Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Quản lý nhà nước đối với cải thiện sinh kế cho người dân trong quá trình xây dựn...

Tài liệu Quản lý nhà nước đối với cải thiện sinh kế cho người dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ

.PDF
125
1
92

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CẢI THIỆN SINH KẾ CHO NGƯỜI DÂN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Phú Thọ, năm 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CẢI THIỆN SINH KẾ CHO NGƯỜI DÂN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Đình Hương Phú Thọ, năm 2019 i LỜ I CAM Đ OAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chƣa dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đƣợc cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Việt trì, ngày 11 Tháng 7 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Lan Hƣơng ii LỜ I CẢ MƠ N Để thực hiện và hoàn thành Luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ tận tình về nhiều mặt của các tổ chức và cá nhân. Trƣớc tiên, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh và các thầy giáo, cô giáo Trƣờng đại học Hùng Vƣơng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Đặc biệt, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Nguyễn Đình Hƣơng, ngƣời đã dành nhiều thời gian, trực tiếp tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn HĐND - UBND thị xã, các phòng, ban của thị xã Phú Thọ và Đảng ủy, HĐND-UBND các xã: Thanh Minh, Hà Thạch, Phú Hộ, Văn Lung và Hà Lộc đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp số liệu, thông tin cần thiết và giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tại địa bàn. Tôi xin chân thành cảm ơn những cán bộ, đảng viên và ngƣời dân của các xã trên địa bàn thị xã đã giúp đỡ, cung cấp tƣ liệu khách quan và nói lên những suy nghĩ của mình để giúp tôi hoàn thành Luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã ủng hộ và giúp đỡ tôi nhiệt tình trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Thị Lan Hƣơng iii MỤ C LỤ C LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii MỤC LỤC .................................................................................................................. iii DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. vii Phần MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................... 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 4 4. Quan điểm, phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................. 5 5. Đóng góp mới của Luận văn ................................................................................... 7 6. Kết cấu của Luận Văn ............................................................................................. 8 7. Tổng quna tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................. 9 PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................... 10 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ CẢI THIỆN SINH KẾ CHO NGƢỜI DÂN TẠI THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ ................................................................................. 10 1.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 10 1.1.1. Các vấn đề cơ bản về sinh kế ......................................................................... 10 1.1.2. Nông thôn mới và Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới............................. 12 1.1.3. Vai trò Quản lý nhà nƣớc về cải thiện sinh kế cho ngƣời dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới ........................................................................................... 17 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 24 1.2.1. Kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới về cải thiện sinh kế của ngƣời dân trong việc xây dựng nông thôn mới .......................................................................... 24 1.2.2 Kinh nghiệm của một số địa phƣơng ở nƣớc ta trong xây dựng nông thôn mới27 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA QUẢN LÍ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CẢI THIỆN SINH KẾ CHO NGƢỜI DÂN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2016-2018.................................................................................................................. 33 2.1. Khái quát về đặc điểm địa bàn nghiên cứu ....................................................... 33 iv 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của thị xã Phú Thọ ............................................................ 33 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế, xã hội thị xã Phú Thọ .................................................... 35 2.1.3. Một số đặc điểm của 5 xã thuộc Thị xã Phú Thọ ............................................ 39 2.2. Thực trạng vấn đề sinh kế của ngƣời dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới............................................................................................................................. 42 2.2.1. Phân tích các nguồn lực sinh kế của ngƣời dân trên địa bàn thị xã Phú Thọ . 42 2.2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sinh kế cho ngƣời dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới ........................................................................................................... 48 2.3. Hiệu quả quản lý nhà nƣớc về cải thiện sinh kế của ngƣời dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại thị xã Phú Thọ .............................................................. 51 2.3.1. Các văn bản chỉ đạo về quản lý Nhà nƣớc đối quá trình xây dựng nông thôn mới............................................................................................................................. 51 2.3.2. Công tác tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới đảm bảo cải thiện sinh kế cho ngƣời dân ....................................................................................................... 53 2.3.3. Các kết quả đạt đƣợc trong quá trình xây dựng nông thôn mới để cải thiện sinh kế cho ngƣời dân trên địa bàn thị xã Phú Thọ, Tỉnh Phú Thọ .......................... 54 2.4. Đánh giá về vai trò của nhà nƣớc đối với cải thiện sinh kế cho ngƣời dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại thị xã Phú Thọ, Tỉnh Phú Thọ ...................... 71 2.4.1. Những mặt đã làm đƣợc .................................................................................. 71 2.4.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ..................................................................... 73 CHƢƠNG III: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CẢI THIỆN SINH KẾ CHO NGƢỜI DÂN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI THỊ XÃ PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2025 ............................................................................................. 76 3.1 Bối cảnh tác động đến quản lý nhà nƣớc đén sinh kế của ngƣời dân tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ .............................................................................................. 76 3.2. Quan điểm, định hƣớng ...................................................................................... 77 3.2.1. Quan điểm ....................................................................................................... 77 3.2.2. Định hƣớng...................................................................................................... 78 3.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nƣớc đối với cải thiện sinh kế cho ngƣời dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại thị xã Phú Thọ đến năm 2025 ............................................................................................................ 83 v 3.3.1. Phát huy các nguồn lực để cải thiện sinh kế cho ngƣời dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới .................................................................................................. 83 3.3.2. Tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng. Nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nƣớc; phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội ở nông thôn ......................................................................................................... 85 3.3.3. Đẩy mạnh tái cơ cấu, phát triển nông nghiệp toàn diện theo hƣớng hiện đại . 85 3.3.4. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp, ngành nghề dịch vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ........................................................................................... 86 3.3.5. Xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại gắn với đô thị hóa ................... 87 3.3.6. Nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và bảo vệ tài nguyên môi trƣờng ................................................................................... 88 3.3.7. Đa dạng hoá các tổ chức sản xuất nhằm cải thiện sinh kế cho ngƣời dân ...... 88 3.3.8. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho nông thôn ...................................... 89 3.3.9. Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ ........................ 89 3.3.10. Tăng cƣờng vai trò quản lý nhà nƣớc đối với cải thiện sinh kế cho ngƣời dân: ............................................................................................................................ 90 PHÂN III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ................................................................ 91 1. Kết luận ................................................................................................................. 91 2. Kiến nghị ............................................................................................................... 91 2.1. Đối với Trung ƣơng ........................................................................................... 91 2.2. Đối với tỉnh ........................................................................................................ 91 2.3. Đối với xã, phƣờng ............................................................................................ 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 93 PHỤ LỤC vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng: 1: Tình hình diện tích dân số của 5 xã trên địa bàn thị xã .............................. 39 Biểu đồ 2.1. Mức độ thay đổi diện tích đất canh tác tại thị xã Phú Thọ ................... 42 Biểu đồ 2.2. Mức thu nhập của ngƣời dân tại các xã nông thôn mới ....................... 45 Biểu đồ 2.3. Kinh tế hiện nay của hộ gia đình so với trƣớc khi XDNTM ................ 51 vii DANH MỤ C CHỮ VIẾ T TẮ T STT Từ viết tắt Nghĩa tiếng việt 1 BCĐ Ban Chỉ đạo 2 CNH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa 3 CTNQ Chỉ tiêu nghị quyết 4 QĐ Quyết định 5 HĐND Hội đồng nhân dân 6 HTX Hợp tác xã 7 NQ Nghị Quyết 8 NTM Nông thôn mới 9 PTNT Phát triển nông thôn 10 GS Giáo sƣ 11 TW Trung ƣơng 12 TS Tiến sỹ 13 TTg Thủ tƣớng chính phủ 14 TBKT Tiến bộ kỹ thuật 15 UBND Ủy ban nhân dân 1 PHẦN MỞ Đ Ầ U 1. Lý do chọn đề tài Ở nƣớc ta, phát triển nông thôn đƣợc coi là một định hƣớng hết sức quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và phát triển toàn diện kinh tế xã hội. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 08 năm 2008 của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng đã chỉ ra nhƣng quan điểm cơ bản về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn và đặt ra mục tiêu phát triển nông thôn để đến năm 2020: “Giải quyết cơ bản việc làm, nâng cao thu nhập của ngƣời dân nông thôn gấp trên 2,5 lần so với hiện nay. Lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội, tỉ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 50%; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới đạt 100%; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn” (26). Để triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng, Chính phủ đã ban hành quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 về “Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 với mục tiêu xây dựng và phát triển nông thôn theo mô hình mới nhằm thay đổi diện mạo của khu vực nông thôn, nâng cao đời sống mọi mặt của ngƣời nông dân”. Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) đã đƣợc tổ chức thực hiện trên phạm vi toàn quốc và thu hút đƣợc sự tham gia của cả hệ thống chính trị, từ Trung ƣơng đến các địa phƣơng, đặc biệt là đã tạo đƣợc sự quan tâm, thu hút đƣợc tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân và đã có tác động sâu sắc đến đời sống, kinh tế, xã hội của các vùng nông thôn nƣớc ta. Ở Việt Nam, thời gian gần đây đã có nhiều chƣơng trình, dự án hỗ trợ cộng đồng dân cƣ chuyển đổi và nâng cao sinh kế theo hƣớng bền vững. Những hoạt động sinh kế của ngƣời dân chịu ảnh hƣởng rất lớn từ nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có các yếu tố về các nguồn lực (tự nhiên, xã hội, con ngƣời, vật chất và cơ sở hạ tầng…). Nghiên cứu thực trạng và xu thế biến đổi sinh kế của dân cƣ là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp hữu hiệu và có tính khả thi nhằm chuyển đổi và 2 đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cƣ trong xây dựng nông thôn mới hiện nay. Thị xã Phú Thọ đƣợc thành lập ngày 05/5/1903, với bề dày lịch sử 115 năm xây dựng và phát triển; trong đó có gần 60 năm là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Tỉnh. Thị xã có vị trí địa lý thuận lợi, cách Thành phố Việt Trì 25 km. Phía Bắc giáp huyện Thanh Ba và Phù Ninh. Phía Đông giáp huyện Phù Ninh và huyện Lâm Thao. Phía Tây giáp huyện Thanh Ba. Phía Nam giáp sông Hồng và huyện Tam Nông. Thị uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND thị xã tập trung quan tâm chỉ đạo sát sao Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM qua việc ban hành các văn bản: Nghị quyết, Kế hoạch, Chƣơng trình, Quyết định… để triển khai thực hiện từ các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân trên địa bàn. Yếu tố góp phần thành công của Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới trong 7 năm qua là công tác chỉ đạo điều hành đã đặc biệt quan tâm phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị xã hội tại địa phƣơng. Từ đó, đã phát huy đƣợc vai trò tích cực của các đoàn thể nhƣ: Hội Nông dân trong phát triển sản xuất và vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia; Hội Phụ nữ trong công tác vận động hội viên hƣởng ứng phong trào thi đua “5 không, 3 sạch” gắn với phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới” tạo nên một nét đẹp mới cho từng gia đình, thôn xóm; Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội cựu chiến binh xã với phong trào “xanh-sạchđẹp” tạo nên những tuyến đƣờng hoa, xây dựng những tuyến đƣờng giao thông liên xóm, phát triển kinh tế trong thanh niên nông thôn. Mặt trận Tổ quốc với công tác giám sát cộng đồng, đảm bảo các dự án xây dựng hạ tầng nông thôn tại 100% xã trên địa bàn thị xã đảm bảo chất lƣợng và đúng tiến độ. Đồng thời trong quá trình chỉ đạo, điều hành Chƣơng trình xây dựng NTM gắn với chƣơng trình cơ cấu ngành nông nghiệp đƣợc quan tâm chỉ đạo sát sao, cơ giới hoá và sản xuất theo hƣớng an toàn đã đƣợc áp dụng tạo nên vùng sản xuất rau, chè, lúa chất lƣợng cao, cây ăn quả là thế mạnh của các xã giúp phát triển nông nghiệp dần theo hƣớng bền vững. 3 Tuy nhiên, năng lực, trình độ, một bộ phận cán bộ, nhất là ở cơ sở còn nhiều hạn chế nên việc ban hành một số Nghị quyết chuyên đề, Chƣơng trình, Kế hoạch về nông nghiệp vẫn còn chậm, chất lƣợng chƣa cao. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các cơ chế, chính sách, quy định đã ban hành chƣa đƣợc quyết liệt, kịp thời dẫn đến một số cơ chế, chính sách còn ít đối tƣợng thụ hƣởng… Mối liên kết theo chuỗi giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm không đƣợc quan tâm đúng mức; sự tham gia của các thành phần kinh tế, nhất là khối doanh nghiệp vào nông nghiệp còn chƣa nhiều. Công tác lãnh đạo, kiểm tra ở một số xã, phƣờng không đƣợc thƣờng xuyên, không đƣợc sâu sát, hiệu quả chƣa cao, nhất là giai đoạn đầu; một số cấp ủy, đảng, chính quyền còn coi việc thực hiện Nghị quyết: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là trách nhiệm của ngành Nông nghiệp. Tập quán canh tác cũ mang tính tự cung, tự cấp; sản xuất nhỏ lẻ gây cản trở lớn cho sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng TBKT và cơ giới hóa vào sản xuất chƣa đƣợc nhiều. Trƣớc thực trạng đó, tôi chọn đề tài “Quản lý Nhà nước đối với cải thiện sinh kế cho người dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ” nhằm góp phần để giải quyết những thách thức hiện nay đối với quá trình xây dựng NTM tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu: Làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nƣớc đối với việc cải thiện sinh kế cho ngƣời dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Đánh giá đƣợc hoạt động sinh kế của ngƣời dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ và đánh giá đƣợc những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động sinh kế bền vững của ngƣời dân tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ; 4 Đề xuất đƣợc những giải pháp tăng cƣờng về vai trò của quản lý nhà nƣớc đối với cải thiện sinh kế cho ngƣời dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại thị xã Phú Thọ. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu tìm hiểu lí luận sinh kế, sinh kế bền vững, phân tích khung sinh kế.....vv - Nghiên cứu về các văn kiện về chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc liên quan đến vấn đề nông thôn mới, vai trò của quản lý Nhà nƣớc đối với cải thiện sinh kế cho ngƣời dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới. - Nghiên cứu đến các giáo trình, luận văn, luận án và các tài liệu liên quan đến cơ sở, lý luận về sinh kế ngƣời dân trong và sau xây dựng nông thôn mới. - Nêu rõ vai trò quản lí nhà nƣớc về sinh kế của ngƣời dân trƣớc và sau khi xây dựng nông thôn mới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Hoạt động sinh kế của ngƣời dân sinh sống tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ trƣớc và sau xây dựng nông thôn mới ; - Vai trò của quản lý Nhà nƣớc đến hoạt động sinh kế của ngƣời dân tại địa bàn nghiên cứu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1 Về nội dung: Quản lý Nhà nƣớc đối với cải thiện sinh kế cho ngƣời dân quá trình xây dựng nông thôn mới tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. 3.2.2 Về không gian: Không gian nghiên cứu tại các xã đã đạt đƣợc chuẩn nông thôn mới tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ 3.2.3 Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thu thập số liệu trong 3 năm (2016 – 2018). Số liệu sơ cấp đƣợc tổng hợp điều tra năm 2018. 5 4. Quan điểm, phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu: Tuân thủ theo quan điêm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – lê Nin; Tuân thủ tƣ tƣởng phát triển vì dân do dân của Bác Hồ; Tuân thủ các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đẳng và nhà nƣớc Việt Nam về vấn đề cải thiện sinh kế cho ngƣời dân của thị xã Phú Thọ trong quá trình xây dựng nông thôn mới. 4.2. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu: “Thị xã Phú Thọ có vị trí trung tâm của tỉnh Phú Thọ, nằm ở vùng tiếp giáp giữa miền núi và đồng bằng Bắc Bộ. Nằm trên trục hành lang kinh tế Hải phòng – Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh. Phía Bắc giáp huyện Thanh Ba, Phù Ninh; phía Đông giáp huyện Phù Ninh, Lâm Thao; phía Tây giáp huyện Thanh Ba; phía Nam giáp sông Hồng và huyện Tam Nông. Thị xã Phú Thọ cách thành phố Việt Trì 30 Km, cách sân bay quốc tế nội bài 80km, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 40 Km, cách cảng Hải Phòng 190km, cách cửa khẩu Lào Cai và Hà Giang 200km. Hệ thống giao thông thuận lợi cho việc giao lƣu và vận chuyển hàng hóa.” (UBND Thị xã Phú Thọ) Đời sống, thu nhập của ngƣời dân thấp, chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn. Sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu, diện tích canh tác nhỏ lẻ chƣa tập trung, phát triển sản xuất những sản phẩm chƣa có giá trị kinh tế cao. Để đời sống ngƣời dân ngày càng đƣợc cải thiện, nâng cao thu nhập, giảm sự chênh lệch giàu nghèo và ngƣời dân tập trung phát triển những mô hình kinh tế mới, thị xã Phú Thọ đã triển khai và thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tại các xã. 4.3. Phương pháp thu thập thông tin 4.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Đề tài thu thập các thông tin thứ cấp thông qua các luồng chính: Các công trình nghiên cứu có liên quan, các văn bản chính sách của Chính phủ, sách, báo, thông tin trên internet, các báo cáo phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng các năm; các báo cáo HĐND thị xã, các xã của thị xã Phú Thọ và của các công trình 6 nghiên cứu. Số liệu thống kê về đất đai, dân số, lao động và số liệu thống kê về các chỉ tiêu kinh tế, xã hội của thị xã. Thu thập số liệu về việc thực hiện Chƣơng trình nông thôn mới trong giai đoạn 2016-2018. 4.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Đề tài thu thập thông tin sơ cấp qua quá trình phỏng vấn Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp thị: Phó Trƣởng ban Chỉ đạo và một số thành viên; ban chỉ đạo xây dựng NTM cấp xã; ban quản lý xây dựng NTM xã; ban phát triển thôn; đại diện các hộ dân tại 5 xã nghiên cứu (Văn Lung, Hà Thạch, Phú Hộ, Thanh Minh, Hà Lộc) theo phƣơng pháp điều tra thống kê thực tiễn 4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 4.4.1. Phương pháp phân tổ thống kê Phƣơng pháp này dung để hệ thống hóa và phát triển các tài liệu điều tra, từ đó rút ra các quy luật kinh tế của quá trình sản xuất nhằm thể hiện mối quan hệ qua lại của các nhân tố riêng biệt, đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất. Mặt khác, hiệu quả kinh tế lại chịu ảnh hƣởng của rất nhiều yếu tố, do đó phải sử dụng phƣơng pháp phân tổ thống kê. Xác định số tổ và phạm vi mỗi tổ dựa trên cơ sở đảm bảo cho các đơn vị có cùng tính chất thì cùng một tổ, khác nhau về tính chất thì khác tổ. Xác định các chỉ tiêu giải thích sẽ nói lên mặt lƣợng trong mối quan hệ với mặt chất của hiện tƣợng. Khi xác định các chỉ tiêu giải thích phải phản ánh đƣợc nội dung cần nghiên cứu về vai trò ngƣời dân trong xây dựng nông thôn mới và đảm bảo có mối liên quan chặt chẽ với tiêu thức phân tổ. Biểu mẫu điều tra phỏng vấn trực tiếp đƣợc sử dụng để thu thập dữ liệu về điều kiện sản xuất, kết quả và hiệu quả sản xuất, các vấn đề thuộc về chính sách xã hội, về quy hoạch, hạ tầng kinh tế- xã hội, về hệ thống chính trị. 4.4.2. Phương pháp thống kê so sánh So sánh để tìm ra mối quan hệ giữa các sự vật hiện tƣợng. Điều kiện sản 7 xuất, kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất đƣợc tính toán, lƣợng hóa thông qua hệ thống chỉ tiêu, sau đó tiến hành so sánh mức độ đạt đƣợc của từng chỉ tiêu thông qua thời gian, không gian nhất định để rút ra nhận xét, đánh giá và đƣa ra kết luận. 4.4.3. Phương pháp phân tích kinh tế Sau khi thu thập đƣợc số liệu, xử lý số liệu tôi tiến hành phân tích đánh giá bằng các phƣơng pháp; dùng phƣơng pháp so sánh đối chiếu, sử dụng các chỉ số, dãy số biến động theo thời gian và không gian, số tƣơng đối và số tuyệt đối để thấy đƣợc tình hình xây dựng NTM và những đóng góp của ngƣời dân trong xây dựng chƣơng trình NTM thị xã Phú Thọ, các yếu tố ảnh hƣởng đến sự tham gia của ngƣời dân. Đƣa ra các kết quả tính toán các chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả đóng góp của ngƣời dân trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn góp phần thực hiện tốt các tiêu chí về nông thôn mới . 4.4.4. Phương pháp xử lý số liệu - Phƣơng pháp xử lý số liệu chủ yếu là sử dụng phƣơng pháp của thống kê theo hệ thống chỉ tiêu phù hợp với đề tài nghiên cứu. - Công cụ xử lý và tính toán chủ yếu sử dụng phần mềm Exel để xử lý các số liệu đã thu thập đƣợc. 5. Đóng góp mới của Luận văn Luận văn đã góp phần làm sáng tỏ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nƣớc về cải thiện sinh kế cho ngƣời dân. Đồng thời, luận văn cũng đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc đối với cải thiện sinh kế cho ngƣời dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại thị xã Phú Thọ, Tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2018. Qua nghiên cứu kinh nghiệm cải thiện sinh kế cho ngƣời dân trong quá trình chƣơng trình xây dựng nông thôn mới của các nƣớc trên thế giới và các địa phƣơng 8 trong nƣớc, có thể rút ra bài học để vận dụng trong xây dựng nông thôn mới tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Điển hình nhƣ: Tích cực chuyển giao công nghệ, đào tạo và dạy nghề cho Nông dân nhằm phát huy tài nguyên con ngƣời và áp dụng khoa học - công nghệ có hiệu quả. Đây là động lực chính cho tăng trƣởng nông nghiệp tƣơng lai, tạo ra bƣớc đột phá về năng suất, chất lƣợng của nông sản; tăng khả năng cạnh tranh ở trong nƣớc và ngoài nƣớc; Nhà nƣớc cần có chính sách bảo hộ hợp lý đối vối nông sản trên cơ sở tuân thủ các quy tắc của WTO cùng các chính sách hỗ trợ khác. Chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp gồm 2 loại: hỗ trợ trong nƣớc và trợ cấp xuất khẩu. Nông dân vẫn cần tiếp tục nhận đƣợc những hỗ trợ khác để giúp đỡ trong phát triển sản xuất nông sản nhằm xóa đói giảm nghèo; Để làm tốt vai trò chủ thể của nhân dân, các cấp chính quyền phải phát huy tính dân chủ, tạo điều kiện để nhân dân tự quản, tự bàn bạc quyết định chƣơng trình xây dựng nông thôn mới ở địa phƣơng. Chỉ khi nào cán bộ chính quyền lấy công khai, minh bạch làm đầu, phát huy tính dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện cho ngƣời dân có quyền quyết định việc sử dụng nguồn vốn do mình đóng góp, giám sát việc sử dụng nguồn vốn đó thì ngƣời dân mới tích cực, hăng hái đóng góp tiền của để xây dựng nông thôn mới 6. Kết cấu của Luận Văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nƣớc về cải thiện sinh kế cho ngƣời dân tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ Chƣơng 2: Thực trạng của quản lý nhà nƣớc đối với cải thiện sinh kế cho ngƣời dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại thị xã Phú Thọ, Tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2018. Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với cải thiện sinh kế cho ngƣời dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại thị xã Phú Thọ đến năm 2035 9 7. Tổng quna tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đã có một số luận văn thạc sĩ viết về vấn đề cải thiện sinh kế cho ngƣời dân: Nghiên cứ đề xuất các giải pháp tăng cƣờng tính bềnh vững cho hoạt động sinh kế cộng đồng dân cƣ tại vƣờn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Đinh Thị Hà Giang, 2017); Sinh kế của ngƣơng Khmer tại xã Vĩnh Hải, Huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trang (Nguyễn Ngoc Minh, 2018); Ngoài ra còn có những bài viết đăng tải trên các báo, tạp chí về vấn đề sinh kế cho ngƣời dân và đề xuất các giải pháp cải thiện sinh kế của ngƣời dân. Các công trình nghiên cứu trên, dƣới nhiều góc độ khác nhau đã tập trung làm rõ vấn đề cải thiện sinh kế của ngƣời dân. Tuy nhiên có ít đề tài nghiên cứu về vấn đề cải thiện sinh kế cho ngƣời dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Bởi vậy, luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu vấn đề quản lý Nhà nƣớc đối với cải thiện sinh kế cho ngƣời dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. 10 PHẦN NỘ I DUNG CHƯ Ơ NG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰ C TIỄN VỀQUẢ N LÝ NHÀ NƯ Ớ C VỀCẢ I THIỆN SINH KẾCHO NGƯ Ờ I DÂN TẠ I THỊ XÃ PHÚ THỌ , TỈNH PHÚ THỌ 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Các vấn đề cơ bản về sinh kế Khái niệm sinh kế: Ngƣời đầu tiên sử dụng khái niệm này là Robert Champers với nghĩa nhƣ sau “Sinh kế gồm năng lực, tài sản, cách tiếp cận (sự dự trữ, tài nguyên, quyền sở hữu, quyền sử dụng) và các hoạt động cần thiết cho cuộc sống” (18). Theo Tổ chức CRD (Trung tâm phát triển nông thôn miền Trung Việt Nam) khi triển khai hoạt động phát triển cộng đồng giải thích rằng sinh kế là “Tập hợp tất cả các nguồn lực và khả năng mà con ngƣời có đƣợc, kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng nhƣ để đạt đƣợc các mục tiêu và ƣớc nguyện của họ”. Trong khung phân tích sinh kế bền vững của DFID (Bộ phát triển Quốc tế Anh) thì “ Sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống” (18). Chiến lược sinh kế: (19) - Là sự phối hợp các hoạt động và lựa chọn mà ngƣời dân sử dụng để thực hiện mục tiêu kiếm sống. - Sự chọn lựa chiến lƣợc sinh kế phụ thuộc vào việc tiếp cận các loại vốn khác nhau; Mỗi chiến lƣợc sinh kế cần một sự kết hợp các loại vốn khác nhau. Tuy nhiên, mỗi loại vốn có thể sử dụng cho nhiều chiến lƣợc khác nhau . Sinh kế bền vững: sinh kế bền vững đƣợc Hanstad và cộng sự (2004) diễn giải rằng “Một sinh kế đƣợc coi là bền vững khi nó có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị các tác động, hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tƣơng lai trong khi không làm xói mòn nền tảng 11 của các nguồn lực tự nhiên”. Tác giả Koos Neefjes (2000) giải thích sinh kế bền vững là “Một sinh kế phải phụ thuộc vào các khả năng và của cải (cả nguồn lực vật chất và xã hội) và những hoạt động mà tất cả là cần thiết để mƣu sinh. Sinh kế của một ngƣời hay một gia đình là bền vững khi họ có thể đƣơng đầu và phục hồi trƣớc các căng thẳng và chấn động, và tồn tại đƣợc hoặc nâng cao thêm các khả năng và của cải của mình và cả trong tƣơng lai mà không làm tổn hại đến các nguồn lực môi trƣờng (18). Sinh kế thích ứng: là một hệ thống sinh kế, trƣớc hết phải có khả năng chống chịu với BĐKH/giảm nhẹ phát thải HKNK và phục hồi trƣớc các tác động của BĐKH, đặc biệt là thiêntai/hiện tƣợng thời tiết cực đoan (bão lụt, hạn hán, nắng nóng kéo dài, rét đậm, rét hại,v.v), đảm bảo, duy trì, tăng năng suất và sản lƣợng một cách ổn định, phù hợp với khả năng, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phƣơng (20). Tiếp cận sinh kế bền vững: là một cách cải thiện sự hiểu biết về sinh kế của ngƣời nghèo, đƣợc dựa trên các yếu tố chính ảnh hƣởng đến sinh kế ngƣời nghèo và các mối quan hệ đặc trƣng giữa các yếu tố này. Nó có thể đƣợc sử dụng để lên các kế hoạch hoạt động mới và đánh giá các hoạt động hiện có để tạo ra sinh kế bền vững. Cách tiếp cận này đƣa ra một khung tiếp cận giúp hiểu biết về sự phức tạp của nghèo đói đồng thời đƣa ra một bộ các nguyên tắc hƣớng dẫn hành động nhằm giải quyết tình trạng nghèo đói (20). Phân tích khung sinh kế: Khi tiếp cận sinh kế chúng ta không chỉ miêu tả, phân tích các khía cạnh kinh tế - xã hội, mà cần phân tích khung sinh kế. Khung sinh kế là công cụ đƣợc xây dựng nhằm phân tích những yếu tố ảnh hƣởng đến sinh kế con ngƣời và tác động qua lại giữa chúng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan