Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố việt trì,...

Tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ

.PDF
103
1
123

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG MAI KIM NGÂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Phú Thọ, năm 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG MAI KIM NGÂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Trung Dũng Phú Thọ, năm 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn tốt nghiệp này, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Trung Dũng, là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chính xác, các tài liệu trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng. Việt Trì, ngày 10 tháng 6 năm 2020 Tác giả Mai Kim Ngân ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tập thể thầy, cô giáo Trường Đại học Hùng VươngTỉnh Phú Thọ, đặc biệt là các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh đã trang bị cho em những kiến thức quan trọng trong thời gian học tập và hướng dẫn, giúp đỡ tận tình trong quá trình hoàn thành luận văn. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS. Nguyễn Trung Dũng đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em với những chỉ dẫn khoa học quý báu trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sỹ này. Em cũng xin chân thành cảm ơn đến sự giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo UBND Thành phố và các phòng, ban ngành của Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ cùng bạn bè, gia đình đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Việt Trì, ngày 10 tháng 6 năm 2020 Tác giả Mai Kim Ngân iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ .................................................................. viii PHẦN I: MỞ ĐẦU ....................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3 4. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ................................................4 5. Đóng góp mới của luận văn ....................................................................................5 6. Kết cấu của đề tài ....................................................................................................5 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .............................................5 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................8 Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI ĐỊA PHƯƠNG .......................................................8 1.1. Cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp và quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp .................................................................................................................8 1.1.1. Khái niệm về công nghiệp và phát triển công nghiệp .......................................8 1.1.2. Vị trí và vai trò của công nghiệp trong phát triển kinh tế .................................9 1.2. Quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp ..............................................11 1.2.1. Khái niệm về quản lý nhà nước về công nghiệp của thành phố .....................11 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về công nghiệp của thành phố ............................13 1.2.3. Yêu cầu quản lý nhà nước về công nghiệp của thành phố ..............................20 1.2.4. Các yếu tố ảnh hường đến hiệu quả quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp ........................................................................................................................21 1.3. Kinh nghiệm về quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp ở một số địa phương và bài học đối với thành phố Việt Trì ..........................................................24 1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về công nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh ...................24 iv 1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về công nghiệp ở thành phố Vĩnh Yên .........26 1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối với thành phố Việt Trì ............................................29 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2015-2019..................................................................................................................33 2.1. Khái quát về thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ..................................................32 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ .............................32 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ..................33 2.2. Thực trạng phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì ......................................36 2.2.1. Giá trị sản xuất công nghiệp thành phố Việt Trì .............................................36 2.2.2. Số cơ sở sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế và theo ngành trên địa bàn Thành phố ...........................................................................................................38 2.2.3. Giá trị tăng thêm công nghiệp .........................................................................40 2.2.4. Quy mô vốn đầu tư phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì ......................41 2.2.5. Khái quát về số lượng lao động trong công nghiệp ........................................43 2.2.6. Hiện trạng các khu và cụm công nghiệp thành phố Việt Trì ..........................44 2.3. Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ........................................................................................46 2.3.1. Thực trạng xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển công nghiệp của thành phố Việt Trì ..........................................................................46 2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển công nghiệp của thành phố Việt Trì .................................................................52 2.3.3. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công nghiệp thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ .......................................................................................................56 2.3.4. Thực trạng về kiểm tra, giám sát và thanh tra trong việc quản lý nhà nước về chuyển phát triển công nghiệp của Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ .....................60 2.4. Đánh giá quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ..............................................................................................................62 2.4.1. Những điểm đạt được về quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ........................................................................................62 v 2.4.2. Những điểm hạn chế về quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ........................................................................................65 2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế ........................................................69 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ ...............72 3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ........................................................................................72 3.1.1. Định hướng, mục tiêu phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì đến năm 2030 ................................................................................................................. 72 3.1.2. Phương hướng quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn Thành phố Việt Trì ..............................................................................................................................74 3.2. Một số giải pháp nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì đến năm 2030 .............................................................................76 3.2.1. Thống nhất nhận thức về phát triển công nghiệp ............................................76 3.2.2. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chính sách về phát triển công nghiệp .......................................................................................................76 3.2.3. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển riêng cho công nghiệp của Thành phố Việt Trì .............................................................................................77 3.2.4.Tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi ........................................................78 3.2.5. Tăng cường đầu tư và thu hút, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ...............80 3.2.6. Kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ....82 3.2.7 Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, lấy cải cách hành chính làm trọng tâm 84 3.2.8 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp .............................................................................................................. 84 3.2.9. Tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động công nghiệp trên địa bàn Thành phố ..................................................................................................................86 3.2.10. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ...............................87 PHẦN III: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .................................................................88 1. Kết luận .................................................................................................................88 2. Một số kiến nghị....................................................................................................89 vi 2.1. Đối với Trung ương ...........................................................................................89 2.2. Đối với tỉnh Phú Thọ ..........................................................................................90 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................92 vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT CCKT : Cơ cấu kinh tế CN : Công nghiệp CNH : Công nghiệp hóa CNH : Công nghiệp hóa CNH-HĐH : Công nghiệp hóa-hiện đại hóa CN-NN-DV : Công nghiệp- Nông nghiệp- Dịch vụ DV : Dịch vụ ĐVT : Đơn vị tính FDI : Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài GDP : Tổng sản phẩm nội địa HĐH : Hiện đại hóa HĐND : Hội đồng nhân dân KT- XH : Kinh tế - xã hội NN : Nông nghiệp NSLĐ : Năng suất lao động QLNN : Quản lý nhà nước SX : Sản xuất UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa viii DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ BẢNG Bảng 2.1. Giá trị tăng thêm (theo giá so sánh 2010) và giá trị tăng thêm bình quân đầu người của Thành phố Việt Trì giai đoạn 2015-2019 (So sánh với năm 2015) ..34 Bảng 2.2. Giá trị SXCN thành phố Việt Trì qua các năm.........................................37 (giá so sánh) ..............................................................................................................37 Bảng 2.3. Số cơ sở SXCN trên địa bàn phân theo thành phần kinh tế và phân theo ngành CN...................................................................................................................39 Bảng 2.4: Tổng giá trị tăng thêm ngành CN thành phố Việt Trìvà tốc độ tăng trưởng qua các năm(giá so sánh) ..........................................................................................40 Bảng 2.5: Tỷ lệ giá trị tăng thêm CN so với giá trị SXCN thành phố Việt Trì giai đoạn 2015 - 2019 ...............................................................................................................41 Bảng 2.6. Vốn đầu tư phát triển CN trên địa bàn Thành phố Việt Trì giai đoạn 20152019 (giá so sánh) .....................................................................................................42 Bảng 2.7. Tỷ trọng cơ cấu vốn đầu tư phát triển CN ................................................42 trên địa bàn thành phố Việt Trì giai đoạn 2012-2016 ...............................................42 Bảng 2.8. Lao động trong CN Thành phố Việt Trì phân theo ..................................44 thành phần kinh tế giai đoạn 2015 – 2019 ................................................................44 Bảng 2.9. Thực trạng các CCN trên địa bàn thành phố Việt Trì ..............................46 giai đoạn 2015-2019 ..................................................................................................46 Bảng 2.10: Giá trị tăng thêm và CCKT Thành phố Việt Trì giai đoạn 2015-2018 theo giá thực tế (So sánh với năm 2015)...........................................................................55 SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước đối với phát triển CN .........................57 của Thành phố Việt Trì .............................................................................................57 1 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Công nghiệp là ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong cơ cấu công nghiệp nông nghiệp- dịch vụ của nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đẩy nhanh quá trình xã hội hóa sản xuất, mở rộng thị trường, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và quá trình đô thị hóa. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay, mọi quốc gia đều phải không ngừng đổi mới, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của quốc gia mình nhằm theo kịp và chủ động hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Nước ta xuất phát từ một nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển, để có thể theo kịp sự phát triển của nền kinh tế thế giới, đạt được mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải có chiến lược và chính sách phát triển kinh tế phù hợp, thực hiện từng bước công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước một cách vững chắc. Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Phú Thọ, thành phố Việt Trì được biết đến là thành phố công nghiệp đầu tiên ở miền Bắc với các ngành: công nghiệp dệt, công nghiệp giấy, hóa chất, sứ... Đây là nơi thuận tiện giao thông đường bộ, đường thủy; gần thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước. Do vậy, thành phố Việt Trì có đủ điều kiện thuận lợi và tiềm năng để sản xuất kinh doanh, giao lưu phát triển kinh tế, nhất là phát triển công nghiệp với cả trong và ngoài nước. Việc phát triển kinh tế đồng thời tạo nhiều việc làm cho người lao động ở thành phố Việt Trì phụ thuộc phần lớn vào phát triển công nghiệp. Theo số liệu báo cáo phát triển kinh tế xã hội thành phố Việt Trì về đóng góp trong sự phát triển của nền kinh tế thì công nghiệp giữ vai trò chủ đạo, năm 2015: tỉ trọng ngành nông- lâm - ngư nghiệp: 2,49%, công nghiệp - xây dựng 52,18%, dịch vụ: 43,03%; năm 2018: tỉ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp: 1,8%, ngành công nghiệp - xây dựng: 54,55% và dịch vụ 46,2%. Trong thời gian qua, Việt Trì tập trung đầu tư phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, trong đó ưu tiên đầu tư cho phát triển công nghiệp. Nhờ phát huy tốt các lợi thế đã sẵn có, kết hợp với các cơ chế; chính sách khuyến khích hỗ trợ thu hút đầu tư, cùng những giải pháp cụ thể, thiết thực, vì vậy hoạt động sản xuất công nghiệp của thành phố Việt Trì trong thời gian qua đã có những chuyển 2 biến tích cực, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiên phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Có thể nói, nhờ có phát triển công nghiệp, nguồn thu ngân sách của thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đã tăng lên rõ rệt và giải quyết nhiều việc làm cho lao động địa phương, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Tuy nhiên,do quy hoạch và xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp dẫn đến một số hệ lụy là tại một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa thu hút được thêm nhiều doanh nghiệp, dẫn đến việc bỏ hoang gây lãng phí tài nguyên. Trong khi đó, để xây dựng được các khu, cụm công nghiệp này, ngoài kinh phí để đầu tư xây dựng, người dân còn phải mất một diện tích rất lớn đất nông nghiệp. Đáng chú ý hơn, trong quá trình xây dựng các khu, cụm công nghiệp cơ bản chưa xem xét đồng bộ với điều kiện hạ tầng kinh tế, xã hội khả năng và nhu cầu phát triển thực tế dẫn đến tình trạng nhiều khu đất bị bỏ hoang, gây lãng phí. Trong khi đó, hầu hết các khu, cụm công nghiệp đã được thành lập đều nằm trên những vùng đất rất thuận tiện về vị trí hạ tầng, địa hình bằng phẳng, nằm sát các khu dân cư gây ra tình trạng ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, dẫn đến khiếu kiện kéo dài, mất an ninh trật tự ở nhiều địa phương. Thậm chí do hạ tầng của các khu, cụm công nghiệp yếu kém, hệ thống xử lý chất thải, nước thải không đồng bộ nên việc kêu gọi thu hút đầu tư gặp nhiều khó khăn, dẫn đến chỉ thu hút được những dự án có quy mô nhỏ và vừa gây nhiều khó khăn trong tái đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng. Tại một số khu công nghiệp tình trạng gây ô nhiễm môi trường xảy ra nhiều năm làm cho cuộc sống của người dân bị nhiều đảo lộn, từ khi các khu công nghiệp được đưa vào hoạt động cũng là lúc người dân phải sống trong cảnh ô nhiễm môi trường trầm trọng, nhiều diện tích ao hồ, ruộng nương không canh tác được, khói bụi bủa vây nhà dân. Từ sự cần thiết về mặt lý luận và thực tiễn đối với phát triển công nghiệp có thể thấy vai trò của quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp tại địa phương là cần thiết và rất quan trọng. Do đó, tôi lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước đốı vớı phát trıển công nghıệp trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ” làm đề tài nghiên cứu luận văn nhằm góp phần thiết thực triển khai chıến lượcphát triển công nghiệp là động lực quyết định phát triển kinh tế - xã hội trong suốt thời kỳ công nghiệp hoá của Đảng và Nhà nước trên địa bàn thành phố Việt Trì. 3 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng vai trò quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì giai đoạn 2015-2019, xác định điểm mạnh, điểm yếu trong quản lý nhà nước và nguyên nhân của các điểm yếu, từ đó đề xuất một số giải pháp có cơ sở khoa học nhằm nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì góp phần giúp thành phố thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về vấn đề quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp - Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về vấn đề phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ - Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Các vấn đề liên quan đến phát triển công nghiệp: Tăng trưởng sản lượng công nghiệp, mở rộng quy mô, duy trì tốc độ phát triển công nghiệp. Nâng cao chất lượng tăng trưởng công nghiệp. Đảm bảo cơ cấu công nghiệp hợp lý. Nâng cao năng suất lao động công nghiệp.Hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất công nghiệp. Lựa chọn công nghệ trong phát triển các ngành công nghiệp. Tận dụng lợi thế theo quy mô trong phát triển một số ngành công nghiệp. - Về không gian: Trên địa bàn thành phố Việt Trì - Về thời gian: + Số liệu năm 2015-2019 +Đề xuất định hướng và giải pháp đến năm 2025, tầm nhìn 2030 4 4. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp tiếp cận - Phương pháp tiếp cận theo hệ thống - Phương pháp tiếp cận liên ngành, liên vùng 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 4.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu a) Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Số liệu đã công bố sử dụng trong luận văn được thu thập từ các thông tin công bố chính thức của các cơ quan Nhà nước, các nghiên cứu cá nhân, tổ chức về tình hình sản xuất công nghiệp và tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nước. Các số liệu đã công bố chủ yếu từ các nguồn, các công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến phát triển công nghiệp, thông qua các tài liệu trong và ngoài nước đã công bố như: Niên giám thống kê thành phố Việt Trì; tài liệu báo cáo của các tổ chức trong và ngoài nước; UBND tỉnh và UBND thành phố, các Sở, ban, ngành, tài liệu các trang Website trên internet, các báo cáo nghiên cứu chuyên đề, các tài liệu khác... b) Phương pháp phân tích và xử lý số liệu - Phương pháp thống kê kinh tế (thống kê mô tả, so sánh mẫu, kiểm định,...) + Phương pháp thống kê mô tả: dùng các chỉ tiêu để phân tích, đánh giá mức độ biến động và mối liên hệ giữa các hiện tượng thông qua số bình quan, số tuyệt đối, số tương đối. + Phương pháp thống kê so sánh: Nhằm so sánh số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để đánh giá và kết luận về mối liên hệ giữa sự vật và hiện tượng theo thời gian. + Phương pháp đối chiếu: Đánh giá được thực trạng khó khăn, thuận lợi từ đó có đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì theo hướng hiện đại. - Phương pháp dự báo: nhằm mục đích dự báo hướng phát triển sắp tới của ngành công nghiệp để xây dựng thể chế, chính sách giúp phát triển ngành công nghiệp thành phố Việt Trì. - Phương pháp phân tích và đánh giá chính sách: nhằm mục đích phân tích ưu 5 điểm, hạn chế của các chính sách hiện hành đối với phát triển ngành công nghiệp đang diễn ra. 5. Đóng góp mới của luận văn - Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn thành phố; - Nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương trong việc quản lý nhà nước về công nghiệp từ đó rút ra những bài học bổ ích đối với thành phố Việt Trì; - Hoàn thiện khung lý thuyết QLNN về công nghiệp trong phạm vi của thành phố để làm căn cứ phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về công nghiệp của thành phố trongcác giai đoạn phát triển khác nhau; - Rút ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý nhà nước về công nghiệp giai đoạn 2015-2019 trên địa bàn thành phố Việt Trì trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng. - Đề xuất phương hướng và hệ thống giải pháp khả thi, phù hợp với điều kiện của thành phố nhằm QLNN về công nghiệp trên địa bàn thành phố Việt Trì trong thời gian tới. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các hình, nội dung của đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp tại địa phương. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2015-2019. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp thành phố Việt Trì đến năm 2030. 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Quản lý nhà nước về công nghiệp nói chung và quản lý nhà nước về công nghiệp ở cấp thành phố thu hút sự quan tâm không chỉ của nhà quản lý, những người hoạch định và điều hành chính sách cấp trung ương, địa phương, mà còn là chủ đề trao đổi, nghiên cứu của nhà khoa học, các trung tâm khoa học trên phạm vi cả nước. 6 Ở cấp Quốc gia, quản lý nhà nước về công nghiệp vừa là chủ đề nghiên cứu, vừa là định hướng phát triển đất nước, do đó, có rất nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau về chủ đề này. Một số công trình tiêu biểu có thể kể đến bao gồm: Nguyễn Sinh (2005), công nghiệp Việt Nam 20 năm đổi mới: thành tựu và vấn đề đặt ra, Lý luận chính trị số 12/2005. Bài viết đã đưa ra các phân tích tương đối chi tiết những khía cạnh đạt được của công nghiệp trong gần 20 năm đổi mới và nêu rõ 6 vấn đề đặt ra cần tìm phương án giải quyết trong thời gian tới cho ngành công nghiệp Việt Nam. - Kenichi, Ohno, Nguyễn Văn Thường (chủ biên) (2005), hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. Sự phối hợp nghiên cứu giữa một chuyên gia người Nhật Bản và một chuyên gia Việt Namđã góp phần làm rõ hơn chiến lược phát triển công nghiệp việt nam, đưa ra các đánh giá thực trạng và đề xuất cho giai đoạn phát triển tiếp theo. công trình này cũng nêu được các điểm khác biệt giữachiến lược phát triển công nghiệp của Việt Nam và các nước trong khu vực, đưa ra những kinh nghiệm của các nước ASEAN trong phát triển các ngành công nghiệp điện,sản xuất ô tô, điện tử, xe máy và một số ngành công nghiệp phụ trợ. Từ cơ sở đó, các tác giả đã rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích cho ngành công nghiệp Việt Nam. Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu dưới dạng sách chuyên khảo, sách tham khảo, mặc dù đã xuất bản khá lâu nhưng vẫn có giá trị tham khảo nhất định. Các công trình có thể kể đến là: Phạm Xuân Nam chủ biên (1994), Quá trình phát triển công nghiệp ở Việt Nam - Triển vọng trong công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, NXB khoa học xã hội; Bộ công nghiệp (1999). Chiến lược phát triển công nghiệp đến năm 2010, Hà Nội; Bộ kế hoạch và Đầu tư (1996), Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp và kết cấu hạ tầng thời kỳ 1996-2010, Hà Nội. Ngoài ra cũng có một số công trình nghiên cứu về công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố cũng đáng chú ý: - Nguyễn Quốc Tuấn (2007), Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị Thực trạng và giải pháp, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 7 - Đoàn Thị Bích Đào (2011), Phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng. - Nguyễn Mạnh Tuấn (2017), Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, luận văn thạc sĩ quản lý công, Học viện hành chính quốc gia. - Phạm Thị Lụa (2019), Quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Học viện khoa học xã hội. Như vậy, đến thời điểm hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về công nghiệp nói chung, công nghiệp ở thành phố nói riêng có thể khái quát các hướng nghiên cứu chính bao gồm: Một là, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn, đưa ra những đánh giá thực trạng, xu hướng vận động,phát triển của công nghiệp Việt Nam từ đónêu ra những giải pháp với mục đích hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước về công nghiệp của cả nước; đánh giá mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp với phát triển nông nghiệp,dịch vụ.Đây là hướng nghiên cứu chung,đề xuất những gợi ý chính sách ở tầm quốc gia. Hai là, hướng phân tích một ngành, một lĩnh vực nhất định ở phạm vi quốc gia như công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến,... hoặc nghiên cứu công nghiệp ở một tỉnh, thành phố nào đó. Hướng nghiên cứu này thường là các công trình dưới dạng luận văn, luận án hoặc đề tài khoa học của các địa phương và thu hút được những nhà nghiên cứu am hiểu thực tiễn. Trên cơ sở khung lý thuyết chung,công trình trong hướng này sẽ vận dụng vào điều kiện của thành phố,phân tích,đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về công nghiệpcủa thành phố và tìm kiếm những giải pháp khả thi. Ba là, hướng tiếp cận pháttriển công nghiệpdưới góc nhìn quản lý nhà nước hoặc mang tính đột phá và phát triển công nghiệp như công nghiệp chủ lựccông nghiệp mũi nhọn,...các công trình nghiên cứu hướng này tập trung nhấn mạnh vai trò của Nhà nước hoặc tầm quan trọng của một số ngànhcông nghiệp mũi nhọn,công nghiệp chủ lực,dựa trên thế mạnh về nguồn lực hoặc điều kiện tự nhiên của tỉnh nghiên cứu. Tuy nhiên cho đến thời điềm này chưa có tác giả, hay công trình nghiên cứu nào tập trung về vấn đề quản lý nhà nước về công nghiệp tại địa bànthành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. 8 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TẠI ĐỊA PHƯƠNG 1.1. Cơ sở lý luậnvề phát triển công nghiệp và quản lý nhà nước đối với phát triển công nghiệp 1.1.1. Khái niệm về công nghiệp và phát triển công nghiệp - Khái niệm về CN theo Bách khoa toàn thư Việt Nam: “Công nghiệp là ngành kinh tế quốc dân quan trọng nhất, có ảnh hưởng quyết định đến trình độ phát triển lực lượng sản xuất và NSLĐ xã hội. Tỷ lệ sản phẩm công nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm xã hội được xem như chỉ tiêu phản ảnh trình độ phát triển KT-XH công nghiệp gồm hai nhóm lớn: Nhóm A (sản xuất tư liệu sản xuất - công nghiệp nặng) và Nhóm B (sản xuất tư liệu tiêu dùng - công nghiệp nhẹ)” (Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam, 2011). - Khái niệm về CN của G.A.Cô-Dơ-Lốp theo Từ điển kinh tế (NXB Chính trị quốc gia sự thật, 2013): “Công nghiệp là ngành chủ đạo của nền kinh tế quốc dân, bao gồm toàn bộ các doanh nghiệp (xí nghiệp, công xưởng, nhà máy, trạm phát điện, hầm mỏ v.v...), chế tạo ra công cụ lao động, khai thác nguyên vật liệu và nhiên liệu, chế biến các sản phẩm do nông nghiệp và các ngành khác sản xuất ra. Công nghiệp do hai nhóm lớn hợp thành: sản xuất tư liệu sản xuất và sản xuất tư liệu tiêu dùng. Công nghiệp (CN) chia ra; CN khai thác (khai thác than đá, khoáng sản, khai thác rừng, khai thác hải sản, v.v…) và CN chế biến (luyện kim, chế tạo cơ khí, dệt, chế biến thực phẩm …). Trình độ phát triển của CN quyết định thực lực kinh tế của đất nước, khả năng quốc phòng, trình độ trang bị kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân bằng những công cụ lao động hiện đại, mức NSLĐ và sự phát triển kinh tế của đất nước ” - Khái niệm về công nghiệp của Hiệp hội kỹ sư Pháp: “Công nghiệp là toàn bộ các hoạt động kinh tế tạo ra của cải vật chất thông qua việc biến đổi nguyên vật liệu. Công nghiệp bao gồm nhiều lĩnh vực cơ bản và 9 nhiều lĩnh vực liên kết khác như thương mại và dịch vụ” (NXB Chính trị quốc gia sự thật, Từ điển kinh tế, 2013). - Khái niệm phát triển CN: “Phát triển công nghiệp là sự phát triển đồng bộ các yếu tố tác động đến sự phát triển công nghiệp, bao gồm các yếu tố về quản lý nhà nước như: Đường lối, chủ trương; chıến lược, quy hoạch, chính sách, cơ sở hạ tầng, tác động của các khu vực kinh tế khác; cũng như sự phát triển của các yếu tố đầu vào trong sản xuất như: Vốn đầu tư, nguồn nhân lực, trình độ công nghệ, máy móc thiết bị, khả năng cung ứng nguyên vật liệu, trình độ quản lý và sự phát triển của các yếu tố đầu ra như: Nhu cầu thị trường, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu chuyên ngành công nghiệp, phân bốsản xuất công nghiệp và bảo vệ môi trường. Phát triển công nghiệp nhằm tăng tỷ trọng giá trị sản lượng công nghiệp trong tổng sản phẩm trong nước (GDP), góp phần hoàn thành sự nghiệp CNH - HĐH đất nước” (Trần Thanh Mẫn, 2009). 1.1.2. Vị trí và vai trò của công nghiệp trong phát triển kinh tế 1.1.2.1. Vị trí của công nghiệp trong phát triển kinh tế CN là một trong những ngành sản xuất (SX) vật chất có vai trò vô cùng quan trọngtrong nền kinh tế quốc dân, bởi vì: - CN là một bộ phận cấu thành cơ cấu Công nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ (CN-NN-DV). Trong quá trình phát triển kinh tế từ SX nhỏ thànhSX lớn, CN phát triển từ vai trò thứ yếu trở thành ngành có vai trò quan trọng hàng đầu trong cơ cấu kinh tế (CCKT) đó. -Mục tiêu cuối cùng của nền SX xã hội là tạo ra hàng hóa,sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Trong quá trình tạo xuất ra của cải vật chất, CN vừa là ngành khai thác tài nguyên, vừa là ngành chế biến các nguyên vật liệu nguyên thủy được khai thác và SX từ các loại tài nguyên khoáng sản, thực vật, động vật thành các sản phẩm trung gian để SX ra vật phẩm cuối cùng, đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. - Sự phát triển của CN là một nhân tố có tính chất quyết định để thực hiện CNH-HĐH toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trong quá trình phát triển kinh tế ở nước 10 ta trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta có chủ trương coi “Công nghiệp là mặt trận hàng đầu” đáp ứng về cơ bản vấn đề lương thực, cung cấp nguyên liệu cho chế biến và đẩy mạnh xuất khẩu nông sản hàng hoá nhằm tạo ra những tiền đề để thực hiện CNH. 1.1.2.2. Vai trò của CN trong phát triển kinh tế CN có vị trí quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề có tính chıến lược của nền kinh tế như:Tăng thu nhập dân cư và ổn định xã hội, giải quyết việc làm, xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị với nông thôn, giữa miền xuôi với miền núi, v v…Vai trò chủ đạo của CN trong quá trình phát triển nền kinh tế đi lên SX lớn là một tất yếu khách quan. Bởi trong quá trình phát triển kinh tế CN là ngành có khả năng tạo ra động lực và định hướng sự phát triển các ngành kinh tế khác đi lên nền SX lớn. CN được thừa nhận là ngành chủ đạo của nền kinh tế được thể hiện trên các mặt chủ yếu sau: CN tăng trưởng nhanh và làm gia tăng nhanh thu nhập quốc gia Năng suất lao động (NSLĐ) của khu vực CN cao hơn nhiều so với các ngành kinh tế khác, mà NSLĐ là nhân tố quyết định nâng cao thu nhập, tạo cơ sở tăng trưởng CN và góp phần ngày càng lớn vào thu nhập quốc gia. CN có vai trò quan trọng này là do thường xuyên có những đổi mới và áp dụng tiến bộ công nghệ, thêm vào đó, giá cả sản phẩm CN thường cao hơn so với các sản phẩm khác ở cả thị trường trong và ngoài nước. Như vậy, CN là một trong những ngành đóng vai tròcốt yếu vào việc tạo ra thu nhập quốc dân, tích lũy nguồn vốn để phát triển kinh tế, góp phần rất lớn vào tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách nhà nước, tạo ra các nguồn thu từ thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài cũng như nguồn thu từ xuất khẩu. CN cung cấp đại bộ phận hàng tiêu dùng cho dân cư Nông nghiệp cung cấp những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người. CN khác hơn, cung cấp những sản phẩm tiêu dùng ngày càng phong phú và đa dạng (ăn, mặc, ở, đi lại, vui chơi, giải trí...). khi thu nhập dân cư tăng gắn với quá trình phát triển kinh tế thì nhu cầu con người lại cao hơn và mới hơn. Chính sự phát triển của CN mới đáp ứng những nhu cầu thay đổi này và đồng thời nó lại hướng dẫn tiêu dùng của con người.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan