Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng cộng đồng khu vực đồng bằng bắc bộ theo ti...

Tài liệu Quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng cộng đồng khu vực đồng bằng bắc bộ theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.

.DOC
224
664
86

Mô tả:

1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các tài liệu số liệu trích dẫn trong luận án đều trung thực và có xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. Tác giả luận án Nguyễn Khắc Tuệ 2 3 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU Chương TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN 1 QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng cộng đồng theo tiếp cận đảm bảo chất lượng 1.2. Khái quát các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết Chương CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG 2 CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG 2.1. Những vấn đề lý luận về đào tạo và đảm bảo chất lượng đào tạo ở các trường đại học và cao đẳng 2.2. Những vấn đề lý luận về trường cao đẳng cộng đồng và quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng cộng đồng theo tiếp cận đảm bảo chất lượng 2.3. Nội dung quản lý và các yếu tố tác động đến quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng cộng đồng theo tiếp cận đảm bảo chất lượng Chương CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở CÁC 3 TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KHU VỰC ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG 3.1. Khái quát chung tình hình nhà trường và cách thức tổ chức khảo sát thực tiễn các trường cao đẳng cộng đồng khu vực Đồng bằng Bắc Bộ 3.2. Thực trạng đào tạo ở các trường cao đẳng cộng đồng khu vực Đồng bằng Bắc Bộ 3.3. Thực trạng và nguyên nhân ưu điểm, hạn chế của quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng cộng đồng khu vực Đồng bằng Bắc Bộ theo tiếp cận đảm bảo chất lượng Chương BIỆN PHÁP VÀ KHẢO NGHIỆM, THỬ NGHIỆM CÁC 4 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KHU VỰC ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG 4.1. Biện pháp quản lý đào tạo theo tiếp cận đảm bảo chất lượng ở các trường cao đẳng cộng đồng khu vực Đồng bằng Bắc Bộ 4.2. Khảo nghiệm và thử nghiệm các biện pháp KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Trang 8 16 16 36 41 41 50 65 81 81 86 96 125 125 154 174 177 178 190 4 DANH MỤC CÁC BẢNG TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tên bảng 3.1. 3.2. 3.3. 3.4. 3.5. 3.6. 3.7. 3.8. 3.9. 3.10. Nội dung Số lượng cán bộ, giảng viên và sinh viên ở các trường CĐCĐ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ được khảo sát Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ, giảng viên các trường CĐCĐ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ về MTĐT So sánh số lượng tín chỉ trong chương trình khung và chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử của các trường CĐCĐ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ Tổng hợp số lượng, chất lượng ĐNGV ở các trường CĐCĐ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ So sánh giữa chỉ tiêu và số lượng trúng tuyển sinh vào đào tạo ở các trường CĐCĐ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ trong những năm gần đây Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ, giảng viên về chuẩn hóa quy trình xây dựng và điều chỉnh mục tiêu, kế hoạch đào tạo ở các trường CĐCĐ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ, giảng viênvề xây dựng, thực hiện điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình tuyển sinh và thanh lọc sinh viên ở các trường CĐCĐ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ, giảng viênvề thực trạng quản lý đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giảng viên theo hướng chuẩn hóaở các trường CĐCĐ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ, giảng viên về thực trạng quản lý chương trình, nội dung, phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực người họcở các trường CĐCĐ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ Tổng hợp ý kiến đánh giá của sinh viên về thực trạng Tran g 84 87 89 92 93 97 100 103 105 108 5 11 12 13 14 3.11. 3.12 3.13 3.14 3.15 15 16 17 18 19 20 21 4.1 4.2 4.3 4.4 4..5. 4..6. đảm bảo cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho đào tạoở các trường CĐCĐ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ, giảng viên về đảm bảo học liệu và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động đào tạoở các trường CĐCĐ khu vực ĐBBB Các nội dung công bố về CLĐT của các trường CĐCĐ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ, giảng viên về thực trạng tổ chức kiểm tra, đánh giá và tự kiểm định CLĐT ở các trường CĐCĐ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ, giảng viên về những tác động tích cực, thuận chiều đối với QLĐT ở các trường CĐCĐ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ theo tiếp cận ĐBCL Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ, giảng viên về những tác động tiêu cực, cản trở đối với QLĐT ở các trường CĐCĐ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ theo tiếp cận ĐBCL Kết quả kiểm định sự khác nhau giữa giá trị trung bình trong đánh giá của hai nhóm đối tượng: cán bộ, giảng viên và sinh viên đối với tính cần thiết và khả thi của các biện pháp QLĐT đã đề xuất Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết, khả thi của các biện pháp QLĐT ở các trường CĐCĐ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ theo tiếp cận ĐBCL Phân công giảng viên giảng dạy môn Thuế và Thực hành khai báo thuế Phân chia các hình thức dạy học môn Thuế và Thực hành khai báo thuế Kết quả thi hết môn Thuế và Thực hành khai báo thuế của lớp thử nghiệm và đối chứng Tổng hợp kết quả đánh giá năng lực của sinh viên sau khi thử nghiệm 110 111 112 115 117 156 158 166 167 168 169 6 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TT 1 2 3 4 5 6 Tên biểuđồ 3.1. 3.2. 3.3. 3.4. 4.1. 4.2. Nội dung Biểu đồ đánh giá của CBQL, giảng viên về MTĐT So sánh các nội dung ý kiến đánh giá của cán bộ, giảng viên về chuẩn hóa quy trình xây dựng và điều chỉnh mục tiêu, kế hoạch đào tạo ở các trường CĐCĐ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ So sánh ý kiến đánh giá của cán bộ, giảng viên về xây dựng, thực hiện điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình tuyển sinh và thanh lọc sinh viên ở các trường CĐCĐ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ So sánh ý kiến đánh giá của sinh viên về thực trạng đảm bảo cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho đào tạo ở các trường CĐCĐ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ So sánh giữa tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp mà luận án đề xuất So sánh năng lực dựa trên kết quả thi kết thúc môn Thuế và Thực hành khai báo thuế của sinh viên lớp thử nghiệm và lớp đối chứng Trang 88 98 100 108 162 169 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ TT 1 Tên sơ đồ 3.1. Nội dung Trang Khái quát về cơ cấu tổ chức các trường CĐCĐ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ 83 7 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT 01 Cán bộ quản lý CBQL 02 Chất lượng đào tạo CLĐT 03 Cao đẳng cộng đồng CĐCĐ 04 Đại học và cao đẳng ĐH&CĐ 05 Đảm bảo chất lượng ĐBCL 06 Đội ngũ giảng viên ĐNGV 07 Giáo dục và Đào tạo GD&ĐT 08 Hoạt động đào tạo HĐĐT 9 Mục tiêu đào tạo MTĐT 10 Nguồn nhân lực NNL 11 Nội dung đào tạo NDĐT 12 Phương pháp đào tạo PPĐT 13 Quá trình đào tạo QTĐT 8 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển giáo dục gắn với phát triển khoa học và công nghệ, tập trung vào nâng cao chất lượng giáo dục. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã xác định “Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn… Phấn đấu trong những năm tới, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo”[29, tr.114 - 115]. Điều đó, đòi hỏi toàn xã hội, cũng như chủ thể quản lý giáo dục các cấp phải thực sự quan tâm đến chất lượng giáo dục của tất cả các bậc học, các loại hình đào tạo, nhằm đáp ứng những đòi hỏi về NNL của xã hội. Trong thời gian qua, để thực hiện theo đúng định hướng mà Chiến lược Phát triển giáo dục 2011- 2020 của Chính phủ đã xác định,hệ thống giáo dục, đào tạo ở nước ta đã từng bước tập trung vào quản lý chất lượng giáo dục: chuẩn hóa đầu ra và các điều kiện ĐBCL; công khai về chất lượng giáo dục, các điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực và tài chính của các cơ sở giáo dục; thực hiện giám sát xã hội đối với chất lượng và hiệu quả giáo dục; thực hiện kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục của các cấp học, trình độ đào tạo ... Tuy nhiên, ở không ít cơ sở đào tạo, kết quả của những công việc này còn có những hạn chế nhất định, nhất là trong các khâu: Xác định tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo và kiểm soát chất lượng, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục… Điều đó, đưa tới sự cần thiết phải nâng cao năng lực quản lý CLĐT của các nhà trường. 9 Ở Việt Nam, bên cạnh các trường cao đẳng, đại học được xây dựng theo mô hình truyền thống còn có các trường CĐCĐ. Năm 2000, Bộ GD&ĐT đã ban hành Quy định tạm thời về quy chế trường CĐCĐ, nhờ đó hàng chục trường CĐCĐ đã ra đời và đến năm 2009 Hiệp hội CĐCĐ Việt Nam (Vietnam Association of Community Colleges, viết tắt VACC) đã được thành lập. Các trường CĐCĐ đã đóng góp tích cực vào đào tạo cao đẳng và đào tạo nghề sát với đòi hỏi của thị trường lao động ở các địa phương. Nhưng mô hình giáo dục này mới du nhập vào nước ta, nên công chúng vẫn còn chưa hiểu rõ và tin tưởng vào hiệu quả và CLĐT. Sinh viên thường không xem trường CĐCĐ là lựa chọn đầu tiên trong nguyện vọng học cao đẳng, đại học của mình. Thực tế đó ít nhiều ảnh hưởng đến CLĐT của các nhà trường. Để khẳng định vai trò của mình đối với xã hội, đòi hỏi các trường CĐCĐ phải nâng cao hơn nữa CLĐT, theo đó phải tích cực tạo ra những điều kiện ĐBCL, thực hiện tốt việc kiểm soát, kiểm định và công bố CLĐT. Khu vực Đồng bằng Bắc Bộ là nơi có các trường CĐCĐ ra đời trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2006, đó là: Trường CĐCĐ Hà Nội, Trường CĐCĐ Hà Tây và Trường CĐCĐ Hải Phòng. Các trường này nằm trên địa bàn Thành phố Hà Nội và Thành phố Hải phòng - những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội thuộc hàng mạnh mẽ nhất của cả nước. Do đó các địa phương nêu trên có khả năng tiếp nhận nhân lực được đào tạo bởi các trường CĐCĐ trong khu vực Đồng bằng Bắc Bộ rất lớn. Tuy nhiên, các trường CĐCĐ ở đây chưa đáp ứng được đầy đủ đòi hỏi của cộng đồng về chất lượng sản phẩm đào tạo của nhà trường. Vì thế, trong một thời gian khá dài các trường CĐCĐ thường không đạt chỉ tiêu về số lượng sinh viên, học viên; các ngành nghề đào tạo chuyển đổi chậm, chưa theo kịp yêu cầu của các nhà tuyển dụng lao động; nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp CĐCĐ khó tìm việc làm, hoặc không thể chuyển tiếp lên học đại học. Để khắc phục tình trạng 10 này, các trường CĐCĐ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ nhất thiết phải nâng cao chất lượng đào tạo của mình. Ở Việt Nam, các trường CĐCĐ nói chung, các trường CĐCĐ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ nói riêng ra đời muộn hơn so với thế giới khá lâu và thường được nâng cấp đào tạo từ những trường nghề, trường trung cấp công lập nên vừa thiếu kinh nghiệm, vừa có những nét đặc thù mà thế giới không có. Trong khi đó, những công trình nghiên cứu về trường CĐCĐ và QLĐT ở trường CĐCĐ chưa có nhiều. Thực tế, trong số các công trình khoa học đã công bố mới chỉ có một số luận án tiến sĩ, một số bài báo khoa học bàn về khái niệm, đặc điểm của mô hình trường CĐCĐ; xác định con đường xây dựng mô hình trường CĐCĐ trong điều kiện Việt Nam, QLĐT liên thông của trường CĐCĐ; phát triển quan hệ giữa trường CĐCĐ với doanh nghiệp… Những công trình đó chưa đi sâu giải quyết được vấn đề QLĐT đa ngành, đa cấp, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động và cộng đồng dân cư về chất lượng sản phẩm đào tạo của trường CĐCĐ. Điều đó gợi tới sự cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu về QLĐT ở các trường CĐCĐ theo tiếp cận ĐBCL. Xuất phát từ các lý do trên, tác giả lựa chọn “Quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng cộng đồng khu vực Đồng bằng Bắc bộ theo tiếp cận đảm bảo chất lượng” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn để đề xuất các biện pháp QLĐT ở các trường CĐCĐ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ theo tiếp cận ĐBCL nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động tại địa phương đối với chất lượng sản phẩm đào tạo bởi các nhà trường này. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận QLĐT ở các trường CĐCĐ theo tiếp cận ĐBCL. 11 Làm rõ thực trạng đào tạo và QLĐT, xác định nguyên nhân ưu điểm, hạn chế của QLĐT ở các trường CĐCĐ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ theo tiếp cận ĐBCL. Đề xuất các biện pháp QLĐT ở các trường CĐCĐ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ theo tiếp cận ĐBCL. Khảo nghiệm và thử nghiệm để khẳng định tính đúng đắn, khả thi, hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất. 3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết khoa học 3.1. Khách thể nghiên cứu Qúa trình đào tạo ở các trường CĐCĐ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. 3.2. Đối tượng nghiên cứu QLĐT ở các trường CĐCĐ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ theo tiếp cận ĐBCL. 3.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Giới hạn về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về QLĐT ở các trường CĐCĐ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ theo tiếp cận ĐBCL. Giới hạn về khách thể khảo sát: Khảo sát ở 3 trường CĐCĐ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ là Trường CĐCĐ Hà Nội, Trường CĐCĐ Hà Tây và Trường CĐCĐ Hải Phòng. Giới hạn về thời gian: các số liệu nghiên cứu sinh sử dụng cho quá trình nghiên cứu luận án được khảo sát, điều tra, tổng hợp từ năm 2011 đến 2017. 3.4. Giả thuyết khoa học Đảm bảo CLĐT đại học và cao đẳng được thực hiện bằng hệ thống quy trình và chuẩn mực chất lượng của các yếu tố bối cảnh, đầu vào, quá trình đào tạo và đầu ra của nhà trường. Trong bối cảnh một cơ sở giáo dục nghề nghiệp của cộng đồng, vì cộng đồng, nếu bộ máy quản lý đào tạo của trường CĐCĐ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ thiết lập và tuân thủ các quy trình và chuẩn mực chất lượng đầu vào, quá trình dạy học, đầu ra theo hướng đáp ứng nhu cầu đào tạo NNL phục vụ sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương thì sẽ thực hiện có kết quả QLĐT ở trường CĐCĐ theo tiếp cận ĐBCL. 12 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục và quản lý giáo dục; đồng thời vận dụng linh hoạt các quan điểm hệ thống - cấu trúc, lịch sử - logic và thực tiễn trong xem xét, giải quyết vấn đề QLĐT theo tiếp cận ĐBCL. Từ đó, đề tài lựa chọn các hướng tiếp cận chủ yếu sau đây: * Tiếp cận hệ thống: Những yếu tố cấu thành quá trình dạy học ở trường cao đẳng, đại học tồn tại trong mối quan hệ thống nhất, tác động tương hỗ lẫn nhau. Vì vậy, luận án sẽ xem xét vấn đề QLĐT ở các trường CĐCĐ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ dựa trên hệ thống các thành tố của quá trình dạy học, bao gồm: mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, người dạy, người học và cơ sở vật chất - kỹ thuật của nhà trường. Bên cạnh đó, việc giải quyết vấn đề QLĐT ở các trường CĐCĐ theo tiếp cận ĐBCL còn dựa trên tính thống nhất giữa các khâu: đầu vào, quá trình và đầu ra của đào tạo tại nhà trường. Vì vậy, luận án sẽ tính đến mối quan hệ giữa các khâu tuyển sinh, quản lý quá trình dạy học và sản phẩm đào tạo của nhà trường. *Tiếp cận phức hợp: Vấn đề QLĐT ở các trường CĐCĐ theo tiếp cận ĐBCL phải được đồng thời giải quyết trên cả hai phương diện: tiếp cận các yếu tố cấu thành QTĐT và tiếp cận các tiêu chí, tiêu chuẩn ĐBCL giáo dục. Vì vậy, tác giả luận án thực hiện hệ thống hóa các tiêu chí, tiêu chuẩn ĐBCL giáo dục theo các yếu tố cấu thành QTĐT, từ đó xác định những nội dung QLĐT ở các trường CĐCĐ. Theo đó, QLĐT ở các trường CĐCĐ theo tiếp cận ĐBCL vừa phải bám sát các thành tố của QTĐT vừa tính đến các yếu tố quy định CLĐT của nhà trường. 13 * Tiếp cận quản lý chất lượng đào tạo: Trên cơ sở xác định nhiệm vụ trọng tâm của QLĐT ở các trường CĐCĐ là nâng cao chất lượng đào tạo, luận án này sẽ bám sát quy trình, chuẩn mực duy trì và nâng cao chất lượng của các yếu tố cấu thành QTĐT để luận giải các vấn đề về QLĐT ở các trường CĐCĐ khu vực Đồng băng Bắc Bộ. Đồng thời, tác giả luận án sẽ lựa chọn mô hình đảm bảo CLĐT phù hợp với hoàn cảnh của các trường CĐCĐ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ để xác định hệ thống biện pháp quản lý đào tạo theo tiếp cận ĐBCL. *Tiếp cận thực tiễn: Đây là cách tiếp cận dựa trên việc tính đến thực tế hình thành và phát triển các trường CĐCĐ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và những nhu cầu của thị trường lao động ở khu vực này. Theo đó, luận án giải quyết vấn đề QLĐT ở các trường CĐCĐ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ theo tiếp cận ĐBCL phải tính đến những đặc điểm của loại hình trường CĐCĐ, thực trạng cơ cấu tổ chức, các nguồn lực, CLĐT của từng trường CĐCĐ, cũng như đặc điểm phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội khu vực ĐBBB. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành, bao gồm các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: * Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, bao gồm các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, khái quát hoá các các công trình khoa học (sách chuyên khảo, tham khảo, đề tài khoa học các cấp, luận án tiến sĩ, bài báo…) bàn về vấn đề QLĐT và ĐBCL giáo dục ở các trường cao đẳng, đại học. Ngoài ra,tác giả luận án còn nghiên cứu các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết,... của Đảng, Nhà nước; của Bộ GD&ĐT và các văn bản chỉ đạo của Tỉnh, thành uỷ, Uỷ ban nhân dân, của Sở GD&ĐT, Sở LĐ TB&XH các tỉnh ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ … về QLĐT và ĐBCL giáo dục ở các trường CĐCĐ. 14 * Phương pháp nghiên cứu thực tiễn, bao gồm các phương pháp: Phương pháp điều tra: Sử dụng các mẫu phiếu điều tra về các vấn đề: đối tượng đào tạo, lực lượng giảng viên, các điều kiện đảm bảo cho HĐĐT của nhà trường, kết quả tốt nghiệp trong 3 năm gần nhất.Trưng cầu ý kiên đánh giá của 379 cán bộ, giảng viên, trong đó có 302 giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng (chiếm 83,6% giảng viên), 612 sinh viên tại 3 trường: Trường CĐCĐ Hà Nội, Trường CĐCĐ Hà Tây, Trường CĐCĐ Hải Phòng về mức độ thực hiện các nội dung QLĐT và các yếu tố ảnh hưởng đến quả trình QLĐT ở các trường CĐCĐ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Phương pháp tọa đàm, trao đổi:Tọa đàm, trao đổi với các đồng chí lãnh đạo nhà trường, CBQL các phòng, khoa, bộ môn về đặc điểm và điều kiện tổ chức thực hiện nhiệm vụ đào tạo, về quan hệ của nhà trường với cộng đồng, về QLĐT và ĐBCL giáo dục ở các trường CĐCĐ hiện nay. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu các báo cáo tổng kết năm học, các kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm học, kế hoạch tự kiểm định, kiểm định và công bố chất lượng giáo dục của các trường CĐCĐ khu vực ĐBBB. Phương pháp hồi cứu tư liệu: Phân tích, tổng hợp các kết luận hội thảo về tổ chức và hoạt động của loại hình trường CĐCĐ, các tài liệu, tư liệu về các nguồn lực của nhà trường, cũng như kết quả đánh giá theo các tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng giáo dục của trường cao đẳng. Phương pháp quan sát sư phạm: Tiến hành quan sát hoạt động quản lý, lãnh đạo, giáo dục và chỉ đạo việc ĐBCL đào tạo; nhất là việc xác định các chuẩn và duy trì quy trình tiến hành các HĐĐT ở các trường CĐCĐ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Phương pháp phân tích nhận định độc lập: Phân tích, tổng hợp các nhận định từ nhiều nguồn tài liệu có liên quan đến QLĐT theo tiếp cận ĐBCL ở các trường CĐCĐ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của 10 chuyên gia giáo dục - những nhà nghiên cứu về lĩnh vực quản lý giáo dục, trên cơ sở đó phối hợp với trưng cầu ý kiến 379 cán bộ, giảng viên để xác định tính cần thiết, khả thi của các biện pháp QLĐT ở các trường CĐCĐ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ theo tiếp cận ĐBCL. 15 Phương pháp khảo nghiệm và thử nghiệm: Tổ chức khảo nghiệm thông qua việc xin ý kiến 379 cán bộ, giảng viên và 612 sinh viên ở Trường CĐCĐ Hà Nội, Trường CĐCĐ Hà Tây, Trường CĐCĐ Hải Phòng về mức độ cần thiết, khả thi của các biện pháp QLĐT ở các trường CĐCĐ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ theo tiếp cận ĐBCL mà tác giả luận án đề xuất. Tiến hành thử nghiệm tác động của biện pháp:“Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo theo hướng phát triển năng lực của người học” với sự tham gia của Khoa Kế toán, 31 sinh viên lớp thử nghiệm, 31 sinh viên lớp đối chứng trong quá trình dạy học môn Thuế và Thực hành khai báo thuế. * Phương pháp thống kê toán học: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận án sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu làm minh chứng cho những nhận định, đánh giá của đề tài và khảo nghiệm, thử nghiệm các biện pháp được đề xuất. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án bổ sung làm rõ cơ sở lý luận về đào tạo và QLĐT ở các trường CĐCĐ theo tiếp cận ĐBCL. Trong đó, luận án tập trung luận giải: Trong bối cảnh của cơ sở đào tạo nghề nghiệp gắn bó mật thiết với cộng đồng, các trường CĐCĐ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ cần và có thể QLĐT có kết quả bằng thực hiện hệ thống quy trình, chuẩn mực chất lượng đầu vào, quá trình dạy học và đầu ra, qua đó làm cho sản phẩm đào tạo của nhà trường đáp ứng những đòi hỏi của thị trường lao động và yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Trên cơ sở kết quả khảo sát thực tế tại Trường CĐCĐ Hà Nội, Trường CĐCĐ Hà Tây, Trường CĐCĐ Hải Phòng, luận án phân tích, đánh giá chính xác, khách quan thực trạng đào tạo và QLĐT; xác định rõ nguyên nhân ưu điểm, hạn chế trong QLĐT theo tiếp cận ĐBCL ở các trường CĐCĐ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ hiện nay. Luận án đề xuất hệ thống các biện pháp QLĐT ở các trường CĐCĐ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ theo tiếp cận ĐBCL có tính thiết thực, khả thi cao. Trong đó, luận án tập trung làm rõ phương pháp cách thức huy động 16 sự tham gia của cộng đồng vào cơ cấu tổ chức và tạo các nguồn lực phát triển nhà trường; đảm bảo chỉ tiêu và chất lượng, tuyển sinh; chuyển đổi hoạt động dạy học từ lấy kiến thức làm trọng tâm sang phát triển năng lực thực hiện của người học; đảm bảo cho sản phẩm đào tạo của trường CĐCĐ đáp ứng tốt yêu cầu chất lượng NNL ở các địa phương. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần bổ sung, phát triển lý luận về QLĐT, ĐBCL đào tạo của trường cao đẳng, đại học. Đặc biệt, luận án đã đưa ra những biện pháp QLĐT ở các trường CĐCĐ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ theo tiếp cận ĐBCL có tính thiết thực, khả thi cao. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần giúp cho các trường CĐCĐ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ có cách nhìn nhận đúng đắn về thực trạng đào tạo và QLĐT theo tiếp cận ĐBCL của trường mình. Luận án có thể làm tài liệu tham khảo và vận dụng vào trong thực tiễn QLĐT ở các trường CĐCĐ khu vực Đồng bằng Bắc Bộ theo tiếp cận ĐBCL, từ đó góp phần thiết thực vào làm cho sản phẩm đào tạo của nhà trường đáp ứng được các đòi hỏi của sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong cộng đồng. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương, 10 tiết, kết luận và kiến nghị, danh mục công trình khoa học của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 17 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng cộng đồng theo tiếp cận đảm bảo chất lượng 1.1.1. Hướng nghiên cứu về quản lý đào tạo Có thể thấy, QLĐT là vấn đề rất quan trọng ở các nhà trường, chính vì vậy nó luôn thu hút sự quan tâm nghiên cứu, tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau của các nhà khoa học, nhà quản lý trong lĩnh vực giáo dục ở trong và ngoài nước, tiêu biểu có: Ở nước ngoài, theo nhà xã hội học người Mỹ Leonard Nadle, GD&ĐT là khâu khởi đầu của quản lý NNL, vì vậy để nâng cao chất lượng NNL, các quốc gia phải quan tâm tới quản lý giáo dục, đào tạo. Để luận giải cho quan điểm này, tác giả đã đưa ra sơ đồ mô tả mối quan hệ của các nhiệm vụ quản lý NNL, đó là: Phát triển NNL; sử dụng NNL và môi trường NNL [dẫn theo 25, tr.26]. Tác giả Thái Nguyên Bồi (1868 - 1940), người Trung Quốc trong cuốn “Bàn về chương trình giảng dạy” [dẫn theo 46] đã chỉ ra các nguyên lý quản lý và điều hành nền giáo dục đại học bằng hai yếu tố căn bản: Tìm kiếm và chấp nhận những đề xuất của xã hội; khuyến khích việc cải cách ở những nơi cần thiết. Theo tác giả, khâu mấu chốt của quản lý giáo dục đại học là quản lý học thuật và quản lý giảng viên, hai nội dung quản lý này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong cuốn sách “Phát triển đội ngũ nhân viên giáo dục đại học thế kỷ 21” [124] tác giả Mary Louise Kearney đã khẳng định rằng, giáo dục đại học có trách nhiệm đào tạo đội ngũ nhân viên về phong cách làm việc; kiến thức, kỹ năng chuyên môn; việc sử dụng công nghệ thông tin; kỹ năng giao tiếp… Để làm tròn trách nhiệm đó, các nhà trường đại học cần có kế hoạch tổng thể, 18 quy trình quản lý và sự đầu tư thích hợp cho phát triển NNL trong quá trình phát triển nhà trường [124, tr.12]. Tác giả Jenni Koivula và Risto Rinne trong nghiên cứu về “Thế tiến thoái lưỡng nan của các trường đại học trong thời kì thay đổi”đã cho rằng: Do có sự cạnh tranh toàn cầu, tạo áp lực đối với trường đại học, dẫn đến có sự thay đổi vai trò của đại học sang “nhiệm vụ thứ ba”, nghĩa là xu hướng các trường đại học chuyển từ đào tạo tinh hoa đến đào tạo đại trà và từ đào tạo đại trà đến đào tạo theo nhu cầu xã hội, đa dạng hóa chương trình đào tạo và tăng cường các hoạt động nghiên cứu. Sự xuất hiện mô hình xoắn ốc bộ ba (trường đại học, giới kinh doanh và nhà nước) làm thay đổi vai trò trường đại học. Sự thay đổi này là xuất hiện chủ thuyết doanh nghiệp trong giới đại học và một loại hình đại học mới ra đời đó là “Đại học doanh nghiệp” được cho là có khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội cao hơn là “Đại học truyền thống” [dẫn theo 43, tr.24]. Trong cuốn sách “Quản lý hệ thống đào tạo nghề nghiệp” [130] tác giả Vladimir Gasskov đã nêu ra những nội dung QLĐT chủ yếu là: quản lý cơ cấu tổ chức và nguồn lực con người trong đào tạo, thiết lập mục tiêu, kế hoạch đào tạo, quản lý nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo, quản lý tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật… Đề cập đến các yếu tố cấu thành QLĐT, trong tác phẩm “Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác” [58] các tác giả Jean - Marc Denommé và Madeleine Roy đã chỉ ra cấu trúc dạy học gồm ba thành tố chính: người dạy, người học và môi trường. Đồng thời, tác giả nhấn mạnh QLĐT thực chất là nắm và điều khiển mối quan hệ tương tác giữa các thành tố đó để đạt tới những MTĐT nhất định. Đề cập đến việc phát triển chương trình đào tạo, tác giả William E. Blank trong cuốn “Sổ tay phát triển chương trình đào tạo dựa trên năng lực thực hiện”[131] cho rằng khâu mấu chốt của QLĐT nghề nghiệp là xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo theo hướng phát triển năng lực thực hiện của người học. Trong việc này, chủ thể quản lý phải tiến 19 hành phân tích hoạt động nghề nghiệp và nhu cầu của người học, xây dựng hồ sơ năng lực người học, xác định những kiến thức, kỹ năng, thái độ cần tiếp tục hình thành, phát triển ở họ, trên cơ sở đó thiết kế và vận hành chương trình đào tạo theo các gói phát triển năng lực thực hiện của từng ngành nghề. Như vậy có thể thấy rằng, ở nước ngoài, vấn đề QLĐT đã được nghiên cứu và giải quyết trên nhiều phương diện, trong đó nổi lên nguyên tắc tự quản và tự do về học thuật của QLĐT đại học, đảm bảo tính thống nhất giữa chuẩn chất lượng giáo dục của nhà nước và tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của từng cơ sở đào tạo. Đồng thời, các tác giả ở nước ngoài cũng đã chỉ ra được đối tượng, nội dung QLĐT, trước hết là nhân tố tổ chức và con người, tiếp đến là chương trình, nội dung, phương pháp, phương tiện đào tạo… Những kết quả nghiên cứu đó có thể vận dụng vào QLĐT ở các trường CĐCĐ khu vực ĐBBB. Ở Việt Nam, đã có những công trình đề cập tới cách tiếp cận trong QLĐT, tiêu biểu là cuốn sách “Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục” [65] của tác giả Trần Kiểm. Trong cuốn sách này, tác giả đã dẫn ra một số cách tiếp cận khác nhau trong quản lý giáo dục. Khi đề cập đến “tiếp cận quản lý dựa vào nhà trường (SBM)”, tác giả đã chỉ ra rằng phải “Tăng quyền tự chủ cho cơ sở đào tạo về ngân sách, nhân sự, chương trình dạy học. Cơ sở đào tạo là cơ sở có quyền ra quyết định, giải quyết các vấn đề nảy sinh ngay tại chỗ với số tham gia đông đảo của các thành viên liên quan” [65, tr. 117]. Theo tác giả, QLĐT dựa trên việc tăng quyền tự chủ của các sở đào tạo là một xu thế mới, hiện đại, có tác dụng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý. Nghiên cứu vấn đề QLĐT ở các trường đại học của quân đội, tác giả Vũ Quang Lộc trong đề tài khoa học cấp bộ “Nâng cao chất lượng quản lý giáo dục - đào tạo trong các học viện, trường sĩ quan quân đội đáp ứng yêu cầu mới” [71] đã chỉ ra rằng, để quản lý có hiệu quả hoạt động giáo dục - đào tạo, các học viện, trường sĩ quan quân đội phải: Xây dựng đội ngũ CBQL, giảng viên; xác định rõ tiêu chí và tổ chức đánh giá chất lượng của bộ máy quản lý, 20 chất lượng của các quyết định quản lý và chất lượng của việc tổ chức thực hiện các quyết định quản lý. Đề tài cũng làm rõ những yêu cầu và đề xuất các giải pháp khác nhau nhằm nâng cao chất lượng quản lý giáo dục và đào tạo ở các học viện, trường sĩ quan, đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ quân đội hiện nay. Tác giả Đặng Quốc Bảo với bài viết “Vấn đề quản lý nhà trường nhận diện qua các sơ đồ”[5] cho rằng, khi xem xét hệ thống QLĐT phải tính đến các yếu tố cấu thành QTĐT và các yếu tố tác động đến đào tạo, đó là: Mục tiêu đào tạo; nội dung đào tạo; phương pháp đào tạo; lực lượng đào tạo người dạy; đối tượng đào tạo - người học; hình thức tổ chức đào tạo; điều kiện đào tạo; môi trường đào tạo; bộ máy tổ chức đào tạo; quy chế đào tạo. Tuy nhiên, theo tác giả luận án này, để thiết lập có kết quả hệ thống quản lý nhà trường ta cần phân định rõ hơn về hai loại yếu tố nêu trên. Vấn đề QLĐT cũng thu hút sự quan tâm của khá nhiều nghiên cứu sinh. Thực tế đã có những luận án tiến sĩ đề cập những khía cạnh khác nhau của QLĐT được bảo vệ thành công ở Việt Nam trong những năm gần đây, trong số đó có thể kể đến một số công trình: Tác giả Trịnh Ngọc Thạch trong luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục“Hoàn thiện mô hình quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao các trường đại học Việt Nam” [91] đã cho rằng, mô hình QLĐT NNL chất lượng cao trong giáo dục đại học ở Việt Nam phải tiếp thu những kinh nghiệm QLĐT NNL của một số quốc gia ở khu vực Đông Á, Hoa Kỳ, Trung Quốc…; đồng thời có tính đến những thành công và hạn chế trong QLĐT ở một số trường đại học tiêu biểu như: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất 4 nhóm giải pháp để hoàn thiện mô hình QLĐT NNL chất lượng cao ở các trường đại học nước ta như sau: (1) Nhóm giải pháp về quản lý công tác xây dựng phát triển chương trình đào tạo; (2) Nhóm giải pháp quản lý và ĐBCL đội ngũ giảng viên; (3)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan