Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển...

Tài liệu Quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển toàn diện người học

.PDF
204
811
115

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố! TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Đỗ Phú 3 MỤC LỤC Trang TRANG BÌA PHỤ LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC BẢNG MỞ ĐẦU Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến phát triển toàn diện người học 1.2. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến hoạt động ngoại khóa 1.3. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến quản lý hoạt động ngoại khóa 1.4. Khái quát kết quả các công trình đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN NGƯỜI HỌC 2.1. Những vấn đề lý luận về hoạt động ngoại khóa ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển toàn diện người học 2.2. Những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển toàn diện người học 2.3. Các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển toàn diện người học Chương 3 CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI 3.1. Khái quát về giáo dục đào tạo ở các trường sĩ quan quân đội 3.2. Tổ chức khảo sát thực trạng 3.3. Thực trạng hoạt động ngoại khóa ở các trường sĩ quan quân đội 3.4. Thực trạng quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường sĩ quan quân đội 3.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường sĩ quan quân đội Chương 4 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN NGƯỜI HỌC VÀ KHẢO NGHIỆM, THỬ NGHIỆM 4.1. Biện pháp quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển toàn diện người học 4.2. Khảo nghiệm, thử nghiệm các biện pháp quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển toàn diện người học KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 5 15 15 17 24 29 35 35 52 60 66 66 69 72 86 99 105 105 139 158 161 162 168 4 DANH MỤC CÁC BẢNG Thứ tự 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 3.9 3.10 3.11 3.12 3.13 3.14 3.15 3.16 Tên bảng Bảng tổng hợp kết quả khảo sát nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên về vị trí, vai trò của hoạt động ngoại khóa Bảng tổng hợp kết quả khảo sát mức độ nhận thức của học viên về vị trí, vai trò của hoạt động ngoại khóa Bảng tổng hợp kết quả khảo sát nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên về sự cần thiết tổ chức hoạt động ngoại khóa Bảng tổng hợp kết quả khảo sát nhận thức của học viên về sự cần thiết tổ chức hoạt động ngoại khóa Bảng tổng hợp kết quả khảo sát nhận thức của cán bộ, giảng viên và học viên về tác dụng của hoạt động ngoại khóa Bảng tổng hợp kết quả khảo sát thái độ của cán bộ quản lý, giảng viên khi tham gia hoạt động ngoại khóa Bảng tổng hợp kết quả khảo sát thái độ của học viên khi tham gia hoạt động ngoại khóa Bảng tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá mức độ và kết quả hoạt động ngoại khóa giáo dục chính trị - xã hội Bảng tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá mức độ và kết quả hoạt động ngoại khóa bổ sung kiến thức Bảng tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá mức độ và kết quả hoạt động ngoại khóa giao lưu trong học tập Bảng tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá mức độ và kết quả tổ chức hoạt động ngoại khóa văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao Bảng tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên về chuẩn bị dạy ngoại khóa của giảng viên Bảng tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên và học viên về tiến hành dạy ngoại khóa của giảng viên Bảng tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên và học viên về hoạt động học ngoại khóa của học viên Bảng tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên về xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động ngoại khóa Bảng tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên và học viên về quản lý mục tiêu, nội dung tổ chức hoạt động ngoại khóa Trang 73 74 74 75 76 77 77 78 79 80 81 82 83 85 87 88 5 Thứ tự 3.17 3.18 3.19 3.20 3.21 3.22 3.23 4.1 4.2 4.3 4.4 4.5 4.6 4.7 4.8 Tên bảng Trang Bảng tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá cán bộ quản lý, giảng viên, học viên đánh giá mức độ quản lý hình thức, 89 phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa Bảng tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá mức độ, kết quả thực hiện của cán bộ quản lý và giảng viên tham gia tổ 90-91 chức hoạt động ngoại khóa Bảng tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá mức độ, kết quả 92 thực hiện của học viên tham gia hoạt động ngoại khóa Bảng tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá mức độ quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia hoạt động ngoại khóa 93 Bảng tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá kết quả thực hiện quản lý cơ sở vật chất, phương tiện tổ chức hoạt 94 động ngoại khóa Bảng tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên và học viên về công tác kiểm tra, đánh giá 95-96 kết quả tổ chức hoạt động ngoại khóa Bảng tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá các yếu tố tác động đến quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường 97 sĩ quan quân đội Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về tính cần thiết của các 140-141 biện pháp đề xuất Bảng tổng hợp kết quả khảo sát tính khả thi của các biện 141 pháp đề xuất Tổng hợp kết quả khảo sát tương quan giữa tính cần 142 thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất So sánh tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi 143 của các biện pháp đề xuất So sánh về nhận thức, thái độ trong hoạt động ngoại khóa của học viên lớp thử nghiệm và đối chứng trước 149 thử nghiệm So sánh về tính tích cực và sự phát triển năng lực của học 150 viên lớp thử nghiệm và đối chứng trước thử nghiệm So sánh về nhận thức, thái độ của học viên tham gia hoạt động ngoại khóa ở lớp thử nghiệm và đối chứng 152 sau thử nghiệm So sánh về tính tích cực và sự phát triển năng lực của học 154 viên lớp thử nghiệm và đối chứng sau thử nghiệm 6 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Thứ tự Tên biểu đồ Trang 4.1 Biểu đồ tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 142 4.2 Biểu đồ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 143 4.3 Biểu đồ nhận thức, thái độ của học viên tham gia hoạt động ngoại khóa lớp thử nghiệm và đối chứng trước thử nghiệm 152 Biểu đồ so sánh về tính tích cực và sự phát triển năng lực học viên lớp thử nghiệm và đối chứng sau tác động thử nghiệm 154 4.4 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã chỉ rõ: “Chuyển từ chủ yếu học trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khoá, nghiên cứu khoa học” [1, tr.129]. Đây là một trong những nhiệm vụ và giải pháp quan trọng, nhằm phát huy nhân tố nội lực của người học đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Đồng thời, là định hướng cho quản lý giáo dục phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới. Để thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trên đòi hỏi phải nâng cao chất lượng giảng dạy, nhằm truyền thụ cho người học những tri thức khoa học cơ bản, hệ thống và chuyên sâu. Cùng với đó, tổ chức khoa học hoạt động giáo dục nhằm hình thành, phát triển cho người học ý thức, niềm tin, thái độ, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ và các quan hệ giao tiếp hàng ngày, Trong tổ chức quá trình đào tạo, thời gian học trên lớp, chưa đủ để người học lĩnh hội, thể nghiệm những tri thức thu nhận được qua các bài giảng, họ cần phải củng cố, mở rộng kiến thức đã học được sâu hơn, rộng hơn, tìm kiếm những kiến thức mới và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho mình thông qua hoạt động ngoại khoá. Như vậy, hoạt động ngoại khóa đã thực sự là một đòi hỏi tất yếu của quá trình giáo dục, rèn luyện người học. Nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục con người toàn diện, trong tổ chức hoạt động đào tạo ở nhà trường phải tiến hành nhiều hình thức dạy học, giáo dục khác nhau, cả hình thức chính khóa và hình thức ngoài giờ lên lớp (tương ứng với hoạt động ngoại khóa trong các nhà trường quân đội). Là một trong những hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa có tác dụng góp phần nâng cao chất lượng học tập và giáo dục học viên. Thông qua tổ chức các hoạt động phong phú, đa dạng giúp cho người học phát triển về tư duy và kỹ năng ứng xử, vận dụng kiến thức tổng hợp linh hoạt, biết cách củng Commented [M1]: Ban Chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết số 29 -NQ/TW Hội nghị lần thứ Tám BCH TƯ Khóa XI ngày 4 tháng 11 năm 2013 về Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và Hội nhập quốc tế. 8 cố, mở rộng và nâng cao kiến thức, làm cho người học hứng thú, yêu thích môn học, nội dung học hơn. Mặt khác, hoạt động ngoại khoá còn huy động được đông đảo mọi người học cùng tham gia, là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp... rất cần thiết cho mỗi người trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, trước hết đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ sĩ quan có phẩm chất chất và năng lực, có tư duy nhạy bén, độc lập sáng tạo, có trình độ kỹ, chiến thuật vững vàng, có kỹ năng sư phạm trong quản lý, chỉ huy, giáo dục bộ đội... Các trường sĩ quan quân đội là nơi trực tiếp quản lý, giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ cấp phân đội cho toàn quân; là môi trường sư phạm để học viên trực tiếp tham gia vào hoạt động ngoại khóa, góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo hoàn thành nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của nhà trường. Những năm qua, cùng với tổng thể các hoạt động giáo dục, đào tạo, hoạt động ngoại khóa ở các trường sĩ quan quân đội rất được quan tâm và tổ chức đa dạng, linh hoạt, thể hiện sự tìm tòi sáng tạo, đã mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển con người Việt Nam trong thế kỷ XXI, để có được những phẩm chất, năng lực của người sĩ quan tương lai thì việc quản lý hoạt động này vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập như: chưa bảo đảm tính thống nhất, tập trung, hoạt động còn đơn điệu; hình thức tổ chức chưa phong phú, chưa tạo được hứng thú thật sự cho học viên; chưa ý thức đầy đủ về vai trò và tác dụng của các hình thức hoạt động ngoại khoá... Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do đội ngũ cán bộ quản lý các cấp và giáo viên chưa được bồi dưỡng lý luận về tổ chức và quản lý hoạt động ngoại khoá, thiếu những biện pháp đồng bộ thúc đẩy các hoạt động ngoại khoá. Việc xây dựng kế hoạch, hình thức tổ chức, cơ chế phối hợp và các điều kiện để tổ chức hoạt động ngoại khoá còn hạn chế. Hiện nay, chưa có lý luận chuyên sâu về quản lý hoạt động ngoại khóa với tư cách là một nội dung cơ bản trong quản lý giáo dục ở nhà trường quân đội. Do đó, tổ chức và quản lý hoạt động ngoại khoá ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển toàn diện người học cần phải được quan tâm nghiên cứu để đề xuất những biện pháp phù hợp, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo 9 đội ngũ sĩ quan tương lai. Với những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề: “Quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển toàn diện người học” làm đề tài nghiên cứu, là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển toàn diện người học nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay. * Nhiệm vụ nghiên cứu Luận giải những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động ngoại khóa, quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển toàn diện người học. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động ngoại khóa và thực trạng quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường sĩ quan quân đội, chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển toàn diện người học. Khảo nghiệm và thử nghiệm nhằm kiểm chứng tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển toàn diện người học đã được đề xuất. 3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giả thuyết khoa học * Khách thể nghiên cứu Quản lý hoạt động giáo dục, đào tạo ở các trường sĩ quan quân đội. * Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển toàn diện người học. * Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu về nội dung, luận án tập trung nghiên cứu về quản lý hoạt động ngoại khóa của học viên sĩ quan cấp phân đội ở các trường sĩ quan trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. 10 Phạm vi về khách thể khảo sát, do số lượng các trường đại học trong quân đội lớn, đa dạng về lĩnh vực, ngành đào tạo; đối tượng, nhiệm vụ, mục tiêu, yêu cầu đào tạo khác nhau; địa điểm đóng quân trải dài khắp các miền của Tổ quốc. Vì vậy, luận án tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi với các đối tượng: Cán bộ quản lý, giảng viên, học viên của 04 trường đào tạo sĩ quan cấp phân đội khu vực Hà Nội gồm: Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 1, Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Hậu cần để khảo sát, nghiên cứu thực trạng hoạt động ngoại khóa và quản lý hoạt động ngoại khóa; từ đó đề xuất biện pháp quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường sĩ quan quân đội. Phạm vi về thời gian, các số liệu khảo sát, điều tra, được sử dụng giới hạn từ năm 2013 đến nay. * Giả thuyết khoa học Quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển toàn diện người học đòi hỏi phải kết hợp nhiều nội dung, hoạt động với phương thức tổ chức đa dạng khoa học; trong đó tổ chức hoạt động ngoại khóa là một trong những phương thức quan trọng, cần thiết để phát triển phẩm chất, năng lực toàn diện cho học viên. Trong thực tiễn quản lý hoạt động ngoại khóa bên cạnh những ưu điểm, đang tồn tại những hạn chế, bất cập, mâu thuẫn cần được giải quyết. Quản lý hoạt động ngoại khóa là một nội dung cơ bản trong quản lý giáo dục của nhà trường. Vì vậy, nếu vận dụng và tiến hành đồng bộ các biện pháp như: Tăng tính kế hoạch trong quản lý, xây dựng quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa hợp lý, đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp hoạt động ngoại khóa... thì sẽ đảm bảo cho hoạt động ngoại khóa đạt được hiệu quả cao, góp phần phát triển toàn diện người học, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu * Phương pháp luận nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương đổi mới giáo dục và quản lý giáo dục của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ở các nhà trường đào tạo sĩ quan. Đồng thời ,vận dụng các quan điểm tiếp cận lịch sử và logic, hệ thống và cấu trúc, phát triển, thực tiễn và hoạt động... để tiếp cận vấn đề nghiên cứu. 11 Tiếp cận lịch sử và logic: Với cách tiếp cận này, quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển toàn diện người học được xem xét theo thời gian, trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể và trong mối quan hệ giữa các hoạt động của quá trình đào tạo. Tiếp cận hệ thống và cấu trúc: Luận án xem xét hoạt động ngoại khóa là một bộ phận của quá trình giáo dục. Vì vậy, nghiên cứu hoạt động này trong mối quan hệ với các bộ phận, các yếu tố khác của quá trình giáo dục, đồng thời tính đến các điều kiện khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình tổ chức và quản lý hoạt động ngoại khóa. Tiếp cận phát triển: Phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực người học là cả một quá trình, đòi hỏi sự thống nhất từ nhận thức, hình thành thái độ và thay đổi hành vi... Đây là một quá trình mà mỗi yếu tố có thể là khởi đầu của một chu trình mới, do đó nhà quản lý giáo dục tác động vào tất cả các khâu, trong đó tập trung vào khâu, nội dung then chốt để tạo nên sự thay đổi theo hướng phát triển toàn diện người học cho đối tượng giáo dục. Tiếp cận thực tiễn: Khi nghiên cứu quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển toàn diện người học, luận án phải dựa trên cơ sở thực tiễn về hoạt động ngoại khóa, quản lý hoạt động ngoại khóa của nhà trường, đặc điểm đối tượng, địa bàn nghiên cứu, điều kiện thực hiện cụ thể để tìm ra những mâu thuẫn, khó khăn, cản trở trong quản lý hoạt động ngoại khóa hiện nay, từ đó tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này... Tiếp cận hoạt động - nhân cách: Nhân cách hình thành, phát triển thông qua hoạt động và trong hoạt động; luận án nghiên cứu ngoại khóa là một hoạt động. Trong đó, các yếu tố cấu thành như mục đích, động cơ, phương thức, hoạt động, thành tố và các lực lượng, chủ thể tiến hành. Mỗi yếu tố cấu thành có nội dung cụ thể, song chúng quan hệ tương tác, biện chứng với nhau. Quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường sĩ quan quân đội được xem xét gắn với thực hiện chương trình nội dung đào tạo hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện người học thông qua nhiều hoạt động ở nhà trường trong đó có hoạt động ngoại khóa. * Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu lý luận, thực tiễn và các phương pháp nghiên cứu bổ trợ cụ thể là: 12 Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn tài liệu nhằm khai thác hiệu quả các thông tin để xây dựng cơ sở lý luận của luận án. Các nguồn tài liệu được khai thác phục vụ nghiên cứu gồm: Các các tác phẩm kinh điển Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, các văn bản giáo dục, đào tạo của Nhà nước có liên quan; các công trình nghiên cứu khoa học quản lý giáo dục; luận án, báo cáo khoa học, các bài báo khoa học, sách chuyên khảo về quản lý giáo dục, trên cơ sở đó xây dựng khung lý luận của đề tài. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát. Tiến hành quan sát hoạt động ngoại khóa, quản lý hoạt động ngoại khóa các môn học khoa học xã hội và nhân văn, các môn chiến thuật binh chủng hợp hành, kỹ thuật bộ binh, các môn kỹ thuật chuyên ngành... ở Trường Sĩ quan Chính trị; Trường Sĩ quan Lục quân 1; Học viện Kỹ thuật quân sự; Học viện Hậu cần. Nội dung quan sát tập trung vào tổ chức hoạt động, chỉ đạo hoạt động ngoại khóa của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục; giảng viên và tham gia hoạt động ngoại khóa của học viên ở các trường. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động. Nghiên cứu các báo cáo tổng kết, sơ kết, kế hoạch đào tạo, quản lý của các nhà trường trong các năm học gần đây nhằm đưa ra những nhận định, phân tích, đánh giá thực trạng việc tổ chức hoạt động ngoại khóa và quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường sĩ quan quân đội. Phương pháp điều tra, khảo sát. Sử dụng các mẫu phiếu trưng cầu ý kiến đối với các lực lượng có liên quan, gồm cán bộ cơ quan đào tạo, cơ quan khảo thí và bảo đảm chất lượng giáo dục; cán bộ quản lý học viên; giảng viên và các đối tượng học viên với số lượng 300 cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên và 500 học viên Trường Sĩ quan Chính trị; Trường Sĩ quan Lục quân 1; Học viện Kỹ thuật quân sự; Học viện Hậu cần. Phương pháp phỏng vấn sâu. Trao đổi trực tiếp với các lực lượng trên nhằm tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng hoạt động ngoại khóa, quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường sĩ quan quân đội và khả năng vận dụng các kỹ năng được trang bị trong quá trình đào tạo vào thực tiễn công tác. 13 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường sĩ quan quân đội. Phương pháp thử nghiệm: Tiến hành thử nghiệm có đối chứng những nội dung chủ yếu của các biện pháp đã đề xuất tại Trường Sĩ quan Chính trị. Các phương pháp hỗ trợ: Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học. Nhằm tổng hợp số liệu điều tra, xử lý, phân tích kết quả nghiên cứu thu nhận được để đưa ra những nhận định đánh giá về thực trạng hoạt động ngoại khóa, quản lý hoạt động ngoại khóa và phân tích kết quả khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất. Phương pháp chuyên gia. Xin ý kiến chuyên gia của các nhà khoa học trong lĩnh vực quản lý giáo dục, cán bộ quản lý, giảng viên có kinh nghiệm ở các trường sĩ quan quân đội về các nội dung có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở đó củng cố, điều chỉnh các nhận định, đánh giá và xử lý các thông tin, kết quả điều tra, khảo nghiệm, thử nghiệm để có kết luận khách quan, chính xác về các nội dung nghiên cứu. 5. Những đóng góp mới của luận án Bổ sung, làm rõ lý luận quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển toàn diện người học. Coi đây là một nội dung quan trọng trong quản lý giáo dục ở nhà trường quân đội. Ở phương diện quản lý giáo dục, luận án tập trung nghiên cứu sâu về hoạt động ngoại khóa. Cách tiếp cận, xem xét, luận giải hoạt động ngoại khóa ở các trường sĩ quan quân đội gắn liền với đặc thù huấn luyện, giáo dục trong môi trường, điều kiện quân đội (mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, quy trình đào tạo; điều lệnh, điều lệ, quy chế) tạo tiền đề cho việc tiếp cận giải quyết các nội dung tiếp theo của luận án. Đề xuất hệ thống biện pháp quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển toàn diện người học. Quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường sĩ quan quân đội là một trong những nội dung quản lý giáo dục có vai trò rất quan trọng trong việc hoàn thiện mục tiêu xây dựng, phát triển con người toàn diện tức là phẩm chất, năng lực cho học viên ở các trường sĩ quan quân đội. 14 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Về mặt lý luận: Phát triển hệ thống lý luận về hoạt động ngoại khóa, quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường sĩ quan quân đội làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển toàn diện người học, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý hoạt động ngoại khóa, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường sĩ quan quân đội. Về mặt thực tiễn: Kết quả khảo sát, điều tra cung cấp những số liệu trung thực giúp các nhà trường nhận rõ, đánh giá đúng tình hình hoạt động ngoại khóa và quản lý hoạt động ngoại khóa của học viên hiện nay. Góp phần xây dựng quy chế, quy định hoạt động ngoại khóa cho học viên đào tạo ở các trường sĩ quan quân đội theo hướng phát triển toàn diện người học. Những biện pháp được đề xuất trong luận án là những gợi ý, giúp các nhà lãnh đạo, các cấp quản lý tham khảo áp dụng trong thực tiễn đào tạo ở nhà trường. 7. Kết cấu của luận án Luận án được kết cấu gồm: Mở đầu; nội dung với 4 chương (14 tiết); kết luận; danh mục các công trình khoa học đã công bố của tác giả có liên quan tới luận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 15 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến phát triển toàn diện người học Vấn đề phát triển toàn diện người học luôn được sự quan tâm của các nhà giáo dục nổi tiếng trong từng thời kỳ phát triển của lịch sử. Đó là các quan điểm của Thomas More, J.A.Cômenxki, Petsxtalogi, Robert Owen... Thomas More (1478 - 1535) - nhà giáo dục không tưởng đầu thế kỷ XVI đã đánh giá rất cao vai trò của lao động đối với con người và đối với xã hội nên việc giáo dục con người phải thực hiện kết hợp giáo dục nhà trường, trong lao động và hoạt động xã hội. Ông đề cao: “phương pháp quan sát, thí nghiệm, thực hành trong dạy học và giáo dục”, theo Ông “lao động là nghĩa vụ của mọi người, song mỗi ngày chỉ làm việc 6 tiếng, thời gian còn lại để học văn hóa và sinh hoạt xã hội, giáo dục nhằm phát triển nhiều mặt ở trẻ em về thể chất, đạo đức, trí tuệ và kỹ năng lao động” [dẫn theo 58, tr.80]. Đây là một tư tưởng tiến Commented [M2]: Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Âm (1998), Lịch sử giáo dục thế giới, Nxb Giáo dục. bộ về giáo dục trong thời kỳ Phục Hưng, khác hoàn toàn với tư tưởng giáo dục hà khắc, cổ hủ của giáo hội phong kiến. Trong tác phẩm Tư bản, C.Mác khẳng định: “Học tập kết hợp với lao động sản xuất là phương pháp tổng quát của sản xuất xã hội và là phương pháp duy nhất để hình thành con người toàn diện. Lao động tạo ra nhân cách con người. Nhà trường phải giáo dục, đào tạo ra những con người lao động chân chính và có nhân cách tốt. Mục tiêu tổng quát của giáo dục là phải phát triển con người toàn diện; đối với xã hội, phát triển con người toàn diện để phát triển kinh tế xã hội; đối với từng người, để có năng lực nghề nghiệp, để sống và đóng góp cho gia đình, cho cộng đồng…” [dẫn theo 70, tr.38]. V.I.Lênin (1870 - 1924) là người tiếp tục sự nghiệp của C.Mác và F.Ănghen. Ông đề cao vấn đề phát triển toàn diện con người và cho rằng việc hình thành con người phát triển toàn diện không chỉ là trách nhiệm của riêng nhà trường mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội, của gia đình, đoàn thể, và tự rèn luyện của thế hệ trẻ. Trong bài phát biểu “nhiệm vụ của Đoàn thanh niên” (1920) Người nói: Commented [M3]: Nghiêm Đình Vỳ, Nguyễn Đắc Hưng (2002), Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài, Nxb Chính trị Quốc gia. 16 “chỉ có thể trở thành người cộng sản khi biết lao động và hoạt động xã hội cùng với công nhân với nông dân” [58, tr.25]. Theo đó, phát triển toàn diện con người là một Commented [P4]: Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Âm (1998), Lịch sử giáo dục thế giới, Nxb Giáo dục. quá trình lâu dài, trong đó giáo dục đóng vai trò chủ yếu nhưng không phải là độc tôn mà nó phải được gắn chặt với quá trình phát triển xã hội, giáo dục trong xã hội, bằng xã hội và tương thích với trình độ phát triển của xã hội. N. K. Crupxkaia (1869 -1939) là nhà hoạt động chính trị xuất sắc của Đảng và Nhà nước Xô Viết vừa là một nhà tâm lý học, giáo dục học có những đóng góp xuất sắc cả về lý luận lẫn thực tiễn. Để đào tạo con người phát triển toàn diện, N. K. Crupxkaia quan tâm tới tất cả mọi mặt giáo dục: Đức, trí, thể, mỹ, quân sự và giáo dục lao động, giáo dục kỹ thuật tổng hợp. Đặc biệt, bà coi trọng “giáo dục qua các hình thức hoạt động tập thể như tham quan du lịch, cắm trại, lao động hè ở các nông lâm trường kết hợp với sinh hoạt văn hoá nghệ thuật…Bà cho rằng, qua các hoạt động thực tiễn thế hệ trẻ được tự giáo dục qua đó mà hình thành và phát triển nhân cách” [58, tr.226]. Commented [M5]: Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Âm (1998), Lịch sử giáo dục thế giới, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Bên cạnh đó một số công trình liên quan phát triển con người toàn diện cả về phẩm chất và năng lực như: hình thành kỹ năng tư duy cho học sinh; nâng cao năng lực thực hành cho học sinh phổ thông; giáo dục kỹ năng sống… T.A.Ilina (1973) trong cuốn “Giáo dục học” tập II, đã đề cao vai trò của thực tiễn và các hoạt động thực tiễn. Thực tiễn chính là cơ sở để kiểm nghiệm tính chân lý của kiến thức lý luận [30, tr.23]. Tác giả cho rằng nhiệm vụ bắt buộc Commented [M6]: T.A.Ilina (1973), Giáo dục học,tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội của dạy học không chỉ là trang bị kiến thức mà còn là rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo vốn là phương thức hành động mà học sinh phải thực hiện trong thực tiễn học tập. Khái quát ngắn gọn quá trình hình thành, phát triển của kỹ năng, kỹ xảo học tập gắn liền với các hoạt động thực hành mà học sinh bắt buộc phải thực hiện trong suốt quá trình học tập, T.A.Ilina đã khẳng định được sự cần thiết của các hoạt động thực hành đối với quá trình nhận thức của học sinh. Vấn đề thực hành trong “Các phương pháp dạy học hiệu quả” (2011, bản dịch) [dẫn theo 37, tr.89] được các tác giả Robert J. Marzano, Debra J. Pickering, Jane E. Pollock coi là những công cụ dạy học hiệu quả và cần thiết cho việc học bất cứ một loại kiến thức nào. Các tác giả đã rút ra được hai khái quát từ các nghiên cứu về thực hành. Thứ nhất, để thông thạo một kỹ năng đòi hỏi phải thực Commented [M7]: Robert J. Marzano (2011), Debra J. PikeringJane E. Pollock, Các phương pháp dạy học hiệu quả, Nguyễn Hồng Vân dịch Nxb Giáo dục, Hà Nội 17 hành có trọng điểm với một thời lượng nhất định. Thứ hai, trong khi thực hành người học phải biết vận dụng và định hình những gì mình đã được học. Qua các nghiên cứu, họ cũng khẳng định để thực hiện một kỹ năng nhanh, chính xác, người học cần phải thực hành nhiều lần. Đối với quá trình hình thành một kỹ năng mới thì việc hiểu biết khái niệm về kỹ năng đó là điều sự cần thiết trước hết mà người học phải biết. Nó có tác dụng định hướng quá trình hành động vì “khi người học thiếu hiểu biết khái niệm về kỹ năng này, họ có khuynh hướng thực hiện các bước một cách mò mẫm và không hiệu quả”. Phạm Viết Vượng (2016), với cuốn “Giáo dục học” quan niệm nhóm phương pháp dạy học thực hành là nhóm phương pháp giáo viên tổ chức cho học sinh luyện tập ứng dụng kiến thức vào thực tế, gồm: phương pháp bài tập, phương pháp thí nghiệm, phương pháp thực hành tạo sản phẩm và phương pháp trò chơi [69, tr.198-200]. Theo ông, giáo dục lao động vừa là nội dung Commented [M8]: Phạm Viết Vượng (2016), Giáo dục học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội vừa là mục tiêu của giáo dục toàn diện cho học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông nhằm giáo dục cho học sinh ý thức học tập, lao động và trang bị cho các em hệ thống kiến thức, kỹ năng lao động cơ bản, đây là biện pháp để thống nhất giữa dạy lý thuyết và kỹ năng thực hành [69, tr.323]. Giáo dục lao Commented [M9]: Phạm Viết Vượng (2016), Giáo dục học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội động - tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động công ích xã hội hay tổ chức các cuộc thi “khéo tay hay làm”, “lao động sáng tạo”, cũng là biện pháp thực hành góp phần phát triển toàn diện người học. Nguyễn Thị Nga với bài: “Phát triển con người toàn diện ở Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI” [44], đã khẳng định: “Con người là nhân tố quan trọng nhất bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Việc đầu tư cho sự phát triển của con người không chỉ vì mục tiêu nhân văn mà còn là sự đầu tư có lợi nhất cho sự phát triển bền vững”. Trên cơ sở luận giải một số vấn đề lý luận và thực trạng về con người, phát triển con người toàn diện ở Việt Nam, tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản có tính định hướng như những nguyên tắc cần được quán triệt để có thể phát triển con người toàn diện. 1.2. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến hoạt động ngoại khóa Trong lịch sử giáo dục, hoạt động ngoại khóa đã xuất hiện từ lâu, gắn liền với quá trình phát triển của lý luận và thực tiễn giáo dục trong các giai đoạn lịch Commented [P10]: Nguyễn Thị Nga (2011) “Phát triển con người toàn diện ở Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI”, HVCT&HCQG Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản điện tử 18 sử. Từ khi giáo dục học chính thức trở thành ngành khoa học độc lập, với sự xuất hiện của hình thức dạy học theo lớp thì hoạt động ngoại khoá bắt đầu thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà sư phạm. Có nhiều nhà giáo dục, nhà sư phạm đã đưa ra các phương pháp giáo dục ngoại khóa mà đến ngày nay vẫn còn giá trị trong sự phát triển của lý luận, thực tiễn giáo dục như: Thời kỳ Phục Hưng, Rabơle (Francois Rabelais, 1494-1553), một nhà tư tưởng, nhà giáo dục người Pháp đòi hỏi “Việc giáo dục phải bao hàm các nội dung trí dục, đạo đức, thể chất và thẩm mỹ” và đã có sáng kiến tổ chức và quản lý các hình thức giáo dục như “ngoài việc học ở lớp và ở nhà còn có những buổi tham quan xưởng thợ, các cửa hàng, tiếp xúc với các nhà văn, các nghệ sĩ, đặc biệt là mỗi tháng một lần, thầy và trò về sống ở nông thôn một ngày để trải nghiệm thực tiễn cuộc sống” [dẫn theo 61, tr.986]. Commented [M11]: Trần Mạnh Thường (2005), Almanac kiến thức văn hóa - giáo dục, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. Đặc biệt là J.A.Cômenxki (1592 - 1670), là người đặt nền móng cho sự ra đời nhà trường hiện nay đã xem quản lý việc học tập của học sinh kết hợp với các hoạt động ngoài giờ học như một cách giải phóng học tập ra khỏi sự “giam hãm trong bốn bức tường” của trường học thời trung cổ. Và trong thời gian làm cố vấn giáo dục tại Hunggari đã rất coi trọng hoạt động ngoại khoá. Ông đã áp dụng phương pháp dạy học mới, đặc biệt là việc mở rộng các hình thức học tập ngoài lớp, nhằm khơi dậy và phát huy những khả năng tiềm ẩn, rèn luyện cá tính cho học sinh. Ông cho học sinh tham gia biểu diễn sân khấu để giúp các em ghi nhớ sâu sắc những nội dung cần thiết. Kết quả cho thấy, những học sinh thường ngày hay rụt rè nay ra trước công chúng với vẻ tự tin, xử sự điềm tĩnh hơn. Những con người mới mấy tuần lễ trước còn đọc câu ngắc ngứ, bây giờ đã có thể nói một đoạn độc thoại dài mà không phạm lỗi hoặc giải thích những khái niệm một cách hùng hồn đầy tính thuyết phục. Điều đó đã chứng minh cho quan điểm giáo dục mới đầy tính thuyết phục. Ông khẳng định: “học tập không phải là lĩnh hội những kiến thức trong sách vở mà còn lĩnh hội kiến thức từ bầu trời, mặt đất, từ cây sồi, cây dẻ” [dẫn theo 8, tr.93]. Pétxtalôdi (1746 - 1827) - một nhà giáo dục lớn của Thụy Sĩ thời kỳ tư bản chủ nghĩa. Việc kết hợp giáo dục với lao động sản xuất là một trong những luận điểm quan trọng nhất trong lý luận giáo dục và thực tiễn giáo dục của ông, Commented [M12]: Phạm Khắc Chương (1997), J.A.CômenxkiÔng tổ của nền sư phạm cận đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 19 theo ông trong trường học cần có đất đai để trồng trọt, chăn nuôi và trẻ em được học một nghề thủ công. Ông đã dựng ra “Trại mới” giúp trẻ vừa học văn hóa, vừa lao động ngoài lớp, ngoài trường học. Ông đánh giá rất cao vai trò của lao động trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, ông muốn qua lao động để “sưởi ấm trái tim và phát triển khối óc của trẻ em”, học sinh được đi tham quan các trại, xưởng thủ công mỹ nghệ để học tập [58, tr.121]. Commented [M13]: Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Âm (1998), Lịch sử giáo dục thế giới, Nxb Giáo dục, Hà Nội. John Dewey (1859 - 1925), một Giáo sư trường Đại học Colombia, nhà sư phạm người Mỹ nổi tiếng cuối thế kỷ XIX đã đưa ra một phương hướng cách tân giáo dục, ông yêu cầu bổ sung vào vốn tri thức của học sinh những tri thức ngoài sách giáo khoa và lời giảng của giảng viên, đề cao hoạt động đa dạng của học sinh, đặc biệt là hoạt động thực tiễn. Ông viết: “Học sinh là mặt trời, xung quanh nó quy tụ mọi phương tiện giáo dục, nói không phải là dạy, nói ít hơn, chú ý nhiều đến việc tổ chức hoạt động của học sinh”. Ông đề ra khẩu hiệu “Giáo dục bằng việc làm” coi đó là phương thức của thực hiện nhà trường tiến bộ, nghĩa là thay cho việc tiếp thu những tri thức của nhân loại bằng việc nắm vững những thói quen thực tiễn với các hình thức đa dạng của cuộc sống và được tiến hành ở mọi nơi như ở vườn trường, xưởng trường, nhà bếp, ngoài công xưởng và được trang bị bằng những công cụ lao động với các phương tiện hiện đại… qua đó trẻ phải học cách tự thiết kế, học cách tính toán, tìm tỉ lệ, tính giá trị thành phẩm, vật liệu, sử dụng các ngôn từ chuyên dùng, học cách trang trí nội thất”. Ý định của ông là xóa bỏ ranh giới giữa nhà trường với đời sống [58, tr.140]. Từ đó ông khẳng định rằng học phải đi đôi với hành Commented [M14]: Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Âm (1998), Lịch sử giáo dục thế giới, Nxb Giáo dục, Hà Nội. để rèn luyện và phát triển toàn diện nhân cách học sinh. A.S. Makarenkô (1888 -1939) - nhà văn, nhà sư phạm nổi tiếng của Nga thế kỷ XX, đã nói về tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa và đã chứng minh được: “Một trong những cái logic của quá trình sư phạm còn là quá trình quản lý, quá trình tổ chức hợp lý hoạt động của học sinh tham gia vào cách mạng xã hội, lao động sản xuất, các hoạt động tập thể như vui chơi, giải trí, thể dục thể thao, tham quan du lịch, văn hóa nghệ thuật” cho học sinh [58, tr.246]. Trong quá trình công tác của mình, A.S. Makarenkô đã tổ chức các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ học sinh ở trại M. Gorki và công xã F.E. Commented [M15]: Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Âm (1998), Lịch sử giáo dục thế giới, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 20 Dzezinski như: “Tổ đồng ca, tổ văn học Nga, tổ khiêu vũ, xưởng tự do, tổ thử nghiệm khoa học tự nhiên, tổ vật lý - hoá học, thể thao... Việc phân phối các em vào các tổ ngoại khóa, câu lạc bộ được tổ chức trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, các em có thể xin ra khỏi tổ bất cứ lúc nào, nhưng các tổ phải có kỷ luật trong quá trình hoạt động” [35, tr.173-174]. Khi nói về tầm quan trọng Commented [M16]: A.S. Makarenkô (1984), Giáo dục người công dân, Nxb Giáo dục, Hà Nội của công tác giáo dục học sinh giờ ngoại khóa A.S. Makarenkô đã phát biểu: “Tôi kiên trì nói rằng các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục không thể hạn chế trong các vấn đề giảng dạy, lại càng không thể để cho quá trình giáo dục chỉ thực hiện trên lớp học, mà đáng ra phải là trên mỗi mét vuông của đất nước chúng ta... Nghĩa là trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không được quan niệm rằng công tác giáo dục chỉ được tiến hành trong lớp. Công tác giáo dục chỉ đạo toàn bộ cuộc sống của trẻ” [35, tr.63]. Commented [M17]: A.S. Makarenkô (1984), Giáo dục người công dân, Nxb Giáo dục, Hà Nội Từ thực tiễn trải nghiệm, nhà sư phạm A.T Côp-chi-ê-va đã xem hoạt động ngoại khóa là để nâng cao đạo đức và năng khiếu mọi mặt của học sinh “Công việc chuẩn bị dạ hội chuyên đề đã làm cho thầy trò gần gũi nhau. Thầy nắm vững được yêu cầu xu hướng của học sinh, xác định thái độ đạo đức cho mỗi em”. Từ thực tiễn trải nghiệm Ông đã đưa ra kết luận: Công việc ngoại khoá nếu được tiến hành có hệ thống không những nâng cao trình độ chung về sự tiến bộ của học sinh mà còn cả trình độ ngôn ngữ, kiến thức của họ. Theo một công trình nghiên cứu “Học tập ngoài trời” tại Anh, gần 7 triệu học sinh hàng năm được tham gia vào các hoạt động ngoại khoá, nghĩa là hàng tuần có hàng nghìn em được đi tham quan hoặc tham gia vào các câu lạc bộ học tập. Theo các nhà giáo dục Anh, các hoạt động ngoại khóa giúp học sinh gắn kiến thức với cuộc sống. Chính phủ Anh cho rằng hoạt động này là một phần quan trọng của công tác giáo dục thế hệ trẻ. Để nâng cao chất lượng và tăng cường số lượng các hoạt động này, chính phủ Anh đã đưa ra các qui định về trách nhiệm của giáo viên và nhà trường, tăng cường các nguồn lực và các điều kiện cho việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá. Bà Ruth Kelly, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Anh nhận xét: các hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhất là các hoạt động ngoại khoá đã làm giàu chương trình học, tạo dựng niềm tin và củng cố kỹ năng cho học sinh [80, tr.16]. Commented [M18]: Kelly (15 February 2005 ), Outdoor learning, DFES 21 Cũng một nghiên cứu “Kế hoạch cải cách giáo dục cho thế kỷ XXI” của các nhà giáo dục Nhật Bản đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các hoạt động ngoại khoá ở trường học. Học sinh ở Nhật Bản dành khá nhiều thời gian cho các hoạt động này vì hầu hết các trường học ở Nhật Bản là các trường bán trú. Tuy nhiên, các hoạt động ngoại khoá này tập trung chủ yếu vào việc giáo dục đạo đức và giáo dục truyền thống cho học sinh như dạy các nghi thức giao tiếp theo tập tục của người Nhật, dạy cách pha trà, các nghề truyền thống... Ngoại khoá các môn học chủ yếu tổ chức thông qua các cuộc thi, các trò chơi ở trường và trên ti vi. Chương trình cải cách giáo dục của Nhật Bản là giảm bớt thời gian các giờ lên lớp để tăng cường nhiều hơn các hoạt động ngoại khoá cho học sinh [89]. Commented [P19]: U.S. National Center for Public Policy and Higher Education (2002), Business Leader's Guide to Measuring Up. Trong công trình nghiên cứu “Các chỉ số cạnh tranh giáo dục của Mĩ và các nước G8 khác” của các nhà giáo dục Mĩ năm 2002, khi so sánh giữa chất lượng giáo dục của Mĩ và 8 nước trong khối G8 cho rằng, hoạt động ngoại khoá là một trong những điều kiện đem lại chất lượng giáo dục cao ở các nước. Công trình nghiên cứu này đã làm nổi bật tầm quan trọng của các hoạt động ngoại khoá, giúp cho cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên phải làm gì để tổ chức và quản lý tốt các hoạt động này nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo [90]. Công trình nghiên cứu “Chính sách công và giáo dục đại học” của các Commented [P20]: US Department of Education (May, 2003), Comperative Indicators of Education in the U.S.A and other G8 coutries. nhà giáo dục Mĩ cho thấy tác dụng to lớn của các hoạt động ngoại giờ lên lớp nói chung và ngoại khoá nói riêng đối với đời sống của học sinh, sinh viên: có 49% học sinh, sinh viên không tham gia vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp sử dụng ma tuý, 37% trong độ tuổi từ 13 - 19 phải làm bố mẹ sớm hơn những em khác có tham gia từ 1 đến 4 giờ vào các hoạt động ngoại khoá. Hầu hết các em có tham gia các hoạt động ngoại khoá đạt được kết quả học tập cao. Những học sinh thường xuyên tham gia vào các chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp có chất lượng thường đạt được thành tích học tập cao hơn, có hành vi đạo đức tốt hơn trong nhà trường, có mối quan hệ và xúc cảm tốt hơn, phát triển tốt hơn và không có các hiện tượng sử dụng ma tuý, bạo lực...[89, tr.11]. Ngoài ra, một số nghiên cứu: “Hoạt động ngoại khóa - cuộc sống bên ngoài lớp học” và “Ảnh hưởng của hoạt động ngoại khóa về hiệu suất học tập Commented [M21]: U.S. National Center for Public Policy and Higher Education (2002), Business Leader's Guide to Measuring Up.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan