Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉ...

Tài liệu Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đăk lăk

.PDF
118
500
74

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN ANH TÀI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Đắk Lắk – 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN ANH TÀI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ CÔNG MÃ SỐ: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐINH THỊ MINH TUYẾT Đắk Lắk – 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học trong Luận văn là được rút ra từ quá trình nghiên cứu của đề tài này. Học viên Nguyễn Anh Tài LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản Luận văn tốt nghiệp, học viên xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PSG.TS. Đinh Thị Minh Tuyết đã trực tiếp hưỡng dẫn dìu dắt, giúp đỡ học viên với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành đề tài “Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”. Xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Học viện Hành chính, Khoa sau Đại học, các khoa bộ môn và các thầy giáo, cô giáo trong Học viện cũng như các bộ phận khác trong Học viện đã giảng dạy và giúp đỡ tận tình về mọi mặt để tôi hoàn thành tốt khoá đào tạo chuyên ngành Quản lý công của Học viện Hành chính Quốc gia. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ từ người thân, đồng nghiệp, các cán bộ Phòng Dạy nghề, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Đắk Lắk. Tuy đã có nhiều cố gắng trong quá trình đầu tư thời gian và công sức nghiên cứu để hoàn thành Luận văn, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, do đó tôi rất mong nhận được những ý kiến đánh giá, bổ sung để tôi có thể hoàn thiện luận văn của mình. Trân trọng cảm ơn./. Học viên Nguyễn Anh Tài MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài................................................................................. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ của luân văn.............................................................. 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 4 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.................................................. 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.......................................................... 5 7. Kết cấu luận văn................................................................................................. 6 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ........................................ 1.1. Một số khái niệm cơ bản................................................................................... 7 7 1.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số............................................................................................................. 15 1.3. Nội dung quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số............................................................................................................................ 23 1.4. Yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số............................................................................................................. 31 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 2011 - 2016......................................................................... 39 2.1. Khái quát về điều kiện phát triển của tỉnh Đắk Lắk........................................ 39 2.2. Thực trạng thanh niên dân tộc thiểu số và đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk................................................................... 44 2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk................................................................................. 51 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk................................................................... 64 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ 74 NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANHNIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK........................................................... 3.1. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk...................................... 74 3.2. Quan điểm và định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số trên dại bàn tỉnh Đắk Lắk......................................... 79 3.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk................................................................................ 89 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 104 PHỤ LỤC......................................................................................................................... 107 BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CNTT Công nghệ thông tin CNH-HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CSĐTN Cơ sở đào tạo nghề DTTS Dân tộc thiểu số ĐH, CĐ Đại học, cao đẳng GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GVDN Giáo viên dạy nghề HĐND Hội đồng Nhân dân HTX Hợp tác xã KT-XH Kinh tế - xã hội KH – CN Khoa học – Công nghệ KH-KT Khoa học - Kỹ thuật LĐNT Lao động nông thôn LĐTB&XH Lao động – thương binh và xã hội NNL Nguồn nhân lực NN-PTNT Nông nghiệp - phát triển nông thôn NSNN Ngân sách nhà nước QLNN Quản lý nhà nước TTDN Trung tâm dạy nghề UBND Ủy ban Nhân dân UNESCO Tổ chức giáo dục – khoa học và văn hóa Liên hợp quốc WTO Tổ chức thương mại thế giới XKLĐ Xuất khẩu lao động DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng 1 Bảng 2.1 Nội dung Trang Đơn vị hành chính, diện tích, dân số và mật độ dân số năm năm 2011 – 2016 41 Dân số phân theo độ tuổi lao động tỉnh Đắk Lắk giai 2 Bảng 2.2 3 Bảng 2.3 4 Bảng 2.4 đoạn 2011 – 2016 42 Kết quả thanh niên dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk được đào tạo nghề giai đoạn 2011 - 2016 45 Số lượng các cơ sở đào tạo tại Đắk Lắk giai đoạn 2011 – 2016 46 Kết quả đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 5 Bảng 2.5 2011 – 2016 47 Danh mục nghề đào tạo chủ yếu cho thanh niên dân tộc 6 Bảng 2.6 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011 - 2016 Số lượng công chức làm công tác quản lý và giáo viên dạy 7 Bảng 2.7 nghề trên địa bàn Đắk Lắk giai đoạn 2011 – 2016 Tổng hợp đầu tư về tài chính, cơ sở vật chất cho đào tạo 8 Bảng 2.8 nghề trên đại bàn tỉnh Đắk Lắk 48 58 59 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn nhân lực (NNL) là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội (KT - XH) ở bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Để có nguồn nhân lực có khả năng đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và hội nhập quốc tế trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề đặt ra lớn nhất là cần phải có đội ngũ nhân lực vừa đông đảo về số lượng và có trình độ đào tạo, kỹ năng lao động cần thiết, phù hợp với vị trí công việc được xã hội phân công. Để đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu của xã hội như trên, đòi hỏi nền giáo dục phải có sự đột phá, đổi mới một cách toàn diện về phương pháp quản lý và cách thức thực hiện. Đây là nhiệm vụ có tính chiến lược và cấp bách của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, trong đó giáo dục nghề nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm của nền giáo dục đào tạo. Chuyển sang kinh tế thị trường, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, nền kinh tế nước ta đã có những thay đổi căn bản. Lực lượng sản xuất phát triển, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch mạnh mẽ, cùng với việc hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, các vùng kinh tế trọng điểm, các công nghệ mới, ngành nghề mới xuất hiện càng nhiều và đa dạng. Do vậy, công tác đào tạo nghề có vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội. Hàng năm, nhà nước đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng cho công tác đào tạo nghề và hoạt động này đang ngày càng có xu hướng gia tăng. Kết quả của đào tạo nghề những năm qua đã và đang tạo nên sự chuyển biến to lớn chất lượng nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp cho sản xuất, đóng góp đáng kể vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, việc triển khai hoạt động đào tạo nghề trên các tỉnh, các thành phố của cả nước cũng không ngừng được đổi mới, đa dạng hóa các hình thức dạy và học để đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác đào tạo. 1 Trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh Đắk Lắk có sự phát triển vượt bậc, thực tế đòi hỏi cần phải có nguồn nhân lực tăng cả về số lượng và chất lượng, đó là nhân lực kỹ thuật trình độ cao, đội ngũ công nhân lành nghề. Nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực lao động xã hội, đặc biệt là nguồn nhân lực qua đào tạo nghề, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh đã quan tâm, ban hành nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy đổi mới công tác quản lý và triển khai thực hiện đào tạo nghề; gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm; qua đó, công tác đào tạo nghề đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trên các lĩnh vực nông nghiệp sang hoạt động trên lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế hộ gia đình và địa phương, bước đầu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa của tỉnh. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội quản lý của nhà nước (QLNN) về đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói chung và đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) đã đạt được những thành tựu nhất định: Hệ thống cơ sở đào tạo nghề (CSĐTN) được phát triển mạnh mẽ, quy mô đào tạo có sự gia tăng đáng kể, các nhân tố đảm bảo chất lượng đào tạo được tăng cường khiến chất lượng đào tạo nghề cũng dần được cải thiện. Tuy nhiên, hoạt động đào tạo nghề tại tỉnh Đắk Lắk nói chung và đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số nói riêng đã và đang bộc lộ nhiều vấn đề bất cập như: đầu tư dàn trải, quản lý lỏng lẻo, lãng phí vốn đầu tư, hiệu quả đào tạo thấp mà nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là những yếu kém trong công tác QLNN đối với hoạt động đào tạo nghề. Từ thực tế đó, nhiệm vụ quan trọng và cấp bách hiện nay là nghiên cứu những giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý của nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số nói riêng để từ đó đảm bảo tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả của vốn đầu tư và thực hiện được mục tiêu tạo sự thay đổi mang tính đột phá về chất lượng nguồn nhân lực (NNL) cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đó cũng là lý do chủ yếu để học viên việc lự chọn đề tài: “Quản lý Nhà 2 nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nói chung và đào tạo nghề nói riêng là vấn đề rất quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Chính vì vậy vấn đề này đã được đề cập nhiều lần trong các văn kiện Đại hội Đảng. Bên cạnh đó cũng có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực đào tạo nghề như: - Quản lý nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề ở Việt Nam, tác giả Bùi Đức Tùng, luận văn Thạc sỹ Kinh tế chính trị (năm 2007), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nội dung luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở, lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề. - Quản lý nhà nước về đào tạo nghề ở Hà Nội, tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai, luận văn Thạc sỹ Kinh tế chính trị (năm 2011), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nội dung luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở, lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại Hà Nội. - Quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay, tác giả Trần Văn Cảnh, luận văn thạc sĩ Hành chính công (năm 2012), Học viên Hành chính Quốc gia. Nội dung làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về đào tạo nghề, quản lý nhà nước về đào tạo nghề, mặt khác thông qua việc đánh giá thực tiễn công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề tại tỉnh Quảng Ngãi. - Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tác giả Hồ Thị Châu Loan, luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (2010), Đại học Vinh. Nội dung luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đều đề cập đến chính sách đào tạo và phát triển NNL ở tầm vĩ mô, có công trình nghiên cứu chính sách cụ thể trong phạm vi từng địa phương song đều cho thấy vai trò và tầm quan trọng đặt biệt của vấn đề đào tạo nghề nói riêng và đào tạo phát triển NNL nói chung không chỉ dừng 3 lại ở một giai đoạn, một địa phương mà đòi hỏi phải có tính kế thừa và phát triển cũng như vận dụng linh hoạt tùy vào từng địa phương, từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Đề tài luận văn “Quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ” chính là sự kế thừa và phát triển công tác quản lý đào tạo nghề theo hướng phù hợp với địa bàn tỉnh Đắk Lắk, không trùng lặp với bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đó trong lĩnh vực này. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu: Góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là: - Hê ̣thống hoá có bổ sung một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề. - Phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, chỉ rõ những kết quả đạt đươc ̣, những hạn chế và các nguyên nhân chủ yếu. - Nêu phương hướng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động đào tạo nghề và quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung nghiên cứu: Hoạt động quản lý của nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số bao gồm việc ban hành, tổ chức thực thi chính sách và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo nghề. - Phạm vi thời gian nghiên cứu: Giai đoạn từ năm 2011 đến 2016. - Địa bàn nghiên cứu: tỉnh Đắk Lắk. 4 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận - Luận văn dựa trên nền tảng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin với tư duy, phương pháp luận duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử, xem xét và đánh giá các vấn đề trong mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận, giữa vấn đề luận văn nghiên cứu với các vấn đề tương quan. Phân tích và nghiên cứu đề tài trong tiến trình phát triển bao gồm cả thực trạng và xu thế. - Luận văn dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh về các yếu tố đào tạo nghề, lao động và việc làm. - Luận văn cũng dựa trên quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về đào tạo nghề và quản lý nhà nước về đào tạo nghề. 5.2 . Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: Hệ thống hóa những vấn lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề. - Phương pháp phân tích thực chứng: Phân tích thực chứng trên cơ sở số liệu và dữ liệu thu thập được để làm nổi bật thực trạng công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Phương pháp thống kê, so sánh: Sử dụng các số liệu thống kê để phân tích, so sánh rút ra các kết luận làm cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Trong quá trình thực hiện đề tài, học viên tham khảo ý kiến của các nhà quản lý có kinh nghiệm đã trực tiếp quản lý hoạt động đào tạo nghề của địa phương để thu thập thông tin nhiều chiều phục vụ các nội dung nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Về lý luận: Làm sáng rõ những kiến thức lý luận quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số, đồng thời đặt ra những vấn đề mới cho việc nghiên cứu nhằm bổ sung cho hệ thống lý luận đó. 5 6.2. Về thực tiễn - Đánh giá thực trạng đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk, từ đó có những đề xuất để nâng cao chất lượng đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số nói riêng. - Trên cơ sở quản lý nhà nước về đào tạo nghề, đặc biệt đối với thanh niên dân tộc thiểu số, có những đề xuất để công tác quản lý nhà nước có hiệu quả hơn; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực là thanh niên dân tộc thiểu số tại chỗ; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của thanh niên dân tộc thiểu số nói riêng và đồng bào dân tộc thiểu số nói chung. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011 - 2016 Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.Thanh niên và đặc điểm của thanh niên • Khái niệm về thanh niên Thanh niên là một khái niệm có thể được hiểu và định nghĩa theo nhiều cách. Tùy thuộc vào nội dung tiếp cận, góc độ nhìn nhận hoặc cấp độ đánh giá mà người ta đưa ra định nghĩa khác nhau về thanh niên: Liên hợp quốc định nghĩa thanh niên là nhóm tuổi từ 15 đến 24 tuổi (Theo chương trình sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình dục vị thành niên – thanh niên của khối Liên minh Châu Âu (EU) và Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA), chủ yếu dựa trên cơ sở phân biệt các đặc điểm về tâm sinh lý và hoàn cảnh xã hội so với các nhóm lứa tuổi khác. Nhưng trong công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền trẻ em lại xác định trẻ em đến dưới tuổi 18 tuổi. Ở Việt Nam, có một thời gian khá dài, tuổi thanh niên được hiểu gần như đồng nhất với tuổi đoàn viên (từ 15 – 28 tuổi). Ngày nay do điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội phát triển, thời gian học tập, đào tạo cơ bản của tuổi trẻ dài thêm, cùng với nhiều đặc điểm khác, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật thanh niên, trong đó Bộ luật đã khẳng địng “Thanh niên là công dân Việt Nam đủ từ 16 đến 30 tuổi” [20,tr.6]. Tóm lại, hiện nay thanh niên Việt Nam là những người đủ từ 16 tuổi đến 30 tuổi, vì đây là giai đoạn thanh niên hoàn thiện về thể chất, trí tuệ, đạo đức, và cũng trong giai đoạn này thanh niên đã đủ chín chắn để gánh vác việc nước và việc nhà, là công dân có trách nhiệm đối với những hành động của chính mình. Thanh niên được xem là lực lượng xung kích trong tất cả mặt trận bảo vệ và phát triển đất nước vì tính năng nổ của lứa tuổi này. Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên. • Đặc điểm của thanh niên 7 Trân trọng và phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, yêu nước, quan tâm đến tình hình đất nước, thực tế, thiết thực trong suy nghĩ, hoạt động và ứng xử hàng ngày, năng động, sáng tạo, luôn hướng tới cái mới, cái khác biệt, tích cực hội nhập quốc tế, tiếp thu thành tựu văn minh và tinh hoa văn hóa từ bên ngoài, có khát vọng, lạc quan, có tính tích cực chính trị - xã hội cao và có bản lĩnh chính trị khá vững vàng 1.1.2. Dân tộc thiểu số và đặc điểm của dân tộc thiểu số • Dân tộc thiểu số: Là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việt Nam hiện có 54 dân tộc, trong đó dân tộc kinh chiếm 81,8%, 53 dân tộc còn lại thuộc nhóm các dân tộc thiểu số và dân tộc thiểu số ít người. • Đặc điểm dân tộc thiểu số Về đặc điểm dân cư, Việt Nam là một quốc gia đa thành phần dân tộc, trong 54 dân tộc, có tới 53 DTTS. Các thành phần DTTS có số dân gần 11 triệu người, chiếm hơn 13% dân số cả nước. Các dân tộc sống đoàn kết, thân ái, tương trợ với nhau, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết và bản sắc đa dạng và phong phú về văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Các DTTS Việt Nam có tỷ lệ số dân không đồng đều: 05 dân tộc có số dân trên 1 triệu người (Mường, Nùng, Tày, Thái, H’ Mông, Khơ me); 12 dân tộc có số dân từ 10 vạn người trở lên, 20 dân tộc có số dân từ 1 vạn đến dưới 10 vạn người; 11 dân tộc có số dân từ 1.000 người đến dưới 10.000 người; 05 dân tộc có số dân dưới 1.000 người (Cống, Sila, Pupéo, Rơmăm, Ơ Đu). Về đặc điểm lãnh thổ địa lý, các thành phần DTTS cư trú phân tán, ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong 1 đơn vị hành chính, có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống. Địa bàn có đông DTTS cư trú là vùng miền núi, biên giới, với diện tích tự nhiên chiếm 2/3 diện tích cả nước; đây là vùng có vị trí địa lý, kinh tế và quốc phòng quan trọng. Vùng Tây Bắc, tỷ lệ DTTS chiếm 79,2% dân số vùng và chiếm 16,8% dân số DTTS của cả nước 8 Vùng Đông Bắc, tỷ lệ DTTS chiếm 41,3% dân số toàn vùng và 34,6% dân số DTTS của cả nước. Vùng Bắc Trung bộ, tỷ lệ dân số DTTS chiếm 10,6% dân số vùng và 10% dân số DTTS của cả nước. Vùng Tây Nguyên, tỷ lệ dân số DTTS chiếm trên 33% dân số của vùng và khoảng 13% dân số DTTS của cả nước. Nhiều DTTS chung sống với dân tộc Việt (Kinh) ở Tây Nguyên như Ba Na, Gia Rai, Ê Đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông. • Đặc điểm kinh tế xã hội, các DTTS có trình độ dân trí, trình độ phát triển KT - XH không đều nhau. Các DTTS ở vùng đồng bằng Nam Bộ với địa hình đất đai khá màu mỡ, khí hậu, thời tiết ổn định, canh tác thuận lợi, đời sống kinh tế xã hội phát triển, ổn định hơn các vùng khác. Vùng Tây Bắc, Đông Bắc, miền Trung, với địa hình chia cắt, phức tạp, đất đai khô cằn, nhiều đồi dốc, núi đá, khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra thiên tai, canh tác rất khó khăn, đời sống các dân tộc thiểu số khó khăn hơn, tỷ lệ hộ nghèo cao hơn, kinh tế chậm phát triển hơn. Các DTTS có những sinh hoạt, di sản văn hoá đa dạng, bản sắc riêng, trong đó có những di sản văn hoá vật thể và phi vật thể rất độc đáo, mang tầm quốc gia, quốc tế. Tuy vậy, trong sinh hoạt, vẫn còn những ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ, còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu. 1.1.3. Thanh niên dân tộc thiểu số và đặc điểm của thanh niên dân tộc thiểu số • Khái niệm thanh niên dân tộc thiểu số Như trên đã định nghĩa về thanh niên nói chung: Thanh niên là một nhóm xã hội nhân khẩu đặc thù bao gồm những người trong một độ tuổi nhất định, có sự phát triển nhanh chóng về thể chất, tâm lý, trí tuệ, có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội; có mối quan hệ gắn bó mật thiết với tất cả các giai cấp, tầng lớp trong xã hội; là lực lượng xã hội to lớn đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển trong tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc. Từ đó, chúng ta có thể hiểu: Thanh niên DTTS là một nhóm người có độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi, có sự phát triển nhanh chóng về thể chất, tâm lý, trí tuệ, có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động của cộng đồng các DTTS, 9 lao động hiệu quả góp phần thúc đẩy sự phát triển của địa phương cùng với sự phát triển của đất nước. • Đặc điểm thanh niên dân tộc thiểu số Ngoài nững đặc điểm chung của thanh niên Việt Nam, thanh niên DTTS có những đặc điểm riêng bắt nguồn từ phong tục, tập quán, môi trường sống. Đó là khỏe mạnh, trung thực, thẳng thắn, tính cộng đồng rất cao nhưng họ lại có tư tưởng dòng họ lớn nhỏ, không muốn làm việc xa gia đình “ly nông chứ không ly hương”, chịu nhiều ảnh hưởng bởi luật tục, tập quán, nhất là ảnh hưởng bởi chế độ mẫu hệ, tục nối dây. Cồng, chiêng và rượu cần là một nét văn hóa đặc trưng của họ, có tính trung thực, thẳng thắn nhưng có tính tự ái cao. Họ có trí nhớ hình ảnh và thao tác tốt, thích làm việc thực tế, có kết quả ngay, sống hết mình với Tổ quốc nhưng cũng rất nhạy cảm với tình hình chính trị trong và ngoài nước.Thích tự do, không muốn gò bó trong khuôn khổ kỷ luật, chưa phù hợp với tác phong công nghiệp, ham thích cái mới nhưng ít kiên trì và cẩn thận. Thích mua sắm phương tiện nhưng ít chú ý đến chất lượng và hiệu quả. Khả năng giao tiếp kinh doanh, cạnh tranh và tổ chức sản xuất còn yếu.Tính cục bộ địa phương sản sinh từ quan hệ cộng đồng buôn làng cũ vẫn còn in đậm trong nhiều người. Khả năng ngôn ngữ và tư duy có hạn nên họ rất quý mến những người hiểu và biết tiếng họ. 1.1.4. Đào tạo nghề • Khái niệm nghề ở một số nước trên thế giới và Việt Nam Để hiểu được bản chất của đào tạo nghề, trước hết chúng ta phải hiểu thế nào là nghề. Khái niệm này ở một số nước khác nhau có nhiều các định nghĩa khác nhau: Khái niệm nghề ở Nga được định nghĩa, là một loại hoạt động lao động đòi hỏi có sự đào tạo nhất định và thường là nguồn gốc của sự sinh tồn. Khái niệm nghề ở Pháp, là một loại lao động có thói quen về kỹ năng, kỹ xảo của một người để từ đó tìm được phương tiện sống. Khái niệm nghề ở Anh được định nghĩa, là công việc chuyên môn đòi hỏi một sự đào tạo trong khoa học học nghệ thuật. 10 Khái niệm nghề ở Đức được định nghĩa, là hoạt động cần thiết cho xã hội ở một lĩnh vực lao động nhất định đòi hỏi phải được đào tạo ở trình độ nào đó. Như vậy nghề là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử rất phổ biến gắn chặt với sự phân công lao động, với tiến bộ khoa học kỹ thuật, và văn minh nhân loại. Bởi vậy được nhiều ngành khoa học khác nhau nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau • Khái niệm Nghề ở Việt Nam Theo “Sổ tay Tư vấn Hướng Nghiệp và chọn nghề”: Nghề là tập hợp của một nhóm chuyên môn cùng loại, gần giống nhau [16,tr.11]. Chuyên môn là một dạng lao động đặc biệt, mà qua đó con người dùng sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần của mình để tác động vào những đối tượng cụ thể nhằm biến đổi những đối tượng đó theo hướng phục vụ mục đích, yêu cầu và lợi ích của con người. Nghề có một số nét đặc trưng nhất định sau: Đó là hoạt động, là công việc về lao động của con người được lặp đi lặp lại; là sự phân công lao động xã hội, phù hợp với yêu cầu xã hội; là phương tiện để sinh sống; là lao động kỹ năng, kỹ xảo chuyên biệt có giá trị trao đổi trong xã hội đòi hỏi phải có một quá trình đào tạo nhất định. Hiện nay xu thế phát triển của nghề chịu tác động mạnh mẽ của tác động của khoa học kỹ thuật (KHKT) và văn minh nhân loại nói chung và về chiến lược phát triển KT- XH của mỗi quốc gia nói riêng. Bởi vậy phạm trù "Nghề" biến đổi mạnh mẽ và gắn chặt với xu hướng phát triển KT-XH của đất nước. Như vậy, có thể khái quát: Nghề là một công việc nào đó mà nhờ đó người ta có thu nhập để duy trì, phát triển cuộc sống của bản thân và gia đình. Nó tạo cho con người khả năng sử dụng lao động của bản thân mình để lấy các điều kiện cần thiết khác đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mỗi người. • Đào tạo Đào tạo là quá trình truyền đạt, lĩnh hội các tri thức và các kỹ năng cần thiết để thực hiện một công việc nào đó trong tương lai, quá trình trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảm nhận được công việc nhất định. 11 Đào tạo nguồn nhân lực bao gồm các nội dung sau: Giáo dục kiến thức phổ thông: Tiểu học (cấp I); Trung học cơ sở (cấp II); Trung học phổ thông (cấp III). Giáo dục kiến thức chuyên nghiệp: Bao gồm đào tạo đại học; cao đẳng; trung học chuyên nghiệp; đào tạo nghề. • Đào tạo nghề Theo Các Mác công tác dạy nghề phải bao gồm các thành phần sau: Một là, giáo dục trí tuệ Hai là, giáo dục thể lực như trong các trường Thể dục Thể thao hoặc bằng cách huấn luyện quân sự Ba là, dạy kỹ thuật nhằm giúp học sinh nắm được vững những nguyên lí cơ bản của tất cả các quá trình sản xuất, đồng thời biết sử dụng các công cụ sản xuất đơn giản nhất (C.Mác Ph.ăng nghen. Tuyển tập xuất bản lần 2, tập 16 trang 198) Ở Việt Nam có tồn tại các khái niệm sau: Đào tạo NNL là quá trình trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động, để họ có thể đảm nhận được một số công việc nhất định Đào tạo nghề là hoạt động nhằm trang bị cho người lao động những kiến thức, kỹ năng và thái độ lao động cần thiết để người lao động sau khi hoàn thành khoá học, thực hành được một nghề trong xã hội. Khái niệm này đã không chỉ dừng lại ở trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản mà còn đề cập đến thái độ lao động cơ bản. Điều này thể hiện tính nhân văn, tinh thần xã hội chủ nghĩa, đề cao người lao động ngay trong quan niệm về lao động chứ không chỉ coi lao động là một nguồn “Vốn nhân lực”, coi công nhân như cái máy sản xuất. Nó cũng thể hiện sự đầy đủ hơn về vấn đề tinh thần và kỷ luật lao động - một yêu cầu vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất với công nghệ và kỹ thuật tiên tiến hiện nay. Như vậy, đào tạo nghề khác với đào tạo lý thuyết học thuật mặc dù ranh giới không dễ phân định. Đào tạo nghề cũng có những nhân tố sư phạm như các thiết chế giáo dục khác nhưng nhấn mạnh nhiều hơn vào khía cạnh kỹ thuật và công 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan