Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sin...

Tài liệu Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y các trường đại học thành phố hồ chí minh

.PDF
220
118
62

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI --------------------- PHAN HOÀNG TRỌNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH L M SÀNG THEO HƢỚNG PH T TRIỂN N NG LỰC SINH VI N NGÀNH C C TRƢỜNG ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỒ CH MINH LUẬN N TIẾN SĨ QUẢN LÝ GI O DỤC Hà Nội - 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI --------------------- PHAN HOÀNG TRỌNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH L M SÀNG THEO HƢỚNG PH T TRIỂN N NG LỰC SINH VI N NGÀNH C C TRƢỜNG ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỒ CH MINH Ngành: Quản lí giáo dục Mã số: 9.14.01.14 LUẬN N TIẾN SĨ QUẢN LÝ GI O DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Hoa 2. PGS. TS. Nguyễn Sỹ Thƣ Hà Nội - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn trong luận án đề được trích dẫn trung thực. Những kết luận khoa học trong luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Phan Hoàng Trọng LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến các Lãnh đạo, các phòng ban của Học viện Khoa học xã hội đã giúp tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cám ơn Khoa Tâm lý – Giáo dục cám ơn GS.TS. Vũ Dũng; PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Lan; TS. Vũ Thu Trang đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án này. Tôi xin cám ơn sâu sắc PGS.TS. Nguyễn Sỹ Thư và PGS.TS. Nguyễn Thị Hoa những người thầy đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong quá hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cám ơn Trường Đại học Y dược, TP. Hồ Chí Minh; Trường Đại học Hồng Bàng; Trường Đại học Nguyễn Tất Thành; Bệnh viện Đại học y dược, Bệnh viên 115; Bệnh viên Bình dân ở thành phố Hồ Chí Minh đã giúp tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cám ơn gia đình và bạn bè đã giúp tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án này. Nghiên cứu sinh Phan Hoàng Trọng MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN C C NGHI N CỨU VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH L M SÀNG THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN N NG LỰC SINH VIÊN NGÀNH Y.......................................................... 10 1.1. Các nghiên cứu liên quan đến hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y theo định hướng phát triển năng lực ............................ 10 1.2. Tổng quan về quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y theo định hướng phát triển năng lực ........................................... 16 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH L M SÀNG THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN N NG LỰC SINH VIÊN NGÀNH Y ...................................................................... 24 2.1. Hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên ngành Y ............................................................................... 24 2.2. Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên ngành Y....................................................................... 43 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên ngành Y ........................... 56 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH L M SÀNG THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN N NG LỰC CỦA SINH VIÊN NGÀNH Y ...................... 62 3.1.Tổ chức và phương pháp nghiên cứu thực tiễn................................... 62 3.2. Thực trạng hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên ngành Y .............................................................. 66 3.3. Thực trạng quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên ngành Y ........................................... 82 3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên ........................ 105 Chƣơng 4: C C GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH L M SÀNG THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN N NG LỰC SINH VIÊN NGÀNH Y .................................................................... 113 4.1.Nguyên tắc đề xuất các giải pháp ..................................................... 113 4.2. Giải pháp quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên ngành ngành điều dưỡng .......................... 115 4.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các giải pháp ................ 139 4.4. Kết quả thử nghiệm một giải pháp ................................................... 144 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LI N QUAN ĐẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ........... 156 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 157 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ Bảng 3.1: Đặc điểm mẫu khách thể khảo sát .................................................. 63 Bảng 3.2: Vai trò, tầm quan trọng của hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên ............................................. 67 Bảng 3.3: thức của sinh viên về hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên ............................................. 68 Bảng 3.4: Sinh viên tìm hiểu về tình trạng sức khỏe /bệnh tật của người bệnh ....................................................................................................... 70 Bảng 3.5: Thực hiện chăm sóc người bệnh của sinh viên .............................. 72 Bảng 3.6: Thực hành quản lý, ghi chép sử dụng hồ sơ bệnh án của sinh viên điều dưỡng..................................................................................... 74 Bảng 3.7: Thực hành quản lý công tác chăm sóc người bệnh của sinh viên điều dưỡng............................................................................................. 75 Bảng 3.8: Thực hành phát triển năng lực hành nghề theo pháp luật và đạo đức nghề của sinh viên điều dưỡng...................................................... 77 Bảng 3.9: Mức độ thực hành thực hành lâm sàng theo tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của sinh viên điều dưỡng.................................................. 79 Bảng 3.10: Thực trạng hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên ............. 80 Bảng 3.11: Thực trạng hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên (so sánh theo biến số khách thể khảo sát) ................................................... 81 Bảng 3.12: Thực trạng hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên (so sánh theo biến số giới tính) ................................................................... 81 Bảng 3.13: Mức độ quản lý về kiến thức thực hành lâm sàng của sinh viên ..... 83 Bảng 3.14: Quản lý mục tiêu hoạt động thực hành lâm sàng về thái độ thực hành lâm sàng ............................................................................... 84 Bảng 3.15: Quản lý mục tiêu hoạt động thực hành lâm sàng về kỹ năng thực hành lâm sàng của sinh viên ......................................................... 85 Bảng 3.16: Quản lý sinh viên trong việc tìm hiểu về tình trạng sức khỏe /bệnh tật của người bệnh ....................................................................... 87 Bảng 3.17: Mức độ quản lý sinh viên trong việc thực hiện chăm sóc người bệnh .. 88 Bảng 3.18: Mức độ quản lý sinh viên trong việc quản lý, ghi chép, sử dụng hồ sơ bệnh án theo quy định ........................................................ 91 Bảng 3.19: Quản lý phát triển nghề nghiệp của sinh viên qua chăm sóc người bệnh ....................................................................................................... 92 Bảng 3.20: Quản lý sinh viên trong đảm bảo chăm sóc liên tục người bệnh . 93 Bảng 3.21: Quản lý nhằm hình thành năng lực quản lý và phát triển nghề nghiệp trong quá trình thực tập cho sinh viên ...................................... 94 Bảng 3.22: Quản lý sinh viên thực hành nghề theo quy định của pháp luật... 95 Bảng 3.23: Kết quả quản lý sinh viên thực hành nghề theo tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp .................................................................................... 96 Bảng 3.24: Mức độ quản lý phương tiện hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên...................................... 97 Bảng 3.25: Kết quả quản lý về kiểm tra, đánh giá hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên ...................... 99 Bảng 3.26: Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên ........................... 100 Bảng 3.27: Tương quan giữa các khía cạnh quản lý hoạt động thực hành lâm sàng .............................................................................................. 101 Bảng 3.28: Mức độ quản lý hoạt động thực hành lâm sàng (so sánh theo biến số khách thể khảo sát) ................................................................. 102 Bảng 3.29: Mức độ quản lý hoạt động thực hành lâm sàng (so sánh theo biến số giới tính) ................................................................................. 103 Bảng 3.30: Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan........................................... 105 Bảng 3.31: Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan ....................................... 108 Bảng 4.1. Đánh giá tính cần thiết của các giải pháp ..................................... 140 Bảng 4.2. Đánh giá tính khả thi của các giải pháp ........................................ 142 Bảng 4.3: Thực trạng năng lực thực hiện pháp luật và đạo đức nghề của sinh viên trước thử nghiệm ................................................................. 146 Bảng 4.4: Thực trạng năng lực thực hiện pháp luật và đạo đức nghề của sinh viên sau thử nghiệm .................................................................... 148 Bảng 4.5: So sánh thực trạng năng lực thực hiện pháp luật và đạo đức nghề của sinh viên trước thử nghiệm và sau thử nghiệm ................... 149 Sơ đồ 2.1: Khung năng lực của sinh viên ngành Y (Sinh viên điều dưỡng) . 36 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong hoạt động đào tạo tại trường đại học, đào tạo thực hành nghề đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao chất lượng đào tạo chuyên môn, quyết định khả năng làm việc thực tế của sinh viên sau khi ra trường. Học mà không thể hành, có bằng cấp mà không thể làm việc hiệu quả là một trong những thực trạng còn tồn tại trong đa số sinh viên sau tốt nghiệp.Theo xu thế phát triển hội nhập hiện nay của đất nước, đào tạo nghề cho sinh viên cần chú trọng phát triển toàn diện cả kiến thức, kỹ năng, thực hành và làm thế nào để sinh viên ra trường có khả năng áp dụng những điều đã học vào thực tế, định hướng và phát triển chính bản thân theo mục tiêu giáo dục đã được xác định, trên cơ sở đó phát triển các giá trị về phẩm chất, năng lực đáp ứng với yêu cầu của xã hội. Chính vì thế, quản lý nâng cao chất lượng đào tạo thực hành nghề của sinh viên nói chung là một trong những yêu cầu bức thiết. Nghề Y là một nghề liên quan trực tiếp đến sức khỏe và sinh mạng của con người. Khoa học về sức khỏe con người thì không phải là một môn khoa học thường thức, nó đòi hỏi tính chính xác và trình độ cao. Các phương pháp khám bệnh cho người bệnh không thể áp dụng một cách cứng nhắc vì cơ thể của mỗi con người có tính đặctrưng và khác biệt với nhau. Một phương thức điều trị hay một dấu hiệu lâm sàng trên người bệnh này có thể sẽ hoàn toàn khác biệt trên một người bệnh khác. Điều đó đòi hỏi sinh viên y khoa trong quá trình học tập phải rèn luyện sự cẩn trọng, suy nghĩ thấu đáo, tư duy tích cực, có năng lực làm việc độc lập và phối hợp đội nhóm, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề thực tiễn. Sinh viên ngành Y để có thể thực hành điều trị chăm sóc sức khỏe thực tế cho người bệnh cần trải qua từ 4-6 năm thực hành lâm sàng trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, đạo đức nghề Y đã quy định việc bảo vệ, phòng ngừa, duy trì và nâng cao sức khỏe của con người là một trách nhiệm, nghĩa vụ cao cả của người sinh viên y khoa khi bước chân vào trường. Vì thế ngay cả trong quá trình học tập tại trường hay sau khi ra trường sinh viên nghề Y đều không thể để xảy ra sai sót trong thực hành. Chính vì vậy, quản lý đào tạo sinh viên y khoa cần chú trọng đến việc quản lý hoạt động thực hành lâm sàng, đào tạo thực hành phải giúp sinh viên tích hợp được kiến thức, lý luận và ứng dụng vào thực tiễn. Bên cạnh đó, sinh viên y khoa chuyên môn giỏi cũng cần đi đôi với sự tích cực, chủ động, tìm tòi, học hỏi cái mới, trao dồi kiến thức, linh hoạt trong giao tiếp, ứng 1 xử, trang bị đầy đủ kỹ năng để có thể trở thành sinh viên y khoa của thế kỷ 21. Chính vì thế, quản lý đào tạo thực hành lâm sàng y khoa một cách chuẩn mực lại càng quan trọng và cần có sự quan tâm chặt chẽ, sâu sát hơn nhằm giúp sinh viên ngành Y ra trường thực hiện được tốt nhất năng lực và trách nhiệm nghề nghiệp. Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên là một trong những nội dung chủ yếu của quản lý ở các trường đại học y khoa. Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên ngành Y đó được thể hiện qua quản lý về nội dung, phương pháp, nguồn lực, cơ sở vật chất, chính sách phát triển nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo đội ngũ nhân viên y tế gồm bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật y sinh học đáp ứng tốt nhất nhu cầu chăm sóc, khám chữa bệnh cho cộng đồng. Hiện nay, đào tạo theo định hướng chuẩn năng lực của sinh viên y khoa(Competence based Medical Education) viết tắt là (CBME) đã được chứng minh mang lại hiệu quả trong quản lý phương pháp giáo dục và nâng cao chất lượng đầu ra của sinh viên trong các nghiên cứu thống kê trên thế giới. Xuất phát từ thực trạng nhận thức về nghề nghiệp và giá trị nghề nghiệp của sinh viên ngành y, về cơ bản sinh viên đã có ý thức rõ về nghề nghiệp tương lai, về trách nhiệm, nghĩa vụ của sinh viên, có hứng thú, say mê trong rèn luyện, học tập để trở thành người cán bộ y tế nòng cốt. Tuy nhiên, một bộ phận sinh viên có nhận thức chưa đúng đắn về giá trị nghề nghiệp, có biểu hiện nhận thức thiên lệch giữa học tập và rèn luyện, còn so sánh thiệt hơn giữa các ngành nghề trong quá trình đào tạo, chưa thực sự yên tâm và gắn bó với nghề đã chọn. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng đào tạo bác sĩ hiện nay. Do đó đào tạo y khoa theo định hướng theo chuẩn năng lực (CBME) sẽ giúp sinh viên có nhận thức đúng về những giá trị đích thực của nghề nghiệp phẩm chất y đức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ đã được xã hội thừa nhận, có thái độ trân trọng, yêu quý, cố gắng chiếm lĩnh các giá trị của nghề nghiệp, đồng thời đấu tranh chống mọi biểu hiện lệch lạc trong nhận thức cũng như trong hành động của mình và của mọi người xung quanh, qua đó giúp sinh viên rèn luyện thói quen, hành vi sư phạm phù hợp, hướng tới các giá trị nghề nghiệp đã chọn, làm cho các giá trị ấy trở thành hiện thực trong quá trình đào tạo. Vì vậy tại Việt Nam, theo định hướng phát triển hội nhập toàn cầu, Bộ Y Tế cũng đã ban hành các chuẩn năng lực của bác sĩ đa khoa theo quyết định 1854/QĐ – BYT năm 2015 và chuẩn năng lực điều dưỡng ĐD/3602/QĐ – BYT năm 2012. 2 Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y đã thu hút nhiều công trình nghiên cứu ở các cách tiếp cận khác nhau. Hiện nay việc đào tạo thực hành lâm sàng y khoa theo định hướng phát triển năng lực đã được triển khai tại nhiều trường đào tạo y khoa trên cả nước.Tuy nhiên việc nghiên cứu, đánh giá về quá trình quản lý hoạt động thực lâm sàng của sinh viên các trường Đại học Y khoa theo định hướng phát triển năng lực thì còn rất ít công trình nghiên cứu sâu và hệ thống. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành Y các trường đại học thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận án tiến sĩ. 2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y các trường đại học thành phố Hồ Chí Minh luận án đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành Y các trường đại học thành phố Hồ Chí Minh góp phần nâng cao kết quả hoạt động thực hành lâm sàng cho sinh viên ngành Y. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 1) Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành Y. 2) Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y. 3) Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành Y và các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y các trường đại học thành phố Hồ Chí Minh. 4) Đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y các trường đại học thành phố Hồ Chí Minh. Tiến hành thử nghiệm 1 giải pháp trong thực tiễn. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Giải pháp quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển 3 năng lực của sinh viên ngành y các trường đại học thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1.Giới hạn về phạm vi nội dung nghiên cứu Đề tài nghiên cứu quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y ở các khía cạnh: Quản lý mục tiêu hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên; Quản lý nội dung hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên; Quản lý phương tiện hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên; Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên. Nghiên cứu này chỉ thực hiện trên sinh viên ngành điều dưỡng tại các trường đại học có ngành điều dưỡng tại thành phố Hồ Chí Minh. 3.2.2.Giới hạn về khách thể khảo sát thực trạng: Cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên ngành điều dưỡng của các trường đại học y và các bác sỹ phụ trách sinh viên điều dưỡng tại các bệnh viên sinh thực hành lâm sàng. 3.2.3.Giới hạn về địa bàn khảo sát thực trạng: Nghiên cứu này được thực hiện tại 3 trường đại hoc/cao đẳng có đào tạo sinh viên điều dưỡng tại thành phố Hồ Chí Minh. Đó là các trường: Trường Đại học Y dược, TP. Hồ Chí Minh; Trường Đại học Hồng Bàng; Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. 3.2.3. Giới hạn về khách thể điều tra, khảo sát của luận án - Số lượng khách thể khảo sát bằng phiếu hỏi gồm có: Cán bộ quản lý (của trường, khoa), giảng viên, sinh viên của 3 trưởng đại học : 350 người; Bác sỹ hướng dẫn sinh viên ở bệnh viện: 10 người. Tổng số người khảo sát bằng phiếu hỏi (định lượng): 360 người -Số người phỏng vấn sâu: Cán bộ quản lý (của trường, khoa), giảng viên trưởng đại học : 15 người; Bác sỹ hướng dẫn sinh viên ở bệnh viện : 10 người; Sinh viên điều dưỡng: 30 người. Tổng số người phỏng vấn sâu: 55 người . 3.2.4. Giới hạn về chủ thể quản lý Có rất nhiều chủ thể tham gia vào quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y. Cụ thể như: (1) Chủ thể chính quản lý hoạt động học tập lâm sàng của sinh viên ngành Y (sinh viên điều dưỡng) là: Lãnh đạo trường đại học ( chủ yếu là Hiệu trưởng nhà trường), lãnh đạo 4 khoa điều dưỡng, các phòng ban của nhà trường; (2) Chủ thể quản lý trực tiếp là bệnh viên nơi sinh viên thực hành, cụ thể là khoa và bác sỹ trực tiếp hướng dẫn sinh viên thực hành. Tuy nhiên trong luận án này chủ thể chính được xác định là hiệu trưởng trường y và các chủ thể khác là chủ thể phối hợp quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận nghiên cứu Để tiến hành nghiên cứu quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y, luận án xác định các cách tiếp cận nghiên cứu sau: -Tiếp cận hệ thống: Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y chính là việc xem xét các trường đại học có đào tạo ngành y như là một thành tố của hệ thống xã hội, có quy luật vận hành, có mối quan hệ biện chứng giữa các thành tố để tạo thành một chỉnh thể. Nói cách khác, nó chính là việc xem xét mối quan hệ giữa nhu cầu của người học, yêu cầu của nhà trường, chuẩn đầu ra đối với sinh viên ngành y, yêu cầu của xã hội đối với nghề y trên phương diện cung cầu trong hệ thống xã hội. Mặt khác, cách tiếp cận này sẽ giúp cho chủ thể quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y đặt các giải pháp quản lý hoạt động này trong hệ thống các nội dung quản lý khác của quản lý hoạt động của trường đại học Y nhằm đảm bảo tính đồng bộ và tính khả thi của các giải pháp đề xuất. - Tiếp cận theo năng lực của sinh viên ngành y (sinh viên điều dưỡng): Tiếp cận năng lực của sinh viên ngành y được tiếp cận theo Quyết định số 1352/QĐ – BYT ngày 24/4/2012 vể Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam. Từ cách tiếp cận này xác định 3 năng lực cơ bản của sinh viên ngành điều dưỡng như sau: Năng lực thực hành chăm sóc; năng lực quản lý và phát triển nghề nghiệp; năng lực hành nghề theo pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. - h tiếp ận theo hu n : nghiên cứu quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên ngành Y (ngành điều dưỡng) cần tiếp cận theo những chuẩn đào tạo và đầu ra của sinh viên ngành điều dưỡng. Chuẩn đào tạo và đầu ra của sinh viên 5 ngành điều dưỡng được quy định trong Quyết định số 1352/QĐ – BYT ngày 24/4/2012 vể Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam. Đây là định hướng và mục tiêu của hoạt động thực hành lâm sàng và quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên ngành Y (ngành điều dưỡng). - h tiếp ận qu tr nh : nghiên cứu quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên ngành Y (ngành điều dưỡng) cần tiếp cận theo quá trình thực hành lâm sàng của sinh viên tại bệnh viện. Đó là quá trình sinh viên tiếp cận với bệnh nhân, tieespc ận với hồ sơ bệnh án của bệnh nhân, đến giao tiếp với bệnh nhân, thực hiện qui trình chăm sóc, điều trị bệnh nhân và đánh giá kết quả hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên ngành Y (ngành điều dưỡng) . 4.2. Các phương pháp nghiên cứu * Phương ph p nghiên ứu văn bản, tài liệu; M đ h ủ phương ph p Luận án nghiên cứu văn bản, tài liệu nhằm xác định cách tiếp cận nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý thuyết và công cụ nghiên cứu của đề tài luận án. b Nội ung ủ phương ph p Luận án đã nghiên cứu các văn bản tài liệu sau: - Các quyết định, thông tư của Bộ Giáo dục và đào tạo, của Bộ Y tế về khung chương trình đào tạo của ngành Y, về đào tạo sinh viên, và về thực hành lâm sàng của sinh viên ngành Y, về chuẩn năng lực của ngành điều dưỡng, về y đức của ngành Y như: Thông tư số 01/2012/TT/BGDĐT ngày 13 tháng 1 năm 2012. BGD& ĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo (2012), về chương trình khung đào tạo Y đa khoa trình độ Đại học khói ngành khoa học sức khỏe; Thông tư số 09/2008/TT - BYT Bộ Y tế , ngày 01/8/2008 về việc hướng dẫn kết hợp giữa các cơ sở đào tạo cán bộ y tế với các bệnh viện thực hành trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tìm hiểu phần “Định hướng điều dưỡng Bộ Y tế (2010”, Trong cuốn sách Điều dưỡng cơ bản 1, Nxb Y học, Hà Nội. Quy định về y đức, (Ban hành theo quyết định số 2088/BYT – QĐ ngày 06 tháng 11 năm 1996 của Bộ Y tế. Luận án đã nghiên cứu một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong và 6 ngoài nước về những nội dung liên quan đến đề tài luận án. h thứ tiến h nh Đề tài luận án đã tổng hợp, phân tích về các tài liệu, khái quát, đánh giá về những nội dung của tài liệu, xác định những vấn đề đã được nghiên cứu và những vấn đề còn bỏ ngỏ để luận án tiếp tục nghiên cứu. * Phương ph p huyên gi ; * Phương ph p điều tra bằng bảng hỏi; * Phương ph p phỏng vấn sâu; * Phương ph p thử nghiệm; * Phương ph p xử lý số liệu bằng thống kê toán học. Các phương pháp từ 2 đến 6 được trình bày cụ thể trong chương 3 của luận án. 4.3. Giải thuyết khoa học Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y tại 3 trường đại học y thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã có nhiều ưu điểm, song vẫn còn những tồn tại. Trong các nội dung quản lý, nội dung được đánh giá thấp nhất là quản lý mục tiêu hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên. Nếu đề xuất và thử nghiệm giải pháp về chú trọng phát triển năng lực hành nghề theo pháp luật và đạo đức nghề cho sinh viên điều dưỡng trong hoạt động thực hành lâm sàng của ngành điều dưỡng thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thực quản lý hoạt động hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y các trường đại học thành phố Hồ Chí Minh. 4.4. Câu hỏi nghiên cứu Việc thực hiện luận án này nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: 1) Việc nghiên cứu quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y được tiếp cận từ quan điểm khoa học nào? Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y là gì? 2) Thực trạng quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y các trường đại học thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là như thế nào? Nó có những điểm mạnh, điểm yếu gì? Những yếu tố nào có ảnh hưởng đến quản lý hoạt động này? 7 3) Những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y các trường đại học thành phố Hồ Chí Minh hiện nay? 5.Đóng góp mới về khoa học của luận án 5.1. Về mặt lý luận Nghiên cứu quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành điều dưỡng của các trường đại học y thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là một trong số ít các nghiên cứu về quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y. Luận án đã xác định được một số khái niệm công cụ để làm cơ sở cho nghiên cứu thực tiễn, làm sáng tỏ những nội dung của hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành điều dưỡng và quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành điều dưỡng, chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động này. Luận án đã xây dựng được các tiêu chí quản lý cho quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của các trường đại học y theo định hướng phát triển năng lực sinh viên ngành điều dưỡng. Đây là cơ sở để tổ chức hoạt động thực hành lâm sàng của các trường đại học y và cho quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của các trường đại học y theo định hướng phát triển năng lực sinh viên ngành điều dưỡng. 5.2.Về mặt thực tiễn: Luận án đã đánh giá được thực trạng hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành điều dưỡng và thực trạng quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành điều dưỡng qua 4 nội dung : Quản lý mục tiêu hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên; Quản lý nội dung hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên ; Quản lý phương tiện hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên; Quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực sinh viên. Luận án cũng đánh giá được thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành điều dưỡng. Kết quả thử nghiệm cho thấy có thể nâng cao năng lực thực hành lâm sàng của sinh điều dưỡng khi áp dụng các giải pháp đề xuất. 8 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Về mặt lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung một số vấn đề lý luận về hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành điều dưỡng và quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên, chỉ ra vai trò của các chủ thể trong quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y. 6.2. Về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho Hiệu trưởng, các phòng ban, lãnh đạo và các giảng viên khoa điều dưỡng của các trường đại học y có đào tạo sinh viên ngành điều dưỡng trong xây dựng kế hoạch, nội dung và quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành điều dưỡng Kết quả nghiên cứu của luận án cũng là tài liệu tham khảo cho các bệnh viện trong quản lý sinh viên ngành điều dưỡng khi họ thực hiện hoạt động thực hành lâm sàng tại bệnh viện. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng là tài liệu tham khảo cho sinh viên khoa điều dưỡng trong viên nâng cao năng lực thực hành lâm sàng của mình. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 4 chương : Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về quản lý hoạt động Thực hành lâm sàng theo hướng phát triển năng lực sinh viên ngành y ; Chương 2: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y ; Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực tiễn quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y; Chương 4: Giải pháp quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y 9 Chƣơng 1 TỔNG QUAN C C NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH L M SÀNG THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN N NG LỰC SINH VIÊN NGÀNH Y Phần tổng quan tài liệu trình bày tóm tắt kết quả tổng quan, lược khảo, phân tích về hiệu quả của việc quản lý hoạt động thực hành lâm sàng theo định hướng phát triển năng lực của sinh viên ngành y. Các nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước về hoạt động học thực hành lâm sàng, những chiến lược giảng dạy, phương pháp học tập, phương pháp lượng giá, xây dựng đề cương chi tiết chương trình đáp ứng theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên ngành y gồm bác sĩ đa khoa, điều dưỡng đa khoa, nha khoa, dược khoa. Các tài liệu tham khảo cập nhật từ năm 2000 đến 2018 được lấy từ các trang tạp chí giáo dục y khoa đáng tin cậy như “Professional Education, Medical Education, Nurse Education Today, PubMed…” và các trang tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh và tạp chí y học thực hành cũng như các nguồn dữ liệu khác. 1.1. Các nghiên cứu liên quan đến hoạt động thực hành lâm sàng của sinh viên ngành y theo định hƣớng phát triển năng lực Đối với ngành Y, thực hành lâm sàng là một trong những vấn đề quan trọng nhất quyết định đến năng lực khám chữa bệnh của sinh viên sau khi ra trường. Hoạt động đào tạo truyền thống hiện nay sinh viên vẫn đang học từ nhiều thế hệ thầy cô,kinh nghiệm của anh chị lớp trên, người hướng dẫn lâm sàng lớn tuổi và nhiều kinh nghiệm. Mà theo một trong những người lỗi lạc, hiệu trưởng Đại học Y khoa Havard của Hoa kỳ Sydney Burnwell (1939-1945) đã từng nói với sinh viên của mình “Kinh nghiệm là một trong những điều mà các bạn đã làm sai ngày hôm nay và sẽ tiếp tục làm sai trong tương lai” và chính ông cũng đã làm thất vọng sinh viên của mình khi nói rằng “ Một nữa trong số những kiến thức mà các bạn đang được dạy tại trường Y sẽ trở thành những điều không còn đúng nữa trong vòng 10 năm tới, nhưng vấn đề là không một thầy cô nào của các bạn biết được đó là một nữa nào”. Điều đó chứng tỏ y học luôn không ngừng đổi mớivà đòi hỏi phương pháp dạy của thầy cô và phương pháp học của sinh viên ngành Y phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu đào tạo. 10 Sự thay đổi trong đào tạo sinh viên ngành y theo định hướng phát triển năng lực (Competence Based Medical Education) CBME là một phương pháp đào tạo mới, định hướng bằng chuẩn năng lực của người sinh viên cần đạt được sau khi ra trường phù hợp với xu thế thế giới và nhu cầu xã hội. Khi đào tạo theo CBME nhà trường cần xây dựng khung chương trình, phương pháp đào tạo, đội ngũ giảng viên, kế hoạch giảng dạy phù hợp để đáp ứng được các yêu cầu theo chuẩn đầu ra của khu vực hay thế giới. Rất nhiều tác giả như Curry & Docherty, 2017, Gravina và cộng sự 2017, Frank và cộng sự 2010 đã nghiên cứu về hiệu quả của CBME trong việc phát triển năng lực thực hànhvà chứng minh rằng CBME mang lại hiệu quả rất cao trong việc phát triển năng lực thực hành lâm sàng cho sinh viên y khoa, dược khoa, điều dưỡng, nha khoa [84; 46]. Bên cạnh đó Gruppen và cộng sự 2012 đã chứng minh CBME mang lại sự phát triển và nâng cao việc chăm sóc sức khỏe cho toàn thế giới [65]. Khi nói đến CBME nghĩa là nói đến sự đổi mới toàn diện từ chương trình học, phương pháp giảng dạy, phương pháp học, và phương pháp lượng giá cho người học mà trong đó hoạt động thực hành lâm sàng là hoạt động quan trọng nhất. CBME đã được rất nhiều học giả định nghĩa, nghiên cứu bằng các nghiên cứu hệ thống cho kết luận rằng đây là một phương pháp toàn diện nhất nhằm mang lại chất lượng cho việc đào tạo năng lực thực hành lâm sàng cho sinh viên ngành ynhư tác giả L. Lassnigg (2015) [69]; Leung (2002) [89]; Tan, Chong, Subramaniam, và Wong (2018) [62]. Những nghiên cứu này hứa hẹn đào tạo những đội ngũ nhân viên y tế chuyên nghiệp nhất theo tác giả L. Parson, Childs và Elize năm 2018 [67]. Tại các nước phát triển trên thế giới, phương pháp giảng dạy thực hành lâm sàng đã ngày càng cải tiến và được thống kê bằng bằng nghiên cứu cụ thể. Về phương ph p, có rất nhiều tác giả đưa ra những kết luận về các phương pháp dạy thực hành lâm sàng hiệu quả theo CBME: Theo tác giả Chikotas và cộng sự 2009, nghiên cứu phương pháp dạy thực hành lâm sàng cho sinh viên điều dưỡng phát triển được năng lực giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định và ứng dụng được kiến thức vào thực tế cũng như xóa bỏ được rào cản giữa sự khác biệt lý thuyết và thực tế thì sinh viên cần được dạy và học lâm sàng dựa trên giải quyết vấn đề “problem based teaching (PBT)”and problem based learning (PBL). Nghiên cứu của Chikotas đã cho thấy được sự hài lòng, tự tin của sinh viên khi thực hành lâm sàng sau khi đào tạo bởi phương pháp này. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan