Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện tam nông, tỉnh phú thọ...

Tài liệu Quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện tam nông, tỉnh phú thọ

.PDF
138
1
106

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG LÊ THỊ NGỌC LAN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Phú Thọ, năm 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG LÊ THỊ NGỌC LAN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Dũng Phú Thọ, năm 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Lê Thị Ngọc Lan ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được bản luận văn này với Đề tài: “Quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ”, Tôi xin chân thành cảm ơn: Tiến sĩ Nguyễn Văn Dũng đã trực tiếp hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn; Các Giáo sư, Tiến sĩ, các nhà khoa học, Ban Lãnh đạo Nhà trường, các cán bộ công chức, viên chức Trường Đại học Hùng Vương đã tận tình giúp đỡ về mọi mặt để tôi hoàn thành luận văn này; Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo UBND huyện Tam Nông, các phòng, ban chức năng của huyện đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi rất thiết thực, tạo điều kiện để tôi có các số liệu, thông tin chính xác góp phần vào thành công của Luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn /. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vii DANH MỤC SƠ ĐỒ .............................................................................................. viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... ix PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................5 4. Quan điểm, phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .............................6 5. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ........................................9 6. Đóng góp mới của luận văn ..................................................................................12 7. Kết cấu luận văn ....................................................................................................13 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄNQUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN ...........................................................14 1.1. Cơ sở lý luận quản lý ngân sách nhà nước .........................................................14 1.1.1. Các khái niệm cơ bản ......................................................................................14 1.1.2. Khái niệm quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện ........................................22 1.1.3. Vị trí, vai trò, nguyên tắc, nội dung quản lý NSNN cấp huyện ......................23 1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện ....................42 1.2.1 Kinh nghiệm trong nước ................................................................................423 1.2.2 Kinh nghiệm ngoài nước ..................................................................................48 1.2.3. Bài học kinh nghiệm về quản lý ngân sách nhà nước ở các nước có thể vận dụng vào huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ ................................................................52 Kết luận chương 1 .....................................................................................................54 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ ................55 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến quản lý ngân sách trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ ................................................................................55 iv 2.1.1. Đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên tác động đến quản lý ngân sách trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ ............................................................55 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội tác động đến quản lý ngân sách trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ ...........................................................................................58 2.2. Khái quát tình hình quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2018 ............................................................................61 2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý nhà nước, quản lý ngân sách nhà nước của huyện Tam Nông .......................................................................................61 2.2.2. Nhận xét chung về tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý ngân sách nhà nước huyện Tam Nông .......................................67 2.2.3. Những vấn đề đặt ra về tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ và chức năng, nhiệm vụ quản lý ngân sách nhà nước của huyện Tam Nông .............................................68 2.3. Thực trạng công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ ..............................................................................................................70 2.3.1. Thực trạng công tác lập dự toán ngân sách nhà nước của huyện Tam Nông ........70 2.3.2. Thực trạng chấp hành dự toán ngân sách nhà nước của huyện Tam Nông ....75 2.3.3. Thực trạng hạch toán kế toán và quyết toán thu - chi ngân sách nhà nước của huyện Tam Nông .......................................................................................................84 2.3.4. Thực trạng nhận thức của lãnh đạo về công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện .........................................................................................................................85 2.3.5. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tam Nông ..........................86 2.3.6. Thực trạng số lượng nguồn thu của huyện Tam Nông ...................................87 2.3.7. Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tam Nông ...............................................................................91 2.4. Đánh giá thực hiện dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ ..............................................................................................................90 2.4.1. Những kết quả đạt được trong quá trình quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tam Nông ................................................................................................90 2.4.2. Hạn chế trong quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tam Nông ...95 2.4.3. Nguyên nhân hạn chế về quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tam Nông ..........................................................................................................................96 v 2.4.4. Những vấn đề ra quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ ..............................................................................................................97 Kết luận chương 2 ...................................................................................................101 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝNGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TAM NÔNG,TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2025 .................................................................................100 3.1. Mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 ..........................................................................................................100 3.1.1. Mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 tầm nhìn 2025 .........................................................................................100 3.1.2. Mục tiêu, định hướng phát triển văn hóa xã hội, quốc phòng, an ninh huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 .................................................................102 3.2. Định hướng hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý ngân sách nhà nước huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 .................................................................102 3.2.1. Quan điểm hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý ngân sách nhà nước, quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện đến năm 2025 ........................................................102 3.2.2. Định hướng hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý ngân sách nhà nước của huyện Tam Nông đến năm 2025 .............................................................................105 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện Tam Nông đến năm 2025 .............................................................................106 3.3.1. Giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện .......................................................................................................................106 3.3.2. Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện .......................107 3.3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng dự toán ngân sách nhà nước cấp huyện .......................................................................................................................109 3.3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện ..........110 3.3.5. Thực hiện tốt công tác hạch, toán kế toán và quyết toán thu, chi ngân NSNN trên địa bàn huyện Tam Nông .................................................................................112 3.3.6. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn đối với cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ quản lý chi ngân sách huyện trên địa bàn huyện Tam Nông .....................................................................................................112 vi 3.3.7. Giải pháp nâng cao nhận thức, năng lực của lãnh đạo quản lý ngân sách nhà nước huyện Tam Nông ............................................................................................114 3.3.8. Giải pháp ổn định nguồn thu, tăng cường nhiệm vụ chi ngân sách cấp huyện trên địa bàn huyện Tam Nông .................................................................................114 3.3.9. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý ngân sách của huyện Tam Nông ..........115 3.3.10. Giải pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện Tam Nông ................................................117 3.3.11. Giải pháp tăng cường công tác truyên truyền về nghĩa vụ, trách nhiệm về nộp thuế cho ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tam Nông .................................117 3.3.12. Giải pháp đổi mới trong quản lý điều hành phát triển kinh tế - xã hội, quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tam Nông ................................................118 Kết luận chương 3 ...................................................................................................120 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................121 1. Kết luận ...............................................................................................................121 2. Kiến nghị: ............................................................................................................122 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................124 vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Chỉ tiêu tổng hợp kinh tế - xã hội huyện Tam Nông 2016-2018 .............57 Bảng 2.2. Dự toán NSNN trên địa bàn huyện quản lý giai đoạn 2016-2018...........71 Bảng 2.3. Thực hiện dự toán thu NSNN huyện Tam Nông giai đoạn 2016-2018...77 Bảng 2.4. Thực hiện dự toán chi NSNN huyện Tam Nông giai đoạn 2016-2018 ...80 Bảng 2.5. Bảng tổng hợp bộ thuế ngoài quốc doanh của huyện Tam Nônggiai đoạn 2016-2018..................................................................................................................89 Bảng 2.6. So sánh thực hiện các chỉ tiêu thu - chi ngân sách huyện Tam Nông ......91 giai đoạn 2016 - 2018 ................................................................................................91 viii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Chức năng cơ bản của quản lý .................................................................17 Sơ đồ 1.2. Sơ đồ hệ thống ngân sách nhà nước .......................................................19 Sơ đồ 1.3. Cơ cấu tổ chức Hội đồng nhân dân cấp huyện ........................................33 Sơ đồ 1.4. Các nhân tố tác động đến hiệu quả công tác quản lý ...........................36 Sơ đồ 2.1. Mô hình bộ máy quản lý nhà nước huyện Tam Nông,tỉnh Phú Thọ ......61 Sơ đồ 2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của lãnh đạo quản lý cấp huyện ...........................65 Sơ đồ 2.3. Quy trình lập dự toán ngân sách huyện ...................................................70 ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CN-XD CNH,HĐH DNNN Công nghiệp – xây dựng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Doanh nghiệp nhà nước DN Doanh nghiệp ĐP Địa phương NSNN Ngân sách nhà nước NSĐP Ngân sách địa phương HĐND Hội đồng nhân dân UBND Ủy ban nhân dân GTGT Giá trị gia tăng HCSN Hành chính sự nghiệp HTX Hợp tác xã HĐ SXKD NNT Hoạt động sản xuất kinh doanh Người nộp thuế NN Nhà nước TƯ Trung ương TPKT Thành phần kinh tế GDP Tổng sản phẩm nội địa TNDN Thu nhập doanh nghiệp TTĐB Tiêu thụ đặc biệt TM-DV Thương mại- dịch vụ FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ODA Viện trợ nước ngoài VĐT Vốn đầu tư XNK Xuất, nhập khẩu 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông quangày 19 tháng 6 năm 2015, quy định bốn cấphệ thống hành chính nhà nước, bao gồm: Cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Cấp huyệnlà đơn vị hành chính lãnh thổ trung gian nằm giữa cấp tỉnh và xã. Chính quyền địa phương cấp huyện chịu sự quản lýtrực tiếp của chính quyền địa phương cấp tỉnh, đồng thờiquản lý trực tiếp đối với chính quyền địa phương cấp xã. Cũng như các cấp chính quyền địa phương trong bốn cấp hệ thống hành chính nhà nước, cấp huyện có vai trò rất quan trọng, là cấp trực tiếp triển khai các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với cấp cơ sở xã, thị trấn để từ đó trực tiếp đến với mỗi công dân trong địa giới hành chính cấp huyện. Hệ thống chính sách quản lý NSNNsau hơn 30 năm đổi mới đã từng bước được hoàn thiện, cụ thể, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khóa XIII, kỳ họp thứ 9) đã thông qua Luật Ngân sách nhà nướcsố 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015,đồng thời phân định rõ nguồn thu và nhiệm vụ chi của từng cấp chính quyền, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong quá trình lập, duyệt, quyết toán NSNN; thực hiện thay đổi một cách căn bản phương thức quản lý ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước được coi là huyết mạch của nền kinh tế quốc dân, giữ vai trò hết sức quan trọng trong mọi hoạt động về kinh tế - xã hội, trong an ninh, quốc phòngcũng như trong đối ngoại. Cần phải hiểu rằng, ngân sách nhà nước luôn gắn liền với các mục tiêu phát triển theo từng giai đoạn lịch sử nhất định. Ở mỗi giai đoạn lịch sử đó, ngân sách nhà nước trở thành công cụ để điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế, xã hội, định hướng phát triển đối với sản xuất, kinh doanh, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả... 2 - Trong những lĩnh vực hoạt động nhằm vào các mục tiêu phát triển của địa phương, NSNN thực hiện chức năng: Huy động các nguồn lực tài chính trong phạm vi đã được quy định để hình thành các quỹ tiền tệ tập trung (thu), nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu chi của ngân sách; NSNN còn thực hiện việc cân đối giữa các khoản thu - chi của nhà nước. Đây là chức năng cơ bản của NSNN mà bất cứ quốc gia nào cũng đều phải thực hiện. - Trong lĩnh vực quản lý: NSNN là một công cụ để điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô,vai trò quản lý NSNN được thể hiện cụ thể trong các lĩnh vực: +Kinh tế: NSNN có vai trò định hướng tái cơ cấu nền kinh tế, khuyến khích phát triển kinh doanh,đầu tư cho cạnh tranh lành mạnh, chống độc quyền, ổn định thị trường, đảm bảo nguồnlực cho đầu tư, phát triển, hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp. NSNN còn thể hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần, tùy theo từng giai đoạn phát triển, trên cơ sở chính sách, pháp luật của nhà nước, nguồn kinh phí từ NSNN có thể được sử dụng để điều tiết, hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các TPKT khác để các doanh nghiệp đó có thêm năng lực tài chính trong tổ chức sản xuất, kinh doanh có hiệu quả hơn. + Về xã hội: NSNN đầu tư cho các hoạt động giáo dục,đào tạo, y tế,văn hóa, xã hội,an sinh (thực hiện các chính sách việc làm, thu nhập, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ nhà ở…), đảm bảo các khoản chi phí về môi trường (như nước sạch,…). + Về thị trường: Thông qua hoạt động thu, chi NSNN tham gia điều tiết cung – cầu nền kinh tế; cung – cầu thị trường tiền tệ (lãi suất cho vay sản xuất, tiêu dùng; điều tiết lạm phát…); cung – cầu sản xuất kinh doanh; cung - cầu tiêu dùng bình ổn giá cả, góp phần ổn định sản xuất, tiêu dùng và ổn định đời sống nhân dân. Như đã nêu ở phần trên, ngân sách nhà nước có tầm quan trọng đặc biệt đối với chính quyền các cấp,là nguồn tài chính quan trọng bậc nhất cung cấp 3 cho toàn bộ hoạt động của bộ máy chính quyềnthực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Nước ta đang ở vàogiai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế sâu, rộng, Đảng, Nhà nướcđặc biệt quan tâm đến vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nhằm thúc đẩy mạnh mẽ các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển. Vì vậy, ngân sách nhà nước đã trở thànhnguồn lực chủ yếu thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước. Cho nên,tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước ở các cấp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý ngân sách, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực trong thu - chi ngân sách ở địa phương là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và rất cần thiết. Trên thực tế,việc quản lý ngân sách nhà nước ở các cấp, mặc dù đã rất nỗ lực và thực hiện theo các văn bản pháp lý như: Luật ngân sách, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ, cùng với các Quyết định của ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh hướng dẫn, thực hiện quản lý ngân sách ở cấp huyện vẫn còn rất nhiều bất cập và nhiềuhạn chế cần phải giải quyết đó là: phân cấp nguồn thu không hợp lý, khai thác nguồn thu chưa triệt để, phân bổ ngân sách không đúng mục tiêu, nhiệm vụ, chế độ, chính sách...ở nhiều khâu, địa phương chưa tuân thủ pháp luật về quản lý ngân sách đặc biệt trong quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, công sản, trong đầu tư xây dựng cơ bản... Bởi thực tế cho thấy, những vi phạm trong các lĩnh vực này thường gây thất thoát, lãng phí lớn cho NSNN. Nguồn lực ngân sách chi cho nhiệm vụ kinh tế - xã hội ở cấp huyện chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; trình độ quản lý của cán bộ cấp huyện chưa theo kịp với yêu cầu của quản lý ngân sáchnhà nước cấp huyện.Do đó, việc nghiên cứu thực trạng tìm ra giải pháp nhằm khắc phục những bất cập nói trên sẽ góp phần thực hiện tốt công tác quản lý ngân sách Nhà nước tại địa phương cũng như góp phần vào việc ổn định tài chính quốc gia. Tam Nông là huyện miền núi thuộc tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm thành phố Hà Nội 70km,là cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội; có diện tích tự nhiên 4 155,97 km2, gồm 19 xã, 01 thị trấn, dân gần 80 nghìn người, mật độ trung bình 508 người/km2. Huyện Tam Nông có vị trí địa lý rất thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, có hệ thống giao thông đường bộthuận tiện, là đầu mối giao thông quan trọng trong giao thương và vận chuyển hàng hoá giữa các tỉnh Trung du miền núi Bắc Bộ với thành phố Hà Nội. Nhiều năm qua, cùng với các huyện lỵ khác trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, việc quản lý ngân sách nhà nước của huyện Tam Nông đã và đang được thực hiện theo Luật ngân sách, nhờ vậy thu - chi ngân sách được quản lý theo các văn bản quy định hiện hành của Nhà nước là cơ sở để huyện quản lý chặt chẽ, bài bản hơn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng được đảm bảo, cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư hoàn thiện, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Tuy nhiên, công tác quản lý ngân sách huyện Tam Nông vẫn còn không ít những bất cập, hạn chế dẫn tới thu ngân sách (NS) của Tam Nông còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, các khoản thu trên địa bàn thực tế chưa tự đáp ứng được nhu cầu chi; Việc phân cấp và quản lý nguồn thu chưa phù hợp, hàng năm ngân sách cấp trên vẫn phải điều tiết cấp bổ sung khá lớn; nhiệm vụ quản lý, khai thác nguồn thu chưa hiệu quả. Những hạn chế này chủ yếu là do trình độ quản lý, điều hành của lãnh đạo và cán bộ quản lý cấp huyện còn hạn chế; thực hiện quá trình thu, việc sử dụng và quyết toán nguồn chi còn có nhiều bất cập.Từ tình hình nêu trên, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ”là một nhiệm vụ hết sức cấp thiết nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn đối với công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển. 5 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung: Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện; Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025. - Mục tiêu cụ thể: + Hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện. + Phân tích, đánh giá thực trạng về quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tam Nông đến năm 2025. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu cần tập trung vào các nội dung sau: - Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận chung về quản lý NSNN cấp huyện. - Phân tích, đánh giả kết quả (thành tựu) công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn Huyện; hạn chế, nguyên nhân hạn chế, bất cập; những vấn đề đặt ra quản lý NSNN trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ trong những năm qua. - Trên cơ sở thực tiễn đang đặt ra, vận dụng sáng tạo quan điểm chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu quản lý ngân sách nhà nước cấp 6 huyện trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. - Phạm vi về thời gian: Số liệu, dữ liệu phân tích, đánh giá thực trạng thu thập trong giai đoạn 2016-2018. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện Tam Nông đến năm 2025. - Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu “Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tam Nông”. 4. Quan điểm, phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu - Căn cứ Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 25/6/2015; - Căn cứ Nghị định số 163/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước; - Căn cứ vào các văn bản hiện hành của Nhà nước có liên quan đến Đề tài làm cơ sở để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài. 4.2. Phương pháp tiếp cận Để giải quyết thành công các mục tiêu và nội dung nghiên cứu đã đề ra, đề tài chú trọng cách tiếp cận nghiên cứu sau đây: - Tiếp cận hệ thống và logic Cách tiếp cận hệ thống giúp cho Đề tài có cái nhìn xuyên suốt trong toàn bộ các vấn đề về quản lý NSNNnói chung vàquản lý NSNN cấp huyệnnói riêng một cách có thể hệ thống, đánh giá được một cách bao quát nhất những thành tựu hay những hạn chế trong các công trình nghiên cứu có liên quan về quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện. Tiếp cận hệ thống cũng được sử dụng để phân tích mối quan hệ và những tác động qua lại giữa các vấn đề cơ bản về công tác quản lý ngân sách nhà nước với điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên) và điều kiện kinh tế - xã hội;các vấn đề về lý luận với thực tiễn trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. - Tiếp cận lịch sử 7 Nhìn nhận vấn đề theo lát cắt thời gian, các nội dung nghiên cứu sẽ được phân tích, so sánh theo cách nhìn tổng thể để làm rõ hơn những vấn đề cơ bản hay cấp bách nổi lên cho từng giai đoạn, từng thời điểm của phát triển, từ đó có thể nhìn nhận rõ hơn những vấn đề đang đặt ra có tính cấp bách về quản lý ngân sách nhà nước cấp huyệntrong giai đoạn hiện nay. Với cách tiếp cận lịch sử, đề tài sẽ thực hiện so sánh các kết quả nghiên cứu về công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện. Từ đó có thể đưa ra những nhận định về những thành tựu hay hạn chế trong các nội dung nghiên cứu giữa các giai đoạn thời gian và rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn về quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện Tam Nông đến năm 2025. - Tiếp cận liên cấp cần xem xét ở các cấp độ quản lý NSNN: bao gồm trung ương, tỉnh, huyện,xã thị trấn đồng thời có sự đan xen, tác động qua lại lẫn nhau giữa các cấp quản lý nhà nước trong xây dựng hoạch định chính sách về quản lý ngân sách nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Ở cấp vĩ mô, chủ yếu nghiên cứu, ban hành quan điểm định hướng, thể chế, chính sách, ở cấp địa phương (tỉnh, huyện) tổ chức quản lý ngân sách nhà nước cấp huyệnphù hợp với thực tế tại địa phương . - Tiếp cận nội sinh kết hợp ngoại sinh: Cách tiếp cận này đòi hỏi các nghiên cứu cũng như đề xuất giải pháp phải xem xét đầy đủ cả yếu tố bên trong và các tác nhân bên ngoài. Cách tiếp cận này, yêu cầu đặt ra xây dựng các giải phápquản lý ngân sách nhà nước cấp huyệntrên địa bàn huyện Tam Nôngđến năm 2025, được đặt trong bối cảnh đất nước ta đang thực hiện cải cách hành chính và thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa. Đây là đòi hỏi và xu hướng tất yếu của thời đại. 4.3. Phương pháp nghiên cứu 8 Tác giả sử dụng kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng, phương pháp này được vận dụng phối kết hợp, linh hoạt, và phù hợp với đối tượng, nội dung nghiên cứu: Phương pháp phân tích, đánh giá: Dựa trên các kết quả phân tích, đánh giá thực trạng về quản lý NSNN cấp huyện, những thành tựu đạt được và nhữnghạn chế, nguyên nhân hạn chế; những vấn đề đang đặt ra về quản lý ngân sách nhà nước cấp huyệnqua từng thời gian từ 2016-2018. Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp: Đề tài tiến hành thu thập phân tích số liệu, dữ liệu, các báo cáo, các nghiên cứu có liên quan đã được công bố về quản lý ngân sách NN cấp huyện; xử lý số liệu thống kê có sẵn: Dựa trên nguồn số liệu có sẵn từ các cuộc điều tra, các công trình nghiên cứu liên quan đã công bố có liên quan đến đề tài về quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện từ các bộ, ngành, địa phương, để đánh giá phân tích phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu của tác giả. Phương pháp nghiên cứu điểm, nghiên cứu trường hợp: Là chọn điểm, địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ để tiến hành tổ chức thu thập các số liệu, báo cáo; tổ chức phỏng vấn; tọa đàm trao đổi với cán bộ, công chức theo dõi công tácquản lý ngân sách nhà nước cấp huyện. Từ nghiên cứu điểm (trường hợp điển hình) về địa bàn đến việc nghiên cứu các nội dung (đã nêu trên), căn cứ kết quả nghiên cứu về thức tiễn đang đặt ra, từ đóđề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả về quản lý ngân sách nhà nước cấp huyệnvận dụng vào địa bàn huyện Tam Nông (đề tài sử dụng các phương pháp, kỹ thuật nghiên cứu cần thiết để đảm bảo độ tin cậy của kết quả nghiên cứu) nhằm phục vụ cho nội dung nghiên cứu của Đề tài. Phương pháp hệ thống, so sánh, tổng hợp: Được sử dụng để hệ thống các tài liệu, số liệu, văn bản và các nghiên cứu có liên quan, thông qua đó thực hiện việc hệ thống, so sánh, tổng hợp những mặt ưu điểm và hạn chế, nguyên nhân hạn chế về quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện(trong nước và trên địa 9 bàn tỉnh). Từ đó lựa chọn, đề xuất những định hướng ưu tiên cần tập trung trong giai đoạn tới về các giải pháp và cơ chế chính sách về công tác quản lý NSNN cấp huyệntrên địa bàn huyện Tam Nôngđến năm 2025. 5. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 5.1. Những nghiên cứu lý luận chung về quản lý ngân sách nhà nước và quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện Quản lý ngân sách nhà nước nói chung và quản lý ngân sách cấp huyện nói riêng là một trong những nội dung được các nhà khoa học, nhà quản lý quan tâm và đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị thực tiễn cao. Quá trình tham khảo tài liệu để phục vụ nghiên cứu, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về lĩnh vực quản lý NSNN như: + Hoàng Văn Khá(2015) lựa chọn nghiên cứu về:“Quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên”,luận văn thạc sĩ, bàn về: Việc cân đối ngân sách nhà nước của huyện Yên Mỹ luôn đạt ở mức cao nhưng trên thực tế còn một số bất cập như tính công khai minh bạch trong công tác quản lý ngân sách nhà nước chưa cao; nguồn thu ngân sách không ổn định; việc phát triển và nuôi dưỡng nguồn thu chưa tương xứng với tiềm năng của Huyện; thu ngân sách hàng năm không đủ chi thường xuyên trong khi tiềm lực thu ngân sách của huyện vẫn còn nhiều khả năng đạt hoặc vượt chỉ tiêu ngân sách mà tỉnh giao nhưng trên thực tế, cho đến nay tỉnh vẫn phải trợ cấp một phần ngân sách để cân đối thu chi cho huyện. “Vì vậy vấn đề tăng cường quản lý ngân sách huyện trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết” Tác giả nhận định.Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng, phản ánh đúng hoạt động quản lý ngân sách nhà nước ở huyện Yên Mỹ (Hưng Yên) cũng như việc chỉ ra những hạn chế, yếu kém của công tác này và nguyên nhân của những yếu kém đó. Trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên[17]. + Lê Toàn Thắng, (2013) với chủ đề:“Phân cấp quản lý ngân sách nhà
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan