Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh kiên gian...

Tài liệu Quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh kiên giang

.PDF
108
524
76

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… …/… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHAN QUỐC TRUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGƢỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 60 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN TRỌNG ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài: “Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập, do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS.Trần Trọng Đức. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Kiên Giang, ngày 21 tháng 4 năm 2017 Tác giả Phan Quốc Trung DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. Người có công: Người có công với cách mạng 2. HĐND: Hội đồng nhân dân 3. LĐ- TB&XH: Lao động- Thương binh và Xã hội 4. QLNN: Quản lý Nhà nước 5. UBND: Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG STT KÝ HIỆU BẢNG SỐ ĐẦU ĐỀ CÁC BẢNG TRANG Tổng số người có công với cách mạng tỉnh Kiên Giang và số 1 Bảng 2.1 46 2 Bảng 2.2 3 Bảng 2.3 4 Bảng 2.4 5 Bảng 2.5 6 Bảng 2.6 7 Bảng 2.7 Số liệu điều dưỡng người có công qua các năm 64 8 Bảng 2.8 Số liệu thực hiện bảo hiểm y tế người có công qua các năm 64 9 Bảng 2.9 Thực hiện hỗ trợ học tập và dụng cụ chỉnh hình qua các năm 65 10 Bảng 2.10 11 Bảng 2.11 12 Bảng 2.12 Kết quả đầu tư xây dựng các công trình ghi công qua các năm 68 13 Bảng 2.13 Tình hình tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ 69 14 Bảng 2.14 Tình hình giải quyết đơn thư qua các năm 73 lượng người có công đang hưởng trợ cấp hàng tháng Tình hình ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện chính sách ưu 51 đãi người có công của Ủy ban nhân dân tỉnh Nguồn kinh phí Trung ương hỗ trợ cho tỉnh Kiên Giang qua 58 các năm Nguồn kinh phí địa phương dành chi cho người có công qua 59 các năm Nguồn kinh phí vận động thực hiện chính sách người có công qua các năm Tình hình giải quyết hồ sơ ưu đãi người có công tỉnh Kiên 60 62 Giang Kết quả hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng qua các năm Kết quả phong trào đền ơn đáp nghĩa trong những năm qua 66 67 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGƢỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG ......................................................................................6 1.1. Một số khái niệm cơ bản về quản lý nhà nước ưu đãi người có công với cách mạng và các khái niệm có liên quan ........................................................................6 1.1.1. Khái niệm người có công với cách mạng ...................................................6 1.1.2. Khái niệm ưu đãi xã hội, ưu đãi người có công với cách mạng.................8 1.1.3. Khái niệm chính sách, chính sách xã hội, chính sách công, chính sách đối với người có công với cách mạng ................................................................12 1.1.4. Khái niệm quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về người có công với cách mạng ...........................................................................................................14 1.2. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ................................................................................17 1.2.1. Sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền .......................17 1.2.2. Điều kiện kinh tế và sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân ......................18 1.3. Nội dung quản lý nhà nước về người có công với cách mạng .......................19 1.3.1. Ban hành chính sách, pháp luật về người có công với cách mạng...........19 1.3.2. Bộ máy quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng ............21 1.3.3. Bố trí nguồn lực thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công ......24 1.3.4. Tổ chức thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng.........26 1.3.5. Phân cấp quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng ..........26 1.3.6. Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về ưu đãi người có công; giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trong việc thực hiện chính sách đối với người có công .........................................................................................29 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGƢỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG TỪ 2012- 2016 ........................................................................................... 32 2.1. Các yếu tố tự nhiên, kinh tế- xã hội tác động đến quản lý nhà nước về người có công trên địa ban tỉnh Kiên Giang ....................................................................32 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội tỉnh Kiên Giang ................................32 2.1.2. Tình hình phát kiển kinh tế- xã hội tỉnh Kiên Giang ...............................34 2.2. Thực trạng người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang .......35 2.2.1. Về số lượng người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang ............................................................................................................................35 2.2.2. Thực trạng về đời sống của người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang ..................................................................................................37 2.2.3. Những vấn đề đặt ra đối với người có công với cách mạng ....................39 2.3. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước người có công trên địa bàn tỉnh Kiên Giang ......................................................................................................................39 2.3.1. Việc ban hành chủ trương chính sách về người có công .........................39 2.3.2. Bộ máy tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang .............................................41 2.3.3. Về bố trí nguồn lực thực hiện chính sách đối với người có công ............46 2.3.4. Việc tổ chức thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang ....................................................................49 2.3.5. Thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về người có công .........................58 2.3.6. Công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết đơn thư khiếu nại liên quan đến việc thực hiện chính sách đối với người có công ...............................................59 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước đối với người có công trên địa bàn tỉnh Kiên Giang ......................................................................................................61 2.4.1. Ưu điểm tiến bộ ........................................................................................61 2.4.2. Hạn chế tồn tại ..........................................................................................63 2.4.3. Nguyên nhân hạn chế tồn tại ....................................................................69 Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGƢỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG TRONG THỜI GIAN TỚI .............................. 72 3.1. Định hướng quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng ...........72 3.2. Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với người có công với cách mạng.......................................................................................................................74 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng .....................74 3.2.2. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng tạo sự đồng thuận cao trong xã hội cùng chung tay, góp sức thực hiện, chăm lo người có công với cách mạng ......................................................82 3.2.3. Tăng cường nguồn lực và các điều kiện hỗ trợ cho công tác quản lý nhà nước về người có công với cách mạng ...............................................................83 3.2.4. Nâng cao năng lực, trách nhiệm của cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về người có công với cách mạng ...........................................86 3.2.5. Phân cấp mạnh hơn nữa trong công tác quản lý, thực thi chính sách ưu đãi đối với người có công ...................................................................................90 3.2.6. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính ....................................................................90 3.2.7. Huy động sự tham gia của các tổ chức, cộng đồng xã hội vào việc chăm lo cho người có công với cách mạng..................................................................91 3.2.8. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ..................................93 3.3. Kiến nghị ........................................................................................................94 3.3.1. Đối với Bộ Lao động- Thương binh và xã hội .........................................94 3.3.2. Đối với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam .......................95 3.3.3. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh ..................................................................95 KẾT LUẬN ..............................................................................................................96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 98 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước do Đảng ta lãnh đạo đã trải qua muôn vàn hy sinh, gian khổ, nhân dân ta đã viết nên trang sử hào hùng của dân tộc. Đất nước ta có ngày hôm nay là nhờ sự hy sinh to lớn của các anh hùng, liệt sĩ, của nhân dân ta trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vĩ đại. “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, nên ngay sau khi giành chính quyền Bác Hồ đã ký Sắc lệnh số 20/LS ngày 16/02/1947 ban hành "Hưu bổng thương tật" và "Tiền tuất cho thân nhân tử sĩ" đây là một trong những văn bản đầu tiên của Nhà nước ta về chính sách người có công với cách mạng. Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi đối với người có công. Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (năm 1976) “…săn sóc và giúp đỡ chu đáo anh chị em thương binh, gia đình liệt sĩ và gia đình có công với cách mạng là một nhiệm vụ to lớn của Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể, của các ngành, các cấp và của toàn dân,…”, cho đến văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ XII của Đảng “Thực hiện tốt chính sách chăm sóc người công trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội kết hợp với nguồn lực Nhà nước; bảo đảm người có công có mức sống từ trung bình trở lên”. Nhất quán chính sách “Đền ơn đáp nghĩa”, Đảng đưa ra nhiều chủ trương, nghị quyết chăm lo cho người có công; Nhà nước đã ngày càng hoàn thiện chính sách, pháp luật người có công. Kiên Giang là tỉnh thực hiện tốt chính sách đối với người có công, việc cụ thể hóa chủ trương, chính sách, xây dựng bộ máy tổ chức, bố trí nguồn lực chăm lo người có công được quan tâm từ đó đời song của người có công ngày càng nâng lên. Tuy nhiên, khi đưa chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta vào cuộc sống, trên phạm vi cả nước nói chung, tỉnh Kiên Giang nói riêng đã bộc lộ những hạn chế nhất định như chính sách còn nhiều điểm chưa phù hợp, chồng chéo mâu thuẫn, những quy định không sát với thực tế khó tổ chức thực hiện; công tác tổ chức thực thi đưa pháp luật ưu đãi người có công vào đời sống xã hội vẫn còn khó khăn, chưa thực sự công bằng giữa những người có công với nước; năng lực đội ngũ cán 1 bộ, công chức quản lý nhà nước còn hạn chế, hiệu lực hiệu quản quản lý nhà nước chưa cao; bố trí nguồn lực chưa tương xứng với yêu cầu. Những hạn chế trên có thể do nhiều nguyên nhân dẫn đến, nhưng một trong những nguyên nhân trước tiên và trực tiếp là công tác QLNN còn hạn chế. Mặt khác, tác giả với vai trò là tham mưu công tác QLNN đối với người có công trên địa bàn tỉnh, nên bản thân mong muốn tìm ra những hạn chế và nguyên nhân trong công tác này để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác QLNN lĩnh vực này trong thời gian tới. Đó là lý do tác giả chọn đề tài “Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” để làm luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Ưu đãi đối với người có công là một trong những nội dung được nhiều người quan tâm. Trong thời gian qua đã có những công trình nghiên cứu, bài viết được công bố; tác giả là những nhà làm công tác quản lý, các nhà nghiên cứu, học viên cao học… Những công trình, bài viết tác giả đọc qua thì mỗi bài viết, công trình khoa học có một các tiếp cận khác nhau có thể kể đến đó là: Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Phạm Hải Hưng năm 2007 “Nâng cao năng lực cơ quan hành chính Nhà nước trong thực hiện pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng ở nước ta hiện nay” tập trung giải quyết về vấn đề thuộc phạm vi vĩ mô kiện toàn bộ máy chuyên trách, hoàn thiện hệ thống chính sách đảm bảo chế độ ưu đãi phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế- xã hội... Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ “Pháp luật ưu đãi người có công và thực tiễn tại tỉnh Nghệ An” của Nguyễn Thị Huyền Trang. Luận văn đánh giá thực trạng kết quả đạt được và những hạn chế của pháp luật ưu đãi người có công trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đề xuất những giải pháp và kiến nghị có thể áp dụng để khắc phục những hạn chế. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của Huỳnh Quang Tiên năm 2006 “Những giải pháp chủ yếu đổi mới trong công tác thực hiện chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ tỉnh Bình Phước”. Luận văn này làm rõ cơ sở lý luận đối với việc đưa ra chính sách và việc tổ chức thực thi chính sách với người có công, đề xuất giải pháp 2 hoàn thiện và thực thi chính sách, gắn phát triển kinh tế- xã hội với nhu cầu của đối tượng và đưa ra giải pháp tổ chức thực hiện. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của Lê Thị Hải Âu năm 2012 “Thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công ở An Giang”. Luận văn làm rõ cơ sở lý luận và và thực tiễn của việc tổ chức thực thi chính sách xã hội đối với người có công, đề xuất giải pháp khả thi đối với nhà nước, chính quyền địa phương để hoàn thiện công tác quản lý nói chung và thực hiện chính sách xã hội đối với người có công phù hợp điều kiện thực tế ở An Giang. Báo cáo tốt nghiệp của học viên Trường Đại học Lao động xã hội với nội dung “Thực trạng đời sống người có công và những biện pháp nhằm nâng cao đời sống người có công”, báo cáo này tập trung đánh việc làm, thu nhập, nhà ở, hoàn cảnh, sức khỏe, đời sống tinh thần, các hoạt động chăm sóc người có công của chính quyền tỉnh Hà Tây, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao đời sống cho người có công trên địa bàn tỉnh Hà Tây. Luận văn tốt nghiệp đề tài “Chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, thực trạng và giải pháp”, luận văn tập trung nghiên cứu tình hình chăm sóc cho người có công với cách mạng, những tồn tại hạn chế và đưa ra các giải pháp, phạm vi nghiên cứu trên địa bàn huyện Hoài Ân tỉnh Bình Định. Các đề tài trên đều tập trung vào chính sách ưu đãi đối với người có công, nhưng mỗi đề tài có cách tiếp cận khác nhau, phạm vi khác nhau. Các đề tài này chưa giải quyết được mục đích đề tài của tác giả. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Nghiên cứu thực trạng công tác QLNN đối với người có công trên địa bàn tỉnh Kiên Giang để đưa ra những đề xuất giải pháp khắc phục những hạn chế, nhược điểm trong công tác QLNN đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh. - Nhiệm vụ: Hệ thống hóa lý luận khoa học về chính sách ưu đãi người có công, bố trí nguồn lực thực hiện chính sách, tổ chức thực thi chính sách đối với người có công; về năng lực của cán bộ, công chức thực hiện công tác QLNN đối với người có công; việc phân cấp trong công tác quản lý thực thi chính sách đối với 3 người có công; về công tác thanh tra, kiểm tra. Từ đó phân tích tình hình thực trạng QLNN về người có công trên địa bàn tỉnh Kiên Giang từ năm 2012 đến năm 2016 tìm ra những ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân của nó. Bước đầu tìm ra phương hướng và giải pháp để khắc phục những nhược điểm để công tác QLNN về người có công được thực hiện tốt hơn trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tƣợng nghiên cứu: Người có công với cách mạng; các chính sách, pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng; nghiên cứu các cơ quan QLNN đối với người có công; nghiên cứu việc tổ chức thực thi chính sách đối với người có công của cơ quan Nhà nước. - Phạm vi nghiên cứu: +Phạm vi về quy mô: tỉnh Kiên Giang; +Phạm vi về thời gian: từ năm 2012 đến 2016 và tầm nhìn đến năm 2020 và những năm tiếp theo. +Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. +Phạm vi nội dung: Luận văn này tác giả tập trung nghiên cứu về việc tổ chức thực thi chính sách đối với người có công trên địa bàn tỉnh Kiên Giang với các văn bản quy phạm pháp luật về ưu đãi đối với người có công; các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện công tác QLNN đối với người có công; thực trạng công tác quản lý và thực thi chính sách đối với người có công. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây: + Phương pháp tổng hợp, phân tích để xử lý các dữ liệu nhằm tạo lập hệ thống thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu, đánh giá các khía cạnh hay phương diện thực hiện QLNN đối với người có công, kết hợp các phương pháp khác để xây dựng các luận điểm về QLNN đối với người có công. +Phương pháp thống kê, so sánh để làm nổi bật được những kết quả đạt được cũng như những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong việc thực hiện QLNN đối với người có công trên địa bàn, từ đó đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả 4 trong công tác QLNN đối với người có công để nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác QLNN về người có công và đưa ra giải pháp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa lý luận: Luận văn nghiên cứu đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, đó là: Hệ thống hóa lý luận khoa học và văn bản pháp lý QLNN đối với người có công một cách đầy đủ. Ý nghĩa thực tiễn: Phân tích thực trạng tình hình đang diễn ra trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; đưa ra những giải pháp nhằm để thực hiện tốt hơn trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh; làm tài liệu nghiên cứu cho các địa phương khác và có thể cho các cơ quan ban hành chính sách cấp tham khảo để góp phần hoàn thiện, bổ sung chính sách, hệ thống pháp luật ưu đãi người có công. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương I. Cơ sở lý luận Quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng. Chương II. Thực trạng công tác quản lý Nhà nước đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang từ năm 2012 đến năm 2016. Chương III. Định hướng và một số giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước đối với người có công trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGƢỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG 1.1. Một số khái niệm cơ bản về quản lý nhà nƣớc ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng và các khái niệm có liên quan 1.1.1. Khái niệm ngƣời có công với cách mạng - Ngƣời có công với cách mạng: Do đặc điểm lịch sử của dân tộc ta và truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” nên chính sách của Nhà nước ta qua các thời kỳ luôn có những ghi nhận và ưu đãi với một lớp người có những cống hiến, hy sinh hoặc có những thành tích đóng góp đặc biệt xuất sắc cho đất nước. Xác định người có công với cách mạng ở từng thời kỳ có sự thay đổi nhất định và được quy định trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước. Trước đây thường được hiểu theo nghĩa hẹp mà theo đó người có công với cách mạng chỉ là những người có công đóng góp trong các cuộc kháng chiến, đó là những người đóng góp trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc giai đoạn hiện nay, người có công với cách mạng được mở rộng hơn, họ là những người có thành tích hoặc cống hiến xuất sắc phục vụ cho lợi ích của dân tộc được cơ quan của nhà nước có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật. Những đóng góp, cống hiến của họ có thể là trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc và cũng có thể là trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trên các lĩnh vực khoa học, văn nghệ, văn hóa, an ninh trật tự, chữa cháy, phòng chống thiên tai…Theo cách hiểu này thì người có công với nước là một khái niệm rộng, đồng thời là một phạm trù lịch sử bao gồm không chỉ là những người công tác trong lực lượng vũ trang mà còn có các đối tượng thuộc các lực lượng khác. Theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PLUBTVQH11 ngày 29/6/2005 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 04/2012/PL-UBTVQH13 ngày 6 16/7/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì khái niệm người có công cũng được hiểu theo nghĩa rộng này, bao gồm: +Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; +Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945; +Liệt sĩ; +Bà mẹ Việt Nam anh hùng; +Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; +Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; +Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; +Bệnh binh; +Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; +Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; +Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; +Người có công giúp đỡ cách mạng. Theo quy định của Pháp lệnh thì đối tượng được hưởng ưu đãi không chỉ bao gồm những người có công kể trên mà còn có thể có cả thân nhân của họ. Đó là cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con (con đẻ, con nuôi), thân nhân của liệt sĩ còn là người có công nuôi dưỡng liệt sĩ với điều kiện là phải đảm bảo thời điểm nuôi liệt sĩ từ lúc còn nhỏ và đủ thời gian nuôi dưỡng liệt sĩ theo quy định của pháp luật. Mặc dù đây không phải là đối tượng là người có công như theo khái niệm, nhưng sự ưu đãi của nhà nước và xã hội là hết sức cần thiết bởi họ cũng là những người chịu thiệt thòi về tinh thần, tình cảm và khó khăn do sự cống hiến hy sinh của người thân cho đất nước, dân tộc. Việc ưu đãi hợp lý đối với thân nhân người có công cũng chủ yếu trên cơ sở những đóng góp của người có công và điều kiện kinh tế xã hội của đất 7 nước. Đó là đạo lý, là truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, đồng thời cũng nhằm hướng tới an sinh xã hội nói chung. 1.1.2. Khái niệm ƣu đãi xã hội, ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng - Khái niệm ƣu đãi xã hội: Ưu đãi xã hội góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế- xã hội nhằm đưa đất nước đi lên ngày càng phát triển và bền vững. Thực hiện ưu đãi xã hội góp phần thực hiện chính sách con người của quốc gia. Nó không chỉ là sự giúp đỡ, chia sẽ mà còn là nghĩa vụ của mỗi công dân đối với Nhà nước. Ưu đãi xã hội nhằm ghi nhận và tri ân các cá nhân hay tập thể đã có công, có những cống hiến đặc biệt cho cộng đồng, đất nước. Chính sách ưu đãi xã hội không chỉ là sự đền bù những hy sinh, cống hiến của người có công mà là sự đền ơn đáp nghĩa không chỉ là vật chất thuần túy mà còn hàm chứa trong đó cả đạo lý, truyền thống nhân văn của dân tộc, lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc của thế hệ hôm nay đối với những người hy sinh vì lẽ sống, vì dân tộc. Vậy, ưu đãi xã hội là sự đãi ngộ đặc biệt cả về vật chất và tinh thần của Nhà nước và xã hội nhằm ghi nhận và đền đáp công lao đối với cá nhân hay tập thể có nhưng cống hiến đặc biệt cho cộng đồng và xã hội. - Khái niệm ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng: Ưu đãi người có công với cách mạng – những cá nhân, công dân có công lao, cống hiến đặc biệt với đất nước, với cộng đồng, là sự thể hiện trách nhiệm của Nhà nước, của cộng đồng xã hội, là sự đãi ngộ đặc biệt, được ưu tiên hơn mức bình thường đối với người có công với cách mạng. Đó có thể là sự ưu tiên về đời sống vật chất, có thể là sự ưu tiên về đời sống văn hóa, tinh thần. Sinh thời, Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn luôn quan tâm đến việc báo đáp công ơn của những người có công với cách mạng. Trong thư gửi cụ Bộ trưởng Bộ thương binh, cựu binh (26/7/1951), Bác nói: “Anh em thương binh đã hy sinh một phần xương máu để giữ gìn Tổ quốc, bảo vệ đồng bào, đã tận trung với nước, tận hiếu với dân. Họ đã làm trọn nhiệm vụ, họ không đòi hỏi gì cả. Song đối với 8 những người con trung hiếu ấy, Chính phủ và đồng bào phải báo đáp thế nào cho xứng đáng? Tôi có ý kiến như sau: Chính quyền, đồng bào và các đoàn thể nhân dân trong mỗi xã tùy theo sự cố gắng và khả năng chung của mỗi xã mà đón một số anh em thương binh. Giúp lâu dài, chứ không phải chỉ giúp trong một thời gian. Không phải giúp bằng cách góp gạo nuôi thương binh, nhưng giúp bằng cách này:... Như thế thì đồng bào mỗi xã đã được thỏa mãn lòng ước ao báo đáp anh em thương binh mà anh em thương binh thì được yên ổn về vật chất và vui vẻ về tinh thần và vẫn có dịp tham gia các hoạt động lợi ích cho xã hội”. [14, tr.142,143,144] Ngay từ thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đã có nhiều phong trào giúp đỡ thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ được nhân dân, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội phát động và được thực hiện rất hiệu quả ở hầu hết các địa phương thuộc vùng tự do như trợ giúp thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ làm nhà ở, giúp ruộng đất, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để thương binh, bệnh binh về làng có cuộc sống ổn định... Đến nay, ưu đãi đối với người có công với cách mạng trở thành một nhiệm vụ kinh tế - xã hội trọng tâm của Đảng và Nhà nước ta, nhiều phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” được Nhà nước và cộng đồng xã hội phát động và phát triển mạnh mẽ trên khắp cả nước với nhiều kết quả hết sức ấn tượng, đáng khích lệ, tôn vinh. Ưu đãi người có công với cách mạng là sự “đền ơn đáp nghĩa” của cộng đồng, là sự phản ánh trách nhiệm của Nhà nước, là sự đãi ngộ, ưu tiên đặc biệt về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần đối với những công dân có nhiều hy sinh, cống hiến với đất nước nhằm tạo mọi điều kiện, khả năng góp phần ổn định và nâng cao đời sống. - Các hình thức cụ thể của ưu đãi đối với người có công với cách mạng: + Ưu đãi về trợ cấp: Ưu đãi về trợ cấp đối với người có công với cách mạng được quy định cụ thể, chặt chẽ và khá phong phú trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về ưu đãi đối với người có công với cách mạng với những chế độ khác nhau: 9 Trợ cấp hàng tháng: là khoản tiền theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng được cấp hàng tháng đối với đối tượng hưởng ưu đãi người có công với cách mạng như trợ cấp hàng tháng đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học còn sống... Trợ cấp tuất hàng tháng: là khoản tiền theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng được cấp hàng tháng cho thân nhân của người có công với cách mạng, tùy từng đối tượng được quy định trong Pháp lệnh ưu đãi đối với người có công với cách mạng như: trợ cấp tuất hàng tháng đối với bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con liệt sĩ dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng... Trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng: là khoản tiền theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng được cấp hàng tháng đối với đối tượng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ, con của người có công với cách mạng từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng, tùy từng đối tượng được quy định trong Pháp lệnh ưu đãi đối với người có công với cách mạng như: cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng của thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng... Trợ cấp một lần: là khoản tiền theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng được cấp một lần đối với đối tượng là người có công với cách mạng hoặc thân nhân của họ tùy từng đối tượng được quy định trong Pháp lệnh ưu đãi đối với người có công với cách mạng như trợ cấp một lần đối với thương binh được xác định có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 20%, người có công giúp đỡ cách mạng được Nhà nước tặng thưởng Huy chương kháng chiến... Phụ cấp ưu đãi hàng tháng: là khoản tiền theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng được cấp thêm đối với một số đối tượng người có 10 công với cách mạng có hoàn cảnh đặc biệt đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng như phụ cấp cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống. Trợ cấp người phục vụ hàng tháng: là khoản tiền theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, được cấp hàng tháng đối với người trực tiếp đảm nhiệm việc phục vụ, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên sống ở gia đình. + Ưu đãi về giáo dục, đào tạo: Những người có công với cách mạng và phần lớn là con của họ là những người chịu nhiều thiệt thòi trong học tập và đào tạo so với các đối tượng khác trong xã hội bởi những lý do về lịch sử (đặc biệt là thương binh, con của thương, bệnh binh, liệt sỹ, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học…). Do đó, Nhà nước đã ban hành chính sách ưu đãi đối với họ trong giáo dục và đào tạo thông qua các chế độ miễn, giảm, hỗ trợ học phí, trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần trong quá trình học tập, đào tạo. Theo quy định hiện hành, tùy từng đối tượng được hỗ trợ để theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học. Đó không những là trách nhiệm, sự đền đáp công ơn của Nhà nước và nhân dân đối với họ mà còn là động lực giúp đỡ họ vươn lên, tự lực trong cuộc sống, trong lao động. + Ưu đãi về việc làm và đảm bảo việc làm Do mang đặc thù về thương tật, bệnh tật, do hạn chế về sức khoẻ nên người có công ở nước ta phần lớn là những người có hoàn cảnh sống khó khăn. Sự trợ giúp của Nhà nước và xã hội cũng chỉ có thể giúp giảm bớt đi phần nào gánh nặng trong cuộc sống, họ không thể chỉ trong chờ vào mỗi khoản trợ cấp đó được mà phải tự mình tạo ra thu nhập. Vì vậy, tạo việc làm và đảm bảo việc làm cho những người có công là vấn đề hết sức quan trọng. Thông qua việc được ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm, người có công với cách mạng và con của họ được ưu tiên và có điều kiện hơn so với đối tượng khác trong xã hội trong việc tìm việc làm. Điều đó không chỉ giúp người 11 có công có thêm thu nhập, đảm bảo được đời sống mà còn giúp họ hoà nhập vào cuộc sống, hoà nhập với cộng đồng. + Ưu đãi về chăm sóc sức khỏe Người có công với cách mạng thường là những người bị suy giảm khả năng lao động, có sức khỏe bị giảm sút, đặc biệt là đối với các thương, bệnh binh. Chính vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe đối với những người có công với cách mạng là hết sức cần thiết. Thông qua chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, cấp bảo hiểm y tế. - Các chế độ ưu đãi khác Người có công với cách mạng và thân nhân của họ được ưu đãi trên tất cả các phương diện cần thiết của cuộc sống, bên cạnh những chế độ ưu đãi nói trên, Nhà nước còn có một số chính sách ưu đãi khác như hỗ trợ, cải thiện về nhà ở, chăm sóc đời sống tinh thần… theo quy định. Ngoài ra, Nhà nước thường xuyên chăm lo về đời sống vật chất và tinh thần đối với người có công với cách mạng thông qua các hoạt động như vào dịp Tết Nguyên đán, Kỷ niệm ngày thương binh, liệt sĩ 27/7 hàng năm, Chủ tịch nước tặng quà; chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân ở địa phương tổ chức thăm hỏi, động viên chăm sóc. 1.1.3. Khái niệm chính sách, chính sách xã hội, chính sách công, chính sách đối với ngƣời có công với cách mạng - Chính sách: Từ điển bách khoa Việt Nam đã đưa ra khái niệm về chính sách như sau: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…” Theo James Anderson: “Chính sách là một quá trình hành động có mục đích theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm”. 12 Như vậy, có thể hiểu: Chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh đạo hay nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình. - Chính sách xã hội: Chính sách xã hội là một hệ thống những quan điểm, chủ trương, phương hướng, biện pháp của nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội khác được thể chế hoá để giải quyết những vấn đề xã hội mà trước hết là những vấn đề xã hội gay cấn nhằm bảo đảm sự an toàn và phát triển xã hội. Chính sách xã hội là chính sách đối với con người, tìm cách tác động vào các hệ thống quan hệ xã hội (quan hệ các giai cấp, các tầng lớp xã hội, quan hệ các nhóm xã hội khác nhau) tác động vào hoàn cảnh sống của con người và của các nhóm xã hội, (bao gồm điều kiện lao động và điều kiện sinh hoạt) nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, bảo đảm và thiết lập được công bằng xã hội trong điều kiện xã hội nhất định. - Chính sách công: Những chính sách do các cơ quan hay các cấp chính quyền trong bộ máy nhà nước ban hành nhằm giải quyết những vấn đề có tính cộng đồng được gọi là chính sách công. Cho đến nay có nhiều quan điểm về khái niệm này: William Jenkin cho rằng: “Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt được các mục tiêu đó”. Theo quan điểm của Wiliam N. Dunn thì: “Chính sách công là một kết hợp phức tạp những sự lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao gồm cả các quyết định không hành động, do các cơ quan nhà nước hay các quan chức nhà nước đề ra”. Còn Peter Aucoin lại khẳng định: “Chính sách công bao gồm các hoạt động thực tế do Chính phủ tiến hành”, B. Guy Peter đưa ra định nghĩa: “Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi công dân”. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan