Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ thực tiễn...

Tài liệu Quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ thực tiễn của lực lượng hải quan các tỉnh vùng tây nguyên

.PDF
131
269
144

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ VĂN NHUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ TỪ THỰC TIỄN CỦA LỰC LƯỢNG HẢI QUAN CÁC TỈNH VÙNG TÂY NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Hà Nội, năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ VĂN NHUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ TỪ THỰC TIỄN CỦA LỰC LƯỢNG HẢI QUAN CÁC TỈNH VÙNG TÂY NGUYÊN Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8.38.01.02 LUẬN VĂN THẠC SỸ: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS BÙI NGUYÊN KHÁNH Hà Nội, năm 2019 MỤC LỤC Trang MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN 7 1.1. Khái niệm về quản lý Nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực Hải quan. 7 1.2. Các biện pháp quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực Hải quan. 1.3. Kinh nghiệm của một số Hải quan địa phương và quốc tế. 22 [ 30 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỐNG BUÔN LÂU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ CỦA LỰC LƯỢNG HẢI QUAN CÁC TỈNH VÙNG TÂY NGUYÊN 37 2.1. Chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Cục Hải quan Đắk Lắk, Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum. 37 2.2. Kết quả công tác quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Hải quan các tỉnh vùng Tây Nguyên . 40 2.3. Những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu. 61 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN 69 THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ CỦA LỰC LƯỢNG HẢI QUAN CÁC TỈNH VÙNG TÂY NGUYÊN 3.1. Các quan điểm về tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan. 69 3.2. Các nhóm giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lân thương mại và hàng giả của hải quan các tỉnh vùng Tây Nguyên. 75 3.3. Đề xuất kiến nghị. 94 KẾT LUẬN 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT Ý NGHĨA 1 BCT Bộ Tài chính 2 ĐTCBL Điều tra chống buôn lậu 3 GSQL Giám sát quản lý 4 KTSTQ KIếm tra sau thông quan 5 TCHQ Tổng cục Hải quan 6 TS Tiến sỹ 7 WCO Tổ chức Hải quan thế giới 8 WTO Tổ chức Thương mại thế giới 9 XNK Xuất nhập khẩu DANH MỤC HÌNH VẼ Trang Hình 2.1. Mô hình tổ chức bộ máy Cục Hải quan Đắk Lắk – Gia Lai Kon Tum 39 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Quản lý nhà nước về hải quan được đề cập đến tại nhiều diễn đàn quốc tế, đặc biệt là tại các cuộc họp của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Tổ chức Hải quan thế giới (WCO). Quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của lực lượng Hải quan đang đặt ra đối với các quốc gia để giải quyết những thách thức trong quản lý. Tại Việt Nam, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của các Cục Hải quan địa phương nhận thấy là giải pháp hữu hiệu để giải quyết bài toán của Tổng cục Hải quan khi khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, hành khách xuất nhập cảnh qua biên giới ngày càng tăng trong khi nguồn lực có hạn. Thực hiện quản lý tốt tại từng địa phương sẽ giảm bớt chi phí và mang lại hiệu quả hoạt động cho hải quan địa phương nói riêng, Tổng cục Hải quan cũng như của Việt Nam nói chung. Thời gian qua, các Cục Hải quan địa phương đã có nhận thức nhất định về cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, thực hiện phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tuy nhiên, mức độ thực hiện của các Cục Hải quan địa phương chưa đồng đều tùy thuộc vào địa bàn và sự phối hợp giữa các cơ quan của các bộ, ngành, cơ quan chức năng của Việt Nam, cũng như giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan các nước có đường biên giới chung. Vì vậy, nhu cầu cấp thiết đặt ra là cần có nghiên cứu sâu, toàn diện về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Hải quan đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa, hội nhập nhất là trong bối cảnh thế giới bước vào cuộc cách mạng 4.0. Cục Hải quan Đắk Lắk và Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về hải quan trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên cần có những bước tiến mới để thực hiện chức năng kiểm 1 soát và quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả được tốt và hiệu quả hơn. Luận văn “Quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ thực tiễn của lực lượng hải quan các tỉnh vùng Tây Nguyên” được tác giả chọn nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sản phẩm nghiên cứu có tác động không chỉ đơn lẻ đối với hoạt động của Cục Hải quan Đắk Lắk, Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum mà có tác dụng làm cơ sở để tham mưu, đề xuất với Tổng cục Hải quan, giúp Tổng cục Hải quan hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về hải quan trong phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. 2. Tình hình nghiên cứu. Trong nước hiện có đề tài nghiên cứu cấp Bộ nghiên cứu về ”Nâng cao hiệu quả quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới Việt – Trung” của TS. Nguyễn Đức Nga, nguyên Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về Hải quan, đề tài “Phối hợp quản lý biên giới trong bối cảnh tạo thuận lợi thương mại quốc tế - thực trạng và giải pháp” của Thạc sỹ Vũ Hồng Loan – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hải quan, đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý trước thông quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu” của Thạc sỹ Nguyễn Hữu Trí – nguyên trưởng phòng Nghiên cứu khoa học, Viện Nghiên cứu Hải quan, đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đáp ứng yêu cầu cải cách hiện đại hóa hải quan” của TS. Ngô Minh Hải, Phó cục trưởng Cục Giám sát quản lý hải quan, và một số đề tài cấp ngành của cán bộ, công chức Hải quan như đề tài: “Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng chống và kiểm soát ma túy qua biên giới đường bộ các tỉnh miền Trung của lực lượng Hải quan” do ông Trần Công Chuẩn – nguyên Cục ĐTCBL làm chủ nhiệm; “Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái 2 phép hàng hóa qua biên giới ở các cửa khẩu hàng không quốc tế” do ông Nguyễn Phi Hùng – Cục trưởng Cục ĐTCBL làm chủ nhiệm… Với cách tiếp cận là làm sáng tỏ những vấn đề mang tính lý luận như: các phương thức, hành vi buôn bán, vận chuyển; đặc điểm địa hình nơi diễn ra hoạt động đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại; những vấn đề mang tính pháp lý của hoạt động phòng, chống buôn lậu, các giải pháp và đề xuất kiến nghị trong tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ngày càng gia tăng…nên các đề tài nghiên cứu trên có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp thêm những thông tin, luận cứ khoa học cần thiết để tác giả thực hiện các mục tiêu nghiên cứu được đề ra của luận văn. Tuy nhiên đó là các đề tài có phạm vi nghiên cứu ở cấp toàn quốc nên cũng chưa có những giải pháp cụ thể cho từng địa phương. Đề tài “Quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ thực tiễn của lực lượng hải quan các tỉnh vùng Tây Nguyên” là đề tài mới, trong nước chưa có một đơn vị nào nghiên cứu. 3. Mục dích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, phân tích đánh giá thực trạng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ thực tiễn của lực lượng hải quan các tỉnh vùng Tây Nguyên và từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của lực lượng Hải quan các tỉnh vùng Tây Nguyên trong thời gian tới. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện các mục đích nghiên cứu trên. Luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: 3 - Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. - Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về quản lý nhà nước về hải quan trong chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của một số quốc gia trên thế giới và các địa phương khác. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ở nước ta hiện nay; - Phân tích, đánh giá thực tiễn chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của lực lượng hải quan các tỉnh Tây Nguyên; - Đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của lực lượng hải quan các tỉnh vùng Tây Nguyên trong thời gian tới. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các văn bản pháp lý quốc tế và Việt Nam, của 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên liên quan đến công tác quản lý nhà nước về hải quan; vai trò và hoạt động của Hải quan trong chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; mối quan hệ giữa Hải quan với các cơ quan trong nước và quốc tế. Phạm vi nghiên cứu chủ yếu đề cập, tập trung phân tích các hoạt động của Cục Hải quan Đắk Lắk, Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum trong phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ thực tiễn của lực lượng hải quan các tỉnh khu vực Tây Nguyên trong khoảng thời gian từ 2013 đến 2018. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Đề tài nghiên cứu chủ yếu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, trong đó vận dụng các quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử khi 4 xem xét, đánh giá từng vấn đề trong thời điểm cụ thể. Đồng thời dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước về những vấn đề liên quan. - Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp cụ thể sử dụng trong quá trình nghiên cứu là phương pháp thu thập dữ liệu kết hợp với phương pháp phân tích và tổng hợp. Phương pháp thu thập số liệu: Dữ liệu được thu thập từ các văn bản quy phạm pháp luật, sách, giáo trình, các công trình khoa học, tạp chí chuyên ngành liên quan đến quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả … có giá trị trong việc đưa ra những dẫn chứng rõ ràng, đảm bảo tính logic, thuyết phục cho luận văn cũng như đáp ứng tính thực tiễn. Phương pháp luật so sánh: được Luận văn sử dụng để làm rõ kinh nghiệm điều chỉnh nghiệm quốc tế về quản lý nhà nước về hải quan trong chống buôn lậu và gian lận thương mại và hàng giả của một số quốc gia trên thế giới và đề xuất cho Việt Nam. Phương pháp phân tích: Dựa trên những số liệu và thông tin đã thu thập được trong phương pháp thu thập số liệu, tác giả tiến hành hệ thống hóa những dữ liệu nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu đặt ra, phân tích, đánh giá các nội dung của quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của lực lượng hải quan hiện nay ở Việt Nam. Phương pháp tổng hợp: Từ những kết quả nghiên cứu, Luận văn đã sử dụng phương pháp này để đánh giá thực tiễn chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của các lực lượng hải quan các tỉnh Tây Nguyên (trong thời gian từ 2013 đến 2018) và qua đó đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của lực lượng hải quan ở Việt Nam trong thời gian tới. 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Ý ngh̃a lý luận: Luận văn hệ thống hóa về cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý nhà nước trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực hải quan. Ý ngh̃a thực tiễn: Đưa ra cách giải quyết nhiệm vụ thực tiễn quản lý nhà nước về Hải quan trên địa bàn trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả qua biên giới một cách có hệ thống, hiệu quả và chủ động. Làm lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế trong cả đầu tư, sản xuất, kinh doanh thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích sản xuất. Hiệu quả xã hội: Tạo lên sự công bằng trong các hoạt động thương mại quốc tế; bảo vệ lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp, nhà sản xuất, nhà đầu tư, doanh nghiệp, quyền lợi của người tiêu dùng, đảm bảo nguồn thu ngân sách góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 7. Bố cục của Luận văn Ngoài mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương. Chương 1. Những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực Hải quan. Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của lực lượng Hải quan các tỉnh vùng Tây Nguyên. Chương 3. Phương hướng, giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của lực lượng Hải quan các tỉnh vùng Tây Nguyên. 6 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN 1.1 Khái niệm quản lý Nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực Hải quan. 1.1.1 Khái niệm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực hải quan. 1.1.1.1. Khái niệm buôn lậu, gian lận thương mại. Thuật ngữ buôn lậu hiện nay được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Xét theo khía cạnh khoa học ngôn ngữ thì cụm từ buôn lậu có nghĩa là buôn bán hàng hóa trốn thuế và hàng cấm (từ điển tiếng Việt). Xét từ góc độ khoa học pháp lý, thuật ngữ buôn lậu được hiểu phức tạp hơn, nó không bao hàm phản ánh một thông tin rành mạch mà phải đặt vào tình huống hay ngữ cảnh cụ thể mà nó mới được hiểu một cách chính xác phù hợp với tình huống hay ngữ cảnh đó. Buôn lậu là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới những loại hàng hóa hoặc tiền tệ, kim khí quý và đá quý, những vật phẩm có giá trị lịch sử, văn hóa mà Nhà nước cấm xuất khẩu hay nhập khẩu hoặc buôn bán hàng hóa nói chung qua biên giới mà trốn thuế và trốn sự kiểm tra của cơ quan Hải quan. Tại Việt Nam, tội buôn lậu được quy định tại Điều 188, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Để chống buôn lậu người ta sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có hàng rào thuế quan. Ở mỗi quốc gia khác nhau có hàng rào thuế quan khác nhau, do vậy có những mặt hàng buôn lậu khác nhau. Tuy nhiên cũng có sự giống nhau về một số mặt hàng và thủ đoạn buôn lậu của gian thương. 7 Trong lĩnh vực hải quan, chống buôn lậu là chống việc trốn thuế của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và xuất khẩu, nhập khẩu hàng cấm. Theo hiểu biết chung, gian lận thương mại là hành vi dối trá, mánh khóe, lừa lọc trong lĩnh vực thương mại thông qua hoạt động mua, bán, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thu lợi bất chính. Mục đích của hành vi gian lận thương mại là nhằm thu lợi bất chính do thực hiện trót lọt hành vi lừa đảo, dối trá. Chủ thể tham gia hành vi gian lận thương mại bao gồm: người mua, người bán, hoặc cả người mua và người bán thông qua đối tượng là hàng hóa. Gian lận thương mại là một hiện tượng mang tính lịch sử, chỉ khi có sản xuất hàng hóa, các sản phẩm được mang ra trao đổi trên thị trường, có người mua, người bán nhằm thực hiện phần giá trị được kết tinh trong hàng hóa thì gian lận thương mại cũng mới xuất hiện. Sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển, thị trường ngày càng mở rộng, các sản phẩm đưa ra trao đổi, buôn bán trên thị trường ngày càng nhiều, tiêu chuẩn và chủng loại hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú thì gian lận thương mại cũng ngày càng phức tạp và tinh vi hơn. Ngày nay, mặc dù người ta khó có thể tiến hành xã hội hóa toàn cầu nhưng toàn cầu hóa về kinh tế lại là một quá trình tất yếu khách quan dẫn đến gian lận thương mại mang tính toàn cầu trên cơ sở sự khác biệt các Nhà nước, quốc gia độc lập. Gian lận thương mại ở Việt nam không phải là vấn đề mới, từ xa xưa, ông cha ta đã đúc kết hành vi gian lận thương mại thành câu: "Buôn gian, bán lận" để chỉ những mặt trái của việc buôn bán, để mọi người cảnh giác với thủ đoạn,mánh khóe,lừa dối khách hàng của các gian thương. Hiện nay chúng ta đang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Chấp nhận cơ chế thị trường tất yếu phải chấp nhận cạnh tranh. Cạnh tranh là động lực để phát triển. Nguyên nhân 8 và động cơ cuối cùng của cạnh tranh là lợi nhuận. Trong cạnh tranh chắc chắn sẽ xuất hiện hình thức và thủ đoạn gian lận thương mại phức tạp và tinh vi thể hiện ở các hành vi trốn thuế, lẩn tránh sự kiểm soát của Nhà nước, buôn lậu, lừa đảo, hối lộ, lấy cắp bí mật sản xuất, cạnh tranh tiêu cực phi kinh tế... như vậy, có thể thấy mục đích hành vi gian lận trong lĩnh vực thương mại nhằm thu được lợi nhuận không chính đáng. Ở nước ta hiện nay chưa có một văn bản pháp luật nào đề cập một cách đầy đủ khái niệm về gian lận thương mại cũng như gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan. Tuy nhiên, từ việc khảo sát các tài liệu của Tổ chức Hải Quan thế giới (World Customs Organization-WCO) cho phép đi đến một số kết luận sau: - Khác với gian lận thương mại nói chung, gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là những hành vi gian lận nhằm trốn tránh việc kiểm soát của cơ quan Hải quan để trốn thuế xuất nhập khẩu. - Việc xác định khái niệm gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan đã được Hội đồng hợp tác Hải quan quốc tế (nay là tổ chức Hải quan thế giới World Customs Organization-WCO) thảo luận nhiều lần. Ngày 9/6/1977, các nước thành viên họp tại Nairobi (CH Kenya) đã đưa ra định nghĩa: "gian lận thương mại trong l̃nh vực Hải quan là hành vi vi phạm pháp luật Hải quan, lừa dối Hải quan để lẩn tránh một phần hoặc toàn bộ việc nộp thuế xuất nhập khẩu, vi phạm các biện pháp cấm hoặc hạn chế do luật pháp Hải quan quy định, để thu được một khoản lợi nào đó qua việc vi phạm pháp luật này”. Hiện nay trong xu thế toàn cầu hóa, thương mại quốc tế ngày càng phát triển, gian lận thương mại ngày càng phức tạp và tinh vi hơn. Vì vậy, tại Hội nghị quốc tế lần thứ V về chống gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan do WCO triệu tập tại Brussels, Bỉ ngày 9/10/1995 đã thống nhất đưa ra một định nghĩa mới như sau: "Gian lận thương mại trong l̃nh vực Hải quan là 9 hành vi vi phạm các điều khoản pháp qui hoặc pháp luật Hải quan nhằm trốn tránh hoặc cố ý trốn tránh nộp thuế Hải quan, phí và các khoản thu khác đối với việc di chuyển hàng hóa thương mại hoặc nhận và có ý định nhận việc hoàn trả trợ cấp hoặc phụ cấp cho hàng hóa không thuộc đối tượng đó hoặc đạt được hoặc cố ý đạt được lợi thế thương mại bất hợp pháp gây hại cho các nguyên tắc và tập tục cạnh tranh thương mại chân chính". Hội nghị cũng đã phân tích, tổng hợp, đúc kết và liệt kê 16 loại hành vi gian lận thương mại chủ yếu cụ thể 1: 1- Buôn lậu hàng hóa qua biên giới hoặc ra khỏi kho Hải quan 2- Khai báo sai 3- Khai tăng, giảm giá trị hàng hóa 4- Lợi dụng chế độ ưu đãi xuất xứ (kể cả chế độ hạn ngạch thuế ) 5- Lợi dụng chế độ ưu đãi hàng gia công 6- Lợi dụng chế độ tạm nhập tái xuất 7- Lợi dụng yêu cầu về giấy phép xuất nhập khẩu (qua thỏa thuận lợi dụng giấy phép nhập hàng dệt cho trang bị quân đội để nhập hàng dệt nói chung) 8- Lợi dụng chế độ quá cảnh (mang hàng hóa quá cảnh để tiêu dùng ở nước hàng đi qua ) 9- Khai sai về số lượng, trọng lượng, chất lượng hàng hóa 10- Lợi dụng chế độ mục đích sử dụng, kể cả buôn bán trái phép hàng được ưu đãi thuế (Lợi dụng sự ưu đãi của Chính phủ về thuế xuất khẩu dành cho những đối tượng sử dụng nhất định ) 11- Vi phạm đạo luật về diễn giải thương mại hoặc quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Theo tài liệu số 36 623 ngày 28/5/1995 của Hội nghị Quốc tế lần thứ V về chống gian lận thương mại do WCO họp tại Brussels (Vương Quốc Bỉ) 1 10 12- Sản xuất và lưu thông hàng giả, hàng ăn cắp mẫu mã 13- Hàng giao dịch buôn bán không có sổ sách 14- Yêu cầu giả, khống việc hoàn hoặc truy hoàn thuế Hải quan (kể cả làm chứng từ giả về hàng đã xuất khẩu) 15- Kinh doanh "ma", đăng ký kinh doanh lậu liễm nhằm hưởng tín dụng trái phép 16- Thanh lý có chủ đích (nghĩa là thành lập Công ty kinh doanh một thời gian ngắn, để nợ thuế, khi số tiền nợ thuế lên cao thì tuyên bố thanh lý để tránh nộp thuế, giám đốc Công ty đó thành lập Công ty mới ngay sau đó với cùng ý định. Loại gian lận này còn được gọi là " Hội chứng phượng hoàng") Ngoài ra, gian lận thương mại còn biểu hiện trong việc chuyển tải hàng hóa. Đó là việc thông qua một nước thứ 3 để che dấu nguồn gốc thực sự của hàng hóa nhằm che mắt Hải quan nước nhập khẩu. Trong trường hợp này, nước thứ 3 là nước cung cấp tài liệu giả hoặc dùng các thủ đoạn thay đổi nguồn gốc hàng từ nước xuất khẩu sang nước quá cảnh. Đến khi hàng được nhập vào nước nhập khẩu sẽ tránh được các quy định hạn chế mặt hàng của nước nhập khẩu như: hạn ngạch, chế độ ưu đãi, bản quyền sản xuất... Trên cơ sở đó với thực tiễn ở Việt Nam, khái niệm gian lận thương mại được biết đến như sau: "Gian lận thương mại trong l̃nh vực Hải quan là hành vi gian lận các luồng sản phẩm xuất nhập khẩu bằng cách lợi dụng sơ hở của luật pháp, chính sách và quản lý của các cơ quan Nhà nước để lẩn tránh việc kiểm tra kiểm soát của Hải quan nhằm trốn tránh ngh̃a vụ đối với Nhà nước và thu lợi bất chính cho riêng mình". 1.1.1.2. Sự khác nhau giữa buôn lậu và gian lận thương mại. Căn cứ vào Điều 188 Bộ luật hình sự 2015 có thể, rút ra khái niệm buôn lậu là hành vi buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa 11 hoặc ngược lại tráo pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý. So sánh khái niệm gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan của Tổ chức Hải quan Thế giới WCO với khái niệm buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới có thể thấy có những điểm khác nhau sau: - Gian lận thương mại thực chất đó là tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu có phép tắc, công khai đến cơ quan Hải quan để làm thủ tục (khai báo, kiểm tra, nộp thuế) và công khai, hợp pháp đưa hàng hóa qua cửa khẩu. Nhưng lợi dụng những kẽ hở để khai báo gian dối như về mẫu mã,về số lượng, về chất lượng... nhằm đạt được kết quả cuối cùng là gian lận về mức thuế phải nộp. Hành vi này có khi chỉ là thủ đoạn riêng của chủ hàng khi có sự tiếp tay của một số nhân viên Hải quan biến chất; - Buôn lậu là hành vi lén lút đưa hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới trốn tránh hoặc chống lại sự kiểm tra, kiểm soát của Hải quan bằng cách không đi qua cửa khẩu, hoặc tuy có đi qua cửa khẩu nhưng dùng thủ đoạn bí mật bất hợp pháp như trà trộn hàng lậu trong các hàng hóa khác có làm thủ tục, cấu tạo chỗ bí mật để giấu hàng lậu...để che dấu hàng hóa, trốn tránh, chống lại sự kiểm tra của Hải quan, nhằm đạt được lợi ích cuối cùng là thu được lợi nhuận thặng dư siêu ngạch. Hành vi buôn lậu có khi chỉ có giá trị nhỏ, nhưng hầu hết phải do những tổ chức bất hợp pháp có đường dây bất hợp pháp qua biên giới, có khi xuyên quốc gia thực hiện. Vấn đề đặt ra là ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, hai khái niệm này chưa được phân định rõ ràng. Nhiều nước coi buôn lậu cũng là hành vi gian lận thương mại. Tổ chức Hải quan Thế giới tại Hội nghị lần thứ 5 về chống gian lận thương mại đã xếp buôn lậu vào một trong những hình thức gian lận thương mại nhưng coi đó là loại hình gian lận thương mại đặc biệt nguy hiểm. 12 Theo pháp luật Việt Nam, gian lận thương mại không phải là một tội danh trong Bộ luật hình sự 2015, nhưng các biểu hiện đặc trưng của nó lại trùng hợp với tội buôn lậu, một bộ phận của gian lận thương mại là buôn lậu và buôn lậu bao gồm cả gian lận thương mại. Hai khái niệm này thường đi đôi, gắn liền với nhau trong tiềm thức xã hội, chúng có phần giao thoa với nhau nhưng không bao hàm tất cả. Đặc biệt là gian lận thương mại, ngoài buôn lậu, gian lận thương mại còn bao gồm nhiều yếu tố khác như: buôn bán hàng giả, ăn cắp mẫu mã, khai báo sai về số lượng, chất lượng hàng hóa... Sự khác nhau cơ bản giữa gian lận thương mại và buôn lậu là buôn lậu trước hết là hành vi gian lận thương mại nhưng ở mức cao hơn, tính chất phức tạp và nghiêm trọng hơn. Nó là trường hợp đặc biệt của gian lận thương mại. - Về bản chất của những kẻ buôn lậu là mạo hiểm, sử dụng "cơ bắp" và các phương tiện cần thiết để đưa hàng qua biên giới. - Bản chất của gian lận thương mại là "cơ mưu, trí não" lợi dụng sự sơ hở, không rõ ràng, không chính xác khoa học và đầy đủ của luật pháp, chính sách của các cơ quan quản lý chức năng để thực hiện hành vi gian dối, lừa gạt qua cửa khẩu một cách công khai nhằm thu lợi bất chính. Phạm vi của khái niệm gian lận thương mại rộng hơn khái niệm buôn lậu. - Nếu xếp ở mức độ nguy hiểm đối với nền kinh tế thì hành vi buôn lậu mang ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nhiều; - Nếu xét ở khía cạnh xử lý thì xử lý gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan khó khăn hơn và khung hình phạt nhẹ hơn; - Nếu xét ở góc độ nhận biết thì buôn lậu dễ nhận thấy hơn còn gian lận thương mại thông thường núp dưới những vỏ bọc hợp pháp. Có thể nói, buôn lậu trước hết là hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan có mức độ nguy hiểm cho xã hội đáng kể. Điều đó có nghĩa là hành vi khách quan và hàng hóa gian lận thương mại phải ở mức bị coi là 13 nguy hiểm đáng kể, phải xử lý hình sự (về tội buôn lậu). Dưới mức đó thì bị coi là gian lận thương mại nguy hiểm chưa đáng kể và chỉ bị xử lý hành chính. 1.1.1.3. Khái niệm hàng giả Khái niệm hàng giả theo quy định của pháp luật Việt Nam tại Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ, hàng giả gồm các loại sau: - Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký; - Hàng hóa có hàm lượng định lượng chất chính hoặc trong các chất dinh dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; - Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa - Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; - Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác; 14 - Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa; - Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005; - Tem, nhãn, bao bì giả 1.1.2. Mục tiêu, nội dung quản lý Nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực Hải quan. 1.1.2.1. Khái niệm Hải quan. Lịch sử ghi nhận trong xã hội nguyên thuỷ khi chưa có công quyền thì không có hải quan. Trong quá trình lao động, con người dần dần tích luỹ được kinh nghiệm, cải tiến công cụ lao động và tạo ra của cải ngày càng nhiều, trở nên giàu có hơn. Những người giàu có nhất thoát ly lao động chân tay, xây dựng quyền lực tạo nên “công quyền” và đặt ra các khoản thuế cho người lao động. Một số người khác không tham gia lao động sản xuất trực tiếp mà thực hiện buôn bán sản phẩm từ nơi này qua nơi khác. Việc buôn bán vượt quá lãnh địa của nhà nước quản lý tạo nên thương mại quốc tế và xuất hiện thuế đánh vào các sản phẩm được mua đi bán lại này. Lực lượng thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, thu thuế đối với các sản phẩm được đưa ra, đưa vào lãnh địa do nhà nước quản lý được gọi là Hải quan. Theo Tổ chức Hải quan Thế giới: Hải quan được hiểu là cơ quan của Chính phủ có trách nhiệm thi hành Luật Hải quan, thu thuế hải quan và thuế khác, đồng thời cũng có trách nhiệm thi hành các luật lệ khác có liên quan đến nhập khẩu, xuất khẩu hay lưu kho hàng hóa2 Quy trình Hiện đại hoá hải quan quốc tế (ICMP) của Mike Lane3 đặt nền móng cho hoạt động hải quan đạt hiệu quả cao nhất trên cơ sở thực hiện những nhiệm vụ cơ bản của hải quan trong nền kinh tế hiện đại và hội nhập cụ Theo Công ước Kyoto sửa đổi 1999 Lane, Michael. Hiện đại hóa hải quan và con đường thương mại quốc tế. Quorum Books: Westport, Connecticut. 1998 2 3 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan