Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên dịa bàn tỉnh phú thọ...

Tài liệu Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên dịa bàn tỉnh phú thọ

.PDF
129
1
90

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG PHẠM TUẤN LINH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Phú Thọ, năm 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG PHẠM TUẤN LINH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Thanh Thủy Phú Thọ, năm 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực và không có phần sao chép bất hợp pháp nào từ các công trình nghiên cứu của các tác giả khác. Các nội dung mà tôi có kế thừa, tham khảo từ các nguồn tài liệu đều đƣợc trích dẫn đầy đủ theo quy định và nêu rõ trong danh mục tài liệu tham khảo, mọi sự giúp đỡ đƣợc thể hiện trong lời cảm ơn. Phú Thọ, ngày tháng năm 2019 Học viên ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ, góp ý, động viên của nhiều tổ chức và cá nhân, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới tất cả các tổ chức và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Thị Thanh Thủy đã tận tình hƣớng dẫn, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu trƣờng Đại học Hùng Vƣơng và các thầy cô của Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Phòng Đào tạo đã giúp đỡ, góp ý và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Trân trọng cảm ơn các cơ quan, ban ngành và các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã cung cấp số liệu, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn bạn bè, gia đình và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Phú Thọ, ngày tháng năm 2019 Học viên iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................ iv DANH MỤC BẢNG ............................................................................................. v DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. vi PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 4 4. Quan điểm, phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu ....................... 4 5. Đóng góp mới của luận văn .............................................................................. 7 6. Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 7 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ....................................... 7 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIÊP NHỎ VÀ VỪA .................................... 12 1.1. Một số vấn đề lý luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa ..................................... 12 1.2. Quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................... 22 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số địa phƣơng và bài học kinh nghiệm trong quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Phú Thọ ......................................................................... 33 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ ..................... 38 2.1. Khái quát về tỉnh Phú Thọ ........................................................................... 38 2.2. Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2014-2018 .................................................................................... 40 2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ........................................................................................................ 49 iv 2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ........................................................................................................ 66 2.5. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ........................................................................................... 79 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ ................................................................. 83 3.1. Định hƣớng quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 ................................................................................ 83 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ............................................................................. 86 3.2.1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả định hƣớng chiến lƣợc, quy hoạch và kế hoạch phát triển hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa........................................... 86 3.2.2. Tăng cƣờng phổ biến, hƣớng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa ..................................................................... 89 3.2.3. Đẩy mạnh cải cách hành chính.................................................................. 91 3.2.4. Tiếp tục xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................................................................... 92 3.2.5. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ....................................................................................................................... 96 3.2.6. Cải thiện công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................................................................... 98 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 100 1. Kết luận ......................................................................................................... 100 2. Kiến nghị ....................................................................................................... 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 105 PHỤ LỤC v DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ............................ 16 Bảng 2.1. Dân số, lao động của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2014 - 2018 ........................... 39 Bảng 2.2. Giá trị tổng sản phẩm của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2014 - 2018 ................... 40 Bảng 2.3. Số lƣợng DNNVV tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2014-2018 ................................ 42 Bảng 2.4. Phân loại DNNVV tại tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2014-2018 ........................... 44 Bảng 2.5. Các văn bản tỉnh Phú Thọ ban hành liên quan đến DNNVVgiai đoạn 20142018 ............................................................................................................................... 50 Bảng 2.6. Số lƣợng DNNVV đƣợc tiếp cận vốn tín dụng ngân hànggiai đoạn 20142018 ............................................................................................................................... 58 Bảng 2.7. Tổng hợp kết quả kiểm tra tại trụ sở ngƣời nộp thuếtừ giai đoạn 2014 - 201865 Bảng 2.8. Một số chỉ tiêu phản ánh quy mô và kết quả kinh doanh ............................. 78 của DNNVV ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2014-2018 ....................................................... 78 vi DANH MỤC HÌNH, HỘP Hình 2.1. Số DNNVV đăng ký thành lập mới trong giai đoạn 2014-2018 ................... 41 Hình 2.2. Tỷ trọng DNNVV đăng ký lũy kế của tỉnh Phú Thọ..................................... 42 Hình 2.3. Cơ cấu DNNVV thực tế hoạt động phân theo quy môgiai đoạn 2014-2018 45 Hình 2.4. Cơ cấu DNNVV thực tế hoạt động giai đoạn 2014-2018phân theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh ....................................................................................................... 46 Hình 2.5. Cơ cấu DNNVV thực tế hoạt động giai đoạn 2014-2018phân theo loại hình47 Hình 2.6. Số DNNVV giải thể, tạm ngừng hoạt động trong giai đoạn 2014-2018.............. 47 vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHXH Bảo hiểm xã hội BTC Bộ Tài chính CC Cơ cấu CP Chính phủ DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã KH Kế hoạch NĐ Nghị định PTBQ Phát triển bình quân QĐ Quyết định QLNN Quản lý nhà nƣớc SL Số lƣợng TT Thông tƣ UBND Ủy ban nhân dân WB Ngân hàng thế giới 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ về vốn, lao động và doanh thu bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa (Nghị định 39/2018/NĐ-CP). DNNVV giữ nhiều vai trò quan trọng trong nền kinh tế, làm cho nền kinh tế ổn định, năng động, tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng, là trụ cột của kinh tế địa phƣơng, đóng góp lớn trong tổng giá trị sản phẩm quốc nội. Phú Thọ là một tỉnh trung du, miền núi nằm ở vị trí trung tâm, vùng chuyển tiếp giữa miền núi phía Bắc và đồng bằng Bắc Bộ. Là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của vùng Bắc Bộ, có mức tăng trƣởng kinh tế khá cao. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế cùng với sự chuyển dịch kinh tế tích cực của tỉnh Phú Thọ có sự đóng góp đáng kể của các DNNVV. Chính vai trò quan trọng đối với kinh tế của tỉnh, các DNNVV đã và đang đƣợc chính quyền Tỉnh Phú Thọ khuyến khích phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển của khu vực DNNVV, công tác quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã đƣợc đổi mới, khắc phục nhiều yếu kém, góp phần quan trọng vào sự phát triển và nâng cao vai trò của DNNVV trong quá trình kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Đồng thời, đã phát huy đƣợc các nguồn nội lực, khơi dậy ý thức lập nghiệp cho ngƣời dân, tạo thêm nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, doanh nhân và làm phong phú thêm sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu xã hội, tạo thêm công ăn việc làm cho ngƣời lao động trên địa bàn. Thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Kế hoạch số 2363/KH-UBND ngày 08/6/2017 về phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, trong đó xác định doanh nghiệp là một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội; các cấp, các ngành tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển với tốc độ tăng trƣởng cao cả về số lƣợng, quy 2 mô, chất lƣợng và tăng tỷ trọng đóng góp của các DNNVV trong tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh Phú Thọ. Trong giai đoạn 2014-2018, số lƣợng DNNVV chiếm tỷ trọng cao (trên 94%) trong tổng số doanh nghiệp đăng ký lũy kế của tỉnh Phú Thọ và bình quân mỗi năm số lƣợng DNNVV tăng 10,78%. Đến năm 2018, trên địa bàn tỉnh có 7.169 doanh nghiệp, trong đó có 6.768 DNNVV chiếm 94,41%%. Tuy nhiên, số DNNVV thực tế hoạt động trên địa bàn chỉ chiếm 55,42% mà chủ yếu là doanh nghiệp siêu nhỏ; Việc dự báo và xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch phát triển hệ thống DNNVV, một số chƣơng trình, chính sách liên quan đến hỗ trợ DNNVV còn thiếu đồng bộ, chƣa kịp thời, triển khai thực hiện chậm, chất lƣợng còn hạn chế, hiệu lực chƣa cao, cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện; Bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV hoạt động chƣa thực sự hiệu lực, hiệu quả; Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc và cán bộ lãnh đạo quản lý DNNVV còn thiếu kinh nghiệm; Công tác kiểm tra, thanh tra kiểm toán đối với DNNVV chƣa kịp thời, trách nhiệm giải trình còn chồng chéo, gây khó khăn cho việc xử lý khi có sai phạm làm cho DNNVV còn gặp những khó khăn nhƣ thiếu vốn, đất đai và mặt bằng sản xuất, khả năng tiếp cận thị trƣờng, kết nối kinh doanh, trình độ quản lý còn hạn chế, lực lƣợng lao động tay nghề thấp và trình độ công nghệ, kỹ thuật lạc hậu khó thực hiện đổi mới sáng tạo, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả thấp, thiếu bền vững. Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV ở địa phƣơng, chỉ ra những hạn chế trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV, các yếu tố ảnh hƣởng tới công tác quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV, từ đó định hƣớng các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV ở địa phƣơng trong thời gian tới là nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với chính quyền tỉnh Phú Thọ. Để góp phần giải quyết các vấn đề trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nƣớcđối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên dịa bàn tỉnh Phú Thọ” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 3 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu chung là đề xuất đƣợc phƣơng hƣớng và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Mục tiêu cụ thể là làm rõ một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV, nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV của một số địa phƣơng trong nƣớc; phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV giai đoạn 2014-2018, phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2025. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2.1.1. Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về QLNN đối với DNNVV Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV, đặc biệt là làm rõ khái niệm, nội dung của quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV, các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV, phân tích kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV, rút ra bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho tỉnh Phú Thọ. 2.2.2. Đánh giá thực trạng QLNN đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Thu thập và xử lý thông tin, số liệu về thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV ở tỉnh Phú Thọ. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc đối DNNVV để chỉ rõ đƣợc những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV tỉnh Phú Thọ. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV tỉnh Phú Thọ. 4 2.2.3. Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với DNNVV trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ Đề xuất định hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến công tác quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Tập trung nghiên cứu trong giai đoạn 2014-2018. Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng và những yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý nhà nƣớc đối với các DNNVV. 4. Quan điểm, phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu Tuân thủ quan điển duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin Tuân thủ tƣ tƣởng phát triển vì dân do dân của Bác Hồ Tuân thủ chủ trƣờng, đƣờng lối của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nƣớc Việt Nam về đối tƣợng nghiên cứu 4.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp tiếp cận hệ thống, nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu: - Nội dung quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV là gì? - Yếu tố nào ảnh hƣởng tới quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV? - Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV ở tỉnh Phú Thọ hiện nay ra sao? - Làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV ở tỉnh Phú Thọ? 5 4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, tiến hành thu thập các số liệu cần thiết cho nghiên cứu liên quan đến DNNVV ở địa phƣơng nhƣ số lƣợng DNNVV, DNNVV đăng ký thành lập mới, DNNVV đăng ký tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, DNNVV phá sản, giải thể; số lao động, vốn, doanh thu, lợi nhuận trƣớc thuế, thuế và các khoản đã nộp;… Dữ liệu đƣợc thu thập cho việc nghiên cứu đề tài từ các giáo trình, luận án tiến sĩ, các bài viết liên quan đến DNNVV và quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV; số liệu của Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ và các quyết định, kế hoạch, báo áo,… của tỉnh Phú Thọ liên quan đến DNNVV và quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp - Đối với đại diện lãnh đạo các DNNVV: Năm 2018, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 3.287 DNNVV thực tế hoạt động (Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, 2019). Tổng thể nhƣ vậy thì cỡ mẫu cần thiết tối thiểu phải điều tra (với sai số tiêu chuẩn 10%) là 98 đơn vị mẫu. Theo đó, Tác giảlựa chọn cơ mẫu là 118 DNNVV (dƣ 10%) để tiến hành điều tra thu thập dữ liệu. Bằng phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, Tác giảtiến hành chọn và lập danh sách của 118 DNNVV của 13 huyện, thị trên địa bàn toàn tỉnh để thu thập dữ liệu (trong đó Thành phố Việt Trì là 50 doanh nghiệp, các huyện/thị còn lại chọn từ 3-8 doanh nghiệp) (Phụ lục 1). Thông qua Phiếu trƣng cầu ý kiến, Tác giảtiến hành thu thập thông tin của 118 đại diện lãnh đạo của DNNVV cùng với những đánh giá về công tác quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. - Đối với các nhà quản lý thuộc các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn: Tác giảtiến hành thu thập dữ liệu thông qua Phiếu trƣng cầu ý kiến đánh giá về công tác quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV từ 20 cán bộ quản lý nhà 6 nƣớc đại diện cho UBND tỉnh, các cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV trên địa bàn. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng phƣơng pháp thảo luận mở với các chuyên gia kinh tế để phân tích xu hƣớng tăng giảm của các DNNVV tỉnh Phú Thọ, tìm hiểu nguyên nhân và định hƣớng phát triển các DNNVV tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng 4.0, cũng nhƣ đính hƣớng các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh. 4.3.2. Phương pháp phân tích số liệu Phương pháp phân tích số liệu Phƣơng pháp so sánh và phƣơng pháp thống kê mô tả cũng đƣợc nghiên cứu sử dụng để thể hiện toàn cảnh nội dung phần thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa và quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2014-2018. Phương pháp thống kê mô tả: Phƣơng pháp này dùng để mô tả thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Tổng quan tài liệu cho phép chúng ta tiếp cận với những kết quả nghiên cứu trong quá khứ. Việc phân loại, phân nhóm và phân tích, mô tả dữ liệu giúp phát triển những vấn đề trọng tâm và những khía cạnh liên quan đến quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cần đƣợc tiếp cận. Phƣơng pháp này dùng các chỉ tiêu phân tích thống kê đơn giản để phân tích nhƣ số lƣợng, cơ cấu, giá trị trung bình,... Phương pháp so sánh: Là phƣơng pháp sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định mức độ, xu thế biến động của các chỉ tiêu quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Luận văn sử dụng phƣơng pháp so sánh để so sánh mức độ biến động của các chỉ tiêu trong giai đoạn nghiên cứu. Đồng thời, giúp phân tích đƣợc động thái phát triển của các chỉ tiêu nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 7 5. Đóng góp mới của luận văn 5.1. Về mặt lý luận và học thuật Đƣa ra đƣợc cơ sở lý luận về QLNN đối với DNNVV, các khái niệm, nội dung QLNN, những việc cơ quan QLNN phải làm để quản lý và phát triển tốt DNNVV. Chỉ rõ đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả QLNN đối với DNNVV, đánh giá hiệu quả QLNN đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 5.2. Về mặt thực tiễn Luận văn cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chủ trƣơng, chính sách về Doanh nghiệp nhỏ và vừa cho Tỉnh Phú Thọ 6. Kết cấu của luận văn Kết cấu của luận văn, ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn bao gồm 3 chƣơng. Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Chƣơng 2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Chƣơng 3. Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề DNNVV, quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu với nhiều công trình đã đƣợc công bố nhƣ: - Về doanh nghiệp nhỏ và vừa: Tác giả Trần Ngọc Ca (2000) với công trình nghiên cứu Quản lý đổi mới công nghệtrong hoạt động sảnxuất kinh doanh của các DNNVV đã làm rõ các vấn đề lý luận về quản lý doanh nghiệp, đổi mới doanh nghiệp. Tác giả Đinh Văn Ân (2004) trong công trình nghiên cứu “Phát triển DNNVV: kinh nghiệm nướcngoài và phát triển DNNVV tại Việt Nam” đã trình 8 bày đƣợc một số kinh nghiệm phát triển DNNVV của một số nƣớc trên thế giới, từ đó phân tích và vận dụng kinh nghiệm phát triển DNNVV cho Việt Nam; Tác giả PGS.TS. Phạm Quang Trung (2008) nghiên cứu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của cácDNNVVtrên địa bàn thànhphố Hà Nội sau khi Việt Nam gia nhập WTO (giai đoạn 2006 - 2010). Nghiên cứu này đã tập trung “ phân tích đƣợc năng lực cạnh tranh của các DNNVV tại Hà Nội, những nguyên nhân đã tác động, các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh và từ đó đƣa ra những bài học kinh nghiệm, cuối cùng đề xuất các giải pháp tăng cƣờng năng lực cạnh tranh cho DNNVV của thành phố Hà Nội. Trong các giải pháp đó, có các biện pháp để phát triển nguồn nhân lực cho các DNNVV bởi vì nguồn nhân ” lực chính là một trong các yếu tố ảnh hƣởng lớn đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Phạm Quang Trung và cộng sự (2009) nghiên cứu về “Tăng cường năng lực cạnhtranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa” đã trình bày đƣợc lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập quốc tế, thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Tác giả Đinh Thị Nga (2011) nghiên cứu về “Chính sách kinh tế và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp”. Công trình đã chỉ rõ đƣợc số vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động của hệ thống chính sách kinh tế đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thực trạng sự tác động ấy đối với doanh nghiệp Việt Nam, qua đó đề ra một số quan điểm, giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập. Tác giảNguyễn Thị Kim Lý (2013) nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn cho các DNNVV ởtỉnh Thái Bình, Luận án đã hệthống hóalý luận về DNNVV; các điều kiện tiếp cận vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhận dạng những thành tựu, yếu kém, tìm nguyên nhân làm hạn chế khả năng tiếp cận vốn. Trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất giải pháp giúp DNNVV của tỉnh Thái Bình tiếp cận, khai 9 thác các nguồn vốn có hiệu quả và mở rộng các giải pháp này cho các DNNVV ở Việt Nam nói chung. Tác giảTrần Quốc Hoàn (2018) thực hiện đề tài “Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV tại tỉnh Phú Thọ”. Tác giả đã đề xuất hệ thống các chỉ tiêu đánh giá khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV, các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV tại tỉnh Phú Thọ. Đồng thời, phân tích rõ thực trạng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của DNNVV tại tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2013 - 2017 và đã đề xuất các giải pháp, kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN, tỉnh Phú Thọ để vận dụng trong việc xây dựng và thực thi các cơ chế, chính sách hỗ trợ DNNVV tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. - Về các khía cạnh của hoạt động quản lý nhà nướcđối với DNNVV: Nguyễn Hồng Nhung (2003) nghiên cứu Vai trò của Chính phủtrong việc phát triển doanhnghiệp nhỏ và vừa ở các nước ASEAN đã phân tích đƣợc các chính sách khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các Chính phủ Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia. Từ đó, tác giả rút ra bốn kết luận trong các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các nƣớc này là: Hỗ trợ phải thƣờng xuyên, toàn diện và rộng khắp thông qua kế hoạch, chƣơng trình cụ thể; thu hút các cơ quan, các tổ chức, các bộ ngành liên quan; xác định nguyên nhân chủ yếu cần hỗ trợ và xây dựng quan hệ qua lại giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với doanh nghiệp lớn, các công ty nƣớc ngoài để tạo mạng lƣới sản xuất quy mô quốc gia, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò là vệ tinh. Tác giả Đặng Thị Hƣơng (2010) Đào tạo cán bộquản lý trong các DNNVV ở Hà Nội đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án đã hệ thống hóa và phát triển một số vấn đề về đào tạo cán bộ quản lý trong DNNVV đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời đúc rút một số kinh nghiệm đào tạo cán bộ quản lý trong DNNVV của một số nƣớc trên thế giới. Thông qua kết quả khảo sát, tác giả đã đƣa ra những kết luận về thực trạng đào tạo, các 10 nhân tố ảnh hƣởng từ đó đánh giá những ảnh hƣởng đó đến kết quả hoạt động của cán bộ quản lý và doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, luận án đã đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm thúc đẩy vànâng cao chất lƣợng đào tạo cán bộ quản lý trong DNNVV ở Việt Nam. Tác giả TS. Trần Tiến Cƣờng (2010) thực hiện đề tài “Đổi mớiquản lý nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam theo hướng không phân biệt thành phần kinh tế”.Đề tài khoa học cấp Bộ này đã nghiên cứucơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nƣớc với khối doanh nghiệp theo hƣớng thống nhất và không phân biệt thành phần kinh tế khác nhau; tác giả đã xác định các nội dung chính của việc quản lý nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp và đƣa ra đƣợc các kiến nghị các giải pháp nhằm hình thành đƣợc nội dung và các cơ chế quản lý nhà nƣớc chung để thống nhất cho các loại hình doanh nghiệp. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2011) xây dựng Đề án Đổi mới quản lý nhà nướcđối với doanh nghiệp sauđăng ký thành lập. Đề án chủyếu tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nƣớcđối với doanh nghiệp sau khi đăng ký thành lập và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý nhà nƣớcđối với doanh nghiệp nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng doanh nghiệp vi phạm pháp luật. Tác giả Nguyễn Xuân Phúc (2012) với công trình nghiên cứu “Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp kinh tế quốc phòng” đã phát triển cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp kinh tế quốc phòng. Xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp kinh tế quốc phòng; xây dựng tiêu chí tổng quát đánh giá quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp kinh tế quốc phòng; chỉ ra các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp kinh tế quốc phòng và ba bài học cho quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp kinh tế quốc phòng ở Việt Nam qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số nƣớc. Luận án cũng đã phân tích, đánh giá đƣợc thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp kinh tế quốc phòng. Tứ đó đã đề xuất đƣợc 5 11 nhóm giải pháp đổi mới quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp kinh tế quốc phòng ở Việt Nam. Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Tuyết (2013) với công trình nghiên cứu Quản lý nhà nước đối với doanhnghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thông qua thực trạng hoạt động của các DNNVV, đề tài tập trung phân tích, đánh giá sự quản lý của nhà nƣớc đối với DNNVV trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đã đề xuất phƣơng hƣớng và một số giải pháp nhằm tiếp tục đẩy sự quản lý có hiệu quả của nhà nƣớc đối với loại hình doanh nghiệp này. Nguyễn Thị Ngân (2016) nghiên cứu nội dung Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Namđã góp phần hệ thống hóa lý luận về DNNVV. Từ kinh nghiệm của một số nƣớc, nghiên cứu đã chỉ ra những bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho Việt Nam. Nghiên cứu đã tập trung phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng quản lý của nhà nƣớc đối với DNNVV, từ đó đề xuất phƣơng hƣớng, hệ thống giải pháp và điều kiện thực hiện nhằm đổi mới quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV ở Việt Nam. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đƣa ra cách nhìn tổng quát về vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh nghiệm về phát triển DNNVV của một số địa phƣơng, các giải pháp phát triển DNNVV ở nhiều khía cạnh, các góc độ quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV. Tuy nhiên, hiện nay chƣa có công trình nào nghiên cứu tổng quát về công tác quản lý nhà nƣớc đối với DNNVV trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, công tác quản lý nhà nƣớc đối với các DNNVV có nhiều vấn đề phức tạp, khó khăn hơn. Vì vậy, đề tài này sẽ làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn hiện nay.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan