vào mạng lưới phân công lao động quốc tế. Tuy nhiên, tác giả ít đề cập đến thương mại hàng hóa trung gian do phạm vi nghiên cứu của tác giả chỉ tập trung vào nâng cấp ngành và một số hàm ý cho Việt Nam. Nghiên cứu về các yếu tố thúc đẩy thương mại và đầu tư nội bộ khu vực, Lưu Ngọc Trịnh [39] cho rằng có một số nhân tố ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư nội khối, trong đó có chính sách theo đuổi tự do hóa thương mại và đầu tư, FDI và các công ty đa quốc gia, mạng sản xuất khu vực. Liên kết kinh tế khu vực theo chiều dọc đã khiến thương mại hàng hóa trung gian trong khu vực Đông Á phát triển mạnh, xuất khẩu và FDI bổ sung cho nhau và sự chia sẻ sản xuất (fragmentation of production) từ đó xuất hiện. Ngô Minh Thanh [36] đã đề cập đến hoạt động FDI sôi nổi ở Đông Bắc Á, nhất là Trung Quốc, nhờ các công ty xuyên quốc gia và việc phát triển các mạng sản xuất của các công ty này. Nghiên cứu này đề cập đến hoạt động FDI và hoạt động phân tán sản xuất của các công ty đa quốc gia (MNCs) ở Đông Bắc Á hơn là đề cập đến mạng sản xuất ở Đông Bắc Á. Nghiên cứu về chính sách đối ngoại và hợp tác kinh tế của Nhật Bản và Trung Quốc đối với khu vực trong những thập niên gần đây, từ đó thấy được quan điểm hợp tác của hai nước này trong nhiều lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế thương mại. Ngô Xuân Bình [3, tr. 3-10] đã phân tích sự thay đổi chính sách đối ngoại của Nhật Bản kể từ sau chiến tranh lạnh, trọng tâm hướng đến các nước ở khu vực Đông Á, trong đó có Trung Quốc. Vũ Văn Hà [17] đã làm rõ sự tác động của bối cảnh mới đối với quan hệ Trung Quốc – ASEAN – Nhật Bản; làm rõ bản chất, đặc điểm và xu hướng phát 10 triển quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản, quan hệ ASEAN – Trung Quốc, quan hệ ASEAN – Nhật Bản và đánh giá thực trạng, triển vọng của hợp tác đa phương giữa ba thực thể này; làm rõ tác động của sự điều chỉnh chính sách trong quan hệ của ba thực thể này đến khu vực nhất là đến Việt Nam, đề xuất các giải pháp chính sách nhằm tranh thủ thời cơ phát triển quan hệ của Việt Nam với các thực thể đó. Hoàng Thị Bích Loan [27] nghiên cứu chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI. Theo tác giả, Trung Quốc đã tận dụng triệt để tư cách thành viên WTO của mình để nhanh chóng hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Theo tác giả, chỉ trong thời gian ngắn, nền kinh tế Trung Quốc phát triển bùng nổ, tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế toàn cầu cũng như đang làm thay đổi đáng kể cục diện kinh tế khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Nước này đã thực thi chiến lược kinh tế “Go out” (đi ra thế giới) mà khu vực Đông Á là một trong những điểm đến quan trọng nhất. Ngoài ra, chính sách đối ngoại và hợp tác kinh tế của Nhật Bản và Trung Quốc trong vài thập kỷ qua còn có thể được tìm thấy trong các tác phẩm của Đỗ Thị Ánh [2, tr. 17-26], Lê Hoàng Anh [1, tr. 12-17], Nguyễn Duy Dũng [11, tr. 19-25], Nguyễn Thanh Bình [6, tr. 69-80]…. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến chính sách đối ngoại và hợp tác kinh tế của Nhật Bản và Trung Quốc trong những thập niên gần đây cho thấy trong vài thập niên gần đây Nhật Bản và Trung Quốc đã có những thay đổi chính sách đối ngoại và hợp tác kinh tế tập trung vào các nước khu vực châu Á, hình thành các cơ chế hợp tác đa phương, song phương, ký kết các FTA và có những quan điểm chính trị ngoại giao cạnh tranh nhau với tư cách là hai nước lớn trong khu vực châu Á. Đây là những tư liệu quý giúp NCS có được cách đánh giá tổng quát về chính sách đối ngoại và hợp tác kinh tế của Trung Quốc và Nhật Bản trong khu vực châu Á nói chung và giữa hai nước Trung Quốc và Nhật Bản nói riêng. Liên quan đến quan hệ hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc, có thể thấy rõ là các công trình nghiên cứu về vấn đề này còn rất ít. Bùi Trường Giang [15] cho rằng cùng với xu hướng hình thành các FTA ở Đông Á, dòng thương mại 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan