Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ...

Tài liệu Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phú thọ

.PDF
105
1
103

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG ĐINH HỒNG PHI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Phú Thọ, năm 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG ĐINH HỒNG PHI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thái Thủy Phú Thọ, năm 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, nội dung luận văn, số liệu và các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ trong một học vị nào. Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn này đã được cảm ơn, các thông tin sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn rõ nguồn gốc. Chính vì vậy, bản luận văn này là nỗ lực học tập và nghiên cứu, kết quả làm việc của cá nhân tôi. Phú Thọ, ngày tháng 5 năm 2020 Tác giả Đinh Hồng Phi ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo giảng dạy chương trình Cao học chuyên ngành Quản lý kinh tế của Trường Đại học Hùng Vương đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới TS. Phạm Thái Thuỷ, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi có thể hoàn thành luận văn thạc sĩ. Tôi xin chân thành cảm ơn Chi cục Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Phú Thọ, cán bộ và thành viên của các Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ trong thời gian vừa qua. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn cơ quan chủ quản, gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này./. Phú Thọ, ngày tháng 5 năm 2020 Tác giả Đinh Hồng Phi iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii MỤC LỤC .....................................................................................................................iii DANH MỤC BẢNG BIỂU......................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................viii PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 3 3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu............................................................................ 3 4. Quan điểm, phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ........................... 4 5. Đóng góp mới của luận văn ...................................................................................... 8 6. Kết cấu của luận văn .................................................................................................. 9 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ............................................ 9 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP .......... 12 1.1. Cơ sở lý luận về Kinh tế tập thể và Quản lý nhà nước đối với Hợp tác xã Nông nghiệp ................................................................................................................. 12 1.1.1.Một số khái niệm, nội dung có liên quan ......................................................... 12 1.1.2.Quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp ................................... 19 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp .................................................................................................................. 26 1.1.4. Đánh giá kết quả và hiệu quả Quản lý nhà nước đối với Hợp tác xã nông nghiệp ............................................................................................................................ 29 1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về Quản lý nhà nước đối với các Hợp tác xã nông nghiệp ............................................................................................................................ 30 1.2.1. Kinh nghiệm trong nước ................................................................................... 30 iv 1.2.2. Kinh nghiệm ngoài nước .................................................................................. 32 1.2.3. Bài học rút ra cho hoạt động quản lý nhà nước đối với các hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ ................................................................................................. 34 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH PHÚ THỌ........................................................... 36 2.1. Khái quát về đặc điểm địa bàn tỉnh Phú Thọ ..................................................... 36 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 36 2.1.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội ................................................................................ 38 2.2. Thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ....... 42 2.3. Thực trạng Quản lý nhà nước đối với Hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ50 2.3.1. Khái quát những việc cơ quan quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ................................................................................ 50 2.3.2. Nguyên nhân của thành công và của hạn chế trong quản lý nhà nước đối với hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ................................................... 63 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ .................................................................................................................... 65 3.1. Bối cảnh chung tác động đến Quản lý nhà nước đối với các Hợp tác xã nông nghiệp ............................................................................................................................ 65 3.1.1. Bối cảnh quốc tế ................................................................................................ 65 3.1.2. Bối cảnh trong nước .......................................................................................... 66 3.1.3. Bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ .................................... 66 3.2. Định hướng phát triển và mục tiêu đối với vấn đề Phát triển các Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ...................................................................... 68 3.2.1. Định hướng phát triển ngành nông nghiệp...................................................... 68 3.2.2. Định hướng đầu tư phát triển kinh tế tập thể và nông thôn mới ................... 69 3.2.3. Định hướng phát triển chuỗi giá trị nông sản và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ........................................................................................................................ 70 v 3.2.4. Mục tiêu cụ thể Phát triển HTX nông nghiệp ................................................. 71 3.3. Quan điểm Quản lý nhà nước đối với phát triển Hợp tác xác nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới .................................................................... 72 3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý nhà nước đối với Hợp tác xã nông nghiệp ............................................................................................................................ 73 3.4.1. Giải pháp về tuyên truyền ................................................................................. 73 3.4.2. Giải pháp về ban hành Cơ chế chính sách....................................................... 74 3.4.3. Xây dựng, nhân rộng các mô hình hợp tác xã điểm trong tỉnh, mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với các hợp tác xã nông nghiệp .............................. 77 3.4.4. Giải thể, chuyển sang các loại hình khác đối với các Hợp tác xã nông nghiệp nhiều năm không hoạt động và hoạt động không hiệu quả, không đúng Luật HTX năm 2012 .................................................................................................... 80 3.4.5. Giải pháp về đào tạo, tập huấn cán bộ chủ chốt các hợp tác xã nông nghiệp81 3.4.6. Tăng cường kiểm tra, thanh tra đối với hợp tác xã nông nghiệp .................. 82 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 83 1. Kết luận ..................................................................................................................... 83 2. Kiến nghị................................................................................................................... 85 PHỤ LỤC vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu KT-XH của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2018 ........... 40 Bảng 2.2: Số lượng và Tình hình hoạt động của các HTX Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2019 ...................................................................... 43 Bảng 2.3: Số HTX nông nghiệp có hoạt động Thương mại hóa năm 2018 (phân theo huyện/thành/thị) ................................................................................................... 44 Bảng 2.4: Tổng hợp Chính sách hỗ trợ các HTX nông nghiệp 2016-2018............ 54 Bảng 2.5: Số lượt Thanh tra, Kiểm tra, Giám sát hoạt động của các HTX Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2018 .......................................................... 56 Bảng 2.6: Đánh giá của Cán bộ về nội dung Quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp giai đoạn 2016-2018........................................................................................ 57 Bảng 2.7: Đánh giá của cán bộ về nội dung quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp giai đoạn 2016-2018........................................................................................ 58 Bảng 2.8: Đánh giá của cán bộ về nội dung quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp giai đoạn 2016-2018........................................................................................ 59 Bảng 2.9: Tình hình triển khai Chính sách, vai trò Quản lý của Chính quyền đối với sự phát triển HTX nông nghiệp............................................................................ 60 Bảng 2.10: Tình hình triển khai chính sách, vai trò quản lý của chính quyền đối với phát triển HTX nông nghiệp................................................................................. 61 vii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1: Khung nghiên cứu luận văn ............................................................................ 7 Hình 2.1: Số lượng HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phân theo ngành nghề ... 44 năm 2018....................................................................................................................... 44 Hình 2.2: Số lượng HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2018 ........................ 46 viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ HTX Hợp tác xã KTTT Kinh tế tập thể NTM Nông thôn mới PTNT Phát triển nông thôn QLNN Quản lý nhà nước 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trải qua 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, nông nghiệp, nông thôn nước ta đạt được nhiều thành tựu to lớn (Đảm bảo an ninh lương thực, gia tăng xuất khẩu, đời sống và thu nhập của người dân tăng lên,...). Đóng góp vào thành tựu này có vai trò rất lớn của kinh tế tập thể (KTTT), trong đó có các Hợp tác xã nông nghiệp (HTX nông nghiệp). Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT là một chủ trương lớn của của Đảng và Nhà nước ta, điều này được cụ thể trong các văn bản: Nghị quyết Trung ương 5 Khóa IX về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”, Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị về “đẩy mạnh thực hiện nghị quyết Trung ương 5 khóa IX”; nghị quyết số 26/NQTW ngày 05/08/2008 (khóa X) BCH Trung ương về “Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn”; Luật Hợp tác xã năm 2012; Nghị định số 193/2013/ NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ về “quy định chi tiết thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012”,... HTX nông nghiệp giúp cho hộ nông dân, các tổ chức kinh tế khác tiến hành các hoạt động sản xuất - kinh doanh trong các điều kiện không thể tự thực hiện được do hạn chế về quy mô. Việc sử dụng các công trình thủy lợi, chế biến và bảo quản nông sản, vận chuyển sản phẩm đòi hỏi phải cần sự hợp tác giữa các nông hộ, các tổ chức kinh tế khác để tối ưu hóa quy mô sản xuất kinh doanh. Mặt khác, HTX nông nghiệp giúp cho các thành viên nâng cao kết quả và hiệu quả sử dụng nguồn lực như ruộng đất, công trình thủy lợi, thiết bị, máy móc, nhà xưởng và nhân công. Thông qua hợp tác còn giúp tăng sức cạnh tranh, khả năng mặc cả của các thành viên trong thị trường, chống lại hiện tượng ép cấp, ép giá. Bởi vì, nông dân thường có quy mô sản phẩm đưa ra thị trường nhỏ, khi họ tham gia vào HTX nông nghiệp, quy mô sản phẩm lớn hơn để tiếp cận với các thị trường có yêu cầu cao hơn. Phú Thọ là một tỉnh nằm ở cửa ngõ của khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, có dân số khoảng 1,4 triệu người và khoảng 65% lực lượng lao động ở khu vực nông thôn. Theo số liệu thống kê đến tháng 12/2018, Phú Thọ có 330 HTX thuộc lĩnh 2 vực nông, lâm nghiệp, thủy sản (trong đó có 299 HTX đang hoạt động, 31 HTX tạm ngừng hoạt động chờ giải thể), trong đó có nhiều mô hình HTX kiểu mới, sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Hoạt động của nhiều HTX đã góp phần ổn định và phát triển loại hình KTTT, phát triển Nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua. Cụ thể đóng góp của các HTX trên các phương diện: góp phần giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, cải thiện và nâng cao thu nhập và mức sống của các thành viên, người lao động trong các HTX nông nghiệp... Tuy nhiên, việc tổ chức triển khai thực hiện chuyển đổi các HTX và hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012 đối với các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ gặp rất nhiều khó khăn; đồng thời, trong quá trình chuyển đổi từ cơ chế quản lý tập trung sang làm dịch vụ còn nhiều hạn chế, tốc độ phát triển HTX nông nghiệp chậm hơn so với nhịp độ phát triển chung của các thành phần kinh tế khác (doanh nghiệp nông thôn, kinh tế trang trại); lợi ích kinh tế từ nguồn thu sản xuất - kinh doanh, các dịch vụ gia tăng của HTX nông nghiệp mang lại cho thành viên chưa nhiều, chưa thể hiện rõ kết quả, hiệu quả của các mô hình HTX nông nghiệp kiểu mới. Việc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước (QLNN) trong lĩnh vực HTX nhất là HTX nông nghiệp còn chồng chéo giữa các Bộ, ngành, các cơ quan quản lý cấp tỉnh, huyện và việc triển khai thực hiện các chính sách phát triển HTX nông nghiệp ở cấp xã còn rất nhiều hạn chế. Đến nay, chưa có nghiên cứu nào đánh giá sâu về những hạn chế này và đưa ra những giải pháp, kiến nghị phù hợp đối với việc nâng cao hiệu quả QLNN đối với các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Câu hỏi nghiên cứu chính mà tác giả đặt ra: “Để tiếp tục hoàn thiện QLNN đối với HTX nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn tới cần thực hiện những giải pháp nào?”. Từ sự cần thiết về mặt lý luận và thực tiễn tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” làm luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý kinh tế. 3 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa đầy đủ lý luận về HTX Nông nghiệp và QLNN đối với HTX nông nghiệp, đề tài tập trung phân tích đánh giá thực trạng từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong những năm tiếp theo. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ những vấn đề Lý luận về Hợp tác xã nông nghiệp và Quản lý nhà nước về HTX nông nghiệp; - Đánh giá đầy đủ thực trạng công tác Quản lý nhà nước của các cấp, các ngành đối với các Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; - Đưa ra một số giải pháp để đổi mới và nâng cao hiệu quả Quản lý nhà nước đối với Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: HTX nông nghiệp và hoạt động QLNN đối với các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. * Đối tượng điều tra: Các cán bộ, quản lý HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, Cán bộ phòng nông nghiệp, cán bộ Sở nông nghiệp và PTNT, cán bộ Liên minh HTX tỉnh và các cán bộ phụ trách nông nghiệp ở cấp huyện. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Về thời gian + Đánh giá tình hình hoạt động QLNN đối với các HTX nông nghiệp từ năm 2016 đến năm 2018; + Số liệu sơ cấp điều tra các HTX nông nghiệp và Cán bộ quản lý HTX từ tháng 10/2019 đến tháng 4/2020; + Đề xuất định hướng và giải pháp đến năm 2025, tầm nhìn phát triển các loại hình HTX nông nghiệp đến năm 2030. 4 3.2.2. Về không gian Trên địa bàn 13 huyện/thành/thị xã thuộc tỉnh Phú Thọ, tập trung ở thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao, huyện Thanh Sơn và huyện Tân Sơn. 3.2.3. Về nội dung Nghiên cứu cả lý thuyết và thực tiễn, cả hiện trạng và tương lai hoạt động QLNN đối với các HTX nông nghiệp. Làm rõ cơ sở lý luận, kinh nghiệm thực tiễn, đánh giá thực trạng, đề xuất một số định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 4. Quan điểm, phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu Luận văn này được thực hiện dựa trên quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng phát triển vì dân do dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm nghiên cứu về lịch sử hình thành và quá trình phát triển HTX nông nghiệp. Sử dụng đầy đủ các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về QLNN đối với các HTX nông nghiệp nhằm phân tích rõ những hạn chế của hoạt động này và từ đó phát hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với các HTX nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ. 4.2. Phương pháp tiếp cận Dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng của Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta; dựa trên các lý thuyết về kinh tế học, kinh tế hộ và kinh tế tập thể (Tổ hợp tác, HTX, Hiệp hội), phát triển nông thôn, Quản lý kinh tế,…đồng thời kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu liên quan đến QLNN đối với các HTX nông nghiệp trong các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố trong và ngoài nước. Lý luận về QLNN về phát triển HTX nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện đại như hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh, hiện đại hóa nông nghiệp, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng các phương pháp tiếp cận từ lý thuyết đến thực tiễn nhằm nghiên cứu về cơ sở lí thuyết về KTTT nói chung, HTX và HTX 5 Nông nghiệp nói riêng và kết quả thực tiễn hệ thống tổ chức HTX nông nghiệp và hoạt động QLNN về HTX nông nghiệp. Ngoài ra trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả còn sử dụng một cách linh hoạt các phương pháp tiếp cận liên ngành, liên vùng để thấy được mối quan hệ giữa ngành nông nghiệp và các ngành kinh tế khác, giữa sản xuất và chế biến, tiêu thụ; mối quan hệ của các HTX nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ với các HTX và các chủ thể khác ở các địa phương trong cả nước. 4.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong luận văn là: a) Quá trình thu thập số liệu - Nguồn thứ cấp: Giáo trình, tài liệu, báo cáo và các tài liệu tham khảo và các bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành liên quan tới lĩnh vực QLNN đối với các HTX nông nghiệp. Báo cáo, số liệu liên quan tới tình hình phát triển HTX của tỉnh Phú Thọ từ các cơ quan: UBND tỉnh Phú Thọ, Chi cục Phát triển nông thôn Phú Thọ - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Thọ, Liên minh HTX tỉnh Phú Thọ, Sở Công thương tỉnh Phú Thọ, Cục thống kê tỉnh Phú Thọ và phòng Nông nghiệp và PTNT của các huyện/ thành/ thị xã trên địa bàn tỉnh. - Nguồn sơ cấp: Nguồn thông tin từ khảo sát cán bộ quản lý lĩnh vực QLNN đối với phát triển HTX nông nghiệp và cán bộ ở các phòng nông nghiệp ở các huyện/thành/thị trên địa bàn tỉnh (số lượng 30 người). Nội dung phiếu khảo sát tập trung vào việc đánh giá công tác QLNN của các HTX nông thôn ở tỉnh Phú Thọ thời gian vừa qua từ người quản lý. Các nhận định, đánh giá được thiết kế theo thang đo Likert 5 mức độ: 1. Rất kém; 2. Kém; 3. Trung bình; 4. Tốt; 5. Rất tốt; Thời gian phát phiếu khảo sát vào tháng 3 và tháng 4 năm 2020, bằng hình thức phỏng vấn online. Bên cạnh đó, đề tài sử dụng một phần Số liệu khảo sát từ 100 HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh của Viện nghiên cứu ứng dụng và phát triển - Trường Đại học Hùng Vương. Số liệu điều tra các HTX nông nghiệp được thực hiện trong năm 2019 với các thông tin cụ thể bao gồm: Thông tin chung về HTX (tên, năm thành 6 lập, người đại diện, phân loại HTX, quy mô hoạt động…) và đánh giá kết quả hoạt động của các HTX về hoạt động QLNN đối với phát triển các HTX nông nghiệp; b) Phương pháp phân tích thống kê kinh tế Luận văn của tác giả sử dụng phương pháp thống kê kết hợp với phương pháp phân tích và đánh giá; sử dụng bảng dữ liệu kết hợp các biểu mẫu trong nghiên cứu để sơ đồ, đồ thị, phân tích và đánh giá các dữ liệu thu được. Tác giả sử dụng phương pháp so sánh để thấy được các xu hướng vận động qua các năm của các chỉ tiêu liên quan như chỉ tiêu số HTX nông nghiệp thành lập mới hay chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả QLNN đối với các HTX nông nghiệp (tỷ lệ HTX có sản xuất hàng hóa; tỷ lệ HTX có sản xuất gắn với công nghệ cao,…). c) Phương pháp phỏng vấn chuyên gia Phương pháp chuyên gia là phương pháp điều tra qua đánh giá của các một số nhà quản lý cấp cao, chuyên gia về phát triển HTX nông nghiệp. Tác giả tiến hành phỏng vấn trao đổi qua điện thoại tới 05 chuyên gia để thu thập ý kiến và giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh và giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị của các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những năm tiếp theo. 4.4. Khung nghiên cứu của luận văn và quá trình nghiên cứu 4.4.1. Khung nghiên cứu Các nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN đối với HTX nông nghiệp, nội dung QLNN đối với HTX nông nghiệp và mục tiêu quả hoạt động QLNN đối với các HTX nông nghiệp được thể hiện trong khung nghiên cứu dưới đây. Các nội dung trong khung nghiên cứu được tổng hợp từ tổng quan tài liệu và các văn bản hướng dẫn về phát triển HTX nói chung và các HTX nông nghiệp nói riêng. 7 Nhân tố ảnh hưởng đến “Hiệu quả quản lý nhà nước đối với HTX nông nghiệp” Nhóm nhân tố bên trong Nhóm nhân tố bên ngoài Nội dung QLNN đối với HTX nông nghiệp Lập kế hoạch phát triển HTX nông nghiệp Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển các Mục tiêu của QLNN đối với các HTX nông nghiệp - Thực thi pháp luật về HTX nông nghiệp; - Đảm bảo huy động nguồn lực cho phát triển HTX nông nghiệp; HTX nông nghiệp Kiểm tra, giám sát, xử lý Vi phạm trong quản lý HTX nông nghiệp - Hoàn thành kế hoạch phát triển HTX Nông nghiệp trong xu thế hội nhập. Hình 1: Khung nghiên cứu luận văn Nguồn: Tác giả xây dựng, tháng 10/2019 4.4.2. Quá trình nghiên cứu Quá trình nghiên cứu được thực hiện qua 6 bước như sau: Bước 1: Nghiên cứu tài liệu, văn bản có liên quan nhằm xây dựng khung nghiên cứu về QLNN đối với HTX ở cấp tỉnh. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng ở bước này là phương pháp tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu. Bước 2: Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp từ các Báo cáo về hoạt động QLNN đối với các HTX nông nghiệp trong các năm từ 2016 đến 2018. Các Phương pháp chủ yếu được vận dụng ở bước này là Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, so sánh các chỉ tiêu.. Bước 3: Thu thập thông tin, số liệu sơ cấp thông qua khảo sát các nhóm đối tượng theo số liệu ở phần trên. Các Phương pháp chủ yếu được sử dụng ở bước này là sử dụng công cụ của thống kê, phương pháp phân tích và so sánh các chỉ tiêu. Thời điểm phỏng vấn vào tháng 3-4/2020; Phiếu hỏi được thiết kế dưới dạng những câu hỏi đóng, sử dụng thang đo Likert 5 bậc. Phiếu câu hỏi được phát và thu thông qua Email (với nhóm cán bộ, quản lý) tổng số phiếu thu về 20 phiếu (đạt tỷ lệ 66,7%). Kết hợp sử dụng bộ dữ liệu gồm100 phiếu điều tra các HTX nông nghiệp 8 của Viện Nghiên cứu ứng dụng và phát triển - Trường Đại học Hùng Vương. Số liệu khảo sát sau khi thu thập được xử lý trên chương trình Excel. Điểm trung bình có được đối với các tiêu chí sẽ được quy ước đánh giá như sau: - Điểm trung bình đạt được dưới 2,5 điểm: Tiêu chí tương ứng được đánh giá là ở mức kém; - Điểm trung bình đạt được từ 2,5 điểm đến dưới 3,5 điểm: Tiêu chí tương ứng được đánh giá ở mức trung bình; - Điểm trung bình đạt được từ 3,5 điểm đến dưới 4,5 điểm: Tiêu chí tương ứng được đánh giá là ở mức khá; - Điểm trung bình đạt được từ 4,5 điểm đến 5,0 điểm: Tiêu chí tương ứng được đánh giá ở mức tốt. Bước 4: Tiến hành phân tích thực trạng QLNN đối với các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2016-2018. Phương pháp chủ yếu sử dụng ở bước này là phân tích, tổng hợp và so sánh. Bước 5: Đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, giải thích nguyên nhân cơ bản dẫn đến những điểm yếu trong QLNN đối với HTX Nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ. Phương pháp chủ yếu sử dụng ở bước này là phân tích tổng hợp. Bước 6: Đề xuất một số phương hướng và giải pháp để nâng cao hiệu quả QLNN đối với các HTX nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ đến năm 2025. Phương pháp chủ yếu sử dụng ở bước này là tổng hợp và dự báo. 5. Đóng góp mới của luận văn 5.1. Về mặt lý luận và học thuật Luận văn góp phần làm rõ hơn về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, các chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với KTTT nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng. Làm sáng tỏ các vấn đề kết quả và hiệu quả QLNN đối với các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 5.2. Về mặt thực tiễn - Đánh giá những bất cập trong hoạt động Quản lý nhà nước về phát triển Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; 9 - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện, tăng cường quản lý nhà nước đối với QLNN đối với Hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ; - Cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng hoạch định, xây dựng chủ trương, chính sách về QLNN và phát triển Hợp tác xã nông nghiệp cho tỉnh Phú Thọ và các địa phương có điều kiện tương đồng. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận – Kiến nghị nội dung đề tài được được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước đối với các Hợp tác xã nông nghiệp; Chương 2: Thực trạng Quản lý nhà nước đối với Hợp tác xã Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với Hợp tác xã Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hiện nay, phát triển HTX nông nghiệp và QLNN đối với các HTX nông nghiệp được nhiều nhà nghiên cứu và nhà hoạch định chính sách quan tâm, cụ thể như: - Tác giả Dương Văn Khoa (2017) nghiên cứu về “giải pháp phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh, Đại học Thái Nguyên. Luận văn đã nghiên cứu cơ sở lý luận về kinh tế hợp tác và HTX, vai trò của HTX nông nghiệp, thực trạng phát triển của các Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (cụ thể: tổ chức quản lý ở các HTX nông nghiệp, kết quả hoạt động của những HTX nói chung và những tồn tại, hạn chế). Trên cơ sở đó tác giả đề xuất 03 nhóm giải pháp phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bao gồm: “(i) giải pháp về phương thức tổ chức và đội ngũ cán bộ; (ii) tăng cường chỉ đạo của Nhà nước đối với HTX, thúc đẩy kinh tế hàng hóa và dịch vụ phát triển, công tác quản lý tài chính trong các Hợp tác xã nông nghiệp; (iii) đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ HTX. Tuy nhiên, đề tài này chưa nêu bật được vai trò, tầm quan trọng của việc nâng cao 10 hiệu quả QLNN đối với các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; chưa đưa ra được những giải pháp cụ thể để tăng cường hiệu quả QLNN đối với sự hình thành và phát triển của các HTX nông nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”. - Tác giả Đỗ Thị Tình (2009) phân tích thực trạng, vấn đề và giải pháp của HTX nông nghiệp ở Việt Nam, trong bối cảnh trước khi Luật HTX 2012 ra đời. Công trình này đã phân tích rất rõ lý luận về HTX, phân loại HTX và đặc trưng, nguyên tắc cơ bản của HTX nông nghiệp. Tác giả tập trung phân tích thực trạng HTX nông nghiệp gắn với Luật HTX 1996, tác giả đề xuất 07 nhóm giải pháp, nổi bật đó là: “giải pháp về hoàn thiện mô hình và phương thức quản lý HTX nông nghiệp, hoàn thiện hệ thống các chính sách, pháp luật của Nhà nước hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp, đẩy mạnh sự liên kết giữa các HTX nông nghiệp với nhau và với các doanh nghiệp. Mặc dù đề tài chưa đề cập trực tiếp đến hoạt động QLNN đối với các HTX nông nghiệp, tuy nhiên từ những phân tích và giải pháp mà tác giả nêu ra cũng sẽ đưa ra nhiều giải pháp để hoàn thiện hệ thống chính sách và hoạt động Quản lý của Nhà nước nhằm hỗ trợ HTX nông nghiệp phát triển”. - Luận án tiến sĩ của tác giả Thịnh Văn Khoa (2017) là một nghiên cứu rất công phu về QLNN đối với các HTX nông nghiệp Việt Nam. Công trình này đã phân tích cụ thể về thực trạng hoạt động QLNN đối với HTX nông nghiệp với 05 nhóm nội dung như: “Xây dựng và thực thi chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển HTX nông nghiệp; Ban hành và thực thi pháp luật có liên quan đến phát triển HTX nông nghiệp; Ban hành và thực thi các chính sách, chương trình phát triển HTX nông nghiệp; Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trong hoạt động của HTX nông nghiệp; Hệ thống tổ chức bộ máy Quản lý nhà nước đối với các HTX nông nghiệp. Những nội dung này có thể được vận dụng trong việc nghiên cứu về QLNN đối với HTX nông nghiệp ở nhiều địa phương”. - Luận văn thạc sĩ với chủ đề “Quản lý nhà nước đối với hoạt động của các HTX nông nghiệp trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” của tác giả Lê Thị Thảo (2018) trên cơ sở phân tích khá rõ về QLNN đối với hoạt động của các HTX nông nghiệp, làm rõ thực trạng và hạn chế của các HTX trên địa bàn thị xã. Thông qua việc đưa ra các lập luận có căn cứ khoa học về: “Thực trạng phát triển
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan