Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập thuộc bộ...

Tài liệu Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập thuộc bộ xây dựng ở khu vực miền nam

.PDF
130
530
96

Mô tả:

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................................. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 6 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 7 4.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………… ..... 7 4.2. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………...... 7 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 7 5.1. Phương pháp luận…………………………………………………………......... 7 5.2. Phương pháp nghiên cứu…………………………… .......................................... 7 5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp…………………………… ............. 7 5.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu……………………………… ........................ 8 5.2.3. Các phương pháp khác…………………………………… .......................... 8 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ................................................................... 8 7. Kết cấu luận văn .......................................................................................................... 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP .............. 10 1.1. Giảng viên các Trường đại học công lập ................................................................ 10 1.1.1. Khái niệm giảng viên và giảng viên đại học công lập .................................... 10 1.1.2. Vai trò của giảng viên đại học ......................................................................... 11 1.1.3. Tiêu chuẩn giảng viên đại học......................................................................... 15 1.1.4. Nhiệm vụ và quyền hạn của giảng viên đại học.............................................. 17 1.1.4.1. Nhiệm vụ của giảng viên đại học…………………… .......................... 17 1.1.4.2. Quyền hạn của giảng viên đại học…………………………….. .......... 18 1.2. Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập ........... 20 i 1.2.1. Khái niệm quản lý ........................................................................................... 20 1.2.2. Quản lý nhà nước ............................................................................................ 21 1.2.3. QLNN đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập ..................... 22 1.2.3.1. Khái niệm .............................................................................................. 22 1.2.3.2. Sự cần thiết và mục tiêu của quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại học công lập…………………………………………….. ................ 23 1.2.2.3. Cơ quan quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập………………………………………………………… ............... 23 1.2.3.4. Nội dung quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập……………………………………… …….. ................................ 24 1.2.3.4.1. Về ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về đội ngũ giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học công lập ........................................ 27 1.2.3.4.2. Về quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học công lập ................................................................ 29 1.2.3.4.3. Về hướng dẫn, quy định và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên ...... 32 1.2.3.4.4. Về Quy định và tổ chức thực hiện chế độ tiền lương, chính sách đãi ngộ, chế độ khen thưởng và kỉ luật ..................................................... 36 1.2.3.4.5. Về thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật đối với giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học công lập .............................. 40 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................................... 41 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP THUỘC BỘ XÂY DỰNG Ở KHU VỰC MIỀN NAM ......................................................................................... 42 2.1. Tổng quan về các Trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam ............................................................................................................................... 42 2.1.1. Về Bộ Xây dựng .............................................................................................. 42 2.1.2 Về các Trường đại học thuộc Bộ Xây dựng và các trường đại học thuộc Bộ xây dựng ở khu vực Miền Nam ................................................................................. 43 ii 2.1.3 Tổng quan về giảng viên các trường Đại học thuộc Bộ Xây dựng .................. 44 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường Đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở phía Nam .............................................................................. 46 2.2.1. Về bộ máy tổ chức........................................................................................... 46 2.2.2. Hoạt động quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường Đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam ................................................. 47 2.2.2.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên… . 47 2.2.2.2. Thực trạng về công tác tuyển dụng giảng viên………. ........................ 56 2.2.2.3. Thực trạng về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên. ........... 65 2.2.2.4. Thực trạng về tổ chức thực hiện chế độ tiền lương, chính sách đại ngỗ và chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với đội ngũ giảng viên………… ............... 73 2.2.2.5. Thực trạng về thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm đối với đội ngũ giảng viên. ......................................................................................................... 81 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................................... 86 CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP THUỘC BỘ XÂY DỰNG Ở KHU VỰC MIỀN NAM ......................................................................................... 87 3.1. Một số định hướng của Đảng và Nhà nước về giáo dục, đào tạo và đổi mới công tác quản lý nhà nước về đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập .................... 87 3.2. Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam .............................................................. 90 3.2.1. Nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên ............................................................................................................................ 90 3.2.2. Hoàn thiện các quy định về tuyển dụng, quản lý và sử dụng đội ngũ giảng viên ............................................................................................................................ 92 3.2.3. Hoàn thiện về cơ chế chính sách bồi dưỡng, đào tạo, chế độ đãi ngộ và khen thưởng đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập ............................... 98 3.2.4. Hoàn thiện về công tác thanh tra, kiểm tra và xư lý vi phạm kỷ luật ........... 104 iii 3.2.5. Các kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ giáo dục và Đào tạo và các Bộ ngành khác ở Trung ương .................................................................................................. 106 3.2.5.1. Kiến nghị đối với Chính phủ……………………… ........................... 106 3.2.5.2. Kiến nghị đối với Bộ giáo dục Đào tạo và Bộ Nội vụ…….. .............. 108 3.2.5.3. Kiến nghị đối với Bộ Xây dựng………………….. ................. 109 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................ 110 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 111 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………… . 113 iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng: 2.1.3. Số lượng giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Xây dựng. Bảng 2.2.2.1 a. Số lượng giảng viên thuộc trường đại học Kiến trúc TP. HCM qua các năm Bảng: 2.2.2.1 b. Số lượng giảng viên đại học Xây dựng Miền Tây từ năm giai đoạn 2010-2016 Bảng 2.2.2.2. Số lượng tuyển dụng giảng viên qua các năm của Trường đại học Kiến trúc TP. HCM. Bảng 2.2.2.3. Tình hình đào tạo trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ trường Đại học Kiến trúc TP. HCM giai đoạn 2010-2015 Bảng 2.2.2.4: Hệ số lương cơ bản và phụ cấp ngành nghề đối với các ngạch giảng viên v DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ: 2.1.3: Cơ cấu học hàm, học vị và bằng cấp chuyên môn giảng viên các trường đại học thuộc bộ Xây dựng – Tỷ lệ giảng viên sau đại học Biểu đồ: 2.2.2.1 a. Về sự phát triển của đội ngũ giảng viên trường đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh, giai đoạn 2005-2016 Biều đồ: 2.2.2.1 b. Về sự phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học Xây dựng Miền Tây, giai đoạn 2010-2016 vi DANH MỤC HÌNH Hình 2.1.1. Sơ đồ tổ chức quản lý của các trường ĐH thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam Hình 2.2.2.2. Minh chứng việc công khai thông tin tuyển dụng của các trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam. vii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Sau 30 năm đổi mới (từ năm 1986), Việt Nam chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Những thành quả đó là minh chứng cho các chủ trương, đường lối của Đảng cũng như các chính sách, pháp luật của Nhà nước đã đi vào thực tiễn của đời sống xã hội, phù hợp với quy luật phát triển, vận động chung của khu vực và trên toàn thế giới. Trong các thành tựu sau 30 năm đổi mới, ngành Giáo dục - Đào tạo đã có những đóng góp hết sức quan trọng, góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡngvà phát triển nhân tài cho đất nước. Phát huy thành quả này, Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm bằng việc nghiên cứu lý luận, đúc kết thực tiễn để xây dựng, ban hành các chính sách, chiến lược về giáo dục, đào tạo, với mục tiêu là “Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”[74] Để đưa nền giáo dục Việt Nam vươn lên tâm cao mới theo mục tiêu đã đề ra, Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 đã nêu rõ các thành tựu, hạn chế, yếu kém và các nguyên nhân, cũng như đề ra các giải pháp căn cơ để thực hiện thành công các mục tiêu đã đề ra. Về bất cập, yếu kém, chiến lược khẳng định “Quản lý giáo dục vẫn còn nhiều bất cập, còn mang tính bao cấp, ôm đồm, sự vụ và chồng chéo, phân tán; trách nhiệm và quyền hạn quản lý chuyên môn chưa đi đôi với trách nhiệm, quyền hạn quản lý về nhân sự và tài chính. Hệ thống pháp luật và chính sách về giáo dục thiếu đồng bộ, chậm được sửa đổi, bổ sung”; “Một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới. Đội ngũ nhà giáo vừa thừa, vừa thiếu cục bộ, vừa không đồng bộ về cơ cấu chuyên môn. Tỷ lệ nhà giáo có trình độ sau đại học trong giáo dục đại học còn thấp”; “Năng lực của một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn thấp. Các chế độ chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đặc biệt là chính sách lương và phụ cấp theo lương, chưa thỏa đáng, chưa thu hút được người giỏi vào ngành giáo dục, chưa tạo được động lực phấn đấu vươn lên trong hoạt động nghề nghiệp. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo chưa đáp 1 ứng được các yêu cầu đổi mới giáo dục”[45]. Lý giải cho những bất cập, hạn chế nêu trên, trong nội dung của chiến lược này cũng đã nêu “Chưa nhận thức đúng vai trò quyết định của đội ngũ nhà giáo và sự cần thiết phải tập trung đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục”[45] Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam bao gồm nhiều cấp, trong đó giáo dục đại học là cấp cuối cùng và đóng vai trò hết sức quan trọng. Giáo dục đại học có mục tiêu đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, nghiên cứu khoa học công nghệ để tạo ra tri thức và sản phẩm mới. Bên cạnh đó, giáo dục đại học là nơi giúp người học hoàn thiện cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Chuẩn bị tốt nhất các điều kiện cần thiết để tham gia vào thị trường lao động có hàm lượng tri thức cao, đáp ứng các yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự ngiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, đặc biệt là hội nhập về tri thức và khoa học. Để các trường đại học hoàn thành được sứ mệnh cao cả này, đòi hỏi cần phải có các chiến lược quy hoạch, phát triển, quản lý các trường đại học một cách cụ thể, trong đó, vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học là một trong những yếu tố có vai trò quyết định quan trọng. Trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước, Chính phủ cũng như Bộ giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành liên quan đã xây dựng và ban hành nhiều chính sách đối với Giáo dục - Đào tạo nói chung và đội ngũ giảng viên các trường đại học nói riêng. Đây là những căn cứ và là cơ sở pháp lý cho các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các trường đại học thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn một số bất cập, hạn chế cần phải nghiên cứu để hoàn thiện và đưa vào áp dụng, nhằm hướng tới hiệu quả, hiệu lực trong công tác quản lý nhà nước đối với đội ngũ này. Từ đó góp phần quan trọng chung để thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển 2 đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật [95]. Cũng như các bộ, ngành khác, Bộ Xây dựng cũng có các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có các trường đại học. Đối với khu vực Miền Nam hiện nay Bộ Xây dựng có 02 trường Đại học là đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh và đại học Xây dựng Miền Tây. Các trường Đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho Bộ và nguồn nhân lực chung của đất nước. Việc quản lý nhà nước đối với các trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam là hết sức cần thiết và trong thời gian qua đã được chú trọng. Tuy nhiên, hiện nay công tác quản lý nhà nước đối với các trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực phía Nam còn tồn tại nhiều bất cấp. Những quy định pháp lý về lĩnh vực này còn chưa thống nhất và đồng bộ. Công tác thanh tra, kiểm tra về đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng chưa được chú trọng và tiến hành thường xuyên, các chế độ chính sách liên quan và mang tính đặc thù riêng chưa có các văn bản quy định cụ thể. Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý Nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các Trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam” làm luận văn thạc sỹ Quản lý công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Phát triển đội ngũ giảng viên các trường đại học nói chung và quản lý nhà nước về đội ngũ giảng viên các trường đại học là một vấn đề rất quan trọng, vì vậy đã có nhiều công trình, ấn phẩm khoa học nghiên cứu về vấn đề này. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau: - Lê Thị Phương Nam, Hoàng Văn Lợi, “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đại học giai đoạn 2010 - 2015”, Viện Nghiên cứu Lập pháp. Công trình này đã làm rõ thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên đại học giai đoạn 2010 - 2015, từ đó công trình nghiên cứu này đã để ra các 3 giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đại học. Phương pháp nghiên cứu chính của công trình theo hướng khảo sát thực trạng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học xoay quanh các nội dung chính về chất lượng chuyên môn, các kỹ năng cần có của giảng viên theo hướng đối chiếu với các tiêu chuẩn theo quy định của các cơ quan quản lý nhà nước. Từ các khảo sát đó, tác giả đưa ra các so sánh, nhận định và phân tích các nguyên nhân của thực trạng. Đối tượng nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại ở một trong rất nhiều nội dung liên quan tới đội ngũ giảng viên các trường đại học. - Nguyễn Thị Thu Hương, “Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường đại học - Thực trạng và giải pháp”. Công trình nghiên cứu đã phân tích thực trạng đội ngũ giảng viên các trường đại học hiện nay”. Công trình nghiên cứu này đã đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo sự phát triển cần đối, hài hòa về cơ cấu, số lượng, trình độ chuyên môn và các kỹ năng cần có của đội ngũ giảng viên các trường đại học. Các giải pháp được đề xuất trên nhiều phương diện từ phương diện thể chế, về tiêu chuẩn, chế độ chính sách. - Trần Tuấn Duy, “Lý luận và thực trạng quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên Học viện Cán bộ thành phố Hồ Chí Minh”. Công trình này đã nêu được căn căn cứ pháp lý, thực trạng cũng như đề xuất một số giải pháp để thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên thuộc Học viện cán bộ TP. Hồ Chí Minh.Với công trình này, tác giả chỉ mới tiếp cận ở góc độ một bài báo khoa học, trên cơ sở khái quát các căn cứ pháp lý, thực tế tổ chức hoạt động, cá khó khăn và thuận ợi, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với đối ngũ giảng viên thuộc học viện trong bối cảnh Học viên các bộ thành phố Hồ Chí Minh có nhiều thay đổi khi nâng cấp từ một Trường cán bộ cấp tỉnh/thành phố lên cấp học viện. - Lê Thị Nga (2015), “Quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giảng viên đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”.Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý hành chính công (MS: 603482). Công trình này đã nghiên cứu các vấn đề lý luận, pháp lý, thực trạng và đề xuất một số biện pháp liên quan tới phát 4 triển đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, công trình này, về mặt lý luận và cơ sở pháp lý, tác giả chỉ dừng lại ở việc liệt kê, tổng hợp các quy định, các văn bản pháp lý liên quan tới đội ngũ giảng viên nói chung và phát triển đội ngũ giảng viên nói riêng, đồng thời chưa phân tích sâu các nguyên nhân, sự cần thiết phải ban hành các quy định để điều chỉnh các nội dung quản lý nhà nước về đội ngũ giảng viên. Hơn nữa, công trình này chỉ mới nghiên cứu chuyên sâu về một mảng đó là “quản lý nhà nước về phát triển đội ngũ giảng viên” mà chưa nghiên cứu tổng thể tất cả nội dung quản lý nhà nước về đội ngũ giảng viên theo các quy định của pháp luật. - Lê Thị Huyền Trang (2014), “Quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh (từ thực tiễn đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh)”.Luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý công (MS: 603482). Công trình này đã nghiên cứu các cơ sở lý luận, pháp lý liên quan tới quản lý nhà nước đối vối đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập. Thực tế tổ chức, quản lý đối với đội ngũ giảng viên các trường thành viên thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời đề xuất các giải pháp gắn với đặc thù là một đại học vùng, có chức năng, vị trí quan trọng trong hệ thống các trường đại học trên toàn quốc nói chung và khu vực Miền Nam nói riêng. - Nguyễn Đức Toàn (2010), “Quản lý nhà nước đối với viên chức các cơ sở giáo dục đại học công lập”. Trong luận văn này, tác giả nghiên cứu tổng thể các nội dung quản lý nhà nước về đội ngũ viên chức ở các cơ sở giáo dục đại học công lập. Trong đó, đội ngũ giảng viên là một bộ phận của viên chức nói chung, do đó công trình chỉ đưa ra các nhận định chung, các giải pháp tổng thể để thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước ở đội ngũ này. Riêng đối với đội ngũ giảng viên, tác giả chỉ mới khái quát, nêu ra các đặc thù cơ bản khác với đối tượng là viên chức không làm công tác giảng dạy. Do vậy chưa có các giải pháp cụ thể để hoàn thiện công tác tác quản lý nhà đối với đội ngũ giảng viên ở các cơ sở giáo dục đại học công lập. 5 Hầu hết các công trình nghiên cứu trong thời gian qua đều đã khẳng định vai trò quan trọng của đội ngũ giảng viên các trường đại học và sự cần thiết phải quản lý nhà nước về đội ngũ giảng viên các trường đại học. Tuy nhiên hiện nay các công trình chủ yếu chỉ tiếp cận ở từng nội dung riêng lẻ trong tổng thể các nội dung quản lý nhà nước về đội ngũ giảng viên như giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các trường đại học; công tác tuyển dụng, đánh giá giảng viên đại học…Hiện nay rất ít công trình nghiên cứu tổng thể liên quan đến quản lý nhà nước về đội ngũ giảng viên các trường đại học. Riêng đối với các trường đại học thuộc Bộ Xây dựng ở Miền Nam thì chưa có công trình nghiên cứu nào được công bố chính thức. Vì vậy việc lựa chọn đề tài của luận văn là phù hợp và đảm bảo không có sự trùng lặp. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích cơ bản của luận văn này là nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại học công lập.Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại học công lập nói chung và các trường đại học thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam nói riêng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên đại học trường đại học công lập. - Đánh giá thực trạng về hoạt động quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam. - Đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn hoạt động quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại học công lập nói chung và các trường đại học thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam nói riêng. 6 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài có đối tượng nghiên cứu là quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: Các trường đại học thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam (bao gồm: Trường đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh và Trường đại học Xây dựng Miền Tây). - Thời gian nghiên cứu: từ năm 2010 đến nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước về giáo dục, đào tạo làm cơ sở phương pháp luận. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết những vấn đề cụ thể mà nội dung của đề tài hướng đến, các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành đều được áp dụng như: 5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp Tiến hành nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu, tư liệu từ các nguồn khác nhau đã có liên quan đến các nội dung nghiên cứu của Luận văn như: Các công trình nghiên cứu là luận án, luận văn; các Văn kiện của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Chính phủ, của Bộ giáo dục và Đào tạo về giáo dục, quản lý giáo dục đại học, quản lý nhà nước đối với giảng viên đại học; Các văn bản, quy định, kết luận thanh tra, kiểm tra của Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng về hoạt động quản lý nhà nước đối với các trường đại học công lập; Các tham luận, bài báo khoa học trong và ngoài nước liên quan tới Luận văn. Đồng thời nghiên cứu, phân tích các chương trình, kế 7 hoạch, quy hoạch, đánh giá…đối với đội ngũ giảng viên của hai trường đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh và Xây dựng Miền Tây.Từ những phân tích tài liệu thứ cấp sẽ cung cấp những số liệu, những đánh giá tổng quan phục vụ cho việc nghiên cứu luận văn.Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp sẽ cung cấp những luận cứ, luận điểm cả về mặt lý luận và thực tiễn. 5.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu Để nắm bắt thêm các thông tin từ khách thể nghiên cứu, luận văn tiến hành phỏng vấn sâu. Kết quả của phỏng vấn sâu là những ý kiến, nhận định, kiến nghị của khách thể nghiên cứu. Khách thể phỏng vấn sâu bao gồm: - Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Trưởng các Khoa, Chủ nhiệm Bộ môn, trưởng phòng Tổ chức nhân sự thuộc hai Trường đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh và Xây dựng Miền Tây. - Giảng viên cơ hữu các Trường thuộc phạm vi nghiên cứu 5.2.3. Các phương pháp khác Bên cạnh việc sử dụng phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp, luận văn cũng sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp tổng hợp,... 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại họccông lập. - Nêu rõ thực trạng về quản lý nhà nước đối vớiđội ngũ giảng viên các trường đai học thuộc Bộ Xây dựng ở Miền Nam là đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh và đại học Xây dựng Miền Tây. - Từ thực trạng nêu ra, luận văn đề xuất hệ thống các giải pháp quản lý nhà nước đối với đội ngũgiảng viên nói chung và giảng viên các trường đại học thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam nói riêng. 8 - Mặc dù luận văn chỉ nghiên cứu ở phạm vi các trường đại học thuộc Bộ Xây dựng ở Miền Nam, tuy nhiên đối với các Bộ khác cũng có thể áp dụng các giải pháp, kiến nghị mà luận văn đưa ra nếu các Bộ này cũng quản lý các trường đại học có đặc điểm như hai trường đại học là đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh và đại học Xây dựng Miền Tây. - Luận văn là nguồn tài liệu cung cấp cho việc nghiên cứu về hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục nói chung và đội ngũ giảng viên đại học nói riêng trong thời gian tới. - Luận văn cũng sẽ là tài liệu tham khảo, nghiên cứu cụ thể cho công tác quản lý đội ngũ giảng viên trực tiếp tại hai trường trong phạm vi nghiên cứu. 7. Kết cấu luận văn - Luận văn ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục thì được thiết kế thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường đại học công lập. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đội ngũ giảng viên các trường đại học công lập nói chung và các trường đại học công lập thuộc Bộ Xây dựng ở khu vực Miền Nam nói riêng. 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP 1.1 Giảng viên các Trường đại học công lập 1.1.1. Khái niệm giảng viên và giảng viên đại học công lập Theo quy định của Chính phủ tại Quyết định số 202/TCCP-VC ngày 08/6/1994 của Ban tổ chức - Cán bộ Chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành giáo dục vào đào tạo. Theo đó “Giảng viên là viên chức chuyên môn đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng thuộc chuyên ngành đào tạo của trường đại học hoặc cao đẳng [47]. Như vậy, theo quy định tại Quyết định này, giảng viên trước hết là một viên chức chuyên môn trong trường đại học, cao đẳng, có vị trí công việc là giảng dạy và đào tạo tại trường học đó. Đây có thể được xem là văn bản quy phạm pháp luật sớm nhất nêu rõ khái niệm về giảng viên đại học. Theo quy định trong Luật giáo dục 2005 thì “Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác. Nhà giáo giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên, ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên [84]. Từ quy định này có thể thấy rằng, giảng viên là những “nhà giáo”, làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục ở cơ sở giáo dục đại học. Ngoài hai các quy định nói trên, giảng viên còn được đề cập ở Luật giáo dục đại học, Điều lệ Trường đại học. Tuy nhiên, ở các văn bản này, giảng viên chủ yếu được đề cập ở các nội dung như tiêu chuẩn, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ chính sách…mà không nói rõ khái niệm về giảng viên. Như vậy, khái niệm giảng viên đại học được hiểu là những người trực tiếp làm công tác giảng dạy, nghiên cứu ở một hoặc nhiều hơn một chuyên ngành ở các cơ sở đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng và được bổ nhiệm vào ngạch giảng viên. 10 Ở Việt Nam hiện nay có nhiều loại hình trường đại học được thành lập và tổ chức hoạt động theo quy định của pháp luật. Cơ sở giáo dục đại học bao gồm tổ hợp các trường cao đẳng, trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp là đại học và cao đẳng, để đào tạo các trình độ của giáo dục đại học. Hệ thống cơ sở giáo dục đại học có thể được phân theo nhiều cách khác nhau [81]: - Căn cứ vào tính chất sở hữu, các trường đại học được phân loại thành: đại học công lập, đại học tư thục và đại học có vốn đầu tư nước ngoài - Căn cứ theo loại hình đào tạo, các trường đại học được phân loại thành: đại học truyền thống, đại học mở. - Căn cứ vào vùng, lãnh thổ, các trường đại học được phân loại thành: Đại học quốc tế, quốc gia, đại học vùng, đại học địa phương. - Căn cứ vào lĩnh vực đào tạo, các trường đại học được phân loại thành: Đại học đa ngành, đại học đơn ngành. Các trường đại học công lập được thành lập theo quy định của pháp luật và là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục. Theo đó giảng viên giảng dạy tại các cơ sở đại học công lập được hiểu là giảng viên đại học công lập. Giảng viên đại học công lập khác với giảng viên đại học ngoài công lập là: ngoài việc chịu sự điều chỉnh sự điều chỉnh của các quy định pháp luật như Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học, Điều lệ Trường đại học như nhau thì giảng viên đại học công lập là viên chức, chịu sự điều chỉnh của Luật Viên chức 2010. 1.1.2. Vai trò của giảng viên đại học Từ xa xưa, vai trò của người giáo viên đã được xã hội nhìn nhận là hết sức quan trọng. Cách đây hơn 200 năm, người thầy đầu tiên của đất Nam Bộ - Võ Trường Toản đã nói đến vai trò và đóng góp của những người làm nghề giáo, đó là đạo lý “Lương sư, hưng quốc”, nghĩa là quốc gia có những người thầy giỏi và có một nền giáo dục tốt, thì sẽ hưng thịnh. "Lương sư, hưng quốc" vừa nhắc nhở 11 trọng trách, vừa ngợi ca những người thầy vừa có tầm, vừa có tâm và có đạo hạnh. Giảng viên là đội ngũ tri thức có đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Chính vì thế, trên Bia đề danh Tiến sỹ năm 1484 (ghi lại khoa thi năm 1442) tại Văn miếu Quốc Tử Giám khẳng định rằng “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp”. Trong giai đoạn hội nhập và phát triển hiện nay, vai trò của người giáo viên nói chung và giảng viên đại học nói riêng tiếp tục được khẳng định và giữ nguyên giá trị vốn có từ xưa. Giảng viên đại học là yếu tố quyết định quan trọng đối với chất lượng đào tạo, là lực lượng tham gia trực tiếp vào quà trình đào tạo, quyết định đến chất lượng đầu ra của sinh viên - những sản phẩm của quá trình đào tạo sẻ trực tiếp tham gia vào thị trường lao động, tạo ra các giá trị và sản phẩm lao động mang hàm lượng tri thức cao, trực tiếp đóng góp vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Chất lượng, sản phẩm của quá trình đào tạo (những sinh viên tốt nghiệp ra trường) không chỉ dừng lại ở việc có kiến thức chuyên môn vững vàng mà đòi hỏi sinh viên phải có các kỹ năng nghề ngiệp, xã hội tốt, cũng như phải có thái độ tích cực trong ngành nghề và đời sống xã hội. Để sinh viên hội tụ đủ các yếu tố này, vai trò của giảng viên vì thế càng quan trọng hơn để cùng với nhà trường hoàn thành sứ mệnh đào tạo, cùng cả nước nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, từ đó đáp ứng được các yêu cầu về đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng hiện nay. Về cơ bản, trong các cơ sở giáo dục đại học, giảng viên đảm nhận hai vai trò chính như sau: - Thứ nhất là vai trò đào tạo: Vai trò về đào tạo của giảng viên trong trường đại học thể hiện qua việc giảng viên tuyền tải các kiến thức qua thời gian nghiên cứu, học tập, tích lũy kinh nghiệm có được tới sinh viên của mình. Từ đó trang bị cho sinh viên các kiến thức 12 cần thiết phục vụ cho việc lĩnh hội tri thức, chuẩn bị cho hành trang tham gia vào thị trường lao động. Trong xu hướng phát triển chung hiện nay, các trường đại học hầu hết đã chuyển từ hình thức đào tạo theo niên chế sang hình thức đào tạo theo tín chỉ. Chính hình thức đào tạo mới cũng đã làm “chuyển dịch” vai trò của người giảng viên đại học so với trước đây. Theo đó, giảng viên đại học không chỉ đơn thuần là người truyền tải tri thức theo hướng thụ động một chiều, mà còn là người gợi mở, hướng dẫn sinh viên tự nghiên cứu, tìm tòi các kiến thức mới bằng con đường ngắn nhất, đồng thời cùng sinh viên giải quyết các vấn đề không chỉ thuộc lĩnh vực khoa học, chuyên môn ngành nghề, mà còn cùng sinh viên giải quyết các vấn đềđặt ra trong mọi lĩnh vựccủa đời sống xã hội. Do vậy, giảng viên chính là ngườiđào tạo, cũng là ngườiđịnh hướng cho sinh viên tính tự chủ gắn với trách nhiệm xã hội trong quá trìnhđào tạo và hoàn thiện bản than. Để đào tạo ra các lớp sinh viên “vừa chuyên vừa hồng” theo kịp xu hướng hội nhập và phát triển trong khu vực và trên thế giới, đòi hỏi người giảng viên cũng không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn. Do vậy, đòi hỏi tinh thần tự học tập, nghiên cứu để không bị lạc hậu của người giảng viên cũng rất cao. Đây được gọi là quá trình đào tạo và tự đào tạo. Chính quá trình này của người giảng viên đã phục vụ trở lại cho hoạt động đào tạo mang tính liên tục và phát triển không ngừng. - Thứ hai là chức năng nghiên cứu khoa học: Trường đại học không chỉ là nơi đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng các yêu cầu xã hội, mà còn là trung tâm nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ. Nghiên cứu khoa học ở trường đại học có một vai trò hết sức quan trọng. Nó là một trong hai trụ cột chính để một trường đại học có thể tồn tại và phát triển, đặc biệt trong xu hướng bùng nổ công nghệ và khoa học như hiện nay. Nghiên cứu khoa học có tác động trực tiếp đến quá trình tự đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực nghề nghiệp của người giảng viên. Chính những công trình, đề tài nghiên cứu khoa họcsẽ trở thành 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan