Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh đăk nô...

Tài liệu Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh đăk nông

.PDF
111
562
96

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………/………… BỘ NỘI VỤ ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THỊ MỸ HẰNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG ĐẮK LẮK, NĂM 2017 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …………/………… BỘ NỘI VỤ ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THỊ MỸ HẰNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Mã số: 60 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THÚY ĐẮK LẮK, NĂM 2017 LỜI CẢM ƠN Trong khi thực hiện đề tài, tác giả luận văn luôn nhận đƣợc sự động viên, giảng dạy, tạo điều kiện và giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn và tri ân sâu sắc tới: - Ban Giám đốc, Khoa sau Đại học, tập thể Giáo sƣ, Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ, quý thầy cô và cán bộ, công chức Học viện Hành chính đã tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập và tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức, giúp tác giả nâng cao nhận thức để vận dụng vào thực tiễn công việc và hoàn thành đề tài nghiên cứu. - Tiến sĩ Nguyễn Thị Thuý đã tận tình chỉ bảo với tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình hƣớng dẫn tác giả trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. - Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Dân tộc tỉnh, Cục thống kê, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Đăk Nông... cùng gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện, quan tâm giúp đỡ tác giả hoàn thành khoá học và đề tài tốt nghiệp của mình. Với khả năng có hạn, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự góp ý của quý thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Đăk Nông, tháng năm 2017 Tác giả luận văn Lê Thị Mỹ Hằng MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ................................................................................................................ 8 1.1. Các khái niệm cơ bản ................................................................................. 8 1.2. Nội dung cơ bản của Quản lý Nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn ......................................................................................................... 11 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn ......................................................................................................... 19 1.3. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng thực hiện hoạt động quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn................................................ 24 Tiểu kết Chƣơng 1........................................................................................... 32 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG .... 34 2.1. Vai trò của đào tạo nghề........................................................................... 34 2.2. Chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn ............................... 38 2.2. Chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn ............................... 38 2.3. Quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đăk Nông. ................................................................................................ 40 2.4. Các yếu tố tác động đến hoạt động quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn .......................................................................................... 55 Tiểu kết Chƣơng 2......................................... Error! Bookmark not defined.1 Chƣơng III: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐĂK NÔNG TRONG THỜI GIAN TỚI ... 72 3.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc.............................................. 72 3.2. Dự báo phát triển Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đăk Nông đến năm 2020 .................................................................................................. 74 3.3. Giải pháp .................................................................................................. 75 3.4. Một số kiến nghị và đề xuất ..................................................................... 84 Tiểu kết Chƣơng 3........................................................................................... 87 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 89 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 93 DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT BCĐ : Ban chỉ đạo CSDN : Cơ sở dạy nghề CNH-HĐH : Công nghiệp hóa –hiện đại hóa CĐN : Cao đẳng nghề ĐTN : Đào tạo nghề ĐH, CĐ : Đại học, cao đẳng HCNN : Hành chính nhà nƣớc KCN, KCX : Khu công nghiệp, khu chế xuất KT-XH : Kinh tế -xã hội GD-ĐT : Giáo dục đào tạo GVDN : Giáo viên dạy nghề LĐNT : Lao động nông thôn LĐTB-XH : Lao động Thƣơng binh – Xã hội QLNN : Quản lý nhà nƣớc TTCT : Tuyên truyền công tác TCCN : Trung cấp chuyên nghiệp TCN : Trung cấp nghề DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Thực trạng đội ngũ cán bộ CNV và giáo viên dạy nghề của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Đăk Nông. Bảng 2.2: Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011-2015 của tỉnh Đăk Nông. Bảng 3.1: Chỉ tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Đăk Nông đến năm 2020. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, trong đó có vấn đề lao động - việc làm cho lao động nông thôn, là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm phát triển bền vững đất nƣớc. Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho ngƣời lao động là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, góp phần vào hình thành thể chế kinh tế thị trƣờng, đồng thời đảm bảo an sinh xã hội. Lực lƣợng lao động nông thôn đƣợc đào tạo và bồi dƣỡng kiến thức về nghề nghiệp chiếm tỷ lệ thấp, hầu hết các kiến thức, kinh nghiệm của ngƣời lao động đều thông qua công việc và sự truyền dạy của các thế hệ trƣớc. Do vậy, việc đào tạo, bồi dƣỡng nghề cho lao động nông thôn là rất cần thiết. Hiện nay ở nƣớc ta có khoảng 32,7 triệu lao động nông thôn, chiếm 76% dân số trong độ tuổi lao động của cả nƣớc, đây là lực lƣợng lao động đông đảo, có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa của đất nƣớc. Theo tinh thần của Nghị quyết số 26-NQ-TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ƣơng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn có đề ra “Giải quyết việc làm cho nông dân là nhiệm vụ ƣu tiên xuyên suốt trong mọi chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc; bảo đảm hài hòa giữa các vùng, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị. Có kế hoạch cụ thể về đào tạo nghề và chính sách bảo đảm việc làm cho nông dân, nhất là ở các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đẩy mạnh xuất khẩu lao động từ nông thôn….” Sau hơn 6 năm thực hiện Đề án 1956, cả nƣớc có trên 2,7 triệu lao động nông thôn đƣợc học nghề, trong đó trên 51% lao động nông thôn đƣợc học nghề là nữ; 20% là ngƣời dân tộc thiểu số; 12% ngƣời thuộc hộ nghèo; 4% ngƣời thuộc diện đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách 1 mạng; 3,2% ngƣời khuyết tật, còn lại là lao động nông thôn khác. Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau học nghề đạt 79%. Theo số liệu báo cáo tại Hội nghị đánh giá công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn các tỉnh Tây Nguyên (giai đoạn 2010-2015), đến hết năm 2015, trên địa bàn Tây nguyên và các huyện miền núi giáp Tây Nguyên có 108 cơ sở đào tạo nghề. Công tác tuyển sinh, đào tạo tại 5 tỉnh Tây nguyên giai đoạn 2011-2015 đạt 427.921 ngƣời, tăng 3,7 lần so với giai đoạn 20062010. Riêng dạy nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010-2015 đã dạy nghề cho 213.516 ngƣời; trong đó gần 50% là ngƣời dân tộc thiểu số; 42,4% học nghề phi nông nghiệp và 57,6% học nghề nông nghiệp. Đắk Nông là một trong năm tỉnh thuộc Tây Nguyên, là tỉnh đặc thù, có khoảng 40 dân tộc sinh sống (chiếm khoảng 33% dân số toàn tỉnh); Năm 2016, tỉ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn là 85,75%; tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 1,25%. Vì vậy, vấn đề giải quyết, tạo việc làm cho một số lƣợng lớn lao động trên địa bàn tỉnh đang đặt ra một cách bức thiết. Theo thống kê, hiện nay, lực lƣợng lao động trong toàn tỉnh là 348.000 ngƣời, chiếm 60,9% dân số, giai đoạn 2016-2020 là 90.000 ngƣời. Một lời giải đáp có tính thống nhất từ Trung ƣơng xuống địa phƣơng, đặc biệt là từ địa phƣơng: Đổi mới công tác dạy nghề đặc biệt là hoạt động quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề trong đó có đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hƣớng nào, dựa vào chuẩn nào, đội ngũ cán bộ giảng dạy có tay nghề cao để tham gia đào tạo? Vì vậy, đề tài “Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đăk Nông” đƣợc tác giả chọn với mong muốn góp phần vào tháo gỡ vấn đề mà Đăk Nông nói riêng, Tây Nguyên và cả nƣớc nói chung đang đặc biệt quan tâm là phát triển công tác đào tạo nghề, hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn phục vụ 2 nhu cầu về nhân lực cho các lĩnh vực KT-XH ở địa phƣơng. 2. Tình hình nghiên cứu Nhƣ chúng ta đã biết, thời gian qua và hiện nay, GD-ĐT là một trong những vấn đề bức xúc nhất, “nóng” nhất, đƣợc toàn xã hội quan tâm, trong đó đào tạo nghề là hoạt động đang đƣợc nƣớc ta chú trọng đầu tƣ toàn diện. Vấn đề quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề nói chung và lao động nông thôn nói riêng tuy xuất hiện khá nhiều trong các văn bản của Đảng và Nhà nƣớc nhƣng đến nay chƣa có một tác giả nào nghiên cứu vấn đề này một cách toàn diện và sâu sắc. Có thể phân loại các công trình nghiên cứu, bài viết về đào tạo nghề cho lao động nông thôn thành nhiều nhóm tùy thuộc vào căn cứ phân loại. Nếu căn cứ vào nội dung, tính chất của các công trình, bài viết, có thể chia làm các nhóm quan điểm về đào tạo nghề cho LĐNT sau: Nhóm thứ nhất: Quan điểm của các nhà quản lý và các cơ quan quản lý trong lĩnh vực dạy nghề. Thuộc nhóm này có ý kiến của Bộ trƣởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung, Tiến sỹ Nguyễn Hồng Minh, Tổng Cục trƣởng Tổng cục Dạy nghề phát biểu tại hội thảo Báo cáo dạy nghề Việt Nam năm 2015 với Chủ đề “Trƣờng nghề chất lƣợng cao, trong đó triển khai đồng bộ các giải pháp, tạo bƣớc chuyến biến cơ bản trong lĩnh vực dạy nghề đồng thời đƣa ra những nhận định, đánh giá về hoạt động dạy nghề giúp cho việc hoạch định chính sách đào tạo nghề ngày càng hiệu quả hơn. Phát hiện những bất cập trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đánh giá những thành tựu, tồn tại và những nguyên nhân đƣa đến những kết quả của công tác đào tạo nghề. Từ đó đề xuất một số giải pháp lớn mang tính chất chỉ đạo để phát triển hoạt động đào tạo nghề. Nhóm thứ hai: Các giáo trình về giáo dục và QLNN về giáo dục trong đó đề cập đến công tác đào tạo nghề, Luật dạy nghề.Đặc biệt là theo tinh thần của Hiến pháp sửa đổi, bổ sung năm 2013 thì Luật dạy nghề hiện nay đƣợc 3 thay thế bằng Luật giáo dục nghề nghiệp năm 2014 và các nghiên cứu đó đều làm rõ về tầm quan trọng, chức năng, nhiệm vụ và quản lý nhà nƣớc về công tác dạy nghề, trong đó đề cập đến đối tƣợng lao động nông thôn tại đề án 1956/TTg. Thuộc nhóm này còn có ý kiến của các nhà nghiên cứu giáo dục, các nhà giáo, làm công tác quản lý hay giảng dạy ở các trƣờng ĐH, CĐ và THCN, trƣờng Dạy nghề, TCN, CĐN: giáo sƣ Nguyễn Minh Thuyết, Tiến sỹ Lƣơng Hoài Nam…Các tham luận đã trình bày tại Hội thảo “giải pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động ở các tỉnh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016-2020”, trong đó đƣa ra chỉ tiêu đào tạo cho 4.500 lao động nông thôn…. Nhóm thứ ba: Thuộc nhóm này có các luận văn cao học của tác giả Nguyễn Đức Tĩnh “về Quản lý Nhà nƣớc về Đầu tƣ phát triển đào tạo nghề ở nƣớc ta”, luận văn của tác giả Bùi Đức Tùng “về Quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực dạy nghề ở Việt Nam”, luận văn tác giả Phạm Vƣơng Quốc Trung “về Chính sách việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số tỉnh Đăk Nông”, luận văn tác giả Nguyễn Thị Hằng “về Quản lý đào tạo nghề ở các trƣờng dạy nghề theo hƣớng đáp ứng nhu cầu xã hội” tác giả Kiều Thị Lan Anh về “biện pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nộitrong bối cảnh hiện nay”; tác giả H’Kiều Oanh Bkrông “về quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đăk Nông”, tác giả Nguyễn Thị Kim Thanh “về quản lý nhà nƣớc về hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” và của phóng viên chuyên mục về dạy nghề của các báo Đăk Nông, Báo Lao động –xã hội, Báo Thƣơng trƣờng đề cập khá nhiều về vấn đề dạy nghề trong đó có đào tạo nghề cho đối tƣợng lao động nông thôn. Xác định tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề đặc biệt là đối tƣợng lao động nông thôn cung cấp lực lƣợng lao động trong quá trình chuyển dịch cơ cấu các ngành nghề do thu hẹp vùng sản xuất cho các 4 khu công nghiệp, khu chế xuất đang mở ra khắp nơi trên một số tỉnh trong đó có Đăk Nông. Tuy nhiên, chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện về công tác đào tạo nghề trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Từ việc kế thừa các nghiên cứu trên, bản thân chọn đề tài quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nghiên cứu này đề cập đến các vấn đề sau: Đƣa ra những gợi ý vừa có tính chất định hƣớng vừa là những giải pháp về công tác đào tạo nghề nói chung và cho lao động nông thôn nói riêng đó là:Trong giai đoạn hiện nay cần tập trung ĐTN cho các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và cho các khu công nghiệp, khu chế xuất. Để triển khai tốt công tác đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng, các cơ quan quản lý nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng cần đầu tƣ hơn nữa, có trọng điểm trên cả ba mặt: Nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đẩy mạnh chủ trƣơng xãhội hóa trong dạy nghề.Xây dựng mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hƣớng liên kết chặt chẽ cùng chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm giữa: Ngƣời dân – doanh nghiệp- đoàn thể và xã hội – Nhà nƣớc. 3. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Trên cơ sở phân tích, đánh giá hoạt động quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đăk Nông, luận văn chỉ ra thực trạng hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động của khách thể này; đề xuất một số giải pháp, kiến nghị cho công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm hoàn thiện công tác này tại địa phƣơng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đăk Nông. 5 Phạm vi nghiên cứu:Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng về quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đăk Nông từ năm 2011- 2015. Không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác đào tạo nghề và hoạt động quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đăk Nông. Thời gian: Chủ yếu trong khoảng thời gian 5 năm (2011-2015). 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp luận: Luận văn dựa trên phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin,tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các quan điểm đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về đào tạo nghề và quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề, đặc biệt hoạt động quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Phƣơng pháp nghiên cứu: Phƣơng pháp phân tích văn bản và số liệu có sẵn; Phân tích xử lý tài liệu thứ cấp; Phƣơng pháp quan sát. 6. Đóng góp của luận văn Cung cấp cho các nhà quản lý nói riêng, cho những ai quan tâm đến công tác đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng của tỉnh Đăk Nông trong giai đoạn 2011-2015. Từ đây, các nhà quản lý có thể có những điều chỉnh cần thiết về chiến lƣợc phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần tập trung vào những khâu nào và chiến lƣợc phát triển công tác đào tạo nghề của tỉnh trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý về vấn đề dạy nghề Đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển hoạt động quản lý nhà nƣớc trong đào tạo nghề nói chung và cho lao động nông thôn nói riêng trong thời gian tới, định hƣớng đến năm 2020. 6 7. Kết cấu nội dung của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn này gồm có 3 chƣơng với các nội dung chủ yếu nhƣ sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễnvề đào tạo nghề và quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đăk Nông Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng, giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đăk Nông trong thời gian tới. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Đào tạo nghề Theo Mục 1, Điều 5 Luật Dạynghề thì đào tạo nghề đƣợc hiểu: “là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho ngƣời học nghề để có thể tìm đƣợc việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học, tức là đạt đƣợc các tiêu chuẩn kỹ năng nghề quy định về mức độ thực hiện và yêu cầu kiến thức, kỹ năng, thái độ cần có để thực hiện các công việc của một nghề”[45, tr.9]. Ngày 27 tháng 11 năm 2014, Luật giáo dục nghề nghiệp đƣợc Quốc Hội thông qua thì khái niệm về Đào tạo nghề đƣợc đổi thành cụm từ “đào tạo nghề nghiệp” và theo khoản 2, Điều 3 Luật giáo dục nghề nghiệp. Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho ngƣời học để có thể tìm đƣợc việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp. Nhƣ vậy, đào tạo nghề là hoạt động trang bị năng lực (tri thức, kỹ năng và thái độ) hành nghề cho ngƣời lao động để ngƣời lao động có thể tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm. 1.1.2. Quản lý nhà nước về đào tạo nghề Một số nhà nghiên cứu hành chính, luật pháp cho rằng: Theo các tác giả của “1200 thuật ngữ pháp lý Việt Nam” quan niệm: QLNN là hoạt động của Nhà nƣớc trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tƣ pháp nhằm thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nƣớc[48]. 8 Các tác giả của Đề tài “Nội dung và phƣơng thức hoạt động của bộ máy nhà nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” đã đƣa ra khái niệm về QLNN nhƣ sau: “QLNN là hoạt động có tổ chức bằng pháp quyền của bộ máy nhà nƣớc (công quyền) điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của công dân và mọi tổ chức xã hội, chính trị, khoa học, văn hóa – xã hội nhằm giữ gìn thể chế chính trị, trật tự xã hội và phát triển xã hội theo những mục tiêu đã định”. Trong cuốn sách “Đo lƣờng và đánh giá hiệu quả quản lý HCNN. Tr 10” PGS.TS. Nguyễn Đăng Thành quan niệmQuản lý nhà nƣớc:là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nƣớc và sử dụng pháp luật nhà nƣớc để điều chỉnh hành vi hoạt động của con ngƣời trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nƣớc thực hiện nhằm thỏa mãn yêu cầu hợp pháp của con ngƣời, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. Trong “Giáo trình Lý luận hành chính nhà nƣớc do PGS.TS.Nguyễn Hữu Hải chủ biên, Tr.2” có viết: Quản lý nhà nƣớc xuất hiện cùng với nhà nƣớc, là quản lý công việc của nhà nƣớc (là sự quản lý của nhà nƣớc đối với xã hội và công dân). Nội hàm của quản lý nhà nƣớc thay đổi phụ thuộc vào chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia qua các giai đoạn lịch sử. Ngày nay, quản lý nhà nƣớc xét về mặt chức năng bao gồm hoạt động lập pháp, hoạt động hành chính (chấp hành và điều hành) và hoạt động tƣ pháp. Từ các khái niệm về QLNN đã nêu, có thể hiểu QLNN về đào tạo nghề nhƣ sau: Quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề: Là sự tác động có tổ chức và điều hành bằng quyền lực nhà nƣớc đối với các hoạt động đào tạo nghề, do các cơ quan quản lý đào tạo nghề của nhà nƣớc từ trung ƣơng đến cơ sở tiến hành để 9 thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Nhà nƣớc ủy quyền nhằm phát triển sự nghiệp đào tạo nghề, duy trì trật tự, kỷ cƣơng, thỏa mãn nhu cầu đƣợc đào tạo nghề của lao động xã hội và thực hiện mục tiêu phát triển sự nghiệp đào tạo nghề của Nhà nƣớc. Quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề mang tính quyền lực nhà nƣớc, lấy pháp luật làm công cụ quản lý là chủ yếu nhằm tạo lập và phát triển đƣợc nguồn lực quyết định nhất cho sự phát triển, đó là nguồn lực con ngƣời đƣợc đào tạo nghề đáp ứng cho yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do đó, quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề có vai trò to lớn và việc thƣờng xuyên hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lƣợc phát triển giáo dục - đào tạo và đào tạo nghề nghiệp của quốc gia. 1.1.3. Lao động nông thôn: Theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tƣớng chính phủ thì lao động nông thôn là ngƣời trong độ tuổi lao động, có nghề phù hợp với khu vực nông thôn, gồm có: - Ngƣời lao động có hộ khẩu thƣờng trú tại xã. - Ngƣời lao động có hộ khẩu thƣờng trú tại phƣờng, thị trấn đang trực tiếp làm nông nghiệp hoặc gia đình có đất nông nghiệp mới bị thu hồi. Nhƣ vậy, lao động nông thôn là những ngƣời đang sống và làm việc tại các phƣờng, xã, đã và đang làm các nghề liên quan đến nông thôn, nông nghiệp. Tuy nhiên do đặc điểm, tính chất, mùa vụ của công việc ở nông thôn mà lực lƣợng tham gia sản xuất nông nghiệp không chỉ có những ngƣời trong độ tuổi lao động mà còn có những ngƣời trên hoặc dƣới độ tuổi lao động tham gia sản xuất với những công việc phù hợp với mình.Từ khái niệm nguồn lao 10 động ở nông thôn mà ta thấy lao động ở nông thôn rất dồi dào, nhƣng đây cũng chính là thách thức trong việc giải quyết việc làm ở nông thôn. 1.1.4. Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn Quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thônlà sự tác động, điều chỉnh thƣờng xuyên của nhà nƣớc bằng quyền lực nhà nƣớc đối với toàn bộ hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn của một quốc gia nhằm định hƣớng, thiết lập trật tự kỷ cƣơng của hoạt động đào tạo nghề cho ngƣời lao động, hƣớng đến mục tiêu và yêu cầu của sự phát triển nguồn nhân lực của quốc gia. Đối tƣợng đào tạo nghề lao động nông thôn:Theo quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc đƣợc quy định tại Điểm 1 và 2 tại Mục II, Đề án 1956, đối tƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn bao gồm các nhóm đối tƣợng sau: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Trong đó ƣu tiên dạy nghề cho các đối tƣợng là ngƣời thuộc diện đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi ngƣời có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, dân tộc thiểu số, ngƣời tàn tật, ngƣời bị thu hồi đất canh tác. 1.2. Nội dung cơ bản của Quản lý Nhà nƣớc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn 1.2.1.Quản lý hoạt động hoạch định chiến lược, chính sách, xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển dạy nghề Hoạch định chiến lƣợc là quá trình nghiên cứu một cách có hệ thống, đòi hỏi sự tham gia của mọi thành viên không chỉ trong ngành đào tạo nghề mà còn có sự tham gia của các chuyên gia ngành khác.Chính sáchlà những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đƣờng lối, nhiệm vụ; đƣợc thực hiện trong một 11 thời gian nhất định, trên những lĩnh vực cụ thể. Bản chất, nội dung và phƣơng hƣớng của chính sách tùy thuộc vào tính chất của đƣờng lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội…Muốn hoạch định chính sách đúng và triển khi có hiệu quả phải căn cứ vào tình hình thực tế trong từng lĩnh vực, từng giai đoạn, căn cứ vào mục tiêu chung và vận dụng linh hoạt trên cơ sở có sự điều chỉnh cho phù hợp tình hình thực tế. Xây dựng kế hoạch, quy hoạch là hƣớng vào mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra cho sự nghiệp đào tạo nghề, đồng thời hoạch định các chính sách và cơ chế quản lý nhằm hƣớng vào các chƣơng trình, kế hoạch đó. Kế hoạch là thực hiện những nhiệm vụ cụ thể trên cơ sở sử dụng các nguồn nhân, vật lực nhằm đảm bảo hoàn thành mực tiêu, trong đó quy định rõ phải làm gì? Làm nhƣ thế nào và tổ chức, cá nhân nào thực hiện?...Đây là dự án tổng thể các mục tiêu kinh tế - xã hội ở tầm vi mô hay vĩ mô đƣợc thể hiện thành các chỉ tiêu chung của nền kinh tế quốc dân hay của các ngành, các đơn vị lãnh thổ, hay đơn vị cơ sở, cùng các chính sách, các biện pháp chủ yếu tƣơng ứng bảo đảm việc thực hiện kế hoạch. Quy hoạch là sự phân bố và sắp xếp các hoạt động và các yếu tố sản xuất, dịch vụ và đời sống trên một địa bàn lãnh thổ (quốc gia, vùng, tỉnh, huyện…) cho một thời kỳ trung hạn, dài hạn (có chia các giai đoạn) để cụ thể hóa chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội trên lãnh thổ, theo thời gian và là cơ sở để lập các kế hoạch phát triển. 1.2.2. Quản lý việc ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo nghề Để quản lý và điều tiết thống nhất toàn bộ hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên phạm vi cả nƣớc, tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động đào tạo nghề của các CSDN, những nội dung quan trọng mà pháp luật Nhà nƣớc điều chỉnh trong hoạt động đào tạo nghề là: 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan