Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Quản lý nhà nước đối với phát triển vùng sản xuất chè xanh an toàn trên địa bàn ...

Tài liệu Quản lý nhà nước đối với phát triển vùng sản xuất chè xanh an toàn trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ

.PDF
119
1
138

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG NGUYỄN TRỌNG QUANG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT CHÈ XANH AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Phú Thọ, năm 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG NGUYỄN TRỌNG QUANG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT CHÈ XANH AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thái Thuỷ Phú Thọ, năm 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là do tôi trực tiếp nghiên cứu và tổ chức thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của Tiến sĩ Phạm Thái Thủy – Phòng Hợp tác quốc tế, Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng. Các nội dung trích dẫn trong luận văn đƣợc trích từ những báo cáo, văn bản của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, chính sách của Nhà nƣớc, các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nƣớc đã đƣợc công bố rộng rãi. Các số liệu, kết quả trong đề tài là trung thực và do bản thân tôi nghiên cứu, thu thập tại địa bàn vùng sản xuất chè xanh an toàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Tác giả Nguyễn Trọng Quang ii LỜI CẢM ƠN Luận văn này đƣợc hoàn thành theo chƣơng trình đào tạo Cao học Quản lý kinh tế khóa 3, Niên khóa 2018 – 2020 của Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng. Để hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi của tập thể thầy cô giáo Khoa Kinh tế và QTKD, Phòng Đào tạo và Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Hùng Vƣơng. Đối với địa phƣơng, tác giả đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của cán bộ và nhân dân tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ nơi mà tác giả đã đến thu thập số liệu phục vụ phân tích đề tài. Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với sự giúp đỡ quý báu đó. Đặc biệt, tác giả xin trân trọng cảm ơn thầy giáo hƣớng dẫn khoa học Tiến sĩ Phạm Thái Thủy, ngƣời đã nhiệt tình chỉ bảo hƣớng dẫn để tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn sự động viên của gia đình, giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp, đó là nguồn khích lệ và cổ vũ to lớn đối với tác giả trong quá trình thực hiện và hoàn thành công trình này. Phú Thọ, tháng 12 năm 2020 Tác giả Nguyễn Trọng Quang iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ................................................................ ix PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................3 2.1. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ...........................................................................4 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................4 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu...........................................................................................4 3.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................4 4. Quan điểm, phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu .............................5 4.1. Quan điểm nghiên cứu .........................................................................................5 4.2 Phƣơng pháp tiếp cận nghiên cứu .........................................................................5 4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................5 4.4. Khung nghiên cứu luận văn .................................................................................7 4.5. Quá trình nghiên cứu ............................................................................................7 5. Đóng góp mới của luận văn ....................................................................................9 5.1 Về mặt lý luận và học thuật...................................................................................9 5.2 Về mặt thực tiễn ....................................................................................................9 6. Kết cấu luận văn ......................................................................................................9 7. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến Quản lý Nhà nƣớc và phát triển vùng sản xuất chè xanh theo hƣớng an toàn .....................................................10 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................13 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ XANH VÀ QLNN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN VÙNG ....13 SẢN XUẤT CHÈ XANH AN TOÀN ......................................................................13 1.1 Sản xuất và chế biến chè xanh ............................................................................13 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vị trí của ngành chè .......................................................13 iv 1.1.2. Một số giống chè đƣợc trồng chủ yếu ở Việt Nam .........................................15 1.2. Vai trò phát triển kinh tế sản xuất chè ...............................................................16 1.2.1. Thúc đ y tăng trƣởng kinh tế ..........................................................................16 1.2.2. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế .............................................................17 1.2.3. Giải quyết việc làm và tăng thu nhập ..............................................................17 1.2.4. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến ............................................17 1.3. Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất chè xanh theo hƣớng an toàn ....................18 1.3.1. Khái niệm, đặc điểm của chè xanh an toàn .....................................................18 1.3.2. Tiêu chu n kỹ thuật của chè xanh an toàn ......................................................19 1.3.3. Yêu cầu của sản xuất chè xanh an toàn ...........................................................23 1.3.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất chè xanh an toàn ..................27 1.4. Quản lý nhà nƣớc về phát triển vùng sản xuất chè xanh an toàn .......................29 1.4.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò quản lý nhà nƣớc ..............................................29 1.4.2. Quản lý nhà nƣớc đối với phát triển vùng sản xuất chè xanh và chè xanh an toàn ............................................................................................................................31 1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả Quản lý Nhà nƣớc về phát triển vùng sản xuất chè xanh theo hƣớng an toàn .............................................................................33 1.5.1. Yếu tố chính sách của Nhà nƣớc .....................................................................33 1.5.2. Năng lực của cơ quan quản lý .........................................................................34 1.5.3. Thị trƣờng........................................................................................................35 1.6. Kinh nghiệm thực tiễn về Quản lý Nhà nƣớc phát triển vùng sản xuất chè xanh an toàn .......................................................................................................................36 1.6.1 Kinh nghiệm từ các địa phƣơng trồng chè .......................................................36 1.6.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Thanh Sơn..........................................40 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT CHÈ XANH AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ .............................................................................................43 2.1. Khái quát một số điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ .....................................................................................................................43 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................43 v 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................47 2.2. Thực trạng phát triển sản xuất chè tại huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ ............49 2.2.1 Khái quát tình hình phát triển sản xuất chè ở tỉnh Phú Thọ và huyện Thanh Sơn.............................................................................................................................49 2.2.2. Tình hình phát triển sản xuất chè xanh an toàn theo tiêu chu n hữu cơ, VietGAP… ................................................................................................................62 2.2.3. Xây dựng thƣơng hiệu chè xanh an toàn tại Thanh Sơn .................................64 2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với phát triển vùng sản xuất chè xanh an toàn trên địa bàn huyện Thanh Sơn...................................................................................65 2.3.1. Những việc đã triển khai trong quản lý Nhà nƣớc đối với phát triển vùng sản xuất chè xanh an toàn ................................................................................................65 2.3.2. Đánh giá kết quả của các đối tƣợng khảo sát về hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc đối với phát triển vùng sản xuất chè xanh an toàn ở Thanh Sơn .....................74 2.3.3. Phân tích kết quả quản lý Nhà nƣớc đối với vùng sản xuất chè xanh an toàn trên địa bàn huyện Thanh Sơn...................................................................................80 2.3.4. Hạn chế............................................................................................................83 2.4. Đánh giá thuận lợi, hạn chế và khó khăn trong quản lý nhà nƣớc đối với phát triển, sản xuất chè xanh an toàn ................................................................................84 2.4.1. Những thuận lợi: .............................................................................................84 2.4.2. Những khó khăn, hạn chế trong quản lý nhà nƣớc đối với phát triển vùng sản xuất chè xanh an toàn ................................................................................................85 2.4.3. Nguyên nhân của các khó khăn, hạn chế trong quản lý Nhà nƣớc đối với phát triển vùng sản xuất chè xanh an toàn. .......................................................................86 CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QLNN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN VÙNG SẢN XUẤT CHÈ XANH AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH SƠN ...................................................................................88 3.1. Bối cảnh chung tác động đến Quản lý Nhà nƣớc đối với phát triền vùng sản xuất chè xanh an toàn ................................................................................................88 3.1.1 Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc .......................................................................88 3.1.2 Bối cảnh trong tỉnh Phú Thọ và huyện Thanh Sơn ..........................................88 vi 3.2. Định hƣớng phát triển và quản lý nhà nƣớc đối với phát triển vùng sản xuất chè xanh an toàn ..............................................................................................................90 3.2.1. Quan điểm phát triển sản xuất và kinh doanh chè xanh an toàn .....................90 3.2.2. Quan điểm đổi mới Quản lý Nhà nƣớc đối với phát triển vùng sản xuất chè xanh an toàn ..............................................................................................................93 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả Quản lý Nhà nƣớc đối với phát triển chè xanh theo hƣớng an toàn ............................................................................................................95 3.3.1. Giải pháp về tuyên truyền, tập huấn ...............................................................95 3.3.2. Giải pháp xây dựng thƣơng hiệu chè xanh Thanh Sơn gắn với phát triển và khai thác nhãn hiệu chứng nhận “Chè Phú Thọ” ......................................................96 3.3.3. Giải pháp tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra về điều kiện sản xuất chè 98 3.3.4. Giải pháp gắn phát triển sản xuất, tiêu thụ chè với du lịch sinh thái, văn hoá chè .............................................................................................................................99 3.3.5 Giải pháp đ y mạnh vai trò của các doanh nghiệp chế biến, phát triển thƣơng hiệu và mở rộng thị trƣờng tiêu thụ ........................................................................100 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................102 1. Kết luận ...............................................................................................................102 2. Kiến nghị .............................................................................................................103 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................104 vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Khái quát tình hình sử dụng đất huyện Thanh Sơn năm 2018 .............45 Bảng 2.2: Kết quả một số chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2017-2019 .........................48 Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lƣợng chè trên địa bàn huyện Thanh Sơn.....51 Bảng 2.4. Vùng sản xuất chè tập trung quy mô từ 5- 10 ha trên địa bàn huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017-2019 ...........................................................................52 Bảng 2.5: Vùng sản xuất chè tập trung quy mô từ 10- 20 ha trên địa bàn huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017-2019 ...........................................................................53 Bảng 2.6: Vùng sản xuất chè tập trung quy mô trên 20 ha trên địa bàn huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017-2019 ...........................................................................53 Bảng 2.7: Cơ cấu giống chè địa bàn huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017-2019 ......54 Bảng 2.8: Các cơ sở chế biến chè có đăng ký hợp đồng vùng nguyên liệu ở huyện Thanh Sơn .............................................................................................................58 Bảng 2.9: Số cơ sở chế biến chè trên địa bàn huyện .............................................58 Bảng 2.10: Số cơ sở chế biến chè trên địa bàn huyện Thanh Sơn có công suất trên 1 tấn búp tƣơi/ngày ...............................................................................................59 Bảng 2.11: Danh sách các làng nghề, HTX chế biến chè xanh ............................60 ở huyện Thanh Sơn ...............................................................................................60 Bảng 2.12: Giá bán chè búp tƣơi tại huyện Thanh Sơn ........................................61 Bảng 2.13: Giá bán chè xanh (chè xô) trên địa bàn địa huyện Thanh Sơn ...........61 Bảng 2.14: Giá bán chè xanh an toàn (đặc sản) trên địa bàn huyện Thanh Sơn ...61 Bảng 2.15: Danh sách các cơ sở sản xuất chè đƣợc chứng nhận an toàn ở huyện Thanh Sơn .............................................................................................................63 Bảng 2.16: Kế hoạch phát triển cây chè của tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 ...........66 Bảng 2.17: Kế hoạch phát triển cây chè trên địa bàn huyện Thanh Sơn ..............66 Bảng 2.18: “Tổng hợp các văn bản, chính sách về vùng sản xuất chè xanh và chè xanh an toàn của huyện Thanh Sơn ......................................................................67 Bảng 2.19: Kết quả kiểm tra các hoạt động liên quan đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè trên địa bàn huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017-2019................................74 viii Bảng 2.20: Đánh giá của Cán bộ về nội dung Quản lý nhà nƣớc đối với vùng sản xuất chè an toàn .....................................................................................................75 Bảng 2.21: Đánh giá của cán bộ về nội dung quản lý nhà nƣớc đối với Phát triển vùng sản xuất chè xanh an toàn ............................................................................76 Bảng 2.22: Đánh giá của cán bộ về nội dung quản lý nhà nƣớc đối với quản lý và phát triển vùng chè xanh an toàn ..........................................................................77 Bảng 2.23. Bảng kết quả khảo sát mức độ hài lòng về thông tin quy hoạch vùng trồng chè an toàn từ xã, huyện ..............................................................................78 Bảng 2.24. Bảng kết quả khảo sát mức độ hài lòng về hỗ trợ kỹ thuật, thị trƣờng, xúc tiến thƣơng mại sản ph m chè ........................................................................79 Bảng 3.1. Kế hoạch sản xuất chè trên địa bàn huyện giai đoạn 2020 – 2030.......92 ix DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật HĐND : Hội đồng nhân dân HTX : Hợp tác xã NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn QLNN : Quản lý Nhà nƣớc SXKD : Sản xuất kinh doanh TCVN : Tiêu chu n Việt Nam TNHH : Trách nhiệm hữu hạn UBND : Ủy ban nhân dân VSATTP : Vệ sinh an toàn thực ph m 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tỉnh Phú Thọ nằm cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội nối với vùng miền núi phía Tây Bắc Tổ quốc. Tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế, trong cơ cấu kinh tế của Phú Thọ, nông nghiệp vẫn là ngành chiếm tỉ trọng cao (khoảng 21%, năm 2019). Những năm qua, tỉnh Phú Thọ chú trọng phát triển cây công nghiệp, trong đó cây chè là một trong những cây trồng đƣợc xác định là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh, đóng góp quan trọng vào nền kinh tế của tỉnh và góp phần không nhỏ trong việc tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn. Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách thu hút, khuyến khích các công ty, doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp và đã nhận đƣợc sự hƣởng ứng tích cực từ các doanh nghiệp và các nhà đầu tƣ, quan tâm đến phát triển ngành chè. Có nhiều nhà đầu tƣ, doanh nghiệp đầu tƣ mạnh vào sản xuất, chế biến chè nói chung và chế biến chè xanh theo hƣớng an toàn nói riêng (Công ty chè Phú Bền, công ty cổ phần chè Phú Thọ, tổng công ty chè Phú Đa, công ty TNHH chè xuất kh u Bảo Long, Nhà máy chè Tôn Vinh, Bát long Trà,...). Bên cạnh đó, trên 25 Hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác sản xuất chè xanh an toàn cũng đƣợc thành lập và phát triển, ví dụ: HTX chè an toàn Long Cốc, chè Đá Hen, chè Văn Miếu, chè Thanh Hà, chè C m Mỹ, chè Hoàng Văn, chè Suối Reo, chè Phú Thịnh,… đã góp phần phát triển chè xanh theo hƣớng chế biến sâu gắn với mô hình HTX kiểu mới, sản xuất chè theo chuỗi giá trị và phát triển sản ph m OCOP. Theo số liệu thống kê của tỉnh, tổng diện tích chè đạt 16,2 nghìn ha (năm 2019), trong số đó, diện tích chè của các doanh nghiệp quản lý là 4,4 nghìn ha, diện tích chè của các hộ dân quản lý là 11,8 nghìn ha. Sản lƣợng chè chế biến đạt bình quân trên 50.000 tấn/năm. Huyện Thanh Sơn có diện tích trồng chè đạt gần 2.500ha (chiếm 15% tổng diện tích chè toàn tỉnh). Tỉnh Phú Thọ nói chung, huyện Thanh Sơn nói riêng đã tích cực chỉ đạo, thực hiện quy hoạch vùng sản xuất chè; có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển cây chè; tích cực chỉ đạo áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển, sản xuất chè theo hƣớng bền vững, diện tích chè trong tỉnh thâm canh theo quy trình sản xuất chè an toàn (VietGap, RA, UTZ) đạt gần 2 4 nghìn ha, một số mô hình sản xuất chè hƣớng theo tiêu chu n hữu cơ đang đƣợc hình thành và phát triển. Cây chè đã đi vào cuộc sống và tiềm thức của mỗi ngƣời dân vùng trồng chè, hiện tại chƣa có cây trồng nào có hiệu quả bền vững hơn cây chè ở những vùng canh tác trên đất dốc; do đó đã tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động trong huyện và đem lại lợi nhuận cao cho các công ty, doanh nghiệp. Có thể nói trong những năm gần đây, cây chè đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi, vùng cao, vùng sâu nhất là đối với bà con dân tộc thiểu số khu vực miền núi huyện Thanh Sơn. Tuy nhiên, ngành chè của huyện Thanh Sơn còn có những khó khăn, hạn chế nhất định, việc đ y mạnh phát triển vùng sản xuất chè xanh an toàn chƣa xứng với tiềm năng lợi thế; năng suất chè của các hộ dân chỉ đạt khoảng 80% so với năng suất chè của các công ty, doanh nghiệp; việc áp dụng và thực hiện theo các tiêu chu n quốc tế, tiêu chu n chất lƣợng chè an toàn còn nhiều khó khăn. Ngƣời lao động chƣa có nhiều kỹ năng áp dụng, thực hiện các tiêu chu n quốc tế vào sản xuất, chế biến chè. Bên cạnh đó là tập quán và thói quen sử dụng thuốc kích thích, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) của ngƣời trồng chè vẫn còn tồn tại, gây những khó khăn rất khó giải quyết đối với các nhà quản lý. Đây là một vấn đề quan trọng, cấp thiết cần đƣợc xử lý triệt để để thực hiện mục tiêu sản xuất chè xanh an toàn.. Đối với chè đã chế biến, tỷ lệ chè xanh mới chiếm khoảng 30% tổng sản lƣợng, còn lại chủ yếu là chè đen dành cho thị trƣờng xuất kh u; chƣa có nhiều những sản ph m đặc sản, giá trị và chất lƣợng cao. Giá bán chè thấp vì đại đa số các cơ sở nhỏ lẻ chƣa áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, chƣa đầu tƣ mua thiết bị, dây chuyền hiện đại vào sản xuất nên chất lƣợng sản ph m chƣa cao. Phần lớn sản ph m là chè xô, sản ph m thô và là nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất các thành ph m chè ở các tỉnh khác (chủ yếu là Thái Nguyên). Bên cạnh đó, sự gắn kết giữa nhà sản xuất, thu gom, cơ sở chế biến chè và các doanh nghiệp theo chuỗi giá trị chƣa thật sự chặt chẽ. Các công ty lớn, đa số các cơ sở chế biến chè chƣa có nguồn cung cấp nguyên liệu cố định, phụ thuộc vào các hợp đồng ký kết ngắn hạn với các hộ trồng chè trong khu vực hoặc phải thu gom chè nguyên liệu từ các đầu mối do vậy không 3 chủ động nguồn nguyên liệu, chất lƣợng nguyên liệu phần nào bị ảnh hƣởng do quá trình thu gom, bảo quản, vận chuyển. Những vấn đề này chƣa thực sự đƣợc nghiên cứu đầy đủ trên cơ sở tiếp cận góc độ quản lý nhà nƣớc (QLNN) đối với phát triển vùng sản xuất chè xanh an toàn trên địa bàn huyện Thanh Sơn. Từ sự cần thiết về mặt lý luận và thực tiễn đối với phát triển vùng sản xuất chè xanh theo hƣớng an toàn, tôi lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với phát triển vùng sản xuất chè xanh an toàn trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ” làm luận văn tốt nghiệp. Đề tài đƣợc thực hiện với kỳ vọng góp phần khắc phục những khó khăn vƣớng mắc, những hạn chế trong quá trình QLNN đối với quá trình sản xuất và tiêu thụ sản ph m chè xanh; từ đó đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp nhằm phát triển vùng sản xuất, chế biến chè xanh an toàn trên địa bàn huyện trong thời gian tới. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Đề tài nghiên cứu về thực tế QLNN đối với phát triển vùng sản xuất chè xanh an toàn; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với phát triển vùng sản xuất chè xanh an toàn Mục tiêu cụ thể: Đề tài đƣợc thực hiện nhằm giải quyết các mục tiêu cụ thể sau đây: - Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn trong QLNN đối với phát triển vùng sản xuất, kinh doanh chè xanh; - Đánh giá và phân tích đầy đủ thực trạng quá trình sản xuất chè xanh trên địa bàn huyện; những khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện, áp dụng những quy chu n trong phát triển, sản xuất, kinh doanh chè xanh an toàn; - Đánh giá thực trạng QLNN đối với phát triển vùng sản xuất, chế biến chè xanh an toàn trên địa bàn huyện Thanh Sơn; - Đề xuất các giải pháp có căn cứ khoa học nhằm nâng cao hiệu quả QLNN trong phát triển vùng sản xuất chè xanh theo hƣớng an toàn đến năm 2025, định hƣớng đến năm 2030 của huyện Thanh Sơn. 4 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Xây dựng cơ sở lý luận về vấn đề vùng sản xuất chè xanh trên địa bàn huyện Thanh Sơn theo hƣớng an toàn; - Nghiên cứu Tiêu chu n nông nghiệp bền vững Rainforest Alliance (RA); Tiêu chu n VietGAP đối với chè: “Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho chè búp tƣơi an toàn tại Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định số 1121/QĐBNN-KHCN ngày 14/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); Tiêu chu n Quốc gia TCVN 9740:2013 Chè xanh – Định nghĩa và các yêu cầu cơ bản”. - Phân tích đầy đủ thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với phát triển vùng sản xuất chè xanh trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2017-2019; - Lập luận, phân tích và làm rõ định hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với phát triển vùng chè xanh an toàn đến năm 2025, định hƣớng đến năm 2030 trên địa bàn huyện. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh chè xanh, chè xanh an toàn. - QLNN đối với phát triển vùng sản xuất chè xanh an toàn; - Đối tƣợng khảo sát: Khảo sát các doanh nghiệp, các hộ nông dân (hộ trồng chè), các cơ sở sản xuất, kinh doanh chè xanh an toàn và các nhà quản lý địa phƣơng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài đi sâu nghiên cứu về cả lý luận và thực tiễn việc quy hoạch vùng trồng chè, quá trình trồng, chăm sóc cây chè, quá trình thu hái, bảo quản chè tƣơi; quy trình vận chuyển, chế biến chè của ngƣời nông dân và các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến chè xanh theo hƣớng an toàn. Đặc biệt là nội dung QLNN đối với phát triển vùng chè xanh an toàn trên địa bàn huyện. - Về không gian: Nghiên cứu quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh chè xanh an toàn và vai trò QLNN trong phát triển vùng sản xuất chè xanh an toàn tại địa bàn huyện Thanh Sơn. - Về thời gian: + Đề tài sử dụng và phân tích số liệu trong khoảng thời gian từ 2017 - 2019. 5 + Số liệu sơ cấp (điều tra) tiến hành Quý I/2020. + Đề xuất định hƣớng và giải pháp đến năm 2025, tầm nhìn 2030 4. Quan điểm, phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu Tuân thủ quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin; tƣ tƣởng phát triển vì dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Dựa trên chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc trong phát triển kinh tế - xã hội ở nƣớc ta; dựa trên các lý thuyết về kinh tế học phát triển, kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn, quản lý nhà nƣớc, quản lý kinh tế,… Từ những quan điểm này, tác giả vận dụng vào công tác QLNN đối với phát triển vùng sản xuất chè xanh an toàn nhằm phân tích rõ những hạn chế của hoạt động này và từ đó phát hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với vùng sản xuất chè xanh an toàn trên địa bàn huyện Thanh Sơn. 4.2 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu Tác giả sử dụng một số phƣơng pháp: Tiếp cận từ lý thuyết đến thực tiễn, tiếp cận theo nguyên lý nhân quả; kế thừa, tiếp thu chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các tác giả, các công trình khoa học trong và ngoài nƣớc đã đƣợc công bố liên quan đến QLNN đối với phát triển vùng sản xuất chè xanh an toàn. Lý luận về QLNN đối với phát triển vùng sản xuất hàng hóa nông sản trong nền kinh tế thị trƣờng, hội nhập kinh tế quốc tế; cạnh tranh, tái cơ cấu, hiện đại hóa ngành nông nghiệp, liên kết sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị và phong trào phát triển sản ph m OCOP cũng đƣợc vận dụng một cách đầy đủ. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nhƣ điều tra xã hội học, thu thập số liệu, phƣơng pháp chuyên gia, phƣơng pháp phân tích thống kê,... * Điều tra thu thập số liệu - Số liệu sơ cấp: Điều tra thực tế các hộ trồng chè, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh chè xanh trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tập trung tại các xã Võ Miếu, Văn Miếu, Địch Quả. Đối tƣợng phỏng vấn: Các chủ hộ trồng chè, chủ cơ sở sản xuất chè xanh; thời gian phỏng vấn tập trung vào Quý I năm 2020. 6 - Số liệu thứ cấp: Liên hệ với Phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng Kinh tế - hạ tầng, phòng Tài nguyên – Môi trƣờng, Hội Nông dân huyện, Trạm Khuyến Nông, Trạm Bảo vệ thực vật,... để thu thập thông tin về quy hoạch, kế hoạch, diện tích sản xuất chè, sản lƣợng chè xanh sản xuất trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2017-2019. Để có thông tin tổng quan, tác giả thu thập thông tin từ Giáo trình, tài liệu, báo cáo và các tài liệu tham khảo và các bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành liên quan tới lĩnh vực QLNN đối với vùng sản xuất nông sản an toàn và vùng sản xuất nói chung. * Phƣơng pháp phân tích thống kê Luận văn của tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê kết hợp với phân tích, đánh giá; sử dụng bảng dữ liệu kết hợp các biểu mẫu trong nghiên cứu để sơ đồ, đồ thị, phân tích và đánh giá các dữ liệu thu đƣợc. Tác giả sử dụng phƣơng pháp so sánh để thấy đƣợc các xu hƣớng vận động qua các năm của các chỉ tiêu liên quan nhƣ diện tích, năng suất và sản lƣợng chè xanh, hiệu quả QLNN đối với vùng sản xuất chè xanh an toàn trên địa bàn huyện. Sử dụng các công cụ hỗ trợ: Phần mềm tin học nhƣ Word, Excel,... đƣợc ứng dụng để xử lý số liệu và mô tả các bảng biểu, sơ đồ. * Phƣơng pháp chuyên gia, phƣơng pháp chuyên khảo. Phỏng vấn 08 chuyên gia, là những cán bộ, lãnh đạo phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Kinh tế - Hạ tầng, Trạm Khuyến nông huyện; phỏng vấn 03 cán bộ Ủy ban nhân dân các xã phụ trách QLNN đối với phát triển vùng sản xuất chè xanh, chè xanh an toàn. - Nội dung phỏng vấn: Phỏng vấn công tác quản lý, chỉ đạo, hƣớng dẫn của các cấp chính quyền, các cơ quan đơn vị chức năng cấp huyện, cấp xã đối với sản xuất, chế biến chè, đặc biệt là chè xanh an toàn. Phỏng vấn về những khó khăn, vƣớng mắc trong công tác chỉ đạo, quản lý sản xuất chè xanh an toàn; những tác động, hiệu quả của QLNN đối với sản xuất và chế biến chè xanh an toàn. - Hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp; sử dụng phƣơng pháp trao đổi, thảo luận để làm rõ các nội dung liên quan và tham vấn ý kiến các chuyên gia trong quá trình khảo sát đánh giá từ các hộ trồng chè. Ý kiến của các chuyên gia đƣợc tổng hợp và lồng ghép vào các nhận định, kết luận trong phần kết quả nghiên cứu. 7 4.4. Khung nghiên cứu luận văn Các nhân tố có ảnh hƣởng đến hiệu quả QLNN đối với phát triển vùng sản xuất chè xanh an toàn, nội dung QLNN đối với quá trình quy hoạch và phát triển vùng và mục tiêu quả hoạt động QLNN đối với phát triển vùng sản xuất chè xanh đƣợc thể hiện trong khung lý thuyết nghiên cứu dƣới đây. Các nội dung trong khung nghiên cứu đƣợc tổng hợp từ tổng quan tài liệu và các văn bản hƣớng dẫn về xây dựng, phát triển vùng sản xuất. Nhân tố ảnh hƣởng đến “Quản lý nhà nƣớc đối với phát triển vùng sản xuất chè xanh an toàn” Nhóm nhân tố bên trong Nhóm nhân tố bên ngoài Nội dung QLNN đối Mục tiêu của QLNN đối với vùng sản xuất chè với phát triển vùng sản xanh an toàn xuất chè xanh an toàn Lập kế hoạch phát - Thực thi pháp luật về quy hoạch và tiêu chu n sản xuất nông nghiệp an toàn; - Đảm bảo huy động nguồn triển vùng sản xuất chè Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển chè xanh an toàn Kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong quản lý nhà nƣớc. lực cho phát triển sản xuất, chế biến chè xanh an toàn. - Hoàn thành kế hoạch phát triển vùng sản xuất chè xanh an toàn Hình 1: Khung nghiên cứu luận văn Nguồn: Tác giả xây dựng, tháng 12/2019 4.5. Quá trình nghiên cứu Quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài “Quản lý nhà nước đối với phát triển vùng sản xuất chè xanh an toàn trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ” đƣợc thực hiện qua 6 bƣớc nhƣ sau: Bước 1: Nghiên cứu tài liệu, văn bản có liên quan nhằm xây dựng khung nghiên cứu về QLNN đối với phát triển vùng sản xuất chè xanh an toàn ở cấp huyện. Chủ yếu sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu từ các các cơ quan chuyên môn và các công trình nghiên cứu. Bước 2: Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp từ các Báo cáo về sản xuất, chế 8 biến, tiêu thụ chè và công tác QLNN đối với phát triển vùng sản xuất chè trong các năm từ 2017 đến 2019. Ở bƣớc này sử dụng các phƣơng pháp: Thống kê, phƣơng pháp phân tích so sánh các chỉ tiêu. Bước 3: Thu thập thông tin, số liệu sơ cấp thông qua việc phỏng vấn các nhóm đối tƣợng khảo sát. Phƣơng pháp chủ yếu đƣợc là sử dụng công cụ của thống kê (sử dụng bảng hỏi) và phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp chuyên gia. Thời điểm phỏng vấn vào tháng 3-4/2020; Phiếu hỏi đƣợc thiết kế dƣới dạng những câu hỏi đóng, sử dụng thang đo Likert 5 bậc. Phiếu câu hỏi đƣợc phát và thu về trực tiếp qua quá trình phỏng vấn trực tiếp, tỷ lệ đối tƣợng trả lời đạt 100% theo danh sách dự kiến phỏng vấn của tác giả. Số liệu khảo sát sau khi thu thập đƣợc xử lý trên chƣơng trình Excel. Điểm trung bình có đƣợc đối với các tiêu chí đánh giá sẽ đƣợc quy ƣớc đánh giá nhƣ sau: - Điểm trung bình đạt đƣợc dƣới 2,5 điểm: Tiêu chí tƣơng ứng đƣợc đánh giá là ở mức kém; - Điểm trung bình đạt đƣợc từ 2,5 điểm đến dƣới 3,5 điểm: Tiêu chí tƣơng ứng đƣợc đánh giá ở mức trung bình; - Điểm trung bình đạt đƣợc từ 3,5 điểm đến dƣới 4,5 điểm: Tiêu chí tƣơng ứng đƣợc đánh giá là ở mức khá; - Điểm trung bình đạt đƣợc từ 4,5 điểm đến 5,0 điểm: Tiêu chí tƣơng ứng đƣợc đánh giá ở mức tốt. Bước 4: Tiến hành phân tích thực trạng quy hoạch vùng, quá trình sản xuất và chế biến, QLNN đối với phát triển vùng sản xuất chè xanh an toàn trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2017-2019. Phƣơng pháp chủ yếu sử dụng ở bƣớc này là phân tích, tổng hợp và so sánh. Bước 5: Đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, giải thích nguyên nhân cơ bản dẫn đến những điểm yếu trong QLNN đối với phát triển vùng sản xuất chè xanh an toàn ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Phƣơng pháp chủ yếu sử dụng ở bƣớc này là phân tích tổng hợp. Bước 6: Đề xuất một số phƣơng hƣớng và giải pháp để nâng cao hiệu quả QLNN đối với phát triển vùng sản xuất chè xanh an toàn trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025. Phƣơng pháp chủ yếu sử dụng ở bƣớc này là tổng hợp và dự báo. 9 5. Đóng góp mới của luận văn 5.1 Về mặt lý luận và học thuật Làm rõ về mặt lý luận trong việc quy hoạch vùng chè, quá trình sản xuất, chế biến các sản ph m chè xanh theo hƣớng an toàn; vai trò trong phát triển kinh tế của ngành hàng chè xanh; Khái niệm, đặc điểm của chè xanh an toàn; Tiêu chu n kỹ thuật và yêu cầu trong quá trình sản xuất, chế biến chè xanh an toàn; những nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển vùng sản xuất chè xanh an toàn; Làm sáng tỏ các vấn đề kết quả và hiệu quả QLNN đối với phát triển vùng sản xuất chè xanh an toàn trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. 5.2 Về mặt thực tiễn Đề tài cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chủ trƣơng, chính sách về phát triển ngành chè trên địa bàn huyện, tập trung vào vấn đề sau: - Đánh giá những bất cập trong hoạt động QLNN đối với phát triển vùng sản xuất chè xanh an toàn trên địa bàn huyện Thanh Sơn; - Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện, tăng cƣờng QLNN đối với phát triển vùng sản xuất nguyên liệu chè xanh an toàn trên địa bàn huyện Thanh Sơn; - Cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng hoạch định, xây dựng chính sách về QLNN đối với phát triển vùng sản xuất nguyên liệu chè xanh an toàn trên địa bàn huyện Thanh Sơn và những huyện có điều kiện tƣơng đồng với các sản ph m nông sản trong và ngoài tỉnh. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển sản xuất chè xanh và QLNN đối với phát triển vùng sản xuất chè xanh an toàn; Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với phát triển vùng sản xuất chè xanh an toàn trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ; Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với phát triển vùng sản xuất chè xanh an toàn trên địa bàn huyện Thanh Sơn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan