Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh ki...

Tài liệu Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh kiên giang

.PDF
110
581
145

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA DANH NGỌC BÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 43 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:TS. NGUYỄN THỊ HƢỜNG TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được nêu trong Luận văn là trung thực, có nguồn tài liệu tham khảo rõ ràng, khách quan. Luận văn có sử dụng tài liệu tham khảo, thông tin được đăng tải trên các ấn phẩm, tạp chí, các trang Website theo danh mục tài liệu tham khảo. Tác giả luận văn Danh Ngọc Bình MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang 1. Tính cấp thiết của đề tài 01 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 03 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 05 3.1 Mục đích nghiên cứu 05 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 06 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 06 4.1 Đối tượng nghiên cứu 06 4.2 Phạm vi nghiên cứu 06 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 06 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 07 7. Kết cấu của luận văn 07 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ 08 ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1. Một số vấn đề chung về đào tạo nghề cho người dân tộc 08 thiểu số 1.1.1 Khái lược về dân tộc thiểu số 08 1.1.1.1. Khái niệm về người dân tộc thiểu số 08 1.1.1.2. Đặc điểm người dân tộc thiểu số 09 1.1.2. Khái niệm đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số 10 1.1.2.1. Khái niệm về đào tạo nghề 10 1.1.2.2. Khái niệm đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số 11 1.1.3. Đặc điểm đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số 12 1.1.4. Ý nghĩa và vai trò của đào tạo nghề cho người dân tộc 13 thiểu số 1.1.4.1. Ý nghĩa của đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số 13 1.1.4.2. Vai trò đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số 15 1.2. Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu 17 số trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về đào tạo nghề 17 1.2.2. Khái niệm quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người 18 dân tộc thiểu số 1.2.3. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho 19 người dân tộc thiểu số 1.2.4. Phân cấp quản lý nhà nước và chủ thể của hoạt động 21 quản lý nhà nước về đào nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh 1.2.5. Nội dung quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người 25 dân tộc thiểu số 1.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa 25 1.2.5.2. Tính chất 26 1.2.5.3. Nội dung quản lý nhà nước về đào tạo nghề 27 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đào tạo 32 nghề cho người dân tộc thiểu số 1.3.1. Về khách quan 32 1.3.2. Về chủ quan 35 1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người 36 dân tộc thiểu số ở một số địa phương và bài học cho tỉnh Kiên Giang 1.4.1. Mô hình quản lý đào tạo nghề tại một số tỉnh ở Việt Nam 36 1.4.1.1. Mô hình quản lý đào tạo nghề tại tỉnh Ninh Bình 36 1.4.1.2. Mô hình quản lý đào tạo nghề tại tỉnh Nam Định 39 1.4.1.3 Kinh nghiệm đào tạo nghề của tỉnh Quảng Trị 1.4.1.4 Kinh nghiệm đào tạo nghề của tỉnh Thanh Hóa 1.4.2. Bài học rút ra đối với quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số ở tỉnh Kiên Giang hiện nay Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ 42 43 44 46 ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀNTỈNH KIÊN GIANG 2.1. Giới thiệu về các dân tộc thiểu số ở tỉnh Kiên Giang 46 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên và dân số 46 2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 47 2.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế 47 2.1.2.2 Tình hình văn hóa - xã hội 49 2.2. Khái quát về hoạt động đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số ở tỉnh Kiên Giang 2.2.1. Lực lượng lao động người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 2.2.2. Mạng lưới cơ sở đào tạo ở tỉnh Kiên Giang 52 52 60 2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đào tào nghề 66 2.2.3.1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở đào tạo 66 2.2.3.2. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề 67 2.2.3.3. Nhận thức của người học và xã hội về đào tạo 68 2.2.3.4. Ảnh hưởng của văn hóa đến công tác đào tạo 69 2.2.3.5. Các chính sách của Nhà nước liên quan đến công tác 69 đào tạo 2.3. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số ở tỉnh Kiên Giang 2.3.1. Xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình, đề án đào tạo 70 70 nghề trên địa bàn tỉnh 2.3.2. Những tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về đào 73 tạo nghề cho người dân tộc thiểu số 2.4. Đánh giá chung 75 2.4.1. Những thành tựu đạt được trong công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề 2.4.2. Những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý đào tạo 75 nghề cho người dân tộc thiểu số 2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan 76 79 2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan 80 Chƣơng 3 MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 82 QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG 3.1. Một số quan điểm chủ đạo 82 3.1.1. Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, 82 pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề 3.1.2. Công tác đào tạo nghề phải có tính kế thừa 82 3.1.3. Công tác đào tạo nghề phải có tính khả thi quản lý nhà 83 nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 3.2. Mục tiêu đào tạo 83 3.2.1. Mục tiêu tổng quát 83 3.2.2. Mục tiêu cụ thể 84 3.3. Những giải pháp nhằm hoàn thiện 84 3.3.1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và xã hội về 85 đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 3.3.2. Tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách về đào tạo nghề 86 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 3.3.3. Đánh giá, dự báo, lập quy hoạch, kế hoạch và nghiên 87 cứu về đào tạo nghề gắn với thực tiễn ở tỉnh Kiên Giang 3.3.4. Đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ công chức làm 89 công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 3.3.5. Đổi mới và phát triển chương trình dạy nghề tại các cơ sở dạy nghề trong tỉnh 89 3.3.6. Đa dạng và tăng cường các nguồn lực đầu tư, đổi mới cơ 91 chế chính sách, tài chính đối với công tác đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 3.3.7. Đẩy mạnh xã hội hóa về đào tạo nghề tại tỉnh Kiên 91 Giang 3.3.8. Kiểm tra, kiểm định chất lượng đối với các cơ sở dạy 94 nghề trên địa bàn tỉnh Kiên Giang 3.3.9. Tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo nghề 95 KẾT LUẬN 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để có thể thực hiện thành công của quá trình này, vai trò của nguồn nhân lực là yếu tố trọng tâm then chốt hàng đầu. Trong đó, nguồn nhân lực đã qua đào tạo là đặc biệt quan trọng. Chính vì vậy, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm chú trọng công tác đào tạo nghề cho người lao động nói chung và đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn được cộng đồng quốc tế khen ngợi, nền giáo dục đào tạo nước ta cũng còn tồn tại nhiều yếu kém và bất cập, đặc biệt là sự mất cân đối lớn giữa đào tạo với nhu cầu nhân lực thực tế cần cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Sự bất cập này thể hiện rõ nhất hiện nay ở tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, thiếu lao động kỹ thuật có tay nghề. Việt Nam là một quốc gia có đông dân số, so với các nước Việt Nam có dân số đứng thứ 13 trên thế giới. Đặc biệt chúng ta đang ở trong thời kỳ cơ cấu “dân số vàng” với trên 50% dân số trong độ tuổi lao động, đây là điều kiện rất thuận lợi cho công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Song mặc dù nguồn lao động dồi dào, nhưng chất lượng lao động còn hạn chế do thiếu nguồn nhân lực có tay nghề nên đã gây khó khăn không nhỏ trong tiến trình phát triển đất nước. Ở nhiều ngành kinh tế trọng điểm chúng ta đang thiếu trầm trọng lao động đã qua đào tạo, đặc biệt khả năng cạnh tranh lao động của Việt Nam so với các nước trong khu vực và thế giới vẫn còn rất thấp, phần lớn lao động xuất khẩu đi các nước đều là lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghề. Trước những khó khăn bất cập chung của cả nước, Kiên 1 Giang cũng là tỉnh đang gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý đào tạo nghề và giải quyết việc làm, nhất là công tác quản lý đào tạo nghề cho người DTTS lại càng khó khăn hơn. Khi khoa học công nghệ phát triển và được áp dụng rộng rãi vào sản xuất thì lại chính là khó khăn lớn của tỉnh. Một bộ phận lớn lao động người DTTS có xu hướng dôi dư nhưng lại rất khó để có thể bố trí việc làm cho họ. Vấn đề cơ cấu lại lực lượng lao động nông thôn, nhất là lao động người DTTS cũng gặp nhiều khó khăn do số lao động này chưa được đào tạo nghề khi tham gia vào lao động sản xuất phi nông nghiệp; số ít đã được đào tạo nghề thì trình độ nghề chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng của sản xuất và xã hội. Những tồn tại, hạn chế bất cập nêu trên có nhiều nguyên nhân về khách quan nhưng cũng có nhiều nguyên nhân chủ quan từ phía công tác quản lý của nhà nước. Trong một thời gian dài, trước khi Luật Dạy nghề được ban hành năm 2006, hoạt động tổ chức dạy nghề, học nghề thường chỉ được làm theo phong trào, mang tính cục bộ nhỏ lẻ ở từng địa phương, các chính sách, pháp luật của nhà nước thiếu đồng bộ; nguồn ngân sách của nhà nước dành cho lĩnh vực này còn hạn chế…đã gây không ít khó khăn trong hoạt động đào tạo nghề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của cả nước nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng. Trong những năm tới nhằm giải quyết tình trạng đã nêu trên: Vấn đề đặt ra cấp bách là phải đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề, có chuyên môn hướng theo nhu cầu thực tế đòi hỏi của xã hội. Cùng với hệ thống giáo dục và đào tạo quốc dân, đào tạo nghề đã có những đóng góp to lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật và nghiệp vụ chuyên môn. Đây là lực lượng lao động không thể thiếu trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy tháng 11 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” với tổng 2 kinh phí khoảng 26 nghìn tỉ đồng, nhưng đến nay trình độ tay nghề của lao động Việt Nam vẫn rất thấp. Tỉnh Kiên Giang và nhiều địa phương khác trong cả nước đang chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu các ngành kinh tế, sự phát triển không ngừng của các ngành công nghiệp và dịch vụ… đã đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc đào tạo nghề cho lao động trong tỉnh, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Ở người dân tộc thiểu số (DTTS) khó khăn cơ bản và trực tiếp vẫn là trình độ dân trí và trình độ học vấn của người lao động còn thấp, đối tượng trong độ tuổi lao động phần lớn là lao động phổ thông, chưa được đào tạo bồi dưỡng, chưa có tay nghề, trình độ sản xuất còn nhiều hạn chế, còn tồn tại một số tập tục lạc hậu chi phối đời sống, tập quán sản xuất mang nặng tính tự nhiên; thiếu vốn để làm ăn hoặc có vốn nhưng sử dụng không hiệu quả. Để hoạt động đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đạt kết quả tốt nhất, công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề đóng vai trò rất quan trọng, nhất là quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người DTTS. Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài luận văn: “Quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho ngƣời dân tộc thiểu số trên địa bàn tinh Kiên Giang”. làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ của mình. Từ đó giúp tác giả thấy được tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề cho người DTTS, tạo được nguồn nhân lực có chất lượng đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đã có một số công trình nghiên cứu về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề nói chung và quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người DTTS nói riêng được công bố, như: - Trần Văn Cảnh (2012), Quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính 3 công, Học viện hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Luận văn đi sâu nghiên cứu cơ sở quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay. - Phan Thị Thu Hà (2012), Đào tạo lao động người dân tộc thiểu số trên địa bàn Thành Phố Kon Tum, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển. Luận văn nghiên cứu vai trò và tầm quan trọng của công tác đào tạo lao động người dân tộc thiểu số, tạo được nguồn nhân lực có chất lượng đóng góp cho sự phát triển của địa phương. - Phan Chính Thức (2003), Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Sư phạm Hà Nội. Luận án đi sâu nghiên cứu đề xuất những khái niệm, cơ sở lý luận mới về đào tạo nghề, về lịch sử đào tạo nghề và giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. - Đỗ Minh Cương, Mạc Văn Tiến (2004), Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội. Nội dung cuốn sách tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển lao động kỹ thuật ở nước ta. - Nguyễn Đức Tĩnh (2007), Quản lý Nhà nước về Đầu tư phát triển đào tạo nghề ở nước ta, Luận án Tiến sĩ kinh tế. Nội dung luận án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về đầu tư phát triển đào tạo nghề của nước ta. - Nguyễn Thị Tuyết Mai (2011), Quản lý nhà nước về đào tạo nghề ở Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nội dung luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại Hà Nội. Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu, bài báo, đề tài nghiên 4 cứu khác được nêu trong danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Những nghiên cứu trên có các cách tiếp cận khác nhau về dạy nghề và quản lý nhà nước về đào tạo nghề. Tuy nhiên, nghiên cứu chuyên sâu về quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người DTTS ở tỉnh Kiên Giang hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Do vậy, đề tài: “Quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho ngƣời dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” là một đề tài mới, chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống ở Việt Nam. Trong quá trình thực hiện đề tài, bên cạnh việc kế thừa, chọn lọc những thành tựu nghiên cứu đã có, tác giả cũng tham khảo, kết hợp việc khảo sát những vấn đề mới nảy sinh, nhất là về lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về đào tạo nghề. Từ đó tác giả đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người DTTS ở tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới. Những câu hỏi nghiên cứu mà đề tài đặt ra là: Cơ sở khoa học của công tác quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số (DTTS) ở tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn 2000 - 2015, công tác quản lý Nhà nước về đào tạo nghề cho người DTTS diễn ra như thế nào? Có tồn tại nào không? Nguyên nhân và cách khắc phục những tồn tại đó? Đề tài luận văn “ Quản lý nhà nƣớc về đào tạo nghề cho ngƣời dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kiên Giang ” chính là sự kế thừa và phát triển công tác quản lý đào tạo nghề theo hướng phù hợp với địa bàn tỉnh Kiên Giang, không trùng lặp với bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đó trong lĩnh vực này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo nghề cho người DTTS ở tỉnh Kiên Giang trong giai đoạn hiện nay, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường và hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước 5 về đào tạo nghề cho người DTTS của tỉnh trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số. - Đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số của tỉnh Kiên Giang trong thời gian qua. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số của tỉnh. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số của tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là Quản lý nhà nước về đào nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Về phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận trong quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kiên Giang từ năm 2000 đến nay. - Về địa bàn nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Luận văn được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đồng thời quán triệt sâu sắc các quan điểm đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số. - Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng 6 các phương pháp: thu thập số liệu (số liệu điều tra thực tế từ ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang, số liệu từ niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang và số từ trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú tỉnh Kiên Giang, HĐND - UBND tỉnh Kiên Giang); phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học, thống kê mô tả, phương pháp so sánh và phân tích tổng hợp; phương pháp tham khảo tài liệu nghiên cứu trong nước, các địa phương, các ngành và lĩnh vực. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn -Ý nghĩa về mặt lý luận: Đề tài mong muốn cung cấp cái nhìn tổng quát quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số (DTTS), từ đó nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu lao động đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang. -Ý nghĩa về mặt thực tiển: Vận dụng trong thực tế để đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người DTTS và chỉ ra những bất cập trong việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng lao động người DTTS; đề xuất các mục tiêu và giải pháp cơ bản quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người DTTS trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các bảng, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận quản nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số ở tỉnh Kiên Giang. Chương 3: Mục tiêu và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đào nghề cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1. Một số vấn đề chung về đào tạo nghề cho ngƣời dân tộc thiểu số 1.1.1 Khái lƣợc về dân tộc thiểu số 1.1.1.1. Khái niệm về ngƣời dân tộc thiểu số Dân tộc là khái niệm đa nghĩa, giống như khái niệm văn hóa và ở những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội thì người ta có những định nghĩa, quan niệm khác nhau về dân tộc, cụ thể: - Dân tộc là một cộng đồng người ổn định được hình thành trong đời sống xã hội có chung tiếng nói, lãnh thổ, đời sống kinh tế và tâm lý đoàn kết dân tộc. - Dân tộc được hiểu là một quốc gia, một cộng đồng ổn định hình thành người dân của một nước, một quốc gia gắn bó chặt chẽ với nhau trong truyền thống nghĩa vụ và quyền lợi. - Dân tộc thiểu số được hiểu là những người thiểu số sống trong một quốc gia. - Người dân tộc thiểu số là những người có những sự khác biệt về một phương diện nào đó với cộng đồng người chung trong xã hội. Họ có thể khác biệt với người đa số về phương diện ngôn ngữ và văn hoá. Khác biệt về nhận thức và tôn giáo, về hoàn cảnh kinh tế, điều kiện sống và thu nhập v.v...và đi kèm theo đó là sự khác biệt về phương thức ứng xử của cộng đồng đối với chính họ. - Người dân tộc thiểu số là những người làm cho người ta dễ nhận thấy sự khác biệt so với cộng đồng, nghĩa là họ mang những nét mà có thể khi nhìn 8 vào cũng như giao tiếp với họ, người ta có thể nhận thấy ngay sự phân biệt so với những thành viên khác trong cộng đồng. 1.1.1.2. Đặc điểm ngƣời dân tộc thiểu số - Người dân tộc thiểu số ( DTTS ) có truyền thống đoàn kết; có nền văn hóa cực kỳ đặc sắc và hấp dẫn; nhận thức và năng lực tự vươn lên thoát nghèo của người dân tộc thiểu số còn hạn chế, một số có tính tự ti mặc cảm, một số khác còn trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước; tập quán sản xuất mang tính tự cung tự cấp, phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên; đông con. - Người DTTS chủ yếu sống ở vùng nông thôn, lao động có tính thời vụ, có thời kỳ căng thẳng, có thời kỳ nhàn rỗi. Điều này do lao động người dân tộc thiểu số sống chủ yếu tham gia sản xuất trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và do tính chất riêng của ngành nông nghiệp nên chúng tôi đưa ra một số đặc điểm ảnh hưởng đến nhu cầu trong từng thời kỳ; đời sống sản xuất và thu nhập của lao động nông nghiệp. - Do tính chất công việc trong sản xuất nông nghiệp mà hình thành nên tâm lý hay thói quen làm việc một cách không liên tục, thiếu sáng tạo của lao động người DTTS. - Lao động người DTTS ở nước ta vẫn còn mang nặng tư tưởng và tâm lý tiểu nông, sản xuất nhỏ, ngại thay đổi nên thường bảo thủ và thiếu năng động. - Lao động người DTTS có kết cấu phức tạp không đồng nhất và có trình độ rất khác nhau. Hoạt động sản xuất nông nghiệp được tham gia bởi nhiều người ở nhiều độ tuổi khác nhau trong đó có cả những người ở ngoài độ tuổi lao động. - Thu nhập của người DTTS còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao, đặc biệt là tại vùng ven biển, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. 9 - Trình độ lao động của người DTTS thấp, khả năng tổ chức sản xuất kém, đa số người DTTS sống bằng nghề nông nghiệp, làm thuê, làm mướn, thực tế cả những người trong độ tuổi lao động thì trình độ vẫn thấp hơn so với lao động trong các ngành kinh tế khác. - Đa số người DTTS về ý thức học tập còn kém; lười biếng học tập, không có ý thức vươn lên; khả năng tiếp thu chậm; chưa hình thành thái độ, tư tưởng học tập đúng đắn; trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật còn thấp, ý thức tổ chức kỷ luật, kỷ cương và tinh thần hợp tác trong sản xuất chưa tốt, khả năng tư duy chủ động, sáng tạo trong công việc chưa cao. 1.1.2. Khái niệm đào tạo nghề cho ngƣời dân tộc thiểu số 1.1.2.1. Khái niệm về đào tạo nghề Đào tạo là tiến trình với nổ lực cung cấp cho người lao động những thông tin, kỹ năng và sự thấu hiểu về tổ chức cũng như mục tiêu. Đào tạo là một quá trình học tập nghiệp vụ và kinh nghiệm tại môi trường làm việc để tìm kiếm sự thay đổi về chất tương đối lâu dài của một cá nhân, giúp cá nhân có thêm năng lực thực hiện tốt công việc của mình. Đào tạo được hiểu là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức, nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ,…để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể vào đời hành nghề một cách có năng xuất và hiệu quả. Đào tạo được thực hiện bởi các loại hình tổ chức chuyên ngành nhằm thay đổi hành vi và thái độ làm việc của con người, tạo cho họ khả năng đáp ứng tiêu chuẩn và hiệu quả của công việc chuyên môn. Đào tạo nghề là quá trình trang bị kiến thức nhất định về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảm nhận một công việc nhất định. Hay nói cách khác đó là quá trình truyền đạt, lĩnh hội những 10 kiến thức và kỹ năng cần thiết để người lao động có thể thực hiện một công việc nào đó trong tương lai. Đào tạo nghề là những hoạt động giúp cho người học có được các kiến thức về lý thuyết và kỹ năng thực hành một số nghề nào đó sau một thời gian nhất định người học có thể đạt được một trình độ để tự hành nghề, tìm việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao tay nghề theo những chuẩn mực mới. Luật dạy nghề năm 2006 định nghĩa: “Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học”. Có thể thấy, về cơ bản khái niệm đào tạo nghề và dạy nghề không có sự khác biệt nhiều về nội dung. Đào tạo nghề phục vụ cho mục tiêu kinh tế - xã hội, trước hết là phương hướng phân công lao động mới, tạo cơ hội cho mọi người đều được học tập nghề nghiệp để dễ dàng tìm kiếm việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn. 1.1.2.2. Khái niệm đào tạo nghề cho ngƣời dân tộc thiểu số Tại Điều 3 trong Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp. Hay nói theo cách khác, đào tạo nghề là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức đến người học nghề để hình thành và phát triển một cách có hệ thống những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, trong đó có nhu cầu quốc gia, nhu cầu doanh nghiệp và nhu cầu bản thân người học nghề. Đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số (DTTS) là tạo ra lực lượng lao động có trình độ, thành thạo chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật sản xuất, đáp 11 ứng nhu cầu của thị trường lao động, nhằm giải quyết tốt nhu cầu việc làm, tự tạo việc làm cho người DTTS, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người DTTS. 1.1.3. Đặc điểm đào tạo nghề cho ngƣời dân tộc thiểu số Từ đặc điểm của lao động người dân tộc thiểu số kết hợp với những đặc điểm của hoạt động đào tạo nghề nói chung chúng tôi xin đưa ra đặc điểm của hoạt động đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số như sau: * Mục tiêu đào tạo: Đào tạo lao động người DTTS tạo ra lực lượng lao động có trình độ, thành thạo chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, nhằm giải quyết tốt nhu cầu việc làm, tự tạo việc làm của người lao động, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống. * Chương trình đào tạo: - Đào tạo kiến thức phổ thông (Giáo dục phổ thông). Đào tạo chương trình phổ thông hoặc bổ túc văn hóa tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường Nội trú dân tộc, kết hợp đào tạo kỹ năng sống. - Đào tạo kiến thức chuyên nghiệp (Giáo dục chuyên nghiệp), bao gồm đào tạo chuyên môn (đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp) và đào tạo nghề (đào tạo kỹ thuật, nghiệp vụ, phổ cập nghề cho người lao động). * Về nguồn lực: Ngân sách Nhà nước bố trí cho dạy nghề nói chung và dạy nghề cho lao động người DTTS nói riêng chưa tương xứng với nhu cầu học nghề của người lao động cũng như yêu cầu tăng quy mô và nâng cao chất lượng dạy nghề của các cơ sở đào tạo; Mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc số lượng cơ sở dạy nghề rất ít, quy mô dạy nghề nhỏ và các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan