Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Quản lý nhà nước đối với đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn t...

Tài liệu Quản lý nhà nước đối với đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh phú thọ

.PDF
135
1
73

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TRẦN MINH HÒA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Phú Thọ, năm 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TRẦN MINH HÒA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Thúy Quỳnh Phú Thọ, năm 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Quản lý nhà nước đối với đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, nội dung được tìm hiểu, phân tích trong luận văn phản ánh đúng thực trạng, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn theo quy định. Kết quả được trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình nào khác trước đó. Phú Thọ, tháng …… năm 2020 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Minh Hòa ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn “Quản lý nhà nước đối với đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo Trường Đại học Hùng Vương. Với tình cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, Bộ môn Quản lý kinh tế, Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Hùng Vương cùng các thầy cô giáo đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Ngô Thúy Quỳnh, người đã trực tiếp hướng dẫn, dành thời gian, tâm huyết, chia sẻ kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn: Phòng tổng hợp Sở KH&ĐT, phòng Tài chính ngân sách Sở Tài Chính, Cục thống kê tỉnh Phú Thọ…, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, điều tra, khảo sát thực tế. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, lãnh đạo cơ quan nơi tôi công tác, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp, sự chỉ dẫn của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! Phú Thọ, tháng năm 2020 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Minh Hòa iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... viii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... ix PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3 4. Khung nghiên cứu, quan điểm, phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................................... 4 5. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đầu tư bằng nguồn vốn NSNN và QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN............................................. 7 6. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 12 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ............................................................ 14 1.1. Khái niệm đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. ......................... 14 1.1.1. Nhận thức và khái niệm về đầu tư bằng nguồn vốn NSNN.................. 14 1.1.2. Đặc điểm của đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước .................. 16 1.2. Quản lý nhà nước đối với đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ...................................................................................................... 19 1.2.1. Nhận thức và quan niệm về hiệu quả QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh ............................................................................ 19 1.2.2. Nội dung QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh 22 iv 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước đối với đầu tư bàng nguồn vốn ngân sách nhà nước ....................................................................... 27 1.2.4. Đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh. .................................................................................. 48 1.3. Bài học kinh nghiệm QLNN và nâng cao QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN ở một số địa phương. .................................................................... 54 1.3.1. Kinh nghiệm từ tỉnh Vĩnh Phúc. ........................................................... 54 1.3.2. Kinh nghiệm từ tỉnh Thái Nguyên. ....................................................... 57 1.3.3. Kinh nghiệm từ tỉnh Sơn La.................................................................. 59 Tiểu kết chương 1: .......................................................................................... 61 Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở TỈNH PHÚ THỌ .................... 62 2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Thọ và ảnh hưởng của những yếu tố này đến đầu tư bằng nguồn vốn NSNN ở Phú Thọ ............ 62 2.1.1. Yếu tố tự nhiên. ..................................................................................... 62 2.1.2. Yếu tố kinh tế. ....................................................................................... 64 2.1.3. Yếu tố xã hội. ........................................................................................ 65 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ................................................................................................................. 66 2.2.1. Tình hình thực hiện các công việc để quản lý đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh của UBND Phú Thọ. ........................... 66 2.2.2. Đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý nhà nước đối với đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Phú Thọ. ........................................................ 70 Tiểu kết chương 2: .......................................................................................... 86 Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 87 ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở TỈNH PHÚ THỌ ............................................................................................. 87 v 3.1. Bối cảnh tác động đến đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và quản lý nhà nước đối với đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 .................................................................................................. 87 3.1.1. Bối cảnh quốc tế .................................................................................... 87 3.1.2. Bối cảnh trong nước .............................................................................. 89 3.2. Định hướng đổi mới quản lý nhà nước đối với đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Phú Thọ đến năm 2025 ........................................................ 90 3.2.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và những vấn đề đặt ra cho đầu tư bằng nguồn vốn NSNN ................................................................................... 90 3.2.2. Phương hướng đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.................. 96 3.2.3. Phương hướng đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ................ 98 3.2.4 Định hướng đổi mới quản lý nhà nước đối với đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Phú Thọ. .................................................................... 102 3.2.4.1. Quan điểm chỉ đạo quản lý nhà nước đối với đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Phú Thọ .............................................................. 102 3.2.4.2. Định hướng đổi mới quản lý nhà nước đối với đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Phú Thọ .............................................................. 103 3.3. Giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Phú Thọ trong những năm tới ...................... 106 3.3.1. Giải pháp số 1: Đẩy mạnh cải cách hành chính đi đôi với nâng cao năng lực hệ thống quản lý nhà nước đối với đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ............................................................................................................... 106 3.3.2. Giải pháp số 2: Cụ thể hóa nhanh chóng, sáng tạo luật pháp, chính sách của Nhà nước về đầu tư bằng nguồn vốn NSNN và QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh. .............................................................. 107 3.3.3. Giải pháp số 3: Đổi mới công tác lập, thẩm định, thành lập Ban quản lý dự án, đấu thầu, tư vấn giám sát, đánh giá chất lượng thực hiện đầu tư và quyết toán đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ......................................... 109 vi 3.3.4. Giải pháp số 4: Xây dựng hệ thống thông tin về đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. ...................................................................................... 110 3.4. Một số kiến nghị với Trung ương .......................................................... 111 3.4.1. Hoàn thiện luật pháp về đầu tư công và đấu thầu ............................... 111 3.4.2. Hướng dẫn đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước đối với đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách cho các địa phương cấp tỉnh.................................................. 112 Tiểu kết chương 3: ........................................................................................ 113 KẾT LUẬN ................................................................................................... 114 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 115 PHỤ LỤC vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Mẫu tổng hợp Chương trình thực hiện đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh (Mẫu hướng dẫn của Sở Kế hoạch và Đầu tư) .... 44 Bảng 2.1: GRDP và thu chi ngân sách tỉnh Phú Thọ (theo giá hiện hành) .... 65 Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu về đầu tư bằng nguồn vốn NSNN, tăng GRDP và giảm hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ .................................................... 71 Bảng 2.3: Quy mô, tăng trưởng và cơ cấu vốn đầu tư phát triển .................... 72 Bảng 2.4: ICOR theo ngành kinh tế tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2011 - 2019 ......... 72 Bảng 2.5: Cơ cấu thu chi ngân sách nhà nước của Phú Thọ........................... 74 Bảng 2.6: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển của tỉnh Phú Thọ (giá thực tế) ......... 75 Bảng 2.7: Cơ cấu đầu tư bằng nguồn vốn NSNN của tỉnh Phú Thọ .............. 76 Bảng 2.8: Tỷ lệ thất thoát vốn NSNN trong đầu tư ........................................ 77 Bảng 2.9: Tỷ lệ lãng phí vốn NSNN trong đầu tư .......................................... 77 Bảng 2.10: Tỷ lệ vốn NSNN trở thành tài sản và thời gian thi công kéo dài . 78 Bảng 2.11: Tổng hợp chỉ số ICOR ở tỉnh Phú Thọ ........................................ 79 Bảng 2.12: Đóng góp của đầu tư bằng nguồn vốn NSNN cho tăng trưởng kinh tế của Phú Thọ ................................................................................ 80 Biểu 3.1: Dự báo khả năng tăng trưởng cho các giai đoạn ............................. 91 Biểu 3.2: Dự báo các sản phẩm công nghiệp chủ yếu .................................... 93 Biểu 3.3: Dự báo nhu cầu sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản chủ yếu tại thị trường tỉnh ................................................................................................ 935 Bảng 3.4: Dự báo tổng nhu cầu đầu tư phát triển ........................................... 97 Biểu 3.5: Dự báo nhu cầu vốn đầu tư bình quân năm ..................................... 97 Bảng 3.6: Dự báo cơ cấu thu chi ngân sách nhà nước của Phú Thọ............. 100 Bảng 3.7: Dự báo cơ cấu vón ĐTNSNN theo cấp quản lý của tỉnh Phú Thọ (giá thực tế) .......................................................................................... 101 Bảng 3.8: Dự báo cơ cấu đầu tư bằng nguồn vốn NSNN theo lĩnh vực của tỉnh Phú Thọ ......................................................................................... 102 viii Bảng 3.9: Dự báo cơ cấu đầu tư bằng nguồn vốn NSNN cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong những năm tới............................................................. 104 Bảng 3.10: Dự báo kết quả xếp hạng PCI và PAPI của Phú Thọ ................. 107 DANH MỤC HÌNH Hình 1: Sơ đồ khung nghiên cứu của luận văn ................................................. 4 Hình 1.1: Cơ cấu đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ...................... 15 Hình 1.2: Quy trình đầu tư ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn NSNN .............................................................................................. 18 Hình 1.3: Sơ đồ hóa quan niệm, bản chất QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh .................................................................. 20 Hình 1.4: Quyền hạn và trách nhiệm của hệ thống cơ quan nhà nước đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN ........................................................ 43 Hình 1.5: Sơ đồ hoạch định chủ trương đầu tư bằng nguồn vốn NSNN ở tỉnh. ....47 ix DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết đầy đủ Viết tắt 1 ĐTPT Đầu tư phát triển 2 QLNN Quản lý nhà nước 3 NSNN Ngân sách Nhà nước 4 ĐTNS Đầu tư ngân sách 5 VNSNN Vốn ngân sách nhà nước 6 DNNN Doanh nghiệp Nhà nước 7 ĐTNSNN Đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước 8 ĐTXH Đầu tư xã hội 9 XDCB Xây dựng cơ bản 10 ĐTC Đầu tư công 11 GTGT Giá trị gia tăng 12 KCN Khu công nghiệp 13 HĐND Hội đồng nhân dân 14 UBND Ủy ban nhân dân 15 MTTQ Mặt trận tổ quốc 16 GTVT Giao thông vận tải 17 VNĐ Đồng tiền Việt Nam 18 USD Đô la Mỹ 19 GDP Tổng sản phẩm tính trên phạm vi lãnh thổ “Tỉnh” 20 ICOR Hệ số đầu tư tăng trưởng 21 PCI Chỉ số năng lực cạch tranh cấp tỉnh 22 PAPI 23 GRDP Tốc độ tăng trưởng hàng năm 24 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh x 25 ĐTXDKCHT Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng 26 ĐTNCKHCN Đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ 27 ĐTĐTNLC Đầu tư đào tạo nhân lực công 28 ĐTXDLPCS Đầu tư xây dựng luật pháp chính sách 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thực tế chỉ ra rằng, đầu tư phát triển (ĐTPT) và đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN) là vấn đề vô cùng quan trọng, góp phần để phát triển kinh tế. Hiệu quả của ĐTPT cũng như của đầu tư bằng nguồn vốn NSNN ảnh hưởng lớn đến hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội. Cả ĐTPT và đầu tư bằng nguồn vốn NSNN bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố, sự xung đột về lợi ích của các chủ thể tham gia ĐTPT cũng như tham gia đầu tư bằng nguồn vốn NSNN luôn luôn tồn tại và dẫn tới giảm hiệu quả ĐTPT và đầu tư bằng nguồn vốn NSNN. Vì thế việc ĐTPT cũng như đầu tư bằng nguồn vốn NSNN phải được quản lý bởi cơ quan nhà nước hữu trách. Và thực tế cũng chỉ ra rằng, có nhiều vấn đề lý luận về quản lý nhà nước (QLNN) đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN chưa được tường minh; vì thế việc QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN bộc lộ nhiều bất cập, luật pháp, chính sách của nhà nước chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu của việc đầu tư bằng nguồn vốn NSNN ở các địa phương. Việc lập kế hoạch đầu tư bằng nguồn vốn NSNN như thế nào để tránh được thất thoát vốn ngân sách, không đội nhu cầu vốn đầu tư bằng nguồn vốn NSNN lên so thực tế, làm thế nào để thẩm định các dự án đầu tư bằng nguồn vốn NSNN có chất lượng hơn và không để thất thoát vốn nhà nước do dự toán không chính xác, làm sao ngăn chặn được lợi ích nhóm tác động để thông qua dự án đội vốn ngân sách nhà nước (VNSNN) chưa cần thiết và/hoặc có vốn cao hơn thực tế. Đồng thời, làm thế nào để đánh giá hiệu quả QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN?... hoặc làm sao để biết được khi nào thì nên đầu tư bằng nguồn vốn NSNN và khi nào thì không. Nói cách khác cần có một nghiên cứu khoa học để góp phần trả lời những câu hỏi như vậy. Ở tỉnh Phú Thọ việc đầu tư bằng nguồn vốn NSNN đang bộc lộ nhiều bất cập. Thực tế chỉ ra rằng, làm thế nào để QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN có hiệu quả hơn, thất thoát ít hơn, phục vụ phát triển kinh tế - xã 2 hội trên địa bàn tỉnh có hiệu quả hơn, bền vững hơn. Theo số liệu công bố của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Thọ thì chỉ tính đến 30/9/2017, tổng số nợ đọng xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vào khoảng 1.400 tỷ đồng (trong đó nguồn vốn ngân sách trung ương có 801 dự án, tổng số nợ đọng khoảng 177 tỷ đồng; nguồn vốn ngân sách tỉnh có 306 dự án, tổng số nợ đọng khoảng 130 tỷ đồng; nguồn vốn ngân sách huyện, xã và các nguồn vốn ngân sách khác có 370 dự án, tổng số nợ đọng khoảng 850 tỷ đồng). Quản lý nhà nước bộc lộ nhiều hạn chế là một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng này. Phú Thọ có quy mô kinh tế còn nhỏ (theo thống kê của Phú Thọ và của cả nước năm 2018 GRDP/người mới đạt khoảng 1900 USD vào năm 2018 chỉ bằng khoảng 79% so mức trung bình của cả nước), khả năng tích lũy từ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và của hộ gia đình còn rất hạn chế, thấp hơn so một số địa phương xung quanh ở miền Bắc bộ như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Sơn La. Do đó việc sự dụng vốn NSNN để đầu tư còn là nhu cầu lớn trong nhiều năm tới. Nếu đầu tư bằng nguồn vốn NSNN có hiệu quả sẽ góp phần gia tăng hiệu quả đầu tư xã hội trên địa bàn tỉnh và từ đó góp phần gia tăng hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời làm thế nào để đầu tư bằng nguồn vốn NSNN ở các địa phương có hiệu quả, tránh được thất thoát và lãng phí vốn nhà nước. Đó là yêu cầu thực tiễn, không chỉ đúng cho những năm trước mắt mà còn đúng trong nhiều năm tiếp sau đó. Trước tình hình như vậy, tác giả chọn vấn đề “Quản lý nhà nước đối với đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình để góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn như đã nói ở trên. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là góp phần làm rõ thêm một số vấn 3 đề lý luận cơ bản về QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh và kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN ở tỉnh Phú Thọ trong những năm tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để các mục tiêu đề ra được hiện thực hóa đề tài sẽ phải thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: (1). Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN để xác định những điểm có thể kế thừa cho luận văn và những điểm luận văn cần đi sâu nghiên cứu làm rõ. (2). Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản và kinh nghiệm thực tiễn về QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN và nâng cao hiệu quả QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh trong điều kiện Việt Nam (3). Đánh giá mặt được, mặt chưa được và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN ở tỉnh Phú Thọ trong những năm vừa qua. (4). Đề xuất định hướng đổi mới QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN và giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN ở tỉnh Phú Thọ những năm sau 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đầu tư bằng nguồn vốn NSNN và QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN ở tỉnh Phú Thọ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu a). Phạm vi về nội dung: Luận văn của tác giả sẽ nghiên cứu cả lý thuyết và thực tiễn, cả hiện trạng và tương lai QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN, nghiên cứu định hướng QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN ở tỉnh Phú Thọ. Đặc biệt tập trung làm rõ nội dung, bản chất QLNN đối 4 với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN, các yếu tố ảnh hưởng tới QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh, xác định chỉ tiêu đánh giá hiệu quả QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh để vận dụng vào nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. b). Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu giai đoạn 2011 - 2019 và tới năm 2025. c). Phạm vi về không gian: Tỉnh Phú Thọ (Đầu tư bằng nguồn vốn NSNN và QLNN đối với Đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ). 4. Khung nghiên cứu, quan điểm, phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Khung nghiên cứu của luận văn Khung nghiên cứu sẽ cho biết những việc phải triển khai thực hiện và quy trình các bước tiến hành các công việc nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn. Xây dựng cơ sở lý thuyết về QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN Tổng quan tình hình nghiên cứu Khảo cứu kinh nghiệm QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN ở nơi khác tương đồng Đánh giá thực trạng QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN ở tỉnh Phú Thọ Hình 1: Sơ đồ khung nghiên cứu của luận văn Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN ở tỉnh Phú Thọ 5 4.2. Quan điểm chỉ đạo nghiên cứu Việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN phải được thực hiện theo những quan điểm chủ yếu sau đây: - Tác giả dựa trên quan điểm, tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tôn trọng khách quan và chân lý. Đặc biệt coi trọng quan hệ giữa đổi mới và phát triển cũng như quan hệ mật thiết giữa ổn định và phát triển. Mỗi hệ thống kinh tế và hiện tượng kinh tế không phát triển tự thân, chúng quan hệ mật thiết với nhau. ĐTPT và đầu tư bằng nguồn vốn NSNN quan hệ mật thiết với nhau, không tách rời nhau, hai bộ phận này tương tác lẫn nhau. Hiệu quả ĐTPT có quan hệ mật thiết với hiệu quả đầu tư bằng nguồn vốn NSNN. Đồng thời, QLNN về ĐTPT quan hệ mật thiết với QLNN về đầu tư bằng nguồn vốn NSNN. Cơ cấu kinh tế là hệ quả của ĐTPT cũng như một phần của đầu tư bằng nguồn vốn NSNN. Theo đó, cơ cấu là thuộc tỉnh của nền kinh tế và là hệ quả của đầu tư phát triển, do đó đầu tư phát triển là nguyên nhân của đổi mới cơ cấu kinh tế và hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội. Nghiên cứu phát triển kinh tế phải nghiên cứu đầu tư phát triển và QLNN đối với ĐTPT. - Luận văn luôn luôn dựa vào tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển, trong đó nổi bật là quan điểm đổi mới để phát triển, có phát triển mới tạo ra sự ổn định cần thiết để phát triển tốt hơn. Quá trình ĐTPT và đầu tư bằng nguồn vốn NSNN cũng rất cần đổi mới. - Tác giả căn cứ vào đường lối phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đầu tư phát triển nói riêng để phân tích mối quan hệ hữu cơ giữa đầu tư và phát triển, phát hiện những bất hợp lý trong việc giải quyết mối quan hệ biện chứng này để xem xét vấn đề không rơi vào tình trạng phiến diện, cực đoan, duy ý chí. 4.3. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu Đối với đề tài tác giả tiếp cận theo các hướng chủ yếu như sau” (1). Tiếp cận hệ thống: Coi đầu tư phát triển (ĐTPT) là một hệ thống và 6 đầu tư bằng nguồn vốn NSNN là một trong những bộ phận quan trọng của ĐTPT. Đến lượt mình đầu tư bằng nguồn vốn NSNN là một hệ thống phức tạp, gồm ĐTNS trung ương và ĐTNS địa phương. Ở góc độ hệ thống phân tích đề tài phải được xem xét với quan điểm hệ thống (2). Tiếp cận từ lý thuyết đến thực tiễn: Sau khi làm rõ những vấn đề lý thuyết về QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN sẽ đi đến phân tích thực tiễn, đề xuất định hướng đổi mới QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN và xác định giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN. (3). Tiếp cận liên ngành: QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN là vấn đề liên quan đến nhiều ngành vì thế phải tiếp cận vấn đề ở góc độ đa ngành, đặt mỗi khía cạnh vấn đề QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN dưới nhãn quan đa ngành để nhận diện toàn diện các quan hệ về mặt QLNN và về QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN. (4). Tiếp cận theo nguyên lý nhân quả: Mỗi kết quả đều có nguyên nhân của nó. Vì thế tiếp cận theo cách này để tìm ra nguyên nhân của những thành tựu cũng như nguyên nhân của những hạn chế yếu kém. (5). Tiếp cận theo nguồn lực: Đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN thì nguồn vốn ngân sách nhà nước có ý nghĩa to lớn. Nguồn lực này bắt nguồn từ thuế, phí, lệ phí..., và vì thế có thể nói bắt nguồn từ phát triển kinh tế (sản xuất kinh doanh). Nếu phát triển kinh tế tốt và khả năng chi tiêu dùng của dân cư tăng thì ngân sách nhà nước tăng và khả năng dành ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển cũng sẽ tăng. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đề ra chủ trương cố gắng dành khoảng 30% ngân sách cho đầu tư phát triển và trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến 2020 Việt Nam phấn đấu có tốc độ tăng trưởng GDP đạt mới khoảng 7%/năm là ý tưởng như thế. 4. 4. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành mục tiêu đề ra tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: 7 - Phương pháp phân tích thống kê: Sử dụng để phân tích số liệu thống kê về đầu tư bằng nguồn vốn NSNN và hiệu quả QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN ở tỉnh Phú Thọ trong những năm vừa qua. Đồng thời, để chuẩn bị số liệu cho việc nghiên cứu phục vụ việc phân tích thực trạng và dự báo tác giả phải tiến hành thu thập tài liệu, số liệu thô, sau đó xử lý thành số liệu tinh để tính toán các chỉ tiêu cần thiết cho việc phân tích trong quá trình nghiên cứu luận văn. Trong quá trình sử dụng phương pháp phân tích thống kê tác giả còn phải sử dụng thêm phương pháp bảng, sơ đồ để minh họa. - Phương pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh đầu tư bằng nguồn vốn NSNN và hiệu quả QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN ở tỉnh Phú Thọ qua các năm trong thời gian vừa qua. Khi cần và có thể còn sử dụng để so sánh mức đạt được với chuẩn mức. - Phương pháp chuyên gia: Sử dụng để thu thập thêm thông tin và giúp thẩm định các nhận định của tác giả trong quá trình nghiên cứu và viết báo cáo khoa học thông qua các buổi trao đổi trực tiếp, hay qua các buổi tọa đàm. Đồng thời, lấy thêm ý kiến thông qua các buổi làm việc trực tiếp với các chuyên gia thống kê, chuyên gia quản lý am hiểu về đầu tư bằng nguồn vốn NSNN và QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN ở tỉnh Phú Thọ. - Phương pháp dự báo: Sử dụng để dự báo phát triển, đầu tư phát triển, đầu tư bằng nguồn vốn NSNN và QLNN đối với đầu tư phát triển, đầu tư bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến 2025. 5. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đầu tư bằng nguồn vốn NSNN và QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn NSNN Trên cơ sở 52 tài liệu đã thu thập được và căn cứ vào yêu cầu của việc nghiên cứu luận văn, tác giả đã tiến hành tổng quan theo các nhóm vấn đề cần thiết và đã thu được những kết quả quan trọng. a). Nhận định chung Luận văn nhận thấy tuy đã có nhiều công trình đề cập đến vấn đề QLNN 8 đối với đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước, trong đó đề cập khá nhiều các vấn đề chung về quản lý nhà nước về kinh tế, nội hàm của đầu tư bằng nguồn vốn NSNN, QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước, các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước. Song nhìn chung các công trình khoa học đã thu thập được ít đề cập đến vấn đề đánh giá hiệu quả QLNN đối với đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh. Các công trình chưa bắt kịp bối cảnh mới của thế giới cũng như của Việt Nam. b). Trình bày một số công trình tiêu biểu Đến nay nhiều công trình nghiên cứu về đầu tư bằng nguồn vốn NSNN, và QLNN về vốn đầu tư ở Việt Nam, dưới đây là một số tài liệu tiêu biểu: - Giáo trình Quản lý hành chính nhà nước của Học viện Hành chính Quốc gia (Năm 2009) đã viết “Quản lý nhà nước” được hiểu là sự tác động và điều chỉnh mang tính quyền lực nhà nước đối với các quá trình và hành vi xã hội, trong đó quản lý nhà nước về lĩnh vực kinh tế là quan trọng nhất. Nhà nước quản lý kinh tế thông qua các chức năng xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội - khoa học - kỹ thuật; hoạch định các chính sách, nhất là chính sách xã hội; dẫn dắt, hỗ trợ và tạo môi trường thuận lợi cho kinh doanh...” Xem ra cách diễn đạt như thế thật sự chưa tường minh cho khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế. Phải chăng quản lý là hành vi chứ không thể là “sự” mà phải là “việc”. Nhà nước quản lý về kinh tế phải chăng đó là việc cơ quan nhà nước quản lý các hoạt động kinh tế gắn với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp... Quản lý không thể thông qua các chức năng. Xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội - khoa học - kỹ thuật; hoạch định các chính sách... chính là nội dung quản lý nhà nước. - Các tác giả Trần Văn Hồng (2002), Đổi mới quản lý nhà nước sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước, Luận án tiến sĩ; Tạ Văn Khoái (2009), Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, Luận án tiến sĩ; Tạ Thị Thanh Nhàn (2012), Quản lý đầu tư phát triển từ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan