Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Quản lý nhà nước đối với phát triển vùng sản xuất bưởi trên địa bàn huyện đoan h...

Tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển vùng sản xuất bưởi trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ

.PDF
109
1
57

Mô tả:

0 BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG VI MẠNH HOÀN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT BƯỞI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Phú Thọ, năm 2019 1 BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG VI MẠNH HOÀN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT BƢỞI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thái Thuỷ Phú Thọ, năm 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn là hoàn toàn trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một luận văn tốt nghiệp nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đƣợc ghi rõ nguồn gốc. Phú Thọ, ngày tháng 7 năm 2019 Tác giả luận văn Vi Mạnh Hoàn ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này, tôi đã đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân, tập thể ở nơi học tập và công tác. Tôi xin cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Viện nghiên cứu ứng dụng và phát triển, Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng đã giúp đỡ tạo điều kiện về mọi mặt để tôi học tập và hoàn thiện luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn thầy giáo hƣớng dẫn khoa học TS. Phạm Thái Thủy đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin trân thành cám ơn tập thể lớp cao học Quản lý Kinh tế K2 (20172019) đã cùng chia sẻ với tôi trong suốt quá trình học tập, các đồng chí, đồng nghiệp bạn bè và gia đình đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thiện luận văn này. Đặc biệt xin trân thành cảm ơn UBND huyện Đoan Hùng, phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng Thống kê, phòng tài chính, các doanh nghiệp và cá nhân hoạt động kinh doanh có liên quan tới sản xuất và kinh doanh bƣởi trên địa bàn huyện và tỉnh. UBND các xã trên địa bàn huyện Đoan Hùng đã nhiệt tình tạo điều kiện giúp đỡ cung cấp thông tin, tham gia ý kiến và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả sự giúp đỡ quý báu của các tập thể, cá nhân đã dành cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Phú Thọ, ngày tháng 7 năm 2019 Tác giả luận văn Vi Mạnh Hoàn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... I LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ II MỤC LỤC ................................................................................................................ III DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... VI Phần 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 4 4. Quan điểm, phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu............................. 4 5. Đóng góp mới của luận văn: ................................................................................... 5 6. Kết cấu luận văn ...................................................................................................... 6 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển sản xuất bƣởi Đoan Hùng .............. 7 Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 12 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT BƢỞI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ ......................................... 12 1.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 12 1.1.1. Quản lý hành chính Nhà nƣớc......................................................................... 12 1.1.3. Vai trò và chức năng của quản lý nhà nƣớc về kinh tế nông nghiệp .............. 14 1.1.4. Phát triển sản xuất ........................................................................................... 19 1.1.5. Quản lý nhà nƣớc về phát triển vùng sản xuất ................................................ 23 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 24 1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bƣởi trên thế giới và ở Việt Nam ................... 24 1.2.2. Những yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển vùng sản xuất bƣởi Đoan Hùng ...... 33 1.2.2.1. Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật cây bƣởi Đoan Hùng ........................................ 33 1.2.2.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bƣởi đặc sản Đoan Hùng .......................... 36 1.2.2.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất bƣởi Đoan Hùng ............ 39 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT BƢỞI QUẢ ĐOAN HÙNG .................................................. 45 2.1. Khái quát về đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................ 45 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 45 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ................................................................................ 49 iv 2.2. Thực trạng vấn đề công tác quản lý nhà nƣớc trong phát triển vùng sản xuất bƣởi Đoan Hùng ........................................................................................................ 57 2.2.1. Thực trạng diện tích, năng suất, sản lƣợng và tình hình tiêu thụ bƣởi đặc sản Đoan Hùng ......................................................................................................... 57 2.2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển vùng sản xuất bƣởi Đoan Hùng ................................................................................................................ 68 2.2.3. Một số kết quả đạt đƣợc trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển vùng sản xuất bƣởi quả Đoan Hùng .......................................................................... 71 2.2.4. Đánh giá kết quả của ngƣời dân, ngƣời sản xuất về hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về phát triển vùng bƣởi Đoan Hùng. ......................................................... 78 2.2.5. Tồn tại, hạn chế ............................................................................................... 82 2.2.6. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế ........................................................ 83 CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT BƢỞI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ ............................ 84 3.1. Định hƣớng......................................................................................................... 85 3.1.1. Quan điểm ....................................................................................................... 85 3.1.2. Định hƣớng...................................................................................................... 85 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với phát triển vùng sản xuất bƣởi Đoan Hùng. ....................................................................................................... 86 3.2.1. Giải pháp về tổ chức và liên kết sản xuất........................................................ 86 3.2.2. Giải pháp về đất đai......................................................................................... 86 3.2.3. Giải pháp về công tác thông tin, tuyên truyền ................................................ 87 3.2.4. Giải pháp về kỹ thuật và khoa học công nghệ ................................................ 87 3.2.5. Giải pháp phát triển thị trƣờng, thƣơng hiệu................................................... 89 3.2.6. Giải pháp về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh giống, sản phẩm bƣởi quả .............. 89 3.2.7. Giải pháp về công tác khuyến nông, xây dựng mô hình ................................. 90 3.2.8. Giải pháp về chính sách, nguồn lực ................................................................ 90 PHẦN III: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .................................................................... 92 1. Kết luận ................................................................................................................. 92 2. Kiến nghị: .............................................................................................................. 93 PHỤ LỤC v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCĐ Ban chỉ đạo BQ Bình quân CNH – HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa QLNN Quản lý nhà nƣớc DT Diện tích DVNN Dịch vụ nông nghiệp ĐVT Đơn vị tính FAO Tổ chức lƣơng thực thế giới GT Giá trị IUCN Hội bảo trợ thiên nhiên liên hợp quốc KH&CN Khoa học công nghệ KHKT Khoa học kỹ thuật KT - XH Kinh tế - xã hội KTNN Kinh tế nông nghiệp NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NS Năng suất NXB Nhà xuất bản SHTT Sở hữu trí tuệ TXNG Truy xuất nguồn gốc NGXX Nguồn gốc xuất xứ SKHCN Sở khoa học công nghệ SL Số lƣợng SPCN Sản phẩm công nghiệp SX Sản xuất TW Trung ƣơng UBND Ủy ban nhân dân vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lƣợng bƣởi trên thế giới ................................25 Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lƣợng bƣởi ở một số nƣớc ............................25 trồng bƣởi chủ yếu trên thế giới năm 2012 ...............................................................25 Bảng 2.3. Tình hình sản xuất cây ăn quả có múi ở Việt Nam ..................................28 giai đoạn 2005 - 2013 ................................................................................................28 Bảng 2.4. Giá trị xuất khẩu của cây có múi tại Việt Nam (2005-2012) ...................30 Bảng 2.5: Đặc điểm đặc thù về cảm quan và các chỉ tiêu phân tích .........................33 chất lƣợng của bƣởi Bằng Luân ................................................................................33 Bảng 2.6: Đặc điểm phân loại bƣởi quả Bằng Luân .................................................34 Bảng 2.7: Đặc điểm đặc thù về cảm quan và các chỉ tiêu phân tích chất lƣợng của quả bƣởi Sửu .............................................................................................................36 Bảng 2.8: Lƣợng phân bón 3 năm đầu sau trồng cho cây bƣởi Đoan Hùng .............37 Bảng 2.9: Lƣợng phân bón cho thời kỳ kinh doanh..................................................38 Bảng 2.10. Tổng hợp các yếu tố đặc thù về tự nhiên quyết định tính đặc thù về chất lƣợng bƣởi quả Đoan Hùng .......................................................................................48 Bảng 2.11. Một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Đoan Hùng giai đoạn 2016-2018 .........................................................................................................50 Bảng 2.12: Diện tích, sản lƣợng cây bƣởi đặc sản huyện Đoan Hùng Giai đoạn 2016-2018..................................................................................................................59 Bảng 2.13: Diện tích, năng suất, sản lƣợng bƣởi đặc sản Đoan Hùng .....................61 giai đoạn 2016-2018 ..................................................................................................61 Bảng 2.14. Giá trị sản xuất bƣởi Đoan Hùng giai đoạn 2016 - 2018 .......................62 Bảng 2.15. Hiệu quả kinh tế của một số cây lâu năm (Tính cho 01ha) ...................63 Bảng 2.16: Diện tích, năng suất, sản lƣợng bƣởi Chi Đám .....................................65 giai đoạn 2016 – 2018 ...............................................................................................65 Bảng 2.17: Diện tích, năng suất, sản lƣợng bƣởi xã Bằng Luân ..............................66 giai đoạn 2016 — 2018 .............................................................................................66 vii Bảng 2.19. Bảng kết quả khảo sát mức độ hài lòng về thông tin quy hoạch vùng trồng bƣởi từ xã, huyện .............................................................................................79 Bảng 2.20. Bảng kết quả khảo sát mức độ hài lòng về hỗ trợ kỹ thuật, thị trƣờng, xúc tiến thƣơng mại ...................................................................................................80 DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 2.1. Tỷ lệ các nhóm đất có khả năng trồng bƣởi đặc sản trên địa bàn huyện Đoan Hùng …………………………………………..………………………….…46 Đồ thị 2.2. Cơ cấu Kinh tế huyện Đoan Hùng năm 2018……………….…………51 1 Phần 1. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bƣởi Đoan Hùng là một giống bƣởi đặc sản nổi tiếng không chỉ ở tỉnh Phú Thọ, mà còn đƣợc biết đến ở nhiều địa phƣơng khác trong cả nƣớc. Giống bƣởi này có xuất xứ từ huyện Đoan Hùng, huyện ở phía Bắc của tỉnh Phú Thọ. Bƣởi Đoan Hùng có quả hình cầu dẹt, chín màu vàng sáng, cùi mỏng, múi ráo, tôm mọng nƣớc, màu trắng ngà, ăn ngọt mát, mùi thơm đặc trƣng. Từ năm 2000 trở lại đây, tỉnh Phú Thọ và huyện Đoan Hùng có chủ trƣơng khôi phục và mở rộng diện tích trồng bƣởi, nhằm mục đích tạo thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung, qui mô lớn, chủ yếu với hai giống bƣởi đặc sản là bƣởi Sửu và bƣởi Bằng Luân thông qua các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về hỗ trợ nông nghiệp trọng điểm), kế hoạch phát triển cây bƣởi đặc sản Đoan Hùng và bƣởi diễn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016-2020… Năm 2006, bƣởi Đoan Hùng chính thức đƣợc bảo hộ thƣơng hiệu dƣới hình thức chỉ dẫn địa lý tại Quyết định số 73/QĐ-SHTT, tuy nhiên đến nay việc phát triển vùng sản xuất, tìm kiếm thị trƣờng, quảng bá thƣơng hiệu sản phẩm bƣởi quả Đoan Hùng vẫn còn nhiều hạn chế. Thống kê thời điểm nhận đƣợc văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý bƣởi (năm 2006), trên toàn huyện Đoan Hùng mới có khoảng 205 ha bƣởi đã cho thu hoạch, chủ yếu là giống bƣởi Bằng Luân trong đó có nhiều diện tích bƣởi có tuổi cây trên 20 năm cho chất lƣợng quả bƣởi ngon. Với nhiều chủ trƣơng và chính sách khuyến khích phát triển, đến nay diện tích bƣởi của huyện đã tăng lên qua các năm. Số liệu của UBND huyện Đoan Hùng, đến thời điểm hiện tại, tổng diện tích bƣởi hiện có là 2.347ha, trong đó diện tích 2 giống bƣởi đặc sản là 1.400ha (xấp xỉ 60%), diện tích bƣởi Sửu và bƣởi Bằng Luân tƣơng ứng là 536ha và 864ha. Bên cạnh việc mở rộng sản xuất các giống bƣởi đặc sản, diện tích bƣởi Diễn và một số giống bƣởi khác (Da Xanh, Xuân Vân, bƣởi chua,...) chiếm khoảng 40% (trong đó diện tích bƣởi Diễn là 830ha, tập trung ở 10 xã phía Nam của huyện). Tổng diện tích bƣởi đã cho thu hoạch trên địa bàn huyện Đoan Hùng là 1.500ha (xấp xỉ 64%) tạo ra một nguồn thu lớn cho ngƣời sản xuất, kinh doanh góp phần không nhỏ trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nói chung và ngành nông nghiệp của toàn huyện nói riêng. 2 Tuy nhiên, trong quá trình phát triển vùng sản xuất bƣởi vẫn còn một số tồn tại: Diện tích, sản lƣợng bƣởi đã đƣợc mở rộng nhƣng chƣa đạt theo kế hoạch đề ra. Năng suất, sản lƣợng bƣởi đã tăng so với trƣớc nhƣng chƣa xứng với tiềm năng. Việc nghiên cứu cải tạo mẫu mã quả bƣớc đầu cho kết quả khả quan nhƣng triển khai nhân ra diện rộng còn hạn chế. Công tác quản lý cây đầu dòng chƣa chặt chẽ. Đặc biệt là chất lƣợng bƣởi quả còn chƣa chƣa ổn định, hiện tƣợng khô tôm, khô múi là khá phổ biến trên giống bƣởi Bằng Luân. Tổn thất trong thu hoạch vào thời điểm cuối vụ ảnh hƣởng không nhỏ đến năng suất và sản lƣợng. Công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển vùng sản xuất còn bộc lộ một số bất cập. Việc áp dụng chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ còn hạn chế. Việc liên kết giữa nhà nƣớc, nhà doanh nghiệp, nhà nông chƣa thực hiện đƣợc, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ chƣa kết nối theo chuỗi sản phẩm. Hiện tại, trên địa bàn còn khá ít doanh nghiệp nào đầu tƣ vào lĩnh vực sản xuất và kinh doanh bƣởi tập trung với quy mô lớn. Đối với diện tích bƣởi đặc sản, một số hộ trồng bƣởi chƣa chú trọng đầu tƣ thâm canh, còn trồng xen ghép với các loại cây trồng khác (chè, sắn, các loại cây ăn quả khác…), chƣa triệt để áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến theo hƣớng dẫn của cán bộ kỹ thuật nên năng suất bƣởi còn đạt thấp. Trình độ nhận thức, tƣ tƣởng, tập quán một số bộ phận nông dân còn mang nặng tƣ tƣởng sản xuất nhỏ, chƣa chú trọng vào đầu tƣ thâm canh, sản xuất hàng hóa, gìn giữ và phát triển thƣơng hiệu; thậm chí có những hộ trồng bƣởi Bằng Luân thiếu kiên trì đã tiến hành ghép cải tạo, thay thế bằng giống bƣởi Diễn. Nguyên nhân một phần do đặc tính của giống bƣởi Bằng Luân những năm đầu mới cho quả, năng suất, chất lƣợng chƣa cao, giá bán thấp hơn nhiều so với vƣờn bƣởi lâu năm. Một số nơi cây giống sử dụng chƣa đƣợc kiểm soát về nguồn gốc; cơ sở sản xuất giống trên địa bàn còn thiếu và chƣa đáp ứng theo quy định. Các văn bản về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh giống cây ăn quả còn thiếu nên gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý. 3 Công tác quản lý chỉ dẫn địa lý, phát triển thƣơng hiệu bƣởi Đoan Hùng còn hạn chế; việc kinh doanh bƣởi không phải là bƣởi đặc sản Đoan Hùng bƣởi Diễn, bƣởi Da Xanh, bƣởi Năm roi, bƣởi Xuân Vân,...) nhƣng lại gắn thƣơng hiệu bƣởi Đoan Hùng diễn ra phổ biến đã làm ảnh hƣởng lớn đến thƣơng hiệu bƣởi đặc sản Đoan Hùng. Hiệp hội sản xuất và kinh doanh bƣởi Đoan Hùng hiện có khoảng 160 hội viên tuy nhiên mới có khoảng 25% số hộ đƣợc cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý (tập trung chủ yếu ở xã Chí Đám và Bằng Luân). Tình trạng bán cả vƣờn bƣởi non không cần tem nhãn diễn ra phổ biến trên địa bàn làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng bƣởi quả và phát triển thƣơng hiệu. Xuất phát từ những tồn tại hạn chế nêu trên, để tìm ra những giải pháp thích hợp trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với phát triển vùng sản xuất bƣởi Đoan Hùng nhằm tận dụng đƣợc thế mạnh, tiềm năng của địa phƣơng, tôi chọn đề tài "Quản lý nhà nước đối với phát triển vùng sản xuất bưởi trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ" 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa đầy đủ lý luận và phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc đối phát triển vùng sản xuất bƣởi trên địa bàn huyện Đoan Hùng để đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý trong những năm tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nƣớc đối với phát triển vùng sản xuất bƣởi Đoan Hùng trong giai đoạn hiện nay. - Nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong nƣớc về quản lý nhà nƣớc đối với phát triển vùng sản xuất đối với một số giống cây đặc sản của địa phƣơng. - Phân tích, đánh giá đầy đủ thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển vùng sản xuất bƣởi trên địa bàn huyện Đoan Hùng - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về phát triển vùng sản xuất bƣởi Đoan Hùng trong những năm tới. 4 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là công tác quản lý nhà nƣớc về phát triển vùng sản xuất bƣởi trên địa bàn huyện Đoan Hùng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. - Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu công tác quản lý nhà nƣớc trong phát triển vùng sản xuất bƣởi Đoan Hùng giai đoạn 2016-2018. - Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu công tác quản lý nhà nƣớc của tỉnh và địa phƣơng nhằm phát triển vùng sản xuất bƣởi trên địa bàn huyện Đoan Hùng. - Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu tập trung vào hai giống bƣởi đặc sản ở Đoan Hùng đã đƣợc nhà nƣớc bảo hộ chỉ dẫn địa lý là bƣởi Bằng Luân và bƣởi Sửu. Nghiên cứu tập trung vào công tác quản lý, quy hoạch và các chính sách hỗ trợ phát triển vùng sản xuất bƣởi trên địa bàn huyện Đoan Hùng. 4. Quan điểm, phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm Dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin; tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc ta; dựa trên các lý thuyết về kinh tế học phát triển, kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn, quản lý kinh tế, kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô,… đồng thời kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu về các vấn đề thuộc nội dung liên quan đến luận văn trong các công trình khoa học về sản xuất và kinh doanh bƣởi quả đã đƣợc công bố. 4.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu Sử dụng một số phƣơng pháp nhƣ tiếp cận thống kê, tiếp cận từ lý thuyết đến thực tiễn, tiếp cận theo nguyên lý nhân quả....đồng thời kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu về các vấn đề thuộc nội dung liên quan đến luận văn trong các công trình khoa học đã đƣợc công bố. 5 4.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu phổ biến nhƣ so sánh, tổng hợp, phân tích, thống kê, nghiên cứu tài liệu. Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống nhằm chỉ ra đƣợc vai trò quản lý nhà nƣớc trong phát triển vùng bƣởi tại huyện Đoan Hùng, sự tác động của nhƣng chính sách phát triển tới đời sống của ngƣời dân trên địa bàn huyện và phát triển KT-XH nói chung. Đề tài áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: phƣơng pháp thu thập thông tin phỏng vấn sâu 98 hộ bao gồm hộ nông dân và các chủ buôn để thấy đƣợc vai trò và những hạn chế của công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển vùng bƣởi, thống kê mô tả, thống kê so sánh, phƣơng pháp phân tích chỉ số, phƣơng thảo luận nhóm để phân tích, phƣơng pháp đánh giá có sự tham gia (PRA). Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng phƣơng pháp chuyên gia (nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý địa phƣơng) để tìm hiểu những đánh giá, nhận định về việc thực thi chính sách phát triển vùng sản xuất bƣởi Đoan Hùng trong thời gian qua và những định hƣớng phát triển trong thời gian tiếp theo. Nguồn dữ liệu đƣợc thu thập từ hai nguồn chính là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ Báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện Đoan Hùng, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở Khoa học và công nghệ, Phòng nông nghiệp huyện, phòng thống kê, UBND các xã và các báo cáo đề tài dự án, luận văn, tài liệu liên quan đến bƣởi Đoan Hùng. Dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập từ phỏng vấn sâu nhóm hộ nông dân và chủ buôn kinh doanh bƣởi Đoan Hùng (98 hộ) để đƣa ra những đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý nhà nƣớc trong phát triển vùng bƣởi. 5. Đóng góp mới của luận văn: Luận văn đã góp phần làm sáng tỏ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nƣớc đối với phát triển vùng sản xuất bƣởi trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Đồng thời, luận văn cũng đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc đối với vùng sản xuất bƣởi trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. 6 Qua nghiên cứu thực trạng sản xuất bƣởi trên huyện Đoan Hùng và các địa phƣơng trong cả nƣớc luận văn đã đƣa ra đƣợc các giải pháp về quản lý nhà nƣớc đối với phát triển vùng sản xuất bƣởi trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ: Tập trung chỉ đạo tổ chức sản xuất ngành bƣởi theo hƣớng hàng hóa, hiện đại: Sản xuất theo chuỗi liên kết từ trồng - bảo quản - chế biến - tiêu thụ; đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hƣớng trang trại, gia trại quy mô thích hợp; khắc phục hoạt động kém hiệu quả của các hợp tác xã hiện tại và tiếp tục thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã bƣởi kiểu mới thực sự có hiệu quả; Tăng cƣờng nhận thức của ngƣời trồng bƣởi về gìn giữ và phát triển các giống bƣởi đặc sản; Tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc, trong đó tập trung quản lý giống, vật tƣ, phân bón (sản xuất, kinh doanh), sớm hoàn thiện và công bố quy trình sản xuất các cây trồng có múi theo hƣớng ứng dụng công nghệ cao và phát huy kinh nghiệm truyền thống;Tăng cƣờng công tác khuyến nông, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất theo hƣớng công nghệ cao, sản xuất theo hƣớng hữu cơ, VietGAP vào trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây bƣởi; Tăng cƣờng công tác xúc tiến thƣơng mại, đa dạng hóa công tác giới thiệu, quảng bá sản phẩm, nhất là đối với bƣởi đặc sản; tổ chức các lễ hội bƣởi, mở rộng các thị trƣờng, quan tâm đẩy mạnh tiêu thụ qua các kênh phân phối chính thống, siêu thị; phát triển hình thức truy xuất nguồn gốc sản phẩm; nghiên cứu, tập trung quản lý thƣơng hiệu bƣởi đặc sản có hiệu quả,...; Tuyên truyền, quảng bá thƣơng hiệu: Trong những năm gần đây trên trang thông tin điện tử của huyện đã có trang mục giới thiệu quảng bá về bƣởi đặc sản. Cần đẩy mạnh thông tin, bài viết và các công cụ hỗ trợ bán hàng điện tử, nhận và phản hồi thông tin từ khách hàng. Tăng cƣờng vai trò của Ban chỉ đạo phát triển cây bƣởi đặc sản của huyện, cơ quan này cần thƣờng xuyên phối hợp với các cơ quan truyền thông của tỉnh và trung ƣơng xây dựng các chuyên mục, phóng sự giới thiệu quảng bá về cây bƣởi. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn; Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với phát triển sản xuất bƣởi quả Đoan Hùng; 7 Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý nhà nƣớc đối với phát triển vùng sản xuất bƣởi Đoan Hùng; 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển sản xuất bƣởi Đoan Hùng Trong luận văn thạc sĩ của Phạm Thái Thủy (2008), tác giả đề cập tới ngành hàng bƣởi quả Đoan Hùng. Theo tác giả ngành hàng bƣởi Đoan Hùng hiện nay có một số đặc điểm chính nhƣ sau: qui mô sản xuất của hộ trồng bƣởi nhỏ, diện tích phân tán manh mún, phần lớn diện tích đƣợc trồng xen ghép; còn trình trạng bƣởi ở vùng khác đƣợc thu mua và vận chuyển từ vùng khác về; các kênh hàng bƣởi Đoan Hùng là những kênh hàng ngắn, tiêu thụ trong nội tỉnh và khu vực thủ đô Hà Nội; các đại lý/chủ buôn đóng vai trò quan trọng nhất trong ngành hàng, đƣa ra các quyết định về giá và điều phối các kênh tiêu thụ. Trong quá trình phát triển, ngành hàng bƣởi chịu tác động của các yếu tố, nhƣ sự ổn định của khâu sản xuất, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm bƣởi quả, chất lƣợng sản phẩm bƣởi quả ngày càng giảm (bƣởi khô), ngƣời tiêu dùng không biết đƣợc tiêu chí để nhận biết sản phẩm bƣởi Đoan Hùng có chất lƣợng,... Về vấn đề hợp tác giữa các tác nhân còn yếu và lỏng lẻo, chủ yếu là các thoả thuận miệng và giấy ghi tay, nhƣng trong tƣơng lai có thể phát triển mối quan hệ này lên mức độ cao hơn. Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả đƣa ra một số giải pháp để phát triển ngành hàng bƣởi quả Đoan Hùng một cách có hiệu quả trong những năm tiếp theo, bao gồm: giải pháp về kỹ thuật, giải pháp về thị trƣờng, giải pháp về hoàn thiện hệ thống giám sát nội bộ và hệ thống giám sát từ bên ngoài đối với các sản phẩm bƣởi quả mang chỉ dẫn địa lý Đoan Hùng. Ngô Duy Nam (2013) trong nghiên cứu phát triển bƣởi Sửu tại huyện Đoan Hùng đã phân tích rõ thực trạng sản xuất, kinh doanh bƣởi, các chính sách liên quan tới phát triển bƣởi Sửu trên địa bàn huyện Đoan Hùng. Tác giả đã chỉ ra việc triển khai tổ chức quản lý, giám sát để bảo vệ thƣơng hiệu chất lƣợng bƣởi quả đặc sản Đoan Hùng còn chƣa thực sự đƣợc quan tâm đúng mức. Công tác thông tin, tuyên truyền để hƣớng dẫn cách phân biệt quả bƣởi đặc sản (phải đƣợc dán thƣơng hiệu tem 8 nhãn) với quả bƣởi không có thƣơng hiệu đặc sản, để cảnh báo cho ngƣời tiêu dùng cũng chƣa đƣợc các cơ quan có trách nhiệm quan tâm đúng mức. Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả đƣa ra một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất cây bƣởi Sửu đặc sản tại huyện Đoan Hùng trong thời gian tới bao gồm: chuẩn hóa quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch bƣởi; xây dựng các tổ dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật mà nòng cốt là các hộ trồng bƣởi trên địa bàn các xã; đẩy mạnh thực hiện chính sách dồn điền, đổi thửa và chính sách hỗ trợ sản xuất, đặc biệt là chính sách liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm và chính sách xúc tiến thƣơng mại. Nội dung kết quả nghiên cứu của luận văn là rất rõ ràng và cụ thể, tác giả đã nêu bật đƣợc những tồn tại, hạn chế trong công tác phát triển bƣởi Sửu của huyện Đoan Hùng và đƣa ra các giải pháp hữu ích làm cơ sở cho các nhà quản lý có thể hoạch định các chính sách nhằm khuyến khích phát triển cây bƣởi Sửu một cách hiệu quả, ổn định. Tuy nhiên, luận văn chƣa dề cập đến khía cạnh quản lý nhà nƣớc trong phát triển vùng sản xuất bƣởi Đoan Hùng. Nghiên cứu đánh giá cảnh quan cho phát triển cây bƣởi Đoan Hùng của tác giả Đặng Thị Huệ và Lý Trọng Đại (2013) trên cơ sở tổng hợp các điều kiện tự nhiên theo từng đơn vị cảnh quan, đã xác định đƣợc những vị trí, những dạng cảnh quan thích hợp nhất đối với sinh trƣởng và phát triển 2 giống bƣởi chủ đạo tại huyện Đoan Hùng là bƣởi Sửu (bƣởi Chí Đám) và bƣởi Bằng Luân. Diện tích thích hợp để trồng các giống bƣởi đặc sản của huyện Đoan Hùng là rất lớn: 30.640 ha/31.322ha diện tích phù hợp chiếm 96% diện tích (trong đó, đối với sản xuất bƣởi Sửu là 13.104ha và bƣởi Bằng Luân là 16.942ha) do đó huyện Đoan Hùng còn rất nhiều tiềm năng để thực hiện việc quy hoạch mở rộng diện tích trồng bƣởi, một trong những một trong những cây ăn quả đặc sản có giá trị, đang có nhiều dự án nhân giống phát triển nhân rộng loại cây trồng nói trên trở thành mặt hàng có giá trị kinh tế. Có thể nói mở rộng diện tích đất trồng bƣởi đặc sản của huyện là một hƣớng đi đúng đắn bởi cây bƣởi thích nghi đƣợc với hầu hết diện tích đất của toàn huyện đặc biệt cây bƣởi trong những năm qua đƣợc đánh giá là một cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao với đất vùng đồi và có thể xác định là một cây trồng mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp của toàn huyện. Mặc dù vậy tác giả chƣa đề cập 9 cụ thể đến những khó khăn, thách thức khi mở rộng vùng sản xuất bƣởi gắn với vấn đề quản lý chỉ dẫn địa lý bƣởi Đoan Hùng. Nguyễn Thị Thu Huong và cộng sự (2014) trên cơ sở thực trạng phát triển sản xuất bƣởi Đoan Hùng ở tỉnh Phú Thọ đã đề xuất một số giải pháp phát triển sản xuất bƣởi Đoan Hùng ở tỉnh Phú Thọ cụ thể nhƣ sau: Hoàn thiện công tác quy hoạch nguồn lực ở tỉnh Phú Thọ để phát triển sản xuất bƣởi Đoan Hùng; Phát triển sản xuất bƣởi Đoan Hùng ở tỉnh Phú Thọ cần hoàn thiện chính sách đầu tƣ công, dịch vụ công, khuyến nông và xúc tiến thƣơng mại; Nâng cao các biện pháp kỹ thuật để phát triển sản xuất bƣởi Đoan Hùng ở tỉnh Phú Thọ; Phát triển các hình thức liên kết sản xuất - tiêu thụ bƣởi Đoan Hùng ở tỉnh Phú Thọ. Theo nhóm tác giả, để phát triển bƣởi sản xuất Đoan Hùng ở tỉnh Phú Thọ, theo quan điểm của nhóm tác giả cần tập trung vào thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp. Tuy nhiên, các tác giả chƣa đề cập tới giải pháp về đổi mới, cải tiến công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển vùng sản xuất bƣởi quả Đoan Hùng, đây đƣợc cho là một trong những giải pháp quan trọng, quyết định sự phát triển của vùng sản xuất bƣởi quả Đoan Hùng trong dài hạn. Phạm Thái Thủy và Đào Quý Cƣờng (2018) trong bài tham luận về ―Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất và kinh doanh bƣởi quả trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2007-2017, định hƣớng 2020‖ tại Hội thảo về phát triển bƣởi Đoan Hùng‖ đã chỉ ra xu hƣớng tăng diện tích trồng bƣởi và những vùng sản xuất bƣởi tập trung ở các xã Chí Đám, Bằng Luân, Bằng Doãn, Quế Lâm, Đông Khê, Nghinh Xuyên... Việc áp dụng các mô hình thâm canh và tăng cƣờng áp dụng KHKT trong quá trình sản xuất của hộ nông dân nên năng suất và chất lƣợng bƣởi quả tăng lên rõ rệt. Cùng với xu hƣớng phát triển bƣởi đặc sản, ngƣời dân trên địa bàn huyện (tập trung ở các xã phía Nam) cũng mở rộng diện tích trồng các giống bƣởi có hiệu quả kinh tế cao (bƣởi Diễn và bƣởi Da Xanh). Năm 2017, sản lƣợng bƣởi quả đạt 12.400 tấn (tăng hơn 10.000 tấn so với năm 2010, 3.400 tấn so với 2015), giá trị sản phẩm ƣớc đạt trên 230 tỷ đồng. Trong đó, sản lƣợng bƣởi đặc sản 10.000 tấn, giá trị sản phẩm đạt trên 180 tỷ đồng (chiếm 78,26%). Bên cạnh đó, các 10 tác giả cũng chỉ ra trên địa bàn huyện đã xuất hiện các mô hình sản xuất bƣởi mới theo hƣớng hiệu quả và bền vững. Những hạn chế trong quá trình thƣơng mại sản phẩm bƣởi quả Đoan Hùng đƣợc các tác giả chỉ ra do một số nguyên nhân: Do sản lƣợng bƣởi từ cây nhiều năm tuổi còn thấp nên còn tình trạng đẩy giá sản phẩm lên cao và thƣơng lái có sự ―trà trộn‖ làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng, thƣơng hiệu bƣởi Đoan Hùng; Nguồn cung ứng sản phẩm trong huyện đáp ứng đƣợc khoảng 75% - 80% lƣợng bƣởi tiêu thụ trên thị trƣờng, còn lại đƣợc thu mua và vận chuyển từ vùng khác về nên khó khăn trong vấn đề quản lý chất lƣợng và nguồn gốc sản phẩm; Kênh hàng bƣởi Đoan Hùng là những kênh hàng ngắn, thị trƣờng tiêu thụ mới đến Hà Nội và các tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng, đặc biệt kênh hàng sản phẩm loại 1 (hay loại A - loại ngon nhất) thì chỉ tập trung ở thị trƣờng Đoan Hùng, TP. Việt Trì và một lƣợng nhỏ ở Hà Nội; Hệ thống tiêu chí về bƣởi Đoan Hùng chƣa rõ ràng, sản phẩm không có tem nhãn làm cho ngƣời tiêu dùng rất khó để nhận biết, thực tế rất ít ngƣời tiêu dùng có thể nhận biết đƣợc các tiêu chí này. Về các chính sách phát triển sản xuất và kinh doanh bƣởi Đoan Hùng đã đƣợc quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND UBND huyện Đoan Hùng. Công tác tuyên truyền chủ trƣơng, chính sách sâu rộng và đƣợc đa dạng hóa, nhận thức của cán bộ đảng viên và nhân dân về vai trò, nhiệm vụ đối với chƣơng trình phát triển cây bƣởi đã đƣợc nâng lên rõ rệt. Đặc biệt và việc thành lập và vận hành BCĐ phát triển cây bƣởi đặc sản thể hiện nỗ lực lớn của chính quyền địa phƣơng trong việc triển cây bƣởi Đoan Hùng, cùng với đó là các kế hoạch chỉ đạo sản xuất hàng năm. Các giải pháp chủ yếu đƣợc tác giả đƣa ra để phát triển bƣởi Đoan Hùng đến năm 2020 bao gồm: Tập trung chỉ đạo tổ chức sản xuất ngành bƣởi theo hƣớng hàng hóa, hiện đại: Sản xuất theo chuỗi liên kết từ trồng - bảo quản - chế biến - tiêu thụ; đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hƣớng trang trại, gia trại quy mô thích hợp; khắc phục hoạt động kém hiệu quả của các hợp tác xã hiện tại và tiếp tục thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã bƣởi kiểu mới thực sự có hiệu quả; Tăng cƣờng nhận thức của ngƣời trồng bƣởi về gìn giữ và phát triển các giống bƣởi đặc sản; Tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc, trong đó tập trung quản lý giống, vật tƣ, phân bón (sản 11 xuất, kinh doanh), sớm hoàn thiện và công bố quy trình sản xuất các cây trồng có múi theo hƣớng ứng dụng công nghệ cao và phát huy kinh nghiệm truyền thống; Tăng cƣờng công tác khuyến nông, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất theo hƣớng công nghệ cao, sản xuất theo hƣớng hữu cơ, VietGAP vào trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây bƣởi. Tuy nhiên, đối với giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc mới tập trung nhiều vào mặt kỹ thuật mà chƣa đề cập tới vai trò quản lý nhà nƣớc trong công tác quy hoạch vùng sản xuất bƣởi, giải pháp liên kết sản xuất và tiêu thụ gắn với chỉ dẫn địa lý và truy xuất nguồn gốc.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan