Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm p...

Tài liệu Quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía nam việt nam

.PDF
308
597
149

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN HỒNG ANH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN HỒNG ANH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. Vũ Trọng Hách 2. PGS, TS. Phan Quang Thịnh HÀ NỘI, 2018 LỜI CẢM ƠN Qua quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án, tác giả đã nhận được nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu. Qua đây, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: - Quý thầy cô Học viện Hành chính quốc gia đã tạo quan tâm, tạo điều kiện, giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu, học tập thời gian qua. Ban Giám hiệu trường Đại học ANND, Bộ môn Quản lý nhà nước về An ninh quốc gia và các bạn bè, đồng nghiệp luôn hỗ trợ, động viên. Đặc biệt, tác giả xin chân thành tri ân sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình về mặt khoa học của PGS, TS. Vũ Trọng Hách và PGS, TS. Phan Quang Thịnh. - Khoa sau đại học Học viện hành chính quốc gia đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu, hoàn thiện luận án, đặc biệt là cô giáo chủ nhiệm: TS. Lê Anh Xuân. - Lãnh đạo và cán bộ, chiến sỹ Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an (Cụm 3), Phòng Quản lý xuất nhập cảnh – Công an các tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tác giả nghiên cứu, thu thập tài liệu và đóng góp nhiều ý kiến quý báu. - Trên hết xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến bậc sinh thành và gia đình đã luôn bên cạnh, giúp đỡ, hỗ trợ tác giả. Xin chân thành cảm ơn! Nghiên cứu sinh Nguyễn Hồng Anh MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án 1.2. Những kết quả tổng quan từ các công trình nghiên cứu liên quan và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu Kết luận chương 1 Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI 2.1. Khái niệm, đặc điểm, nội dung, tiêu chí đánh giá hiệu quả và một số yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm 2.2. Vai trò của quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm 2.3. Quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Kết luận chương 2 Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM VIỆT NAM 3.1. Đặc điểm kinh tế xã hội và thực trạng người lao động nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam 3.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam 3.4. Một số nhận xét, đánh giá Kết luận chương 3 Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM VIỆT NAM 4.1. Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài 4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài 4.3. Một số kiến nghị Kết luận chương 4 KẾT LUẬN DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 01 08 08 24 27 29 29 66 70 79 80 80 93 120 128 129 129 138 161 164 165 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HĐND : Hội đồng nhân dân ICRMW : International Convention on the Protection of the Rights of All Migrant Workers and Members of Their Famikies (Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của tất cả những người lao động di trú và các thành viên gia đình họ) ILO : International Labour Organization (Tổ chức Lao động quốc tế) KCN : Khu công nghiệp UBND : Ủy ban nhân dân WTO : World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới) XHCN : Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN Kí hiệu Bảng 3.1 Nội dung Thống kê số lượng người lao động nước ngoài ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam qua các năm (2008 - 2017) Trang 85 Thống kê lao động nước ngoài tại vùng kinh tế trọng Bảng 3.2 điểm phía Nam Việt Nam phân theo giới tính (số liệu 86 năm 2017) Thống kê lao động nước ngoài tại vùng kinh tế trọng Bảng 3.3 điểm phía Nam Việt Nam phân theo thành phần quốc 87 tịch năm 2017 Thống kê lao động nước ngoài tại vùng kinh tế trọng Bảng 3.4 điểm phía Nam phân theo vị trí công việc (số liệu năm 88 2017) Bảng 3.5 Thống kê thực trạng cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam từ năm 2011 - 2015 89 Thống kê thực trạng cấp giấy phép lao động cho người Bảng 3.6 nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (số 90 liệu năm 2017) Thống kê số buổi tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp Bảng 3.7 luật lao động, luật xuất nhập cảnh cho người lao động nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt 107 nam năm 2017 Thống kê kết quả kiểm tra về cư trú của người lao Bảng 3.8 động nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt nam năm 2017 115 DANH MỤC SƠ ĐỒ SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN Kí hiệu Sơ đồ 3.1 Sơ đồ 3.2 Nội dung Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài Quy trình tiếp nhận giải quyết cấp thị thực cho người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam Trang 96 103 DANH MỤC PHỤ LỤC Kí hiệu Nội dung Phụ lục 1 Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Phụ lục 2 Mẫu phiếu điều tra xã hội học Phụ lục 3a Phụ lục 3b Phụ lục 3c Phụ lục 4a Phụ lục 4b Phụ lục 4c Kết quả điều tra xã hội học – đáp án đơn (dành cho cán bộ, quản lý trong Công an nhân dân) Kết quả điều tra xã hội học – nhiều đáp án (dành cho cán bộ, quản lý trong Công an nhân dân) Tổng hợp kết quả xử lý số liệu điều tra xã hội học dành cho cán bộ quản lý trong ngành Công an Kết quả điều tra xã hội học – đáp án đơn (dành cho cán bộ, quản lý ngoài ngành Công an) Kết quả điều tra xã hội học – nhiều đáp án (dành cho cán bộ, quản lý ngoài ngành Công an) Tổng hợp kết quả xử lý số liệu điều tra xã hội học dành cho cán bộ quản lý ngoài ngành Công an Trang 1 2 - 13 14 - 25 26 - 30 31 - 49 50 - 57 58 - 62 63 – 82 Biểu đồ thống kê số lượng người lao động nước ngoài Phụ lục 5a tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam (2008 - 84 2017) Thống kê lao động nước ngoài tại vùng kinh tế trọng Phụ lục 5b điểm phía Nam Việt Nam phân theo giới tính (Số liệu 85 năm 2017) Thống kê lao động nước ngoài tại vùng kinh tế trọng Phụ lục 5c điểm phía Nam Việt Nam phân theo thành phần quốc 86 tịch năm 2017 Thống kê lao động nước ngoài tại vùng kinh tế trọng Phụ lục 5d điểm phía Nam Việt Nam phân theo vị trí công việc 87 năm 2017 Phụ lục 5e Biểu đồ thống kê thực trạng cấp giấy phép lao động cho 88 người nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam năm 2017 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ người lao động nước ngoài nhập Phụ lục 5g cảnh, cư trú tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt 89 Nam năm 2017 Bảng thống kê kết quả khảo sát về cộng đồng người Phụ lục 5h nước ngoài cư trú tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 90 - 91 Việt Nam năm 2017 Phụ lục 6a Phụ lục 6b Thống kê văn bản pháp luật quốc tế liên quan đến người lao động nước ngoài Thống kê văn bản pháp luật trong nước liên quan đến người lao động nước ngoài 92 - 93 94 - 96 Thống kê văn bản quản lý của các tỉnh, thành phố thuộc Phụ lục 6c vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Việt Nam liên quan 97 - 99 đến quản lý người lao động nước ngoài Biểu đồ thống kê cách thức người lao động nước ngoài Phụ lục 6d nhập cảnh vào Việt Nam đến cư trú tại vùng kinh tế 100 trọng điểm phía Nam Việt Nam năm 2017 Biểu đồ thống kê mục đích người nước ngoài đến cư trú Phụ lục 6e tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam 101 Biểu đồ thống kê các dạng vi phạm pháp luật của người Phụ lục 6g lao động nước ngoài do Phòng 7 – Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an phát hiện, xử lý (2006 - 2017) 102 Phụ lục 6h Biểu đồ thống kê các hình thức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về lao động, pháp luật xuất nhập cảnh cho người lao động nước ngoài tại vùng kinh tế 103 trọng điểm phía Nam Việt Nam năm 2017 Phụ lục 6i Bảng thống kê kết quả khảo sát về việc phân công lực lượng trong ngành Công an tổ chức các hoạt động quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài tại các 104 - 105 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam Phụ lục 6k Biểu đồ thống kê kết quả hoạt động kiểm tra tạm trú của người lao động nước ngoài tại Thành Phố Hồ Chí 106 Minh từ năm 2008 đến năm 2017 Phụ lục 6l Biểu đồ thống kê kết quả hoạt động phát hiện, xử lý người lao động nước ngoài vi phạm về cư trú tại vùng 107 kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam năm 2017 Phụ lục 6m Biểu đồ thống kê kết quả hoạt động phát hiện, xử lý người lao động nước ngoài vi phạm pháp luật tại Thành 108 phố Hồ Chí Minh từ năm 2008 đến năm 2017 Phụ lục 6n Biểu đồ thống kê hình thức xử lý người lao động nước ngoài vi phạm pháp luật về cư trú và lao động tại vùng 109 kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam năm 2017 Phụ lục 6o Bảng thống kê kết quả khảo sát tình hình xử lý người nước ngoài vi phạm pháp luật về cư trú tại các tỉnh, 110 - 111 thành phố phía Nam Phụ lục 6p Thống kê kết quả hợp tác quốc tế của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh trong lĩnh vực quản lý lao động nước ngoài 112 - 114 tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam năm 2011-2016 MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Trong giai đoạn hiện nay, với xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa, việc tăng cường hợp tác giữa các nước trong khu vực và trên thế giới là một xu thế khách quan. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cũng đang tích cực tham gia vào nền kinh tế thế giới với những nỗ lực trên tất cả các mặt, việc mở cửa các loại thị trường, trong đó có thị trường dịch vụ, thị trường lao động theo các cam kết gia nhập các tổ chức quốc tế là một yêu cầu tất yếu. Đi cùng với hàng hóa, dịch vụ, vốn, công nghệ là lực lượng lao động người nước ngoài đến Việt Nam làm việc. Lực lượng lao động nước ngoài mà đặc biệt là lực lượng lao động nước ngoài chất lượng cao đã có tác động tích cực đến tăng trưởng của nền kinh tế, ứng dụng các tiến bộ công nghệ, kinh nghiệm quản lý, gia tăng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các nước... đồng thời cũng mang lại những hiệu ứng ngoài mong muốn như: gia tăng áp lực việc làm trong nước, xung đột giữa lao động Việt Nam với lao động nước ngoài, trật tự xã hội khó quản lý, an ninh, quốc phòng có thể bị xâm phạm… Trước thực trạng trên, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách trong việc quản lý người lao động nước ngoài nhằm phát huy có hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao vào phát triển kinh tế của đất nước nói chung và tại các vùng kinh tế trọng điểm nói riêng, trong đó có vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam. Xuất phát từ chủ trương phát triển kinh tế vùng của Đảng, ngày 23 tháng 2 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 44/1998/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là một không gian kinh tế mở bao gồm các tỉnh, thành: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Long An, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Tiền Giang. Đây là những tỉnh, thành lớn của phía Nam có nhiều điều kiện thuận lợi trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài và phát triển kinh tế. Với chủ trương, đường lối mở cửa của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, vùng kinh tế trọng điểm này đã thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, là nơi có nhiều dự án đầu tư nước ngoài nhất so với các địa phương trong cả nước. Theo số liệu thống kê (Niên giám thống kê 2016, Tổng cục Thống kê), vùng kinh tế trọng điểm này chiếm 63,84% số dự án và 59,08% tổng số vốn đầu tư nước ngoài của cả nước. Theo đó, lực lượng người lao động nước ngoài tại đây cũng chiếm gần 50% lực lượng lao động nước ngoài trong cả nước với thành phần quốc 1 tịch khá đa dạng, với nhiều ngành nghề khác nhau… Lực lượng này đã góp một phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng nói riêng và của Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, thực tế quá trình người lao động nước ngoài đến làm việc tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam và hoạt động quản lý nhà nước của chúng ta trên lĩnh vực này trong những năm qua bên cạnh những mặt thuận lợi, tích cực cũng xuất hiện, bộc lộ nhiều vấn đề bất cập, hạn chế như: (1) Thể chế quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài đã được quan tâm, điều chỉnh, bổ sung phù hợp với thực tiễn, song vẫn còn có điểm bất cập, chưa có sự thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật. (2) Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam đã có sự kiện toàn, thống thống nhất. Song chưa ổn định, còn chia cắt với nhiều chủ thể, lực lượng tham gia. (3) Tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý còn bất cập, sai sót như: việc thực hiện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài vào Việt Nam làm việc tại một số địa phương thực hiện chưa nghiêm. Một số địa phương xác nhận đối tượng không phải cấp giấy phép lao động sai quy định; hoặc áp dụng “linh hoạt” khi cấp giấy phép lao động, như cho nợ phiếu lý lịch tư pháp hay các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động; hoặc khi gia hạn giấy phép lao động, không kiểm tra kỹ việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo người lao động Việt Nam để thay thế. (4) Mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý đối với người lao động nước ngoài còn nhiều bất cập, chồng chéo chưa thật sự nhịp nhàng. Điều này cho thấy, thực trạng quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam còn nhiều bất cập, hạn chế cần nghiên cứu một cách có hệ thống nhằm đánh giá đúng thực trạng và đề xuất những giải pháp có tính khả thi để bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài tại vùng này. Với cách tiếp cận trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam” để thực hiện nghiên cứu cho luận án của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài và thực tiễn quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam. Trên cơ sở đó, đưa ra các giải pháp 2 nhằm góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ: - Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. - Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài và phân tích, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ thực tiễn quản lý của một số quốc gia trên thế giới. - Phân tích thực trạng người lao động nước ngoài và thực trạng quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. - Tổng hợp các quan điểm của Đảng, định hướng của Nhà nước về lao động nước ngoài và quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài tại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu về không gian: đề tài luận án chỉ nghiên cứu ở các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: đề tài nghiên cứu từ 2008 (Từ khi Nghị định 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam) đến 2017. Tuy nhiên, trong quá trình phân tích, đánh giá, luận án cũng có sử dụng các dữ liệu có trước năm 2008. - Phạm vi nghiên cứu về nội dung: nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài là vấn đề rất rộng với nhiều chủ thể tham gia quản lý khác nhau. Song, trong phạm vi đề tài luận án, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu vai trò của Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tám tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vai trò của cơ quan chuyên môn là: Bộ Công an và cơ quan Công an các địa phương trong quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài theo quy định của pháp luật hiện hành. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận 3 - Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử, duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin. - Luận án được nghiên cứu trên cơ sở kết hợp lý luận và thực tiễn của các ngành khoa học: hành chính học, chính trị học, xã hội học. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, đề tài được tổ chức nghiên cứu bởi các phương pháp: 4.2.1. Phương pháp nghiên cứu hồi cứu Nghiên cứu sinh đã sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin hồi cứu khi nghiên cứu các văn kiện của Đảng, văn bản pháp luật, tài liệu, giáo trình và các công trình, bài viết có liên quan đến quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài nhằm khái quát hóa, hệ thống hóa lý luận để xây dựng khung lý thuyết của luận án. Luận án cũng kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có, sử dụng, bổ sung và phát triển các luận cứ khoa học và thực tiễn mới phù hợp với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án. 4.2.2. Phương pháp xử lý, phân tích thống kê thứ cấp Trên cơ sở các tài liệu nghiên cứu hồi cứu tác giả sử dụng phương pháp xử lý, phân tích thống kê thứ cấp các số liệu liên quan tới thực trạng lao động nước ngoài, quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài sử dụng trong luận án. 4.2.3. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn thông qua điều tra xã hội học Theo mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tái luận án, đồng thời để làm rõ hơn các phân tích nghiên cứu dựa trên các tài liệu thứ cấp, tác giả đã thực hiện điều tra xã hội học đối với các nhà quản lý, lãnh đạo, những người trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam. Khảo sát xã hội học cho phép tác giả luận án có thêm bằng chứng minh họa, so sánh, đánh giá và nhìn nhận một cách khách quan về thực trạng hoạt động quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài ở góc độ những kết quả đạt được cũng như những bất cập, hạn chế. Cụ thể, nghiên cứu điều tra xã hội học, tác giả tiến hành bao gồm: Tác giả đã xây dựng 01 mẫu phiếu khảo sát cho đối tượng là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý xuất nhập cảnh trong Công an nhân dân (Cục Quản lý Xuất nhập cảnh (C3), Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an Thành phố Hồ Chí Minh, Công an tỉnh Đồng Nai, Công an tỉnh Bình Dương); cán bộ lãnh đạo, quản lý trong ngành 4 Lao động, Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý các Khu công nghiệp trực tiếp tiến hành các hoạt động quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam (tập trung ở 3 địa phương có số lượng người lao động nước ngoài nhiều nhất của vùng là Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bình Dương) Với tổng số phiếu phát ra là 520 phiếu (400 phiếu dành cho cán bộ Công an; 120 phiếu dành cho cán bộ ngành Lao động, Thương binh và Xã hội; Ban Quản lý các Khu công nghiệp), số phiếu thu về là 430 phiếu (380 phiếu dành cho cán bộ Công an; 50 phiếu dành cho cán bộ ngành Lao động, Thương binh và Xã hội; Ban Quản lý các Khu Công nghiệp), 4.2.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu Lao động nước ngoài là một xu thế toàn cầu và có những đặc thù riêng trong quản lý đối với loại hình này ở một số quốc gia. Do vậy, tác giả sử dụng phương pháp so sánh khi phân tích trường hợp tương tự xảy ra ở Việt Nam mà cụ thể ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài thời gian tới. 4.2.5. Phương pháp xử lý thông tin, số liệu Để xử lý số liệu thu thập được qua các bảng hỏi điều tra đã tiến hành trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phần mềm Excel, phần mềm SPSS. 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học 5.1. Câu hỏi nghiên cứu Luận án tập trung vào các câu hỏi nghiên cứu sau đây: - Quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài cần dựa trên cơ sở lý luận nào? Những yếu tố nào có tác động, ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam? - Trong quá trình quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam đã đạt được những kết quả gì và còn có hạn chế gì? nguyên nhân? - Giải pháp nào để hoàn thiện quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam đáp ứng được yêu cầu thực tế của quá trình hội nhập? 5.2. Giả thuyết khoa học Chính phủ Việt Nam, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam đã triển khai những nội dung quản lý đối với người 5 lao động nước ngoài như: (1) Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện thể chế và chính sách quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài; (2) Tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài; (3) Tổ chức các hoạt động quản lý xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú và hoạt động của người lao động nước ngoài; (4) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các văn bản quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài; (5) Phối hợp với các cơ quan trong quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài; (6) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đối với người lao động nước ngoài; (7) Hợp tác quốc tế trong quản lý người lao động nước ngoài và bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn hạn chế. Nếu hoàn thiện được các nội dung quản lý nhà nước phù hợp với đặc điểm từng vùng cũng như sự quan tâm chỉ đạo, quản lý của các cấp chính quyền chắc chắn quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài sẽ được hoàn thiện và nâng cao hiệu quả. 6. Những đóng góp mới của luận án Luận án là kết quả nghiên cứu khoa học, độc lập của tác giả và có những đóng góp mới sau: 6.1. Về lý luận Thứ nhất, luận án phân tích, xây dựng, bổ sung hệ thống lý luận quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài ở Việt Nam. Thứ hai, góp phần xây dựng các luận cứ thực tiễn từ các bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trong quản lý đối với người lao động nước ngoài. Thứ ba, đề xuất một số quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài tại Việt Nam hiện nay và thời gian tiếp theo. 6.2. Về thực tiễn Luận án phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam một cách khách quan, toàn diện; trên cơ sở đó chỉ ra những kết quả đạt được, những yếu kém, hạn chế trong quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài tại các địa phương; đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài phù hợp với tình hình thực tế tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam hiện nay và thời gian tiếp theo. 7. Ý nghĩa của luận án Thứ nhất, luận án góp phần làm sâu sắc hơn lý luận quản lý nhà nước đối với người nước ngoài cũng như đối với người lao động nước ngoài tại Việt Nam. 6 Thứ hai, phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam hiện nay nhằm chỉ ra những thành công, hạn chế và làm rõ nguyên nhân sẽ có ý nghĩa quan trọng trong hoàn thiện quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài tại Việt Nam nói chung và tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam nói riêng. Thứ ba, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý trong quá trình hoạch định, xây dựng, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài đáp ứng chiến lược phát triển đất nước đến năm 2020 tầm nhìn 2030 và có thể được sử dụng để nghiên cứu, giảng dạy ở một số trường Đại học, Học viện. 8. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài luận án có cấu trúc gồm 04 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận án Chương 2. Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài Chương 3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam Chương 4. Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Những công trình nghiên cứu lý luận về quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài và các yếu tố ảnh hưởng Nghiên cứu những vấn đề lý luận về lao động nước ngoài hay quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài. Trong nhiều tài liệu nghiên cứu về người nước ngoài, người lao động nước ngoài hay lao động di trú như: Cư trú, điều kiện cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam – Thực trạng và kiến nghị của Trung tâm Nghiên cứu khoa học – Viện nghiên cứu lập pháp (2013); Giải thích thuật ngữ về di cư của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) (2011); Những điều cần biết về người lao động di trú của Hội Luật gia Việt Nam (2008) đều đề cập đến những khái niệm như: “người nước ngoài”, “di cư quốc tế”, “di cư lao động”, “người lao động di trú”… những điều kiện làm việc của người lao động nước ngoài, đặc điểm của người lao động nước ngoài… Đây là những cơ sở lý luận tiền đề, các khái niệm công cụ để nghiên cứu vấn đề người lao động nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó các khái niệm được đề cập đến như: “Di cư quốc tế” (International migration) là sự di chuyển của những người rời nước gốc hoặc nước cư trú thường xuyên để tạo lập cuộc sống mới tại nước khác, kể cả tạm thời hoặc lâu dài. Vì thế họ phải vượt qua một biên giới quốc tế [92, tr.68]. “Di cư lao động” (Labour migration) là sự di chuyển người từ quốc gia này sang quốc gia khác, hoặc trong phạm vi quốc gia cư trú của họ, với mục đích làm việc. Phần lớn các quốc gia đề quy định vấn đề di cư lao động trong Luật di cư. Ngoài ra một số quốc gia còn đóng vai trò tích cực trong việc điều tiết di cư lao động ra nước ngoài và tìm kiếm cơ hội việc làm cho công dân của họ ở nước ngoài [92, tr.75]. Lao động di trú là một người đã, đang và sẽ làm một công việc có hưởng lương tại một quốc gia mà người đó không phải là công dân, theo đó lao động di trú này gồm tám dạng người là: nhân công vùng biên, nhân công theo mùa, nhân công đi biển, nhân công làm việc ở công trình 8 trên biển, nhân công lưu động, nhân công theo dự án, nhân công lao động chuyên dụng, nhân công tự chủ” [60, tr.9 - 10]. Nghiên cứu về khái niệm “Quản lý nhà nước về lao động chất lượng cao tại Việt Nam”, trong nghiên cứu “Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài chất lượng cao ở Việt Nam” – PGS. TS Phan Huy Đường (chủ biên), 2012 – Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội” đề cập “Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài chất lượng cao là việc nhà nước xác định mục tiêu và bằng pháp quyền tác động có tổ chức lên các quan hệ và hoạt động của nguồn lao động nước ngoài nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lao động này, nhằm đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước đã đặt ra” [41, tr.40]. Theo đó, tác giả cũng đề cập đến những nội dung quản lý nhà nước đối với lực lượng này như sau: xây dựng chiến lược mục tiêu quản lý; ban hành hệ thống pháp luật, chính sách quản lý; tổ chức thực hiện chiến lược mục tiêu, pháp luật, chính sách quản lý; kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra những kinh nghiệm quản lý của một số nước như: Singapore, Hàn Quốc, Malaysia là cơ sở thực tiễn, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quản lý đối với người lao động nước ngoài. Nghiên cứu về cơ sở thực tiễn của các nước trong quản lý đối với lao động nước ngoài có các công trình như: Sách tham khảo: “Xuất khẩu lao động của một số nước Đông Nam Á kinh nghiệm và bài học”, Nguyễn Thị Hồng Bích, 2007. Tài liệu này trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn về xuất khẩu lao động ở Đông Nam Á. Trong đó có những vấn đề lý luận về sự dịch chuyển lao động quốc tế như đề cập đến khái niệm thị trường lao động quốc tế, tình hình xuất khẩu lao động trên thế giới: nguyên nhân, tính chất, đặc điểm và các xu hướng xuất khẩu lao động hiện nay (thay đổi về sự dịch chuyển lao động di cư, sự bùng phát di cư bất hợp pháp, nữ hóa di cư…). Tài liệu đã tiến hành khảo sát thực tiễn về tình hình xuất khẩu lao động ở một số nước Đông Nam Á (Malaysia, Philippine, Indonesia, Thái Lan) cụ thể là: chính sách xuất khẩu lao động (cơ sở và quá trình hình thành); công tác tổ chức và xuất khẩu lao động (hệ thống tuyển mộ, công tác đào tạo, chuẩn bị cho nguồn nhân lực, vai trò quản lý của Nhà nước, số lượng xuất khẩu và những thị trường chính…); những vấn đề phát sinh và cách giải quyết. Trên cơ sở đó, các tác giả đã phân tích thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam, chủ trương và đề cập đến những giải pháp hiệu quả cho hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam. 9 Luận án: “Một số vấn đề xã hội của người lao động nước ngoài tại Nhật Bản” – Phan Cao Nhật Anh, 2014. Luận án Tiến sĩ Xã hội học nghiên cứu về những cơ sở lý luận và thực trạng người lao động nước ngoài ở Nhật; một số vấn đề về hòa nhập xã hội, vấn đề an sinh, vấn đề quyền và lợi ích hợp pháp; từ đó hoạch định chính sách định hướng xuất khẩu lao động trong bối cảnh toàn cầu hóa cho Việt Nam. Đề tài luận án đề cập đến thực trạng người lao động nước ngoài ở Nhật Bản và kinh nghiệm quản lý lực lượng này của Nhật Bản. Đây là tài liệu tham khảo phong phú làm cơ sở thực tiễn cho quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam. Nghiên cứu về những yếu tố tác động đến lao động nước ngoài hay lao động nhập cư. Một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài như tại Mỹ, Trung Á hay Anh… chỉ ra các tác động tích cực và tiêu cực từ lực lượng lao động nước ngoài đến tình hình kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội tại các quốc gia tiếp nhận lao động nhập cư như: nghiên cứu “Immigration and education: The crisis and the opportunities – David W. Stewart, New York: Lexington books, 1993” (Nhập cư và giáo dục: Khủng hoảng và cơ hội) công trình này đã cho thấy làn sóng người nhập cư vào nước Mỹ và những vấn đề xã hội kèm theo như luật pháp, việc làm, đặc biệt là vấn đề giáo dục cho những người nhập cư và cho các tầng lớp thanh thiếu niên từ nhiều quốc gia, nhiều ngôn ngữ và nhiều trình độ khác nhau, những khó khăn trong việc giáo dục cho người nhập cư. Hay sách “Labor migration in Central Asia Implications of the global economic crisis” (Lao động di cư ở Trung Á ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu), Erica Marat, 5/2009”. Tài liệu này đề cập đến làn sóng di cư lao động từ các nước Trung Á như Tajikistan, Kyrgykistan, Uzbekistan, Remittances ảnh hưởng đến kinh tế xã hội các nước trong khu vực Trung Á, những chính sách của các nước trong khu vực Trung Á đối với lao động di cư, đồng thời đánh giá xu hướng di cư lao động ở các nước trong khu vực Trung Á trong xu thế hiện nay. Sách: “The impacts of migrant workers on UK businesses” – BMRB (British Market Research Bureau), 3/2015 (Sự ảnh hưởng của lao động nhập cư đến nền kinh tế Anh quốc). Tài liệu nghiên cứu về tác động của di cư lao động đối với nền kinh tế Anh. Trong đó những tác động của di cư lao động đến thị trường lao động, tài chính công, sản lượng kinh tế của Anh quốc. Tài liệu phân tích những dữ liệu dựa trên việc phỏng vấn 80 doanh nghiệp từ khắp nước Anh có sử dụng lao động nhập cư. Quá trình nghiên cứu, phân tích cho thấy nhiều yếu tố tác động tích cực đến nền kinh tế Anh xuất phát từ lực lượng lao động nhập cư như kiến thức, kỹ 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan