Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Quản lý nguồn vốn oda trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn trên đị...

Tài liệu Quản lý nguồn vốn oda trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh quảng bình

.PDF
123
290
82

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ *************** NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHƯ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Thừa Thiên Huế - 2018 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ *************** NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHƯ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS. NGUYỄN VĂN PHÁT Thừa Thiên Huế - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thừa Thiên - Huế, ngày tháng năm 2018 Tác giả Luận văn NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHƯ i LỜI CẢM ƠN Luận văn này là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu ở nhà trường, kinh nghiệm trong quá trình công tác, sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.Nguyễn Văn Phát - người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu nhà trường, Phòng Đào tạo Sau đại học cùng toàn thể quý thầy cô giáo Trường Đại học kinh tế Huế đã nhiệt tình giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cám ơn Lãnh đạo, đồng nghiệp ở Sở Kế hoạch - Đầu tư và các cơ quan, tổ chức có liên quan ở tỉnh Quảng Bình đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp số liệu cho tôi trong việc thu thập thông tin và tìm hiểu tình hình thực tế. Và lời cám ơn cuối cùng tôi xin dành cho gia đình, người thân và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học và thực hiện Luận văn này. Mặc dù bản thân đã có sự nỗ lực trong quá trình nghiên cứu, Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn! Thừa Thiên - Huế, ngày tháng năm 2018 Tác giả Luận văn NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHƯ ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHƯ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Niên khóa: 2016-2018 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN PHÁT Tên đề tài: QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Việc quản lý có hiệu quả nguồn vốn ODA trong thời gian qua còn nhiều bất cập, hạn chế, tình trạng lãng phí vốn đầu tư, thất thoát vẫn còn xảy ra. Đây là vấn đề bức xúc cần thiết phải đưa ra hệ thống các giải pháp để đảm bảo quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trên địa bàn. Việc hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn ODA trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là rất cần thiết để chúng ta tiếp tục nhận được sự ủng hộ của các nhà tài trợ để phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng như phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 2. Phương pháp nghiên cứu Việc nghiên cứu được tiến hành thông qua các phương pháp sau: Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp kiểm định độ tin cậy thang đo, phương phápphân tích dãy dữ liệu thời gian, phương pháp so sánh và phương pháp lựa chọn nghiên cứu điển hình để làm rõ được thực trạng quản lý nguồn vốn ODA trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại tỉnh Quảng Bình. 3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn Luận văn đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận về công tác quản lý cũng như kinh nghiệm quản lý nguồn vốn ODA trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại một số tỉnh Bắc trung bộ; Phân tích, đánh giá thực tế quản lý nguồn vốn ODA trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2011 – 20217. Từ đó, đề xuất các giải pháp hữu hiệu để hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn ODA trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thời gian tới cho tỉnh Quảng Bình. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ ........................... iii MỤC LỤC.................................................................................................................iv DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH.............................................................. viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................ix PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................3 5. Bố cục luận văn .......................................................................................................6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA TRONG LĨNH VỰC NN&PTNT ........................................7 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA ............................................................................................................................7 1.1.1. Khái niệm và các hình thức của nguồn vốn ODA ............................................7 1.1.2. Đặc điểm nguồn vốn ODA..............................................................................10 1.1.3. Qui trình thu hút, vận động và sử dụng, quản lý nguồn vốn ODA .................11 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn ODA trong lĩnh vực NN&PTNT ...................................................................................................................................16 1.1.5. Nội dung công tác quản lý nguồn vốn ODA trong lĩnh vực NN&PTNT ...........17 1.2. KINH NGHIỆM CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA TRONG LĨNH VỰC NN&PTNT Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG THUỘC KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO TỈNH QUẢNG BÌNH ........................36 1.2.1. Kinh nghiệm công tác quản lý nguồn vốn ODA trong lĩnh vực NN&PTNT ở một số địa phương thuộc khu vực Bắc Trung Bộ ............................................................36 1.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Bình........................................................38 1.2.1. Thành lập Ban quản lý dự án chuyên nghiệp..................................................38 iv 1.2.2. Nâng cao năng lực trong việc quản lý nguồn vốn ODA trong lĩnh vực NN&PTNT ................................................................................................................38 1.2.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.........................................................39 1.2.4. Tăng cường công tác giám sát, đánh giá.........................................................39 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................39 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA TRONG LĨNH VỰC NN&PTNT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH.................................40 2.1. Khái quát chung về quản lý nguồn vốn ODA trong lĩnh vực NN&PTNT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2017 .......................................................40 2.1.1. Tiềm năng và nguồn lực để phát triển kinh tế ở tỉnh Quảng Bình..................40 2.1.2. Tình hình công tác ký kết và giải ngân vốn ODA trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2017.........................................................................................46 2.1.3. Cơ cấu nguồn vốn ODA tại Quảng Bình theo lĩnh vực đầu tư .......................48 2.1.4. Nguồn vốn ODA theo nhà tài trợ trong lĩnh vực NN&PTNT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2017 .............................................................................49 2.1.5. Nguồn vốn đối ứng cho Nông nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh .........50 2.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý nguồn vốn ODA trong lĩnh vực NN&PTNT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ................................................................51 2.2.1. Hình thức quản lý............................................................................................51 2.2.2. Công tác quản lý tài chính...............................................................................52 2.2.3. Giám sát và đánh giá các dự án.......................................................................55 2.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện dự án ..................................................60 2.2.5. Quản lý và khai thác các công trình đầu tư từ nguồn vốn ODA.....................64 2.3. Nghiên cứu trường hợp điển hình ......................................................................68 2.3.1. Thông tin chung về dự án................................................................................69 2.3.2. Tổ chức thực hiện dự án..................................................................................70 2.3.3. Kết quả thực hiện dự án ..................................................................................78 2.3.4. Phân tích ý kiến đánh giá của đối tượng điều tra về công tác quản lý nguồn vốn ODA của dự án...................................................................................................80 2.4. Đánh giá chung về tình hình quản lý nguồn vốn ODA trong lĩnh vực NN&PTNT tại tỉnh Quảng Bình ...............................................................................87 2.4.1. Những mặt đạt được........................................................................................87 v 2.4.2. Tồn tại và hạn chế ...........................................................................................88 2.4.3. Nguyên nhân ...................................................................................................88 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................89 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH............90 3.1. ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2020...........................................................................................................................90 3.1.1. Mục tiêu phát triển nông nghiệp nông thôn đến năm 2020 ............................90 3.1.2. Định hướng quản lý ODA trong lĩnh vực NN&PTNT trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 ...................................................................................................................91 3.2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODATRONG LĨNH VỰC NN&PTNT VÀO TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2020 ................94 3.2.1. Bố trí đủ vốn đối ứng để thực hiện dự án........................................................94 3.2.2. Đào tạo, bố trí, sử dụng có hiệu quả cán bộ quản lý nguồn vốn của dự án ....94 3.2.3. Hoàn thiện công tác giám sát, đánh giá và thanh kiểm tra đối với các dự án ODA trong lĩnh vực NN&PTNT...............................................................................96 3.2.4. Tổ chức bộ máy quản lý, điều hành thực hiện dự án, sử dụng nguồn vốn ODA phù hợp đối với từng dự án cụ thể ............................................................................97 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................97 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................98 1. Kết luận .................................................................................................................98 2. Kiến nghị ...............................................................................................................99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................101 PHỤ LỤC ...............................................................................................................104 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 + 2 BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA XÁC NHẬN HOÀN THIỆN vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình ký kết và giải ngân vốn ODA trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2017 ..............................................................................46 Bảng 2.2. Danh mục dự án thực hiện giai đoạn 2011-2017 theo lĩnh vực đầu tư .48 Bảng 2.3. Quy mô cơ cấu nguồn vốn ODA trong lĩnh vực NN&PTNT theo nhà tài trợ giai đoạn 2011-2017 ........................................................................49 Bảng 2.4. Tình hình thực hiện vốn đối ứng các dự án ODA trong lĩnh vực NN&PTNT giai đoạn 2011-2017 ..........................................................50 Bảng 2.5. Kết quả công tác giám sát, đánh giá trực tiếp giai đoạn 2011 – 2017...57 Bảng 2.6. Thanh tra, kiểm tra các dự án ODA đối với lĩnh vực NN&PTNT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình........................................................................61 Bảng 2.7. Kết quả thanh tra, kiểm tra các dự án ODA trong lĩnh vực NN&PTNT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ................................................................62 Bảng 2.8. Tình hình giải ngân của các dự án ODA trong lĩnh vực NN&PTNT trong giai đoạn 2011-2017 ....................................................................65 Bảng 2.9. Các hình thức đấu thầu và ngưỡng áp dụng ..........................................72 Bảng 2.10: Mục tiêu và kết quả đạt được của dự án Phân cấp giảm nghèo tỉnh Quảng Bình............................................................................................79 Bảng 2.11: Thông tin đối tượng tham gia khảo sát..................................................80 Bảng 2.13: Kết quả đánh giá công tác tổ chức quản lý và thực hiện dự án.............82 Bảng 2.14: Kết quả đánh giá công tác quản lý tài chính..........................................84 Bảng 2.15: Kết quả đánh giá công tác giám sát, đánh giá .......................................85 Bảng 2.16: Kết quả đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra .......................................86 Bảng 2.17: Kết quả đánh giá thực hiện dự án ..........................................................87 vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH Sơ đồ 1.1. Mô hình tổ chức quản lý cơ quan chủ quản trực tiếp quản lý thông qua BQL dự án................................................................................18 Sơ đồ 1.2. Mô hình Bộ chuyên ngành làm chủ quản và tỉnh làm dự án thành phần.................................................................................................21 Sơ đồ 1.3. Mô hình tổ chức quản lý chủ dự án trực tiếp quản lý .....................25 Sơ đồ 1.4. Rút vốn ODA về tài khoản chỉ định ...............................................28 Sơ đồ 1.5. Rút vốn ODA về tài khoản chỉ định ở ngân hàng thương mại về Kho bạc Nhà nước tỉnh ...................................................................28 Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Bình...............................................40 Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ nộp báo cáo bằng văn bản của Ban quản lý dự án theo yêu cầu cho Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2017 .........................................................................................................59 viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KÝ HIỆU NỘI DUNG ADB Ngân hàng phát triển châu Á AFD Cơ quan phát triển Pháp ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á BQL Ban quản lý BT Xây dựng - Chuyển giao CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa EC Ủy ban Châu Âu EDCF Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế của Hàn Quốc EU Liên minh Châu Âu FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội HDI Chỉ số phát triển con người Hội nghị CG Diễn đàn đối thoại giữa Chính phủ với cộng đồng các nhà tài trợ IFAD Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế IMF Quỹ tiền tệ quốc tế JBIC Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA Cơ quan phát triển Nhật Bản KCN Khu công nghiệp KFW Ngân hàng tái thiết Đức KT-XH Kinh tế - xã hội MOSEDP Dự án thực hiện lập kế hoạch phát triển KT-XHcó định hướng thị trường ix NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn ODA Hỗ trợ phát triển chính thức ODF Tài trợ vốn phát triển chính thức OPEC Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mõ PMU Ban Quản lý dự án Trung ương PPP Đầu tư theo hình thức đối tác công tư UBND Ủy ban nhân dân UNDP Chương trình phát triển liên hiệp quốc UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNFPA Quỹ dân số liên hiệp quốc UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc WB Ngân hàng thế giới PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia x PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Vốn đầu tư phát triển ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, phát huy tối đa những lợi thế so sánh của từng vùng, từng ngành, tạo khả năng kinh tế tăng trưởng nhanh, hiệu quả và bền vững.Một trong những mâu thuẫn và thách thức lớn nhất hiện nay là nhu cầu vốn đầu tư phát triển ngày càng tăng lên, trong khi khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước thì có giới hạn. Do đó, nếu chúng ta chỉ chú trọng đến nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước mà không có cơ chế, chính sách, giải pháp thu hút nguồn vốn không kém phần quan trọng là nguồn vốn ODA (Official Development Assistance - Hỗ trợ phát triển chính thức) thì không thể đáp ứng vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn. Quảng Bình là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, cơ sở vật chất, hạ tầng còn nhiều hạn chế, đặc biệt nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển còn rất hạn hẹp. Thời gian qua, Quảng Bình đã ban hành nhiều chính sách huy động các nguồn vốn thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước và đã thu được một số kết quả trong lĩnh vực đầu tư phát triển. Thu hút vốn đầu tư ngày càng tăng đã phần nào đáp ứng được các mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế và ổn định xã hội của tỉnh. Nhờ có nguồn vốn đầu tư mà nhiều dự án đã hoàn thành và từng bước phát huy hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện từng bước đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Song đến nay so với mặt bằng chung của cả nước, Quảng Bình vẫn là tỉnh có điểm xuất phát và tích lũy từ nội bộ nền kinh tế còn thấp. Tổng ngân sách dành cho đầu tư phát triển rất nhỏ, thu hút vốn chưa nhiều, nhất là nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp và phát triển nông thôn.Bởi vậy, vấn đề cấp thiết hiện nay là Quảng Bình cần phải hoàn thiện công tác quản lý nhiều nguồn vốn đầu tư và sử dụng có hiệu quả nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh, đặc biệt trong điều kiện hiện nay, Quảng Bình đang trong tiến trình đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng GDP ngày một cao 1 và bền vững, nhằm nhanh chóng khắc phục tình trạng tụt hậu về kinh tế góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới cho các xã tại tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên việc quản lý có hiệu quả nguồn vốn ODA trong thời gian qua còn nhiều bất cập, hạn chế, tình trạng lãng phí vốn đầu tư, thất thoát vẫn còn xảy ra. Đây là vấn đề bức xúc cần thiết phải đưa ra hệ thống các giải pháp để đảm bảo quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trên địa bàn. Mặt khác, công tác quản lý vốn ODA là một lĩnh vực phức tạp, có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều quy định của Nhà nước; đặc biệt là các nhà tài trợ vốn. Việc hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn ODA trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là rất cần thiết để chúng ta tiếp tục nhận được sự ủng hộ của các nhà tài trợ để phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng như phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Xuất phát từ tình hình đó, tôi đã chọn đề tài: “Quản lý nguồn vốn ODA trong lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” làm luận văn Thạc sỹ khoa học kinh tế của mình nhằm góp phần giải quyết vấn đề cấp bách đang đặt ra ở trên. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích đánh giá đúng thực trạng đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn ODA trong lĩnh vực NN&PTNT trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế địa phương. 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nguồn vốn ODA. Phân tích,đánh giá thực trạng quản lý nguồn vốn ODA trong lĩnh vực NN&PTNT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2011 - 2017. Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn ODA cho lĩnh vực NN&PTNTtrên cơ sở góp phần phát triển kinh tế của địa phương. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng: - Những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến công tác quản lý vốn ODA trong lĩnh vực NN&PTNT. - Thực trạng quản lý nguồn vốn ODA trong lĩnh vực NN&PTNN và đề xuất các giải pháp quản lý nguồn vốn này có hiệu quả hơn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý nguồn vốn ODA trong lĩnh vực NN&PTNT. - Về không gian: Hoạt động quản lý nguồn vốn ODA trong lĩnh vực NN&PTNT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. - Về thời gian: Đánh giá tình hình quản lý nguồn vốn ODA trong lĩnh vực NN&PTNT tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2017. Đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng vốn ODA trong NN&PTNT tỉnh Quảng Bình giai đoạn từ nay đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1.Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu 4.1.1. Thu thập tài liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp được thu thập từ Sở Kế hoạch và Đầu tư; Kho bạc Nhà nước tỉnh; Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình; Văn kiện Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVII, Báo cáo kế hoạch KT-XH 5 năm 2011-2015; Kế hoạch KT-XH năm 2016 và 2017 của UBND tỉnh Quảng Bình; Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của tỉnh đến năm 2020; Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình và một số báo cáo khác có liên quan để đánh giá tình hình thực tế phát triển kinh tế - xã hội. 4.1.2. Thu thập tài liệu sơ cấp Luận văn tiến hành thu thập số liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn ngẫu nhiên các cán bộ quản lý liên quan đến dự án Phân cấp giảm nghèo tại tỉnh Quảng Bình – là dự án được lựa chọn để nghiên cứu trường hợp điển hình (bao gồm: BQL dự án tỉnh, BQL dự án huyện, BQL dự án xã, Ban tự quản, các ban ngành hỗ trợ và đơn vị thực thi dự án) thông qua bảng hỏi về các nội dung liên quan đến công tác quản lý nguồn vốn ODA đối với lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, bao gồm: 3 - Tổ chức quản lý và thực hiện dự án; - Công tác quản lý tài chính; - Công tác giám sát, đánh giá; - Công tác thanh tra, kiểm tra; - Kết quả thực hiện dự án. + Thiết kế bảng hỏi: Gồm các câu hỏi sử dụng các thang đo định danh, thang đo dạng Likert như sau: Tất cả các biến quan sát đều sử dụng thang đo Likert 5 mức độ với lựa chọn số 1 nghĩa là “rất không đồng ý” với phát biểu và lựa chọn số 5 là “rất đồng ý”. Thang đo định danh sử dụng thu thập thông tin liên quan đến đặc điểm của đối tượng tham gia khảo sát như: Độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, đơn vị công tác,.. - Cỡ mẫu:Để xác định cỡ mẫu điều tra đảm bảo tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu, luận văn áp dụng công thức Cochran (1997): = Với n là cỡ mẫu cần chọn, z = 1,96 là giá trị ngưỡng của phân phối chuẩn, tương ứng với độ tin cậy 95%. Do tính chất p + q = 1 vì vậy p.q sẽ lớn nhất khi p = q = 0,5 nên p.q = 0,25. Ta tính cỡ mẫu với độ tin cậy 95% và sai số cho phép là 9%. Thay số vào phương trình trên, ta được: = = 1,96 . 0,25 ≈ 120 0,09 Lúc đó, số lượng mẫu luận văn cần thu thập tối thiểu là 120. - Phương pháp chọn mẫu: Luận văn sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản để xác định được các đối tượng cần phải khảo sát tại 06 đơn vị liên quan đến công tác quản lý nguồn vốn ODA của dự án Phân cấp giảm nghèo tỉnh Quảng Bình là BQL dự án tỉnh, BQL dự án huyện, BQL dự án xã, Ban tự quản, các ban ngành hỗ trợ và đơn vị thực thi dự án. Mỗi đơn vị luận văn thu thập 20 phiếu. Đối với mỗi đơn vị, dựa vào danh sách theo tên cán bộ quản lý được sắp xếp theo thứ tự ABC thu thập được, đề tài sử dụng hàm RANDtrong phần mềm MS Excel để xác định ra 20 cán bộ 4 cần phải phỏng vấn. Trong khoảng thời gian 01 tháng, luận văn đã thu được 120 phiếu khảo sát đầy đủ thông tin cần thiết để tiến hành xử lý và phân tích số liệu. 4.2. Phương pháp phân tích số liệu 4.2.1. Phương pháp thống kê mô tả Thống kê mô tả là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu, ở đây chính là công tác quản lý ODA trong lĩnh vực NN&PTNT tại tỉnh Quảng Bình. Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận văn để phân tích thực trạng quản lý các chương trình, dự án có sử dụng vốn ODA trong lĩnh vực NN&PTNT nhằm phản ánh chân thực và chính xác đối tượng nghiên cứu. Các phương pháp này cũng giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các số liệu được chính xác, phân tích tài liệu được khoa học, phù hợp, khách quan, phản ánh được đúng nội dung cần phân tích. 4.2.2. Độ tin cậy Cronbach’s Alpha Phương pháp phân tích độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha nhằm kiểm tra tính thống nhất của các biến quan sát thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Kiểm định này cũng cho phép xác định mức độ phù hợp của mô hình phân tích nhân tố đối với đối tượng nghiên cứu và kiểm tra mức độ tương quan nội tại của các biến sử dụng trong mô hình so với tương quan biến tổng. Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2007) [21], cùng nhiều nhà nghiên cứu đã đồng ý rằng khi hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị từ 0,6 trở lên đến gần 1,0.Thực tế, hệ số tương quan đạt từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. Bên cạnh đó, hệ số Cronbach’s Alpha là căn cứ cho phép chúng ta loại các biến không có tương quan nội tại với biến nghiên cứu khi giá trị Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0,3. 4.2.3. Phương pháp dãy dữ liệu thời gian Được vận dụng để phân tích động thái (biến động, xu thế) của nguồn vốn, tỷ lệ giải ngân, nguồn vốn đối ứng,… của các dự án ODA trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2011 – 2017. 4.2.4. Phương pháp so sánh 5 So sánh là một phương pháp phân tích được dùng trong nhiều ngành khoa học khác nhau. Vai trò quan trọng ít hay nhiều của thao tác nghiên cứu này phụ thuộc vào đặc điểm bản chất của đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ của ngành khoa học nghiên cứu đối tượng ấy. Việc phát phân tích thực trạng dựa trên các tiêu chí về nguồn vốn, quy mô, nhà tài trợ chỉ phát huy hiệu quả khi sử dụng phương pháp so sánh để rút ra nhận xét về việc quản lý và sử dụng vốn ODA. Bên cạnh đó, việc tính toán và so sánh cơ cấu ngành, lĩnh vực đầu tư sẽ giúp tác giả có một cái nhìn toàn diện về kết quả thu hút vốn ODA trong lĩnh vực NN&PTNT để từ đó đề ra các giải pháp phù hợp hơn nhằm nâng cao công tác định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA trong lĩnh vực NN&PTNT trong thời gian tới. 4.2.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình Trường hợp nghiên cứu điển hình được lựa chọn để nghiên cứu là Dự án phân cấp giảm nghèo tỉnh Quảng Bình. Đây là dự án đã kết thúc thành công với kết quả giải ngân đạt 100% so với Hiệp định ký kết với nhà tài trợ và các kết quả đầu ra của dự án đều đạt so với mục tiêu đề ra, mang lại hiệu quả cao về kinh tế và xã hội. Nội dung phân tích trường hợp nghiên cứu điển hình đi sâu phân tích các nội dung về Cơ cấu tổ chức; Hình thức quản lý; Quản lý tài chính; Giám sát, đánh giá; Thanh tra, kiểm tra; Các kết quả đạt được; Hiệu quả kinh tế; Tính bền vững. 5. Bố cục luận văn Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, phần nội dung nghiên cứu luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nguồn vốn ODA trong lĩnh vực NN&PTNT. Chương 2: Thực trạng quản lý nguồn vốn ODA trong lĩnh vực NN&PTNT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiệncông tác quản lý nguồn vốn ODA trong lĩnh vực NN&PTNTtrên địa bàn tỉnh Quảng Bình. 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA TRONG LĨNH VỰC NN&PTNT 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA 1.1.1. Khái niệm và các hình thức của nguồn vốn ODA a. Khái niệm nguồn vốn ODA Thuật ngữ hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) xuất hiện từ sau chiến tranh Thế giới II và gắn liền với yếu tố chính trị. Thật vậy, sau đại chiến Thế giới lần thứ II, cả Châu Âu, Châu Á đều đứng trước cảnh đổ nát, hoang tàn. Chỉ có Châu Mỹ nói chung và nước Mỹ nói riêng là không bị ảnh hưởng mà ngược lại, nước Mỹ nhờ chiến tranh trở nên giàu có. Trước tình hình đó, Mỹ thực hiện viện trợ ồ ạt cho Tây Âu nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng của Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Kế hoạch viện trợ này được gọi là "Hỗ trợ phát triển chính thức" thông qua WB. Đây được xem như trận mưa đôla khổng lồ cho Châu Âu. Vì vậy, bản chất của hỗ trợ phát triển chính thức là nguồn tài trợ của nước này dành cho nước khác nhằm hỗ trợ và thúc đẩy cho quốc gia đó phát triển về kinh tế - xã hội. Còn nguồn gốc sâu xa của sự ra đời ODA chính là do yếu tố chính trị[25]. Đến nay, thuật ngữ ODA được sử dụng khá phổ biến. ODA được hiểu là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay ưu đãi của các tổ chức quốc tế, Chính phủ các nước phát triển dành cho Chính phủ một nước (thường là nước đang phát triển) nhằm phát triển kinh tế xã hội tại đất nước đó. Nghị định 17/CP ngày 14/5/2001 của Chính phủ Việt Nam chỉ rõ: Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Nhà tài trợ (nước ngoài, Các tổ chức liên minh Chính phủ hoặc liên quốc gia) dưới các hình thức chủ yếu là hỗ trợ cán cân thanh toán, hỗ trợ chương trình và hỗ trợ dự án với yếu tố không hoàn lại (hay còn gọi là thành tố hỗ trợ) đạt ít nhất 25% [8]. 7 b. Các hình thức ODA  Phân theo phương thức hoàn trả + ODA không hoàn lại:Là hình thức cung cấp ODA mà bên nhận tài trợ không phải hoàn trả cho bên tài trợ. Có thể coi viện trợ không hoàn lại như một nguồn thu của ngân sách Nhà nước, được sử dụng theo hình thức Nhà nước cấp phát lại cho các nhu cầu phát triển KT-XHcủa đất nước. Viện trợ không hoàn lại chiếm khoảng 25% trong tổng số vốn ODA trên Thế giới. Tuỳ theo hoàn cảnh mỗi nước nhận viện trợ mà hình thức viện trợ không hoàn lại có sự thay đổi. Viện trợ không hoàn lại thường được thực hiện dưới các dạng:(i) Hỗ trợ kỹ thuật;(ii) Viện trợ nhận đạo bằng hiện vật. + ODA vay tín dụng ưu đãi: Nhà tài trợ cho nước cần vốn vay một khoản tiền, với mức lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất thị trường hoặc không lãi mà chỉ chịu chi phí dịch vụ, thời hạn vay và thời gian trả nợ dài, có khoản vay còn được hưởng thời gian ân hạn. Tín dụng ưu đãi (chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn vay ODA trên Thế giới) là nguồn thu phụ thêm (Nhà nước phải đi vay) để bù đắp thâm hụt ngân sách. + ODA vay hỗn hợp: Là các khoản ODA kết hợp một phần ODA không hoàn lại và một phần ODA vay tín dụng ưu đãi theo các điều kiện của tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển. Nhìn chung hiện nay các nước cung cấp ODA đang có chiều hướng giảm viện trợ không hoàn lại và tăng hình thức vay tín dụng ưu đãi và cho vay hỗn hợp.  Phân loại theo nguồn cung cấp + ODA song phương:Là các khoản tài trợ trực tiếp từ nước này đến nước kia (nước phát triển tài trợ cho nước đang kém phát triển) thông qua Hiệp định được ký kết giữa hai Chính phủ. Thông thường trong tổng số ODA lưu chuyển trên Thế giới, phần tài trợ song phương chiếm tỷ trọng lớn (có khi lên tới 80%) lớn hơn nhiều so với viện trợ đa phương. + ODA đa phương: Là các khoản tài trợ phát triển chính thức của một số tổ chức tài chính quốc tế và khu vực (IMF,WB,ADB…) hoặc các tổ chức phát triển của Liên hợp quốc như: UNDP, UNICEF, FAO, IFAD …,các tổ chức thuộc Liên 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan