Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã lý thành, huyện yên thành, tỉnh nghệ an...

Tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã lý thành, huyện yên thành, tỉnh nghệ an

.DOCX
59
177
108

Mô tả:

i Học viện Tài chính LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Sinh viên: Nguyễn Văn Lộc SV: Nguyễn Văn Lộc Lớp: CQ49/01.01 ii Học viện Tài chính MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i MỤC LỤC.........................................................................................................ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG...............................................................................vi MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ..........................................................................................................4 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ .............................................................................................................4 1.1.1. Khái quát chung về ngân sách xã............................................................4 1.1.2 Những vấn đề chung về chi thường xuyên ngân sách xã.........................4 1.1.2.1 Khái niệm chi thường xuyên ngân sách xã...........................................4 1.1.2.2 Đặc điểm của chi thường xuyên ngân sách xã......................................4 1.1.2.3. Vai trò của chi thường xuyên ngân sách xã........................................5 1.1.3 Nội dung chi thường xuyên của ngân sách xã..........................................6 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ.............................................................................................7 1.2.1 Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách xã............................................7 1.2.2 Tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách xã..................10 1.2.3. Quyết toán chi thường xuyên ngân sách xã...........................................11 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LÝ THÀNH..............................................14 2.1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ LÝ THÀNH .........................................................................................................................14 2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.........................................................14 2.1.2 Bộ máy quản lý chi thường xuyên ngân sách xã Lý Thành.................15 SV: Nguyễn Văn Lộc Lớp: CQ49/01.01 iii Học viện Tài chính 2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ LÝ THÀNH, HUYỆN YÊN THÀNH.............................16 2.2.1 Phân cấp nhiệm vụ chi và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách xã ở Nghệ An..................................................................................16 2.2.2 Thực trạng lập dự toán chi thường xuyên ngân sách xã Lý Thành................18 2.2.3 Thực trạng chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách xã Lý Thành.......23 2.2.4 Thực trạng quyết toán chi thường xuyên ngân sách xã Lý Thành................33 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG CHI VÀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ LÝ THÀNH.....................................34 2.3.1. Ưu điểm đạt được..................................................................................34 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân.......................................................................35 Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ LÝ THÀNH..........37 3.1 MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG TĂNG CƯỜNG VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ LÝ THÀNH.....................................37 3.1.1 Quản lý chi ngân sách xã Lý Thành phải quản triệt nguyên tắc tiết kiệm hiệu quả...........................................................................................................37 3.1.2. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý tài chính xã Lý Thành..............37 3.1.3. Thực hiện đổi mới công tác quản lý chi ngân sách xã Lý Thành..........38 3.1.4 Tăng cường hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý chi thường xuyên ngân sách xã Lý Thành............................................................38 3.1.5 Tăng cường vai trò quản lý Kho bạc Nhà nước....................................39 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ LÝ THÀNH, HUYỆN YÊN THÀNH...........................................................................................................40 3.2.1 Tăng cường công tác xây dựng dự toán, tổ chức chấp hành bám sát tình hình thực tế, mục tiêu kinh tế, kế hoạch của xã, tăng cường công tác quyết toán kịp thời.....................................................................................................40 SV: Nguyễn Văn Lộc Lớp: CQ49/01.01 iv Học viện Tài chính 3.2.2 Tăng cường thực hiện tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý chi thường xuyên NSX Lý Thành.....................................................................................42 3.2.3 Tăng cường tính minh bạch công khai trong việc sử dụng ngân sách xã .........................................................................................................................42 3.3 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP....................................................47 KẾT LUẬN.....................................................................................................48 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................49 SV: Nguyễn Văn Lộc Lớp: CQ49/01.01 v Học viện Tài chính DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH,HĐH : Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa. HĐND : Hội đồng nhân dân KTXH : Kinh tế xã hội. KBNN : Kho bạc Nhà nước MLNSNN : Mục lục ngân sách Nhà nước NS : Ngân sách. NSNN : Ngân sách Nhà nước NSX : Ngân sách xã UBND : Ủy ban nhân dân TH : Thực hiện QT : Quyết toán DT : Dự toán SV: Nguyễn Văn Lộc Lớp: CQ49/01.01 vi Học viện Tài chính DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1- Quy trình lập dự toán ngân sách xã Bảng 2.1: Chi thường xuyên ngân sách xã Lý Thành Bảng 2.2: Chi quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể Bảng 2.3 Chi sự nghiệp xã hội SV: Nguyễn Văn Lộc Lớp: CQ49/01.01 Học viện Tài chính MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: Trong công cuộc xây dựng đất nước, đổi mới và phát triển toàn diện nền kinh tế - xã hội, thực hiện CNH,HĐH đất nước luôn đòi hỏi Nhà nước ta phải có những công cụ, chính sách phù hợp để khắc phục những khó khăn và ổn định nền kinh tế vĩ mô, hỗ trợ thị trường nhằm mang lại hiệu quả trong việc quản lý nền kinh tế. Một trong những công cụ quản lý quan trọng của Nhà nước là tài chính Nhà nước như: NSNN, tín dụng Nhà nước, các quỹ tài chính trung gian. Thông qua các chính sách, công cụ này để quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, đáp ứng các yêu cầu đổi mới của đất nước. Ngân sách xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách xã) là một cấp ngân sách nằm trong hệ thống NSNN, là ngân sách của chính quyền cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt. Ngân sách xã vừa là phương tiện vật chất bằng tiền, vừa là công cụ tài chính quan trọng để chính quyền cơ sở thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Trong những năm qua, chi thường xuyên ngân sách xã Lý Thành, huyện Yên Thành cũng có những bước tiến đáng ghi nhận. Nhưng bên cạnh những thành tựu đạt được, việc quản lý chi thường xuyên ngân sách xã Lý Thành đang còn nhiều tồn tại cần được xem xét và giải quyết. Chi thường xuyên NSX Lý Thành vẫn chưa bao quát các khoản chi trên địa bàn, có những khoản chi chưa đúng chế độ, chưa bám sát với dự toán được giao, tình trạng chi tiêu lãng phí, không tiết kiệm chưa được khắc phục…Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài“ Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã Lý Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An” nhằm góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên. SV: Nguyễn Văn Lộc Lớp: CQ49/01.01 Học viện Tài chính 2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: của đề tài là thực trạng quản lý chi thường xuyên NSX Lý Thành và một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên NSX Lý Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Mục đích nghiên cứu: trên cơ sở những kiến thức đã được học đề tài đi vào đánh giá thực trạng chi thường xuyên ngân sách xã và công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách xã Lý Thành, huyện Yên Thành. Từ đó đề ra các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên NSX Lý Thành trong thời gian tới. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vị không gian: Địa bàn xã Lý Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. - Phạm vi thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên NSX Lý Thành giai đoạn 2012 – 2014 và đề xuất giải pháp cho thời gian tới. 3. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp quan sát: Đến tại đơn vị thực tập, UBND xã Lý Thành quan sát các hoạt động diễn ra. Chủ động, tích cực tìm hiểu, nêu ra những vấn đề còn thắc mắc, hỏi trực tiếp các cán bộ tài chính tại đơn vị. - Phương pháp thu thập ý kiến, phỏng vấn trực tiếp: Tranh thủ thời gian để hỏi cán bộ tài chính tại đơn vị các nghiệp vụ chuyên môn, cách thức làm việc thường ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất. Phỏng vấn một số cán bộ chủ chốt liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu như: chủ tịch UBND và kế toán xã Lý Thành. Trong thời gian thực tập cần tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm làm việc, đi sâu vào đề tài mình lựa chọn và đặc biệt là giáo viên và cán bộ trực tiếp hướng dẫn. SV: Nguyễn Văn Lộc Lớp: CQ49/01.01 Học viện Tài chính - Phương pháp phân tích – tổng hợp: Thu thập toàn bộ tài liệu liên quan đến vấn đề mình cần nghiên cứu, phân loại để sử dụng, phân tích sự thay đổi dựa trên sự hướng dẫn của giáo viên và cán bộ hướng dẫn. 4. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp: Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về chi thường xuyên ngân sách xã. Chương 2: Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách xã Lý Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách xã Lý Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. SV: Nguyễn Văn Lộc Lớp: CQ49/01.01 Học viện Tài chính Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ 1.1.1. Khái quát chung về ngân sách xã Lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển của NSNN luôn gắn liền với tiền đề rất quan trọng là Nhà nước và nền kinh tế hàng hóa tiền tệ. Trong cơ cấu tổ chức của NSNN bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách trung ương bao gồm ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ và cơ quan khác ở trung ương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của các đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Ngân sách xã, phường, thị trấn là một cấp ngân sách thuộc ngân sách địa phương. Trong đó, ngân sách xã là ngân sách của đơn vị hành chính cấp xã có UBND và HĐND. 1.1.2 Những vấn đề chung về chi thường xuyên ngân sách xã 1.1.2.1 Khái niệm chi thường xuyên ngân sách xã Chi thường xuyên ngân sách xã là quá trình phân phối và sử dụng vốn đã tập trung qua thu ngân sách nhằm đáp ứng cho các nhu cầu chi tiêu giúp bộ máy chính quyền xã vận hành và thực hiện các nhiệm vụ được giao. 1.1.2.2 Đặc điểm của chi thường xuyên ngân sách xã Thứ nhất, hầu hết các khoản chi thường xuyên ngân sách xã đều mang tính ổn định. Sở dĩ như vậy, vì xã phải thực hiện các chức năng, nhiệm vụ Nhà nước giao về quản lý hành chính. Các hoạt động này phải được duy trì một cách thường xuyên và liên tục nhằm đảm bảo cung ứng đầy đủ các hàng hóa công cộng cho người dân ở xã. Ví dụ như làm giấy khai sinh hay đăng ký kết hôn…. Hay các hoạt động phát thanh diễn ra hàng ngày tại xã. SV: Nguyễn Văn Lộc Lớp: CQ49/01.01 Học viện Tài chính Thứ hai, phạm vi, mức độ chi thường xuyên NSX gắn chặt với cơ cấu tổ chức của mỗi xã. Cơ cấu tổ chức của bộ máy chính quyền xã tác động tới phạm vi và mức chi thường xuyên của NSNN cho xã. Mỗi xã đều sẽ có một cơ cấu tổ chức của bộ máy khác nhau, do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên cũng như số lượng nhân khẩu, tập tục, văn hóa của người dân địa phương. Do đó, nếu bộ máy chính quyền xã gọn nhẹ phù hợp với thực tế mỗi địa phương sẽ làm tiền đề cho việc thu hẹp phạm vi chi thường xuyên của NSNN cho bộ máy của xã, kéo theo đó sự phân bổ mức chi cho xã cũng có cơ hội tăng lên nhưng không làm tăng tổng mức chi. Bên cạnh đó, hiệu lực hoạt động của bộ máy chính quyền xã cũng tác động rất lớn đến chi thường xuyên, từ đó sẽ làm thay đổi chất lượng của chi thường xuyên nên có ảnh hưởng lớn đến mức chi . Thứ ba, các chỉ tiêu chi luôn mang tính pháp lý do hoạt động của ngân sách xã luôn gắn với chức năng, nhiệm vụ của chính quyền xã đã được phân cấp, đồng thời luôn chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quyền lực xã. 1.1.2.3. Vai trò của chi thường xuyên ngân sách xã Để chính quyền tại cơ sở thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình thì cần phải có kinh phí hoạt động và ngân sách xã cung cấp và duy trì sự phát triển của xã. Thứ nhất, đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động của chính quyền xã. Muốn thực hiện được các hoạt động theo nhiệm vụ được giao , xã cần phải có nguồn tài lực cần thiết để hợp thành một trong ba yếu tố đầu vào. Không chỉ chính quyền xã mà tất cả các cơ quan Nhà nước không tự tạo ra của cải để nuôi sống mình, mà nguồn tài lực đáp ứng cho các hoạt động được đảm bảo từ NSX nói riêng cũng như NSNN nói chung. Vì vậy, chi thường xuyên ngân sách xã giữ vai trò quan trọng nuôi sống bộ máy chính quyền xã. Thứ hai, thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền xã. Hiệu quả hoạt động của chính quyền xã được thể hiện ở tính dân chủ SV: Nguyễn Văn Lộc Lớp: CQ49/01.01 Học viện Tài chính và sự ổn định về chính trị, kinh tế phát triển, đời sống văn hóa không ngừng được cải thiện của người dân địa phương, xã hội công bằng, an ninh, trật tự xã hội đảm bảo. Nếu đánh giá ở tầm vi mô thì hiệu quả được thể hiện ở chỗ chi phí thấp nhưng chất lượng dịch vụ tốt, tác động tốt tới tình hình xã hội tại xã, và người dân xã hưởng dịch vụ một cách hài lòng. 1.1.3 Nội dung chi thường xuyên của ngân sách xã Chi thường xuyên ngân sách xã xét theo phạm vi bao gồm: - Chi cho hoạt động của văn phòng UBND xã: tiền lương, tiền công cho cán bộ, công chức cấp xã, sinh hoạt phí đại biểu Hội đồng nhân dân, các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước, chi về phúc lợi tập thể, y tế, vệ sinh, công tác phí, chi về hoạt động, văn phòng, chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc, chi khác theo chế độ quy định. - Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở xã. - Kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội ở xã như: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, sau khi trừ các khoản thu theo điều tiết và các khoản thu khác( nếu có) - Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã và các đối tượng theo chế độ quy định. - Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội: chi huấn luyện dân quân tự vệ và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của NSX theo quy định của Pháp lệnh dân quân tự vệ, chi thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự khác thuộc nhiệm vụ chi NSX theo quy định của pháp luật, chi tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trào bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, các khoản chi khác theo chế độ quy định. SV: Nguyễn Văn Lộc Lớp: CQ49/01.01 Học viện Tài chính - Chi cho công tác xã hội và hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao do xã quản lý: Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ quy định( không kể trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc và trợ cấp thôi việc 1 lần cho cán bộ xã nghỉ việc từ ngày 01/-1/1998 trở về sau do tổ chức bảo hiểm xã hội chi), chi thăm hỏi các gia đình chính sách, cứu tế xã hội và công tác xã hội khác. Chi hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, truyền thanh do xã quản lý. - Chi sự nghiệp y tế: hỗ trợ chi thường xuyên và mua sắm các khoản trang thiết bị phục vụ cho chữa bệnh của trạm y tế xã. - Chi hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như: khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm theo chế độ quy đinh. - Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật. 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ 1.2.1 Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách xã - Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách xã là xây dựng nhu cầu chi thường xuyên của xã trong một năm ngân sách nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của xã. Căn cứ lập dự toán ngân sách xã: - Các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội của xã. Căn cứ này phán ảnh mối quản hệ chặt chẽ giữa yêu cầu về khối lượng và chất lượng công việc với nguồn tài lực đáp ứng cho nhu cầu thực hiện các công việc đó. Chính vì vậy, người ta luôn xem xét đến tác động qua lại giữa hai yếu tố: hiệu quả công việc và kinh phí để thực hiện công việc sao cho diễn ta thật nhịp nhàng và tiết kiệm. - Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do chính phủ, thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài Chính và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.Phải dựa SV: Nguyễn Văn Lộc Lớp: CQ49/01.01 Học viện Tài chính vào văn bản hướng dẫn và số kiểm tra do UNBD huyện thông báo.Thông qua đó nhằm đảm bảo tính thống nhất trong suốt qua trình lập dự toán. - Các chính sách chế độ chi thường xuyên do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định. Dựa trên căn cứ này sẽ bảo đảm tính pháp lý cho các chỉ tiêu thuộc dự toán chi NS cho xã. - Tình hình thực hiện dự toán ngân sách xã năm hiện hành và thực tế các năm trước đó. Đây là căn cứ mang tính thực tiễn. Nó phản ánh mức độ xác thực giữa các chỉ tiêu của dự toán với nhu cầu thực tế của xã theo từng năm. Yêu cầu lập dự toán chi thường xuyên ngân sách xã: - Lập theo đúng nội dung, mẫu biểu, MLNSNN, thời hạn quy định. - Tuân theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức. - Phải căn cứ vào điều kiện và nguồn kinh phí để lựa chọn các hoạt động/dự án cần ưu tiên bố trí vốn. - Đảm bảo nguyên tắc cân đối. - Phải có thuyết minh rõ ràng các cơ sở, căn cứ tính toán. Trình tự quản lý chi thường xuyên ngân sách xã. SV: Nguyễn Văn Lộc Lớp: CQ49/01.01 Học viện Tài chính Sơ đồ 1- Quy trình lập dự toán ngân sách xã UBND Huyện 1 6 7 8 5 HĐND Xã UBND Xã 2 3 4 9 10 Các ban, đoàn thể, kế toán xã Hướng dẫn xây dựng dự toán: Bước (1):UBND huyện hướng dẫn và giao số kiểm tra dự toán ngân sách cho các xã. Bước (2): UBND xã tổ chức hội nghị triển khai xây dựng dự toán NSX và giao số kiểm tra cho các ban ngành, đoàn thể. Lập và tổng hợp dự toán ngân sách xã: Bước (3): Các ban ngành, đoàn thể, kế toán xã lập dự toán NSX. Bước (4): UBND xã làm việc với các ban ngành, đoàn thể về dự toán ngân sách; kế toán tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán NSX. Bước (5): UBND xã trình thường trực HĐND xã xem xét cho ý kiến về dự toán NSX. Bước (6):Căn cứ vào ý kiến của thường trực HĐND xã, UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán ngân sách và gửi Phòng TC - KH huyện. SV: Nguyễn Văn Lộc Lớp: CQ49/01.01 Học viện Tài chính Bước (7): Phòng TC – KH huyện tổ chức làm việc về dự toán ngân sách với các xã đối với năm đầu của thời kỳ ổn định hoặc khi UBND xã có yêu cầu ở những năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách; tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán ngân sách huyện báo cáo UBND huyện. Phân bổ và quyết định dự toán NSX. Bước (8): UBND huyện giao dự toán ngân sách chính thức cho các xã. Bước (9): UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán NSX gửi đại biểu HĐND xã trước phiên họp của HĐND xã về dự toán ngân sách; HĐND xã thảo luận và quyết định dự toán ngân sách. Bước (10):UBND xã giao dự toán cho các ban, ngành, đoàn thể, đồng gửi Phòng TC - KH huyện, Kho bạc Nhà nước huyện; thực hiện công khai dự toán NSX trước ngày 31/12/năm báo cáo. 1.2.2 Tổ chức chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách xã Căn cứ chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách xã: Căn cứ vào dự toán ngân sách xã và phương án phân bổ ngân sách xã cả năm đã được Hội đồng nhân dân xã quyết định, Uỷ ban nhân dân xã phân bổ chi tiết dự toán chi ngân sách xã theo Mục lục ngân sách Nhà nước gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi. Yêu cầu: +Đối với các tổ chức, đơn vị thuộc xã - Chi đúng dự toán được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đúng mục đích, đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả. - Chấp hành đúng quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và quyết toán sử dụng kinh phí với cán bộ tài chính xã và công khai kết quả thu, chi tài chính của tổ chức, đơn vị. + Đối với bộ phận tài chính kế toán xã: - Thẩm tra nhu cầu sử dụng kinh phí của các tổ chức đơn vị. SV: Nguyễn Văn Lộc Lớp: CQ49/01.01 Học viện Tài chính - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi ngân sách, sử dụng tài sản của các tổ chức đơn vị sử dụng ngân sách, phát hiện và báo cáo đề xuất kịp thời Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã về những vi phạm chế độ, tiêu chuẩn, định mức để có biện pháp đảm bảo thực hiện mục tiêu và tiến độ quy định. - Đối với Chủ tịch UBND xã hoặc người được quyền quyết định chi: Việc quyết định chi phải theo đúng chế độ, tiêu chuẩn và mức chi trong phạm vi dự toán được phê duyệt và người ra quyết định chi phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình, nếu chi sai phải bồi hoàn cho công quỹ và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều kiện chi thường xuyên ngân sách xã: - Đã được ghi trong dự toán được giao, trừ trường hợp dự toán và phân bổ dự toán chưa được cấp có thẩm quyền quyết định và chi từ nguồn tăng thu, nguồn dự phòng ngân sách; - Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định; - Được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã hoặc người được uỷ quyền quyết định chi. Hình thức chi thường xuyên ngân sách xã: - Chi theo dự toán: Căn cứ vào dự toán chi cả năm, cán bộ tài chính xã làm thủ tục chi trình Chủ tịch UBND xã hoặc người được uỷ quyền quyết định gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch và kèm theo các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật. 1.2.3. Quyết toán chi thường xuyên ngân sách xã Quyết toán chi thường xuyên ngân sách xã là khâu cuối cùng của chu trình ngân sách có ý nghĩa quan trọng trong việc tổng kết, đánh giá lại toàn bộ quá trình chi thường xuyên NSX trong một năm ngân sách, cung cấp thông tin về quản lý của một năm đã qua. Nguyên tắc lập quyết toán NSX là lập từ cơ SV: Nguyễn Văn Lộc Lớp: CQ49/01.01 Học viện Tài chính sở, tổng kết từ dưới lên. Hết kỳ kế toán kế toán xã có trách nhiệm lập báo cáo, quyết toán chi thường xuyên ở ngân sách xã của mình trình UBND xã xem xét để trình HĐND xã phê chuẩn, đồng thời gửi về phòng tài chính – kế hoạch huyện tổng hợp báo cáo cơ quan chuyên môn cấp trên. Kế toán xã có trách nhiệm lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán theo chế độ kế toán ngân sách, tài chính xã và các văn bản pháp quy khác do Bộ tài chính quy định. Báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán lập dựa trên số liệu của sổ kế toán. Báo cáo phải lập đầy đủ, chính xác, trung thực, theo đúng nội dung và thời gian quy định. Thời gian chỉnh lý quyết toán chi ngân sách xã hết ngày 31 tháng 01 năm sau. Để thực hiện công tác khóa sổ và quyết toán hàng năm kế toán xã thực hiện các việc sau đây: Thứ nhất, ngay trong tháng 12 phải rà soát tất cả các khoản chi theo dự toán, có biện pháp giải quyết kịp thời các nhu cầu chi theo dự toán. Trường hợp có khả năng hụt thu phải chủ động có phương án sắp xếp lại các khoản chi để đảm bảo cân đối ngân sách xã. Thứ hai, phối hợp với KBNN huyện nơi giao dịch đối chiếu tất cả các khoản chi ngân sách xã trong năm, bảo đảm hạch toán đầy đủ, chính xác các khoản chi theo Mục lục NSNN, kiểm tra lại số thu được phân chia giữa các cấp ngân sách theo tỉ lệ quy định. Thứ ba, các khoản chi phát sinh vào thời điểm cuối năm được thực hiện theo nguyên tắc sau: các khoản chi theo quy định được thực hiện trong thời gian chỉnh lý quyết toán thì được quyết toán và quyết toán năm trước. Quyết toán ngân sách chi thường xuyên ngân sách xã hàng năm: - Kế toán xã lập báo cáo quyết toán chi ngân sách xã hàng năm trình UBND xã xem xét để trình HĐND xã phê chuẩn, đồng thời gửi Phòng Tài SV: Nguyễn Văn Lộc Lớp: CQ49/01.01 Học viện Tài chính chính - Kế hoạch huyện để tổng hợp. Thời gian gửi báo cáo quyết toán năm cho Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện do UBND cấp huyện quy định. - Sau khi HĐND xã phê chuẩn, báo cáo quyết toán được lập thành 05 bản để gửi cho HĐND xã, UBND xã, Phòng tài chính Huyện, KBNN nơi xã giao dịch (để làm thủ tục ghi thu kết dư ngân sách), lưu tại Kế toán xã và thông báo công khai nơi công cộng cho nhân dân trong xã biết. - Báo cáo tài chính xã được lập theo tháng bao gồm: Bảng cân đối tài khoản; Báo cáo tổng hợp chi ngân sách xã theo nội dung kinh tế. Thời gian kế toán xã nộp báo cáo tài chính cho UBND xã và Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán tháng. SV: Nguyễn Văn Lộc Lớp: CQ49/01.01 Học viện Tài chính Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LÝ THÀNH 2.1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH XÃ LÝ THÀNH 2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội - Về tự nhiên- địa lý: Lý Thành là vùng đất xen kẽ đồng bằng và miền núi, nằm giữa Minh Thành và Liên Thành, phía Bắc giáp Nam Thành, cách trung tâm huyện khoảng 10km về phía Tây Nam, cách thành phố Vinh hơn 60km về phía Tây Bắc. Lý Thành là một xã thuần nông, lấy nông nghiệp làm nghề sản xuất chính nên đất đai là nguồn tư liệu sản xuất quan trọng với người dân. - Diện tích đất tự nhiên của Lý Thành là 450,07ha, trong đó, đất dành cho sản xuất nông nghiệp là 226ha, đất phi nông nghiệp 122,04 ha, đất chưa sử dụng là 1,83 ha, đất vùng đồi núi là 104 ha. - Về xã hội, dân cư: Dân xã toàn được bố trí thành 10 xóm. Nhân dân sinh sống chính bằng nghề nông nghiệp. Xã có các nghề phụ như trông nấm, hoa màu phần nào góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trong xã. - Về kinh tế: Sản xuất nông nghiệp tiếp tục ổn định và có bước tăng trưởng khá, giá trị sản xuất nông nghiệp, năm 2012 là 30.456 triệu đồng, năm 2013 là 33.067 triệu đồng, năm 2014 là 33.459 triệu đồng. Chăn nuôi: Tuy khó khăn do biến động về giá, diến biến phức tạp của dịch bệnh, nhưng nhờ hoạt động công tác tốt trong phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng nên chăn nuôi phát triển ổn định, không có dịch bệnh xảy ra. SV: Nguyễn Văn Lộc Lớp: CQ49/01.01
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan