Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo hành trẻ em ở các trường mầm non tư th...

Tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo hành trẻ em ở các trường mầm non tư thục thị xã phước long, tỉnh bình phước

.PDF
92
1028
56

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH THỊ THANH VÂN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA BẠO HÀNH TRẺ EM Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC THỊ XÃ PHƯỚC LONG, BÌNH PHƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH THỊ THANH VÂN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA BẠO HÀNH TRẺ EM Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC THỊ XÃ PHƯỚC LONG, BÌNH PHƯỚC Ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN KHẮC HÙNG HÀ NỘI, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS TS. Nguyễn Khắc Hùng. Đề tài này chưa được công bố bất cứ ở đâu và không trùng lập với đề tài nào đã được công bố. Các nội dung số liệu, trích dẫn được ghi ở phần tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này và xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình! Tác giả luận văn Đinh Thị Thanh Vân MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA BẠO HÀNH TRẺ EM Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC ......................................................................................................................... 8 1.1. Một số khái niệm cơ bản ...................................................................................... 8 1.2. Hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo hành trẻ em ở các trường mầm non tư thục ................................................................................................................................... 19 1.3. Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo hành trẻ em ở trường mầm non tư thục ............................................................................................................................ 30 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo hành trẻ em ở các trường mầm non tư thục ............................................................................ 34 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA BẠO HÀNH TRẺ EM Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHƯỚC LONG, BÌNH PHƯỚC .............................. 37 2.1. Một số nét về kinh tế - xã hội - giáo dục thị xã Phước Long, Bình Phước........ 37 2.2. Tổ chức khảo sát ................................................................................................ 39 2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo hành trẻ em ở các trường mầm non tư thục trên địa bàn thị xã Phước Long, Bình Phước ......................................... 42 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo hành trẻ em ở các trường mầm non tư thục thị xã Phước Long, Bình Phước ........................................ 46 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục ở các trường mầm non tư thục ở thị xã Phước Long, Bình Phước................................................. 49 2.6. Thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị và kinh phí cho giáo dục mầm non tư thục ở thị xã Phước Long, Bình Phước ................................................................................ 50 2.7. Nhận xét chung về thực trạng quản lý giáo dục phòng ngừa bạo hành trẻ ở các trường mầm non thị xã Phước Long, Bình Phước .................................................... 51 Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA BẠO HÀNH TRẺ EM Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ PHƯỚC LONG, BÌNH PHƯỚC .............................. 53 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ...................................................................... 53 3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo hành trẻ em ở các trường mầm non tư thục trên địa bàn quận thị xã Phước Long, Bình Phước ........... 54 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................................ 67 3.4. Cách thức khảo nghiệm ...................................................................................... 69 3.5 Kết quả khảo nghiệm .......................................................................................... 69 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVCS&GD Bảo vệ chăm sóc và giáo dục BHTE Bạo hành trẻ em BGDDT Bộ giáo dục đào tạo BNV Bộ nội vụ CBQL Cán bộ quản lý GVMN Giáo viên mầm non ĐTB Điểm trung bình RKT Rất khả thi DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 2.1. Quy mô trẻ học các trường ngoài công lập trong 5 năm học qua.............38 Bảng 2.2. Quy mô trường, lớp và trẻ ở các trường công lập trong 5 năm qua .........38 Bảng 2.3. Quy mô, trình độ cán bộ quản lý thị xã Phước Long, Bình Phước ..........39 Bảng 2.4. Đội ngũ giáo viên mầm non 5 năm qua ...................................................39 Bảng 2.5. Kết quả khảo sát về nhận thức của các CBQL về tầm quan trọng của hoạt động phòng ngừa bạo hành trẻ em trong các trường mầm non tư thục ....................42 Bảng 2.6. Kết quả khảo sát về mức độ thực hiện của hoạt động phòng ngừa bạo hành trẻ em ở các trường mầm non tư thục ..............................................................43 Bảng 2.7. Kết quả khảo sát đánh giá về nội dung hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo hành trẻ em ở các trường mầm non tư thục ........................................................43 Bảng 2.8. Kết quả khảo sát về thực hiện các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo hành trẻ em ở các trường mầm non tư thục ....................................45 Bảng 2.9. Kết quả khảo sát đánh giá về hoạt động lập kế hoạch hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo hành trẻ em ở các trường mầm non tư thục ....................................46 Bảng 2.10. Kết quả khảo sát về thực hiện tổ chức chỉ đạo hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo hành trẻ em ở các trường mầm non tư thục ...............................................47 Bảng 2.11. Kết quả tổ chức thực hiện nội dung quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo hành trẻ em ở các trường mầm non tư thục .....................48 Bảng 2.12. Kết quả khảo sát về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo hành trẻ em ở trường mầm non tư thục ..................49 Bảng 2.13. Kết quả khảo sát về quản lý cơ sở vật chất, thiết bị hỗ trợ hoạt động giáo dục cho các trường mầm non tư thục ................................................................51 Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp ....................................70 Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp .......................................71 Biểu đồ 3.1. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biệp pháp .......73 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trẻ em mầm non là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục (BVCS&GD) trẻ em mầm non luôn là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và là mối quan tâm của toàn xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì lợi ích trăm năm trồng người”. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chiến lược phát triển con người được đặc biệt coi trọng, trong đó những ưu tiên cho trẻ em chiếm vị trí hàng đầu. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em (CRC). Ngay sau đó, Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em được thông qua, khẳng định những cố gắng, nỗ lực trong việc BVCS&GD trẻ em của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Tuy nhiên, cũng cần phải nhận thức rằng, nước ta vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, cùng với những hậu quả hết sức nặng nề sau hơn 30 năm chiến tranh ác liệt mà trong một khoảng thời gian ngắn chúng ta chưa thể khắc phục được. Thực tế lịch sử đó không những tác động đến tình hình kinh tế - xã hội nói chung mà đặc biệt còn gây ra vô vàn khó khăn cho việc nghiên cứu, thực hiện các chính sách xã hội, trong đó có việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Thêm vào đó là sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường, nhũng thiếu sót trong quản lý kinh tế - xã hội, sự hạn chế trong nhận thức của một bộ phận dân cư, cùng nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác mà tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ trẻ em có xu hướng ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Thời gian qua, các phương tiện thông tin đại chúng liên tiếp đưa tin về các vụ bạo hành trẻ em (BHTE) ở nhiều địa phương như:Vụ Quảng Thi Kim Hoa, chủ cơ sở giữ trẻ ở Đồng Nai thẳng tay đánh đập, chửi bói các cháu bé mới ở lứa tuổi mầm non; Vụ dùng băng dính dán vào miệng gây nên cái chết của một cháu bé cũng ở thị xã Hồ Chí Minh; Vụ việc bảo mẫu tại Trường mầm non tư thục Mầm Xanh (TPHCM) thường xuyên đánh, đạp, đập can nhựa vào đầu các bé 2-5 tuổi đang gây 1 bức xúc trong dư luận; Hay vụ việc tắm cho trẻ bằng chânxảy ra vào 20-11-2013 tại một cơ sở trông trẻ tư nhân ở Bình Dương.…..và rất nhiều vụ việc khác liên quan đến bạo hành trẻ em tại các trường mầm non trên cả nước, mà trong đó chủ yếu là tại các cơ sở, trường mầm non tư thục, ngoài công lập. Những thông tin trên chẳng những là một cú "sốc" mà còn là hồi chuông cảnh tỉnh cho toàn xã hội trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Điều đáng tiếc đó là, khi hàng loạt những vụ xâm hại trẻ em được phát giác trong đó có nhiều vụ đặc biệt nghiêm trọng kéo dài trong nhiều năm thì toàn xã hội mới “bừng tỉnh” và nhận ra rằng việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em ở nước ta vẫn còn rất nhiều điều đáng phải được quan tâm, không chỉ trên phương diện chính trị, pháp lý, xã hội mà đặc biệt là trong thực tiễn công tác trẻ em. Những vụ trẻ em bị ngược đãi, hành hạ dã man kéo dài nhiều năm trước sự vô cảm của một bộ phận người dân trong cộng đồng dân cư, sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm của chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng, sự bàng quan của các đoàn thể quần chúng là những “mảng tối” trong bức tranh về chiến lược chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em ở nước ta hiện nay, cần phải được nghiên cứu, giải quyết càng sớm càng tốt. Để củng cố quyết tâm đấu tranh loại trừ các hành vi xâm hại trẻ em ra khỏi đời sống xã hội, đồng thời có thêm những tư liệu quan trọng trong nghiên cứu BHTE, tác giả đã trực tiếp tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm tài liệu tại những đầu mối, trung tâm lớn như: Thư viện Quốc gia Việt Nam, Cục bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, khai thác từ mạng Internet... nhưng thật sự ngạc nhiên khi có rất nhiều các công trình khoa học, luận văn, luận án, chuyên đề nghiên cứu về tình trạng trẻ em phạm tội, trẻ em lang thang, trẻ em hoạt động tệ nạn xã hội... trong khi đó lại thiếu vắng những công trình, tài liệu về bảo vệ trẻ em, về xâm hại trẻ em, đặc biệt là về quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo hành trẻ em ở các trường mầm non thì gần như không có. Bạo hành trẻ em nói chung và bạo hành trẻ em tại các trường mầm non tư thục nói riêng đã và đang là một vấn nạn của xã hội, xâm hại nghiêm trọng đến cuộc sống hiện tại và tương lai của trẻ, tác động xấu đến tình hình an ninh trật tự... Tuy 2 nhiên, hiện nay ở nước ta và kể cả ở nhiều nước trên thế giới, người ta vẫn tỏ ra lúng túng, thậm chí là bế tắc trong việc việc quản lý và tìm ra giải pháp nhằm hạn chế và ngăn chặn tệ nạn này. Vì vậy, việc nghiên cứu công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BHTE ở các trường mầm non tư thục không những mang tính cấp thiết, tính thời sự trước những đòi hỏi bức xúc từ thực tiễn đời sống xã hội, đặc biệt là trước số phận của một bộ phận không nhỏ trẻ em đang gặp những hoàn cảnh đạc biệt khó khăn, có nguy cơ bị bạo hành cao, mà còn là lương tâm đạo lý nhằm góp phần tô thắm thêm truyền thống đạo đức nhân văn, nhân đạo cao cả của dân tộc Việt Nam. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài‘‘Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo hành trẻ em ở các trường mầm non tư thục thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước” để nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trẻ em luôn là đối tượng được ưu tiên hàng đầu. Chính vì vậy, đến nay, đã có rất nhiều sách, báo của nhiều tác giả trong nước viết về đối tượng này và những vấn đề liên quan đến trẻ em, trong đó có vấn đề bạo hành trẻ và bạo hành trẻ mầm non. Có thể kể ra như Cuốn “Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chính sách, kinh nghiệm và mô hình thực tiễn” (2002) của Nguyễn Ngọc Toản, Lê Tuyết Nhung, Nguyễn Hải Hữu [16] (chủ biên); “Tìm hiểu tâm lý trẻ em” (2003) của Nguyễn Khắc Viện [38]. Hay tác giả Đặng Cảnh Khanh với tác phẩm “Trẻ em, gia đình và sự kế thừa những giá trị truyền thống” [23] (2003). Công trình nghiên cứu khoa học của tác giả Phạm Thị Thu Hằng [21] - “Bạo hành trẻ em ở trường mầm non hiện nay”; Trương Thị Nga với đề tài khoa học “Quản lý hoạt động chăm sóc trẻ ở các trường mầm non công lập, huyên Đông Anh, Hà Nội”…Và một số bài viết trên các báo, như: “Bạo hành trẻ mầm non: Vì đâu nên nỗi”, là tác phẩm dự thi liên hoan phát thanh toàn quốc Lần thứ XIII -2018, của tác giả Nguyễn Thị Hằng - Nguyễn Minh Tính; [20] Bài báo khoa học “Nguyên nhân dẫn đến bạo lực đối với trẻ em trong trường mầm non trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” của hai tác giả Trịnh Viết Then, Trần Tuấn Lộ.[27]; Bài báo “Tại sao bạo 3 hành trẻ em thường xuyên xảy ra ở các cơ sở mầm non nhỏ lẻ” của tác giả Nguyên Chi đăng trên Báo Dân Trí ngày 3/12/2018; tác giả Đặng Quốc Bảo với tham luận “Chiến lược phát triển giáo dục mầm non - một số vấn đề nhìn từ bối cảnh kinh tế xã hội nước ta hiện nay” (Những vấn đề về chiến lược phát triển giáo dục trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa) [4]; Tác giả Nguyễn Thị Hoài An với đề tài: “Biện pháp quản lý mầm non tư thục ở Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ” đã chỉ ra các biện pháp quản lí các cơ sở giáo dục mầm non tư thục ở Hà Nội [2]. Trên đây là những tài liệu mà tác giả đã hệ thống, nghiên cứu nhằm định hướng lý luận cho luận văn tốt nghiệp của mình. Và những bài viết trên chủ yếu tập trung nghiên cứu về công tác quản lý giáo dục, quản lý nhà trường và quản lý dạy học tại các cơ sở giáo dục mầm non trên cả nước. Tuy nhiên, chưa có một đề tài nào nghiên cứu cụ thể về hoạt động quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo hành trẻ em trên địa bàn thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ phân tích lý luận, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo hành trẻ em ở các trường mầm non tư thục thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo hành trẻ em ở các trường mầm non tư thục thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: -Xác định cơ sở lý luận quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo hành trẻ em ở các trường mầm non tư thục -Khảo sát, đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo hành trẻ ở các trường mầm non tư thục trên địa bàn Thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước. 4 -Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo hành trẻ ở các trường mầm non tư thục trên địa bàn Thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo hành trẻ em ở các trường mầm non. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo hành trẻ em ở các trường mầm non tư thục ở Thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước từ năm 2013 đến năm 2017. - Về địa bàn: Khảo sát và thử nghiệm đánh giá tại 8 trường Mầm non tư thục trên địa bàn Thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước, gồm: + Trường mầm non Tuổi Thơ + Trường mầm non Tuổi Ngọc + Trường mầm non Hoa Hồng + Trường mầm non VietStar. + Trường mầm - Về khách thể nghiên cứu là: 200 người. Cụ thể như sau: 5 cán bộ, lãnh đạo phòng giáo dục và đào tạo; 8 hiệu trưởng; 16 phó hiệu trưởng; 31 tổ trưởng chuyên môn các khối mầm non; 140 giáo viên mầm non tại các trường được nghiên cứu. - Về thời gian khảo sát: Hoạt động của các trường trên trong 03 năm trở lại đây. 5. Cơ sở lý lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Từ việc làm rõ các khái niệm công cụ: Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, trẻ mầm non, bạo hành trẻ em; Thông qua các Nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước về Trẻ em….Luận văn làm rõ khung lý thuyết về quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo hành trẻ em ở trường mầm non tư thục, để từ đó 5 xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo hành trẻ em ở trường mầm non tư thục tại Thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu: Sưu tầm các văn kiện, tài liệu, các văn bản có liên quan. Phân tích, tổng hợp các công trình: đề tài, luận văn, báo cáo khoa học liên quan đến khoa học quản lý giáo dục, quản lý giáo dục mầm non để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. Trên cơ sở lý luận, đưa ra giả thuyết ban đầu cho công tác nghiên cứu. - Phương pháp điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi:Điều tra bằng bảng hỏi, nhằm mục đích thu thập thông tin và đánh giá việc thực hiện và quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo hành trẻ em ở các trường mầm non tư thục. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu đối tượng nhằm tìm hiểu nhận thức, làm rõ những khó khăn, những ý kiến có liên quan đến quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo hành trẻ em ở các trường mầm non tư thục, tìm hiểu thực trạng về hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo hành trẻ em và quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo hành trẻ em ở các trường mầm non tư thục thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước và phỏng vấn các biện pháp quản lý phòng ngừa bạo hành trẻ em hiệu quả. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Lấy ý kiến của hội đồng tư vấn đề cương luận văn, chỉnh sửa thông qua giáo viên trực tiếp hướng dẫn. Đặc biệt, được sử dụng để xin ý kiến các chuyên gia (khảo nghiệm) về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản phòng ngừa bạo hành trẻ em do luận văn đề xuất. - Phương pháp xử lý số liệu:Sử dụng các công thức toán học, thống kê số liệu thu được để xử lý kết quả khảo sát, định lượng kết quả nghiên cứu và đưa ra các đánh giá khoa học. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lí luận 6 Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ và phong phú khung lý thuyết về quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo hành trẻ ở các trường mầm non tư thục. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài đã phân tích thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo hành trẻ em, qua đó đề xuất được các biện pháp có thể được áp dụng vào thực tế nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý giáo dục phòng ngừa bạo hành trẻ em ở các trường mầm non tư thục trên địa bàn Thị xã Phước Long, và có thể mở rộng áp dụng cho các trường mầm non tư thục khác trong toàn tỉnh Bình Phước. Kết quả nghiên cứu đề tài còn là tài liệu tham khảo phong phú, bổ ích phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong các nhà trường, cơ sở giáo dục, trung tâm hướng nghiệp - dạy nghề, trung tâm bảo trợ trẻ em... trên phạm vi cả nước. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo hành trẻ em ở các trường mầm non tư thục. Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo hành trẻ em ở các trường mầm non tư thục trên địa bàn thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước. Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo hành trẻ em ở các trường mầm non tư thục trên địa bàn Thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÒNG NGỪA BẠO HÀNH TRẺ EM Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường 1.1.1.1. Quản lý Hoạt động quản lý đã có từ xa xưa khi con người biết lao động theo từng nhóm, đòi hỏi có sự tổ chức, điều khiển và phối hợp hành động. Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, mỗi ngành khoa học nghiên cứu quản lý từ góc độ riêng của mình và đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau. Theo Từ điển Tiếng Việt thông dụng thì: “Quản lý là tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn vị, cơ quan.” Tác giả H.Koontz, người sáng lập lý luận quản lý hiện đại, đã khẳng định: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm (tổ chức). Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất” [15]. Theo tác giả F.W.Taylor (1856-1915), người sáng lập thuyết quản lý theo khoa học thì: “Quản lý là biết chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó thấy rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”.[3] Tác giả Henry Fayol (1845-1925), cha đẻ của thuyết quản lý hành chính, đã viết: “Quản lý hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức điều khiển, phối hợp và kiểm tra” [3]. Thuật ngữ quản lý được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau dựa trên cơ sở những cách tiếp cận, lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, luận văn này đã dựa theo định nghĩa của các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: Quản lý hoạt động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức, để xác định: Quản lý là sự tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý 8 bằng tổ hợp những cách thức, những phương pháp nhằm khai thác và sử dụng tối đa các tiềm năng, các cơ hội của cá nhân cũng như của tổ chức, để đạt được mục tiêu đã đề ra” [10]. Có thể nói rằng, những quan điểm nói trên tuy khác nhau về cách diễn đạt, về góc độ tiếp cận, song đều gặp nhau ở nội dung cơ bản của khái niệm quản lý đó là: Quản lý là quá trình tác động có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm tối đa hóa hiệu quả sử dụng các nguồn lực cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra. Hoạt động quản lý là loại hoạt động gắn liền với việc thực hiện các chức năng chính sau đây: Hoạch định (Lập kế hoạch), tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát. 1.1.1.2. Quản lý giáo dục Bàn về “quản lý giáo dục là gì?”, các nhà lý luận và quản lý thực tiễn đã đưa ra một số ý kiến khác nhau. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang thì:“Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội” [30] Theo tác giả Trần Kiểm thì: “Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường”. [22] Quản lý giáo dục là việc bảo đảm sự hoạt động của tổ chức trong điều kiện có sự biến đổi liên tục của hệ thống giáo dục và môi trường, là chuyển hệ thống đến trạng thái mới thích ứng với hoàn cảnh mới. Quản lý giáo dục bao giờ cũng phải được định hướng tới những mục đích, mục tiêu nhất định. Người quản lý phải trả lời được câu hỏi: Quản lý để làm gì? Quản lý để đạt đến đích nào? Đích đến của từng chặng đường là mục tiêu. Đích ở xa hoặc cuối cùng được gọi là mục đích.Mục đích tổng quát của sự nghiệp giáo dục chính là mục đích tổng quát nhất của quản lý giáo dục. Quản lý giáo dục trong xã 9 hội ta hiện nay là hướng tới việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Ở cấp độ nhân cách, quản lý giáo dục là quản lý sự hình thành và phát triển nhân cách. Các nhà quản lý giáo dục thực tiễn quan niệm rằng quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội. Còn tác giả Bush T. thì định nghĩa: “Quản lý giáo dục một cách khái quát, là sự tác động có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản lý giáo dục tới đối tượng quản lý giáo dục theo cách sử dụng các nguồn lực càng có hiệu quả càng tốt nhằm mục tiêu đề ra”. Đối với giáo dục Việt Nam, tác giả Nguyễn Ngọc Quang định nghĩa “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”. [30, tr.31] Tác giả Ewegbenro Elizabeth đưa ra định nghĩa về quản lý giáo dục trên trang academia.edu: “Quản lý giáo dục là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn và kiểm soát các hoạt động của một tổ chức bằng việc sử dụng các nguồn lực con người và vật chất để hoàn thành một cách hiệu quả các chức năng dạy học và hoạt động nghiên cứu mở rộng.” Trong tiếng Việt, Quản lý giáo dục được hiểu là việc thực hiện đầy đủ các chức năng kế hoạch hoá, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra trên toàn bộ các hoạt động giáo dục và những cấu phần tài chính và vật chất của các hoạt động đó. Vì thế, “quản lý giáo dục là quá trình thực hiện có định hướng và hợp quy luật các chức năng kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhằm đạt tới mục tiêu giáo dục đã đề ra.” [25, tr. 15] Có thể thấy rằng tuy có những cách diễn đạt khác nhau nhưng các định nghĩa đều đề cập tới những yếu tố cơ bản của hoạt động quản lý gồm chủ thể quản lý giáo dục, khách thể quản lý giáo dục, mục tiêu giáo dục và cách thức quản lý giáo dục. 10 Như vậy, quản lý giáo dục, cũng giống như quản lý các hoạt động khác, thực hiện đầy đủ các chức năng kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra. Từ những khái niệm nêu trên, trong Luận văn này sử dụng khái niệm: Hoạt động quản lý giáo dục chính là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý theo những quy luật khách quan nhằm đưa các hoạt động giáo dục- dạy học của một hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu giáo dục- dạy học đã được đặt ra. 1.1.1.3. Quản lý nhà trường Nhà trường là một thiết chế giáo dục thực hiện chức năng tổ chức cho người học chiếm lĩnh tri thức của nhân loại, rèn luyện kỹ năng, hình thành các năng lực và phẩm chất thiết yếu để tham gia xây dựng và phát triển xã hội. Quản lý nhà trường là một hoạt động được thực hiện trên cơ sở những nguyên lý chung của quản lý, đồng thời có những đặc trưng riêng của quản lý giáo dục. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: Quản lý nhà trường là “tập hợp những tác động tối ưu (cộng tác, tham gia, hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp...) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các cán bộ khác nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do lao động vốn tự có hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ. Thực hiện có chất lượng, mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới”. [30, tr. 10] Theo Mai Quang Huy, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Anh Tuấn: “Hoạt động quản lý nhà trường là hoạt động của người hiệu trưởng và bộ máy quản lý của nhà trường trong việc tập hợp, tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác cũng như huy động tối đa các nguồn lực để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong nhà trường” [17, tr. 29] Quản lý nhà trường bao gồm quản lý hoạt động dạy học; quản lý các hoạt động giáo dục; quản lý nguồn nhân lực; quản lý tài chính và cơ sở vật chất; quản lý 11 các hoạt động kiểm tra – thanh tra và thông tin trong quản lý; và quản lý các mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng xã hội. Quản lý nhà trường là một hoạt động được thực hiện trên cơ sở những quy luật chung của quản lý, đồng thời có những đặc trưng riêng của quả lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và phát triển nhà trường theo mục tiêu giáo dục. Quản lý nhà trường khác với quản lý các lĩnh vực khác, nó được quy định bởi bản chất lao động sư phạm của người giáo viên, của quá trình dạy học và quá trình giáo dục, trong đó mọi thành viên của nhà trường vừa là chủ thể quản lý, vừa là đối tượng quản lý. Sản phẩm của các hoạt động trong nhà trường là nhân cách học sinh được hình thành trong quá trình học tập và rèn luyện, phát triển đáp ứng yêu cầu của xã hội trong những bối cảnh khác nhau. Như vậy, quản lý nhà trường là tập hợp các tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường, thực hiện các mục tiêu giáo dục dự kiến. 1.1.2. Bạo hành trẻ em Để xây dựng khái niệm, BHTE, trước hết cần nghiên cứu, tìm hiểu về bạo lực trong xã hội. Lâu nay, khái niệm bạo lực vẫn thường được hiểu theo nghĩa hẹp của chuyên ngành chính trị học. Với cách định nghĩa như vậy, bạo lực vẫn thường được hiểu với tính chất của một phương thức vận động chính trị, được sử dụng để giành chính quyền, giữ chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước. Theo Từ điển tiếng Việt 2003: “Bạo lực là sức mạnh dùng để trấn áp, lật đổ”. Theo Đại từ điển tiếng Việt 1998: “Bạo lực là sức mạnh dùng để trấn áp, chống lại lực lượng đối lập, lật đổ chính quyền”. Tuy nhiên, không phải mọi hình thức bạo lực trong xã hội đều mang tính chính trị, đều chỉ hướng vào việc lật đổ các đảng nhóm và phe phái chính trị. Người ta có thể dùng bạo lực để hành xử với nhau trong cuộc sống hàng ngày vì rất nhiều lý do. Chẳng hạn, để giết người, cướp của, hiếp dâm, chống người thi hành công vụ, để giải quyết một sự bất hoà trong quan hệ xã hội, một sự tranh chấp quyền lợi giữa hai người hàng xóm... Như vậy có thể nói bạo lực là một hiện tượng xã hội. Nó là 12 một phương thức hành xử trong các mối quan hệ giữa con người với con người và tồn tại từ rất lâu trong lịch sử. Nếu các mối quan hệ xã hội là vô cùng đa dạng và phức tạp thì hành vi bạo lực trong việc xử lý các mối quan hệ này cũng đa dạng và phức tạp như vậy. Các nhà khoa học đã cố gắng xếp đặt và phân chia các dạng bạo lực trong xã hội thành nhiều nhóm khác nhau tuỳ thuộc vào phạm vi, khu vực, mức độ và hình thức của dạng thức này. Nó có thể là bạo lực về chính trị, vũ trang, khủng bố lật đổ hoặc bạo lực về kinh tế, tranh giành lợi nhuận; bạo lực ở cấp độ giai cấp hoặc ở cấp độ các nhóm và tầng lớp xã hội; bạo lực trong phạm vi địa phương, khu vực hay bạo lực trong phạm vi gia đình, nhà trường, tập thể lao động; bạo lực giữa cá nhân với nhau. Với bản chất là sử dụng sức mạnh trong các mối quan hệ xã hội, bạo lực có thể là những hình thức chém giết, đánh đập, gây đầu rơi máu chảy, nhưng cũng có thể là cưỡng bức, trấn áp, đe dọa về mặt tâm lý, tinh thần gây hoang mang, hoảng sợ cho nạn nhân. Bạo hành trẻ em có thể coi là một dạng thức của bạo lực trong xã hội. Đó là việc các thành viên trong xã hội vận dụng sức mạnh để xử lý các vấn đề về trẻ em. Sự khác biệt cơ bản giữa BHTE ở các trường mầm non tư thục với các dạng thức bạo lực khác là ở chỗ BHTE ở các trường mầm non tư thục có đối tượng tác động là những con người còn non nót, yếu đuối về cả thể chất lẫn tinh thần, chủ thể thực hiện hành vi lại thường là những người có quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng đối với trẻ em. Địa điểm xảy ra các vụ bạo hành chủ yếu là ở gia đinh, nhà trường, nơi trông nom nuôi giữ trẻ - những nơi được coi là tổ ấm của hạnh phúc và những sự yêu thương. Ngoài ra, đó còn là nhũng địa điểm mà lẽ ra trẻ em không nên có mặt như ở công trường, nhà xưởng, bãi rác, bến xe, trung tâm cai nghiện, trường giáo dưỡng... Trên thế giới, BHTE là một cụm từ xuất hiện nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng và được sử dụng chính thức trong các văn bản quốc tế về quyền trẻ em. Tại Điều 19 (Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989) đưa ra quan 13 điểm: Bạo hành trẻ em đó là mọi hình thửc bạo lực về thể xác và tỉnh thần, gây tổn thương hay xúc phạm, bỏ mặc hoặc sao nhãng trong việc chăm sóc, ngược đãi hoặc bốc lột, kể cả sự xâm hại về tình dục. Đồng thời phân chia các hành vi bạo lực đối với trẻ em thành 4 loại: Bạo lực thể chất; chểnh mảng trầm trọng trong chăm sóc; bạo lực tâm lý; hành hạ tình dục. Ở nước ta hiện nay, vẫn chưa có một quan điểm thống nhất về khái niệm BHTE cũng như chưa có cơ quan, tổ chức nào đưa ra ý kiến chính thức về vấn đề này. Việc nhận diện BHTE chủ yếu dựa trên cơ sở quan điểm quốc tế và sự so sánh đối chiếu với các chuẩn mực xã hội. Theo đó, người ta có thể hiểu BHTE là những hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức, trái với luân thường đạo lý và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ở mức độ cao hơn có thể cấụ thành các tội bức tử, giết người cố ý gây thương tích, làm nhục người khác... BHTE cũng có thể được hiểu là những hành vi xâm phạm một cách thô bạo tới thân thể, đời sống tâm lý trẻ em thông qua các hình thức biểu hiện cụ thể như: đánh đập, ngược đãi, hành hạ, lạm dụng bóc lột, sỉ nhục v.v... Xét về tính chất, mức độ của hành vi xâm hại trẻ em cho thấy, một hành vi chỉ được coi là bạo hành đối với trẻ em khi diễn ra một cách thường xuyên. Những hành động có tính chất thi thoảng, kể cả đấm đá, tát tai, nếu không nghiêm trọng đến sức khoẻ, tâm lý đều không thể coi là bạo hành. Tuy nhiên, nếu quan niệm như vậy thì dường như nhiều hành vi bạo lực đã được bỏ qua, được tha thứ. Do đó, những hành vi có thể ít xảy ra nhưng gây tổn thương nghiêm trọng hoặc có nguy cơ gây tổn thương nghiêm trọng đến sức khoẻ, tinh thần của trẻ em cũng được coi là bạo hành. Từ những phân tích về đặc điểm trẻ em và những lý luận nêu trên có thể đưa ra khái niệm tổng quát về BHTE như sau: “Bạo hành trẻ em là những hành vi trực tiếp xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến sự phát triển bình thường về thể chất, tinh thần củng như tâm - sinh lý trẻ em, từ đó gây ra những hậu quả xấu cho trẻ em, gia đình và xã hội”. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan